Chủ Nhật, 4 tháng 5, 2014

Tác dụng chữa bệnh và làm đẹp của khổ qua


Mướp đắng còn có tên gọi khác: Khổ qua, cẩm lệ chi, lương qua, mướp mủ, chua hoa (Mường)...

Bộ phận dùng là quả tươi hay khô, có thể dùng cả hạt và lá để làm thuốc.
Trong quả có chứa glycozit đắng: momordixin, charantin; hỗn hợp các chất thuộc nhóm stigmastadienol; protid, acid amin; lipid và các sắc tố chủ yếu: lycopen; một số vitamin và muối khoáng. Hạt chứa chất béo và chất đắng.
Theo Đông y mướp đắng vị đắng, lạnh; vào tỳ vị tâm can. Tác dụng thanh giải thử nhiệt, minh mục giải độc. Dùng cho các trường hợp nhiệt bệnh sốt nóng mất nước, hội chứng lỵ, viêm cấp tính đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu, mụn nhọt, viêm kết mạc mắt cấp tính (đau mắt đỏ), bệnh tiểu đường. Dùng 1- 4 quả; nấu, xào, ép nước, pha hãm.

Một số bài thuốc chữa bệnh có mướp đắng:

 
1.Nước tắm cho trẻ em nhiều rôm sảy:
Mướp đắng 2 - 3 quả. Rửa sạch, bổ làm đôi, nấu với nước, lấy nước tắm cho trẻ. Ngày làm 1 lần.

 
2.Chữa ho:
Mướp đắng 1 - 2 quả. Rửa sạch, bổ làm đôi, nấu với nước, lấy nước uống trong ngày.
Chữa thấp khớp: Lá mướp đắng 8g, dây đau xương sao 8g, cây xấu hổ 8g, rễ nhàu 8g, cỏ xước 8g, cây vòi voi sao 8g, cối xay 8g, rễ ngũ trảo 5g, dây thần thông 5g, quế chi 4g, gừng tươi 3g. Sắc uống ngày 1 thang.

 
3.Nước sắc khổ qua:
Khổ qua 1 - 2 quả, tách bỏ ruột, thái lát, sắc lấy nước cho uống. Dùng cho các trường hợp tiểu đường, sốt cao mất nước, miệng khô, họng khát.

 
4.Nước chiết khổ qua ướp đường:
Khổ qua tươi 1 - 2 quả. Khổ qua rửa sạch, nghiền nát nhuyễn, cho thêm 100g đường trắng trộn khuấy đều để sau 2 giờ đem khuấy nước sôi nguội và lọc lấy nước cho uống 1 lần. Dùng cho chứng nhiệt lỵ.

5.Khổ qua xào đậu phụ:
Khổ qua 150g, đậu phụ 100g. Khổ qua rửa sạch, bỏ ruột thái lát, dùng dầu xào to lửa cho chín tái, cho đậu phụ thái lát và ít muối gia vị, tiếp tục xào to lửa cho chín đều. Cho ăn ngày 1 lần. Dùng thường ngày cho bệnh nhân tiểu đường.

 
6.Khổ qua xào thịt nạc:
Cách làm tương tự như trên, thay đậu phụ bằng thịt lợn nạc. Dùng cho các trường hợp chảy máu cam, tiểu đường, đau mắt đỏ...

 
7.Khổ qua xào cà rốt:
Khổ qua 60g, cà rốt 60g, thêm hành tiêu gia vị xào với lửa to. Ăn ngày 2 lần. Dùng cho các trường hợp tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ nhỏ với liều bằng nửa của người lớn.

 
8.Thịt nạc hầm khổ qua củ cải:
Khổ qua 250g - 500g, thịt lợn nạc 125g - 250g, củ cải 100g - 200g. Khổ qua rửa sạch thái lát, thịt lợn nạc thái miếng, củ cải thái miếng; hầm với nước; khi đã chín thêm gia vị. Cho ăn ngày 1 lần, liên tục 20 ngày. Dùng cho các bệnh nhân viêm họng mạn tính, đau rát họng, ho khan, viêm nề hoặc viêm teo niêm mạc họng.

 
9.Khổ qua xào bột tề:
Khổ qua 60g, bột củ năn 60g. Khổ qua bỏ ruột thái lát, bột tề (củ năn) bóc vỏ thái lát. Cho dầu vừng hoặc dầu thực vật xào to lửa, thêm gia vị. Cho ăn ngày 1 - 2 lần. Dùng cho các trường hợp viêm loét niêm mạc môi miệng, viêm lưỡi và họng hầu. Ăn và nhai nuốt đều đau, sốt nóng.


Mướp đắng (còn gọi là khổ qua), thuộc họ bầu bí. Quả có hàm lượng vitamin C đứng hàng đầu trong các loại rau, dưa, bí; gấp 5 - 20 lần dưa chuột, có tác dụng phòng bệnh xuất huyết, bảo vệ màng tế bào, phòng xơ vữa động mạch, kháng ung thư, nâng cao sức đề kháng, phòng cảm mạo, bảo vệ tim. Chất glycoside của mướp đắng có tác dụng giảm đường trong máu nên có tác dụng trị liệu bổ trợ đối với bệnh đái tháo đường. Protein của mướp đắng có thể xúc tiến hệ thống miễn dịch của cơ thể kháng tế bào ung thư. Thường xuyên ăn mướp đắng có thể tăng cường công năng miễn dịch của cơ thể, ức chế HIV.
Theo Đông y, mướp đắng có vị đắng, tính hàn, công dụng thanh nhiệt, sáng mắt, giải độc. Thích hợp với các chứng nhiệt sinh ra nóng, khát, làm sáng mắt, mát tim, nhuận tràng, hạt bổ thận tráng dương.
Trị chứng rôm sảy: mướp đắng thái miếng xoa lên da. Nấu nước uống có thể tán nhiệt giải thử. Mướp đắng thái ra phơi khô là vị thuốc trị liệu phát sốt có hiệu quả.



Quá nóng sinh khát: mướp đắng 1 quả bổ ra bỏ ruột, cắt nhỏ, đun nước uống hoặc mướp đắng cũng làm như trên rồi giã nát, cho 50g đường trộn đều, để 2 giờ sau vắt lấy nước uống.
Trúng nóng phát sốt, đau mắt sưng đỏ: mướp đắng tươi 1 quả, cắt đôi bỏ ruột, cho lá chè vào rồi khâu lại, phơi ở chỗ thoáng gió râm mát cho khô rồi sắc nước uống hoặc pha uống thay chè, mỗi lần 10g.
Chữa đái tháo đường: mướp đắng 100g, tươi thì hấp chín ăn, khô hãm nước sôi uống, dùng dài ngày.
Chữa viêm họng: hạt mướp đắng 30g, lá rẻ quạt 15g, cam thảo 10g. Các vị tán bột, ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g với nước nguội.
Chữa chốc đầu: mướp đắng 100g, mật lợn 100ml. Mướp đắng rửa sạch giã nhỏ trộn đều với mật lợn. Trước khi đắp thuốc cần dùng nước chè tươi đặc rửa sạch chỗ chốc rồi đắp thuốc lên. Ngày đắp một lần.
Lở loét chảy nước, đau: mướp đắng (vừa đủ) giã nát đắp vào vết thương.
Chữa lỵ: mướp đắng (vừa đủ) giã nát vắt lấy nước, mỗi lần 150ml, uống với nước sôi để nguội, ngày uống 2 lần.
Liệt dương, di tinh, mộng tinh: hạt mướp đắng (lượng vừa phải) rang chín, tán bột. Mỗi lần uống với rượu (khoảng 10g) ngày 2 - 3 lần

Công dụng kỳ diệu của trái khổ qua
Khổ qua hay mướp đắng (Momordica charantia) thuộc họ bầu bí. Momordica cũng có nghĩa là cắn, ngoạm, để mô tả trái bị khuyết vào như dấu răng cắn.
Khổ qua được chọn làm một trong 6 cây thuốc tiêu biểu trong bộ tem dược thảo phát hành năm 1996. Như vậy thì khổ qua có giá trị trị liệu đáng cho chúng ta tìm hiểu.
Ảnh: Đ.N.Thạch
Giá trị dinh dưỡng: Theo tài liệu của Trường đại học Purdue về các loại rau quả châu Á nhập vào Mỹ, khổ qua có nhiều nước, protein, lipid, carbohydrat, vitamin A, B1, B2, C, khoáng chất như calcium, potassium, magné, sắt, kẽm.
Giá trị trị liệu: Trái và hạt khổ qua đều sử dụng được, có thể hỗ trợ cho các trường hợp điều trị tiểu đường; cải thiện đường huyết và cải thiện dung nạp glucose; giảm cholesterol, hạn chế tiến trình bệnh võng mạc (do biến chứng từ bệnh tiểu đường). Khổ qua còn có tác dụng kháng khuẩn, chống u bướu và có thể ức chế tổng hợp protein. Giảm đau, chống chướng hơi, giải độc, táo bón, kiết lỵ, trĩ. Khổ qua góp phần trong việc chữa trị bệnh ngoài da như mụn nhọt, rôm sẩy, eczéma, phỏng, nhiễm trùng da.
Lưu ý: Dùng khổ qua quá nhiều và lâu dài có thể gây rối loạn tiêu hóa; hoặc gây hôn mê do đường huyết tụt quá thấp. Do có tính mát, nên người có chứng rối loạn chức năng tiêu hóa do lạnh không nên dùng.
Món ăn bài thuốc từ khổ qua
- Gỏi khổ qua (giải nhiệt, giải độc, sáng mắt, hạ đường huyết): Khổ qua bỏ hột, bào mỏng, xóc ít muối, xả lại nhiều lần với nước sạch, vắt ráo. Xào tôm khô với tỏi cho thơm, cho vào khổ qua, vắt thêm chanh, cho nước mắm, đường nêm vừa ăn. Có thể bào thêm một ít su su trộn chung.
Nước khổ qua (trị nóng gan, bốc hỏa, mắt đỏ sưng đau): Khổ qua tươi 500 gr, rửa sạch, cắt lát, cho vào nồi, thêm 250 ml nước, nấu khoảng 10 phút. Uống thay nước.
Cật heo xào khổ qua (giảm stress, ngủ ngon): Cật heo khía hoa ướp với hành tím băm, ướp gia vị và một chút dầu mè, để 5 phút cho thấm. Đun nóng dầu, cho cật heo vào xào đều tay, sau khi cật heo săn chín tiếp tục cho khổ qua đã cắt miếng nhỏ vào xào tiếp tục cho chín. Nêm nếm vừa ăn và cho ra đĩa, rắc hạt điều rang giã dập.

Trái khổ qua giúp giảm cân, ngăn ngừa ung thư 
Tiếp theo các loại rau củ: khoai lang và cà chua, trái khổ qua cũng được các nhà dinh dưỡng học chọn làm thực phẩm hoàn mĩ, phục vụ cho bữa ăn hàng ngày. Những nhà kinh doanh với bộ óc nhạy bén đã sớm nhìn thấy lợi ích từ trái khổ qua nên đã tung ra thị trường loại thức uống chiết xuất từ trái khổ qua, thu hút sự ủng hộ của đông đảo phái nữ yêu thích cái đẹp

 
 
Gần đây một nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy trong trái khổ qua có chứa thành phần dược chất có thể ngăn ngừa ung thư, giảm béo, giảm lượng đường trong máu vô cùng có hiệu quả, làm cho trái khổ qua xưa kia nổi tiếng đắng đến nỗi nhiều người không dám ăn bỗng nhiên trở thành loại rau củ bán chạy nhất trên thị trường. Giáo sư khoa kỹ thuật sinh học trường đại học Đài Bắc là bà Huỳnh Thanh Chân trước đây đã dùng các tế bào để nghiên cứu trái khổ qua được y học cổ cho là có tác dụng hạ nhiệt, mới phát hiện nó còn có hoạt chất có thể kháng viêm. Sau đó bà tiếp tục nghiên cứu và phát hiện trái khổ qua còn có tác dụng ức chế các cơ quan ppar (vốn là tác nhân gây ra bệnh tiểu đường và làm tăng cholesterol).
 

Cuối cùng sau khi thử nghiệm trên động vật cho kết quả trái khổ qua có tác dụng đièu tiết lượng mỡ và đường có trong máu. Giáo sư Huỳnh Thanh Chân hồi tưởng lại, khoảng 8,9 năm trước vì nghiên cứu các loại thực vật có tính nóng và tính hàn nên bà mới nảy sinh niềm hứng thú với trái khổ qua, thế là bà nhờ sinh viên của mình mua nhiều loại khổ qua khác nhau để tiến hành thử nghiệm, kết quả cho thấy khả năng ức chế cơ quan của loại rau trái này rất mạnh. Tra cứu tại các văn bản có liên quan, giáo sư Huỳnh Thanh Chân phát hiện ở Ấn Độ, nhiều người dùng trái khổ qua để trị bệnh tiểu đường. Và một số các luận án Y khoa bằng tiếng nước ngoài cũng có bài nghiên cứu về việc trái khổ qua có thể cải thiện lượng đường trong máu. Thế là bà bắt đầu kết hợp các giống khổ qua ở nông trường Hoa Liên để làm thử nghiệm.
 

Kết quả thử nghiệm trên động vật cho thấy, trái khổ qua có thể áp chế được sức tấn công của tế bào ung thư lên tuyến tuỵ, cải thiện khả năng hấp thụ thuốc trị bệnh và làm giảm những triệu chứng của bệnh. Trong khi nghiên cứu bà vòn phát hiện trái Khổ qua ăn sống thì hiệu quả sẽ càng cao hơn. Đúc kết công trình nghiên cứu của mình, Giáo sư Huỳnh Thanh Chân kết luận: “Trái khổ qua là loại thức ăn có nguồn gốc từ cây thuốc.
Tại Ấn Độ, Châu Phi, Trung Quốc, vùng Amazonas Nam Mỹ và một số nơi khác, từ lâu mọi người đã coi Khổ qua là một trong số những cây thuốc truyền thống, chủ yếu dùng để trị liệu và phòng ngừa những bệnh mãn tính như: tiểu đường, đau đường kinh mạch, bệnh tê thấp, nổi mụn nước, sỏi thận, viêm phổi…”.

 
Sát thủ dầu mỡ siêu cấp
 

Tại nhiều nước Châu Á, trái khổ qua là loại thức ăn dung hang ngày trong bữa ăn. Trong cuốn Bản thảo cương mục của danh y Lý Thời Trần viết vào đời Minh của Trung Quốc cũng có ghi chép: “Trái khổ qua có vị đắng, tính mát không độc, hạ nhiệt, xoá tan mệt mỏi, làm sáng mắt, nhuận trường,…”. Nhìn từ góc độ y học hiện đại ngày nay, công dụng của trái Khổ qua cung được các nhà khoa học phát hiện them rất nhiều như: ngăn ngừa ung thư, phòng chống nghẽn động mạch, giảm lượng đường trong máu,… trong đó tác dụng giảm cân, ổn định đường huyết được các nhà khoa học nước ngoài coi trọng nhất, nhiều người còn cho rằng trái Khổ qua còn có tác dụng điều chế thành thực phẩm hoặc dược phẩm dinh dưỡng giúp giải quyết căn bệnh tiểu đường và béo phì ngày càng lên đến mức báo động.
Tại sao nói trái Khổ qua có thể giảm cân? Ông Toàn Trung Hoà - phụ tá nghiên cứu của GS Trần Thanh Chân giải thích; “Vị đắng trong trái Khổ qua có thể kích thích đường ruột tiết ra chất khống chế sự thèm ăn, nâng cao tác dụng của Hormone Insulin (Hormone trị bệnh tiểu đường). Có phải những thực phẩm có vị đắng là một trong những nguyên nhân làm giảm thể trọng không?. “Theo nhue như nguyên lí mà nói thì hoàn toàn có khả năng này, nhưng còn phải thực hiện them nhiều nghiên cứu nữa để chứng thực điều đó”.
Từ năm 1998, tiến sĩ Carey của Mĩ từng có bài nghiên cứu nói rõ trong trái Khổ qua có chất thanh trừ dầu mỡ. Thành phần đặc biệt được gọi là “Sát thủ dầu mỡ” có thể hấp thụ được khoảng 10 đến 60% lượng mỡ và đường dư thừa.
Trong lĩnh vực nghiên cứu y dược, tiến sĩ Carey cũng đã chứng minh những nhân tố thanh lọc dầu mỡ trong trái khổ qua sau khi đưa vào trong dạ dày sẽ không trực tiếp thấm vào máu, mà chỉ có tác dụng ở cơ quan quan trọng nhất trong việc hấp thụ mỡ của cơ thể là ruột non, rồi mới thong qua mạng lưới thay đổi tế bào đường ruột ngăn chặn việc hấp thụ một lượng lớn các vật chất có chứa dầu mỡ và đường cao, đẩy mạnh việc hấp thụ các chất dinh dưỡng còn lại vào trong cơ thể. Chúng không tham gia vào quá trình đào thải của cơ thể, vì vậy không hề có bất cứ tác dụng phụ nào. Vì trái khổ qua có tác dụng giảm cân, nên trên thị trường hiện nay đã xuất hiện loại thức uống đang thu hút khách hang, chính là nước ép từ trái khổ qua.

 
Ngăn ngừa ung thư
 

Ngoài tác dụng giảm cân, trái khổ qua còn có tác dụng ngăn ngừa ung thư. Bà Từ Tuyết Oánh- ngươì đã nghiên cứu nhiều năm về trái Khổ qua về tác dụng ung thư tại Đài Loan phát biểu: “Các bộ phận khác nhau của giống cây Khổ qua hầu như đều có tác dụng ngăn ngừa sự sinh sôi của tế bào ung thư, bao gồm ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư phổi, ung thư cổ họng… với một hàm lượng thích hợp, chỉ trong 48h có tác dụng giảm đến một nửa lượng tế bào ung thư. Trong đó điều trị ung thư gan là hiệu quả nhất”.
            Bà Từ Tuyết Oánh nói: “Trong quá trình nghiên cứu khoa học, có rất nhiều về nghiên cứu trái khổ qua đã được phát biểu trên các diễn đàn khoa học. trong tương lai chỉ cần thong qua  việc thử nghiệm trên cơ thể đọng vật và người là có thể áp dụng trị liệu đại trà”. Bà nhấn mạnh có rất nhiều người thích ăn những loại thực phẩm khác để trừ bỏ độc tố, thế nhưng các kết quả nghiên cứu các tế bào cho thấy hiệu quả trị liệu của trái Khổ qua là tốt nhất và nếu ăn sống được thì hiệu quả càng cao hơn.
            Hiện nay, phó giáo sư Trương Chí Ích trường đại học Khoa học kĩ thuật Bình Đông - Đài Loan đang nghiên cứu, phân tích các thành phần có trong trái Khổ qua. Ông phát biểu: “Trái khổ qua có thể nói lá loài thực vật hoàn mĩ nhất. Từ quả, hạt, lá, dây leo… mỗi bộ phận đều có những thành phần dược chất và công dụng khác nhau. Ví dụ như quả và dây leo, nếu dung những phương pháp ly trích khác nhau thì sẽ lấy được những thành phần khác nhau, trong đó có những thành phần mới giúp ngăn ngừa ung thư. Trong tương lai sẽ tiếp tục nghiên cứu những thành phần dinh dưỡng có trong hoa và rễ của khổ qua”.
            Ông Toàn Trung Hoà cũng nhận định khổ qua cũng là loại cây có giá trị kinh tế cao nhất, hầu như bộ phận nào của cây cũng được dùng. Ngay cả các chất có trong dây leo cũng là chất bảo dưỡng rất tốt, vì vậy mà nhiều công ty sinh học của Nhật Bản rất có hứng thú với giống cây khổ qua đang trồng đại trà ở Hoa Liên, Đài Loan. Họ rất có thành ý muốn mua công nghệ của Đài Loan để sản xuất các loại thực phẩm dinh dưỡng làm từ khổ qua.
Sản phẩm làm từ khổ qua
Nhiều người không ăn được khổ qua nên có nơi người ta sấy khô rồi chế biến thành các loại sản phẩm như: bột, túi trà, thức ăn chế biến sẵn, nước tẩy trang, tinh chất xoá nếp nhăn, sữa dưỡng da,… ông Toàn Trung Hoà nhấn mạnh khả năng trị liệu của khổ qua đã được chứng nhận, trước tiên tại Đài loan sẽ chế biến thành nhiều sản phẩm khác nhau để nâng cao lợi ích kinh tế của cay khổ qua, nhưng trước mắt những sản phẩm này vẫn chưa chính thức được bán trên thị trường, khách hang có nhu cầu còn phải đợi them mmột thời gian nữa.
1.    Sản phẩm bảo dưỡng: các loại sản phẩm trang điểm, tinh chất, sữa dưỡng da, được chiết suất từ nước trái khổ qua có chứa chất L-Tyrosine, có thể bài trừ các hoắc tố trên da, ngừa lão hoá.
2.    Bột khổ qua có thể làm giảm lượng đường trong máu, thanh nhiệt, giải độc. ở nhiều địa phương người dân dung có để đánh răng, có thể chũa được bệnh viêm nướu.
3.    Trà Khổ qua: rất ngon miệng, không bị đắng, có tác dụng thanh nhiệt giải độc. trà được làm từ lá và quả của trái khổ qua phơi khô sắt lát, có thể cho trực tiếp vào nước để dung.
4.    Thức ăn chế biến sẵn từ khổ qua: trước mắt có 2 loại-canh khổ qua xươnng heo và khổ qua nhồi thịt, mùi vị rất ngon, ít đắng.

Khổ qua- cứu tinh của mùa nóng

Khổ qua có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe, nhất là trong những ngày hè nóng bức.
Khổ qua (mướp đắng) - Momordia charantia L. thuộc họ Hồ lô (Cucurbitaceae). Vị đắng, tính mát, không độc. Vào kinh tâm, can, tỳ và vị. Có tác dụng thanh tà nhiệt, giải lao tổn, thanh tâm, sáng mắt, ích khí, tráng dương, giải độc.

Điều trị tăng huyết áp: khổ qua tươi 250g, hành hoa, gừng băm, muối, bột nêm, nước tương (mắm), dầu mè với mỗi thứ vừa đủ. Khổ qua bổ hột, rửa sạch, trụng nước sôi 3 phút, thái sợi, trộn vào hành hoa, gừng băm, muối, bột nêm, nước tương (mắm), dầu mè, trộn đều thì dùng.

Điều trị choáng váng, tăng huyết áp: khổ qua 250g, nghêu 0,5kg, muối, rượu vang, tỏi băm, nước cốt gừng, rượu trắng, dầu mè với mỗi thứ vừa đủ. Khổ qua móc bỏ ruột rửa sạch, trụng nước sôi, vớt ra, ngâm nước lạnh loại bỏ vị đắng, thái lát, nghêu cho vào chảo nấu nở ra, bỏ vỏ, lấy thịt, cho vào chảo có ít dầu, thêm nước cốt gừng, rượu trắng, muối đảo đều. Khổ qua lát lót đáy chảo, bỏ thịt nghêu trên đó, thêm nước cốt gừng, rượu trắng, muối, tỏi băm, nước nấu đến khi thịt nghêu thắm vị, rưới dầu mè thì dùng.

Điều trị xơ vữa động mạch: khổ qua tươi 250g, dầu ăn, gừng sợi, hành hoa, muối, bột nêm với mỗi thứ vừa đủ. Khổ qua tươi móc bỏ ruột, rửa sạch, thái sợi, đổ dầu ăn vào chảo, thêm gừng sợi, hành hoa phi thơm, bỏ khổ qua sợi xào nhanh trong giây lát, nêm muối, bột nêm xào sơ thì dùng.

Khổ qua- cứu tinh của mùa nóng - 1
Điều trị xơ vữa  động mạch với khổ qua.
Điều trị cao mỡ máu: khổ qua 1 quả, mật ong 20ml, sữa bò 200ml. Khổ qua bỏ hột, rửa sạch, thái lát hoặc thái nhuyễn, cùng sữa bò xay lấy nước, đổ vào ly, thêm mật ong trộn đều. Mỗi sáng và chiều chia uống 2 lần.

Điều trị phiền nhiệt miệng khát: người mất sức, vã mồ hôi, khí âm lưỡng hư: khổ qua 200g, thịt gà 100g, đầu hành, muối, bột nêm, giấm, dầu mè với mỗi thứ vừa đủ. Khổ qua, thịt gà lần lượt rửa sạch, khổ qua bỏ ruột, thái cọng dài, thịt gà thái sợi. Khổ qua trụng trong nước sôi, vớt ra, để ráo, đặt trong thau; gà sợi cho vào chảo xào sơ, cũng chứa trong thau, thêm vừa đủ đầu hành, muối, bột nêm, giấm, dầu mè trộn đều thì dùng.

Điều trị nhiệt độc tả lỵ:
 dây khổ qua 60g, đường đỏ vừa đủ. Dây khổ qua rửa sạch, cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh lấy nước cốt, bỏ bã, lấy nước, thêm đường đỏ thì dùng. Ngày 3 - 4 lần.

Điều trị vị khí thống: khổ qua vừa đủ rửa sạch, giã nhuyễn, uống với nước ấm.

Điều trị cảm cúm: ruột khổ qua vừa đủ rửa sạch, cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh lấy nước cốt, bỏ bã, lấy nước thì dùng.

Khổ qua- cứu tinh của mùa nóng - 2
Khổ qua dùng để chế biến món ăn và có tác dụng rất tốt.
Điều trị thấp chẩn (chàm): lá khổ qua vừa đủ rửa sạch, giã nhuyễn, đắp tại chỗ.

Điều trị trẻ tiêu chảy: dây khổ qua vừa đủ rửa sạch, cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh lấy nước cốt, bỏ bã lấy nước thì dùng.

Điều trị trẻ em kiết lỵ: khổ qua vừa đủ, mật ong vừa đủ. Khổ qua rửa sạch, giã vắt lấy nước, pha với mật ong, ngày 1 - 2 lần.

Điều trị trẻ nôn ói: rễ khổ qua 6g rửa sạch, cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh lấy nước cốt, bỏ bã, lấy nước thì dùng.

Điều trị đại tiện ra máu: 
rễ khổ qua 200g rửa sạch, cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh lấy nước cốt, bỏ bã lấy nước thì dùng.

Điều trị đinh nhọt đau không chịu được: lá khổ qua rửa sạch, phơi khô, tán mịn, uống với rượu trắng 15g.

Điều trị nhọt lâu ngày không vỡ: 
khổ qua 1 quả rửa sạch, vắt nước, thoa lên nhọt, ngày 3 lần.

Điều trị nhiệt độc nhọt sưng: lá khổ qua vừa đủ rửa sạch, giã nhuyễn, vắt nước, thoa tại chỗ.

Điều trị tiêu khát (bệnh đái tháo đường): khổ qua 250g rửa sạch, cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa nhỏ ninh lấy nước cốt, bỏ bã lấy nước thì dùng. Ngày vài lần, mỗi lần 1 chén.

Điều trị bệnh nhọt, người cao tuổi bị đái tháo đường biến chứng võng mạc: khổ qua 100g, bắp 100g, đường phèn 10g. Khổ qua và bắp lần lượt rửa sạch, hai thứ cùng cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, bắc lên bếp, đun sôi bằng lửa mạnh, chuyển lửa ninh chè, khi chín, nêm đường phèn cho tan đều. Mỗi ngày chia dùng sáng và chiều.

Điều trị rết cắn:
 lá khổ qua 50g, vắt nước, thoa tại chỗ.

Điều trị hôi miệng: khổ qua rửa sạch, thái sợi, ướp muối, thêm dầu mè một ít, làm gỏi.

Điều trị suy giảm chức năng tình dục, di tinh, xuất tinh sớm: khổ qua tươi 2 quả, thịt heo nạc 200g, nấm hương ngâm nước 30g, tôm khô 20g, hành hoa, muối, bột bắp, nước tương với mỗi thứ vừa đủ. Khổ qua tươi, thịt heo nạc, nấm hương ngâm nước, tôm khô mỗi thứ lần lượt rửa sạch, khổ qua thái khoanh, từng khoanh móc bỏ ruột, sử dụng sau. Hành hoa, tôm khô băm nhuyễn, cùng trộn vào thịt heo, thêm nước tương, muối và một ít nước, trộn đều bằng lực đồng tâm, cho dính, lại thêm bột bắp trộn vào, làm nhân, lần lượt dồn vào từng khoanh khổ qua. Khổ quả dồn thịt đặt vào khay, cho vào lò hấp chín trong 20 phút thì dùng.

Điều trị béo phì thể nhẹ: khổ qua tươi 250g, đậu xị, ớt sợi, đậu tương, dầu ăn, gừng băm, hành hoa, muối, bột nêm với mỗi thứ vừa đủ. Khổ qua móc bỏ ruột, rửa sạch, thái lát mỏng. Đổ dầu vào chảo cho nóng, thêm khổ qua, đậu xị, ớt sợi, đậu tương, hành, gừng băm cùng vào chảo xào sơ, sau cùng nêm muối, bột nêm xào sơ thì dùng.

Khổ qua- cứu tinh của mùa nóng - 3
Điều trị béo phì thể nhẹ bằng mướp đắng.
Điều trị viêm gan mạn tính, gan nhiễm mỡ: khổ qua tươi 250g, rau sam tươi 250g, đường trắng 30g. Khổ qua và rau sam lần lượt loại bỏ tạp chất, rửa sạch, mát khô, khổ qua thái lát, rau sam thái nhuyễn, hai thứ cùng xay nhuyễn, cho vào tô, nêm đường trắng trộn đều, sau 2 giờ chắt ra nước cốt. Chia dùng mỗi sáng và chiều để phòng và điều trị viêm gan mạn tính, gan nhiễm mỡ.

Điều trị hội chứng mỏi mệt: khổ qua 1 kg, rửa sạch, phơi sấy khô, tán bột, chứa trong lọ hoặc trong túi lọc, mỗi gói 10g, miệng túi đính sợi dây, dán kín miệng. Cho vào ly hãm với nước sôi, ngày 3 lần, mỗi lần 1 gói.

Điều trị sưng tuyến mang tai: khổ qua 1 quả, rong biển, muối, bột nêm, dầu mè với mỗi thứ vừa đủ. Khổ qua móc bỏ ruột, rửa sạch, thái lát, cho vào nồi có nước dùng, đun sôi, vớt váng, sau khi khổ qua nhừ, thêm rong biển, muối, bột nêm, dầu mè thì dùng.
Điều trị loãng xương: khổ qua tươi 200g, đậu phụ non 2 lát, hành hoa, gừng băm, muối, bột nêm với mỗi thứ vừa đủ. Khổ qua bỏ hột, rửa sạch, thái lát mỏng, trụng qua nước sôi, vớt ra, đậu phụ cho vào nồi nóng có dầu mè chiên sơ, thêm nước dùng, khổ qua lát, hành hoa, gừng băm, hầm với lửa vừa 10 phút, nêm muối, bột nêm thì dùng.

Khổ qua thuộc họ Bầu bí, lá có lông, hoa vàng, quả có u sần sùi màu xanh, vị đắng, khi quả chín màu vàng hạt có màu đỏ.
  
Ở nước ta có thể thấy khổ qua được trồng khắp mọi nơi và trái khổ qua thường được người dân dùng để chế biến món ăn hàng ngày như khổ qua nhồi thịt hầm, khổ qua xào trứng . . . Bên cạnh đó khổ qua còn có công dụng kích thích ăn uống, tiêu viêm, chữa ho, giải nhiệt, giảm thấp đường huyết, trị rôm sẩy ở trẻ em và phòng chống bệnh ung thư.
Chữa mụn nhọt đau nhức: Lá khổ qua một nắm, sắc uống với một chén rượu, hoặc phơi khô tán bột uống mỗi lần 12 gr với rượu. Ngoài giã lá tươi chưng nóng đắp.
- Chữa ho: Khổ qua 1 - 2 quả. Rửa sạch, bổ làm đôi, nấu với nước, lấy nước uống trong ngày.
- Giảm thấp đường huyết: Nước cốt trái khổ qua tươi, có tác dụng hạ đường huyết tốt, là món ăn lý tưởng cho người bệnh tiểu đường.
- Khổ qua xào đậu phụ: Khổ qua 150g, đậu phụ 100g. Khổ qua rửa sạch, bỏ ruột thái lát, dùng dầu xào to lửa cho chín tái, cho đậu phụ thái lát và ít muối gia vị, tiếp tục xào to lửa cho chín đều. Cho ăn ngày 1 lần. Dùng thường ngày cho bệnh nhân tiểu đường.
- Trị rôm sảy: Khổ qua  2 - 3 quả. Rửa sạch, bổ làm đôi, nấu với nước, lấy nước tắm cho trẻ. Ngày làm 1 lần.
- Nước sắc khổ qua: Khổ qua 1 - 2 quả, tách bỏ ruột, thái lát, sắc lấy nước cho uống. Dùng cho các trường hợp tiểu đường, sốt cao mất nước, miệng khô, họng khát.
- Nước chiết khổ qua ướp đường: Khổ qua tươi 1 - 2 quả. Khổ qua rửa sạch, nghiền nát nhuyễn, cho thêm 100g đường trắng trộn khuấy đều để sau 2 giờ đem khuấy nước sôi nguội và lọc lấy nước cho uống 1 lần. Dùng cho chứng nhiệt lỵ.
- Trà Khổ qua: Khổ qua 1 quả, trà xanh với lượng vừa. Khổ qua cắt bỏ một phần trên, móc bỏ ruột, nhét trà xanh vào, treo trái Khổ qua ở nơi thoáng gió; một thời gian sau, lấy xuống, rửa sạch, cùng trà cắt nhuyễn, trộn đều, mỗi lần lấy 10g cho vào một tách, hãm với nước sôi. Món trà này có tác dụng thanh nhiệt giải thử (làm mát chống say nắng); miệng khát phiền nhiệt.
+ Phòng chống ung thư: Thành phần protein và nhiều lượng vitamin C trong Khổ qua giúp nâng cao chức năng miễn dịch của cơ thể, làm cho tế bào miễn dịch có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư; Nước cốt trái khổ qua chứa thành phần protein tựa như hoạt chất Alkaloid, giúp tăng cường chức năng nuốt của các thực bào.
Không nên dùng khổ qua cho người rối loạn chức năng tiêu hóa do lạnh.


Tác dụng làm đẹp của mướp đắng
Làm trắng da
Có những loại rau củ quả mà chúng ta dùng hằng ngày nhưng lại không hề biết đến công dụng của nó. Hiện nay, các chuyên gia về da liễu vẫn cho rằng, mướp đắng chính là loại quả tốt và lành tính nhất giúp làm trắng da. Làn da của bạn sẽ được thêm nét tươi trẻ và mịn màng hơn nhờ khổ qua.
Cách làm: Trước hết rửa sạch khổ qua rồi đem xay nhuyễn. Dùng khổ qua xay nhuyễn trộn với lòng trắng trứng gà rồi đắp lên mặt. Để nguyên như vậy có thể kết hợp nằm thư giãn khoảng 15 phút cho hỗn hợp thấm vào da. Cuối cùng, rửa sạch mặt bằng nước ấm. Mặt nạ bằng khổ qua đặc biệt này có thể giúp da đang bị sần sùi trở lại tươi mới, đồng thời làn da sẽ trắng sáng đẹp tự nhiên và tuyệt đối an toàn.
Trị mụn trứng cá
Mướp đắng giúp thanh nhiệt giải độc, thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể nên có tác dụng rất tốt trong điều trị mụn.
Cách làm: Bạn hãy lấy mướp đắng thái lát thật mỏng và đắp lên vùng da bị mụn. Mỗi tuần 2 lần như vậy bạn sẽ nhanh chóng nhận được hiệu quả tích cực. Cũng đừng quên rửa sạch mặt sau 20 phút áp dụng bạn nhé.
muop dang va tac dung chua biet
Giảm cân với mướp đắng
Trong mướp đắng có thành phần thanh lọc mỡ. Cũng theo nghiên cứu của một nhà khoa học Mỹ cho thấy nếu mỗi ngày dùng 1 gam thành phần thành phần thanh lọc mỡ này có thể ngăn chặn cơ thể hấp thụ khoảng 100 gam mỡ.
Cách làm: Cắt mướp đắng thành những miếng mỏng 1-2 mm, cho lên chảo sấy, đảo đi đảo lại cho khô nước. Mướp khô xong chuyển thành màu nâu, để nguội sau đó cho vào hộp đậy kín, cất trong ngăn lạnh của tủ lạnh, có thể để được 2 tháng. Khi uống lấy ra cho nước nóng vào pha như pha trà bình thường, mỗi ngày uống 3 – 4 ly là được.
Đối với những bạn không ăn được mướp đắng thì giải pháp giảm cân nhanh chóng dành cho bạn đó là kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh cùng với việc sử dụng thêm viên giảm cân Reduce Weight từ mướp đắng – Được chiết xuất từ tinh dầu thiên nhiên không chứa hàm lượng cholesterol, có lợi cho sức khỏe và được nhũ dịch hóa theo một công nghệ đặc biệt của Hoa Kỳ để các cấu trúc vi thể của chúng không bị tiêu hóa ở dạ dày và phần đầu của ruột non, mang lại tác dụng giảm cân nhanh nhất và an toàn cho người sử dụng.
Tác dụng của mướp đắng đối với sức khỏe
Điều trị rối loạn hô hấp
Một số nghiên cứu đã chứng minh được rằng mướp đắng có thể giúp hỗ trợ đường hô hấp tốt hơn, đặc biệt ở những bệnh nhân bị hen suyễn, viêm phế quản, và viêm xoang. Có thể ví mướp đắng như một liều thuốc tổng hợp của thuốc kháng histamin, chống viêm, đờm, và kháng virus giúp đường hô hấp hoạt động tốt hơn. Ăn mướp đắng mỗi bữa tối giúp bạn có giấc ngủ thoải mái hơn và hơi thở đều đặn.
Tăng cường hệ miễn dịch
Trong mướp đắng có rất nhiều chất chống oxi hóa tạo thành một tấm bảo vệ vững chắc cho cơ thể phòng các bệnh tật. Các chất chống oxi hóa giúp cơ thể dọn sạch các gốc tự do, các chất độc trong chuyển hóa tế bào giúp cơ thể phòng tránh nhiều bệnh. Các gốc tự do tồn tại trong cơ thể là một trong những nguyên nhân gây ra đau tim , suy thận và suy gan; vậy nên hãy thêm mướp đắng trong thực đơn của gia đình để phòng tránh và cải thiện sức khỏe của cả nhà.
kham pha loi ich tu muop dang
Chữa bệnh tiểu đường
Mướp đắng là một trong những thực phẩm tốt nhất điều trị tiểu đường. Charntin, peptide và ancaloit là những chất có trong thịt quả mướp đắng có vai trò quan trọng tương tự như isulin. Những chất này có thể giảm lượng đường trong máu, hỗ trợ điều trị tiểu đường. Đồng thời nó có thể giúp điều hòa đường huyết trong cơ thể khi bị rối loạn bởi chế độ ăn uống hay thực phẩm. Do có tác dụng mạnh mẽ trong việc giảm đường huyết nên mướp đắng không nên được sử dụng kết hợp với các loại thuốc có tác dụng giảm lượng đường trong máu thấp hơn, bởi vì nó thực sự có thể gây ra sự thiếu đường nguy hiểm trong cơ thể.
Ngăn chặn ung thư
Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã chỉ ra rằng mướp đắng làm chậm lại sự gia tăng của một số bệnh ung thư. Bởi trong nghiên cứu tại phòng thí nghiệm thì thấy, mướp đắng có khả năng giết chết các tế bào ung thư bạch cầu trong ống nghiệm. Một nghiên cứu về ung thư được công bố vào tháng 3 năm 2010 cho thấy mướp đắng giết chết tế bào ung thư vú mà không ảnh hưởng đến tế bào bình thường theo ghi nhận của trưởng nhóm nghiên cứu Ratna Ray.


 Trong dân gian luôn có những vị thuốc vô cùng quý báu mà chúng ta luôn gặp hằng ngày nhưng lại không hề biết đến công dụng của nó. Có thể kể đến những loại rau củ như diếp cá, mướp đắng, bí đao…Nhưng cho đến nay, các chuyên gia về da liễu vẫn cho rằng, khổ qua chính là phương thuốc tốt và lành tính nhất giúp làm trắng da và cho làn da của bạn nét tươi trẻ và mịn màng hơn.

Bên cạnh những công dụng thông thường của vị đắng khổ qua như làm mát người, trị nóng nhiệt,…khổ qua còn có tác dụng rất tốt trong việc giúp cho bạn trị các chứng mụn nhọt, rôm xảy ở trẻ em. Bằng cách nghiền nát khổ qua tươi và đắp lên vùng bị nóng và nổi mụn nhọt, hay nấu chín khổ qua và tắm cho trẻ trong mùa nóng đã giúp cho khá nhiều phụ nữ vơi đi nỗi lo về rôm xảy cho con em mình. Để phòng ngừa và chữa trị, tốt nhất mỗi tuần hai – ba lần bạn nên xắt nhỏ trái khổ qua, luộc lấy nước uống để giúp cho cơ thể luôn thanh mát, giải nhiệt.
Đối với những bạn gái có làn da chưa được như mong muốn vì mụn nhọt hay sần sùi, có thể dùng khổ qua bằng cách dân gian như làm trắng da tự nhiên với  mặt nạ khổ qua xay. Cách này khá đơn giản, không hề tốn kém mà lại đem lại hiệu quả tối ưu. Bạn có thể thực hiện với cách sau: Khổ qua xay nhuyễn, trộn với lòng trắng trứng gà rồi đắp lên mặt, nằm im khoảng 15 phút cho hỗn hợp thấm vào da. Sau đó, rửa sạch mặt bằng nước ấm. Hỗn hợp đặc biệt này có thể giúp da đang bị sần sùi trở lại tươi tắn sau những ngày hoạt động ngoài trời.
Từ lâu đời, khổ qua luôn được xem là loại trái rất tốt cho sức khỏe con người, có tính hàn và chữa được các chứng bệnh về da xấu khá tốt. Chính vì thế, các bạn nữ hãy tận dụng những ưu điểm này của khổ qua để làm bí quyết làm trắng da và tăng thêm nét đẹp, sự khỏe khoắn cho làn da của mình. Chúc các bạn luôn thành công và sở hữu một làn da như mong muốn nhé!