I.LẼ HẰNG SỐNG & KÝ ỨC THIÊNG LIÊNG
A.LẼ HẰNG SỐNG LÀ GÌ ? B.CHỖ NHỚ NHIỆM MẦU CỦA CON NGƯỜI C. KHẢ NĂNG CHỐI TỘI CỦA CON NGƯỜI II.VƯỢT QUA KHÔNG GIAN & THỜI GIAN A.BA THỂ CỦA CON NGƯỜI THẬT SỰ B. VƯỢT KHÔNG GIAN & THỜI GIAN
I. LẼ HẰNG SỐNG & KÝ ỨC THIÊNG LIÊNG
A. LẼ HẰNG SỐNG LÀ GÌ ?…Từ khi Đức-Chí-Tôn tạo lập ra càn khôn vũ-trụ nầy, với thời gian mọi sự việc đều biến thiên hết, không có một cái gì đứng yên trong một thể trạng duy nhất. Nhìn lên bầu trời kia chúng ta ngó thấy những vì tinh tú, ánh sáng mặt trời, quả đất nầy đây ngày đêm sáng tối đổi thay vị trí không lường.. Như thế sự sống là một lẽ biến dịch từ tạo thiên lập địa đến giờ, tại sao trong cửa đạo nầy lại nói đến một sự sống gọi là Hằng Sống? Sự Hằng Sống là sự sống không thay đổi có ở chỗ nào đâu? Dầu cho có thoát xác trở về nơi cõi Thiêng Liêng chăng nữa thì chơn linh kia cũng tấn hoá, nó cũng biến đổi với thời gian... Nhưng Sự sống của tánh linh con người gọi là ký ức thì không thay đổi. Nó chụp hình nó ghi lại, có như thế nào nó ghi lại như thế đó, nó tồn tại vĩnh viễn nên gọi là Hằng Sống.
Trong chơn thần
chúng ta có ký ức
thiêng liêng
gọi là cái
linh của Thượng-Đế đặt để nơi đó thì vũ-trụ kia nguyên hình của nó là một
đại bộ phận cũng có cái linh lớn gọi là Chí Linh, thêm tiếng Đấng vào là để
tỏ lòng tôn kính.. .Với yếu tố thời gian và sự sáng tạo khôn ngoan của tánh
linh con người thì chính nhân loại tạo ra được tương lai của họ. Những hình
ảnh bắt gặp trong cõi hư linh ở tương lai xa vời là do quả kiếp của con
người định hành tàng ở tương lai gần của họ cộng với những sự sáng tạo trong
khoảng thời gian sắp tới.
Họ ý thức
được lẽ Đạo và họ sống như thế nào đó thì tương lai kia sẽ vẽ ra những hình
ảnh mà người tu đoạt pháp thấy đặng…Người nào quên mình vì sanh chúng làm
phận sự đem lý Đạo cao siêu vào con đường Thiêng Liêng Hằng Sống, đem ánh
sáng đó đặt để vào trong tâm não của con cái Đức Chí Tôn thì buổi chết gặt
hái được kết quả lành là Thăng.
B. CHỖ NHỚ NHIỆM MẦU CỦA CON NGƯỜI
…Tánh linh của đứa
bé khiến nó lặp lại được những gì người ta đã dạy cho nó gọi là ngoan sáng
tạo ra thêm nữa gọi là khôn. Sự hiểu biết của nó về quá khứ nối liền với
hiện tại và tương lai tạo thành trí khôn ngoan. Trên dòng thời gian trí khôn
ngoan ấy phát triển ngày càng rộng hơn, xa hơn, sâu vào trong thế giới khách
quan và trong chơn thần của đứa bé có một chỗ nhớ rất mầu nhiệm, chỗ nhớ đó
làm cho nó tiến bộ được...Và cả loài người cũng nhờ vào ký ức của chơn thần
nên họ rất linh họat, nhạy bén, ghi nhận lại được những gì đã học hỏi trong
quá khứ, lặp lại được và sáng tạo thêm khám phá thêm những điều mới mẽ cho
sự sống. Trí khôn ấy do đâu mà có và khi thân xác nầy chết đi còn hay mất?
Tại sao kẻ nói còn người nói mất? Vừa khi lọt lòng mẹ đứa hài nhi đã có tánh
linh của nó, tánh linh ấy khiến cho nó biết bú giọt sữa đầu tiên để bảo tồn
sự sống, tánh linh làm cho đứa trẻ khôn ngoan. Sự khôn ngoan ấy có được là
do chỗ nhớ nhiệm mầu trong chơn thần của nó gọi là ký ức thiêng liêng.
Tánh linh ấy là
gốc.
Trí khôn ngoan là ngọn.
Chỗ nhớ nhiệm mầu
là cái Pháp,
là bí pháp của Đức Chí Tôn. Vậy do đâu mà có tánh linh nầy? Chúng ta lại hỏi
tiếp vậy ai đã sinh ra cái linh ấy trong những hạt bụi đầu tiên tạo thành vũ
trụ nầy, cái gì đã làm cho có sự linh hiển trong sự sống của vạn vật? Lý trí
con người phải dừng lại ở chỗ này và đồng công nhận rằng tự nhiên trong sự
sống có cái linh ấy...
Cái linh ấy hiện ra trong sự sống của vạn vật,
nó không hiện ra ở chỗ Hư Vô và vì vậy người ta mới
hiểu lầm,
nói rằng
vật chất sinh ra tinh thần.
YẾU
TỐ
THỜI
GIAN TRONG Ý THỨC
CỦA
CON NGƯỜI
Chúng
ta tưởng tượng: lấy một sợi chỉ từ phía tay trái chúng ta kéo dài ra về phía
tay phải, ý niệm thời gian diễn ra như thế và ở trước mắt chúng ta lấy một
ngón tay ấn vào một điểm, điểm đó làm cái mốc của thời gian. Điểm đó là khi
vũ-trụ mới bắt đầu thành hình, phần thời gian tượng trưng bằng khúc chỉ ở
bên tay trái là hư vô nghiã là không gian lúc ấy chưa có hình tướng, phần
thời gian ở bên tay phải là sau khi vũ-trụ được tạo thành hình tướng gọi là
hậu thiên.
Như vậy Hư Vô
là Tiên Thiên, vũ-trụ đã thành hình gọi là Hậu Thiên. Trong sự sống của
vạn vật đều có cái linh, cái linh đó tất cả mọi người đều cho rằng tự nhiên
nó có như vậy. Vì vậy cho nên nếu tính về phương diện thời gian theo chiều
dài của sợi chỉ thì cái linh kia đã có sẵn từ trong sự sống của hư vô. Có
sẵn rồi, khi vũ trụ được thành hình chúng ta mới tìm thấy trong hình thể vạn
vật có sẵn tánh linh. Nếu như trong hư vô kia không có cái linh thì vạn vật
thành hình sẽ không có cái linh ấy. Chúng ta dùng phương diện duy lý tức là
sự suy luận của trí óc con người để tìm hiểu về cái sống của Tạo Hóa đã định
cho con người phải như thế đó. Như vậy,
chính sự
sống trong hư vô kia là nguồn gốc đầu tiên của cái linh trong vạn loại.
Yếu lý mầu nhiệm của chơn pháp Đức Chí Tôn nó nằm ở chỗ này,
còn những cái "gien" di truyền trong tế bào chẳng qua là cái Pháp để bảo tồn
sự sống vạn linh, một phương pháp mà Chí Tôn đã dùng để chuyển sự khôn ngoan
từ thế hệ này sang thế hệ khác mà thôi. Tới đây chúng ta đã rõ nguồn gốc về
sự khôn ngoan của con người từ ở chỗ hư vô mà có. Sự sống ở chỗ hư vô ấy kéo
dài ra trên dòng thời gian và hiện ra trong hình thể vạn loại, cả thảy vạn
loại đều có nó không mất nên gọi là Hằng Sống và Thiêng Liêng bởi vì nó bắt
nguồn từ chỗ Hư Vô.
Bây giờ tới câu
hỏi sự khôn ngoan của con người sau khi thân xác này chết đi còn hay mất? Có
hiểu được nguồn gốc của vũ-trụ mới hiểu được việc sanh tử của kiếp người.
Cái linh trong sự sống của vạn loại có từ hư vô và chỗ của nó hiện ra là hậu
thiên. Hậu Thiên là nơi để cái linh của Tạo Hóa thể hiện ra cho con người
ngó thấy được...
Mất hình thể hậu thiên thì con người không nhận diện được cái linh ấy bằng
con mắt phàm tục cho nên mới có kẻ nói rằng chết là hết.Thực sự không phải
vậy. Chết là hủy diệt cái hình thể vật chất này nhưng cái sống linh kia từ
chỗ hư vô từ giai đoạn tiên thiên của nó chuyển sang và trải dài trên tất cả
đời sống của mọi cơ cấu tổ chức hậu thiên trong vũ-trụ. Cái linh đó không
mất bao giờ, cái lẽ Hằng Sống Thiêng Liêng là như thế đó.
Tóm lại trong một
kiếp sanh tử của con người sau khi thân xác này chết còn lại được cái gì?
Con đường Thiêng Liêng Hằng Sống chia ra làm hai đường: THĂNG&
ĐỌA.
Khi một người mất, thân xác họ bị hủy hoại chứ tánh linh của họ đã có từ
trong hư vô cho đến giờ này, cái sống linh đó vẫn còn tồn tại mãi mãi. Mỗi
con người là một đơn vị sống nhỏ.Cái
linh nhỏ trong tinh thần của họ khi nào có đủ điều kiện hòa nhập vào trong
cái linh lớn của càn khôn vũ-trụ thì gọi là đoạt Đạo, giải thoát hay là trở
về được cùng với Đức Chí Tôn.
Lẽ Hằng Sống ấy
tiếng nói dân gian gọi là Trời và trong đạo Cao Đài chúng ta gọi là Đức Chí
Tôn hay Đấng Chí Linh, Đấng Tạo Hóa, Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế hay Đại Từ
Phụ, Thầy…Tất cả những tiếng đó tuy khác nhau và có nhiều như vậy nhưng tựu
trung chỉ một thực thể duy nhất là sự sống đầu tiên trong vũ-trụ đã biến
hình ra vạn loại và tồn tại mãi mãi cho đến ngày hôm nay mà con người của
chúng ta đây là một phần tử trong cái sống ấy. Đức Chí Tôn mở Đạo là
để đem liều thuốc cứu tử huờn sanh cho loài người
đó vậy.
C. KHẢ NĂNG CHỐI TỘI CỦA CON NGƯỜI
Đức Chí Tôn dạy
rằng:" Con người còn có khả năng làm thêm được nhiều điều kỳ diệu hơn thế.Nhân
loại còn tiến bộ hơn và phát minh sáng tạo ra thêm những điều mà trí tưởng
tượng hôm nay chưa nghĩ ra tới nhưng làm gì thì làm tài hay giỏi thế mấy đi
chăng nữa, có một chỗ mà Thầy định cho con người không thể đổi được đó là
Ký ức Thiêng Liêng của chơn thần gọi là chỗ nhớ mầu nhiệm." Cái Pháp của
Thầy khi định ra hình thể vạn linh Thầy đã định trong Chơn thần của con
người có chỗ nhớ mầu nhiệm đó nghĩa là con đã làm gì thì con sẽ nhớ lại điều
đó không thể nhớ một điều khác được.Nếu con xóa được ký ức này thì con chối
tội được nhưng mà trong cái ngươn pháp của Thầy tạo dựng nên hình thể của
con người Thầy đã định trong chơn thần cái linh, linh ấy là Thầy đặt trong
cái sống nơi tâm hồn của con. Thầy buộc nó nhớ lại tất cả những gì nó đã
làm, chỗ này là chỗ con không đổi được.
"Máy Trời vi diệu
mà chơn linh của Thầy đã chiết ra đặt trong hình thể của con đây, nó sẽ ghi
nhớ tất cả mọi việc con đã làm đã nghĩ thì chỗ này không thể thay đổi được.
"Loài người có
thể tự lừa dối mình bằng cách cho rằng khi thân xác này chết đi thì không
còn nhớ gì nữa hết, không có gì là tội đâu mà sợ nhưng chỗ ký ức này không
có đổi được. Lẽ công bằng của Thầy đã định nếu làm được điều lành thì khi
chơn thần hồi tưởng lại sẽ thấy niềm vui, còn đối nghịch lại khi con người
làm một điều ác lúc chơn thần nhớ lại phải cảm thấy sự đau khổ. Không ai xử
tội mấy con cả mà chính chơn linh mấy con, chính chơn thần của mấy con xét
xử lấy mình. Thăng hay Đọa cũng là do chỗ nhớ mầu nhiệm này. Con người đã tự
lừa dối mình cho rằng chết là hết nên mới dám làm nhiều điều tà vạy trước
mặt Thầy.
Con phải hiểu rằng nhơn loại đã đau khổ nhiều rồi duy chỉ có hành vi đạo đức
mới có thể cứu chữa lại được mà thôi, phải gieo giống lành trong tinh thần
của mấy con thì mấy con mới gặt hái được những kết quả lành chớ mấy con
không thể nào xóa được ký ức tội lỗi của mình đã gây ra đâu. Các con có
quyền năng sáng tạo làm thay đổi mặt đất này tạo cho con người những điều
kiện sống phong phú nhưng mà trong Chơn Thần ký ức về điều lành, điều dữ,tất
cả những gì đã làm đã nghĩ các con không thể nào xóa được.
Hai tiếng máy Trời
mà Thầy đã nói là không đổi được do ở chỗ nhớ này. Mấy con phải biết sợ mà
cẩn thận mình thì con đường tu mới có thể tinh tấn đặng."
"Đổi thử máy Trời coi có được
Thì Ta đổi tội dữ ra lành."
Trên đây là lời
cảnh cáo đối với con cái của Ngài trên toàn mặt địa cầu này
.
Khi người tu đoạt
Pháp
thành công dầu cho xác phàm nầy có chôn vùi dưới lòng đất thì quyền năng của
tư tưởng trong chơn thần mình vẫn tiếp tục làm công việc thúc đẩy cơ tấn hóa
của nhân loại và đó là một vai trò cao cả thiêng liêng. Con
đường Thiêng Liêng Hằng Sống ấy vẫn mở ra trước mắt chúng ta và đoạt thủ
đặng hay không là do chính lòng thành khẩn và nghị lực của mình trong suốt
kiếp sanh.
(Theo Nguyễn
Long Thành)
II.VƯỢT QUA
KHÔNG GIAN & THỜI GIAN
Liệu du hành vượt thời gian có khả thi không? Liệu chúng ta có thể mở một
cánh cổng dắt vào quá khứ hay tìm ra một đường tắt dẫn đến tương lai không?
Chúng ta có thể dùng những quy luật tự nhiên để kiểm soát thời gian không?
Theo nhà vật lý học, vũ trụ học Stephen Hawking: “ nếu như
con người chúng ta có thể sống được 100 năm, những tảng đá Stonehenge đã tồn
tại hàng ngàn năm, còn hệ Mặt Trời thì sẽ tồn tại đến hàng tỉ năm, mọi thứ
đều có riêng cho nó một chiều dài về thời gian, và không gian cũng không
ngoại lệ. Du hành vượt thời gian nghĩa là du hành qua chiều không gian thứ 4
này… Phương tiện nhanh nhất mà con người từng chế tạo là chiếc phi thuyền
Apollo 10 với vận tốc tối đa 25.000 dặm/giờ. Nhưng để có thể du hành vượt
thời gian, chúng ta cần phải bay nhanh hơn thế gấp 2.000 lần.”
Đó là việc không thể thực hiện được. Nhưng con người còn có cách khác để du
hành vượt thời gian vì cấu tạo con người thật sự có đến ba thể.
A. BA THỂ CỦA
CON NGƯỜI THẬT SỰ
Chúng ta biết rằng con
người thật sự có ba thể:
o
Thể xác, xác phàm (đệ nhứt xác thân) bị hạn chế bởi không gian ba chiều.
o
Thể vía, Chơn thần, Pháp thân (đệ nhị xác thân):
thể này do Đức Phật Mẫu là người Mẹ thiêng liêng ban cho. Thể này tạo bởi
khí chất vô hình, mắt thường không nhìn thấy được.Thể
này
không bị hạn chế bởi không gian ba chiều.
o
Thể Chơn Linh, Linh hồn (đệ tam xác thân):
thể này do Đức Thượng Đế là người Cha Thiêng liêng ban cho. Chính điểm Linh
quang của Ngài chiết ra đã làm cho con người hiểu biết và khôn ngoan hơn con
vật.
Thể này
tự do sinh hoạt trong không gian vô số chiều.
Chúng ta xét tới phàm nhơn. Đây là lớp áo ngoài cùng của chơn linh, là biểu
lộ thấp nhất của nó, là biểu hiện hạn chế nhất và bất toàn nhất của chơn
linh.
1.
PHÀM
NHƠN
Xét theo vật liệu cấu tạo, ta có thể phân biệt chúng ra thành xác phàm (the
gross body) và thể phách (the etheric double).Thể phách là bản sao chính xác
từng hạt một của thể hữu hình và là môi trường thông qua đó có tác dụng mọi
dòng điện và dòng sinh khí mà hoạt động của xác phàm tùy thuộc vào đó. Nó là
“thể phách” vì nó được cấu tạo bằng “chất dĩ thái” (ether), nó là “nhị trùng
thể” (double) vì nó là bản sao chính xác của xác phàm, có thể nói là cái
bóng của xác phàm. Chính nhờ có thể phách thì sinh lực, tức Prāna mới chạy
dọc theo các dây thần kinh của cơ thể, khiến cho các dây thần kinh đóng vai
trò truyền dẫn lực vận động và sự nhạy cảm với các tác động bên ngoài.
Thể vật lý của con người bao gồm: xác phàm gồm vật chất ở thể đặc, thể lỏng
và thể khí; còn thể phách bao gồm bốn lớp chất dĩ thái; chúng lồng vào các
thành phần thể đặc, thể lỏng và thể khí của xác phàm.Xung quanh mỗi hạt của
xác phàm đều có một lớp vỏ bọc bằng chất dĩ thái; do đó thể phách là một bản
sao hoàn chỉnh của thể thô trược hơn. Thật quan trọng mà lưu ý rằng xác phàm
và thể phách có chất lượng biến thiên cùng với nhau sao cho khi người tầm
đạo cố ý hữu thức tẩy trược xác phàm của mình thì thể phách cũng nương theo
đó mà tinh khiết theo. Phàm nhơn chính là kẻ xây nhà đích thực đối với cơ
thể mình. Vậy thì việc tẩy trược cho xác phàm cốt ở quá trình tuyển lựa các
hạt được phép cấu tạo nên nó; con người sẽ chỉ tiếp nhận dưới dạng thực phẩm
những thành phần thanh khiết nhất mà y có thể nhận được và vứt bỏ thành phần
không thanh khiết, thô trược. Thể phách chỉ bao gồm các chất dĩ thái thuộc
cõi hồng trần và nếu nó có xuất ra khỏi xác phàm thì nó cũng không thể rời
được cõi trần và không thể rời xa xác phàm.
2.
THỂ VÍA hay CHƠN THẦN ( THỂ DỤC VỌNG)
Chúng ta đã nghiên cứu thể vật lý của con người ở bộ phận hữu hình lẫn bộ
phận vô hình, và chúng ta hiểu được rằng con người – thực thể hữu thức sống
động – trong ý thức “tỉnh táo” sinh hoạt trên cõi trần, chỉ có thể biểu lộ
tri thức và phô trương quyền năng theo mức mà mình có thể biểu hiện được
thông qua thể xác. Điều gì không thể đi qua nó thì cũng không thể biểu lộ
trên trần thế vì vậy nó rất quan trọng đối với con người đang phát triển.
Cũng giống như thế, khi con người đang hoạt động mà không có thể xác trong
một cõi khác của vũ trụ (tức cõi trung giới) thì có thể biểu hiện trên cõi
đó tri thức và quyền năng của mình theo mức độ mà thể vía khiến cho y có
thể phô bày ra được.
Cõi trung giới (cõi Âm quang) là một cõi xác định trong vũ trụ, bao xung
quanh và lồng vào cõi trần, nhưng sự quan sát bình thường của chúng ta không
nhận thức được nó vì nó ở một cấp vật chất khác.
Thể vía đặc biệt nhạy cảm với những ấn tượng của tư tưởng vì chất trung
giới đáp ứng nhanh nhẹn hơn chất hồng trần đối với mọi xung lực xuất phát từ
cõi trí tuệ. Bằng cách suy nghĩ cao thượng, chúng ta tẩy trược được thể vía.
Hoạt động nội tâm này có một ảnh hưởng mãnh liệt đối với những tư tưởng bị
thu hút vào thể vía từ bên ngoài; một thể vía mà chủ nhơn ông quen đáp ứng
với những tư tưởng tà vạy đóng vai trò một nam châm thu hút những hình tư
tưởng giống như thế ở xung quanh, còn một thể vía thanh khiết tác dụng như
một năng lượng đẩy lui những tư tưởng tà vạy và thu hút về mình những hình
tư tưởng bao gồm vật chất đồng khí tương cầu với nó.Nếu chúng ta nghiên cứu
một người khi y thức và khi y ngủ thì chúng ta ắt biết một sự thay đổi rất
đáng kể của thể vía; khi y đang thức thì các hoạt động của thể vía – những
màu sắc biến đổi v.v. . . – đều biểu lộ ở trong và ngay xung quanh thể xác;
nhưng khi y đang ngủ thì hai thể đã tách rời nhau, chúng ta thấy thể vật lý-
xác phàm và thể phách – cùng nằm trên giường còn thể vía trôi nổi bồng
bềnh trong không khí bên trên hai thể này... Người ta sẽ biết rằng cho dù
không có thể xác thì đời sống vẫn tích cực hơn do tư tưởng ít bị ràng buộc
hơn nhiều nếu không có thể xác.
B. VƯỢT KHÔNG
GIAN & THỜI GIAN
Trong quyển Con đường Thiêng liêng Hằng sống, Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc đã
giảng: Khi chúng ta qua khỏi Cửu Trùng Đài bước vào Cung Đạo, trực ngó lên
trên thấy như đại hải mênh mông nhưng thật ra không phải đại hải mà là vòm
trời của Càn khôn Vũ trụ. Càn khôn Vũ trụ bao la không thể gì tưởng tượng
được. Một toà nhà nguy nga đồ sộ, thoạt ẩn thoạt hiện mập mờ, vừa ngó thấy
ta muốn đến ngay. Vừa lúc đó, Pháp thân ta như có một sức mạnh hút đi,
không đi mà đến, đến mau như đi bằng máy bay vậy. Đến rồi ngó thấy quần
sanh nhơn loại muôn trùng, lớp đến lớp đi không biết bao nhiêu mà nói. Nhiều
như vậy mà dường như không có tiếng động nào, thứ tự lớp lang có trật tự lắm.
Nơi đó gọi là CUNG THÁNH, tức là Cung để các chơn hồn ra khỏi cảnh thiêng
liêng đi tái kiếp và cũng là nơi tiếp rước các đẳng linh hồn sau khi tái
kiếp trở về.
Trên đường đi đến Cung Hành Hoá, thiên hạ vắng vẻ ít ai. Bởi từ thử đến giờ
muốn thành Tiên, muốn vị Phật, chẳng phải dễ gì đoạt. Con đường đi thật là
huyền diệu, an nhàn làm sao. Ta vừa bước tới thì thấy trong mình thơi thới
nhẹ nhàng. Cảnh nào cũng hữu tình. Hễ nói Tiên thì có Tiên. Ta thấy trên
khuôn mặt họ hiện ra đủ khôn ngoan, hiền từ, đức tánh Thiêng liêng lộng lẩy,
không còn một mảy may phàm cách. Có một điều họ vẫn giữ Thể pháp của họ cho
dễ nhìn: như chúng ta gặp Bát Tiên y trong tượng vẽ, không thay đổi mấy để
thiên hạ nhìn đặng... Không phải địa cầu này làm bạn với địa cầu này thôi
mà nơi địa cầu khác họ cũng đến làm bạn.
….Khi chúng ta đứng giữa Bát Quái Đài, thấy ngôi vị đẳng cấp thiêng liêng,
có Đức Chí Tôn ngự nơi Huỳnh Kim Khuyết, ngó xuống thấy cả Triều đình vô tận
vô biên oai quyền trị thế. Nếu Chí Tôn cho vô thì chúng ta chẳng phải đi
ngang qua cầu, chúng ta lên Bát Quái Đài bằng con đường khác hơn những kẻ đã
đến. Những kẻ khác bị một cây cầu ngăn cách giữa Khổ hải và Bát Quái Đài.
Cầu ấy buộc họ không thế gì đến được nên phải thối bước. Sự thối bước diễn
trước mắt ta làm chúng ta không có người nào cầm được giọt lụy. Nếu được
phép của Đức Chí Tôn cho vô Bát Quái Đài thì chúng ta chẳng phải đi ngang
qua cầu như những người kia. Chúng ta muốn đến tức nhiên chúng ta sẽ
đến.Chúng ta ở ngoài thấy Bát Quái Đài hào quang chiếu diệu, một nhà tám cửa.
Khi chúng ta vô rồi chỉ còn Càn khôn Vũ trụ xung quanh chúng ta. Đài ấy vẫn
xoay, xoay mãi và ta biết rằng đài ấy là Toà Tam Giáo Ngọc Hư Cung. Chúng ta
không thấy cái trạng thái hình thể nó ra sao, khi chúng ta đến hào quang
chiếu diệu xông lên làm như ngọn lửa vậy. Hào quang biến mất, kế đến thấy
một cây CÂN CÔNG BÌNH hiện ra rồi từ từ cũng biến mất. Mình chẳng khác nào
như khán giả đứng trước Đài coi cả kiếp sanh chúng ta từ trước, không điều
gì sơ sót. Nơi này phải chăng trong kinh Phật gọi là MINH CẢNH ĐÀI. Trước
mặt chúng ta, chúng ta thấy khi trước mình làm những việc gì, nay nó chiếu
lại cho xem, chẳng khác gì xem chiếu bóng vậy. Cân công bình sẽ tuỳ theo nên,
hư, tội, phước mà hiện ra cả thảy, quyết đoán một cách công bình không sai
chút nào hết. Phải chăng đó là huyền bí của Toà thiêng liêng ấy. Vậy hành
tàng đã có trước mắt, luật Tam Giáo chẳng hề sai chạy. Kiếp sanh đã làm
gì, Đời hay Đạo, mặt luật Thiêng liêng không sót một điều.Chúng ta được
dắt đến một Cung có một quyển sách Thiên Thơ để trước mặt ta. Dở ra xem thấy
tên mình và kiếp sanh của mình đã làm gì thì nó hiện ra hết. Chúng ta tự xử
chúng ta. Mình làm toà để xử mình hoặc mình phải đầu kiếp hay là đoạt đến
địa vị nào, đứng ở mức nào thì cũng do mình định đoạt lấy.
Vị Chưởng Quản nơi Cung ấy theo tiếng phàm của chúng ta đặt tên là Nam Tào,
Bắc Đẩu. Chính ta trị ta, không có ai định kiếp cho ta. Mạng căn kiếp số ta
ta định , không có một hình luật nào buộc được chúng ta. Chúng ta có quyền
tự do, quyền sở hữu định mạng căn cho ta vậy. Chúng ta nên tự tỉnh để sửa
mình, tự sửa mình trước đặng ngày kia khỏi phải buộc tội mình nữa.
Cả mấy tỷ linh hồn làm sao kiểm soát hết? Chúng ta có thể chối tội được
chăng?
Nếu tưởng tượng nền Chính trị Càn Khôn Vũ trụ này, kể sanh mạng mỗi người
không sót, chẳng phải dễ. Lấy quyền năng nào mà cầm quyền chính trị vĩ đại
ấy đặng? Huyền vi bí mật ấy ở đâu? Cơ quan trị thế phải thế nào? Phải sửa
chữa nó lại cho phù hợp với cơ quan chính trị của Càn khôn Vũ trụ, chừng ấy
thiên hạ mới được thái bình. Tội, án đã có nơi Pháp thân của loài người, tức
nhiên do chơn thần chúng ta ghi lại. Chúng ta muốn chối tội thì chối sao
đặng, chính Chơn thần ta định cho ta. Các tội tình đều đưa ra trước mặt, từ
Tiểu Hồi sanh tử biết bao nhiêu kiếp mới đoạt đến Đại Hồi! Cả cái sinh hoạt,
liên quan cả cái căn bản, cái quả kiếp v.v.. đều có ghi chép trong quyển Vô
Tự Kinh. Chính ta định cho ta mà chối sao được, dầu muốn chối cũng không
đặng vì chính Chơn thần ta định án cho ta, sợ hay chăng là ở chỗ đó. Ở thế
gian, Ông Tòa trước khi định án còn có Trạng sư bào chữa.Nơi này, người ta
để mình làm tòa tự xử lấy mình thì có ai binh mình? Không thể gì chối tội,
cãi án đặng, nếu cãi đặng là qua chơn thần sao. Cái bí mật vô đối cầm quyền
của Càn khôn Vũ trụ là như vậy.
Cõi Thiêng liêng Hằng sống không phải để rước những vị Chí Thánh mà thôi,
thoảng chúng ta biết tự tu thân, giải oan nghiệt, tội chướng thì đoạt đặng
chơn huệ tinh thần của chúng ta nơi cảnh Thiêng liêng vinh diệu kia.Khi
chúng ta tưởng đến, các Đấng Thiêng liêng sẽ nghinh tiếp, mừng rỡ một cách
nồng nàn như người thân và còn ứa luỵ nữa. Chưa thấy vị Đế Vương nào tại thế
gian này mà hưởng được đặc ân ấy…”
|
KẾT LUẬN
Mỗi một giây phút trôi qua, thọ mạng con người sẽ ngắn dần. Nói đến thời gian
tức là bàn về sự vô thường của cuộc đời. Sự suy nghiệm và luận bàn về thời gian
không hoàn toàn thiên về chiều hướng triết lý suông mà nó còn góp phần tạo nên
một nhận thức chân chính để từ đó xây dựng một nếp sống đúng đắn và ý nghĩa cho
mỗi người.. Còn đối với những người luôn vùi mình trong kiếp sống phàm tục thì
chỉ có NGHIỆP là người bạn đồng hành duy nhất của họ. Như bóng theo hình, nghiệp
luôn nối gót chủ nhân ông đã tạo ra nó để hóa thân trong kiếp sống mới của chủ
nhân.
Khi thấu hiểu về bản chất của thời gian và ý thức được sự vô thường của cuộc
sống, chúng ta sẽ hiểu được rằng mỗi khoảnh khắc hay mỗi hơi thở của đời mình
thật quí báu biết bao. Không nên uổng phí những giây phút ngắn ngủi để đeo đuổi
những ảo ảnh phù du mà biết trở về với chính mình để gạn lọc mọi nhiễm ô, để
sống tỉnh thức và hướng thượng theo ánh sáng chân lý.
Nếu không có thời gian, thì sẽ không có sự sống, không có sự hình thành của trái
đất. Đó là những thành quả của sự tiến hóa không ngừng của vạn vật, tức là những
thành quả của thời gian.. Con người trầm luân trong vòng luân hồi do cái nghiệp
của mình gây nên. Nhưng chính nhờ cái nghiệp đó, cùng với Phật tính, Thượng Đế
tính sẵn có trong mình mà con người có thể, bằng cách kiên trì tu tập, giữ giới,
làm công quả tạo phước để giảm nghiệp, và biết tu tâm dưỡng tánh để tự giải
thoát ra khỏi vòng sinh tử.Thay vì lấy một thái độ thụ động trước vô thường, con
người phải biết quán chiếu sự vô thường trong mọi sự, để không còn sợ hãi trước
những biến chuyển trọng đại có thể xảy đến trong cuộc đời: sạt nghiệp, tình yêu
tan vỡ, động đất, sóng thần, chiến tranh… Tất cả những điều đó có thể xảy ra bất
cứ lúc nào, và người hiểu Đạo phải cố gắng tu tập để bình tỉnh đối phó.
Mỗi linh hồn có nhiều kiếp sống. Chúng ta nếu phải chết đi, sẽ lại đầu thai
trong thể xác mới khác, không gì phải hoãng hốt, khiếp sợ. Tất cả chỉ là Pháp
đang vận hành.Nhưng ít người dám thẳng nhìn sự thật như vậy. Người ta tìm đủ mọi
cách để nuôi dưỡng ảo tưởng níu kéo lại được thời gian.Từ trái đào tiên trong
vườn Kim mẫu cho tới lò luyện thuốc Tiên của Thái Thượng Lão quân, đã có bao
nhiêu huyền thoại về những phương pháp màu nhiệm để con người được trường sinh
bất tử.!...Tất cả chỉ là ảo tưởng!
Nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, con người thời nay dường như có nhiều thời
gian hơn. Người ta đi lại nhanh hơn, thông tin nhanh hơn, làm việc nhanh hơn, ăn
uống nhanh hơn, giải quyết công việc mau chóng hơn..
Đó là trên lý thuyết, nhưng trên thực tế, tại sao con người ngày càng sống vội
vàng hơn, phù phiếm hơn, tinh thần căng thẳng và dễ cáu gắt hơn, giáo dục gia
đình càng lỏng lẻo hơn? Tại sao càng thừa thời gian, người ta lại càng cảm thấy
thiếu, cũng như càng kiếm nhiều tiền, người ta lại càng cảm thấy thiếu tiền?
Hiện nay, tất cả thế giới đang hướng về xã hội công nghiệp và kinh tế tư bản
(hay "kinh tế thị trường"), với hiệu quả kinh tế tối đa làm chủ đích...
Và đương nhiên, stress trở thành căn bệnh của thời đại, với trăm chứng bệnh theo
sau, như tăng huyết áp, nhức đầu, đau lưng, trĩ, táo bón, mất ngủ, đột quỵ,tâm
thần... Người ta đã bắt đầu chấp nhận làm việc ít hơn, với tiền lương ít hơn,
hay nghỉ hưu sớm hơn, với mong muốn bớt căng thẳng hơn . Không bị áp lực của
thời gian, tức là sự thảnh thơi thần trí, rốt cục quí hơn vàng bạc. Nhiều
người đã chối bỏ cuộc sống xô bồ của thành thị để trở về sống giữa thôn quê,
theo nhịp sống của thiên nhiên. Người thì quay về với những phương pháp cổ
truyền như Dưỡng Sinh, Thiền hay Thái Cực Quyền; người thì dùng thể thao, âm
nhạc, nghệ thuật để tìm lại sự thăng bằng thần trí.Con người của thế kỷ 21 đang
tìm một lối thoát ra khỏi áp lực của thời gian, bằng cách dùng thời gian một
cách khôn khéo hơn, cho một hạnh phúc bền bỉ hơn.
Câu hỏi
"Ý
nghĩa của thời gian là gì?" không thể nào trả lời một cách đơn thuần, giản lược.
Thời gian nằm ở trong mỗi vật thể của vũ trụ và trong sự sâu thẳm của tâm
hồn.Thời gian có mặt trong mỗi phân tử, mỗi tế bào, mỗi giây thần kinh, mỗi suy
tư, mỗi cảm xúc.Nghệ thuật sống có lẽ là nghệ thuật dùng thời gian, làm thế
nào điều khiển được thời gian, mà không bị thời gian điều khiển. Và nếu
không làm chủ được thời gian (vật lý), thì ít ra cũng không bị nô lệ bởi thời
gian (tâm lý)... Điều quan trọng là ý thức được giá trị của thời gian, không
lãng phí thời giờ. Phải làm thế nào cho mỗi giây phút của đời sống thêm hữu ích
và ý nghĩa vì được làm Người, thật không phải dễ.
Tất cả chúng ta khi bắt đầu hiểu được một điều gì đó về các thể vô hình đều có
thể đặt mục đích nhất định của đời mình là phải làm cho kiếp sống của chúng ta
tiến hóa theo chánh đạo. Chúng ta phải làm tròn mọi bổn phận hoàn hảo hết mức
với năng lực tốt nhất và sự chú ý nghiêm chỉnh nhất. Nhưng chúng ta không bị
ràng buộc vào kết quả làm việc; ngay khi đã hoàn thành nhiệm vụ thì tư tưởng của
chúng ta sẽ được giải thoát để thăng hoa, vươn lên tới cõi cao và bắt đầu thấy
rõ những chuyện thương ghét, thành bại, khen chê…trong đời sống thế gian quả
thật là vụn vặt, vô nghĩa . Bằng cách này thì người ta đã chinh phục được vật
chất, thời gian và không gian, hàng rào ngăn cách của chúng không còn tồn tại
đối với chơn linh đã tiến hóa.
Việc vân du trong thể vía nhanh đến nỗi ta có thể nói hầu như đã chinh phục
được không gian và thời gian. Khi thăng lên cõi thiêng liêng hằng sống thì con
người có một quyền năng khác: hễ nghĩ tới nơi nào thì mình đã ở đó rồi, cứ nghĩ
tới một người bạn nào thì người bạn đó đã trước mắt mình rồi..Không gian, vật
chất và thời gian mà ta quen biết nơi cõi hạ giới đã biến mất..Con người biết
mình hiệp nhất với mọi tâm thức khác của các chúng sinh; y có thể suy nghĩ giống
như họ suy nghĩ, cảm nhận như họ cảm nhận, hiểu biết như họ hiểu biết. Con người
không còn chia rẽ với những người khác nữa mà thực chứng được Chơn linhvốn là
một trong vạn hữu và phóng năng lượng từ cõi hiệp nhất xuống. Hết kiếp này sang
kiếp khác, hết thế kỷ này sang thế kỷ khác, hết thiên niên kỷ này sang thiên
niên kỷ khác, cơ tiến hóa vẫn xúc tiến và khi giúp cho nó tăng trưởng bằng nỗ
lực hữu thức thì chúng ta đang làm việc hài hòa với ý chí của Thượng Đế.
Như vậy, chúng ta thấy rằng theo luật tiến hóa, mọi điều ác cho dù nhất thời có
thể mạnh đến đâu đi chăng nữa cũng dường như chất chứa nơi bản thân mầm mống để
tự hủy diệt mình, còn mọi điều tốt đẹp đều hàm chứa nơi bản thân hạt giống bất
tử.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét