Kinh Cha Con Gặp Nhau (Phụ tử cọng hội)
Nghĩa Túc Kinh, 15, Đại Tạng Đại Chánh Tân Tu 198
(Puràbhada Sutta – Sutta Nipàta, atthakavagga 10)
(Puràbhada Sutta – Sutta Nipàta, atthakavagga 10)
1. Đã tiếp nhận đầy đủ giới pháp, chúng con phải nhận diện như thế nào và phải nói như thế nào cho đúng về bậc có chánh kiến, bậc đã được sinh ra như một vị anh hùng trên thế gian, bậc đã vượt thoát mọi ràng buộc khổ nạn? Xin Đức Gotama chỉ dạy.
2. Đó là người đã buông bỏ được mọi hiềm hận về quá khứ, mọi thắc mắc lo âu về tương lai. Trong giây phút hiện tại, người ấy cũng không bị hệ lụy vào bất cứ gì, cũng không bị kẹt vào hư danh và sự tôn kính của kẻ khác.
3. Không tham đắm vào tương lai, không ưu sầu về quá khứ. Người ấy trên đường mình đi đã buông bỏ mọi tham cầu, mọi tà kiến, không giữ lại một tư kiến nào.
4. Đã buông bỏ mọi sợ hãi, đã trở nên vững chãi nuôi dưỡng được chánh tín, diệt trừ được mọi nghi nan, không tật đố, lòng hoan hỷ với những gì đang có, yêu nếp sống thảnh thơi.
5. Có khả năng tiết chế, không tham vọng, có nhiều tuệ giác, không ganh ghét ai, không nói xấu ai, không trau chuốt bên ngoài, không nói lưỡi hai chiều, buông bỏ mọi hý luận và nghi ngờ.
6. Tâm ý giải thoát, không đắm trước, lìa tư kiến, không thêu dệt, hư vọng, bước đi an tường, có khả năng giải tỏa được mọi cuộc tranh chấp, không bị dục kéo đi, và đoạn trừ được mọi dục tưởng.
7. Không mưu toan để đạt tới một cái gì mình muốn, cũng không lo lắng khi mình không có cái kia, không oán giận, không bị vị ngọt của ái dục sai sử.
8. Không tự cao, không cho rằng không ai bằng mình, không có mặc cảm tự ti, biết quán chiếu, biết đình chỉ tâm ý, thấy được cái gì là thiện cái gì là ác và buông bỏ được những tri giác sai lầm.
9. Biết quán chiếu và thấy được tự tính các pháp, không còn bị kẹt vào một pháp nào, không cần nương tựa vào một pháp nào, cũng không bị kẹt vào ý niệm có và ý niệm không.
10. Ái đã diệt, tâm đã tĩnh, đã vượt biển sầu khổ qua tới bờ vô ưu, đã cởi trói, đã buông bỏ, không còn có gì để gọi là sở đắc, không còn theo đuổi tìm cầu gì nữa trong ba cõi.
11. Không cầu con trai, không cầu ruộng đất, không cầu trâu bò, không cầu của cải, người ấy không còn gì hoặc để nắm bắt hoặc để đuổi xua.
12. Dù bị đám đông công kích, phỉ báng xúc phạm, dù bị các vị Phạm chí và Sa môn chê bai, người ấy vẫn ngồi yên bất động, vẫn cứ đường mình mình đi.
13. Không tật đố, không xan tham, dù có được thế gian tôn kính cũng không bị vướng mắc; không tự tôn, không tự ti, không đòi bằng người, cái gì đúng pháp thì làm, phi pháp thì bỏ.
14. Thấy được tự tính không, đạt tới vô cầu, vô đắc, không còn vui cái vui phàm tục của thế gian, tâm ý đã thực sự dừng lại, vị mâu ni vượt thoát thời gian, đạt tới bản môn, đi vào kiếp ngoại.
Kinh Nghĩa Túc (ĐCTT 198) - Phụ Tử Cộng Hội
1. Hữu giới cụ, đương hà kiến
Vân thuyết ngôn, tòng âm khổ
Nguyện Cù Đàm giải thuyết tử
Vấn chánh ý thế hùng sanh.
Vân thuyết ngôn, tòng âm khổ
Nguyện Cù Đàm giải thuyết tử
Vấn chánh ý thế hùng sanh.
2. Tiên dĩ hành, khí trọng khuể
Diệc bất trước, hậu lai nguyện
Lai hiện tại, diệc bất thủ;
Diệc bất thọ, tôn kính không.
3. Vị lai tưởng, bất trước ái:
Cửu viễn tưởng, diệc bất ưu.
Hành viễn khả, xả tế nhuyễn;
Tà kiến tận, thiểu vô hữu.
4. Dĩ khứ khủng, vô úy bố;
Bất khả động, tín vô nghi.
Vô tật tâm, lạc bỉ dữ;
Hành như thị, ái tôn mạng
Diệc bất trước, hậu lai nguyện
Lai hiện tại, diệc bất thủ;
Diệc bất thọ, tôn kính không.
3. Vị lai tưởng, bất trước ái:
Cửu viễn tưởng, diệc bất ưu.
Hành viễn khả, xả tế nhuyễn;
Tà kiến tận, thiểu vô hữu.
4. Dĩ khứ khủng, vô úy bố;
Bất khả động, tín vô nghi.
Vô tật tâm, lạc bỉ dữ;
Hành như thị, ái tôn mạng
5. Năng tự thủ, bất đa vọng;
Tự đa đắc, tuệ vô tật.
Bất ác quỷ, bất mô dã;
Bất lưỡng thiệt, xả hý(hô, huy) nghi.
6. Ý tất thoát, vô sở trước;
Khí tự kiến, vô ỷ (khỉ) vọng.
An tường hành, năng giải đối;
Diệc bất dục, đoạn dục tưởng.
7. Bất học cầu, sở lạc dục;
Tất vô hữu, diệc bất ưu
Vô oán khiểu, xả ái dục;
Bất vi vị, sở khả sử.
8. Bất tự cao, ngã vô đẳng;
Đắc đối hủy, hoành thủ kính.
Đương hành quán, chỉ ý niệm;
Kiến thiện ác, phi thứ vọng.
9. Khứ sở tại, vô sở chỉ;
Quán hướng pháp, đương hà trước.
Dục sắc không, diệc vô sắc;
Tòng hiệt kế, bất dục thoát.
10. Ái dĩ diệc, nãi dĩ tức;
Tam giới không, vô lạc ý
Tất giải ly, hà tòng đắc;
Đa tòng hải; độ vô ưu.
11. Bất nguyện sanh kiến hữu tử;
Liệt địa hành nguyện bảo tăng
Lai bất sanh khứ bất đáo;
Dục hà tác (sách: dây tô) tòng hà đắc
12. Tất vô năng, thuyết đáo xứ;
Chúng học sa môn du tâm
Tất lệnh cầu sở tại xứ;
Như xúc mạo (mặc), tri như khứ.
13. Diệc bất tật, diệc vô tham;
Tuy tại cao tôn bất lạc
Bất lạc trung, hạ bất lạc;
Tùy pháp sanh phi pháp xả.
14. Thị tất không, diệc vô hữu;
Tùy bất đắc diệc bất cấu
Mạc (mộ) dục thế, tà lạc nhân;
Ý dĩ chỉ, tiện đáo tận
Tự đa đắc, tuệ vô tật.
Bất ác quỷ, bất mô dã;
Bất lưỡng thiệt, xả hý(hô, huy) nghi.
6. Ý tất thoát, vô sở trước;
Khí tự kiến, vô ỷ (khỉ) vọng.
An tường hành, năng giải đối;
Diệc bất dục, đoạn dục tưởng.
7. Bất học cầu, sở lạc dục;
Tất vô hữu, diệc bất ưu
Vô oán khiểu, xả ái dục;
Bất vi vị, sở khả sử.
8. Bất tự cao, ngã vô đẳng;
Đắc đối hủy, hoành thủ kính.
Đương hành quán, chỉ ý niệm;
Kiến thiện ác, phi thứ vọng.
9. Khứ sở tại, vô sở chỉ;
Quán hướng pháp, đương hà trước.
Dục sắc không, diệc vô sắc;
Tòng hiệt kế, bất dục thoát.
10. Ái dĩ diệc, nãi dĩ tức;
Tam giới không, vô lạc ý
Tất giải ly, hà tòng đắc;
Đa tòng hải; độ vô ưu.
11. Bất nguyện sanh kiến hữu tử;
Liệt địa hành nguyện bảo tăng
Lai bất sanh khứ bất đáo;
Dục hà tác (sách: dây tô) tòng hà đắc
12. Tất vô năng, thuyết đáo xứ;
Chúng học sa môn du tâm
Tất lệnh cầu sở tại xứ;
Như xúc mạo (mặc), tri như khứ.
13. Diệc bất tật, diệc vô tham;
Tuy tại cao tôn bất lạc
Bất lạc trung, hạ bất lạc;
Tùy pháp sanh phi pháp xả.
14. Thị tất không, diệc vô hữu;
Tùy bất đắc diệc bất cấu
Mạc (mộ) dục thế, tà lạc nhân;
Ý dĩ chỉ, tiện đáo tận
The Meeting of Father and Son Sutra
Absolute Truth Sutra
Purabhada Sutta (Sutta Nipata, Atthekavagga 10)
1. Having received all the precepts, how might we recognize and speak correctly about the one with Right View, the one who is born as a hero to the world, the one who is liberated from all afflictions and suffering? Please Venerable Gotama, the Perfect One, teach us.
2. “He has been able to let go of all resentment from the past and all anxieties and worries about the future. In the present moment, he is not entangled in anything and is not caught by fame or swayed by the veneration of others.
3. He is not lost in desires for the future, is not sorrowful and does not lament about the past. On the Path, he has released all desires and all wrong views, not even holding onto his own views.
4. Having let go of all fear, he becomes imperturbable, capable of nourishing Right Faith, and putting an end to all doubts. With a mind free of competiveness, content with whatever he has, he loves the life of serenity and freedom.
5. This person knows how to abide by the law of moderation, is without ambition, and full of insight. He doesn’t hate anyone, doesn’t speak ill of anyone, and does not use his time to polish his appearance. He doesn’t speak with two tongues and has let go of all philosophical speculations, debating and doubting.
6. His mind is Free. Without attachment, and can let go of his own view. He does not embellish his illusions. He walks in peace, and has the ability to resolve all conflicts. He is not pulled by desires but rather puts an end to them.
7. He doesn’t devise a plan to get what he wants, he doesn’t worry when he doesn’t get this or that. He does not harbor anger or hatred, and is not swayed by the sweetness of sensual desire.
8. He is not arrogant and does not think there is no one equal to him, nor does he have an inferiority complex. He knows how to look deeply and to stop his thoughts. He can see what is wholesome and what is unwholesome, and lets go of wrong perceptions.
9. Knowing how to look deeply, he can see the nature of all dharmas and is no longer caught in anything. He doesn’t need to take refuge in anything and he isn’t caught in the idea of Being or Non-Being.
10. Sensual desire ended, mind calmed, he has crossed over the ocean of suffering and arrived at the shore of liberation. He has untied his fetters and released his afflictions. He has nothing to call an object of attainment nor does he pursue anything in the Three Worlds.
11. He doesn’t need a continuation, property, technological devices, material possessions or anything to grasp at or to reject. (He doesn’t need a son, land, cows, material possessions, or anything to grasp or to reject.)
12. Even though he is attacked, slandered, or insulted by a crowd of people or denigrated by Brahmans and renunciates, he still sits unshaken; he continues walking steadfastly on the Path.
13. Without competitiveness and without greed and desire, although he is venerated, he is not attached. He doesn’t have a superiority complex, an inferiority complex, or look to be equal to others. He acts according to what is ethical and refrains from what is unethical.
14. Seeing the nature of emptiness, realizing aimlessness, he doesn’t find happiness in ordinary joy. His mind has really stopped. The Muni is liberated from time, experiences the Ultimate Dimension and enters the world that is beyond space.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét