Những điều cần biết trước khi lắp đặt điện mặt trời
Là một hệ thống gồm nhiều các thiết bị rời rạc được kết nối với nhau, hệ thống điện năng lượng mặt trời có rất nhiều mô hình cũng như các thống số kỹ thuất tương ứng với mỗi thành phần thiết bị trong hệ thống. Bài viết này Techway sẽ giới thiệu sơ lược những kiến thức hay nói đúng hơn là những yếu cố cần quan tâm khi bạn tìm hiều cũng như chuẩn bị đầu tư một hệ thống điện năng lượng mặt trời.
Phân loại hệ thống điện năng lượng mặt trời
Hệ thống được phân thành 2 loại chính là hệ thống có hoà lưới và không hoà lưới.
Hệ thống điện mặt trời có hoà lưới
Thương được triển khai tại những nơi có lưới điện quốc gia, hệ thống loại này sẽ lấy 2 nguồn điện để cấp cho phụ tải sử dụng điện là nguồn điện từ hệ thống năng lượng mặt trời và lưới điện quốc gia. Tuỳ vào nhu cầu của phụ tải hoặc công suất phát của nguồn điện từ hệ thống năng lượng mặt trời mà bộ hoà lưới sẽ lấy nguồn từ lưới điện quốc gia để bù đăp nguồn điện bị thiếu cấp cho phụ tải (tứ chỉ sử dụng đến nguồn lưới điện quốc gia để bù vào lượng điện năng bị thiếu cấp cho phụ tải nếu nguồn điện mặt trời không đáp ứng đủ).
Hệ thống có hoà lưới này được chia thành 2 loại là có lưu trữ và không có lưu trữ. Hệ thống hoà lưới có lưu trữ sẽ có thêm hệ thống acquy lưu điện tích luỹ nguồn năng lượng dư thừa từ hệ thống pin mặt trời còn hệ thống không có lưu trữ thì không có hệ thống acquy lưu điện.
Ưu điểm của hệ thống có hoà lưới này đó là việc nó sẽ linh hoạt sử dụng lưới điện quốc gia và điện từ hệ thống năng lượng mặt trời. Nguồn điện dư thừa từ hệ thống này có thể bán ngược trở lại lưới điện quốc gia nếu muốn qua đó thời gian thu hồi vốn sẽ giảm xuốn.
Hệ thống điện mặt trời độc lập
Thương chủ yếu được lắp đặt tại những nơi chưa có lưới điện quốc gia, hệ thống loại này thường sẽ có thêm acquy lưu trữ để cấp nguồn cho phụ tải vào ban đêm hoặc những lúc ánh sáng yếu.
Hệ thống loại này sẽ không sử dụng các bộ hoà lưới mà sẽ sử dụng các bộ đổi nguồn inverter nên giá thành đầu tư ban đầu sẽ thấp hơn so với hệ thống hoà lưới tuy nhiên với hệ thống này bạn cần tính toán phụ tải chuẩn xác để chọn công suất phát hợp lý và khả năng lưu trữ của hệ thống acquy sao cho đủ dùng trong những ngày ít nắng.
Các yếu tố kỹ thuật cần quan tâm
Công nghệ pin mặt trời
Hiện tại các tấm pin năng lượng mặt trời có 2 công nghệ sản xuất khác nhau là pin mặt trời Mono và pin mặt trời Poly. Các tấm pin Mono có hiệu xuất cao hơn so với các tấm pin Poly, tuy nhiên do việc sản xuất các tấm pin Mono có quy trình sản xuất phức tạp và tốn kém nên giá thành của các tấm pin Mono cao hơn so với các tấm pin Poly.
Do sự khác nhau về công nghệ chế tạo nên các tấm pin Mono vào Poly bạn có thể phân biệt bằng mắt thường. Pin Mono thường có màu đen sẫm đồng nhất, pin Poly thì có màu xanh đậm và các cell pin được xếp khít với nhau thành mảng lớn nguyên vẹn
Ảnh hưởng của nhiệt độ
Nhiệt độ có tác động rất lớn đến hiệu suất của pin năng lượng mặt trời (độ dẫn điện giảm khi nhiệt độ tăng), nhiệt độ càng tăng thì hiệu suất chuyển đổi sẽ càng giảm xuống.
Cách bố trí pin mặt trời
Tuỳ thuộc vào điạ hình lắp đặt mà chúng ta sẽ có các phương án lắp đặt pin khác nhau tuy nhiên bạn cần chú ý không nên lắp pin theo hướng thẳng đứng hoặc quá dốc gây ảnh hưởng đến thời gian hứng nắng, không nên lắp quá phẳng dẫn đến việc bị đọng nước hoặc bụi bẩn trên tấm pin mặt trời. Góc lắp lý tưởng nhất là nghêng 10 đến 15 độ.
Bạn cũng cần chú ý đến các yếu tố khác gây cản trở việc hứng năng từ các tấm pin mặt trời, tránh các khu vực có nhiều cây lớn hoặc những nhà cao tầng che ánh năng mặt trời chiếu vào pin. Ngoài ra với địa hình lắp đặt trên mái nhà cần chú ý kết cấu mái nhà, hệ thống giá đỡ cũng như các tấm pin thường được thiết kế sử dụng trên 20 năm do đó để tránh việc cải tạo mái nhà sau này làm tăng chi phí cải tạo bạn nên lắp đặt tại những nơi còn chắc chắn hoặc chưa quá cũ. Tốt nhất bạn nên lắp trên mái có trần bê tông hoặc mái ngói có xà gồ chắc chắn.
Đi dây truyền tải
Dây điện dùng để truyền tải điện nên dùng loại 1 lõi 2 lớp vở cách điện để hạn chế ngắn mạch và chạm đất. Dây điện nên được đi bên trong ống gen bảo vệ, đấu nối bên trong tủ/hộp bảo vệ.
Hệ thống pin mặt trời cần phải có thiết kế nối đất và chống sét, các thiết bị đều phải được bảo dưỡng định kỳ để hệ thống có thể hoạt động ổn định và an toàn.
Các bước cụ thể để lắp đặt một hệ thống điện mặt trời.
- Chọn vị trí và cân nhắc chi phí.
- Xác định lượng điện cần thiết và ước tính diện tích lắp đặt.
- Khảo sát nơi lắp đặt và xem xét khả năng bảo trì.
- Chọn loại pin mặt trời (Mono hoặc Poly) và phương pháp gắn khung đỡ bên dưới.
- Chọn bộ hoà lưới hoặc inverter phù hợp bao gồm công suất, chủng loại, nơi lắp đặt hợp lý cho công tác bảo trì.
- Đảm bảo khung đỡ bao gồm khả năng lắp thêm, khả năng chịu gió bão, khả năng chống thấm tránh bị giột nước sau khi lắp đặt.
- Kiểm tra các tấm năng lượng cùng một hướng chỉ được kết nối với một biến tần.
- Kiểm tra độ nghiêng 10o – 15o cho khả năng hứng sáng tốt nhất.
- Kiểm tra khả năng thông gió dưới các tấm năng lượng cho mục đích làm mát.
- Kiểm tra dây điện phù hợp bao gồm tiết diện lõi để tải điện, nên dùng cáp lõi đơn, 2 lớp cách điện chống nắng.
- Kiểm tra hệ thống chống sét.
- Đảm bảo các tấm module được nối đất.
- Người lắp đặt tấm pin năng lượng cần có kinh nghiệm và tuân thủ các nguyên tắc an toàn.
- Kiểm tra dây điện cần đấu nối đúng cách.
- Hoàn thành thử nghiệm, vận hành hệ thống, và bàn giao tài liệu kỹ thuật.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét