PHẬT HỌC PHỔ THÔNG
TÂN BIÊN
(GS TRÍ KHÔNG – BAN HOẰNG PHÁP GHPGVN) -1994
*******
BÀI 1: ĐẠO PHẬT LÀ GÌ?
DÀN BÀI:
1/ NHẬP ĐỀ: Đạo Phật là một trong năm tôn giáo lớn trên toàn cầu, hiện có trên bảy trăm triệu tín đồ trên nhiều nước tiên tiến. Ngoài tư cách là một tôn giáo trần gian, đạo Phật chủ yếu còn là một phương pháp sống là dạy cho mỗi người cách làm cho đời sống có ý nghĩa ngay đây, đạt nguồn an lạc hạnh phúc bây giờ và tiến tới làm cho ông Phật trong mỗi người sáng mắt ra.
2/ THÂN BÀI:
A- Đạo Phật là gì?
a) Câu hỏi khó định nghĩa cho hoàn bị.
b) Dựa vào tính chất để định nghĩa: Đạo Phật là từ bi hỷ xả, khoan dung độ lượng, luôn luôn đem ích lợi cho con người nhất là đời sống tinh thần.
c) Dạy cho con người cách chuyển hóa tâm hồn để tạo dựng một đời sống cao đẹp, có ý nghĩa lớn giữa dòng xã hội.
B- Giáo tổ của đạo Phật.
a) Thân thế của Thái tử Sĩ Đạt Ta.
b) Động lực chính khiến Thái tử xuất gia, tu hành chứng đạo. Bài thuyết pháp mở đầu khai đạo: Pháp Tứ đế. Về sau kiết tập thành Tam tạng thánh điển, lưu truyền trên cõi đời.
c) Tăng hội chia làm hai nhánh lớn là Đại thừa và Tiểu thừa hay Nam truyền và Bắc truyền.
d) Sự truyền bá đạo Phật trên thế giới hiện nay.
C- Đặc tính của đạo Phật:
a) Ý nghĩa trọng đại, lạ lùng trong sự mở đạo của Đức Phật.
b) Tinh thần bình đẳng tuyệt diệu của đạo Phật: Ai cũng có đầy đủ khả năng tiến tới chỗ bừng sáng tâm hồn như Đức Phật. Tăng hội là một giáo hội cổ xưa nhất nhân loại, trong đó đã có Ni giới.
c) Mục đích tối thượng của đạo Phật là chuyển mê khai ngộ, ly khổ đắc đạo.
d) Tinh thần tự do vĩ đại của Đạo Phật và tinh thần vì người khác một cách triệt để nhất. Không áp chế, đe dọa bắt buộc ai theo đạo Phật, không truyền đạo bằng vũ lực, quyền uy.
3/ KẾT LUẬN: Học giáo lý, hành giáo lý là điều tối cần cho mỗi người. Đạt an lạc, giải thoát ngay đây, làm đời sống có ý nghĩa lớn. Đại bi đại trí của đạo Phật là năng lực cứu vãn thế giới. Càng văn minh, nhân loại càng cần đến ánh sáng văn hóa của đạo Phật hơn nữa.
ĐẠO PHẬT LÀ GÌ?
I- Nhập đề:
Đạo Phật là một trong năm tôn giáo lớn trên hoàn cầu là đạo Ấn Độ, đạo Hồi, đạo Khổng, đạo Thiên Chúa. Ngoài hình thức gần gủi là một tôn giáo giữa lòng xã hội, làm chỗ nương tựa tinh thần cần thiết cho con người, đạo Phật còn có nhiệm vụ lớn lao, có mục đích quan trọng khác, đó là dạy cho con người biết cách diệt trừ mọi ngu tối, trong bản thân mình, làm cho tâm trí ngày càng sáng ra, để từ đó cắt bỏ mọi đau khổ mà dựng nên một đời sống có nhiều hạnh phúc, an lạc ngay đây cho mỗi con người khao khát một đời.
Đạo Phật không ngừng làm sống dậy niềm tự tin vào khả năng hiểu biết đúng đắn nhất để mỗi người thấy được giá trị tối thượng của kiếp người là thành Phật ngay ở tự tâm ngời sáng của mình. Đạo Phật tồn tại lâu dài mãi mãi có ý nghĩa lớn với đời sống nhân loại chính vì đạo Phật đã luôn luôn làm sáng tỏ, vạch đường hiểu biết để có tư cách an lành như Đức Phật, không phân biệt bất cứ là thành phần nào trong xã hội, trong đời sống của nhân loại. đi xa hơn một chặng đường nữa là từ nhân tố hiểu biết đúng đắn, về đời sống, con người tự mạnh dạn tạo cho mình một đời sống vĩnh cửu là chấm dứt sự tái sinh ê ẩm trong sự quản lý của luân hồi. Với lòng thương người, thương vật vô hạn của Đức Từ Bi sáng chói, với giáo lý nghiệp báo luân hồi nhân quả cận nhân tình, mà đạo Phật đã thâm nhập vào đời sống tín ngưỡng mỗi dân tộc mà trong đó dân tộc Việt Nam là một. Đạo Phật thâm nhập vào đời sống mỗi dân tộc một cách tự nhiên như mưa thấm vào lòng đất mẹ vì đạo Phật kêu gọi, và giữ cho nền nhân luân của mỗi người ngày càng thêm ngời sáng, vững chắc. Chiều hướng đó đã khiến cho mỗi dân tộc, nhất là dân tộc Đông phương phát sáng nền văn minh tinh thần cuả mình đối với văn minh máy móc phương Tây.
Chủ đích của bài giảng “Đạo Phật là gì?” hôm nay được trình bày ở đây là nhằm tìm hiểu cho rõ thêm những giá trị cũng như tầm quan trọng của toàn bộ Đạo Phật về giáo tổ, giáo pháp, Tăng hội cũng như sự truyền bá đạo Phật sang các nước tân tiến phương Tây. Dù là một bài giảng có tính cách tóm lược trong hạn ngắn nhưng cũng mong nó tạo được một bức tranh tổng quát về đạo Phật để quý vị nhìn thấy, hiểu biết đúng hơn về nhiều chỗ quan trọng của đạo Phật. Sau đây xin đi vào phần chính của bài giảng:
II. Thân bài:
A/ Đạo Phật là gì?
a) Câu hỏi khó định nghĩa cho hoàn bị. Có những sự việc quá quen thuộc trong đời sống hằng ngày đối với đại đa số người, họ sẽ không thể định nghĩa một cách gẩy gọn được ngay. Ví dụ nếu hỏi nước là gì? Nếu buộc lắm, người ta lấy tính chất, công dụng của nó mà trả lời rằng nước là để uống, tắm mát, giặt sạch. Cũng như vậy, nếu ai hỏi thình lình Đạo Phật là gì thì cũng khó định nghĩa như thế. Nhưng đối với nhà nghiên cứu khoa học thì ông ta sẽ trả lời nước là H2O ( 2 thể Hydro và một thể Oxy) và phân tích cho đến chỗ cuối cùng thì nước là như vậy. Định nghĩa nước là H2O là dựa vào bản chất của nước. Như thế muốn định nghĩa Đạo Phật là gì thì ta cũng dựa vào bản chất của Đạo Phật để trả lời.
b) Dựa vào tính chất để định nghĩa: Trong xã hội văn minh ngày nay,cái biểu lộ văn hóa đầu tiên là lời chào hỏi. Chào hỏi nhau thì hỏi nhau mạnh giỏi như thế nào. Điều ấy mang ý nghĩa lớn là coi sức khỏe là cội nguồn tring tâm đời sống. Trong Đạo Phật, người ta gặp nhau nói câu A Di Đà Phật, mô Phật cũng mang ý nghĩa lớn lao như vậy. Câu chào đó mang ý nghĩa là cầu chúc anh chị, ông bà, cô chú hiền lương, khoang dung độ lượng. Như vậy biểu lộ đầu tiên của Đạo Phật trong cư xử là gởi đến cho ai nấy tinh thần từ bi hỷ xả nổi tiếng của Đạo Phật. Bước vào chùa chiền hay Phật tử gặp nhau qua lời chào A Di Đà Phật chính là một lời nhắc nhở hết sức cụ thể với nụ cười từ bi đáng tin cậy. Lời chào hỏi ấy tự nhiên phát lộ lên tinh thần từ bi hỷ xả, khoan dung độ lượng của Đạo Phật. Như thế định nghĩa đầu tiên về Đạo Phật là từ bi cứu khổ.
c) Dạy cho con người phương pháp sống: Đạo Phật từ lâu đời trong tâm trí người Việt Nam nào bất cứ là đạo cưu mang, đạo tình thương, nên gọi là cửa chùa là cửa từ bi. Cái gì được ban phát cho không được gọi là của chùa, đi xe chùa. Ngoài hành động che chở cưu mang, xót thương, Đạo Phật còn là một đạo sống, một cách sống. Đạo Phật chỉ ra cho con người một đời sống thanh cao, có giá trị chân thật. Đó là đời sống minh triết, là đời sống có suy nghĩ, hiểu biết, hiểu biết mạng số của ta, hiểu biết giá trị sâu sắc của một đời sống hướng đến thánh thiện, ngoài đời sống vật chất hàng ngày. Đó là những hiều biết thiện ác báo ứng, hiết biết vào khả năng vươn lên của ta, tiến tới chỗ cao trọng của con người, nhất là biết năng lực của mình. Đó là lóng tự tín mãnh liệt, để từ đó làm theo lời dạy của Giáo tổ, để chuyển tâm xáo động lo lắng của mình thành ra tâm trong sạch là đi trên con đường thẳng đến bên Đức Phật. Ta thànhPhật tử từ chỗ chuyển đổi tâm hồn ấy. Như vậy, đạo Phật là một cách sống, dạy cho con người biết cách làm cho ông Phật mù của mình sáng mắt ra với tâm hồn tràn ngập yêu thương, chấm dứt được mọi khổ lụy do thiếu hiểu biết chi phối lâu ngày. Đạo Phật trở thành câu trả lời trọn vẹn cho mọi hạnh phúc hay đau khổ của con người, chính vì Đạo Phật dạy cho con người phải làm việc giải quyết mọi vấn đề xuất phát từ nền tảng Tự Tâm. Nếu tâm ta còn nhiều thù hằn, nhiều gian trá, nhiều mánh khóe lùa đảo, nhiều thiểm ác thì kết quả bây giờ ta lãnh sự trừng phạt bởi ý nghĩ đen tối ấy. Hạnh phúc chận thật vĩnh viễn nào cũng đều đòi hỏi ở lòng chân thật, hiền lương khoan dung độ lượng, hành động nhằm vào lợi ích cho nhiều người và vành đai ích kỷ bị mòn dần để tâm hồn ta có cơ hội tốt vươn lên. Như vậy, đời sống An lạc theo Đạo Phật dạy, là đời sống ta có được ngay đây, từ chổ chuyển hóa tâm hồn.
B/ Giáo tổ của Đạo Phật:
a) Thân thế của Thái tử Sĩ Đạt Ta: Qua định nghĩa nói trên về Đạo Phật, ta thấy được giá trị lớn lao chắc thật về Đạo Phật đối với đời sống con người qua mấy ngàn năm lịch sử tiến hóa không ngừng của nhân loại. Nó như một tòa nhà vĩ đại ngày càng sáng lên với trình độ văn minh, hiểu biết của toàn thể nhân loại. Nhưng ai là Giáo tổ của Đạo Phật? Đức Thích Ca Mâu ni là người khai sáng ra Đạo Phật. Ngài ra đời trước Tây lịch 624 năm. Ngài vốn là Thái tử con vua Suddohodana, có nghĩa là bậc minh triết ( Tịnh Phạn) và hoàng hậu Ma Da Tịnh Diêm ở nước Ca Tì La Vệ, nằm dưới chân núi Hy Mã Lạp Sơn, phía Đông Bắc Ấn Độ, ngày nay thuộc nước NéPal. Ngài tên là Sĩ Đạt Ta, là một hoàng tử khôi ngô tuấn tú mạnh khỏe và lớn lên được đào luyện trí thức vững chắc, có sở trường về văn chương, ngôn ngữ và triết học và cũng giỏi về khả năng quân sự, võ nghệ. Khi trưởng thành, vua cha định bề gia thất cho Ngài. Ngài cưới công chúa Yasodhara ( Da Du Đà La) làm vợ và hạ sanh một con trai tên Rahula ( la Hầu La). Khi ấy, vua cha nhường ngôi nhưng hoàng tử không nhận vì bận việc đi tham quan phố phường đồng nội, tìm hiểu tình hình sinh hoạt khắp nơi về đời sống cũng như an ninh của vương quốc mình. Trong những chuyến đi ấy, Ngài tận mắt nhìn thấy mọi hiện tượng khổ lụy xót thương bao số phận hẩm hiu và cụ thể hơn cảnh sống già bệnh chết hiện ra quá rõ trong tâm khảm Ngài, vì có lòng xót thương người, vật sâu sắc từ tấm bé nên từng không nguôi nỗi xót thương cho kiếp người. Ngài tự hỏi, đâu là nguyên nhân, cội nguồn của mọi kiếp sống hiện nay? Rồi dấu hỏi cay nghiệt ấy như đêm ngày nghiến xoáy tâm hồn Ngài, khiến Ngài thấy mọi lạc thú bây giờ sao mà vô vị lạt lẽo biết bao. Cuối cùng, một đêm khuya nọ Ngài phải ra đi khỏi kinh thành để tìm cho ra lời giải đáp. Ngài đã xuất gia.
b) Động lực khiến Thái tử xuất gia: Như vừa nói trên, ta thấy Thái tử phải rời bỏ kinh thành xuất gia học Đạo chín hlà đi tìm một câu giải đáp cho cội nguồn đau khở của nhân loại. Ngài xuất gia không phải vì trốn chạy khỏi cảnh đời trước mắt mà là để tìm cho ra cội nguồn của nó. Sau 5 năm theo học với các Đạo sư ở các đạo tràng miền hạ lưu sông Hằng và tu tập theo giáo pháp của họ, Thái tử vẫn chưa tìm ra cội nguồn ánh sáng mới, nên Ngài chuyển qua tu khổ hạnh, là một lối tu ép xác rất được nể trọng ở Ấn Độ thời bấy giờ. Ngài tu khổ hạnh đến 6 năm, nhịn đói nhịn khát, ăn chút cầm hơi, trở nên gầy ốm xiêu đổ, mọi dự trữ đề kháng trong cơ thể suy sụp hoàn toàn, súy bỏ mạng; may đâu nhờ mục nữ Sujata dâng cho một bát sữa bò tươi.Từ đó, sau khi uống sữa, sức khỏe Ngài lần hồi phục, Ngài đi khất thực. Sau đó Ngài tu theo con đường riêng, phương pháp riêng của mình là đưa hết chí nguyện tâm trí vào câu hỏi đâu là cội nguồn đau khổ của nhân sinh. Với động lực kiên cố của dòng tâm thức lắng sâu vào quán chiếu bền bỉ suốt 48 ngày đêm liên tục không chút máy động khác xen vào thì đến ngày thứ 49, đêm ấy, Ngài chứng được các ánh sáng minh triết, thấy biết nhiều sự việc tiền kiếp và đến rạng sáng, hôm đó khi sao mai mọc chiếu ánh sáng trong xanh vào mắt, Ngài đã tới được biên giới cuối cùng của mọi hiểu biết, Ngài đã thành Phật.
Bao tâm lý thói quen đen tối của cả vạn triệu đời sống, phút chốc tan hoang sụp đổ, một ánh sáng kỳ diệu đã đến với Ngài, khiến Ngài thấu hiểu cội nguồn của toàn bộ vũ trụ nhân sinh. Cội nguồn của khổ lụy trùng trùng của con người bắt đầu từ tham ái và vô minh.
c) Bài thuyết pháp mở đầu khai đạo: Sau khi chứng Đạo, Đức Phật đến vườn Lộc Uyển khai mở tâm trí cho 5 người bạn cùng tu với mình thuở nọ, bằng bài thuyết pháp Tứ Đế, là 4 chân lý cao thượng mà từ trước đến giờ chưa hề nghe ai nói đến với một nhận thức sáng tỏ tột cùng. Bốn sự thật đó là khổ, nguyên nhân của khổ, hạnh phúc an vui vĩnh tịch và phương pháp để đạt tới biên giới ấy. Bốn chân lý này được thiết lập từ 3 động tác ở chính nay tự tâm con người là Quan sát, Phân tích, Xuất ly. Ba động tác này là nguyên tắc sống, là quan sát suy nghiệm hiện trạng, không sống vô hồn chạy đuổi theo kích động vô hồn của thói quen mà năm giác quan là cửa ngõ đưa đi mãi mãi. Sau đó phân tích, tìm nguyên nhân, và sau khi thấy nguyên nhân của mọi tái sinh ê ẩm thì lập chí cắt đứt dòng tái sinh ấy bằng biện pháp tu tập bắt nguồn ở ngay tự tâm ý mình, qua hành trì Bát chánh đạo. Sống mà không còn bám víu mãnh liệt vào trần dục. Xuất ly ra đi là sống với tâm thái vô nhiễm, không bị nhuộm trong thùng nước của say mê vật dục làm mờ úa tâm hồn như bao kiếp đời đã trôi qua. Tứ Đế trở thành nền tảng vĩ đại cho toàn bộ giáo pháo của Ngài, là giáo pháp chỉ ra con đướng diệt khổ hay nhất, đúng nhất. Rồi từ đó, trong 45 năm, Ngài đi khắp lưu vực sông Hằng, từ kinh thành lộng lẫy cho đến những miền quê heo hút để phổ truyền ánh sáng của sự dập tắt khổ lụy. Có biết bao người đã ra khỏi giấc ngủ say của vật dục, của thói quen tâm lý cũ mà bừng sáng tâm hồn, thấy được con người thật, nguồn an lạc hạnh phúc vô dục tràn ngập tâm hồn mà bước lên cõi thánh vinh quang không dứt. Ơn ích đó, lan truyền cho mãi đến ngày nay. Mỗi người tùy năng lực hành trì mà đạt đến cõi bờ giải thoát, an lạc ngay đây. Sau khi Ngài qua đời, giáo pháp lần hồi được góp lại thánh ba kho Thánh điển, lưu truyền trên đời.
d) Tăng hội hay Giáo đoàn được thiết lập từ khi Ngài còn tại thế, về sau chia thành hai nhánh lớn truyền về phương Bắc và phương Nam gọi là Đại thừa và Tiểu thừa. Trên căn bản vẫn vươn tới mục đích là đạt an vui hạnh phúc vô dục, chấm dứt tái sinh khổ lụy, nhưng mỗi nhánh về ăn mặc, hành trì có khác nhau theo phong tục tập quán mỗi nước có khác nhau. Ngày nay, giao thông tiện lợi nên sự thông cảm giữa hai nhánh có nhiều tiến bộ.
đ) Sự truyền bá Đạo Phật trên thế giới hiện nay: Từ thời vua A Dục ở Ấn Độ, Đạo Phật đã được truyền bá ra khỏi nước Ấn Độ, trước Tây lịch hơn hai trăm năm. Sự truyền bá vẫn được nối tiếp qua nhiều thế kỷ, cho đến ngày nay thì Đạo Phật đã có mặt ở các nước tiên tiến Âu Mỹ châu. Hơn một trăm năm qua, các nhà thông thái ở các nước ấy đem tâm trí, công sức ra nghiên cứu Đạo Phật, đo tìm những di tích lịch sử vô cùng quí giá về đời sống Đức Phật. Điều này càng xác định nhân cách vĩ đại của Đức Phật, càng chứng tỏ chắc chắn Đức Phật là con người như bao con người trần gian gió bụi này, nhưng từ quyết tâm, chí nguyện tuyệt vời mà Ngài tu tập để thành Phật cao cả.
C/ Đặc tính của Đạo Phật:
Đạo Phật lấy đời sống, lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni làm trung tâm, cũng là đời sống của các đệ tử phụ tá đắc lực của Ngài bấy giờ. Nhân loại càng tiến bộ về trí hiểu biết thì khi nhìn lại Đạo Phật, họ càng thấy được ánh sáng tuyệt vời của nó,cũng như giá trị hiện thực của nó. Thấy rõ ràng từ đời xa xưa ấy mà Đạo Phật đã long trọng xác nhận kiến tạo hạnh phúc cho con người là phải bắt nguồn từ con người với năng lực tự tin mãnh liệt của nó. Và ở đấy, là vương quốc của tinh thần tự do bình đẳng vĩ đại mà hiện giờ qua đấu tranh gian khổ, ngập tràn máu lửa trôi qua, nhân loại mới thu về được chút ít tự do cho số kiếp.
a) Tinh thần bình đẳng tuyệt diệu: Đối với đệ tử, Tăng hội, xuất gia, tại gia, Đức Phật không bao giờ tự xưng mình là chúa tể đầy quyền uy, hay khống chế Tăng ội bằng tư cách giáo chủ. Ngài cho rằng, mình là người chỉ đường cần thiết cho ai nấy biết con đường quay về nẻo an lạc, giải thoát, hay người thầy thuốc chữa bệnh tâm hồn cho ai nấy. Và Ngài nói thêm đầy tính chất khách quan và chỉ đường nhưng không đi, cho thuốc nhưng không uống thì đó không phải là lỗi ở người chỉ đường, cho thuốc. Ngài nhiều lần xác nhận ai nấy đều có phần giác ngộ như Ngài, chứ Ngài không phải là người độc quyền giác ngộ. Tinh thần bình đẳng này còn thấy rõ trong Tăng hội bấy giờ đã có Ni giới và mọi thành phần xã hội từ Hoàng thân, Thái tử cho đến hạng cùng đinh trong xã hội đều được đối xử ngang nhau trong cộng đồng tu học, cùng chí hướng giải thoát. Đó là một tiến bộ lớn lao, đến thế kỷ 20 nhìn lại, người ta không khỏi khâm phục tinh thần thật sự bình đẳng tuyệt diệu ấy.
b) Ý nghĩa trọng đại, lớn lao trong sự mở Đạo của Đạo Phật: Người mộ đạo ngay trên bình nguyên cuộc sống con người trần gian này, cần phải làm cho con người biết giá trị của tu học, của niềm tự tin cao quý của họ. Chỉ có niềm tin vào năng lực của chính mình mới thât sự mở trói biộc, xua tan đau khổ của chính mình, chứ không phải ở phép lạ nào từ bên ngoài con người. Cho nên sự mở Đạo của Ngài có giá trị hiện thực sống dậy ngay đây. Đau khổ ở đây và giải thoát cũng ở thân phận con người. Ngài không mở Đạo bằng cách dồn nén tội lội cho con người để mong họ coi mình là thần linh cứu chuộc họ. Vì lối mở Đạo kiểu ấy là không liêm khiết, mang đầy dối trá.
c) Từ hành tác trong 45 năm của Đức Phật mà Đạo Phật qua mọi thời mọi lúc vẫn theo đuổi khẩu kệnh thiêng liêng là chuyển mê khai ngộ, ly khổ đắc lạc. Khẩu lệnh ấy là nền tảng cho sự hiện hữu có giá trị của Đạo Phật trong lòng xã hội từ xưa cho đến nay, không hề thay đổi. Công việc này về sau ngày càng được phát triển bởi hạnh nguyện của nhiều vị Bồ tát đi sâu vào đời cứu vớt mọi hoàn cảnh bi thảm, đem nguồn an vui đến cho hết thảy mọi loài qua nhiều công tác khác nhau.
d) Tinh thần tự do vĩ đại của Đạo Phật: Tinh thần tự do này và tinh thần tự do bình đẳng là sinh đôi. Trong Tăng hội không có áp chế, không có giáo điều khắt khe. Giới luật dành riêng cho hàng xuất gia không phải là một áp chế, mà là một phương tiên hữu hiệu để chuyển hóa tâm ý hành vi thuận chiều giải thoát, an lạc. Tinh thần tự do này đưa đến tinh thần phá chấp, là một tinh thần cao cả nhất, nó phá tan cái bản ngã vị kỷ khô cứng nhất của con người, với sự bám víu đeo níu quá mạnh cùa họ. Ngài đã từng tuyên bố, mọi lời dạy của Ngài là thuyền bè để ai nấy lấy đó làm phương tiện qua sông ngu tối, khi họ có nhu cầu qua sông. Lời dạy của Ngài không phải là bắt buộc tuân theo khi chưa hiểu biết giá trị của nó. Ngài từng nói: Ai theo ta mà không hiểu ta là hủy báng ta. Suốt đời Ngài chỉ làm phân tích sự sống nào là đưa đến trói buộc, lối sống nào là đưa đến sự thảnh thơi cho ai nấy biết để họ chọn lựa. Có những tu sĩ khác phái, sau khi nghe hiểu lời dạy của Ngài, đòi theo Ngài. Ngài bảo hãy suy nghĩ chính chắn một thời gian, thấy quả nhiên là chân lý thì Ngài mới nhận cho vào Tăng hội. Về sau này, qua lịch sử truyền bá Đạo Phật đến mỗi xứ sở đều bằng con đường ánh sáng hiểu biết, tự nguyện chứ không phải dùng quyền uy, tiền bạc, vũ lực để mua chuộc áp chế hay bắt buộc người khác phải tuân theo một cách thiếu hiểu biết. Tinh thần tự do ấy luôn luôn là cửa lớn cho mọi tâm hồn có cơ hội phát sáng lên.
III. Kết luận:
Đạo Phật là gia tài trí khôn tuyệt diệu của Đức Phật, là kho tàng vô tận của lòng thương xót, cứu giúp. Một đời, Đức Phật là vì hạnh phúc con người ngay đây. Được tắm gội trong ánh sáng cao ngời đó, ta phải ý thức sáng tỏ nhiệm vụ phụng sự chúng sinh, con người xung quanh với tình thương và sự hiểu biết. Có vậy mới mang lại việc làm có ý nghĩa lớn, có giá trị vững bền vì việc làm đó hoàn toàn không kẹp trong gọng kìm vị kỷ. Bất cứ ở đâu và khi nào Đức Phật vẫn là Đức Phật, nghĩa là tràn đầy an tĩnh, khả ái, không bị chao đảo lung lạc bởi mọi đắc thất, mọi xáo động. Ta phải tu tập bằng chuyển hóa tâm hồn cho có an lạc mới đem lại an lạc cho ai nấy. Đó là nguyên tắc lớn nhất, chắc thật nhất cho việc tu tập, tin theo Đạo Phật.
Đạo Phật tồn tại mãi với con người và có giá trị văn hóa cao chính vì nó bắt nguồn từ nền tảng nhân sinh, mưu cầu hạnh phúc cho nhân sinh. Dù thời đại ngày nay, khoa học với chí hiểu biết chân sát nhiều lĩnh vực thì vấn đề con người vẫn là vấn đề quan trọng trước tiên. Con người vẫn phải cần đến tình thương và sự thật. Do vậy, tinh thần tự do bình đẳng, từ bi hỷ xả của Đạo Phật vẫn luôn là giá trị. Hạnh phúc chân thật không làm một cách duy nhất bằng tài sản, quyền lực, danh vọng, chinh phục bằng vũ lực, xâm lăng, độc đoán, thống trị mà phải bằng tình thương và hiểu biết chân thật. Đạo Phật đã đưa một nhân tố hết sức mới vào xã hội Ấn Độ trên 2500 năm trước. Nhân tố ấy cho đến ngày nay vẫn còn giá trị hiện thực, đó là khuyến tấn tinh thần tự do, đề cao giá trị của niềm tự tín để tự mình hoàn thành nhân cách tối hậu là thành Phật như Phật. Thành Phật chính là quay lại nhìn thấy cội nguồn an lạc nơi tâm mình khi nó lắng xuống mọi lo toan, cố chấp, đố kỵ mọi ngu tối về thân phận mình. Dù qua lịch sử Đạo Phật tồn tại như một tôn giáo làm chỗ nương tựa cần thiết cho đại đa số, nhưng bản cốt lõi bên trong, Đạo Phật hoàn toàn không phải là một tôn giáo thần quyền, mà Đạo Phật là một phương pháp sống để đạt được hạnh phúc an lạc có thật giữa đời này. Hạnh phúc đó phải được xây dựng ở tự tâm mỗi người trong động tác chuyển hóa nó từ ngu tối ra hiểu biết, từ ích kỷ ra vị tha, đối với đời sống cụ thể của xã hội với bổn phận vợ chồng cha con, cha mẹ, bạn bè, vua, thầy trọng kính đều có dạy rõ. Như vậy, Đạo Phật đối với đời sống ở trần gian vẫn có đủ sự hướng dẫn cần thiết để tạo ra nguồn vui, đối với đời sống vinh lạc ngoài trần gian thì Đạo Phật chỉ ra phương pháp thực hiện có tính cách chuyên môn ngay từ bây giờ. Gieo nhân và đạt kết quả ngay từ giờ. Đáp nối con đường an lạc sau khi xả bỏ thân này. Như thế là nguồn vinh lạc được tiếp nối trong đời sống này là căn bản.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét