Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

MÔNG SƠN THÍ THỰC- ĐỊA NGỤC CÁC LOẠI

MÔNG SƠN THÍ THỰC
nhulaitang

Nam-mô Diệm-Nhiên Vương Bồ-tát. (3 lần)
Mãnh hỏa diệm diệm chiếu thiết thành
Thiết thành lý diện nhiệt cô hồn


Lửa dữ bốc cháy chiếu thiết thành, thiêu đốt những cô hồn nơi địa ngục. Không phải chỉ có địa ngục mới bốc cháy, mà "tất cả trong thế gian đều đang bốc cháy". Cho nên Mông Sơn thí thực, ngoài việc bố thí thức ăn cho những oan hồn lang bạt, cũng cần bố thí chút thức ăn cho những con người đang sống, vì họ chính là những vong hồn chưa chết. Người sống như đã chết, thời gian là cơn lửa vô thường mãnh liệt (mãnh hỏa), thiêu đốt liên tục tuổi thanh xuân cho đến lúc bạc đầu. Rồi một buổi bình minh tỉnh giấc, vong hồn chợt bàng hoàng nhìn lại: thì ra ta đã đi đến cuối đoạn đường đời. Thức ăn nuôi sống ta, đồng thời cũng là chất độc giết lần thân xác ta. Thức ăn không lập tức biến thành lửa (như cho loài ngạ quỷ) mà biến thành than nóng sau khi ta nuốt vào, đau khổ cũng từ đó mà ra. Vậy mà thế gian lại có nhiều vong hồn thích thú với đau khổ, truy tìm những món ăn lạ với mỹ từ nghệ thuật ăn uống (ẩm thực). Chỉ có một thứ thức ăn chân thật cho những vong hồn chưa chết, những oan hồn phiêu bạt, và cả những cô hồn đang bốc cháy; đó là lời kinh xưa huyền diệu, là diệu âm hải triều âm, âm thanh như những đợt hải triều ập đến dập tắt cơn lửa dữ đang đốt cháy thế gian. Cô hồn muốn thoát khỏi đia ngục để sinh về tịnh độ ..

Cô hồn nhược yếu sinh Tịnh độ
Thích tụng Hoa Nghiêm bán kệ Kinh:


thì hãy trì tụng bài kệ trong Kinh Hoa Nghiêm:


Nhược nhơn dục liễu tri
Tam thế nhất thiết Phật
Ứng quán pháp giới tánh
Nhất thiết duy tâm tạo


Người muốn hiểu rõ chư Phật trong ba đời, nên quán sâu vào thể Tánh của pháp giới, tất cả vạn hữu đều do tâm tạo. Nhưng ! Vong hồn chưa chết còn bôn ba theo kiếp sống, trôi nổi trong dòng đời nhiều bon chen tranh đoạt, thì biết đến khi nào mới quán sâu pháp giới. Vong hồn chưa chết đã vậy, huống chi đến những oan hồn phiêu bạt, những cô hồn đang bị thiêu đốt nơi địa ngục? Lời kinh sâu thẳm, được long thần, chư thần, chư thiên, chư vị Bồ-tát, chư phật hộ trì. Hãy trì tụng kệ kinh, hãy dùng mật ngôn (chơn ngôn) của chư phật để phá địa ngục:


Án dà ra đế da ta bà ha. (3 lần)


Tất cả các pháp đều duy tâm sở hiện. Địa ngục cũng từ tâm biến hiện, lẽ dĩ nhiên cũng từ tâm mà phá vỡ. Các đại Bồ-tát thệ nguyện độ tận chúng sinh, thế nhưng địa ngục vẫn còn đó. Vậy mà có nhiều vị cầm gậy đòi phá địa ngục quả thật là chuyện trêu ngươi. Nếu vong hồn, cô hồn, oan hồn, u hồn, ác hồn, ... không biết nương theo lời kinh, lời mật ngữ để chuyển tâm thì đừng mong chờ ai phá được địa ngục. Phá địa ngục chỉ là cách nói theo nghĩa cô hồn tự hồi tâm chuyển ý. Thế cô hồn nơi địa ngục có nghe được lời kinh, lời chơn ngôn mật ngữ từ cõi lòng thiết tha của vong hồn còn sống? Làm sao biết được, nhất là đạo hạnh của vong hồn trong thời mạt pháp cạn cợt, định lực không sâu. Xong vong hồn hãy triệu thỉnh tất cả cô hồn, oan hồn, vong hồn, u hồn, ... nương theo thần lực của Phật đến đạo tràng nghe pháp và thọ thực. Phổ triệu thỉnh chơn ngôn:

Nam-mô bộ bộ đế rị, dà rị đa rị đát đa nga đa da. (3 lần)


Oan hồn chết vì non nước (chiến loạn), oan hồn chết vì nợ nần vì sẩy thai, oan hồn chết vì tạo nghiệp bất hiếu vô đạo, oan hồn chết sông chết biển, oan hồn chết nơi biên ải hẻo lánh, oan hồn chết đường chết xá, oan hồn chết vì tự tử: nhảy sông, nhảy núi, chết đâm, chếy cháy, oan hồn chết trong ngục tù, oan hồn chết vì đày đọa lao dịch, oan hồn chết vì đui què câm điếc không người chiếu cố ... tất tất oán khí ngất trời. Hãy giải bớt oan kiết bằng chơn ngôn:

Án tam đà ra dà đà ta bà ha. (3 lần)


... làm biếng rồi

----------

References
[1] Mông Sơn thí thực giảng yếu - Thích Phước Thái
[2] Lễ tháng bảy cho những oan hồn phiêu bạt - Thích Tuệ Sỹ
[3] Đàn tràng chẩn tế: siêu độ người chết và cảm hóa người sống - Huỳnh Kim Quang
[4] Nghi thức mông sơn thí thực
...
Địa ngục (naraka) chia ra làm vài loại: căn bản ngục, cận biên ngục, cô độc ngục

Căn bẳn ngục gồm có 8 nhiệt ngục, 8 hàn ngục; mỗi nhiệt/hàn ngục lại có thêm 16 cận biên ngục (phụ ngục). Như vậy tổng cộng có

16 + 16 x 16 = 272 ngục

Mỗi cận biên ngục lại có nhiều tiểu ngục ..

Cô độc ngục nằm lẻ loi trong núi, ngoài đồng, dưới cây, trên không, trên nước, ...

Còn căn bản ngục nằm ở phía dưới châu Nam Diêm Phù Đề và ở giữa núi Thiết-vi.

Trích một đoạn trong từ điển có liên quan tới địa ngục ... TẠI SAO CHỮ H-E-L-L LẠI BỊ ĐỔI THÀNH h311 :twisted:

Quote:
Địa Ngục: Niraya (p)—Naraka (skt)—Niraya (p).

· Địa ngục, một trong sáu đường sanh tử luân hồi, là con đường đi xuống, nơi không vui mà chỉ có khổ sở—h311 or earth prison, one of the six gati or ways of transmigration, the downward path to h311—A place of joyless and suffering—The realm of h311 beings—Earth-prison. There are different kinds of hells.

· Theo Vi Diệu Pháp của Ngài Bhikkhu Bodhi, địa ngục là cảnh giới sinh tồn thấp nhứt, nơi có nhiều cảnh khổ, nơi chúng sanh phải trả những nghiệp bất thiện đã tạo trong quá khứ. Đây không phải là địa ngục trường cửu, đến lúc trả xong nghiệp xấu, chúng sanh bất hạnh có thể tái sanh vào một cảnh giới khác, an vui hạnh phúc nhờ vào các nghiệp thiện—According to the Abhidharma, composed by Bhikkhu Bodhi, h311 (Niraya) is the lowest plane of existence, the place of most intense suffering. It is said that beings in the h311 have to suffer the result of their evil deeds in the past. This is not a permanent h311, once these beings pay all retributions for their past unwholesome karmas, they can be reborn in a better and happier plane owing to their past wholesome karmas:

(A) Căn Bản Địa Ngục: Central or radical hells.

a) Bát Nhiệt Địa Ngục: Tám địa ngục nóng trong vùng Nam của châu Diêm Phù Đề—The eight hot hells, located under the southern continent of Jambudvipa:

1) Đẳng Hoạt (Cánh hoạt) Địa Ngục: Samjiva (skt)—Sanjiva (p)—Tưởng Địa Ngục—Sau nhiều nhục hình khổ sở, như chặt, đâm, bầm, chém, tuy thế sau một cơn gió lạnh thổi và tâm thức và mang nó trở trần thế hay dần dần tỉnh lại như trước để tiếp tục thọ hình—Rebirth, where after many kinds of suffering, a cold wind blows over the soul and returns it to this life as it was before. The h311 in which the denizens are chopped, stabbed, ground, and pounded, but by a cool wind are brought back to life, to undergo renewed torment.

2) Hắc Thằng Địa Ngục: Kalasutra (skt)—Kalasutta (p)—Nơi những tội phạm bị buộc bằng dây xích đen, rồi bị bằm và cưa ra từng mảnh—Where the sufferer is bound with black chains and chopped or sawn asunder.

3) Tuyến Hợp (Chúng hợp) Địa Ngục: Samghata (skt)—Sanghata (p)—Nơi mà nhiều hình phạt sụp núi đè lên tội nhân—Where are multitudes of implements of torture, or the falling of mountains upon the sufferer.

4) Hiệu Kiếu Địa Ngục: Raurava (skt)—Roruva (p)—Địa ngục mà tội nhân than khóc—Hells of crying and wailing.

5) Đại Kiếu Địa Ngục: Maharaurava (skt)—Maharoruva (p)—Địa ngục nơi tội nhân than khóc không ngừng—Hells of great wailing.

6) Viêm Nhiệt Địa Ngục: Tapana (skt & p)—Nơi tội nhân bị lửa đốt—Hells of flames and burning.

7) Đại Nhiệt (Đại thiêu chích—Đại viêm nhiệt) Địa Ngục. Địa ngục nóng nhất trong tám địa ngục nóng nơi đây mọi vật đều bị nấu chảy ra: Mahatapana (skt & p)—The hottest hells. Hells of molten leads.

8) Vô Gián Địa Ngục: Avici (skt & p)—Nơi tội nhân bị hình phạt đau đớn chết rồi tái sanh không ngừng để chịu khổ—Avici h311, the last of the eight hot hells, or unintermitted suffering, where sinners die and are reborn to suffer without interval (in which punishment, pain, birth, death continue without intermission).

(B) Bát Hàn Địa Ngục: Tám địa ngục lạnh—The eight cold hells:

1) Át Phù Đà Địa Ngục: Arbuda—Nơi tội nhân luôn bị bỏng giộp vì lạnh—Where the cold causes blisters.

2) Ni Chế Bộ Đà Địa Ngục: Nirarbuda—Nơi đó lạnh đến nổi những bỏng giộp bị bể ra gây đau đớn vô cùng—Colder condition causing the blisters to burst to cause even more painful.

3) Át Triết Xá: Atata—Nơi chỉ có âm thanh từ đôi môi đông đá—Where there is the only possible sound from frozen lips.

4) A Ba Ba Địa Ngục: Habava or Apapa—Nơi quá lạnh nên chỉ có âm “A Ba” là nghe được—Where it is so cold that only this sound can be uttered.

5) Hổ Hổ Bà Địa Ngục: Ahaha, Hahadhara, Hahava, or Huhuva (skt)—Nơi lạnh quá nên tội nhân chẳng thốt ra lời, duy chỉ có âm thanh “Hổ hổ bà” xuyên qua cổ họng của họ là nghe được. Phật giáo Nam Tông không có ý niệm về loại địa ngục nầy—Where only this sound can be uttered. This is where the condemned neither stir nor speak, but the cold air passing through their throats produces this sound (ahaha, hahadhara, hahava, or huhuva). This h311 is unknown to the Southern Buddhism.

6) Ưu Bát La Địa Ngục: Utpala—Nơi da đông đá như những bông sen xanh—Where the skin is frozen like blue lotus buds.

7) Bát Đặc La Địa Ngục: Padma—Chúng sanh bị rét cắt da, nơi da đông lại và vỡ tung ra như những bông sen đỏ—Where the skin is frozen and bursts open like red lotus buds.

8) Ma Ha Bát Đặc Ma Địa Ngục: Maha-padma—Hồng Liên Đại Hồng Liên Địa Ngục—Nơi quá lạnh làm cho da đông lại và vỡ tung ra như những nụ sen đỏ—Where it is very cold that the skin is frozen and bursts open like great red lotus buds.

(C) Địa Ngục Phụ (Cận biên): 16 địa ngục phụ cận—Secondary hells—Adjacent hells—Sixteen inferior hells (each hot h311 has a door on each of its four sides, opening from each such door are four adjacent hells.

(D) Cô Độc Địa Ngục: Lokantarika (skt)—Địa ngục cô độc tọa lạc nơi không trung hay vùng núi, sa mạc, và bên dưới đất (mỗi tội nhân bị đày vào địa ngục nầy tùy nghiệp của từng người khác nhau mà bị đày riêng ở những nơi khác nhau)—Isolate hells situated in space, or in mountains, deserts, below and above the earth.

Địa Ngục Ẩm Huyết: h311 of Blood Drinking.

Địa Ngục Bảo Trụ: h311 of Embracing Pillar.

Địa Ngục Bạt Thiệt: h311 of Pulling Tongues.

Địa Ngục Canh Thiệt: h311 of Plowing Tongues.

Địa Ngục Cận Biên: Adjacent hells

Địa Ngục Căn Bổn: The eight hot hells

Địa Ngục Cô Độc: Isolated hells

Địa Ngục Cứ Nha: h311 of Sawing Teeth.

Địa Ngục Cực Vô Gián: Ultimately Uniterrupted h311.

Địa Ngục Dương Đồng: Molten Brass h311.

Địa Ngục Đa Sân: Much Hatred h311.

Địa Ngục Đao Đồ: h311 of Swords—Where the leaves and grasses are sharp-edged swords.

Địa Ngục Đạo: Địa Ngục Thú—Một trong sáu nẻo luân hồi của chúng sanh, những chúng sanh mắc tội khi chết sẽ bị đọa vào đây—The h311-gati, or destiny of reincarnation in the hells, one of the six gati or ways of transmigration.

Địa Ngục Đồng Tỏa: h311 of Brazen Locks.

Địa Ngục Giáp Sơn: Squeezing Mountain h311.

Địa Ngục Kiếu Khấp: The h311 of wailing.

Địa Ngục Kiếu Oán: h311 of Crying Out.

Địa Ngục Lưu Hỏa: h311 of Flowing Fire.

Địa Ngục Phi Đao: h311 of Flying Knives

Địa Ngục Thiên Nhẫn: h311 of Thousand Blades.

Địa Ngục Thiên Tử: Đâu Suất thiên tử—The prince of Hades (Sakyamuni)—The immediate transformation of one in h311 into a deva because he had in a previous life known of the merit and power of the Hua-Yen Sutra.

Địa Ngục Thiêu Cước: h311 of Burning Foot.

Địa Ngục Thiêu Thủ: h311 of Burning Hands.

Địa Ngục Thông Thương: h311 of Piercing Spears.

Địa Ngục Tranh Luận: h311 of Quarreling.

Địa Ngục Vô Gián: A Tỳ địa ngục, địa ngục cuối cùng trong tám địa ngục nơi những chúng sanh tội phạm chết và tái sanh không ngừng nghỉ—Avici h311—The h311 of no interval—Interrupted h311—The last of the eight great hot hells where whose suffers die and reborn incessantly.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét