Kinh Buông Bỏ Ân Ái
(Lão Thiếu Câu Tử Kinh)
Nghĩa Túc Kinh, kinh thứ sáu, Đại Tạng Tân Tu 198 tương đương với Jara Sutta, Sutta-Nipàta 804-813
(Thiền sư Nhất Hạnh dịch ra quốc ngữ)
Nghĩa Túc Kinh, kinh thứ sáu, Đại Tạng Tân Tu 198 tương đương với Jara Sutta, Sutta-Nipàta 804-813
(Thiền sư Nhất Hạnh dịch ra quốc ngữ)
1. Kiếp người rất ngắn ngủi
Chưa tới một trăm năm
Dù có hơn trăm năm
Cũng không sao khỏi chết.
Chưa tới một trăm năm
Dù có hơn trăm năm
Cũng không sao khỏi chết.
2. Lạc thú sinh lo lắng
Ân ái sợ vô thường
Yêu nhau hay ghét nhau, rốt cuộc rồi cũng phải xa nhau
Thấy vậy cho nên có người không còn ưa thích sống đời lứa đôi.
Ân ái sợ vô thường
Yêu nhau hay ghét nhau, rốt cuộc rồi cũng phải xa nhau
Thấy vậy cho nên có người không còn ưa thích sống đời lứa đôi.
3. Không có gì mà cơn lũ của cái chết không cuốn theo nó. Những gì ta ham muốn ngày xưa, những gì mà ta trân quý như một cái ta, nếu lấy trí tuệ mà quán chiếu để tìm ra sự thật ta sẽ thấy rằng cái này không phải là ta, và ta không phải là cái này.
4. Những lạc thú của cuộc đời cũng giống như những gì ta thấy trong một giấc mơ. Thức dậy rồi thì không còn thấy gì nữa. Những gì mà người đời đang tham cầu cũng thế. Một khi tâm thức hết biểu hiện rồi thì còn có gì nữa đâu?
5. Tên tuổi người ấy ta còn nghe, nhưng người ấy đã đi rồi. Người ấy dễ thương hay không dễ thương, bây giờ ta cũng không trông thấy nữa. Người ấy đã rời bỏ cuộc đời, người ấy đã đi về đâu? Thần thức đã đi, chỉ có cái tên còn ở lại.
6. Buồn giận nhau, yêu thương nhau, rồi ghen ghét nhau. Người ta không buông bỏ được cái vướng mắc vào tham ái. Bậc trí giả biết vậy cho nên buông bỏ ân ái. Lìa xa được sự sợ hãi và đạt tới cõi an lành.
7. Vị khất sĩ phải sống với sự thực, đừng đánh mất chánh niệm. Phải xa lìa ái dục, biết rằng hình hài này thế nào cũng có ngày hủy diệt. Phải thực tập đừng đuổi theo những đối tượng sắc dục. Phải quán chiếu tâm ý trong tâm ý. Trên con đường tìm cầu chân lý, đừng dừng lại bất cứ ở đâu.
8. Không dừng lại cũng là pháp môn hành trì của các bậc tôn đức. Cái thương, cái ghét, cái tỵ hiềm, cái buồn và cái lo không động được tới mình. Như những giọt nước rơi xuống không giọt nào dính vào được đóa sen.
9. Không vướng mắc, cũng không trông cầu. Những gì thấy và nghe có tính cách bất chính ta không ái trước. Cả đến cái giải thoát mà ta cũng không tìm cầu thì ta còn tìm cầu gì những cái ô nhiễm?
10. Không vướng vào tham ái, (trong sáng) như một đóa sen. Tuy mọc lên từ bùn nhưng bùn không động tới được. Bậc tôn quý trên đời cũng hành xử như thế. Những gì nghe và thấy cũng giống như những gì chưa bao giờ thấy, chưa bao giờ nghe.
Bối Cảnh
Đây là kinh Lão Thiếu Câu Tử. Lão Thiếu Câu Tử là già cũng chết trẻ cũng chết. Khung cảnh dựng lên: Bụt đang ở nước Vatsa (cũng là Kiều Thường Di, Kausambi). Một hôm cùng với thầy A Nan vào thành phố khất thực, Bụt thấy nhiều phụ nữ xõa tóc khóc than. Họ khóc than vì người thân của họ mới chết. Có người một trăm hai mươi tuổi mới chết. Có em bé mới lên bảy tuổi mà đã chết. Thấy sự xót thương ấy Bụt nói kinh này.
Đại Ý
Kinh này nói tới cái lo và cái sợ. Dù mình đang hưởng thọ lạc thú, mình cũng nơm nớp lo sợ không biết ngày mai mình còn giữ được cái ngày hôm nay không. Dù mình đang có ân ái, mình cũng nơm nớp lo sợ không biết ngày mai người thương của mình có còn hay không. Nhìn cho kỹ thì đối tượng của lạc thú cũng như đối tượng của yêu thương đều là vô thường, còn đó rồi mất đó như một giấc mơ. Khi người mà ta thương yêu không còn đó nữa, thì dù ta có khóc thương cách mấy người ấy cũng không sống lại được.
Các vị khất sĩ phải buông bỏ ân ái, đi như một con người tự do, đừng để bất cứ một hình ảnh hay một âm thanh làm vướng bận. Đừng đuổi theo một đối tượng ái dục. Trên con đường đi tới giải thoát không nên dừng lại vì một đối tượng ân ái, dù chỉ là trong khoảnh khắc. Đừng để cái thương, cái ghét, cái buồn, cái lo đụng tới mình. Chính cái giải thoát mà ta cũng không bị vướng mắc vào thì tại sao ta để cho ta vướng mắc vào những cái ô nhiễm?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét