Thứ Tư, 9 tháng 3, 2016

Thiền và Điện Não Đồ

Thiền và Điện Não Đồ





Mở Đầu - MƯỢN THIẾT BỊ KHOA HỌC ĐỂ NHÌN THẤY TÂM

Thông thường, bằng hai mắt thường, người bình thường không thể nhìn thấy hình dáng Tâm như thế nào và màu sắc của nó ra sao. Ngày nay, bằng kính hiển vi điện tử hay bằng máy PET 1 hoặc máy chụp hình não bộ MRI, và máy Điện Não Đồ, với hai mắt thường chúng ta có khả năng nhìn hoạt động của tâm và theo dõi hoạt động của nó dưới nhiều dạng khác nhau trên các vùng ở vỏ não, qua máy vi tính (computer). Đây là kết quả của những công trình nghiên cứu và thiết lập của các nhà khoa học từ thế kỷ 19 đến cuối thế kỷ 20.

Ngày nay với những thiết bị tối tân hoặc đơn giản, các nhà não học đã chứng minh con người có khả năng nhìn thấy được những dòng suy nghĩ, cảm thọ, ý thức, nhận thức, và tri giác của mình trên máy vi tính thông thường. Chỉ vì hầu hết suy nghĩ, cảm thọ, ý thức, nhận thức, và tri giác của con người đều phát ra những loại sóng não 2, nên con người có thể dùng máy để chụp, để đo, và nhìn thấy các loại sóng não đó hiện lên trên màn ảnh máy vi tính.

Các loại sóng não này phát ra xung lực thần kinh (nerve impulses), được gọi là điện thế (action potentials). Điện thế này di động ngang qua vỏ não và truyền vào Hệ thống viền não. Vỏ não là một cơ chế gồm nhiều định khu. Các định khu đó chứa nhiều chức năng tâm lý, sinh lý, lý trí, tri giác, ý thức, nhận thức, suy nghĩ, vận động, cảm thọ, ngôn ngữ, sáng tạo, nghệ thuật, ký ức, trí năng, trí thông minh, và trí tuệ tâm linh...

LUI VỀ QUÁ KHỨ


Trở lui những thế kỷ về trước, khi hoạt động điện tử chưa hình thành, nếu cho rằng tâm phi vật chất như vào thế kỷ 17, ông René Descartes (1596-1650), nhà Toán học và Triết học Pháp, đã công bố thì rất đúng. Vì chúng ta không nhìn thấy hình dáng tâm ra sao, sự tương tác giữa tâm và não như thế nào, và tâm tác động ra sao đến hệ thống tuyến nội tiết và nội tạng.

Tuy nhiên, nếu cho rằng vì tâm phi vật chất nên nó không có nơi xuất phát thì quan điểm này hoàn toàn sai. Lý do, nếu không có nơi xuất phát, vậy tại sao có những nỗi buồn, khổ, vui, cười, hân hoan, sân hận hiện trên gương mặt? Giống như trường hợp một người khi nghe điện thoại, nghe radio hoặc nghe băng cassette và xe truyền hình, người ấy muốn tìm người nói trong điện thoại, người phát ngôn trong radio hay máy cassette, hoặc máy TV, thì người ấy không bao giờ thấy được những nhân vật trong đó.

Nhưng nếu cho rằng các âm thanh được nghe và hình ảnh được thấy không phải ở trong ống nghe điện thoại, trong máy radio, máy cassette hay TV phát ra vì trong đó không có người, thì lý luận này trái với sự thật. Cũng vậy, nếu bảo rằng tâm phi vật chất, ta không thể thấy hình dạng của nó, nên nó không thể ở trong thân của ta và cũng không thể tạo ra bệnh tật cho thân thì sự hiểu như thế giống như trường hợp một người muốn tìm kiếm nhân vật bằng xương, bằng thịt trong điện thoại, TV hay radio, hoặc cassette vậy.

Vì thực tế, khoa học đã chứng minh rằng hầu hết người mắc bệnh tâm thể đều do tâm của người đó bất an, do tâm của người đó rối loạn hay tâm quá căng thẳng, quá lo âu, sợ hãi tạo ra. Và muốn chấm dứt bệnh tâm thể trong chừng mực nào đó, các nhà tâm lý học hiện đại nhận thấy Thiền có khả năng giúp ta đạt được mục tiêu này. Vì Thiền chú trọng đến việc điều tâm (regulating the mind) bằng cách dẹp quán tính suy nghĩ lăng xăng, trí năng biện luận, và ý thức phân biệt, để thay vào đó là hoạt động của cơ chế tánh giác, tức chân tâm.

Như vậy, tâm tuy không hình tướng, nhưng nó có chỗ nơi xuất phát. Và chỗ xuất phát đó từ trong não bộ. Giống như xưa kia khi đức Phật từng công bố trong kinh Rohitassa, rằng: sắc, thọ, tưởng, hành, thức đều không ở ngoài tấm thân cao một trượng này!

Hôm nay trong lớp Thiền Căn Bản, chúng ta mượn thiết bị Điện Não Đồ để nhìn thấy sự biểu lộ chính tâm của chúng ta qua máy vi tính dưới dạng sóng não.*

* Gần đây, vào trung tuần tháng Sáu, năm 2007, chúng tôi cùng tăng đoàn là thầy Không Phổ, sư cô Triệt Như, và sư cô Tường Liên, cùng với ba thiền sinh cư sĩ là cô Minh Vân, cô Minh Huệ, và chú Quang Nguyên của Đạo tràng Tánh Không Stuttgart, (Nam Đức), đã đến Đại Học Tuebingen để chụp hình não bộ bằng máy fMRI khi không thiền và khi thiền. Phần chụp hình này do hai giáo sư của trường phụ trách:

Dr. Michael Erb và ông Ranga. Kết quả cho thấy trong khi thiền, 5 vùng không động: (1) Vùng ngôn ngữ thứ nhất: Wernicke, (2) Vùng ngôn ngữ thứ hai: Broca, (3) Khu Dưới đồi (Hypothalamus), (4) Tiền trán não trái và phải, (5) Ký ức vận hành (working memory), Ký ức Ngắn hạn và Dài hạn; ngược lại vùng Nhận thức sau bán cầu não trái, thuộc thùy đỉnh (Parietal lobe) hoạt động. (Xin xem hình ở phần Phụ Lục).

ĐỊNH NGHĨA

Hỏi: Điện não đồ là gì?

Đáp: Điện não đồ (Electro-encephalogram = EEG) là dụng cụ để đo sự phức tạp to lớn của não con người, gồm hàng chục tỷ tế bào não (neurons) đương trong những trạng thái:

Hoạt động thông qua các tiến trình suy nghĩ, suy luận, phân biệt, hồi tưởng, duyên theo những ký ức bằng sự nói thầm hay đối thoại thầm lặng;
Hoặc đương tưởng tượng từ trong não, đương dùng tự kỷ ám thị để dụng công;
Hoặc đương áp dụng những bước không nói thầm, biết, chỉ biết để dụng công dưới dạng phân tích của sự đáp ứng điện (the electrical responses) của não bộ, được ghi lại bằng các sóng não. Các loại sóng não này được truyền qua máy vi tính (computer), sau đó ta nhìn thấy các loại sóng não đó hiện lên trên màn ảnh máy vi tính.
TRỢ DUYÊN DỤNG CÔNG

Để trợ duyên dụng công có kết quả tốt, các trung tâm Thiền Phật giáo hay Thiền Yoga tại vài nơi trên thế giới, như Nhật, Mỹ, và Ấn Độ đã dùng điện não đồ (ĐNĐ) để đo mức độ tâm thức, tức Thức của Ý* của người thực hành thiền đã xảy ra như thế nào trên màn ảnh máy vi tính, lúc họ đương thực hành các chủ đề trong Thiền.

* Tâm thức (mental consciousness), từ Phật giáo gọi là "Ý Thức" (Manoviññāṇa) hay dịch âm là "Mạt na thức."

LƯỢNG GIÁ

Bằng cách đo này, họ căn cứ vào đó để lượng giá mức độ dừng niệm hay kiểm soát niệm tạp nhạp của người hành thiền đến đâu, sau thời gian tu tập trong một khóa thiền: từ 2 ngày đến 10 ngày, hoặc từ 3 đến 6 tháng, hay nhiều khóa: từ 1 đến 5 năm. Thông thường thời gian kéo dài sự đo từ 5 phút đến 10 phút.

ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG PHÁP

Trong hướng thực hành thiền mới, để cụ thể hóa lời dạy của Phật và chư Tổ là:

Làm chủ tâm ngôn hay làm chủ ngôn hành là Tầm và Tứ 3 hoặc không suy nghĩ, không lời, và
Làm chủ ý hành là không theo vọng để tánh giác hiển lộ
Từ năm 1997, chúng tôi đã áp dụng cách "đo tiến trình tâm" của thiền sinh bằng máy Điện Não Đồ (ĐNĐ). Tiến trình này gồm 2 phần: vọng tâm và chân tâm.

Nhờ áp dụng cách đo ĐNĐ, chúng tôi đã đánh giá được phương pháp hướng dẫn của chúng tôi qua các kỹ thuật và "chiêu thức" (gimmicks) làm chủ tâm ngôn, hay dừng vọng tưởng, hoặc cao nhất là an trụ trong "Như vậy" (Tathā).

Từ năm 1997, trong khóa Thiền Căn Bản thứ ba tại Nam California, chúng tôi đã đưa phương pháp đo ĐNĐ vào Thiền.

Những năm tiếp sau đó, sau mỗi khóa Tu Học từ 7 ngày, 10 ngày, 3 tháng, 6 tháng, hoặc 1 năm, 3 năm, chúng tôi đều đo hoạt động sóng não của thiền sinh để hướng dẫn họ cách thực tập làm chủ tâm ngôn để vào Định. Tâm ngôn mà làm chủ được, người hành thiền sẽ vào Định dễ dàng. Qua đó, nội tâm sẽ chuyển hóa, và trí tuệ tâm linh cũng sẽ có điều kiện phát huy rộng lớn; đặc biệt là ta có khả năng phục hồi ký ức và làm cho khớp thần kinh (Synapses) mọc ra thêm.

Hỏi: Tiến trình vọng tâm là gì ?

Đáp: Tiến trình vọng tâm là sự biểu lộ những mức độ tâm lý xúc cảm đủ loại trong lúc chính thức thực hành thiền mà ta không kiểm soát được tâm ngôn.

Ngoài ra, có những trường hợp khi ngồi thiền, ta áp dụng những phương pháp:

Tưởng tượng, hoặc tập trung tư tưởng vào đối tượng trước mặt;
Cố gắng quan sát hay theo dõi đối tượng đó trên thân hay ngoài thân;
Trí chú hay tụng kinh, hoặc niệm danh hiệu Phật với nhịp điệu điều đặn.
Khi đo ĐNĐ, trong tiến trình này cả 2 loại sóng não Beta hoặc Alpha đều xuất hiện trên màn kiếng máy vi tính.

Hỏi: Tiến trình chân tâm là gì ?

Đáp: Tiến trình chân tâm là sự biểu lộ những mức độ nội dung trái ngược với vọng tâm. Đó là khi ngồi thiền, tâm ở những trạng thái:

Biết không lời
Thầm nhận biết
Tỉnh thức biết
Nhận thức không lời, hoặc
Chánh niệm tỉnh giác
Tuệ tri như vậy
An trú chánh niệm như vậy...
Khi đo ĐNĐ, sóng não Theta và sóng não Delta liền có mặt.

Hỏi: Tại sao ?

Đáp: Vì đó là những tiến trình định từ thấp đến cao.

TÁC DỤNG

Đối với Thiền, Điện não đồ là dụng cụ cần thiết được dùng để lượng giá mức độ tâm an tịnh hay mức độ dừng vọng tưởng của người hành thiền, sau thời gian tu học từ 7 ngày, 10 ngày đến 1 tháng hay 3 tháng, hoặc 1 năm , 3 năm. Nếu sau những thời gian qui định trên, ta chưa có kinh nghiệm làm chủ vọng tưởng, dù chỉ trong vài giây đồng hồ—trong não vẫn còn nói thầm—ta nên xét lại phương pháp hay kỹ thuật thực hành của ta:

1. Ta có thực hành đều đặn không?
2. Phương pháp mà ta đương thực hành có đúng với trọng tâm hướng đến chỗ làm chủ sự suy nghĩ để tánh giác hiển lộ không?
3. Hoặc ta đã thực hành thiền bằng phương pháp vòng vo? Thay vì vào chỗ "không lời," chỗ "vô ngôn" ta lại chơi trò chơi cút-bắt với niệm? Ta cứ nói thầm mãi trong 4 oai nghi? Ta không hề sử dụng biết không lời, chỉ biết, thầm nhận biết... để dụng công?

Ý NGHĨA NHỮNG DẠNG SÓNG NÃO

Bằng Điện não đồ, các nhà não học ghi nhận được những loại điện thế (action potentials) từ bên trong tế bào não (neurons) phát ra và truyền đi trong trục thần kinh não (axon). Dạng điện này được gọi là sóng não.


Có tất cả 4 loại dạng sóng não: Beta, Alpha, Theta, và Delta.










1. Sóng Beta

Ý NGHĨA

C. Maxwell Cade, người Anh, là người thiết lập mô thức Hồi đáp sinh học (biofeedback) đầu tiên, định nghĩa Beta như "Nhịp tỉnh táo bình thường của não kết hợp với hoạt động suy nghĩ hay hoạt động chú ý, tập chú vào thế giới bên ngoài hay giải quyết những vấn đề cụ thể. Sức mạnh của tín hiệu gia tăng bởi lo âu và giảm bởi sự hoạt động cơ bắp." "The normal waking rhythm of the brain associated with active thinking or active attention, focussing on the outside world or solving concrete problems. The strength of the signal is increased by anxiety and reduced by muscular activity."

Nói theo ngôn ngữ Thiền, sóng não Beta luôn luôn kết hợp với ngôn hành và ý hành. Ngôn hành là Tầm và Tứ. Ý hành là Thọ và Tưởng.

ĐẶC TÍNH

Sóng não Beta tượng trưng cho vọng tưởng, vọng tâm. Ngôn hành (Tầm và Tứ) và Ý hành (Thọ và Tưởng) đều có mặt đầy đủ.

Sóng này được đo từ 14 đến 30 Hz trong mỗi giây. "Hz" là ký hiệu được dùng để chỉ đơn vị tần số tương đương với chu kỳ 1 giây đồng hồ. Nó là chữ viết tắt của từ "Hertz." Từ Hertz là tên của nhà vật lý người Đức: Heinrich Hertz (1857-1894). Vào thế kỷ 19, ông là người đầu tiên đã khám phá ra sóng ánh sáng phát ra từ radio. Các nhà đo điện não đồ dùng tên của ông để chỉ khoảng cách của sóng não trong một giây đồng hồ.

Đặc tính của sóng não Beta là nói lên những mức độ cao của tiến trình nhận thức bằng suy luận, bằng suy nghĩ phức tạp, và bằng những sự phân biệt dây dưa sâu sắc của ý thức thông qua sự nói thầm trong não, hoặc sự tưởng tượng về đối tượng hay chủ đề mà ta đương thực hành.

Nói cách khác, khi Tầm và Tứ hay sự nói thầm và đối thoại thầm lặng, hoặc vọng tưởng liên tục khởi lên với mục tiêu có định hướng như thế nào đó, đây chính là lúc sóng Beta xuất hiện ào ạt. Cũng vậy, khi niệm niệm (thought after thought) liên tục xung đột trong não một người dưới dạng tâm lý băng khoăn lo lắng, hay trạng thái tỉnh táo bình thường, hoặc ý thức cảnh giác bình thường, sóng Beta cũng cuồn cuộn nhấp nhô nổi lên. Đó là đặc tính của sóng não Beta.

ĐIỀU KIỆN

Sóng Beta xuất hiện trong những trường hợp:

Với người mới tập thiền, khi đo ĐNĐ mà môi trường bên ngoài có nhiều tiếng động, âm thanh này sẽ ảnh hưởng người đương đo; qua đó sẽ tạo nên sóng Beta.
Ngoài ra, khi vừa ăn xong, nếu đo ĐNĐ, sóng Beta cũng dễ dàng phát ra.
Trong lúc tọa thiền, nhiều hình ảnh từ các vùng ký ức gởi lên liên tục; đặc biệt là ký ức dài hạn. Ta không ngăn chặn được, rồi ta nói qua, nói lại với ta về những hình ảnh đó.
Sóng não Beta được kết hợp với sự gia tăng huyết áp và tăng gia sự biến đổi hóa học bên trong cơ thể để cung cấp nhu cầu năng lượng cho cơ thể (metabolism). Dạng sóng này nói lên trạng thái hoạt động nội tâm cao như sóng biển dậy lên ào ạt từng đợt liên tục. Sóng não Beta được tính từ 14 đến 30 Hz mỗi giây.
Nói chung, trên phương diện thực hành thiền, sóng Beta xuất hiện trong những trường hợp cụ thể:
Khi tỉnh thức có ý thức như ngồi thiền mà ta tập trung tư tưởng vào vấn đề nghiêm trọng. Lúc đó trong đầu vừa suy nghĩ tính toán, vừa nói thầm, và vừa biểu lộ những sắc thái tâm lý xúc cảm.
Khi ngồi thiền, ta đối thoại thầm lặng về nhiều vấn đề liên quan trong cuộc sống hằng ngày.
Khi ngồi thiền ta tưởng tượng về một hình ảnh nào đó.
Khi đối duyên, xúc cảnh, chúng ta sử dụng ý thức (phân biệt đối tượng bên ngoài để giải quyết vấn đề cụ thể) hay ý căn (suy nghĩ, tính toán hợp lý hay không hợp lý) để giải quyết mọi vấn đề bình thường hay nghiêm trọng.
Khi tọa thiền, ta ở trong trạng thái cảnh giác ý thức thường trực như "mèo rình chuột." Đây là ta cố gắng kềm giữ vọng tưởng, không cho nó khởi lên (nhưng ta chẳng làm sao dừng được). Ta tự phác họa vọng tưởng là "chuột." Còn ta là "mèo." Khi niệm khởi lên, mèo nhảy tới chụp.
Đặc biệt, khi tọa thiền, ta cố gắng cắn răng chịu đựng sự đau nhức quá mức hay tê cứng hai chân mà không chịu xả thiền, sóng Beta cũng xuất hiện. Thí dụ, trong tư thế bán già hay kiết già, nếu ta ngồi với sự cố gắng giữ thân mình (sống lưng, hai tay, đầu, cổ) cho được ngay thẳng, theo sự quy định trong suốt thời thiền 60 phút hay 120 phút tại thiền đường hay tại nhà. Ta cố gắng trân mình chiến đấu với vọng tưởng, như chơi trò chơi cút-bắt với niệm, nhưng kết quả ta chẳng làm sao chiến thắng được. Vì càng cố gắng, sóng Beta càng chạy lung tung, thần kinh càng căng; cuối cùng đưa đến ta càng thất bại, hay càng xa rời mục tiêu thiền là thư giãn tâm! Mặc dù lúc bấy giờ trong đầu ta chỉ có một niệm cố gắng tối đa để giữ thân mình cho được ngay thẳng, dù tê, đau, nhức, ngứa cũng cắng răng chịu đựng.
Khi lo âu, tim đập nhanh, hai bên vùng thái dương đập nhanh, thở nhanh, sóng Beta liền được tạo ra. Trong trường hợp này, ta không thể suy nghĩ thẳng ngay vào vấn đề gì. Tâm ta có vẻ như ngoài sự kiểm soát, và sóng não Beta nổi lên loạn xạ.
SO SÁNH

Bốn nhóm trong Ngũ uẩn là thọ, tưởng, hành, thức, đại biểu cho vọng tâm, đều có mặt thường trực, khi sóng não Beta xuất hiện. Tuy nhiên, nếu thọ khởi lên, ta biết mà không dính, sóng Theta liền xuất hiện.

CÁCH KIỂM SOÁT SÓNG BETA ĐỂ CÓ SÓNG ALPHA

Muốn kiểm soát sóng Beta để có sóng Alpha, ta có thể áp dụng phương pháp dùng lời nói thầm để cắt đứt quán tính suy nghĩ bằng những cách:

Thở đếm từ 1 đến 10.
Thí dụ: Khi hít vào, đếm thầm "1," thở ra đếm thầm "2" cho đến "10." Sau đó, tiếp tục vừa thở, vừa đếm. Chỉ thở trong vòng 30 giây, sóng não Beta sẽ từ lần giảm độ cao; thế vào đó là sóng Alpha.
Niệm Phật.
Thí dụ: Ta cũng có thể áp dụng cách niệm thầm danh hiệu Phật với nhịp điệu đều đặn, hoặc niệm có lời; tai vừa đủ nghe; sóng Beta cũng hạ; sóng Alpha xuất hiện.
Trì chú.
Thí dụ: Ta cũng có thể trì chú đều đặn như cách niệm thầm danh hiệu Phật; sóng Beta cũng hạ.
Đếm thầm "1-2-3."
Thí dụ: Đặc biệt, ngoài những cách trên, ta có thể áp dụng cách đếm thầm, chậm "1-2-3" trong vòng 10 giây, sóng Beta cũng hạ.
Tập trung ý nghĩ.
Ta cũng có thể áp dụng cách tập trung ý nghĩ vào những nơi trên thân, như đầu mũi, đơn điền, hay ngồi với lưng thẳng đứng, tập trung ý nghĩ vào việc quan sát lần lượt những cảm thọ từng nơi cơ thể.
Thí dụ: Bụng, tay, đầu, mặt, vân vân, sóng Beta cũng hạ; sóng Alpha xuất hiện.
Những cách trên, theo từ chuyên môn trong Thiền, chúng tôi gọi là "dùng tầm tắt tứ." (xem tiếp phần sóng Alpha)

CÁCH KIỂM SOÁT SÓNG BETA ĐỂ CÓ SÓNG THETA

Muốn kiểm soát sóng Beta để có sóng Theta, ta có thể áp dụng như sau:

Ngồi với lưng thẳng đứng, mở mắt nhìn vào bất kỳ đối tượng nào trước mặt. Áp dụng chỉ biết, sóng Beta liền giảm ngay tức khắc. Cuối cùng sóng Beta trở thành sóng Theta.
Ta củng có thể chuyển sang cách: nghe chỉ biết nghe. Thí dụ nghe âm thanh tiếng chuông, sóng não Beta cũng hạ.
Thực tập chỉ biết trong lúc đi, đứng, hay ngồi chơi (không phải ngồi chính thức theo tư thế ngồi thiền) trong thời gian ngắn: từ 7 đến 10 ngày liên tục. Mỗi ngày dành riêng cho những lúc dụng công trong các dịp: đi vệ sinh, đánh răng, súc miệng, đi tắm, lái xe đi; lúc ăn, lúc uống, lúc làm những việc linh tinh. Lúc nào cũng áp dụng chỉ chỉ biết qua các giác quan: mắt, tai, da, mũi, lưỡi. Sau đó đo ĐNĐ, sóng não Beta sẽ không còn mà thế vào đó là sóng não Theta. Đây là dạng Định trong động, đồng thời kích thích vào các tánh trong cơ chế tánh giác. (xem tiếp phần sóng Theta)
2. Sóng Alpha

Ý NGHĨA

Sóng não Alpha tượng trưng cho tâm tạm dừng lại vì nó có nương vào một đối tượng. Nhịp biết có lời và tỉnh thức ý thức của não kết hợp với hoạt động của 2 vùng tiền trán não phải và não trái, cộng với vùng Broca và vùng nói thầm.

Trong lúc sóng Beta nói lên sự gia tăng hoạt động của các vùng ý căn, ý thức, và trí năng, kết hợp với ngôn hành và ý hành, thì sóng Alpha tăng lên hoạt động của tự kỷ ám thị, kết hợp với "tầm" mà "không tứ."

Tự kỷ ám thị là cách thực hành thiền mình tự ngầm bảo cho mình về điều gì đó để tạo ra phản xạ vui thích hay ức chế tâm lý. Nó thường kết hợp với sự tưởng tượng hơn là thực tế.

ĐẶC TÍNH

Sóng não Alpha tượng trưng cho tâm lắng dịu, thư giãn, nhưng chưa thực sự yên lặng như sóng não Theta. Sóng này thưa hơn sóng Beta; trung bình từ 9 đến 13 Hz trong 1 giây.

Đặc tính của sóng não Alpha có lời nói thầm, nhưng không có đối thoại thầm lặng bên trong. Nói cách khác là có tầm không tứ. Nó tương xứng với trạng thái tỉnh thức ý thức. Đó là tuy có tỉnh thức, nhưng vẫn còn phân biệt hai bên: có ta và đối tượng của ta. Nhưng đặc biệt, trong tiến trình này không có hoạt động của suy nghĩ; trái lại có hoạt động của ý thức tập chú (focus) vào đối tượng hoặc trí năng tưởng tượng về đối tượng.

ĐIỀU KIỆN

Điều kiện làm phát sóng Alpha là khi ta dùng ý thức để tập trung vào một đối tượng. Lúc bấy giờ tuy tạp niệm thỉnh thoảng mới thò ra, nhưng tâm ta chưa thực sự dừng hẳn. Vì còn niệm tập trung. Đây là quá trình tâm còn một niệm.

Thông thường sự lập thành sóng não Alpha do hội đủ 4 điều kiện sau đây:

Ta/tự ngã + Tâm (Trí năng, ý thức, hoặc ý căn) + Tự kỷ ám thị + Đối tượng (chủ đề hay pháp) = Alpha

Thí dụ:

Để hạn chế sự dao động nội tâm, ta cố gắng tập trung vào một đối tượng trước mặt hoặc trên thân mình, như đơn điền, hay đầu mũi, hoặc giữa trán. Trong tiến trình này sóng não được tác động để phát ra tần số tập trung vào đối tượng. Niệm tạp nhạp tuy không khởi lên, nhưng niệm biết không lời vẫn không có mặt trong tiến trình này; trái lại, có niệm tập trung vào một đối tượng. Qua phương thức này, sóng não Alpha xuất hiện.
Để ngăn ngừa tạp niệm, khi thực hành thiền trong lúc đi, đứng hay ngồi, ta tập trung tư tưởng vào một đối tượng như miệng niệm danh hiệu Phật, tay lần tràng hạt. Trong tiến trình này, tác ý vẫn được tâm tác động để tập chú vào việc:
- Miệng niệm Phật
- Tay lần tràng hạt
Như vậy, trong vi tế, tâm vẫn ở trạng thái động. Nhưng về trường hợp này, trạng thái tâm không lăng xăng dao động như trạng thái tâm thuộc dạng sóng Beta.
Thở đếm từ 1 đến 10 và theo dõi hơi thở vào, ra.
Khi người hành thiền trong trạng thái hôn trầm hay ngủ gật, sóng não cũng hiện lên dạng Alpha.
Niệm thình lình bất chợt xẹt vào trong tâm mà người hành thiền không có ý mống khởi.
Mơ mộng (daydreaming), mơ màng (light reverie), tưởng tượng (fantasizing), nhớ lại (remember), hồi tưởng (recall), và sự hình dung, tưởng tượng thấy (visualization) điều gì trong não.
Mơ tưởng những viễn ảnh tương lai; ước mơ điều gì mình sẽ đạt được trong tương lai.
Mống tâm tưởng nhớ hay hồi tưởng chuyện quá khứ; luyến tiếc hay hối hận chuyện đã xảy ra, và vẽ ra những ý đồ điều chỉnh lại những sai lầm trong quá khứ.
Trong lúc tọa thiền, ta áp dụng tự kỷ ám thị, như liên tục vận dụng óc tưởng tượng để hình dung về điều gì mà ta chưa hề biết hay chưa hề chứng kiến, hoặc ta mơ tưởng một cảnh giới nào đó ở ngoài trái đất mà ta sẽ đến đó, sau khi chết.
SO SÁNH

Đối nghịch với sóng Beta là sóng Alpha. Với sóng não Alpha, trong ngũ uẩn, Tưởng có mặt thường trực.

Ta có thể so sánh sóng Beta tượng trưng cho niệm ác, niệm bất thiện, tạo ra sự căng thẳng thần kinh, còn sóng Alpha tượng trưng cho niệm thiện, niệm tốt, niệm yên lặng, niệm biết rõ về một đối tượng. Tương xứng với nhất tâm 4, hay tâm có một điểm cụ thể để trụ.

Trong tiến trình niệm này, tác ý vẫn còn có mặt. Đó là "Ta" chú ý hay tập chú vào "đối tượng của ta" như thế nào đó.

Mặc dù lúc bấy giờ tâm người có dạng sóng Alpha ở trạng thái thư giãn, không dao động lăng xăng như người cố gắng tối đa để thực hành một chủ đề nào đó trong thiền; trái lại, trong đầu người đó vẫn còn khởi niệm: cố gắng theo dõi những hoạt động trên thân hoặc tưởng tượng tâm mình như thế nào đó... Đây là tác ý.

Thí dụ, khởi ý cố gắng dụng công về chủ đề Thở trong Thiền. Rồi tưởng tượng hơi thở của mình như thế nào khi hít vào, lúc thở ra. Đó là tự kỷ ám thị. Trong tiến trình này, ta sử dụng trí năng suy luận để thực tập:

Cố gắng nhớ số đếm từ 1 đến 10; quên thì đếm lại; hoặc đếm ngược: 10, 9, 8, 7, 6, 5, 4, 3, 2, 1; hoặc đếm xuôi: 1, 2, 3...
Tưởng tượng về hơi thở và tâm như thế nào đó.
Với điều kiện này, niệm tạp nhạp tuy không xuất hiện, nhưng vẫn còn lại là niệm tưởng tượng khi dụng công. Tâm chưa trở nên hoàn toàn yên tịnh: vẫn còn dính với cảnh.

Hoặc khi ngồi thiền, ta hình dung hay tưởng tượng mỗi lần hít vào hay thở ra, thân khoẻ mạh, tâm tươi mát... Trong trường hợp này, bề ngoài xem như nội tâm có vẻ yên lặng và thư giãn, nhưng kỳ thật niệm niệm cứ liên tục khởi lên theo sự tưởng tượng của ta.

Với trạng thái tâm ở mức độ động vi tế này, sóng Alpha xuất hiện thường trực. Sóng này có biên độ 5 thấp (low-amplitude), chậm, có tần số 6 trung bình từ 9 đến 13 Hz trong mỗi giây.

Như vậy, nếu áp dụng Thở Đếm hay Theo Dõi Hơi Thở, hoặc Quán hay quan sát một đề mục nào đó trên thân, hoặc tự kỷ ám thị để tưởng tượng một cảnh giới, một hình ảnh nào đó, sóng Alpha liền xuất hiện. Điều này cho thấy, sóng Alpha liên kết giữa tâm thức và tiềm thức.

Thí dụ, trong lúc áp dụng các phương thức Quán, tuy ta không suy nghĩ lung tung, niệm tạp nhạp không khởi lên, nhưng trong đầu vẫn còn có niệm. Lý do là ta đang tập chú tâm thức để cố hình dung về chủ đề ta đương thực tập. Đây là điều kiện làm cho sóng Alpha xuất hiện....

Có người thắc mắc và không tin là trong cơ thể của con người có một dòng điện sinh học. Cho nên khi nghe nói đến chữ Nhân điện thì lập tức họ nói trong cơ thể làm gì có điện sinh học !

Khi ta gặp những chuyên gia sản xuất máy đo Điện Não Đồ hay chuyên viên vận hành máy đo Điện Não Đồ thì chúng ta sẽ nhận được câu trả lời là " Nếu trong cơ thể của con người không có dòng điện sinh học thì chúng tôi đâu có sản xuất ra máy đo Điện não đồ, Điện Tâm Đồ làm gì.

Có nhiều người thật ngớ ngẩn lại không tin mà cứ cải tới, cải lui, bảo thủ cho rằng trong cơ thể của con người không có dòng điện sinh học nào, sở dĩ máy đo được là do điện có sẳn trong cái máy đo.!!! Câu này nghe qua ai thấy tội nghiệp thay cho họ, vì chuyên viên y khoa họ cần biết trạng thái, tình trạng điện trong não của bệnh nhân, chứ họ đâu cần đo cái điện trong cái máy đo làm gì. Có khi nào hàng trăm cái bệnh viện hàng đầu trên thể giới này đều bị người bán máy đo gạt họ. Nói vài hàng cho vui vậy thôi, diễn đàn xin mời các vị xem tiếp bài này.

tiếp theo phần 1

SỰ LIÊN KẾT GIỮA SÓNG ALPHA VÀ GIÁC QUAN

Trên phương diện sinh lý học, sóng Alpha được liên kết với mắt và trạng thái biết của ý thức phân biệt, và biết của trí năng.

Khi áp dụng nhìn ánh sáng nắng, nhìn mây bay trên bầu trời, chúng ta sẽ tạo ra sóng Alpha nhanh hơn. Còn nếu ngồi nhìn mây bay trên trời mà trong não liên tục khởi lên niệm nói thầm hay đối thoại thầm lặng, sóng Alpha cũng xuất hiện.

Ngoài ra, nếu ngồi thiền mà đảo mắt ngược lên, ta sẽ tạo ra sóng Alpha nhiều hơn.

CÁCH KIỂM SOÁT SÓNG NÃO ALPHA ĐỂ CÓ SÓNG NÃO THETA

Sóng Alpha sẽ không xuất hiện, thế vào đó là sóng não Theta, nếu ta áp dụng:

Phương pháp Thở bằng niệm Biết Không Lời;
Nhìn đối tượng trước mắt bằng thầm nhận biết hay chỉ biết.
Tọa thiền trong trạng thái thư giãn. Thí dụ, thư giãn lưỡi, thư giãn thần kinh mặt, sóng Alpha sẽ xuất hiện trước, sau đó đi vào Theta.
Tâm ở trạng thái biết không dính (detached awareness) hoặc biết không lời (wordless awareness).
3. Sóng Theta

Ý NGHĨA

Sóng não Theta tượng trưng cho tâm định: biết không lời có mặt. Nhịp thầm nhận biết và tỉnh thức biết bình thường của não kết hợp với hoạt động của vùng kiến giải tổng quát, phía sau bán cầu não trái. Trong sóng não Theta không có hoạt động của tác ý (chú ý) vào bất cứ đối tượng nào trên thân hay ngoài thân.

Tâm người hành thiền ở trạng thái rỗng lặng: biết tất cả mà không dính tất cả. Trong ngũ uẩn, Thọ (biết không dính) có mặt thường trực. Tưởng, Hành, và Thức vắng mặt.

ĐẶC TÍNH

Sóng não Theta có tần số từ 4 đến 8 Hz trong mỗi giây. Đây là trạng thái tâm tĩnh lặng sâu hay thư giãn sâu. Niệm niệm không tự động khởi ra trong đầu người hành thiền. Ngôn hành và ý hành yên lặng. Các vùng ký ức vận hành, ký ức dài hạn, và ký ức ngắn hạn không hoạt động.

Do đó, sóng Theta được xem là nền tảng của tất cả những tiến trình Định, vì trong nó tầm và tứ đều vắng mặt. Ý hành cũng vắng mặt.

ĐIỀU KIỆN

Khi người hành thiền kinh nghiệm:

Thầm nhận biết,
Tỉnh thức biết,
Biết như thật 7,
Biết như vậy 8,
Làm chủ tâm ngôn,
Sóng não Theta liền phát ra.

Ngoài ra, tọa thiền trong trạng thái thư giãn. Thí dụ, thư giãn lưỡi, thư giãn thần kinh mặt, sóng Alpha xuất hiện trước, sau đó là sóng Theta.

SO SÁNH

Sóng Theta tương đương với trạng thái không nói thầm hay không đối thoại thầm lặng. Còn sóng Alpha tương đương với trạng thái Quán, tử kỷ ám thị, hay tập trung tư tưởng vào đề mục dụng công. Khi một người vừa mới dừng được tầm và tứ, sóng não Theta liền hiện ra. Nếu vị ấy củng cố trạng thái không lời từ 10 phút đến 30 phút, sóng Delta liền hiện lên trên màn máy vi tính.

4. Sóng Delta

Ý NGHĨA

Sóng Delta tượng trưng cho tâm định vững chắc. Nhịp nhận thức không lời xuất hiện bình thường kết hợp với vùng nhận thức không lời của khu kiến giải tổng quát. Tâm của người hành thiền ở trạng thái hoàn toàn khách quan.

ĐẶC TÍNH

Sóng Delta biên độ cao, tần số từ 3 đến 4 Hz hay thấp hơn là từ 1 đến 3 Hz trong mỗi giây. Nếu nhìn lên trên màn máy vi tính, ta sẽ thấy sóng Delta có dạng như sợi chỉ gần như thẳng.

ĐIỀU KIỆN

Bằng phương pháp:

Nhận thức không lời,
Biết như vậy,
Thấy biết như vậy,
Sóng não Delta liền xuất hiện. Tuy nhiên, nếu chỉ đo sóng não có dạng Delta trong lúc đo, rồi thời gian sau đó các thứ tâm lăng xăng, điên đảo lại khởi lên, kết quả sự đo kia không còn giá trị. Vì gió thế gian sẽ thổi "Cây Định" của người hành thiền "trốc gốc!" Vì vậy, muốn liên tục củng cố dạng sóng Delta, người hành thiền phải liên tục củng cố không nói thầm trong não trong bốn oai nghi ngoài những thời thiền

SO SÁNH

Bằng nhận thức không lời, ta vào được Delta, trong lúc đó bằng thầm nhận biết hay tỉnh thức biết, ta vào được Theta. Sóng não Delta được so sánh như trạng thái của người vào được Định sâu, tương đương với trạng thái Nhị Thiền vững chắc với tâm thuần nhất 9 và Tam Thiền với chánh niệm tỉnh giác. Sánh với Thiền tông là trạng thái không lời hay vô ngôn vững chắc. Nơi đây tám gió thế gian khó lung lạc thiền gia.

NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÁC

Với thiền, sóng não Delta đại biểu cho trạng thái "tâm vô thức" hay trạng thái "nhận thức không lời" được kéo dài từ 5 phút đến 10 phút, hoặc cao hơn nữa trong một thời thiền. Còn đối với người tuy cũng vào định, nhưng không biết gì chung quanh, không có nhận thức không lời về đối tượng siêu lý luận, cũng tạo ra sóng Delta, nhưng người này không có trí tuệ tâm linh tự phát.

Hoặc trong lúc ngủ say và khi hệ thống Cơ cấu mạng lưới (Reticular Formation) không nhận tín hiệu từ bên ngoài vào, như tình trạng mất cảm giác (anesthesia) cũng tạo ra sóng não Delta.

Hoặc người ngủ say, hay hôn mê (coma), sóng não Delta tuy cũng xuất hiện, nhưng nhận thức không lời không có mặt.

TÁC DỤNG

Tác dụng của sóng não Delta cho thấy phần lớn sóng não này là thành phần của trực giác (intuition) và thấu cảm (empathy). Người có sóng não này thường là người dễ thông cảm với người khác. Những trạng thái từ, bi, hỷ, xả thường biểu lộ ra ngoài thân, lời và ý của vị đó.

Trí tuệ tâm linh được triển khai từ sóng não Delta. Người có sóng não Delta sẽ có trí tuệ tâm linh không thể giải thích (an inexplicable spiritual insight) như:

Thấu cảm (khả năng hiểu biết được ý nghĩ và cảm xúc của người khác),
Linh cảm (a hunch, a premonition, a presentiment) = nhận thức điều gì không thông qua giác quan,
Linh tính (a foreboding) = sự đoán trước một việc gì đó sẽ xảy đến trong tương lai gần.
Sóng não Delta được so sánh như máy radar của con người. Khi người hành thiền đạt được vững chắc sóng Delta liên tục trong nhiều năm, vị ấy có khả năng bắt được tần số suy nghĩ của người khác.

Cao hơn nữa là sự phát huy tính sáng tạo 10 (creativity). Trong đó có khả năng tứ vô ngại giải 11, và sáng đạo 12 (innovation of the way).

Xem thêm : Điều khiển lái xe lăn bằng điện não

Dùng suy nghĩ để điều khiển xa lăn

Thought - controlled wheelchair





GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ

1. PET: tên gọi tắt của 3 từ Positron Emission và Tomography. Đây là kỹ thuật ghi hình hoạt động của não bộ trên màn ảnh của máy computer thông qua một thiết bị có dạng hình ống. Bệnh nhân được đặt nằm trong đó.

Các chuyên viền dùng positron là chất chống vật chất giống hệt điện tử (the antimatter counterpart of an electron). Chất này có cùng khối điện tử, nhưng không có nạp điện, trái lại tạo ra sự phát ra (emission) nguyên tử phóng xạ (radioactive atoms).

Các nhà não học dùng nó để đo lưu lượng máy tập trung tại một nơi nào đó trong não bộ để biết vị trí của những mối xúc cảm hay cảm nghĩ của con người qua sự tái thiết lập hình trên máy điện toán (tomographs). Từ đó các nhã não học đặt tên máy là Positron Emission Tomography, viết tắt là PET.

Từ năm 1988, tại trường Đại Học Y Khoa ở Seattle, tiểu bang Washington, các nhà nghiên cứu não như Steven E. Petersen, Michael I. Posner, Peter T. Fox, Mark Mintun, và Marcus E. Raichle đã bắt đầu xử dụng kỹ thuật PET để nghiên cứu chức năng của não người bình thường, đặt biệt nhất là những vùng Broca và Wernicke. Qua phương pháp PET, cho thấy trung tâm Phát ra Lời nằm ở tiền trán bán cầu não trái, trung tâm Nghe nằm ở thùy thái dương hai bán cầu não trái và phải.

PET ( Positron Emission Tomography) Scan - What to Expect (UW Medicine)



('Positron Emission Tomography ... [is a medical imaging technique that] can track chemical reactions in living tissues and merges chemistry with biological imaging. Its strength has been in studies of the brain where there has been significant progress in investigations of drug addiction, aging, mental illness, and neurogenic disorders. Positron Emission Tomography (PET) had its genesis in hot-atom chemical research supported by the Chemical Sciences Division of the Office of Basic Energy Sciences. Through this research it was learned, over many years, how to prepare short-lived positron emitters such as 18F whose half-life is 110 minutes. In 1975, the molecule [18F]fluorodeoxyglucose was successfully synthesized at Brookhaven National Laboratory (BNL) and set the stage for Positron Emission Tomography of the human brain.')

2. Sóng não: Brain waves: Não phát ra xung lực điện thường trực. Dòng điện này gọi là sóng não. Sóng não đó được đo bằng tần số (frequency) và biện độ (amplitude).

The Secret of Brain Wave Vibration



Brain Wave Vibration: Getting Back into the Rhythm of a Happy, Healthy Life, Ilchi Lee introduces a simple training technique that has already transformed thousands of lives. Brain Wave Vibration is a powerful, easy-to-follow method that helps people bring their bodies and minds back into balance for total health, happiness, and peace. The simplest form of practice merely requires moving your body to your own internal rhythms.

3. Tầm, Tứ: Tầm: Pali: vitakka: suy tư (pondering) ngẫm nghĩ (reflection). Nghĩa bình dân: nói thầm. Tứ: vicāra: tư duy biện luận (discursive thinking), quán sát (investigation), khảo sát (examination). Nghĩa bình dân: đối thoại thầm lặng bên trong.

4. Nhất tâm: citta/cittassa-ekaggatā (One-pointedness of the mind). Ekaggatā = Thuật ngữ = Nhất điểm (one-pointedness). Nó là một của 7 phần tâm sở hữu của ý thức (consciousness). Eka = một. Khi kết hợp với "citta" hay "cittassa," nó có nghĩa "nhất điểm tâm." Từ này được lập thành trong nhiều văn bản Phật giáo, nó có nghĩa tập trung (concentration), quán (contemplation) hay yên lặng (tranquillity).



Thoạt đầu nó là đối tượng của ý thức. Tâm trở nên biết chỉ có một đối tượng và có thể bị xao lãng (distracted) bởi nhiều đối tượng khác.

Như vậy "ekaggatā" trong nghĩa căn bản, nó chỉ cho ý thức chú ý có chọn lựa, tập chú hay tập trung. Nhiều văn bản Phật giáo, xem nó đồng nghĩa với samādhi. Nhưng nó hoàn toàn khác nhau ý nghĩa giữa ekaggatā và samādhi. Ekaggatā là thuật ngữ chỉ sự tập trung ý thức (concentrated consciousness).

Nó có thể giúp ta phát triển được tâm định cao hơn, nhưng tầm và tứ vẫn còn. Trong Luận thư của Nguyên Thủy [Dhammasaṅgini: Pháp Tập Luận, do ngài Mục Kiền Liên Tu Đế (Moggaliputta-tissa) thiết lập trong kỳ kết tập kinh điển lần thứ 3 dưới triều Vua A Dục], định nghĩa "chánh định" và "nhất điểm" đồng nghĩa. Nhưng trong kinh Nikāya thì không cho là như vậy.

Trên nguyên tắc, "ekaggatā" là phương tiện đầu tiên để thực hành Định bằng cách gom tâm lại một điểm. Sau đó, khi tâm bớt xao lãng ta có thể tiến lên bước khác.

5. Biên độ: amplitude. Thuật ngữ khoa học, chỉ sự hiện rõ độ gốc nằm dưới biểu đồ đo sóng não của một người. Biên độ là sức mạnh của xung lực điện, được đo bằng vi điện áp (microvoltage).

6. Tần số: frequency. Tần số là tốc độ của những sự gợn sóng nhấp nhô (undulations), được đo bằng chu kỳ mỗi giây (hay Hertz). Tần số xác định loại sóng não nào là beta, alpha, theta, và delta. Sự kết hợp của những loại sóng não kể trên xác định hay nhấn mạnh trạng thái ý căn, ý thức, và tánh giác của ta vào bất cứ lúc nào khi ta đo.

7. Biết như thật: Như thật tri: Pali: Yathābhūtañāṇa; Sanskrit: Yathābhūtajñāna: the knowing of the thing or object as it is or as in reality; knowing in accordance with reality; the knowledge of the true reality, the knowledge of the true nature (of phenomena). Thuật ngữ này xuất hiện trong hệ kinh Nguyên Thủy Nikāya hay A Hàm, có nghĩa sự kiện, sự vật hay đối tượng nếu có thì biết có, nếu không có thì biết không có; vật thế nào, biết y như thế đó mà không có thêm, bớt gì trong đó, gọi là "biết như thật.

" Như kinh nói: "Cái gì hiện hữu biết nó hiện hữu, cái gì không hiện hữu, biết nó không hiện hữu." (santam vā atthi' ñasssati asantam vā natthi'ti ñassati). Đây là cách biết trạng thái đang là của đối tượng. Trên thực tế, nếu đạt được như thật tri, xem như ta đã đạt được tánh giác hay tánh giác đã hiển lộ. Vì chỉ có tánh giác mới biết như thật, biết không hai bên.

8. Biết như vậy: biết trống rỗng. Đây là sự biết bằng nhận thức, không lời về đối tượng: cơ chế thứ tư của tánh giác. Pali: Tathāñāṇa, Tathāpajānanā.

9. Tâm thuần nhất: Pali: cetaso-ekodibhāva, cũng viết là ekothibhāva, hoặc ekotibhāva (unification of the mind, or unified mind). Thuật ngữ "thuần nhất" (ekodibhāva) thường được mô tả trong sơ thiền nhập nhị thiền. Nó thường được dùng để chỉ trạng thái riêng biệt của tâm không dính mắc vào hai bên và đạt được bằng làm chủ ý ngôn. Trong đó có từ "eko" có nghĩa "duy nhất," hay "đơn" (unique or single).

Đây là trạng thái tâm vô niệm; chỉ có một dòng niệm biết không lời không đứt quãng. Trong đó tâm không dính với cảnh hay đối tượng. Tầm và tứ không xuất hiện. Tương xứng với Nhị Thiền: trạng thái vô tầm, vô tứ định. Nó khác với nhất tâm (citta-ekaggatā = One-pointedness of mind). Trong nhất tâm có ý thức tập trung vào đối tượng. Nó không phải là Định (Samādhi). Nó là cách thực hành để hạn chế bớt tâm lăng xăng dao động.

Với loại nhất tâm này, khi đo điện não đồ sóng Alpha hiện ra. Ngược lại, với tâm thuần nhất, sóng Theta hiện ra. Sau đó là sóng Delta với trạng thái tỉnh thức biết và nhận thức không lời.

10. Tính sáng tạo: Năng lực kiến giải những điều mới và tạo ra được điều mới đó đầu tiên.

11. Tứ vô ngại giải: Bốn năng lực kiến giải của tánh giác:

Pháp vô ngại giải = Tánh giác kiến giải Pháp của Phật trên nhiều mặt, tuy hình thức khác nhau, nhưng không xa rời cốt lõi nội dung của Pháp. Nhờ cách kiến giải này giúp người nghe đủ mọi trình độ căn cơ lãng hội để thực hành.
Nghĩa vô ngại giải = Dùng nhiều cách giảng giải nghĩa của Pháp, cốt làm rõ nghĩa của Pháp, giúp người nghe thông hiểu để thực hành.
Từ vô ngại giải = Khi giảng giải, có khả năng dùng nhiều loại từ, nhiều thí dụ phù hợp theo địa phương, theo thời đại, giúp người nghe nhận ra cốt lõi nghĩa của từ ngữ đó để dụng công.
Biện tài vô ngại giải = Khéo giảng pháp thích hợp với mọi trình độ căn cơ và giải đáp không chướng ngại.
12. Sáng đạo: Sự kiến giải của một trong bốn cơ chế của tánh giác những điều mới lạ về pháp của Phật hay của Tổ. Tương đương tiếng Anh: "Innovative ways."



PHỤ LỤC

Hình chụp hoạt động của các vùng bên trong não bộ khi vào Định.








Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét