DU HÀNH NGƯỢC THỜI GIAN
DU HÀNH VÀO TƯƠNG LAI
Nhà bác học Albert Einstein đã
được bầu là “nhân vật xuất chúng nhất nhân loại của thế kỷ 20”. Hậu duệ xứng
dáng nhất của ông là nhà vật lý lý thuyết Stephen Hawking, người Anh,
tuy tật nguyền không nói được nhưng bộ não thuộc loại siêu đẳng…! Ông được xem
là nhà vật lý học lỗi lạc nhất hiện nay.
S. Hawking sinh năm 1942, phát hiện bệnh ALS vào năm 1963. Ôngcùng với Penrose
phát hiện thời gian biến mất trong các lỗ đen. Bảo vệ thành công Luận án Tiến
sĩ (1965). Ôngcông bố công trình về sự tạo thành các hạt trong lỗ đen. Được
bầu làm Hội viên Hội Hoàng gia (tức Viện HKLKH) Anh (1974).S. Hawking đã cho
ra mắt cuốn sách mới của mình với nhan đề “The Grand Design”. Trong cuốn sách
này, Hawking chủ trương cho rằng, do có lực hấp dẫn, bản thân vũ trụ có thể
được tạo nên từ hư vô. Hawking cũng khẳng định sự “sáng tạo tự phát” này
chính là nguyên nhân cho sự tồn tại của con người cũng như vũ trụ.
Xuất hiện trong một chương trình truyền hình có tên “Larry King Live” của Mỹ tối hôm thứ 6 (10/09) vừa qua, Hawking một lần nữa khẳng định: “Chúa có thể tồn tại, tuy nhiên khoa học có thể giải thích được vũ trụ mà không cần đến một Đấng sáng thế”. Dưới đây là những lý luận của Stephen Hawking được phát sóng trên chương trình "Stephen Hawking's Universe" trên kênh Discovery Channel.
Xuất hiện trong một chương trình truyền hình có tên “Larry King Live” của Mỹ tối hôm thứ 6 (10/09) vừa qua, Hawking một lần nữa khẳng định: “Chúa có thể tồn tại, tuy nhiên khoa học có thể giải thích được vũ trụ mà không cần đến một Đấng sáng thế”. Dưới đây là những lý luận của Stephen Hawking được phát sóng trên chương trình "Stephen Hawking's Universe" trên kênh Discovery Channel.
Xin chào, tên tôi là Stephen Hawking, một nhà Vật lý học, Vũ trụ học và cũng
là người có tính hay mơ mộng. Mặc dù tôi bị giới hạn khá nhiều trong việc tự
đi lại và phải nói chuyện thông qua máy tính do bệnh tật, nhưng tâm trí tôi
thì ngược lại, chúng hoàn toàn tự do. Tự do để khám phá vũ trụ, vạn vật và tự
đặt ra những câu hỏi lớn như: liệu du hành vượt thời gian có khả thi không?
Liệu chúng ta có thể mở một cánh cổng dắt vào quá khứ hay tìm ra một đường tắt
dẫn đến tương lai không? Chúng ta có thể dùng những quy luật tự nhiên để kiểm
soát thời gian không?
Du hành vượt thời gian từng bị xem là ngành khoa học dị giáo. Và tôi đã phải
tránh nói về nó vì sợ rằng người ta sẽ xem mình là một người kỳ quặc, nhưng
ngày nay thì khác... Để hiểu tính thực tế của du hành vượt thời gian, chúng ta
cần phải "nhìn"
thời gian theo cách mà các nhà Vật lý học đang nhìn - nhìn ở chiều
không gian thứ tư. Đừng lo vì nó cũng đơn giản thôi. Bất kỳ ai học qua
kiến thức phổ thông đều biết rằng mọi vật thể trong tự nhiên, ngay cả con
người, đều tồn tại dưới 3 chiều không gian, đó là chiều dài, chiều rộng và
chiều cao. Nhưng thực ra còn có một chiều nữa, đó là chiều
dài thời gian.
Như con người chúng ta có thể sống được 80 năm, những tảng đá Stonehenge đã
tồn tại hàng ngàn năm, còn hệ Mặt Trời thì sẽ tồn tại đến hàng tỉ năm, mọi thứ
đều có riêng cho nó một chiều dài về thời gian, và không gian cũng không ngoại
lệ. Du hành vượt thời gian nghĩa là du hành qua chiều không gian thứ 4 này.
Làm rõ hơn vấn đề này, hãy tưởng tượng đến việc chúng ta lái xe hằng ngày. Lái
theo đường thẳng là bạn đang lái theo 1 chiều, quẹo trái hay quẹo phải là bạn
vừa có thêm chiều không gian thứ 2, lái lên đồi hay xuống dốc chính là chiều
không gian thứ 3. Vậy là bạn đã được “du
hành” trong không gian 3 chiều. Vậy
làm thế nào để chúng ta du hành vượt thời gian trên Trái Đất? Làm sao để tìm
ra con đường của chiều không gian thứ 4?
Như bạn thường thấy trong các bộ phim khoa học giả tưởng về du hành vượt thời
gian, cỗ máy thời gian sẽ tạo ra một lối đi, một đường hầm xuyên qua chiều
không gian thứ 4 để cho con người bước qua nó. Ý tưởng này không quá điên rồ,
nhưng thực tế có thể sẽ rất khác so với những gì bạn thấy trên phim ảnh. Các
nhà Vật lý học cũng đang suy nghĩ về các đường hầm thời gian này, nhưng họ
nghĩ theo một góc độ khác.
Nhưng liệu cánh cổng dẫn đến tương lai hay quá khứ có thể tồn tại mà vẫn tuân
theo các quy luật tự nhiên hay không? Chúng tôi nghĩ rằng câu trả lời là có.
Thậm chí chúng tôi còn đặt cho nó một cái tên đó là hố
sâu (Wormhole).
Sự thật là các hố sâu này tồn tại xung quanh chúng ta, chỉ có điều chúng quá
nhỏ để ta có thể nhìn thấy được. Kích thước của hố sâu là cực kỳ nhỏ, chúng
chỉ tồn tại trong những góc nhỏ và trong những khe hở, vết nứt của thời gian
và không gian. Có thể bạn sẽ bắt đầu thấy khó hiểu nhưng khoan hãy bỏ đi vội.
Không có gì là hoàn toàn phẳng và đặc bên trong cả. Nếu
bạn nhìn đủ gần sẽ thấy được mọi thứ đều có những lỗ nhỏ li ti và đầy các vết
nhăn bên trong. Đây là một nguyên lý vật lý cơ bản, và nó cũng đúng với trường
hợp của thởi gian. Ngay cả bề mặt của một hồ bơi cũng có những gợn sóng nhỏ li
ti. Vì vậy, mọi thứ trong không gian 3 chiều của chúng ta đều có những khe hở,
và bạn hãy tin tôi khi tôi nói rằng điều này cũng đúng đối với chiều không
gian thứ 4. Thời gian cũng có những vết nứt và khe hở như những vật thể khác,
và những vết nứt này có kích thước rất nhỏ.Bây giờ, hãy tưởng tượng chúng ta
tự thu nhỏ xuống một tỷ lệ nhỏ nhất có thể, nhỏ hơn cả các hạt nguyên tử,
chúng ta sẽ đến được một nơi gọi là bọt lượng tử. Đây là nơi mà các hố sâu có
tồn tại. Tại đây, các đường hầm xuyên không gian và thời gian liên tục được
sinh ra, tồn tại và biến mất, sau đó lại được sinh ra tiếp trong thế giới
lượng tử này. Và chúng thật sự liên kết giữa 2 nơi khác nhau ở 2 thời điểm
khác nhau. Nhưng một điều không may là các đường hầm thời gian thực này chỉ
nhỏ bằng một phần ngàn/triệu/tỷ/nghìn tỷ centimét, quá nhỏ để con người có thể
bước qua được; nhưng từ đây, khái niệm về cỗ máy thời gian sử dụng hố sâu từ
từ hiện ra.
Một vài nhà khoa học nghĩ rằng ta có thể "bắt"
một hố sâu, sau đó phóng lớn nó lên hàng tỷ lần, đủ lớn để con người có thể
bước qua, hay thậm chí là cả một chiếc phi thuyền. Nếu có đủ nguồn năng lượng
và trình độ khoa học kỹ thuật, có lẽ một hố sâu khổng lồ sẽ được xây dựng
trong không gian. Tôi không nói điều đó có thể thành hiện thực, nhưng nếu có,
đây sẽ là một thiết bị phi thường, với một đầu đường hầm mở ra đâu đó gần Trái
Đất, và đầu kia sẽ mở ra ở một nơi rất xa hoặc một hành tinh xa xôi nào đó. Về
lý thuyết mà nói, một đường hầm không gian (hoặc hố sâu) có thể làm nhiều hơn
là chỉ đưa ra đến những hành tinh khác. Vì nếu cả hai đầu của đường hầm đều
dẫn đến cùng một nơi nhưng khác biệt về thời gian, thì chiếc phi thuyền đi
xuyên qua nó sẽ trở về quá khứ rất xa, và loài khủng long sẽ có dịp được chứng
kiến sự xuất hiện của những con tàu không gian hiện đại.
Phương tiện nhanh nhất mà con người từng chế tạo là chiếc phi thuyền Apollo 10
với vận tốc tối đa 25.000 dặm/giờ. Nhưng để có thể du hành vượt thời gian,
chúng ta cần phải bay nhanh hơn thế gấp 2.000 lần.
Bất cứ hình thức du hành nào trở về quá khứ bằng hố sâu hay bằng phương pháp
khác là điều gần như không thể, nếu không thì những sự nghịch lý sẽ xảy ra.
Đây quả là một tin đáng buồn cho những tay săn khủng long và các nhà Sử học.
Nhưng câu chuyện vẫn chưa kết thúc ở đây, bạn vẫn còn một hướng khác để du
hành, đó là tới tương lai.Bản thân tôi rất tin tưởng vào du hành vượt thời
gian, nhất là du hành vào tương lai. Thời gian trôi đi giống như dòng
chảy của một con suối mà trong đó, chúng ta bị cuốn theo một cách không ngừng
nghỉ. Nhưng có một điều đặc biệt mà dòng chảy thời gian giống như dòng chảy
của nước, đó là nó sẽ chảy đi với những vận tốc khác nhau ở những địa điểm
khác nhau, và đây là chìa khóa để chúng ta đi đến tương lai.
Ý tưởng này lần đầu tiên được nghĩ tới bởi Albert Einstein cách đây hơm 100
năm. Ông ta nhận thấy rằng trong
không gian, chắc chắn tồn tại những nơi mà tại đó, dòng chảy thời gian chạy
chậm lại và cũng có những nơi mà tại đó thời gian sẽ chạy nhanh hơn. Và
Einstein đã hoàn toàn đúng. Chứng cứ cho lý thuyết này nằm ở khoảng không ngay
trên đầu của chúng ta. Hầu hết ai trong chúng ta cũng đều biết đến hệ thống
định vị toàn cầu GPS (Global Positioning System), một mạng lưới các vệ tinh
bay xung quanh Trái Đất có nhiệm vụ điều giúp con người điều hướng thông qua
vệ tinh.Nhưng các vệ tinh này cũng cho thấy một điều nữa đó là thời gian trong
vũ trụ chạy nhanh hơn là thời gian trên Trái Đất.
Trong mỗi chiếc phi thuyền phóng ra ngoài không gian đều có một đồng hồ hoạt
động với độ chính xác cực cao, mặc dù vậy nhưng thật ra nó vẫn chạy nhanh hơn
đồng hồ dưới Trái Đất 3/1.000.000.000 giây mỗi ngày. Và hệ thống luôn phải
điều chỉnh sự thay đổi vô cùng nhỏ này, nếu không thì sự sai lệch tí hon đó sẽ
gây ra rắc rối cho toàn bộ hệ thống, điển hình như việc làm cho các thiết bị
GPS trên Trái Đất sai lệch 6 dặm mỗi ngày (hơn 9,6 km), một con số không hề
nhỏ chút nào. Đồng hồ chạy nhanh cũng là thứ dễ nhận thấy trong trường hợp
này. Càng đưa lên cao thì đồng hồ chạy càng nhanh. Lý giải cho hiệu ứng đặc
biệt này đó là do khối lượng của Trái Đất chúng ta. Einstein
nhận thấy vật thể nào càng nặng thì nó càng "kéo" thời gian chạy chậm
lại. Chính điều này sẽ dẫn đắt chúng ta đến với khả năng du hành đến
tương lai.
Ngay chính giữa dãy ngân hà Milky Way cách chúng ta 26.000 năm ánh sáng là vật
thể nặng nhất trong dãyNgân Hà, nó là một hố đen siêu nặng chứa đựng bên trong
nó một khối lượng bằng với 4 triệu Mặt Trời được nghiền nén lại thành một điểm
duy nhất bởi chính trọng lượng của nó.
Càng tiến gần đến hố đen này thì lực hấp dẫn càng mạnh. Chỉ cần tiến đến đủ
gần thì ngay cả ánh sáng cũng không thể thoát ra được và bị hút vào hố đen đó
luôn. Một hố đen dạng này có ảnh hưởng rất lớn đến dòng thời gian, nó có
thể kéo thời gian chạy chậm lại nhiều hơn bất cứ vật thể nào trong vũ trụ
có thể làm được. Và nhờ vậy mà nó đã trở thành một cỗ máy thời gian hết sức...
tự nhiên.
Tôi cảm thấy thích thú khi nghĩ đến việc làm thế nào để một chiếc phi chuyền
tận dụng hiện tượng này bằng cách bay vòng quanh nó để đi đến tương lai. Đối
với người ngồi điều khiển tại trung tâm dưới Trái Đất, họ sẽ thấy phi thuyền
phải mất 16 phút để bay vòng quanh hố đen này, nhưng đối với những phi hành
gia can đảm đang ngồi bên trong chiếc phi thuyền gần hố đen đó, thì thời gian
sẽ chạy chậm lại. Và hiệu ứng mà họ trải qua còn khắc nghiệt hơn cả lực hút
của Trái Đất rất nhiều, thời gian của phi hành đoàn sẽ bị giảm xuồng còn phân
nửa. Đối với mỗi 16 phút bay vòng quanh, thì thật sự họ chỉ trải qua có 8 phút
mà thôi.Và nếu cứ tiếp tục bay vòng quanh liên tục như thế và "sống"
bằng phân nửa thời gian của Trái Đất, thì rõ ràng là họ cùng với chiếc phi
thuyền đang du hành vượt thời gian. Hãy tưởng tượng họ bay vòng quanh hố đen
trong suốt 5 năm của họ, thì ở những nơi khác, thời gian trôi qua đã là 10
năm. Khi trở về Trái Đất, mọi người đều đã già đi 10 tuổi, trong khi họ chỉ
già thêm có 5 năm. Vậy, hố đen siêu nặng đó chính là một cỗ máy thời gian,
nhưng nó không mang tính thực tiễn cho lắm. Mặc dù hố đen dạng này có nhiều
lợi thế hơn so với hố sâu do không tạo ra sự nghịch lý và cũng không bị phá
hủy bởi hiện tượng phản hồi, nhưng nó lại rất nguy hiểm, nằm cách chúng ta rất
xa và không thể đưa con người đến tương lai xa được.
Thật may mắn là chúng ta vẫn còn một cách nữa để đi đến tương lai, đây cũng là
hy vọng sau cùng và là cách tốt nhất để xây dựng một cỗ máy thời gian thực
thụ. Đó là bạn phải chạy (hay di chuyển) với tốc độ nhanh, cực kỳ nhanh. Nhanh
hơn tốc độ cần thiết để không bị hút vào hố đen. Điều này là bởi một thực tế
lạ lùng khác trong vũ trụ, đó là không một vật thể nào có thể đạt được vận tốc
bằng với vận tốc của ánh sáng, còn gọi là vận tốc giới hạn (gần 300.000
km/giây).Đây là một trong những nguyên lý tốt nhất trong khoa học. Và cho
dù bạn có tin hay không, thì việc di chuyển với tốc độ gần bằng vận tốc ánh
sáng sẽ đưa bạn đi đến tương lai đấy.
Để giải thích cho điều này, bạn hãy tưởng tượng có một hệ thống vận chuyển mới
giống như xe lửa cao tốc, có đường ray đặt vòng quanh Trái Đất. Và chúng ta sẽ
dùng xe lửa siêu cao tốc này để đạt đến vận tốc càng gần vận tốc ánh sáng càng
tốt và xem làm thế nào để nó trở thành cỗ xe máy vượt thời gian. Trên tàu là
các hành khách cầm trên tay tấm vé 1 chiều đi đến tương lai không thể khứ hồi,
đoàn tàu bắt đầu tăng tốc, càng lúc càng chạy nhanh, không lâu sau đó nó đã
chạy xong một vòng quanh Trái Đất và cứ tiếp tục chạy vòng quanh như thế. Để
đạt được vận tốc ánh sáng, đoàn tàu phải chạy đủ nhanh để có thể chạy vòng
quanh Trái Đất 7 lần mỗi giây. Nhưng do dù đoàn tàu có nhiều năng lượng đến
thế đi chăng nữa thì nó cũng không thể đạt được vận tốc mong muốn bởi vì các
định luật về Vật lý đã ngăn cản nó.Như vậy đã rõ, nếu muốn
du hành vượt thời gian, bạn chỉ cần di chuyển với tốc độ cực nhanh. Và
điều mà con người từng làm tương tự đó là bay vào không gian. Phương tiện vận
chuyển nhanh nhất mà loài người từng chế tạo đó là chiếc phi thuyền Apollo 10,
nó đạt được vận tốc 40.000 km/h. Nhưng để du hành vượt thời gian thì bạn sẽ
cần một phương tiện bay nhanh hơn chiếc Apollo 10 đến... 2.000 lần. Đó sẽ là
một chiếc phi thuyền khổng lồ, đủ lớn để mang theo đủ nhiên liệu để vận hành
cũng như tăng tốc đến gần vận tốc giới hạn.Và để đạt được vận tốc mong muốn,
chiếc phi thuyền sẽ phải vận hành hết công suất trong suốt 6 năm liên tục.
Thời gian đầu, phi thuyền sẽ tăng tốc chậm do kích thước quá đồ sộ của mình,
nhưng sau đó tốc độ sẽ tăng dần và phi thuyền nhanh chóng đạt được những quãng
đường lớn hơn. Tuần đầu tiên, nó sẽ tới được các hành tinh khác trong vũ trụ,
sau 2 năm nó sẽ đạt được vận tốc bằng phân nửa vận tốc ánh sáng và lúc này sẽ
đang ở rất xa hệ Mặt Trời. 2 năm tiếp theo, vận tốc lúc này đã là 90% vận tốc
ánh sáng và cách Trái Đất 30 ngàn tỷ dặm. Và sau 4 năm bay trong vũ trụ như
thế, chiếc phi thuyền sẽ bắt đầu du hành vượt thời gian. Lúc này, cứ mỗi 1
tiếng đồng hồ trên phi thuyền thì so với trên Trái Đất, 2 tiếng đã trôi qua,
tương tự với tình huống bay vòng quanh hố đen siêu nặng. Bay tiếp 2 năm nữa,
lúc này vận tốc của phi thuyền đã đạt tới 99% con số mong muốn và mỗi tiếng
trên phi thuyền sẽ tương đương với 1 năm ở Trái Đất. Phi thuyền đã thật sự bay
vào tương lai.
Ngoài ra, việc làm chậm thời gian còn có một lợi ích khác, theo lý thuyết, nó
cho phép chúng ta có thể du hành tới những nơi rất xa chỉ với 1 đời người. Một
chuyến du hành đến tận cùng của dãyNgân Hà chỉ mất có 80 năm. Nhìn chung lại,
điều kỳ diệu nhất
của chuyến du hành này đó là nó giúp hé lộ cho chúng ta biết rằng vũ trụ này
thật kỳ lạ, nó là một vũ trụ mà dòng thời gian trôi đi với những tần suất khác
nhau ở những nơi khác nhau, nơi mà các hố sâu tồn tại ngay xung quanh chúng ta.
Và sau cùng, chúng ta có thể vận dụng những hiểu biết về Vật lý để trở thành
những nhà du hành vượt thời gian qua chiều không gian thứ 4.
Khoahoc.com.vn
PHỤ LỤC 2
KẾT NỐI KHOA HỌC VÀ TÂM LINH
Giáo sư Trịnh Xuân Thuận rời Việt Nam năm 16 tuổi, sống và làm việc ở nước ngoài 45 năm qua. Là tiến sĩ ngành vật lý thiên văn, tốt nghiệp Đại học Princeton (Mỹ), ông trở thành một trong những nhà khoa học hàng đầu của thế giới về lĩnh vực nghiên cứu sự hình thành của các thiên hà. Ông đặc biệt nhắc đến cuộc gặp gỡ vào năm 1997 giữa ông với một thiền sư Tây Tạng là Matthieu Ricard. Matthieu là tiến sĩ sinh học người Pháp - đã từ bỏ tất cả để sống đời sống tu sĩ trong một thảo am hoang vắng trên dãy Hymalaya. Ông đã nói với Trịnh Xuân Thuận rằng: điều cốt yếu không chỉ là kiến thức thu thập từ bên ngoài, mà cần nhận thức về những gì tiềm ẩn “bên trong” mỗi người, để tự tìm lấy câu trả lời: Tại sao chúng ta sinh ra và ai cũng phải chết? Tại sao đau khổ? Tại sao yêu và tại sao ghét? Con người chưa bao giờ tách rời khỏi tổng thể và con người không thể nhân danh sự sống của mình để tiêu diệt bất cứ mạng sống của sinh vật nào quanh mình, vì tất cả có chung một nguồn cội thiêng liêng.
Trịnh Xuân Thuận, dưới góc độ khoa học, soi sáng điều Matthieu nêu trên qua
những chứng cứ: “Tất cả chúng ta đều được sinh ra từ các sản phẩm Big Bang.
Các nguyên tử Hydro và Heli chiếm 98% tổng khối lượng của vật chất thông
thường trong vũ trụ đã được sinh ra trong 3 phút đầu tiên (sau vụ nổ Big
Bang). Các nguyên tử Hydro của nước trong các đại dương hay trong các cơ thể
sống đều xuất phát từ món soup nguyên thủy này”. Món soup đó là hiện thân ban
đầu của người Mẹ - sự - sống, không phải bằng xương thịt và máu đỏ như bây
giờ, mà là một chất loãng bềnh bồng, nóng và ươn ướt như sữa, đã phôi thai
“những người con” gồm loài người chúng ta, cùng mọi loài vật khác như chim
trời, cá nước, voi, ngựa, bướm ong, núi sông, đất đai và mây khói. Nhưng dần
dần “những người con” đã lỡ quên đi nguồn gốc Mẹ ban đầu nên quay ra “ăn thịt”
lẫn nhau.Từ điều ấy, ông kết luận: “Khoa học có thể hoạt động không cần tới
tâm linh. Tâm linh có thể tồn tại không cần tới khoa học. Nhưng con
người, để trở nên hoàn thiện, thì cần phải có cả hai”.
Lịch sử về nguồn gốc của con người được trình bày qua 7 chương trong
quyển NGUỒN GỐC của Trịnh Xuân Thuận.
Chương I kể lại con người đã
hình dung nguồn gốc của thế giới như thế nào qua các thời kỳ và các nền văn
hóa, để đi đến lý thuyết Big
Bang. Chương này cũng mô tả quá trình tạo ra món súp đầu tiên của Vũ trụ
gồm các hạt cơ bản- những viên gạch của vật chất- xuất phát từ một chân không
chứa đầy năng lượng như thế nào và bằng cách nào các hạt nhân Hydro và Hêli
đầu tiên đã xuất hiện.
o
Để thoát khỏi sự cằn cỗi vô sinh, nó đã sáng tạo ra các thiên hà và các vì
sao, lịch sử huy hoàng của quá trình đó được kể lại trong các Chương II và
III. Các thiên hà, tập hợp hàng trăm tỉ ngôi sao, các khí và bụi được gắn
kết bởi lực hấp dẫn, được bao quanh bởi những quầng có khối lượng lớn tạo
thành từ vật chất tối mà bản chất của chúng chúng ta còn hoàn toàn chưa biết
đó là những hệ sinh thái khổng lồ cho phép các đám mây Hydro và Hêli khởi
nguồn từ Big Bang thoát khỏi quá trình lạnh đi liên tục do sự giãn nở
của vũ trụ gây ra và co lại dưới tác động của lực hấp dẫn để tạo thành các vì
sao. Những ngôi sao này lại tiếp tục đóng một vai trò cơ bản trong sự tiến hóa
của vũ trụ. Chính chúng, nhờ lò phản ứng hạt nhân tuyệt diệu của mình, đã tạo
ra các nguyên tố hóa học cần thiết cho sự sống. Các sao siêu mới, những cơn
hấp hối bùng nổ của các ngôi sao nặng, đã gieo vào không gian trong các thiên
hà các nguyên tố nặng, từ đó nảy mầm các thế hệ tương lai của các sao và các
hành tinh.
o
Sự sáng tạo ra các hành tinh, được mô tả trong Chương IV, là giai đoạn
cốt yếu tiếp sau. Một số trong các hành tinh đó có khả năng cung cấp môi
trường thuận lợi cho sự sống- một bề mặt cứng, các đại dương nước lỏng và một
khí quyển có khả năng bảo vệ- tất cả những thứ mà sự sống cần có để phát
triển. Và tại một trong số những hành tinh quay xung quanh một ngôi sao
được gọi là Mặt trời, ngôi sao ở gần ngoại vi của một thiên hà có tên Ngân hà,
sự sống đã xuất hiện.
o
Bước chuyển phi thường từ cái vô sinh sang cái hữu sinh này sẽ được kể lại
trong Chương V, từ khi một phân tử acid kỳ lạ có hình xoắn kép bước lên
sân khấu cách đây 4 tỉ năm biết sinh sản bằng cách tự phân chia, cho tới trò
chơi đột biến gien và chọn lọc tự nhiên, tạo ra sự đa dạng kỳ diệu của các
sinh vật sống trên Trái đất.
o
Chương VI mô tả một giai đoạn cơ bản khác trong lịch sử tiến hóa của Vũ
trụ, đó là sự phát triển của não bộ con người và sự xuất hiện ý thức và tư duy
trừu tượng từ khi sáng chế ra công cụ lao động đầu tiên, cách đây 2,5 triệu
năm, cho tới những bước chân đầu tiên của con người lên Mặt trăng, năm 1969.
Nhưng trí tuệ và ý thức như con dao hai lưỡi. Con người không chỉ có thể vượt
qua lực hút của Trái đất để đi chinh phục không gian, không chỉ bắt đầu tìm
kiếm những trí tuệ bên ngoài Trái đất, mà con người còn có khả năng trở thành
một mối đe dọa đối với chính mình, đối với hành tinh của mình và đối với tất
cả các loài sinh vật.
o
Chương VII
mô tả những vết thương mà con người đang gây ra cho hệ sinh thái của mình và
tương lai u ám đang chờ đợi chúng ta nếu chúng ta không lấy cảm hứng từ bức
tranh vũ trụ lộng lẫy được mô tả ở đây để phát triển trong bản thân mỗi chúng
ta mối quan hệ phụ thuộc với người khác, tình cảm vị tha và tinh thần trách
nhiệm toàn nhân loại.
(Trích Cái vô hạn trong lòng bàn tay – Trịnh Xuân Thuận.
Phạm Văn Thiều và Ngô Vũ dịch)
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét