Thứ Năm, 16 tháng 4, 2015

ĐỐI CHIẾU VẬT LÝ VŨ TRỤ VÀ PHẬT PHÁP

Năm 2003, tại Học viện Tịnh Tông bang Queensland, đông bắc Australia, tiến sĩ Chung Mậu Sâm có buổi thuyết giảng, đối chiếu Vật lý Vũ trụ và Phật pháp, tìm thấy nhiều điểm tương đồng giữa một bên là khoa học hiện đại, một bên là tông giáo đã có mấy ngàn năm lịch sử. Buổi thuyết giảng được trình bày lại dưới dạng video và có phụ đề Hoa ngữ tạo thuận lợi cho người xem. Tuy video đã ra đời hơn 10 năm, nhưng những điều trình bày trong đó có thể vẫn còn là mới mẻ, có khi vẫn còn là lạ lẫm với nhiều người, mặt khác có trích dẫn để đối chiếu với nhiều đoạn Kinh Phật, rất hữu ích để Phật tử hiểu thêm về Phật pháp. Nhận thấy video có thể có ích lợi cho việc học Phật, chúng tôi xin mạn phép dịch và giới thiệu lại cho Phật tử người Việt xem để hiểu rõ thêm và tăng cường lòng tin đối với việc tu học Phật pháp. Toàn bộ video như sau :
Vì video khá dài, vấn đề được trình bày cũng không phải dễ hiểu, tác giả cũng có tổng kết ở phần cuối để cho mọi người dễ nắm bắt hơn, xin trích riêng ra phần tổng kết rất ngắn gọn sau đây để nhớ :
Từ năm 2003 đến nay, tuy chỉ mới hơn 10 năm, nhưng vật lý học lượng tử đã phát hiện thêm nhiều điều rất quan trọng về thế giới vật chất, tôi xin phép được trình bày bổ sung để cho việc đối chiếu được đầy đủ hơn.
Trình bày tóm tắt thuyết tương đối của Einstein có bổ sung những kết luận mới của vật lý lượng tử
Trong video trình bày lại thuyết tương đối của Einstein, nói khá rõ về tính khả biến của không gian và thời gian, trong đó rút ra những kết luận mới, một vật theo lý thuyết có thể đồng thời xuất hiện ở hai nơi khác nhau và khi một vật di chuyển với tốc độ lớn gần bằng ánh sáng, độ dài thời gian dãn ra rất lớn, còn số đếm thời gian thì rút lại rất nhỏ. Điển hình là thí nghiệm tưởng tượng về một cặp anh em song sinh, đứa anh ở trên phi thuyền đi ngao du trong không gian với vận tốc lớn, sau một thời gian trở về địa cầu, đứa em đã trở thành chàng thanh niên 20 tuổi trong khi đứa anh mới 3 tuổi. Như vậy số đếm thời gian trên phi thuyền là 3 năm nhưng độ dài thời gian của 3 năm đó đã dãn ra bằng với 20 năm trên địa cầu. Nhưng đó chỉ là thí nghiệm tưởng tượng, chưa có giá trị hiện thực. Do đó chúng ta nên biết thêm.
Trong lịch sử Thiền tông Trung Hoa có ghi nhận trường hợp rất hi hữu của pháp sư Huệ Trì. Ông vào ngồi nhập định trong một bọng cây ở tỉnh Tứ Xuyên. Trong trạng thái hoàn toàn vô niệm, thời gian cũng chậm lại, chứ không nhất thiết phải di chuyển với vận tốc gần bằng ánh sáng. Khi người ta phát hiện ông, đưa về triều đình nhà Tống ở Biện Kinh (nay là Khai Phong tỉnh Hà Nam) và làm cho ông xuất định. Ông cảm thấy nhập định không bao lâu nhưng anh ruột của ông là đại sư Huệ Viễn, Tổ sư sáng lập Tịnh Độ Tông Trung Quốc, thì đã viên tịch mấy chục đời rồi, vì thế gian đã trải qua hơn 700 năm.
HueTri-nhapdinh
Pháp sư Huệ Trì (em ruột Tổ sư Huệ Viễn)
Năm 2008, Nicolas Gisin và các đồng sự tại đại học Geneva Thụy Sĩ đã làm một thí nghiệm thực tế, họ đã thấy rõ ràng một hạt vật chất là photon xuất hiện đồng thời tại hai vị trí cách xa nhau 18km. Khoảng cách 18km thực tế đã rút lại bằng 0 và số đếm thời gian cũng đã rút lại bằng 0. Khi họ thay đổi một đặc tính của hạt photon ở vị trí này thì ngay tức khắc hạt photon ở vị trí kia biến đổi theo không mất chút thời gian nào, nghĩa là khoảng cách 18km không có thật, tín hiệu không cần truyền đi 18 km. Khoảng cách 18km chỉ là vọng tưởng của con người. Hiện tượng này gọi là vướng víu lượng tử (quantum entanglement). Tuy năm 1982 Alain Aspect đã làm thí nghiệm về vướng víu lượng tử tại Paris, lần đầu tiên áp dụng bất đẳng thức của John Bell, xác định được những tính chất kỳ bí của lượng tử như phi hiện thực (non realism), bất định xứ (non locality), nhưng thí nghiệm năm 2008 của Nicolas Gisin hoàn hảo hơn nhờ có sự hỗ trợ đắc lực của tin học hiện đại.
Bổ sung cần thiết về số lượng tương đối (có tính chất nền tảng cao hơn khối lượng)
Trong video, chủ yếu dựa vào thuyết tương đối của Einstein, thuyết này nêu ra 3 đại lượng khả biến là không gian, thời gian và khối lượng vật chất. Khối lượng vật chất có thể biến thành năng lượng và ngược lại. Chính vì vậy khối lượng vật chất có thể tăng hay giảm. Khi một vật di chuyển nhanh gần bằng vận tốc ánh sáng, khối lượng của nó tăng lên rất đáng kể do động năng đã chuyển hóa thành khối lượng. Những electron tương đối tính quan sát thấy trong những  máy gia tốc synchrotron dùng trong  ngành vật lý hạt nhân có tốc độ bằng 99,9999875 phần trăm tốc độ ánh sáng. Lúc đó khối lượng electron tăng  gấp 2000 lần so với khối lượng nghỉ của electron. Một điểm cần nêu ra là giữa khối lượng vật chất và số lượng, đại lượng nào mới thật sự là cơ bản hơn trong vật lý vũ trụ. Phật pháp nói rằng số lượng mới là một đại lượng quan trọng sánh ngang tầm với không gian và thời gian chứ không phải khối lượng vật chất. Tại sao ? Có những vật không có khối lượng như photon hay các bit thông tin nhưng vẫn có số lượng, như vậy số lượng mới thực sự là cơ bản, có tính phổ quát cao hơn khối lượng vật chất.
Trong video chưa đề cập tới số lượng, một trong 3 trụ cột xây dựng nên vũ trụ là không gian, thời gian và số lượng, số lượng cũng là giả tướng, cũng giống như không gian và thời gian, nghĩa là số lượng cũng không có thật, điều đó có nghĩa là nền toán học của nhân loại xây dựng lâu đài trên cát, chẳng có gì vững chắc cả. Có thực tế nào chứng tỏ số lượng không có thật ? Năm 2012 Maria Chekhova của đại học Mat-xcơ-va đã thực hiện được thí nghiệm cho một photon xuất hiện tại 100.000 vị trí khác nhau trong không gian, tất cả đều vướng víu (entangled)
Bản tin Vật lý tháng 11-2012.
Nhng xung ánh sáng gm khong 100.000 photon vướng víu đã được to ra bi các nhà vt lí  Đc và Nga. Nhng xung ánh sáng đó được to ra trong mt trng thái “chân không nén” và đi nghiên cu tìm thy s vướng víu tr nên mnh hơn khi s lượng photon có trong xung tăng lên. Nhng xung sáng như vy có th ng dng trong nhng công ngh như mt mã hc lượng t hoc đo lường hc. S vướng víu là mt hing lượng t cho phép các ht như photon có mi liên h cht ch hơn so vi vt lí c đin tiên đoán. Chng hn, người ta có th to ra hai photon trên thc nghim, sao cho nếu mt ht được đo là b phân cc theo phương thng đng, thì phép đo trên ht kia s cho trng thái phân cc ging như vy. Hing này xy ra bt chp thc tế là mt phép đo trên mtphoton đơn đc s cho biết mt giá tr ngu nhiên ca s phân cc. Trong khi mt mi tương quan như thế có th xy ra trong thế gii phi lượng t, nhưng cơ hc lượng t cng c nó vượt ngoài cái được trông đi t vt lí c đin. S không tương thích này gia thếgii lượng t và thế gii c đin đã được mô t súc tích bi nhà vt lí người Bc Ireland John Bell vào năm 1964 và đã được xác nhn bi mt lot thí nghim thc hin hi thp niên 1970 và 1980, và gn đây hơn là ca Nicolas Gisin năm 2008. Nay Maria Chekhova và các đng s ti Vin Khoa hc Ánh sáng Max Planck và Đi hc Moscow va to ra nhng trng thái lượng t cha ti 100.000 photon, và tt c chúng đu b vướng víu vi nhau.
Maria Chekhova copy
Maria Vladimirovna Chekhova, Tiến sĩ Khoa học Đại học Moscow
100.000 photon  trng thái vướng víu (entangled) nghĩa là gì ? Nghĩa là mt photon xut hin đng th 100.000 v trí khác nhau trong không gian. S lượng v trí xut hin có gii hn không ? Câu tr li là không. Bng chng  đâu ? Bng chng là thuyết Big Bang. Theo thuyết này, sau v n, thi gian và không gian đu tiên xut hin như sau : thi gian bng 10-43 (mười lũy tha tr 43) giây, vũ tr ch là mt ht lượng t có kích thước bng 10-33(mười lũy tha tr 33) cm. Còn trước đó là bc tường Planck, không có không gian, không có thi gian, không có s lượng vt cht gì c. Người ta tưởng tượng ti bc tường, thi gian là 10-44 (mười lũy tha tr 44) giây, đó ch là suy lun thôi, thc tếlà không có gì c, vũ tr chưa bt đu hình thành. Sau v n, vũ tr mi bt đu xut hin, bt đu có không gian, thi gian và s lượng vt cht, s lượng bt đu vi ch mt ht lượng t, sau đó xut hin khp vũ tr vi vô lượng vô biên v trí khác nhau, hình thành nên thiên hà, ngôi sao, mt tri, hành tinh, trái đt, mt trăng, vn vt, con người.
Số lượng 100.000 là không có thật vì thực tế chỉ là một photon mà thôi. Những con số biểu diễn số lượng chỉ là ảo giác của con người mà thôi. Chính ảo giác này tạo ra cảnh giới thế gian.
Giải thích về việc trong video nói Đức Phật đã ra đời hơn 3000 năm
Trong video có đề cập đến sự kiện quá khứ, hiện tại, vị lai, đồng thời hiện hữu và có nói đến việc Phật Thích Ca ra đời cách nay hơn 3000 năm, hai sự việc này có liên quan nên tôi có nhận xét chung như sau :
Trong các sách lịch sử về Đức Phật đại khái nói rằng Đức Phật đản sinh vào khoảng năm 623 trước CN và nhập diệt vào năm 543 TCN thọ 80 tuổi. Năm Phật nhập diệt được lấy làm năm đầu của Phật lịch. Như vậy Phật lịch hiện nay (Dương lịch 2015) là 2559 (1+543+2015=2559) Còn từ lúc Thích Ca ra đời đến nay là 1+623+2015 = 2639 năm. Vậy tại sao nhiều người Trung Quốc lại cho rằng Phật ra đời đã hơn 3000 năm ? Vì họ căn cứ trên một bia đá khắc vào đời Chu Chiêu Vương cũng như dựa vào sách Chu Thư Dị Ký 周書異記(Ghi chép chuyện lạ trong sách lịch sử đời Chu) và Bạch Mã Tự Bi Ký 白馬寺碑記 (Ghi chép trên bia đá tại chùa Bạch Mã). Chúng ta hãy xem bài sau đây thì sẽ rõ :
Sự thật là bia đá của Chu Chiêu Vương tuy đã hơn 3000 năm, nhưng lúc khắc bia đá thì tại Thiên Trúc (Ấn Độ) Tất Đạt Đa Cồ Đàm chưa ra đời, đó chỉ là tiên đoán dựa vào cái thấy siêu việt. Sở dĩ có cái thấy đó là vì quá khứ, hiện tại, vị lai, đồng thời hiện hữu. Nhiều tiên đoán thần sầu trong lịch sử chứng tỏ điều đó. Mặt khác điều đó hoàn toàn có cơ sở khoa học.
Những phát hiện mới của vật lý lượng tử và vật lý vũ trụ
Trong video nêu ý kiến của Tịnh Không pháp sư đáng tiếc rằng các nhà vật lý không có học tập Phật pháp, điều này có lẽ đúng với số đông nhưng cũng không hoàn toàn đúng. Bằng chứng là Einstein rất hiểu Phật pháp nên ông cho rằng Phật giáo có thể đáp ứng yêu cầu của khoa học hiện đại. Mặt khác nhiều nhà vật lý học nổi tiếng khác cũng hiểu nhiều về Phật pháp. Ví dụ David Bhom, ông là bạn của Đức Đạt Lại Lạt Ma hiện tại, hai người từng trao đổi nhiều về khoa học và Phật pháp. Một nhà vật lý khác, tiến sĩ Amit Goswami sinh năm 1936, người Mỹ gốc Ấn, ông không xa lạ gì với truyền thống tâm linh phương Đông trong đó có Phật pháp.
Amit Goswami
Tiến sĩ Vật lý Amit Goswami
Ông có viết cuốn sách nhan đề Dalai Lama Renaissance (sự phục sinh của Đạt Lại Lạt Ma)nói về truyền thống tìm hậu thân của Đạt Lại Lạt Ma, chứng tỏ ông am hiểu Phật giáo. Đỉnh cao trong những công trình riêng của Goswami là cuốn sách của ông, The Self-Aware Universe: How Consciousness Creates the Material World (Vũ Trụ Tự Thức: Làm Thế Nào Ý Thức Tạo Ra Thế Giới Vật Chất). Bắt nguồn từ những diễn giải về các dữ liệu thực nghiệm trong vật lý lượng tử (vật lý của các hạt cơ bản), cuốn sách đan xen lại với nhau vô số các phát hiện và giả thuyết trong các lĩnh vực, từ trí tuệ nhân tạo đến thiên văn học đến truyền thống đạo Hindu huyền bí, trong một nỗ lực để chứng minh rằng những khám phá của khoa học hiện đại phù hợp hoàn hảo với các chân lý huyền nhiệm sâu xa nhất.
Những khám phá mới về hố đen (black hole) vũ trụ cho thấy rằng một vật thể 3 chiều khi rơi vào hố đen sẽ biến mất, nhưng toàn bộ thông tin của nó vẫn còn lưu lại tại nơi gọi là chân trời sự kiện (event horizon) là bề mặt hai chiều của hố đen. Và từ thông tin này có thể phục hồi hoàn toàn vật thể 3 chiều theo nguyên tắc toàn ảnh (holographic principle).
Loden1
Thông tin của một vật thể được lưu lại tại chân trời sự kiện (event horizon)
Năm 2012 giới vật lý vũ trụ phát hiện ra tiếng ồn toàn ảnh là một bằng chứng cho thấy vũ trụ là số (digital), là thông tin, điều đó rất phù hợp với Duy Thức học Phật giáo từ lâu đã nói rằng vạn pháp duy thức. Thức cũng chính là Tâm, là chánh biến tri, là thông tin, là số (digital). Nhiều khoa học gia ở các trường đại học lớn trên thế giới xác nhận thức chính là miền tần số (frequency domain), hay trường (field), là một dạng sóng phi vật chất, vô hình, vô lượng, vô biên chứa tất cả mọi thông tin, hoàn toàn giống như A-lại-da thức của Duy Thức học. Nguyên lý toàn ảnh là cơ chế để biến Thức, vốn là thông tin chứa trên mặt phẳng 2 chiều, thành vật thể 3 chiều trong không gian .

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét