Chủ Nhật, 21 tháng 9, 2014

Tứ thiền định

Tứ thiền nghĩa là bốn cấp độ nhập định được chia ra Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền và Tứ thiền. Xét về công phu tu thiền chúng ta có Tứ thiền. Còn để thành tựu những tính chất của Định, khi tu tập hành giả phải buông tâm không trú vào đâu cả, và như thế, tâm dễ mở rộng thênh thang. Năm mức định là Không vô biên xứ định, Thức vô biên xứ định, Vô sở hữu xứ định, Phi tưởng phi phi tưởng định, Diệt tận định hay Diệt thọ tưởng định. Tu theo Thiền có phần dễ nhiếp tâm hơn tu theo Định.
Bốn mức thiền này đều có nhập và xuất, nghĩa là khi muốn an trú mức thiền nào, ta phải có thời gian dụng công chứ không phải đó là những trạng thái thường xuyên. Rồi khi muốn trở lại trạng thái như cũ, ta cũng phải mất công thoát ra chứ không phải tức thì được. Bình thường khi không nhập thiền, một thiền giả an trú trong nội tâm tỉnh giác vắng lặng nhưng không phải là bốn mức thiền này. Bốn mức thiền này chỉ được thực hiện trong tư thế bất động mà thôi. Tuy nhiên, cũng có khi một thiền giả vừa đi vừa nhập thiền rất sâu. Lúc đó, vị đó được xem là khởi thần thông, vì thần thông có nghĩa là vừa vào định vừa hành động. Chúng ta cần hiểu qua tính chất của Tứ thiền trước khi so sánh vơi Tứ thánh quả. Những điều được trình bày ở đây dựa vào bài kinh Sa Môn Quả trong Trường Bộ Kinh.

Chánh niệm tỉnh giác

Muốn nhập định thì phải loại bỏ vọng tưởng, sau một thời gian luyện tập Thiền, thiền giả đạt được 'Chánh niệm tỉnh giácnghĩa là tâm không loạn động như trước, những suy nghĩ vẫn vơ vừa mới manh nha nổi lên đã bị phát hiện và loại bỏ. Lúc này hành giả đã cảm thấy một phần an lạc và sáng suốt hơn xưa rồi, tùy duyên mỗi người mà trực giác cũng phát triển một chút xíu, có khi chỉ cần nghe người ta nói nửa câu thì biết ý của họ là gì, thậm chí có khi chỉ cần nhìn mặt là biết kẻ ngay người gian, biết người đối diện đang nói thật hay nói dối..v.v.
Thiền là lĩnh vực tâm linh, nên không thể được hỗ trợ bởi bất cứ phương tiện vật chất nào, ta phải tự lực cánh sinh. Vì phải có quyết tâm cao, chịu đựng sự đau chân, mỏi lưng, chiến thắng chính tâm trí của mình, nên lâu ngày hành giả sẽ có đức tính kiên nhẫn, ý chí sắt đá, sức chịu đựng cao, trực giác tốt..v.v.

Sơ thiền

Các mức thiền này chỉ dành cho người có quyết tâm tu tập, lìa bỏ Ái Dục. Và có chuẩn bị tâm lý trước, vì nó cần một môi trường thật sự yên tĩnh, cách ly thế gian.
Để leo lên từng mức thiền, nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào căn cơ từng người,có thể là vài ngày, vài tuần, có khi khoảng vài chục năm, có khi mười mấy hai mươi năm, có khi sang cả kiếp khác. Nếu kiếp này không lập nguyện, thề ước trước Phật thì sang kiếp sau đảm bảo quên sạch và Phàm phu vẫn là Phàm phu.
Sơ thiền là mức nhập định đầu tiên, nhưng phải là đã chứng được Chánh niệm tỉnh giác (CNTG) và phá trừ xong Năm triền cái. Hành giả như lọt vào một trạng thái thanh tịnh hơn, và tự động, chứ không còn phải gắng sức giữ gìn như trong CNTG nữa. Khi chứng được Chánh niệm, hành giả thấy tâm mình cũng đã là thanh tịnh rồi, nhưng còn phải khéo léo giữ gìn nhẹ nhẹ. Nhưng từ Sơ Thiền trở đi, hành giả không còn phải giữ gìn nữa mà tâm tự động an trú trong định. Hành giả thấy thân của mình chuyển động từ trạng thái cứng (lúc phá xong triền cái Trạo cử, xem Năm triền cái, sang trạng thái mềm lỏng như một khối nước gì nhớt nhớt giống như xà bông.
Tâm hành giả dĩ nhiên là vắng lặng, nhưng thật ra vẫn còn những ý niệm về công phu của mình, về thành tựu của mình. Những ý niệm này rất thầm lặng, nên hầu như hành giả không biết là mình đang còn ý niệm, cứ tưởng rằng mình đã hoàn toàn thanh tịnh. Phật diễn tả đó là trạng thái ly dục sinh hỷ, còn tầm còn tứ (xóa bỏ Ái Dục, đạt được An vui, nhưng còn tiềm ẩn).
Trong Sơ thiền, hành giả lìa bỏ được các ham muốn thế gian vì niềm an vui của nội tâm vừa đầy đủ, vừa thanh khiết, không cần phải giải trí bằng vật chất bên ngoài. Toàn thân hành giả luôn ở trong trạng thái vui sướng nhè nhẹ và tràn đầy. Sau khi chết, nếu vẫn còn giữ được trình độ này thì sẽ sinh vào cõi trời Sơ Thiền.
Cái ý niệm thầm kín về công phu và sự thành tựu của mình tạo nên một loại kiến giải Phật Pháp và tâm tự hào bí mật. Hành giả sẽ dễ dàng đối đáp trôi chảy và nắm bắt các lĩnh vực khó, trừu tượng, hay say sưa diễn thuyết lưu loát nếu có cơ hội. Vì vậy, tuy Sơ thiền rất là vĩ đại nhưng cũng ẩn chứa nhiều nguy cơ đối với đạo đức.

Nhị thiền

Là kết quả tiếp theo nếu hành giả đủ công đức. Hành giả sẽ thấy toàn thân mình giống như nước trong mát tuôn trào bất tận mà Phật diễn tả như hồ nước được suối phun và mưa tuôn mãi mà không bao giờ lọt nước ra khỏi hồ. Dĩ nhiên nước thì mềm hơn, lỏng hơn nước sền sệt của xà bông. Từ toàn thân cứng của Chánh niệm, tiến lên Sơ thiền thì thân sền sệt như nước xà bông, tới Nhị thiền thì thân đã mềm hoàn toàn như nước nguyên chất, và lại còn thêm cảm giác tuôn tràn mãi mãi.
Lúc này những ý niệm thầm kín cũng biến mất, nên trong đời sống hành giả không còn ham thích trình bày phô trương, và rất hiền lành. Phật gọi là hết tầm hết tứ.
Lúc này hành giả thành tựu trí tuệ rất sắc bén nhanh nhạy, kiến giải Phật pháp là bất tận vô ngại, không ai có thể hỏi vặn vẹo được, việc gì nhìn thoáng qua là biết rõ, ngồi thiền rất lâu, thường biết trước giờ chết
Nếu đừng bị tà kiến xâm nhập thì đường giải thoát của người đạt Nhị thiền là chắc chắn. Nếu bị tà kiến, lầm cho mình là viên mãn, tưởng rằng mình đã kiến tánh thành Phật, thì hành giả hưởng hết phước kiếp này qua kiếp sau sẽ bị thoái đọa lui sụt xuống mức độ thấp hơn nhiều.

Tam thiền

Được Phật diễn tả toàn thân như một bông hoa sen đang vươn lên từ trong nước, được nước bao phủ với nội tâm là xả niệm lạc trú (dứt bỏ ý niệm, thường xuyên an lạc).
Niềm vui của Tam thiền rất đằm thắm nhỏ nhiệm và đầy khắp, giống như hoa sen ngập trong nước, tẩm ướt, tràn ngập, nhưng không thấm nước, cũng vậy, niềm vui của Tam thiền rất tự tại, bình an và vượt khỏi cơ thể, giống như cả không gian đều cùng an vui vậy. Thân của hành giả lúc này giống như một khối không khí hân hoan an lạc.
Ý nghĩa của xả niệm là hành giả đã vượt qua được Vô thức (theo khoa học, Vô thức chiếm hơn 90% cuộc sống của con người, ý thức chỉ chiếm phần nhỏ). Vượt qua được nó nghĩa là tâm hồn đã thật sự ổn định. Những bản năng sinh tồn, bản năng hưởng thụ... đều bị kiềm chế.
Lúc này khi ngồi thiền nhập định, hành giả không còn nghe thấy mọi cảnh vật, tiếng động bên ngoài, hoàn toàn an trú vững chắc trong thế giới nội tâm sáng suốt vi diệu thanh tịnh của mình.

Tứ thiền

Là mức thiền cuối cùng của các bậc thiền Sắc giới. Phật diễn tả đó là trạng thái xả niệm, thanh tịnh, không lạc, không khổ. Xả niệm của Tứ thiền hơn hẳn Tam thiền vì đã hoàn toàn vượt khỏi Vô thức, kể cả Ý thức. Trong con người ta, Vô thức đảm nhận việc điều khiển hệ hô hấp, tiêu hóa, các tuyến nội tiết... những thứ mà ta không chủ động điều khiển được. Chiến thắng được Vô thức nghĩa là có thể dừng được hơi thở, dừng mọi sự sống, nhập định vài trăm năm rồi xuất định, sống bình thường, sống tiếp cái tuổi ngày xưa. Còn Ý thức thì liên quan tới các Giác quan, chiến thắng được Ý thức sẽ khai mở những khả năng của giác quan như thiên nhãn thôngthiên nhĩ thông.

Pháp thiền có 2 cách 1= là thiền định ,3= thiền tuệ minh sát đó là 2 phương tuy là 2 nhưng nó luôn hỗ trợ cho nhau .
Thiền thì rất nhiều đề mục khác nhau để hành trì ,pháp nào cũng có hiệu quả quan trọng là quý hữu muốn thiền trên đề mục nào
Đối tượng của thiền định tất cả gồm có 40 đề mục:
I- Mười đề mục hình tròn
1- Đề mục đất: Dùng đất làm đối tượng thiền định.
2- Đề mục nước: Dùng nước làm đối tượng thiền định.
3- Đề mục lửa: Dùng lửa làm đối tượng thiền định.
4- Đề mục gió : Dùng gió làm đối tượng thiền định.
5- Đề mục màu xanh: Dùng màu xanh làm đối tượng thiền định.
6- Đề mục màu vàng: Dùng màu vàng làm đối tượng thiền định.
7- Đề mục màu đỏ: Dùng màu đỏ là đối tượng thiền định.
8- Đề mục màu trắng: Dùng màu trắng làm đối tượng thiền định.
9- Đề mục ánh sáng: Dùng ánh sáng làm đối tượng thiền định.
10- Đề mục hư không: Dùng hư không làm đối tượng thiền định.
II- Mười đề mục tử thi bất tịnh
10 đề mục tử thi bất tịnh (asubha): Tử thi mới chết, tử thi bầm tím, tử thi chảy máu, tử thi chảy mủ, tử thi bị đâm thủng, tử thi có giòi, tử thi bị chặt đứt đoạn, tử thi bị cắn xé, tử thi rời rạc, tử thi chỉ còn xương.
III- Mười đề mục tùy niệm
1- Đề mục niệm 9 Ân Đức Phật.
2- Đề mục niệm 6 Ân Đức Pháp.
3- Đề mục niệm 9 Ân Đức Tăng.
4- Đề mục niệm về giới trong sạch của mình.
5- Đề mục niệm về sự bố thí của mình.
6- Đề mục niệm về 5 pháp của chư thiên có nơi mình.
7- Đề mục niệm về sự chết.
8- Đề mục niệm về 32 thể trược là sự quán tưởng thân này thành 32 phần và tính bất tịnh của nó.
9- Đề mục niệm về trạng thái tịch tịnh an lạc Niết Bàn.
10- Đề mục niệm hơi thở vô – hơi thở ra.
IV- Bốn đề mục tứ vô lượng tâm
1- Đề mục niệm rải tâm từ, chọn chúng sinh đáng yêu, làm đối tượng thiền định.
2- Đề mục niệm rải tâm bi, chọn chúng sinh đang khổ, làm đối tượng thiền định.
3- Đề mục niệm rải tâm hỉ, chọn chúng sinh đang hưỡng sự an lạc hạnh phúc, làm đối tượng thiền định.
4- Đề mục niệm rải tâm xả, chọn chúng sinh có nghiệp là của riêng mình, làm đối tượng thiền định.
V- Một đề mục quán vật thực bất tịnh, làm đối tượng thiền định.
VI- Một đề mục phân tích tứ đại: đất, nước, gió, lửa, làm đối tượng thiền định.
Pháp hành thiền định gồm 40 đề mục, khi hành giả tiến hành thiền định chỉ có thể chọn 1 trong 36 đề mục thuộc về thiền sắc giới. Còn 4 đề mục thuộc thiền vô sắc giới, hành giả sau khi đã chứng đắc 5 bậc thiền sắc giới xong rồi, mới tiếp tục tiến hành thiền vô sắc giới. Thiền vô sắc giới có 4 bậc, mỗi bậc thiền có đối tượng riêng biệt tuần tự từ thấp đến cao.
VII- Bốn đề mục vô sắc giới riêng biệt của 4 bậc thiền vô sắc giới
1- Hư không vô biên làm đối tượng thiền định của không vô biên xứ thiền.
2- Thứ vô biên (tâm không vô biên xứ thiền) làm đối tượng thiền định của thức vô biên xứ thiền.
3- Vô sở hữu làm đối tượng thiền định của vô sở hữu xứ thiền.
4- Rất vắng lặng, rất vi tế của tâm vô sở hữu xứ thiền làm đối tượng thiền định của phi tưởng phi phi tưởng xứ thiền.
ĐỀ MỤC THIỀN ĐỊNH và ĐỊNH CHỨNG:
1) 10 đề mục chỉ chứng cận định: 8 đề mục tùy niệm: Phật, Pháp, Tăng, giới, thí, thiên, sự chết, tịch tịnh và 2 đề mục: quán vật thực bất tịnh, phân tích tứ đại chỉ giúp hành giả đạt được cận định vì những đề mục này còn tư duy và ngôn ngữ không thể vào sơ thiền.
2) 11 đề mục chỉ chứng sơ thiền: 10 đề mục tử thi, 1 đề mục 32 thể trược chỉ giúp hành giả đạt được sơ thiền, không thể sâu hơn vì những đề mục này đòi hỏi phải duy trì tầm và tứ. Khi không còn tầm tứ mới vào được nhị thiền.
3) 3 đề mục chỉ chứng đến đệ tam thiền: 3 đề mục từ, bi và hỷ chỉ giúp hành giả chứng từ sơ thiền đến tam thiền thôi vì đến tứ thiền thì đã có xả thay thế.
4) 1 đề mục chỉ chứng tứ thiền: đề mục xả chỉ giúp hành giả đạt được tứ thiền vì ở tứ thiền xả mới thật sự xuất hiện mạnh mẽ. Thực ra ở các bậc thiền khác đều có xả nhưng chưa đủ mạnh.
5) 11 đề mục chứng tất cả thiền sắc giới: 10 đề mục hình tròn, 1 đề mục hơi thở có thể giúp hành giả chứng được từ sơ thiền đến tứ thiền sắc giới vì những đề mục này rất cụ thể, rõ ràng và ổn định hơn các đề mục khác nên không đòi hỏi phải tin tưởng hay suy luận gì cả nhờ vậy tâm dễ chuyên nhất hơn.
6) 4 đề mục chứng 4 bậc thiền vô sắc tương đương: sau khi đã đạt được đệ tứ thiền hữu sắc hành giả sử dụng 4 đề mục tưởng không làm đối tượng để chứng đắc 4 thiền vô sắc.
- Đề mục “hư không là vô biên” chỉ giúp hành giả chứng không vô biên xứ thiền.
- Đề mục “thức là vô biên” chỉ giúp hành giả chứng thức vô biên xứ thiền.
- Đề mục “không có gì cả” chỉ giúp hành giả chứng vô sở hữu xứ thiền.
- Đề mục “vắng lặng, vi tế” chỉ giúp hành giả chứng phi tưởng phi phi tưởng xứ thiền.
Thiền định có khả năng chế ngự, làm vắng lặng được 5 pháp chướng ngại, bằng 5 chi thiền, làm cho tâm an định vững chắc trong một đề mục thiền định ấy, dẫn đến sự chứng đắc tuần tự 5 bậc thiền sắc giới, 4 bậc thiền vô sắc giới. Rõ ràng ta thấy Pháp thiền định vẫn là pháp dẫn dắt ta loanh quanh trong tam giới chưa thể đạt tới mục tiêu cuối cùng là giải thoát, từ đó ta có thể hiểu vì sao Đức Phật sau khi đạt đến cảnh giới cao nhất của thiền định ngài đã mất nhiều năm tu pháp khổ hạnh và không đạt được bất cứ thành tựu nào, bởi vì thiền định đỉnh cao nhất là vậy (thiền ngoại đạo đỉnh cao nhất là vậy – Khắp trong tam giới không còn ai có thể dạy thêm gì cho ngài được nữa), và để đi tiếp thì cần có 1 pháp thiền làm phát sinh trí huệ từ đó mới có cơ ngộ đạo và giải thoát, và đây cũng có thể coi là pháp thiền của riêng Đạo Phật, và cũng có thể coi đây là sự phát triển thêm của thiền Phật đạo, hay đây chính là chiếc thang mà đức Phật đã tìm ra giúp hành giả 1 bước mà ra ngoài tam giới tiến thẳng đến giải thoát tức niếp bàn tịch tịnh.
Phần sau sẽ xin được rộng bàn về Pháp thiền này – thiền tuệ hay thiền minh sát!
(kinh Pháp cú)
1) Tầm: là tâm sở có phận sự đánh thức tâm chú hướng đến đề mục thiền định, giống như con bướm tìm thấy một bông hoa và hăng hái bay về huớng đó. Nhưng nếu tâm cứ bỏ rơi đối tượng do trầm trệ, giãi đãi, giống như con bướm chưa tới được cành hoa đã lười biếng bỏ cuộc, tức là tầm chưa đủ tinh cần nỗ lực để vượt qua trạng thái buông xuôi tiêu cực. Do vậy khi tầm có đủ lực nhất hướng đến đối tượng thì hôn trầm thụy miên bị chế ngự.
2) Tứ: là tâm sở có phận sự giữ tâm đứng vững trên đề mục thiền định, giống như khi con bướm đã bay đến đóa hoa liền tìm cách giữ thăng bằng để đậu lại trên đóa hoa đó. Nhưng nếu tâm chưa đứng yên trên đối tượng do còn lưỡng lự bất quyết, giống như con bướm tuy đã đậu xuống mà vẫn chưa bám chắc lại hẳn nên còn chớp chớp đôi cánh chực bay, tức là tứ chưa vững để dừng lại trên đề mục. Nhưng khi tứ đã vững thì không còn trạng thái phân vân do dự của nghi.
3) Hỷ: là tâm sở có trạng thái phấn chấn, hoan hỷ, sảng khoái trên đề mục thiền định, như cảm thấy toàn thân râm ran, chớp sáng, sóng đưa, lâng lâng bay bổng, mát, giống như khi con bướm đang hứng thú thưởng thức mật hoa. Nhưng nếu tâm chưa phát sinh hỷ do còn căng thẳng hay cố gắng quá mức, giống như con bướm chưa hút được mật nên chưa vừa ý. Khi tâm đã tìm thấy sự thích thú hoan hỷ trên đề mục thiền định thì sân mới được chế ngự.
4) Lạc: là tâm sở có trạng thái bình yên, an ổn và thỏa mãn trên đề mục thiền định, giống như con bướm đã hút mật đầy đủ, không còn bồn chồn lo lắng hay tìm kiếm lăng xăng nữa, vì thế lạc chế ngự được trạo hối.
5) Nhất tâm: hay định là trạng thái an chỉ, bất động trên đề mục, giống như con bướm đã no đủ nằm yên ngơi nghỉ trên đóa hoa, không ham muốn gì nữa, nhờ vậy tham dục được chế ngự.
Các bậc thiền định có thể chia ra, thiền sắc giới và thiền vô sắc giới. Thiền sắc giới lại cha ra tứ thiền, ngũ thiền như sau:
1) Sơ thiền: Đức Phật mô tả là trạng thái “ly dục, ly bất thiện pháp, chứng trú thiền thứ nhất, trạng thái hỷ lạc do ly dục sinh, có tầm có tứ”. Như vậy nhờ tầm, tứ, giới, hành giả phát sinh trạng thái hỷ lạc, ở tầng thiền này hành giả vẫn còn bám chặt vào tầm và tứ, ở tầng thiền này trạng thái hỷ lạc còn thô do trạng thái hỷ lạc là do ly dục sinh (xin lưu ý ở đây Đức Phật không nói tới định vậy có 4 chi thiền là tầm, tứ, hỷ, lạc).
2) Nhị thiền: Đức Phật mô tả là trạng thái “diệt tầm tứ, chứng trú thiền thứ hai, trạng thái hỷ lạc do định sinh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm”. Ở tầng thiền này hành giả đắc định, không còn tầm, tứ, tức là không còn cảm thấy và không còn trụ trên đề mục nữa mà hành giả đắc định trên đề mục (vậy có 3 chi thiền là hỷ, lạc, định).
3) Tam thiền: Đức Phật mô tả là trạng thái “ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng trú thiền thứ ba”. Ở bậc thiền này hành giả trú vào tâm xả, khi độ định của hành giả nâng lên thì chi hỷ lạc tự yếu đi, hay do hành giả có ý muốn ly hỷ mà hỷ được diệt trừ dần chỉ còn cảm lạc thọ (vậy còn 2 chi thiền là lạc và định).
4) Tứ thiền: Đức Phật mô tả là trạng thái “xả lạc khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh”. Ở tầng thiền này hành giả đạt độ định cao hơn nữa nên ràng buộc của lạc khổ tự dứt, hay do hành giả có ý muốn diệt thọ lạc khổ tức chi hỷ bị diệt hoàn toàn an trú tâm xả thanh tịnh (vậy còn chi thiền định và tâm xả).
Ngũ thiền: là năm tầng thiền như Tứ thiền chỉ có cách chia khác là ở nhị thiền của tứ thiền chia 2 tầng tầng 1 diệt tầm tầng 2 diệt tứ như vậy gọi là ngũ tầng thiền định hay ngũ thiền.
Tóm lại tứ thiền và ngũ thiền có thể hiểu đơn giản là sự ra nhập 4 chi thiền tầm, tứ, hỷ, lạc và dùng định và tâm xả lần lượt loại bỏ các chi thiền đó.
Bốn thiền vô sắc:
1. Không vô biên Xứ: Hư không là vô biên có cái cảm giác là mình “trải rộng ra” vô biên. Do đặc tính này mà cõi này mới có tên là: Không Vô Biên Xứ.
2. Thức Vô biên Xứ: Tâm thức không và có cảm giác là nó rộng và to lớn, vô biên. như kinh văn mô tả: "Vị ấy hoàn toàn vượt qua Không vô biên xứ, biết rằng Thức là vô biên, chứng và trú Thức vô biên xứ".
3. Vô sở hữu xứ: "xứ" ở đây có nghĩa là chỗ trú, đây là một trú xứ không có sở hữu, nên gọi là vô sở hữu. Nó nói lên ý nghĩa Thức thuộc về không vô biên xứ đã biến mất. Không có cái gì thuộc về mình cả. Và vẫn có cái cảm giác là nó rộng lớn vô biên.
4. Phi tưởng phi phi tưởng: hiểu là Không phải tưởng cũng không phải không có tưởng.
Ta thấy trong bốn bậc thiền vô sắc liên tục là quá trình định, xả. Dùng định xả sắc chứng không vô biên, dùng định xả không vô biên chứng thức vô biên, xả thức vô biên chứng vô sở hữu, dùng định xả vô sở hữu chứng phi tưởng phi phi tưởng. Vậy ở đây nên nhớ rằng mỗi thiền Vô sắc nầy có thiền chi là định và tâm xả.
Đến tầng thiền cuối cùng Phi tưởng phi phi tưởng ta thấy nảy sinh 1 vấn đề vô cùng nan giải là không thể xác định đối tượng xả được nữa, như các tầng thiền từ trên ta thấy, càng lên cao xả càng vi tế và càng khó nắm bắt, nhưng nó vẫn tồn tại độc lập tức vẫn có thể dùng tâm xả cùng với định nâng lên để xả, nhưng đến tầng thiền cuối cùng này thì không thể làm như vậy được nữa vì bản thân đối tượng xả lại cũng là tâm và đã vô cùng vi tế và vi tế hơn mọi tâm vi tế vậy nên nói không thể xác định đối tượng xả. Vậy nếu chỉ dùng định không có đối tượng để đi tiếp thì sao? Xin trả lời như vậy khi vào định sẽ hoàn toàn vắng bặt vô tri, vậy nên có vị tổ nói tu như vậy là tà đạo (theo Noname từ tà đạo ở đây hiểu hơi quá, mà chỉ nên hiểu đơn giản là việc dùng định không có mục tiêu thì đó là việc làm vô nghĩa - hay nói mài ngói không thể thành gương được đơn giản vì ngói đã nhẵn đến không thể nhẵn hơn được nữa) bởi vì khi xuất định vẫn sẽ thấy phi tưởng phi phi tưởng chứ không thể dứt trừ được. Vậy nên nói ngoại đạo không ai vượt qua được tầng này, bởi đơn giản đến đây con đường đi tiếp đã hết và cao thủ các phái khi đến đây đều phải ôm hận ngàn thu!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét