Thứ Ba, 31 tháng 5, 2016

Đức Phật khai thị vì sao con người sẽ quên đi kiếp trước

Một ngày nọ, Đức Phật cùng với chúng đệ tử nghỉ ngơi dưới một gốc cây cổ thụ ngoài thành La Duyệt Chỉ, có một vị tỳ kheo vừa mới xuất gia tên là Kiến Chánh. Cậu này đang suy nghĩ một vấn đề: Đức Phật nói rằng con ngươi ta đều có đời trước của mình, thế nhưng con người tại sao đều không nhớ rõ?

Khi Kiến Chánh muốn hỏi Đức Phật, Đức Thế Tôn vốn đã biết trước mọi chuyện liền nói rằng:
“Này các đệ tử, chư vị hãy nhìn xem cái cây này, vốn dĩ chỉ là một hạt giống, giờ đây đã lớn thành một cây cổ thụ um tùm. Ban đầu khi còn là hạt giống, còn chưa có rễ, thân, lá và quả, dưới tác dụng nhân duyên của đất, nước, nắng, gió, hạt giống mới nảy mầm; mầm cây lại sinh ra thân cây, thân cây lại sinh ra lá, lá rồi lại sinh hoa, hoa lại kết thành quả, qua nhiều biến đổi, tuy từ một hạt giống ban đầu nhưng nay đã không còn là hạt giống ấy nữa. Chư vị nói xem, những rễ, thân, hoa, quả này còn có thể biến trở lại thành hạt giống ban đầu hay không?”
Chúng đệ tử đều trả lời: “Thưa Đức Thế Tôn, không thể ạ!”.
Đức Phật nói với chúng đệ tử: “Chuyện sinh tử cũng là như vậy, u mê không rõ là căn nguyên, cũng tương tự như hạt giống của cái cây vậy, hạt giống tuy nhỏ nhưng lại có thể mọc thành cây cổ thụ. U mê không rõ sinh hành (hành vi), hành sinh thức (nhận thức), thức sinh danh sắc, danh sắc sinh lục nhập (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý), lục nhập sinh xúc (cảm xúc), xúc sinh thọ (cảm thụ), thọ sinh tham ái, ái sinh chấp trước, chấp trước sinh hữu, hữu đi đến sinh, sinh đi đến già chết, hợp thành mười hai nhân duyên. Đã có thân thể, chính là có già chết.
Sau khi chết rồi tâm thức thuận theo những việc làm thiện ác lúc còn sống, đi đến kiếp sau, gặp được cha mẹ có duyên, lại nhận được hình thể, sinh khởi lục căn mới, nhiễm tập khí mới, nhận khổ lạc khác, thêm vào biến đổi của hoàn cảnh, đều đã không còn giống đời trước nữa, không thể trở về thân thể ban đầu nữa; giống như cây cổ thụ không thể biến trở lại thành hạt giống nữa vậy”.
đức Phật, luân hồi, Kiếp trước, khải thị, Bài chọn lọc,
(Ảnh: Internet)
Đức Phật khai thị, nguyên nhân tâm thức không trở về
Tỳ kheo Kiến Chánh rời khỏi chỗ ngồi, quỳ xuống hỏi Đức Phật rằng: “Con từ khi sinh ra cho đến nay, nhìn thấy không ít người qua đời. Ví như cha con, anh em, vợ chồng, bạn bè, kẻ thù ly biệt, hoặc là yêu nhau, ghét nhau, cớ sao không thấy tâm thức sau khi chết trở về hiển hiện trước mặt những người còn sống? Là cái gì đã khiến tâm thức có sự ngăn cách? Mong Thế Tôn lần lượt giải nói, để chúng con đoạn trừ nghi hoặc”.
Sau đó, Đức Phật đã đưa ra các loại ví dụ để trả lời câu hỏi của Kiến Chánh.
1. Ví dụ của vật thể
Đức Phật nói: “Tâm thức không có hình tượng, nếu như bản thân làm việc lành, thì tâm thức sẽ theo nghiệp lành chuyển sinh, không thể trở về được. Tại sao vậy? Ví như đem quặng sắt luyện thành sắt, sau khi thành sắt thì đúc thành vật dụng, thử hỏi số vật dụng đó còn có thể phục hồi trở lại là quặng sắt hay không? Tâm thức rời khỏi thân thể, cũng giống như quặng sắt đã được luyện thành sắt, tâm thức lại nhận thân thể mới, thì là giống như đem sắt luyện thành vật dụng, hình thể ban đầu đã biến mất thay đổi rồi, không thể hồi phục trở lại thành tâm thức ban đầu nữa.
Đời này thọ trì ngũ giới, đời sau đắc được thân người, có một cha mẹ khác, tâm thức bèn có 6 loại chướng ngại: Một là ở trong cõi âm, không được trở về; hai là vào bên trong bào thai; ba là khi ra khỏi bào thai rồi quên đi ký ức trước đây, bốn là sau khi cất tiếng khóc chào đời mà quên mất tâm thức trước đây, từ đó sinh thành nhận thức mới; năm là sau khi sinh ra liền ham muốn thức ăn, quên mất tâm thức trước đây; sáu là dần dần lớn lên, tiếp nhận thói quen sự vật mới, quên đi tâm thức trước đây.
Ví như thương nhân chu du bốn phương các nước, nếu như trong tâm chỉ nghĩ đến một phương hướng, thì sẽ không nghĩ đến ba phương hướng còn lại. Tâm thức là vì sáu loại ngăn trở này, không thể khôi phục về hình trạng ban đầu, giống như hạt giống mọc thành cây, khoáng luyện thành sắt, vậy nên không thể trở về báo cáo với người ta. Lại ví như nhà làm gốm lấy lửa nung đất thành gốm, gốm không thể khôi phục thành đất nữa. Lại ví như một cái cây lớn, thợ mộc chặt nó xuống, điêu khắc thành các loại dụng cụ tinh xảo, nếu như có người tập hợp những dụng cụ này lại, muốn để chúng trở lại thành cái cây, điều này có làm được không?”
Chúng đệ tử trả lời: “Không làm được”.
Đức Phật nói:
“Tâm thức đối với những việc làm thiện ác của một đời này, sau khi chết đi sẽ thuận theo nghiệp lực mà hoán chuyển thân thể mới. Những gì đã thấy đã làm, đều không còn là thân thể trước đây nữa, không thể trở về trước mặt người ta, giống như cái cây đã chặt không thể tập hợp đồ gỗ lại khiến nó sống lại thành cái cây được. Lại ví như thợ hóa chất nung cát đá thành nhiên liệu màu đỏ lại chuyển sang màu trắng, lại chuyển sang thể lỏng, nhiên liệu không thể biến trở lại thành cát đá được nữa.
Lại ví như nước được để trong cái bình hình tròn, hình dạng của nước cũng theo đó mà biến thành hình tròn; nếu là cái bình hình vuông, hình dạng của nước cũng hiện thành hình vuông.
Sinh tử cũng là như vậy, tâm thức vốn không có hình thể cố định, thuận theo việc làm thiện ác mà đi chuyển sinh vào thân thể tương ứng; có người thì trắng, có người thì đen, cao, lùn, có người thì khổ nhiều vui ít, có người thì vui nhiều khổ ít, đều là thuận theo những thiện ác đã làm; giống như hình thể của nước biến hóa theo cái bình vậy”.
Đức Phật đã đưa ra các loại ví dụ để trả lời cthắc mắc của Kiến Chánh.
2. Ví dụ sinh vật, thịt
Đức Phật nói tiếp: “Nếu như nghiệp lực mà một người nào đó tạo trong một đời là nghiệp súc sinh, đương nhiên sẽ phải thuận theo hình tượng của súc sanh, và anh ta cũng không thể trở về trước mặt người ta được. Ví như ấu trùng ve, sống ở trong đất, không có tiếng kêu, không có lông cánh, nhưng nó hễ có được điều kiện sinh thành, rồi lột xác thành ve. Con ve này bèn bay lên cây, kêu không ngừng, thử hỏi có thể cho nó vào trong đất, khiến nó trở lại thành ấu trùng ve được không?”
Chúng đệ tử trả lời: “Không thể ạ! Ấu trùng ve đã trải qua lột xác, rời khỏi chỗ tối tăm ra sống ở nơi sáng, thân hình đã biến khác, không lâu nữa sẽ chết, hoặc bị chim chóc mổ ăn, không thể phục hồi thành ấu trùng ve như trước được nữa!”.
Đức Phật nói: “Sinh tử của con người cũng là đạo lý này. Mệnh hết thân chết, tâm thức đổi dời, tiếp nhận thân thể mới, chịu sự che đậy của sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Thói quen nghe nhìn đều khác nhau, sống chết đổi thay, không được lâu dài, là các loại nhân nhân quả quả khác nhau. Giống như con ve trên cây không thể trở lại thành ấu trùng ve ban đầu nữa”.
Đức Phật hỏi các đệ tử: “Ví như một miếng thịt cắt ra, qua một thời gian dài không ăn, thì sẽ bốc mùi hôi thối sinh ra dòi bọ; bây giờ nó còn có thể trở lại thành miếng thịt tươi ngon ban đầu không?”.
Chúng đệ tử trả lời: “Không thể ạ! Miếng thịt này đã bị hư nát, làm sao có thể phục hôi là miếng thịt tươi ngon ban đầu được nữa”.
Đức Phật nói: “Sinh tử cũng như vậy, con người ở thế gian thuận theo ba nghiệp thân – khẩu – ý đã tạo, sau khi chết tâm thức sẽ đi về nẻo ác, hoặc thân đọa địa ngục, hoặc mang thân súc sinh, hoặc mang thân côn trùng và cá… Lúc này ý thức là khác vạn dặm so với con người, bởi vì nghiệp tội của họ giống như tấm lưới chụp lấy tâm thức vậy. Họ cũng không còn nhận thức được bản thân mình, vậy nên càng khó nhớ lại hết thảy cảnh ngộ lúc sinh tiền của mình; giống như một miếng thịt đã cắt ra này, không thể khôi phục lại miếng thịt tươi ngon ban đầu nữa”.
3. Ví dụ màu sắc, ánh sáng
Đức Phật nói với chúng đệ tử: “Lại ví như đêm không trăng, đem đồ vật có năm loại màu sắc khác nhau đặt trong chỗ tối, gọi hàng nghìn vạn người đến phân biệt. Trong đó có người nào có thể phân biệt được các màu xanh, vàng, đỏ, trắng hay không?”
Chúng đệ tử trả lời: “Dẫu có gọi nhiều người hơn nữa đến phân biệt, cũng đều khó nhìn thấy là vật gì, huống hồ là nhận biết màu sắc”.
Đức Phật nói: “Nếu như có người cầm một ngọn đuốc đến chiếu sáng thì sao?”
Chúng đệ tử trả lời: “Nếu thế thì sẽ khác, có ánh sáng rồi, con người liền có thể phân biệt 5 màu sắc ngay”.
Đức Phật nói: “Nếu như có một kẻ ngu đần, anh ta cứ ngược hướng với ánh sáng mà đi vào trong nơi tối tăm tịch mịch khó lường, hơn nữa còn đi rất xa rất xa, muốn nhìn ra năm loại màu sắc này, hỏi có thể được không?”.
Chúng đệ tử trả lời:  “Kẻ ngu đần ngược hướng ánh sáng mà đi vào chỗ tối tăm, vậy thì càng đi sâu vào sẽ càng tối, đương nhiên vĩnh viễn cũng nhìn không thấy năm loại màu sắc”.
Đức Phật nói với chúng đệ tử:
“Sống chết của con người cũng là như vậy. Hết thảy con người cũng như các loài vật bay lượn trên không, đi lại trên đất, đã nhận chịu số mệnh theo hình dạng bề ngoài, đều là từ sự u mê bởi các loại vọng tưởng mà nên. Nếu không hành thiện tu đạo, không tu thân dưỡng tính, không có được huệ nhãn, lại muốn biết được hướng đi sinh tử của tâm thức, muốn biết được sự thật về âm dương, thì sẽ giống việc nhận biết năm loại màu sắc trong bóng tối vậy, chung quy vẫn là uổng công vô ích.
Nếu như làm theo lời dạy, kiên trì tuân thủ giới luật, tu hành đạo phẩm, thân giữ chính niệm, chính là giống như đi theo người mang đuốc lửa, tự nhiên có thể nhìn được năm loại màu sắc. Nếu như nghe theo lời Phật dạy, y pháp tu đạo, thì có thể thoát khỏi sinh tử, nhìn thấu ngũ đạo và thiện ác báo ứng. Chính là như đuốc lửa chiếu sáng, giúp ta nhìn rõ màu sắc vậy.
Con người ta nếu không tu thân dưỡng tính, làm trái điều răn, trôi theo dòng chảy thế tục, tà mệnh dưỡng thân, đoạn đứt chính Pháp, không tín không nghe, càng không chịu làm theo, chính là giống như kẻ ngu đần rời bỏ chỗ sáng đi về chỗ tối, đời đời bị che mờ, kiếp kiếp bị ô nhiễm, cuối cùng không thể nhìn rõ chân tướng của sinh tử”.
Đức Phật lại nói với chúng đệ tử: “Con người một đời này mang theo thân người, mắt thịt nhìn thấy những việc hiện tại, cha mẹ họ hàng thân quyến, v.v… rõ ràng minh bạch. Tuy vậy không thể nhìn rõ được kiếp trước là từ đâu đến, khi kiếp này già chết đi về kiếp sau, lại nhận thân hình mới, cũng không thể nhận biết được chuyện của kiếp này, tại sao vậy? Một sống một chết, tâm thức chuyển dời, mười hai nhân duyên, u mê không rõ tấm thân này, mơ mơ màng màng, hễ chuyển sinh thì không còn nhận biết gì nữa.
Giống như sợi tơ trắng được nấu luyện, nhuộm thành các màu xanh, vàng, đỏ, đen, khó có thể trở về màu trắng tinh của ban đầu nữa. Thay đổi giữa sống và chết, cũng như sợi tơ trắng biến đổi màu sắc vậy. Trong một đời này, tâm niệm muôn mối, thưởng thiện phạt ác, tùy theo các nghiệp, thân cũ đã diệt mất, thân mới cũng chẳng được lâu, quy luật của sinh tử thì đương nhiên là cuồng vọng và ngu muội mà thành.
Nếu như con người muốn biết hết thảy nguồn gốc của nhân quả khổ nghiệp, thì cần phải tu học phẩm đức cao thượng, hành vi thanh tịnh, để trở về với bản tính tuyệt diệu của chính đạo Bồ đề. Có như vậy thì con người tự nhiên sẽ ngộ thấu hết thảy những gì trước đây, giống như người ta tỉnh dậy sau một giấc ngủ li bì”.

LUÂN HỒI

LUÂN HỒI
Thích Tâm Thiện
Dẫn nhập
Luân hồi là một thể tài rất sinh động và rất quan tâm đối với con người. Chết rồi sẽ đi đâu về đâu? Tại sao sinh, rồi tái sinh? Có cõi âm hay không? v.v... Ðó là những dấu hỏi lơ lửng trong tâm của phần lớn nhân loại. Các nền tín ngưỡng và tôn giáo trên thế giới đều có những quan niệm khác nhau về luân hồi. Riêng đối với Phật giáo, luân hồi không phải là một giáo lý đặc thù, cũng không phải là một vấn đề triết học cơ bản, nhưng nó là một sự thật hiển nhiên đối với những con người còn bị trầm luân trong sanh tử khổ đau. Do đó, trong các kinh điển của cả Nam tạng và Bắc tạng đề thảng hoặc đề cập đến các vấn đề luân hồi, như là một hiện tượng trôi chảy của những đời sống nối tiếp nhau. Ðặc biệt là trong Bổn Sinh (Tiểu Bộ kinh) đã ghi lại các mẩu chuyện tiền thân của Ðức Phật, như là một xác chứng hùng hồn về cuộc sống luân hồi của vị đại Bồ tát.
Nội dung

I.Ðịnh nghĩa:
 Luân hồi, tiếng Phạn là samsàra, có nghĩa là sự chuyển sinh, sự chuyển tiếp, sự diễn tiến liên tục của những kiếp sống; và sự chuyển sinh liên tục đó, thường được biểu thị bằng bánh xe (cakka) và được gọi là bánh xe luân hồi (samsaracakka): Chúng ta có thể hình dung bánh xe luân hồi như là một "vòng tròn sinh sinh - hóa hóa" của đời sống của muôn loài chúng sanh. Trên vòng tròn ấy, không có điểm khởi đầu cũng không có điểm kết thúc, và bánh xe ấy cứ quay mãi trong vòng trầm luân của sanh tử khổ đau cho đến khi nào con người tu tập và đạt đến sự giải thoát tối thượng. Ðức Phật dạy:
"Ðêm dài đối với kẻ thức
Ðường dài đối với kẻ mệt
Luân hồi dài đối với kẻ ngu
Không biết rõ chân diệu pháp"
II. Nội dung luân hồi: Sau khi thành thạo đạo cội bồ đề, một trong những tuyên ngôn (khải hoàn ca) đầu tiên của Ðức Phật đã được cất lên giữa dòng đời với nội dung giải thoát vòng luân hồi - trầm luân, đã được ghi lại trong kinh tạng như sau:
Trong lòng sống chết vô tận
Ta đi mãi không dừng
Từ bào thai này sang bào thai khác
Ðuổi theo người chủ ngôi nhà
(trong vòng luân hồi)
Chủ nhà ! Ta đã nắm được ngươi rồi
Ngươi không cất nhà lại được
Cột kèo đã gãy hết
Mái, rường đã sụp đổ
Tâm lìa hết tạo tác
Tất cả đã diệt trừ xong
(giải thoát khỏi vòng luân hồi). (Pháp cú - 153-154)
Luân hồi - tái sinh: Qua bài kinh trên, chúng ta thấy rõ Ðức Phật đã xác định sự thật về luân hồi một cách cụ thể qua hình ảnh tái sinh (từ bào thai này sang bào thai khác). Tái sinh (reincarnation) là sự trở lại một đời sống mới hoặc cao hơn, hoặc thấp hơn hoặc như cũ trong lục đạo (trời, người, a tu la, địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh) sau khi đã kết thúc một chu kỳ sống (life cycles), hay còn gọi là thọ mạng đã hết - chết. Thông thường, khi nói đến luân hồi - tái sinh, trong phật giáo thường đề cập đến hai khái niệm cơ bản về sự sinh tử, đó là:
a. Chu kỳ sinh tử của từng sát na
b. Chu kỳ sinh tử của một đời sống - Về chu kỳ sinh tử của từng sát na, vì nó diễn ra quá nhanh chóng như sự sinh ra rồi mất đi của một làn chớp (điện chớp) mà thuật ngữ Phật học gọi là "niệm niệm - sinh diệt" (sự sinh tử diễn ra trong từng ý niệm), do đó vấn đề chỉ được bàn đến trên một bình diện cao hơn, như trong thiền định, hoặc các cảnh giới của tâm thức v.v... - Về chu kỳ sinh tử của một đời sống, do tính cách giới hạn của một chu kỳ sống, nghĩa là có thể ghi nhận qua bốn giai đoạn: sanh, lão, bệnh, tử và / hoặc sinh thành (sinh), tồn tại (trụ), biến chuyển (dị) và hoại diệt (diệt) của một chúng sinh, nên chu kỳ này trở thành chủ đề trung tâm khi nghiên cứu về luân hồi-tái sinh. Theo quan điểm của Phật giáo, tất cả muôn loài chúng sinh phải chịu sự chi phối của định luật vô thường. Ðối với con người, vô thường chính là sự biểu hiện của sinh, lão, bệnh, tử của mỗi kiếp sống, và cứ mỗi kiếp sống như thế đều được giới hạn bởi hai đầu sinh và tử. Tuy nhiên, sinh và tử chỉ là sự bắt đầu và hoàn tất của một chu kỳ. Như thế, khi thân xác này hủy hoại, cái gì sẽ tiếp tục tái sinh - mở đầu một kiếp sống mới? Ðây là then chốt để tìm hiểu về luân hồi. Kinh trung bộ (Majjhima Nikaya - 135), Ðức Phật dạy rằng: "Con người là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự nghiệp, là quyến thuộc của nghiệp; nghiệp là thai tạng mà từ đó con người được sinh ra". Từ lời dạy trên, chúng ta thấy rằng nghiệp (karma) luôn luôn có mặt cùng với sự có mặt của con người. Và khi chết, thì thân thể vật lý này tan hoại, còn nghiệp vẫn còn tiếp tục trôi lăn theo dòng trầm luân của nó (hoặc thiện nghiệp, hoặc ác nghiệp). Nhưng nghiệp không phải là linh hồn bất tử để nối kết các kiếp sống, vì bản thân nó là vô ngã. Tuy nhiên, chính nghiệp là cơ sở, là điểm trung tâm, để qua đó, vòng luân hồi xoay chuyển. Vậy, nghiệp là gì? Nghiệp là hành động có tác ý, hay hành động được phát sinh từ tâm; và thông qua hành động của thân, miệng và ý mà nghiệp được hình thành. Nói đến nghiệp là nói đến thiện ác trong tương quan nhân quả; và trong mối tương quan đó, động cơ chính để kiến tạo nghiệp là tham , sân, si (ác nghiệp) và ngược lại là không tham, không sân, không si (thiện nghiệp). Từ đây, chúng ta thấy rõ rằng, chính tâm lý của mình là cơ sở để tạo nên nghiệp của mỗi người. Con người là kẻ quyết định cái nghiệp của mình - cái định nghiệp do mình tạo tác. Và cũng chính con người là kẻ duy nhất có thể giải thoát mọi nghiệp lực của mình, đi ra khỏi vòng luân hồi tái sinh.
Nghiệp và tái sinh: Trong đạo Phật, nghiệp được trình bày gồm nhiều loại, nhưng nghiệp cơ bản là thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp. Về mặt tính chất, nghiệp được phân thành bốn loại như sau:
Cực trọng nghiệp (weighty karma): nghiệp loại nặng như giết cha mẹ, giết người v.v...
Tập quán nghiệp (habitual karma): nghiệp do thói quen hình thành.
Tích lũy nghiệp (strored up karma): nghiệp do tích tụ từ cuộc sống thường ngày.
Cận tử nghiệp (death-proximate karma): nghiệp lúc sắp chết.

Như đã trình bày, trong suốt vòng luân lưu của sinh tử, tử sinh, từ đời sống này sang đời sống khác, nghiệp bao giờ cũng đóng vai trò trung tâm của sự luân chuyển. Tuy nhiên, trong lĩnh vực tái sinh (reincarnation), thì cận tử nghiệp là điều kiện quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp đến sự tái sinh. Cận tử nghiệp, trên một góc độ nào đó, có thể nói là hệ quả được cô kết trong suốt đời sống của một kiếp người; đồng thời, nó cũng là dòng nghiệp thức mạnh nhất, thuc đẩy thần thức của con người trước, trong hoặc sau khi chết tìm kiếm một sự tái sinh. Thông thường khi sinh tiền, con người làm lành hay làm ác, các hành động (của thân, miệng ý) đó đều được lưu trữ vào trong Tàng thức (Alaya) như những hạt giống được gieo vào và nằm im trong lòng đất, cho đến khi sắp chết hoặc chết, thân thể và các quan năng không còn hoạt động, lúc bấy giờ chỉ có tâm thức hoạt động. tuy nhiên, tâm thức lúc đó không phải là tâm thức ở trạng thái định tĩnh, tự chủ, linh hoạt v.v.., mà trái lại nó rơi vào trạng thái bất tỉnh, hôn mê, hoảng hốt, phách lạc hồn xiêu ...Và ngay lúc bấy giờ, mọi tạo tác của con người, hoặc thiện hoặc ác (còn gọi là thiện nghiệp hoặc ác nghiệp), từ trong quá khứ (khi còn sống) sẽ tạo thành dòng nghiệp thức gồm những ý lực cực mạnh để thôi thúc thần thức của con người đi tìm cảnh giới tái sinh. Cần lưu ý rằng, các tập quán, thói quen, nhất là sự luyến ái, chấp thủ khi còn sống sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cận tử nghiệp. Do đó, nếu sống an lạc thì cũng chết an lạc. Sống còn khổ đau vì tham, sân, si thì đương nhięn chết cũng khổ đau như thế. Vì sống và chết chỉ xuất hiện trên một tiến trình, như thức và ngủ. Vì vậy, để có sự giải thoát, ngay tại đây và bây giờ, cần phải luôn luôn hướng tâm đến với sự xả ly thanh tịnh, xoá bỏ mọi sự tham ưa và bám víu. Thánh nhân có dạy rằng: "Thế gian như một con thuyền, hãy đi trên nó chứ đừng mang vác...". Từ một vài chi tiết trên, chúng ta thấy rằng sự sống và sự chết của con người có được an lạc hay không là tùy thuộc vào dòng tâm thức của mỗi cá thể. Sau khi thọ mạng đã hết - chết, thì thân xác sẽ tan hoại, nhưng dòng nghiệp thức (thần thức) sẽ tiếp tục đi vào các đời sống mới trong sáu cõi: trời, người, a tu la , địa ngục, ngạ quỷ vŕ súc sanh, tùy theo nghiệp lực thiện hay bất thiện.
Nghiệp thức - sinh và tái sinh: Theo kinh Trung Bộ (tập I), sự xuất hiện của con người bao giờ cũng hội đủ 3 điều kiện:
a. Cha mẹ có giao hợp
b. Người mẹ có thể thụ thai
c. Phải có mặt nghiệp thức. Nếu không có mặt nghiệp thức thì thai nhi không thể sống. Về nghiệp thức (karmic consciousness), còn được gọi là hương ấm, hay là Kiết sinh thức (Gandhabha). Khi điều kiện hội đủ và do nghiệp chiêu cảm mà kiết sinh thức đi vào thai mẹ, lúc bấy giờ Kiết sinh thức cảm thấy như là ý niệm tối sơ của một đời sống mới. Cho đến khi chết, cũng dòng nghiệp thức ấy thúc đẩy tìm kiếm tái sinh, nên được gọi là "nghiệp dẫn tái sinh". Thực ra, cả sự sinh và tái sinh đều được căn cứ trên dòng vận hành của nghiệp thức. Và từ sinh cho đến tái sinh (sau khi chết), trong suốt quá trình đó, đời sống của một sinh thể được hình thành qua cơ cấu của 12 Nhân duyên: vô minh - duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sinh, sinh duyên lão, tử, sầu, bi, khổ, ưu não...  Như vậy, 12 nhân duyên chính là sự hiện hữu của con người. Và trong 12 Nhân duyên, các chi phần vô minh, hành, thức và danh (sắc) là các yếu tố của nghiệp dẫn tái sinh.
Các quan niệm về chết và thân trung ấm: Trong Nikàya đề cập đến sự chết cụ thể như sau: thứ nhất là chết vì sắc thân đoạn diệt, hai là chết do thọ mạng đã hết, và do nghiệp ở đời đã hết. Bên cạnh đó, còn có trường hợp chết đột ngột (bất đắc kỳ tử, chưa đến lúc mà chết). Nhìn chung, sự chết được xem như là sắc thân (cơ thể) đã đoạn diệt. Một vấn đề khác nữa là trung ấm. Theo một số chủ thuyết của Ðông sơn bộ, Chính lượng bộ thuộc Hữu bộ cho rằng, sau khi chết và trước khi tái sinh, ở giữa đó là thân trung ấm (trung gian). Thời gian của thân này là thời gia chuẩn bị tái sinh, nó kéo dài không quá 49 ngày. Có thể do ảnh hưởng của không quá niệm này mà có tục lệ cúng thất - thất trai tuần (7 x 7 = 49 ngày). Tuy nhiên, theo Nikàya và A Hàm thì từ "tử tâm" cho đến "kiết sinh tâm" chỉ diễn ra trong vòng một đến hai sát na (tích tắc), do đó không cần có thân trung ấm (trung hữu). Thật ra, theo người viết nhận định, thân trung ấm cũng là một thân vi tế (tịnh sắc thân), một cảnh giới trong hằng hà sa thế giới; và đương nhiên nó cũng vô thường, biến dị, cũng luân hồi sinh diệt. Vì thế, không có gì mâu thuẫn giữa "tử tâm" và "kiết sinh tâm" trong Nikàya với quan điểm có hay không có quan điểm sắc thân trung ấm. Vì lẽ, thời gian 49 ngày cho một thân - thức đương nhiên không có gì vô lý khi tại trần gian có những đời sống dài nhất chỉ một vài ngày, như loài muỗi mòng v.v...
Ðể có một sự chết trong thanh bình - an lạc: Ðây là vấn đề trọng yếu của con người, Như đã đề cập, sống và chết cũng như thức và ngủ, vậy thôi. Chúng ta không nên quan tâm quá đáng về cái chết, vì ai cũng chết. Nhưng điều đáng quan tâm hơn là sống và sống như thế nào để lúc chết được bình an. Vì lẽ đó, đối với Phật tử cần phải sống giữ tâm linh trong sạch, đừng làm điều gì gây khổ đau cho chính mình và cho kẻ khác, nhất là phải luôn luôn ý thức rằng cuộc đời là vô thường, "trần gian này là chiếc cầu, hãy đi qua nó chứ đừng xây nhà trên nó". Cho đến khi nào tâm được trong sạch, thanh bình, không còn luyến tiếc, không còn bám víu vào bất cứ điều gì, dầu gia tài sự nghiệp, dầu vợ đẹp con ngoan v.v..., thì khi đó sự chết của bạn như lên thuyền sang sông, giải thoát mọi khổ đau, chết trong sự bình an phúc lạc. Ðức Phật dạy:
"Bỏ quá khứ, hiện tại và vị lai
Ðến bên kia cuộc đời
Ý giải thoát tất cả
Chớ vướng bận sinh, già, bệnh, chết"

Kết luận: Tìm hiểu về luân hồi là để sống được an nhiên, tự tại. Chúng ta không cố tìm gặp luân hồi, vì luân hồi đang trôi chảy ngay trên thân của mỗi con người, như dòng máu luân lưu. Cái khổ đau nhất của người đời là tham muốn và nắm giữ các đối tượng "của tôi" và của "cái tôi thích, tôi yêu". Bạn có thể tập buông bỏ từ từ cái tâm lý tham muốn và nắm giữ đó, nhưng nếu một mai...khi vô thường đến, thần chết đến hỏi bạn thì bạn hãy ngay lập tức hướng tâm đến sự từ bỏ tất cả, sự không tham luyến tất cả, sự thanh tịnh bình an, sự chánh niệm tỉnh giác vì đó là điều kiện tối cần thiết cho sự tái sinh vào một đời sống tốt đẹp hơn và cao cả hơn. Và để làm được điều đó ngay bây giờ và ở đây, bạn hãy thực tập tư duy về vô thường - vô ngã.
"Ta còn để lại gì không
Kìa non đá lở, nọ sông cát bồi
Lang thang từ độ luân hồi
Vô minh nẻo trước xa xôi dặm về..."
(Vũ Hoàng Chương)

Thứ Tư, 25 tháng 5, 2016

Sinh mệnh vi quan : Không nhìn thấy nhưng vẫn tồn tại

Con người vẫn luôn tự hào rằng có thể nhìn thấy hết mọi thứ một cách rõ ràng trên thế giới này. Tuy nhiên, vũ trụ mênh mông, những gì mà con người khám phá được là vô cùng nhỏ bé.

vũ trụ, vat chat, sinh mệnh, phân tử, Bài chọn lọc,
Vũ trụ mênh mông, những gì mà con người khám phá được là vô cùng nhỏ bé. (Ảnh: Internet)
Theo báo cáo của y học, trên bàn tay chúng ta khi chưa được rửa sạch có thể có ít nhất mấy vạn vi khuẩn. Trên một chiếc giường và trên một cái gối đã ngủ nhiều năm, thậm chí sẽ có mấy vạn con mạt bụi đang ăn da của chúng ta. Hơn nữa chúng còn chui vào trong mắt, lỗ mũi, tai và các lỗ chân lông, tạo thành nhiều triệu chứng mẫn cảm như mắt đỏ, hen suyễn, viêm mũi (chảy nước mũi) và bị mẩn ngứa, viêm tai giữa, mệt mỏi, v.v…
Trong căn phòng đã đóng kín cửa sổ, máy thu thanh, vô tuyến và máy vi tính … đều có thể nhận được tín hiệu từ sóng điện từ, là vì những sóng điện từ dày đặc có thể xuyên thấu qua cửa sổ. Trong không trung còn có phân tử khí oxy, phân tử khí cacbonic, các loại tia phóng xạ và rất nhiều vi khuẩn, v.v… hiện hữu khắp mọi nơi mà mắt thường không nhìn thấy được, đều ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống của chúng ta.
Những vật nhỏ bé được đề cập ở trên, chúng ta tuy nhìn không thấy, nhưng lại có thể tin tưởng vào sự tồn tại của nó, bởi vì dùng kính hiển vi và các thiết bị điện tử khác thì có thể nhìn thấy được. Mạt bụi và vi khuẩn là do tế bào sinh thành, mà nhân tế bào, chất tế bào và màng tế bào bên trong tế bào đều là do các loại phân tử tổ hợp thành. Phân tử lại do nguyên tử tổ hợp thành, nguyên tử là do điện tử (electron) và hạt nhân nguyên tử tổ hợp thành. Nói cặn kẽ một chút là số lượng điện tử, hạt nhân nguyên tử hoặc neutron khác nhau tạo thành nguyên tử khác nhau, các chủng loại nguyên tử khác nhau tạo thành phân tử khác nhau. Lạp tử một tầng, nhỏ hơn một tầng, mãi cho đến nhỏ vô hạn, nhỏ vô hạn …
Vì vậy chúng ta đã hiểu nhân tố cấu thành nên vạn vật cơ bản đều giống nhau, chỉ là khác nhau về các hạt lạp tử nhỏ hơn hoặc trình tự sắp xếp khác nhau mà thôi. Ví như nói trong phân tử của lòng trắng trứng có 100 axit amin (NH2), mà những axit amin này tổng cộng có 20 chủng loại khác nhau, như vậy 100 axit amin này có khoảng hơn 10.130 trình tự sắp xếp khác nhau, cũng chính là biến hóa ra nhiều vật chất không cùng đặc tính như vậy.
Trước đây, khoa học kỹ thuật của chúng ta chỉ nghiên cứu đến tầng thứ “phân tử”. Nhưng ngày nay, vật lý học, hóa học và y học đã có thể lấy nguyên tử làm đơn vị (nano) để vận tác và chế tạo sản phẩm rồi. Y học có thể vận dụng “hình phóng nano” một cách khéo léo trong việc chẩn đoán và trị liệu, quần áo làm từ sợi nano sẽ không sợ bị mưa ướt, v.v…, có thể nói là những tiến bộ mở ra thời đại mới.
Nhưng vật chất khi ở tầng nano, sẽ có thuộc tính và hiện tượng hoàn toàn tương phản khi chúng được cấu thành từ phân tử. Ví như: vật chất không trong suốt (đồng) sẽ trở thành vật trong suốt, chất trơ (bạch kim) lại có thể làm chất xúc tác, vật chất ổn định (nhôm) trở thành vật dễ bốc cháy, thể rắn (vàng) ở dưới nhiệt độ phòng trở thành thể lỏng, vật cách điện (silicon) trở thành vật dẫn điện. Điều này quả thực vượt ngoài nhận định ban đầu của con người.
vũ trụ, vat chat, sinh mệnh, phân tử, Bài chọn lọc,
Phải chăng, các phân tử cấu thành nên các vật thể cũng đều có sinh mệnh?. (Ảnh: Internet)
Các lạp tử càng nhỏ thì càng là nhân tố cơ bản trong vũ trụ, cũng từ đó có thể khám phá ra những điều huyền bí chân thật hơn. Nhưng mà đối với vũ trụ mênh mông vô cùng này, điều chúng ta hiểu biết được vẫn rất là hạn chế.
Chúng ta vẫn luôn cho rằng, chỉ có động vật và thực vật cấu thành từ tế bào mới có sinh mệnh. Mà vật chất quan trọng cấu thành tế bào là protein, đơn vị cơ bản cấu thành protein là axit amin. Thế thì theo lý mà nói, axit amin thì cũng là có sinh mệnh chăng? Nó là do phân tử carbon C, hydro H, oxy O, ni-tơ N cấu thành. Lại nói phân tử cấu thành của đường glucose là carbon C, hydro H, oxy O (ít hơn axit amin một nito N), phân tử chất diệp lục là do C, H, O, N, Mg cấu thành (nhiều hơn một Magie).
Thế thì phải chăng đường glucose và chất diệp lục cũng có sinh mệnh?
Nếu như axit amin có sinh mệnh, thế thì phân tử cấu thành của chúng: C, H, O, N, Mg, v.v… đương nhiên cũng có sinh mệnh. Tra cứu xuống nữa mãi cho đến nguyên tử thì sao?
Những vật chất thông thường cho rằng không có sinh mệnh, cũng đồng dạng là do phân tử, nguyên tử, điện tử,… cấu thành. Như vàng Au, bạc Ag, đồng Cu, thiếc Sn, thủy ngân Hg, v.v… Bên trong những phân tử không có sinh mệnh này cũng có các nguyên tố có sinh mệnh như: cacbon C, hydro H, oxy O, ni-tơ N, v.v… Điện tử trong nguyên tử của chúng không ngừng xoay chuyển quanh hạt nhân nguyên tử. Nếu như không có sinh mệnh thì chúng liệu có thể chuyển động không ngừng như vậy không?
Như vậy, nếu nói hết thảy nguyên tố đều có sinh mệnh, thế thì vàng, bạc, đồng, sắt, đá do chúng ta làm ra cũng đều có sinh mệnh.
Quỷ, Thần hai loại sinh mệnh khác mà mắt thường chúng ta nhìn không thấy rốt cuộc là có hay không? Đến nay khoa học vẫn không dám thừa nhận, là vì không ai có thể đem đến đặt dưới kính hiển vi để quan sát thực nghiệm. Phải chăng tế bào của họ là do nguyên tử hoặc các lạp tử vi quan hơn nữa cấu thành? Vậy nên họ có thể tự do đi xuyên qua tường, tồn tại ở trong một không gian khác.
Nếu như con người có linh hồn, phải chăng là đang sống ở không gian khác bên trong thân thể? Lẽ nào không nhìn thấy thì không dám tin cũng không dám thừa nhận, hoặc cho rằng những thứ đó đều là mê tín cả hay sao?

Những cuộc chạm mặt siêu xuất thời không

Nếu như chúng ta có thể biết được nguồn gốc thật sự của sinh mệnh, cũng biết rõ được sau khi từ giã cõi đời này sẽ đi về đâu, thì có thể chúng ta sẽ sống khác đi, sẽ bước đi con đường nhân sinh hoàn toàn mới.

số mệnh, sinh mệnh vi quan, Kiếp trước,
(Ảnh: Internet)
Con người có linh hồn không? Tuy nhìn không thấy, nhưng nhiều người đều thà tin là có. Có một vị giáo viên nhà trẻ hơn 30 tuổi kể rằng, cô ấy ngay từ nhỏ đã có thể nhìn thấy được những thứ trong không gian khác, thân nhân mới qua đời sẽ trở về nhà nói chuyện với cô, cô còn tưởng rằng mọi người cũng đều nhìn thấy được giống mình. Mấy năm trước, một lần cô đến bệnh viện chăm sóc cha mình. Đến tối, cô đang định nằm ngủ ở chiếc giường trống bên cạnh thì bỗng một bà lão xuất hiện, mắng rằng: “Đây là giường của tôi, cô không được phép ngủ trên đó!”. Sau này mới biết được rằng có một cụ già vừa mới qua đời trên chiếc giường này.
Một người mẹ trẻ tu luyện Phật Pháp từng thắc mắc rằng: Cô và đứa con học lớp mẫu giáo thường nhìn thấy quỷ hồn, có lúc nhìn thấy những hình tượng rất là đáng sợ. Hôm trước, đứa con trai của cô ở ban công tầng hai kêu to: “Mẹ ơi! Mau đến đây!”. Cô liền chạy vội lên nhưng không nhìn thấy gì cả. Cậu con trai cô chỉ tay về phía trước con đường nói: “Bụng người kia bị thủng, chảy rất nhiều máu”. Tại sao lần này cô lại nhìn không thấy nữa? Có người giải đáp: “Có thể bởi chị đang trong tu luyện, hơn nữa tầng thứ đã đề cao lên rồi, vậy nên không còn nhìn thấy những linh thể cấp thấp này nữa”.
Nhưng câu chuyện về để tài “kiếp trước kiếp sau” đã dậy sóng trong rất nhiều năm trở lại đây. Chương trình với chuyên mục “Khám phá khoa học” đã từng phỏng vấn rất nhiều những người nhớ được tiền kiếp, hơn nữa đã lần theo dấu vết để chứng thực các loại sự việc có liên quan với họ. Ví như có người nhớ được kiếp trước đã sống ở đâu, còn nhớ được người thân và họ tên của mình, cũng có người nhớ được tên mụ và đồ chơi lúc còn bé trong kiếp sống trước, v.v… Không ít người nhớ được kiếp trước đã chết như thế nào, và còn có vết bớt liên quan ở trên thân thể trong kiếp sống này.
số mệnh, sinh mệnh vi quan, Kiếp trước,
Có không ít người nhớ được tên mụ và đồ chơi lúc còn bé trong kiếp sống trước. (Ảnh: Internet)
Giáo sư Ian Stevenson – khoa học gia nổi tiếng của trường đại học Virginia cũng đã nghiên cứu về đề tài này trong suốt 40 năm. Ông đã tổng cộng được hơn 1.000 tư liệu liên quan đến luân hồi, điều này đã tạo nên chấn động to lớn giới y học, khoa học; khiến cho các chuyên gia trước kia ra sức bác bỏ thì nay cũng không thể không tin.
Bác sĩ Brian L.Weiss là tác giả của cuốn sách bán rất chạy từ hơn 20 năm trước – “Tiền kiếp và luân hồi có thật không?”, đồng thời cũng là giáo sư tâm lý học nổi tiếng. Đối với những khái niệm liên quan đến kiếp trước và luân hồi ông đã từng phủ nhận triệt để, cũng không thèm quan tâm. Tuy nhiên sau khi trải qua quá trình trị liệu bằng phương pháp thôi miên cho một người phụ nữ tên Catharine, ông đã hoàn toàn thay đổi. Ông bắt đầu nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến siêu năng lực và hiện tượng luân hồi, và đã cho xuất bản nhiều tập sách tâm linh chấn động thế giới.
số mệnh, sinh mệnh vi quan, Kiếp trước,
Bác sĩ Brian L.Weiss trong một chương trình phỏng vấn. (Ảnh: Internet)
Peter Ramster nhà tâm lý học nước Úc năm 1983 đã quay một bộ phim tài liệu có tên “Thực nghiệm về linh hồn chuyển thế”. Trong phim, một người phụ nữ dưới trạng thái mơ hồ, có thể nói được tiếng Pháp chính gốc vốn hoàn toàn xa lạ với cô một cách lưu loát, còn biết được tên gọi của một vài con đường cũ của Pháp vốn đã đổi tên từ lâu.
Đời người vốn không phải chỉ là những điều nông cạn thấy được ở bề mặt. Từ xưa đến này các bậc Thánh hiền đều khởi xướng “tích đức hành thiện”, câu đối xuân hàng năm cũng có một câu rất được hoan nghênh: “Tích thiện nhân gia khánh hữu dư” (Nhà tích thiện luôn có phúc dư). Con người trong một đời nếu có thể nhường nhịn đồng thời tạo phúc cho người khác, tương lai có thể sẽ có được phúc báo giàu sang.
Con người mê đắm trong vật chất của trần thế, dù là sát sinh, ức hiếp hay xâm chiếm tranh đoạt lợi ích của người khác, v.v… đều sẽ tạo nghiệp. Từ đó mà hình thành các loại bệnh tật và các loại báo ứng trắc trở về sau này. Dưới đây xin đưa ra ba câu chuyện chân thật, cung cấp cho đọc giả tham khảo:
  • Có một đứa trẻ nhìn thấy sắc mặt của người nào đó tối đen, chẳng bao lâu người đó xảy ra tai nạn. Sau khi mấy lần đều ứng nghiệm, trong lòng cậu càng thêm sợ hãi, không còn dám nhìn người ta nữa.
  • Một người đã khai mở thiên mục làm được một số chuyện tốt, thế là người ta quyên tặng tiền cho anh ta. Khi anh ta đưa tay ra lấy, nhìn thấy nghiệp lực màu đen đang đổ dồn đến từ đầu ngón tay, mới nghĩ rằng số tiền này không thể lấy được.
  • Hai người bạn cùng đi dạo phố, một người đi vào trong cửa hàng mua đồ, một người bạn khác ở ngoài chờ đợi. Khi người mua đồ xong đi ra, người bạn nói: “Bạn và ông chủ cửa hàng đã xảy ra chuyện gì thế?”. Cô ấy nói: “Sao cơ?”. Người bạn nói: “Mình nhìn thấy một khối đức màu trắng từ trên người bạn bay sang người ông chủ, từ trên người ông chủ kia lại có một khối nghiệp màu đen bay lên người của bạn”. ” À! Mình chỉ là đang phàn nàn món đồ này sao lại đắt như vậy? Như vậy cũng mất đức sao?”.
Trong các tôn giáo đều cho rằng, con người có thể dựa theo phúc báo và ác nghiệp đã tu được trong một đời, từ đó mà luân hồi chuyển sinh thành Thần, người, quỷ hồn, động vật, thực vật, đồ vật … trong tam giới. Đây chính là điều được gọi là vận mệnh, thực ra đều là do bản thân mình tạo thành.
Bởi vì đức và nghiệp có thể chuyển hóa và tăng giảm qua lại, vậy nên chúng ta cần đối đãi với hết thảy thị phi mâu thuẫn gặp phải trong đời một cách lý trí. Nếu không ngại thì hãy quan sát hưng suy và họa phúc trong gia tộc của mọi người, sẽ đều nhìn thấy được nhân quả báo ứng ở trong đó.
Trong chúng ta, có không ít người luôn muốn tìm kiếm cách giải thoát khỏi xiềng xích không nhìn thấy được của vận mệnh kia. Nhưng chỉ có những môn tu luyện Chính Pháp mới có thể thoát khỏi biển khổ vô biên của sinh tử luân hồi, mới có thể vượt ra khỏi tam giới, thăng hoa lên thiên quốc thần thánh, thế giới của những vật chất cực kì vi quan.

Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2016

Ý NGHĨA 95 NỐT RUỒI TRÊN KHUÔN MẶT NAM GIỚI

Ý NGHĨA 95 NỐT RUỒI TRÊN KHUÔN MẶT NAM GIỚI



1. Khắc cha mẹ. Thường phải xa cha hoặc mẹ từ thuở nhỏ. 
2. Khắc cha mẹ. Lớn lên tự lập, không có số nhờ cha mẹ. 
3. Khắc cha mẹ. Thường mất cha mẹ từ lúc còn trẻ tuổi. 
4. Người có cuộc sống bình đạm, không bon chen. 
5. Người có đạo đức. 
6. Sống rất thọ, cuộc đời sung túc nếu có cả nốt ruồi số 2. 
7. Số may mắn, thường làm việc được thành công. 
8. Ðại phú, có nhiều tiền bạc, tài của. 
9. Thường có danh vọng, địa vị cao trong xã hội. 
10. Người biết xuôi theo thời, thường được người có thế lực giúp đỡ.

11. Dễ bị liên quan trong các vụ kiện tụng, thưa gửi, thị phi. 
12. Thường gặp nhiều may mắn trong cuộc đời. 
13. Khắc cha. Thường cha chết trước mẹ. 
14. Phải rời xa quê quán thì mới sự nghiệp thành công. 
15. Thường sống và chết ở xứ khác. 
16. Dễ bị thương hoặc xảy ra tai nạn. 
17. Thường có nhiều tiền bạc, làm chơi ăn thật. 
18. Thường sống độc thân, có gia đình cũng chẳng lâu bền hoặc hạnh phúc. 
19. Kém may mắn. Thường không thành công trong cuộc đời. Khi chết xa quê hương. 
20. Thường làm về các nghề sản xuất như công kỹ nghệ, hoặc chăn nuôi, trồng trọt. Không có số làm thương mại.

21. Giàu nhỏ nhờ làm việc nhiều và biết cần kiệm. 
22. Thi cử dễ đậu cao. Thường làm các nghề chuyên môn, cần bằng cấp. 
23. Thường chạy chọt áp phe, cờ bạc hay trúng số. 
24. Phú quý. Tốt về cả công danh lẫn tài lực. 
25. Thường thân cận với những người quyền quý hay giàu có. 
26. Ða nghệ, nghề nào làm cũng dễ thành công. 
27. Hay dễ bị xui xẻo. 
28. Làm ăn dễ thất bại. 
29. Làm chơi ăn thật. Thường có của trên trời rơi xuống. 
30. Khôn ngoan, biết lợi dụng thời cơ để kiếm lời.

31. Làm ăn hay gặp trở ngại đến mức phá sản. Cẩn thận về cờ bạc. 
32. Dễ bệnh hoạn, và dễ bị tai nạn. 
33. Dễ bị tai nạn, thương tích. 
34. Làm ăn trước tốt sau xấu. Chớ nên làm những việc có tính cách ngắn hạn như áp phe 
35. May mắn, cuộc đời ít rủi ro và thường được nhiều người giúp đỡ. 
36. Làm giàu nhanh chóng. 
37. Tính người hung dữ, hay kiếm chuyện, gây rắc rối. 
38. Dễ gặp tai nạn vì bất cẩn. 
39. Tốt về mọi mặt từ sự nghiệp đến tình cảm. 
40. Công việc thường có trở ngại lúc đầu, nhưng càng về sau càng tốt, giàu có.

41. Hay gặp rủi ro, thất bại. 
42. Hay bị thương tích, thân thể thường có thương tật, tì vết. 
43. Cái chết đến bất ngờ, không vì bệnh hoạn hay già yếu. 
44. Lãng mạn, thường có nhiều quan hệ nhân tình. 
45. Làm ăn dễ thành công, và dễ phát đạt. 
46. Cái chết đến bất ngờ, không vì bệnh hoạn hay già yếu. 
47. Làm ăn có lúc phát rất mạnh, những cuộc đời dễ bị phá sản. 
48. Hay bị tai bay vạ gửi, không làm mà chịu. 
49. Vợ chồng, nhân tình dễ xa cách. 
50. Khắc con cái, sinh nhiều nuôi ít.


51. Vợ chồng dễ phân ly. 
52. Khắc cha. Xa cha sẽ khá hơn. 
53. Hay gặp tai họa, rủi ro. 
54. Khắc mẹ. Số không sống gần mẹ. Vợ chồng cũng dễ phân ly. 
55. Kém may mắn. Cuộc đời hay gặp những chuyện hung dữ, kẻ ác. 
56. Khắc con cái. Thường không sống gần con. Sinh nở khó khăn. 
57. Vợ chồng dễ phân ly. 
58. Tính tham lam. Có tật ăn cắp vặt. 
59. Lãng mạn, thường có nhiều quan hệ nhân tình bất chính. 
60. Thông minh và khôn ngoan. Học ít hiểu nhiều.
61. Dễ bị tai nạn. 
62. Thông minh, sống rất thọ. Tiền bạc trung bình. 63. Hay bị tai nạn, trong người hay có thương tật, tì vết. 
64. Trong đời hay xảy ra những chuyện lôi thôi về kiện tụng, cò bót. 65. Khắc cha. Thường mất cha hoặc sống xa cha từ nhỏ. 
66. Thông minh, học ít hiểu nhiều. Sống rất thọ. 
67. Thường phải ly hương, xa gia đình, vợ con. 
68. Dễ bị tai nạn về nước và lửa. 
69. Bị người ghét vì nói nhiều. Nói không cẩn thận và không nghĩ đến cảm giác của người khác. 
70. Ngồi lê đôi mách, hay để ý chuyện của người khác.

71. Tính xấu, thường hà tiện và tham lam. 
72. Con cái, người dưới hay bị hoạn nạn. 
73. Tuyệt tự, khó có con. 
74. Hay bị tai nạn, trong người hay có thương tật, tì vết. 
75. Dễ bị tai nạn về sông nước. 76. Tính xấu, tham lam, lòng dạ không ngay thẳng. 
77. Có hoạnh tài trong chạy chọt áp phe, cờ bạc hay trúng số. 
78. Họa từ miệng, thần khẩu hại xác phàm. 
79. May mắn. Làm ăn, công việc luôn có người giúp. 
80. Thông minh, nhạy bén, thi cử dễ đỗ cao.



81. Tiền hết lại có, không bị túng thiếu. 
82. Dễ ngoại tình. 
83. Thường giàu có nhờ làm ăn được nhiều người giúp đỡ. 
84. Cuộc đời thường ít may mắn, khó kiếm tiền. 
85. Dễ bị phá sản vì thiên tai hay chiến tranh. 
86. Thường có tài lộc, của vào rất nhanh. 
87. Thích chuyện tình ái. Thường có nhiều quan hệ cùng lúc. 
88. Dễ sa ngã. 
89. Khôn ngoan, thông minh, tính tình rộng rãi. 
90. Số sung sướng, không giàu nhưng nhàn hạ, hưởng thụ.

91. Bình an, cuộc đời không sợ tai nạn. 
92. Dễ bị người khác cướp giật, sang đoạt tài sản. 
93. Thường có đời sống xa hoa, phong lưu, hưởng thụ. 
94. Giàu có và khôn ngoan. Hay gặp may mắn về tài lộc. 

95. Thường có danh vọng, địa vị trong xã hội.

Thứ Hai, 2 tháng 5, 2016

Máy đo độ ẩm ngũ cốc dạng phễu LDS-1G

Máy đo độ ẩm ngũ cốc dạng phễu LDS-1G là một loại máy đo độ ẩm ngũ cốc mới tiên tiến, tự động cân bằng và bù trừ nhiệt độ. Hiệu năng tiêu thụ năng lượng thấp.
Máy cho hiệu quả ổn định, đáng tin cậy hơn, kiểu dáng đẹp là thiết bị đo độ ẩm ngũ cốc lý tưởng.
Phạm vi đo Máy đo độ ẩm LDS-1G: Các loại ngũ ngô, lúa mạch, lúa mì, lúa mì trắng, gạo, đậu nành, đậu phộng, hạt cải dầu, lúa miến, mè đen, hạt bông, hạt bông, đậu tương, cải dầu, thức ăn gia súc và các vật liệu phi kim loại như hạt giống, hạt rau.

THÔNG SỐ KỸ THUẬT:

Phạm vi thử nghiệm:  3-35%
Kiểm tra chính xác: ≤ ± 0.5
Lặp lại chính xác: ≤ 0.2
Thời gian thử nghiệm: ≤ 10s
Độ chính xác: + - 0,5 G                     
Lấy mẫu: 20 loài phổ biến trước hiệu chuẩn, mà không cần trọng lượng mẫu
Nhiệt độ môi trường: 0 đến 40 C
Tự động cân bằng nhiệt độ, tự động hiệu chuẩn
Màn hình: LCD nền
Nguồn cung cấp:  9DC
Giao diện: giao diện tiêu chuẩn RS232
Trọng lượng:  830g

 THANG ĐO MÁY ĐO ĐỘ ẨM LDS-1G

Thang đo
Loại hạt
Thang đo
Loại hạt
P1
Thóc
P11
Hạt cải dầu bỏ vỏ
P2
Đậu tương, các loại đỗ
P12
Hạt thức ăn gia súc
P3
Lúa mì
P13
Hạt hướng dương
P4
Hạt cải dầu
P14
Hạt dưa hấu ( loại lớn)
P5
Ngô
P15
Hạt dưa hấu ( loại nhỏ)
P6
Lúa mạch
P16
Hạt củ cải
P7
Thóc dạng hạt dài
P17
Vừng đen
P8
Gạo
P18
Vừng vàng
P9
Hạt đậu tương bóc vỏ
P29
Hạt bong
P10
Lạc
P20
Vỏ hạt bông