Thứ Hai, 12 tháng 1, 2015

Chỉ Dẫn Cách Hành Thiền Minh Sát - Hòa thượng Mahasi

Chỉ Dẫn Cách Hành Thiền Minh Sát - Hòa thượng Mahasi


Thực  tập Thiền  Minh  Sát  là  nỗ  lực  của  thiền sinh để hiểu được đúng đắn bản chất các hiện tuợng tâm-vật-lý  đang  xảy  ra  chính  trong  thân  tâm  của mình. Thân thể mà thiền sinh nhận biết rõ ràng là một nhóm tính chất vật chất gọi là Sắc Uẩn (Rupa). Các hiện tượng tinh thần hay tâm lý là những hoạt
động của tâm được gọi là Danh Uẩn (Nama). Các hiện tượng thuộc thân tâm (danh sắc) đang xảy ra nên được thiền sinh nhận biết rõ ràng mỗi khi thấy,
nghe, ngửi, nếm, đụng, hay suy nghĩ. Phải chú tâm theo dõi và ghi nhận như ‘thấy, thấy’, ‘nghe, nghe’, ‘ngửi, ngửi’, ‘nếm, nếm’, ‘đụng, đụng’, ‘nghĩ, nghĩ’.
Tuy nhiên, vào lúc mới thực tập, thiền sinh không thể nào ghi nhận hết từng đối tượng đang xảy ra như vậy. Do đó, thiền nên bắt đầu ghi nhận những gì nổi bật và dễ nhận biết nhất.


Khi thở, bụng phồng rồi xẹp và chuyển động này luôn luôn rõ ràng. Tính chất vật lý hay sắc pháp này được biết đến như là yếu tố gió chuyển động hay Phong Đại (vayodhatu). Thiền sinh nên bắt đầu bằng  cách  chú  tâm  ghi  nhận  chuyển  động  phồng xẹp của bụng. Bạn sẽ thấy bụng phồng khi bạn thở
vào và xẹp khi bạn thở ra. Chuyển động phồng nên được thầm ghi nhận là ‘phồng’ và tương tự chuyển động xẹp được ghi nhận là ‘xẹp’. Ban đầu, nếu không thể theo dõi được chuyển động một cách rõ ràng như vậy, thiền sinh có thể áp nhẹ bàn tay vào bụng. Đừng thay đổi cách thở.
Đừng bao giờ thở nhanh hay chậm lại, cũng đừng thở mạnh. Bạn sẽ mệt nếu thay đổi cách thở. Hãy thở  một  cách  đều  đặn  bình  thường  và  ghi  nhận
chuyển động phồng và xẹp của bụng ngay khi đang xảy ra. Hãy thầm ghi nhận thôi chứ không phải nói thành lời. Trong pháp hành Minh Sát, những gì được gọi tên hay nói ra không thành vấn đề mà quan trọng là nhận biết đối tượng. Trong khi ghi nhận bụng phồng, hãy theo dõi chuyển động từ lúc đầu cho đến lúc cuối giống như là bạn đang thấy rõ với chính mắt của mình. Theo dõi chuyển động phồng bằng cách ghi nhận cùng lúc với chuyển động của bụng đang xảy ra. Chuyển động và tâm ghi nhận chuyển  động  phải  đồng  thời  như  viên  đá  ném  trúng  mục tiêu. Hãy ghi nhận tương tự như vậy với chuyển động xẹp của bụng. Tâm có thể phóng đi đây đó trong khi bạn đang cố gắng theo dõi chuyển động của bụng. Điều này phải được ghi nhận ‘phóng tâm, phóng tâm’. Khi được ghi nhận như thế một hoặc hai lần, tâm ngừng phóng và lúc đó bạn trở về theo dõi sự phồng xẹp của bụng. Bất cứ tư tưởng hay suy nghĩ nào xảy ra cũng đều phải được ghi nhận hết. Nếu bạn tưởng tượng,  hãy  ghi  nhận  ‘tưởng  tượng,  tưởng  tượng’. Nếu  bạn  suy  nghĩ,  hãy  ghi  nhận  ‘suy  nghĩ,  suy nghĩ’. Nếu bạn tính toán, hãy ghi nhận ‘tính toán, tính toán’. Nếu bạn nhận biết, hãy ghi nhận ‘biết, biết’. Nếu bạn cảm thấy vui sướng, hãy ghi nhận‘vui,  vui’.  Nếu  bạn  cảm  thấy  chán,  hãy  ghi  nhận ‘chán, chán’. Nếu bạn cảm thấy thích thú, hãy ghi nhận ‘thích, thích’. Nếu bạn cảm thấy nản lòng, hãy ghi nhận ‘nản, nản’. Nếu tâm tới một nơi nào, hãy ghi nhận ‘tới, tới’. Nếu bạn tưởng tượng gặp một người nào, hãy ghi nhận ‘gặp, gặp’. Nếu bạn tưởng tượng gặp và nói chuyện với ai, hãy ghi nhận ‘nói, nói’. Ghi nhận tất cả các hoạt động của tâm như vậy được gọi là quán tâm trên tâm hay là Niệm Tâm (cittanupassana). Vì không ghi nhận được những hoạt động của tâm,  chúng  ta  có  khuynh  hướng  đồng  hóa  chúng với một người hay cá nhân, cho chính ‘Tôi’ tưởng tượng, suy nghĩ, tính toán, nhận biết… Ta nghĩ rằng có một người từ thuở ấu thời cho đến bây giờ sống và suy nghĩ. Thật ra, không có một cá nhân nào như thế hiện hữu mà chỉ có những hoạt động liên tục của tâm mà thôi. Đó là lý do tại sao ta phải ghi  nhận những hoạt động của tâm để biết chúng thật sự là vậy và ghi nhận mỗi một hoạt động của tâm ngay khi chúng vừa sanh khởi. Khi được ghi nhận như thế, nó có khuynh hướng biến mất và chúng ta trở lại ghi nhận chuyển động phồng xẹp của bụng.

Khi bạn ngồi thiền một thời gian lâu, những cảm giác nóng và tê cứng sanh khởi trong thân. Ta phải ghi  nhận  chúng  cũng  như  các  cơn  đau  nhức,  mỏi
mệt. Tất cả những cảm thọ khó chịu đựng gọi là Khổ Thọvà sự ghi nhận chúng là cách quán thọ trên thọ hay Niệm Thọ(vedananupassana). Không kịp ghi nhận hay bỏ qua những cảm thọ này khiến bạn nghĩ “Tôi bị tê cứng, tôi cảm thấy nóng, tôi đang đau. Mới vừa rồi tôi không sao cả mà bây giờ tôi thấy thật khó chịu với những khổ thọ này.” Đồng hóa các cảm thọ này với bản ngã là một sự lầm lẫn. Thật sự, không có ‘Tôi’ dính dáng vào đây, chỉ có những cảm thọ tuần tự xảy ra mà thôi.  Điều này cũng giống như một mạch điện phải
phát ra liên tục mới làm cháy sáng bóng đèn. Mỗi một lần có sự xúc chạm khó chịu xảy ra nơi thân, thọ khổ sanh khởi liên tiếp nhau. Những cảm thọ
này nên được chú tâm khắn khít ghi nhận cho dù là cảm giác nóng, tê cứng hay đau nhức. Lúc mới thực  tập, những cảm giác này thường có khuynh hướng
gia tăng và đưa đến ý muốn thay đổi tư thế. Ý muốn này nên được ghi nhận ‘muốn, muốn’và sau đó trở lại theo dõi cảm giác nóng, căng cứng…Châm ngôn nói “Kiên nhẫn dẫn đến Niết Bàn” rất đúng trong quá trình thiền tập. Thiền sinh nên kiên trì thực tập vì nếu cứ thay đổi tư thế hoài do không chịu đựng được những cảm giác nóng hay tê cứng sanh khởi sẽ không phát triển được sự định tâm. Định tâm không phát triển, tuệ giác không thể xảy ra để tiến đạt Đạo, Quả và Niết Bàn. Đó là lý do tại sao kham nhẫn rất cần cho việc hành thiền để chịu đựng đủ loại khổ thọ không ngừng sanh khởi trong thân. Thiền sinh không nên bỏ cuộc hay thay đổi ngay tư thế mà phải tiếp tục kiên trì ghi nhận chúng. Những khổ thọ vừa phải sẽ biến mất nếu được ghi nhận một cách liên tục như vậy. Khi sự định tâm phát triển tốt đẹp, ngay cả những cảm giác
thái quá cũng có khuynh hướng biến mất. Sau đó lại trở về ghi nhận chuyển động phồng xẹp của bụng. Dĩ nhiên ta có thể thay đổi tư thế nếu sau một
thời gian dài ghi nhận mà các khổ thọ không những không biến mất mà còn trở nên quá mức chịu đựng được  nữa.   Lúc  đó  nên  bắt  đầu  ghi  nhận  ý  muốn
đổi tư thế, ‘muốn đổi, muốn đổi’. Nếu đưa tay lên, ghi  nhận  ‘đưa  lên,  đưa  lên’.   Nếu  di  chuyển,  ghi nhận  ‘di  chuyển,  di  chuyển’.  Và  toàn  bộ  chuyển động thay đổi tư thế diễn ra một cách chậm rãi, nhẹ nhàng song  song  với ghi nhận ‘đưa  lên, đưa  lên; di chuyển, di chuyển; đụng, đụng’. Nếu cơ thể xê dịch, ghi nhận ‘xê dịch, xê dịch’. Nếu đưa chân lên, ghi nhận ‘đưa lên, đưa lên’. Nếu để chân xuống, ghi  nhận  ‘để  xuống,  để  xuống’.   Ghi  nhận  không
nên gián đoạn mà phải liên tục giữa ghi nhận trước và  ghi  nhận  kế  tiếp,  giữa  định  tâm  trước  và  định tâm tiếp theo, giữa tỉnh giác trước và tỉnh giác theo sau. Phải thực tập như vậy thiền sinh mới có được những tuệ giác tuần tự phát triển. Đạo Tuệ và Quả Tuệ chỉ thành đạt khi có động lực huân bồi thuần thục này. Tiến trình thiền tập cũng giống như diễn trình lấy lửa bằng cách cọ sát hai thanh củi vào với nhau không ngừng nghỉ để tạo được độ nóng cần thiết cho ngọn lửa phát sanh. Tương tự như vậy, sự ghi nhận trong Thiền Minh  Sát nên liên tục và không suy giảm, không có thờikhoảng ngưng nghỉ khi theo dõi các hiện tượng đang sanh khởi. Ví dụ, khi cảm giác ngứa ngáy nổi lên và  thiền sinh muốn gãi vì không chịu đựng được, cả hai cảm giác ngứa và ý muốn loại bỏ cảm giác này phải đều được ghi nhận chứ không nên vội vã gãi liền.  Nếu chịu khó nhẫn nhục ghi nhận như vậy, cảm giác ngứa ngáy thường biến mất. Trong trường hợp này thiền sinh trở về ghi nhận chuyển động phồng
xẹp của bụng. Nếu sự ngứa ngáy vẫn còn, dĩ nhiên thiền sinh phải gãi để hết ngứa. Tuy nhiên, trước hết phải ghi nhận ý định muốn gãi. Tất cả mọi động
tác trong diễn trình loại bỏ cảm giác ngứa ngáy đều nên được ghi nhận, đặc biệt là sự đụng vào chỗ ngứa và cử động gãi. Sau đó trở lại ghi nhận chuyển động phồng xẹp của bụng.

Mỗi khi muốn thay đổi tư thế, bạn phải bắt đầu với sự ghi nhận ý muốn thay đổi và rồi tiếp tục tuần tự theo dõi mỗi cử động một cách chặt chẽ như động
tác đứng dậy từ thế ngồi hay đưa tay lên, đưa tay tới và duỗi tay ra hay thân hình đưa tới trước. Khi bạn đứng dậy, cơ thể bạn trở nên nhẹ và đứng lên, hãy
chú tâm vào chuyển động này và ghi nhận ‘đứng dậy, đứng dậy’. Thiền sinh nên hành động như một bệnh nhân. Người khoẻ mạnh bình thường đứng lên dễ dàng, nhanh  chóng  nhưng  người  bệnh  không  được  như vậy, chỉ cử động một cách nhẹ nhàng, chậm chạp. Giống như người bị đau lưng, chỉ đứng dậy từ từ cho đỡ bị đau.  Thiền sinh vì thế cũng vậy nên thay đổi tư thế một cách chậm rãi, nhẹ nhàng để kịp ghi nhận và do đó chánh niệm, định tâm và tỉnh giác phát triển tốt đẹp. Không những thế, khi mắt thấy, thiền sinh làm như không thấy và tương tự như vậy đối với tai nghe. Trong khi hành thiền, quan trọng là tâm ghi nhận chứ không phải là những gì thấy và nghe. Không  nên  bận  tâm  vào  bất  cứ  những  gì  lạ  lùng được thấy hay nghe, chỉ biết ghi nhận tâm thấy, tâm nghe mà thôi.
Lúc bắt đầu kinh hành, thiền sinh nên làm nhẹ nhàng và chậm rãi như người yếu ớt khi di chuyển tay và chân, co vào hay duỗi ra, cúi đầu xuống hay ngẩng đầu lên. Khi đứng dậy từ thế ngồi, thiền sinh nên làm từ từ ghi nhận ‘đứng dậy, đứng dậy’ đồng thời với sự nhẹ khi đứng lên. Khi đứng thẳng lên rồi, ghi nhận ‘đứng, đứng’. Khi nhìn để định hướng đi, ghi nhận ‘nhìn, nhìn’ và khi đi, ghi nhận bước chân. Phải ghi nhận tất cả những cử động từ lúc dở chân đến khi để xuống. Thiền hành (hay kinh hành) thường có ba cách
để ghi nhận:
•           Lúc đầu, khi đi nhanh hay khi đi một quảng đường xa, thiền sinh chỉ ghi nhận ‘phải, trái’ hay ‘mặt bước, trái bước’ cho từng bước chân.
•           Kế đến, khi đi chậm vừa phải, thiền sinh nên bắt đầu với hai giai đoạn dở chân lên và đặt chân xuống, ghi nhận chính xác động tác ‘dở, đạp’trong mỗi bước chân. Sự ghi nhận như vậy trở nên dễ dàng sau vài ngày thực tập.
•           Cuối cùng, khi đi thật chậm hay kinh hành, ghi nhận ba chuyển động trong mỗi bước chân là dở chân, đưa tới, và để xuống hay ‘dở, bước, đạp’. Theo dõi chính xác mỗi bước chân từ đầu cho đến cuối và ghi nhận các trạng thái thay đổi cứng mềm, nặng  nhẹ…trong  từng  chuyển  động  để  thấy  được
đặc tính riêng của nó.
Khi đang đi nếu muốn dừng lại hay ngồi xuống, trước hết hãy ghi nhận ‘muốn, muốn’cho ý muốn của mình. Khi thật sự ngồi xuống, ghi nhận độngtác ‘xuống nặng” của toàn thân. Khi ngồi xuống rồi, ghi nhận sự sắp xếp chân tay. Khi thân đã hoàn toàn trong thế ngồi bất động, hãy ghi nhận chuyển động phồng xẹp của bụng. Nếu  muốn  nằm  xuống,  ghi  nhận  ý  muốn  và chuyển động của thân phần khi bạn nằm xuống. Cử động đưa tay ra, di chuyển tay, đặt cùi tay trên sàn nhà, duỗi chân, sắp xếp cơ thể để nằm xuống, các điểm đụng của thân thể trên sàn nhà, tất cả đều phải được ghi nhận. Việc  ghi  nhận  lúc  bạn  nằm  xuống  rất  là  quan trọng vì trong khi làm như vậy bạn có thể đạt Đạo Tuệ và Quả Tuệ. Khi định tâm và tuệ giác vữngmạnh, sự giác ngộ có thể đến bất cứ lúc nào chẳng hạn như trong cử động co hay duỗi tay. Đó là cách
mà ngài Anan đạt Đạo Quả A La Hán.  Ngài Anan nỗ lực để thành đạt tầng thánh A La Hán trong đêm trước ngày Kiết Tập Kinh Điển Lần Thứ Nhất. Ngài thiền tập suốt đêm qua sự theo dõi phải, trái, dở, bước, đạp trong khi đi kinh hành. Ngài ghi nhận mỗi bước chân, ý muốn đi và chuyển động của cơ thể trong khi đi. Mặc dầu thực tập như vậy thâu đêm cho đến gần sáng, ngài vẫn chưa đạt Đạo Quả A La Hán. Nhận thức rằng mình đã thiền hành thái quá và để quân bình giữa định tâm và tinh tấn,ngài nghĩ nên thực tập ở tư thế nằm một lúc. Do đó, ngài đi về phòng, ngồi lên giường và bắt đầu nằm xuống. Trong khi nghiêng mình và ghi nhận ‘nằm, nằm’, ngài đạt tầng thánh A La Hán ngay tức khắc.  Trước khi nằm xuống giường, ngài Anan mới chỉlà bậc thánh Nhập Lưu. Từ quả vị Nhập Lưu ngài tiếp tục thiền và đạt tầng thánh Nhất Lai (tầng thánh thứ hai), Bất Lai (tầng thánh thứ ba) và A La Hán (tầng thánh cuối cùng). Ngài chỉ mất một thời gian ngắn ngủi để đạt liên tiếp các tầng thánh cao này. Sự giác ngộ có thể đến bất cứ lúc nào và không mất nhiều thời gian. Đó là lý do tại sao thiền sinh nên luôn luôn tinh tấn. Không nên dễ duôi trong việc ghi nhận vì nghĩ rằng “nghỉ một chút cũng chẳng sao.”

Tất cả những chuyển động của thân xếp đặt tay chân khi nằm xuống nên được ghi nhận một cách cẩn thận và liên tục. Khi đã nằm yên, hãy theo dõisự phồng xẹp của bụng. Ngay cả khi đã khuya và quá giờ ngủ, thiền sinh chớ nên vội ngủ mà bỏ qua sự ghi nhận. Một người thiền sinh nghiêm chỉnh và tinh tấn nên thực tập chánh niệm giống như là hy sinh cả giấc ngủ. Người đó tiếp tục thiền tập cho đến khi rơi vào giấc ngủ. Nếu sự thiền tập tốt đẹp, người đó sẽ không ngủ. Trái lại, sự buồn ngủ sẽ khiến người đó ngủ. Khi buồn ngủ, nên ghi nhận ‘buồn ngủ, buồn ngủ’. Nếu hai hàng mi trĩu xuống,ghi nhận ‘xuống, xuống’, nếu thấy nặng, ghi nhận ‘nặng,  nặng’.   Nếu  thấy  cay  mắt,  ghi  nhận  ‘cay, cay’. Ghi nhận như vậy, sự hôn trầm có thể hết và sẽ tỉnh táo trở lại. Lúc đó, thiền sinh nên ghi nhận ‘tỉnh, tỉnh’ và tiếp tục theo dõi sự phồng xẹp của bụng. Tuy nhiên, mặc dầu thiền sinh tiếp tục hành thiền một cách kiên nhẫn, sự buồn ngủ vẫn xảy ra và thiền sinh rơi vào giấc ngủ. Nếu bạn hành thiền trong khi nằm, bạn sẽ dễ buồn ngủ và ngủ. Đó là lý do tại sao thiền sinh
sơ cơ không nên hành thiền nhiều ở tư thế nằm mà nên ngồi thiền và đi kinh hành. Khi đến giờ đi ngủ nên thiền theo tư thế nằm ghi nhận sự phồng xẹp
của bụng. Người đó rồi sẽ rơi vào giấc ngủ. Thời  gian  ngủ  là  thời  gian  nghỉ  ngơi.   Nhưng đối với thiền sinh nghiêm chỉnh, thời gian ngủ nên giới hạn vào bốn tiếng đồng hồ mà thôi. Đây là thời gian ngủ được Đức Phật cho phép. Ngủ bốn tiếng là đủ rồi. Đối với thiền sinh mới bắt đầu thực tập,nếu bốn tiếng không đủ thì có thể ngủ năm hay sáu tiếng. Ngủ sáu tiếng là quá đủ cho sức khỏe.  Khi thức dậy phải tiếp tục ghi nhận lại ngay lập tức. Thiền sinh nhắm vào việc đạt Đạo và Quả chỉ ngừng tinh tấn khi ngủ mà thôi. Những thời giờ còn lại là thời gian tỉnh thức nên tiếp tục ghi nhận không ngừng nghỉ. Do đó, ngay khi vừa tỉnh giấc, thiền sinh nên ghi nhận sự tỉnh thức của tâm là ‘tỉnh thức, tỉnh thức’. Nếu không thể ghi nhận được giây phút tỉnh thức đầu tiên ấy, nên theo dõi sự phồng xẹp của bụng.  Nếu định ngồi dậy, thiền sinh nên ghi nhận ‘muốn ngồi dậy, muốn ngồi dậy’ rồi tiếp tục ghi nhận cử động của các thân phần. Khi ngửng đầu và ngồi dậy, ghi nhận ‘ngồi dậy, ngồi dậy’. Khi ngồi, ghi nhận ‘ngồi, ngồi’. Tất cả các cử động của tứ chi đều phải được ghi nhận. Nếu không cử động chỉ ngồi yên lặng, nên theo dõi chuyển động phồng xẹp của bụng.

Thiền sinh cũng nên theo dõi các động tác khi rửa mặt và tắm. Những cử động trong những công việc  này  thường  diễn  ra  nhanh  chóng;  do  đó,  cố gắng ghi nhận càng nhiều càng tốt. Rồi đến mặc áo quần, dọn giường, mở và đóng cửa, tất cả những công việc này nên được ghi nhận tương tự như vậy. Đến bữa ăn, khi nhìn vào bàn để thức ăn, nên ghi nhận ‘nhìn, thấy; nhìn, thấy’. Khi đưa tay đến, đụng vào, lấy thức ăn và đem lên miệng, cúi xuống và đưa đồ ăn vào miệng, rồi bỏ tay xuống và ngửng đầu lên lại, tất cả những cử động này đều phải được ghi nhận. Khi nhai thức ăn, thiền sinh nên ghi nhận ‘nhai, nhai’. Khi biết được vị thức ăn, nên ghi nhận ‘biết, biết’. Khi thưởng thức thức ăn và nuốt xuống, trongkhi thức ăn trôi xuống cổ họng, thiền sinh nên ghi  nhận tất cả những gì xảy ra. Đây là cách ghi nhận mỗi miếng ăn.  Ghi nhận đầy đủ trong bữa ăn thật là khó vì có rất nhiều chi tiết phải theo dõi. Thiền sinh sơ cơ sẽ có thể bỏ quên rất nhiều thứ nhưng nên quyết tâm cố gắng ghi nhận càng nhiều càng tốt. Khi sự định tâm trở nên vững mạnh, thiền sinh có thể ghi nhận trọn vẹn và chặt chẽ những gì xảy ra. 

Sư đã nêu lên rất nhiều đối tượng để thiền sinh ghi nhận. Nhưng để tóm tắt, chỉ có một vài việc cần ghi nhận. Khi đi nhanh, ghi nhận ‘phải bước, trái bước’ và khi đi chậm, ghi nhận ‘dở, đạp’. Khi ngồi  yên,  ghi  nhận  sự  phồng  xẹp  của  bụng.   Khi nằm, nếu không có gì đặc biệt, theo dõi sự phồng xẹp của bụng. Khi đang theo dõi, nếu tâm phóng đi, ghi nhận các hoạt động sanh khởi trong tâm. Rồi trở lại sự phồng xẹp của bụng. Hãy ghi nhận tất cả những  cảm  giác  khó  chịu  hay  dễ  chịu  nếu  chúng sanh khởi. Rồi trở lại sự phồng xẹp của bụng. Cũng nên  ghi  nhận  những  cử  động  co  duỗi  của  tứ  chi, cúi và ngửng đầu, di chuyển của cơ thể khi chúng đang xảy ra. Rồi trở lại chuyển động phồng xẹp của bụng.  Liên  tục  theo  dõi  như  vậy,  dần  dần  sẽ  có  khả năng ghi nhận càng khắn khít những gì đang xảy ra.  Lúc  đầu  khi  phóng  tâm  đây  đó,  thiền  sinh  có thể quên ghi nhận nhiều thứ. Tuy nhiên, đừng nản lòng, ai bắt đầu hành thiền cũng đều gặp khó khăn như vậy. Nhưng càng thực tập nhiều, càng có thể ghi nhận được mọi sự phóng tâm cho đến cuối cùng tâm không phóng nữa. Sau đó tâm an trụ trên đề mục, tâm chú niệm trở nên hầu như đồng thời với đề mục được theo dõi như chuyển động phồng xẹp của bụng. Nói cách khác, chuyển động phồng của bụng diễn tiến cùng lúc với tâm ghi nhận và cũng tương tự như vậy đối với sự xẹp của bụng.
Đối tượng vật chất của sự ghi nhận và tâm ghi nhận sanh khởi đồng thời theo từng cặp đôi một mà không có người hay cá nhân nào trong đó cả. Thiền sinh  rồi  sẽ  chính  mình  kinh  nghiệm  thật  sự  điều này.  Trong  khi  theo  dõi  chuyển  động  phồng  xẹp của bụng, thiền sinh sẽ biện biệt được sự phồng của
bụng là hiện tượng vật chất hay sắc pháp và trạng thái theo dõi của tâm là hiện tượng tâm hay danh pháp. Và cũng tương tự như vậy đối với sự xẹp của
bụng. Do đó, thiền sinh sẽ kinh nghiệm một cách rõ ràng sự xảy ra đồng thời của của cặp đôi hiện tượng tâm-vật-lý này.
Như  vậy,  mỗi  động  tác  theo  dõi,  thiền  sinh  tự biết rõ ràng là chỉ có sắc pháp là đối tượng theo dõi và tâm theo dõi đối tượng đó là danh pháp. Sự hiểu biết  rõ  ràng  này  được  gọi  là Tuệ  Biện  Biệt  Danh Sắc, tuệ giác đầu tiên và là một bước tiến quan trọng trong Thiền Minh Sát. Tiếp tục hành thiền, tuệ giác theo sau đó là tuệ phân biệt nhân và quả được gọi là Tuệ Tương Quan Nhân Quả.  Vẫn tiếp tục ghi nhận, thiền sinh sẽ tự thấy rằng những gì sanh khởi chẳng bao lâu sau đó sẽ hoại diệt. Người thường nghĩ rằng cả hai hiện tượng tâm  và vật lý tiếp tục kéo dài suốt đời người nghĩa là từ lúc thiếu thời cho đến lúc lớn khôn. Thật ra không đúng  như  vậy.   Không  có  hiện  tượng  nào  trường tồn mãi mà tất cả đều hoại diệt nhanh chóng khôngkéo dài nổi một nháy mắt. Thiền sinh sẽ tự kinh nghiệm được điều này và rồi sẽ chấp nhận đặc tánh vô thường của tất cả các hiện tượng. Đó là Tuệ Vô Thường.
Tuệ giác này được theo sau bởi Tuệ Khổ Não hay Tuệ Bất Toại Nguyện. Khi nhận ra được rằng tất cả những gì vô thường đều khổ não, thiền sinh cũng sẽ
gặp tất cả những cảm thọ khó chịu nơi cơ thể và tự thấy đó là tập hợp đau khổ hay Khổ Uẩn. Đây là Tuệ Khổ Não. Kế đến thiền sinh tự thấy các hiện  tượng tâm-vật-lý xảy ra theo cách thế thiên nhiên của chúng không theo ý của bất cứ ai và không chịu để ai điều khiển. Chúng không tạo nên cá nhân hay
thực thể bản ngã nào cả. Kinh nghiệm này là Tuệ Vô Ngã.

Tiếp tục tích cực hành thiền, thiền sinh sẽ thân chứng một cách chắc chắn tất cả các hiện tượng là vô thường, khổ và vô ngã và cuối cùng sẽ chứng ngộ Niết Bàn. Các vị Phật, A La Hán và các bậc Thánh đều chứng ngộ Niết Bàn theo con đường này. Tất cả thiền sinh nên nhận thức rằng chính họ đang đi  trên  con  đường  niệm  xứ  này  để  thành  đạt  ước nguyện giác ngộ Đạo Tuệ, Quả Tuệvà Pháp Niết Bàn tùy theo mức độ viên mãn ba la mật hay phước báu của mình. Chúng ta nên hoan hỉ với điều này và  với  triển  vọng  được  kinh  nghiệm  Thánh  Định và Thánh Kiến mà chư Phật, A La Hán và các bậc
Thánh đã chứng nghiệm. Không bao lâu nữa thiền sinh sẽ thành đạt Đạo Tuệ, Quả Tuệ và Pháp Niết Bàn mà Phật, A La Hán và các bậc Thánh đã chứng nghiệm. Thật vậy, các Đạo  Quả  có  thể  được  thành  tựu  trong  vòng  một
tháng hoặc hai mươi hay mười lăm ngày thực tập. Những vị nào có ba la mật phi thường sẽ đạt được trong vòng bảy ngày. Do đó, hãy yên tâm với niềm
tin  tưởng  rằng  mình  kinh  nghiệm  các  pháp  này trong các thời hạn kể trên cũng như bỏ được thân kiến, hoài nghi và không còn rơi vào các cõi ác đạo.
Thiền sinh nên tiếp tục pháp hành với đức tin vững  mạnh như vậy.

Mong cho các bạn có thể thực tập Thiền Minh Sát tốt đẹp và thành đạt nhanh chóng Niết Bàn mà chư Phật, A La Hán và các bậc Thánh đã chứng ngộ.
(Trích từ sách Căn Bản Thiền Minh Sát - soạn dịch Thiện Anh, Phạm Phú Luyện)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét