Thứ Tư, 30 tháng 9, 2015

DU HÀNH NGƯỢC THỜI GIAN DU HÀNH VÀO TƯƠNG LAI

   DU HÀNH NGƯỢC THỜI GIAN
DU HÀNH VÀO TƯƠNG LAI


 
Nhà bác học Albert Einstein đã được bầu là “nhân vật xuất chúng nhất nhân loại của thế kỷ 20”. Hậu duệ xứng dáng nhất của ông là nhà vật lý lý thuyết Stephen Hawking, người Anh, tuy tật nguyền không nói được nhưng bộ não thuộc loại siêu đẳng…! Ông được xem là nhà vật lý học lỗi lạc nhất hiện nay.
 
S. Hawking sinh năm 1942, phát hiện bệnh ALS vào năm 1963. Ôngcùng với Penrose phát hiện thời gian biến mất trong các lỗ đen. Bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ (1965). Ôngcông bố công trình về sự tạo thành các hạt trong lỗ đen. Được bầu làm Hội viên Hội Hoàng gia (tức Viện HKLKH) Anh (1974).S. Hawking đã cho ra mắt cuốn sách mới của mình với nhan đề “The Grand Design”. Trong cuốn sách này, Hawking chủ trương cho rằng, do có lực hấp dẫn, bản thân vũ trụ có thể được tạo nên từ hư vô. Hawking cũng khẳng định sự “sáng tạo tự phát” này chính là nguyên nhân cho sự tồn tại của con người cũng như vũ trụ.
Xuất hiện trong một chương trình truyền hình có tên “Larry King Live” của Mỹ tối hôm thứ 6 (10/09) vừa qua, Hawking một lần nữa khẳng định: “Chúa có thể tồn tại, tuy nhiên khoa học có thể giải thích được vũ trụ mà không cần đến một Đấng sáng thế”. Dưới đây là những lý luận của Stephen Hawking được phát sóng trên chương trình "Stephen Hawking's Universe" trên kênh Discovery Channel.
 
Xin chào, tên tôi là Stephen Hawking, một nhà Vật lý học, Vũ trụ học và cũng là người có tính hay mơ mộng. Mặc dù tôi bị giới hạn khá nhiều trong việc tự đi lại và phải nói chuyện thông qua máy tính do bệnh tật, nhưng tâm trí tôi thì ngược lại, chúng hoàn toàn tự do. Tự do để khám phá vũ trụ, vạn vật và tự đặt ra những câu hỏi lớn như: liệu du hành vượt thời gian có khả thi không? Liệu chúng ta có thể mở một cánh cổng dắt vào quá khứ hay tìm ra một đường tắt dẫn đến tương lai không? Chúng ta có thể dùng những quy luật tự nhiên để kiểm soát thời gian không?
 
Du hành vượt thời gian từng bị xem là ngành khoa học dị giáo. Và tôi đã phải tránh nói về nó vì sợ rằng người ta sẽ xem mình là một người kỳ quặc, nhưng ngày nay thì khác... Để hiểu tính thực tế của du hành vượt thời gian, chúng ta cần phải "nhìn" thời gian theo cách mà các nhà Vật lý học đang nhìn - nhìn ở chiều không gian thứ tư. Đừng lo vì nó cũng đơn giản thôi. Bất kỳ ai học qua kiến thức phổ thông đều biết rằng mọi vật thể trong tự nhiên, ngay cả con người, đều tồn tại dưới 3 chiều không gian, đó là chiều dài, chiều rộng và chiều cao. Nhưng thực ra còn có một chiều nữa, đó là chiều dài thời gian.
 
Như con người chúng ta có thể sống được 80 năm, những tảng đá Stonehenge đã tồn tại hàng ngàn năm, còn hệ Mặt Trời thì sẽ tồn tại đến hàng tỉ năm, mọi thứ đều có riêng cho nó một chiều dài về thời gian, và không gian cũng không ngoại lệ. Du hành vượt thời gian nghĩa là du hành qua chiều không gian thứ 4 này.
 
Làm rõ hơn vấn đề này, hãy tưởng tượng đến việc chúng ta lái xe hằng ngày. Lái theo đường thẳng là bạn đang lái theo 1 chiều, quẹo trái hay quẹo phải là bạn vừa có thêm chiều không gian thứ 2, lái lên đồi hay xuống dốc chính là chiều không gian thứ 3. Vậy là bạn đã được “du hành” trong không gian 3 chiều. Vậy làm thế nào để chúng ta du hành vượt thời gian trên Trái Đất? Làm sao để tìm ra con đường của chiều không gian thứ 4?
Như bạn thường thấy trong các bộ phim khoa học giả tưởng về du hành vượt thời gian, cỗ máy thời gian sẽ tạo ra một lối đi, một đường hầm xuyên qua chiều không gian thứ 4 để cho con người bước qua nó. Ý tưởng này không quá điên rồ, nhưng thực tế có thể sẽ rất khác so với những gì bạn thấy trên phim ảnh. Các nhà Vật lý học cũng đang suy nghĩ về các đường hầm thời gian này, nhưng họ nghĩ theo một góc độ khác.
Nhưng liệu cánh cổng dẫn đến tương lai hay quá khứ có thể tồn tại mà vẫn tuân theo các quy luật tự nhiên hay không? Chúng tôi nghĩ rằng câu trả lời là có. Thậm chí chúng tôi còn đặt cho nó một cái tên đó là hố sâu (Wormhole).
Sự thật là các hố sâu này tồn tại xung quanh chúng ta, chỉ có điều chúng quá nhỏ để ta có thể nhìn thấy được. Kích thước của hố sâu là cực kỳ nhỏ, chúng chỉ tồn tại trong những góc nhỏ và trong những khe hở, vết nứt của thời gian và không gian. Có thể bạn sẽ bắt đầu thấy khó hiểu nhưng khoan hãy bỏ đi vội.
Không có gì là hoàn toàn phẳng và đặc bên trong cả. Nếu bạn nhìn đủ gần sẽ thấy được mọi thứ đều có những lỗ nhỏ li ti và đầy các vết nhăn bên trong. Đây là một nguyên lý vật lý cơ bản, và nó cũng đúng với trường hợp của thởi gian. Ngay cả bề mặt của một hồ bơi cũng có những gợn sóng nhỏ li ti. Vì vậy, mọi thứ trong không gian 3 chiều của chúng ta đều có những khe hở, và bạn hãy tin tôi khi tôi nói rằng điều này cũng đúng đối với chiều không gian thứ 4. Thời gian cũng có những vết nứt và khe hở như những vật thể khác, và những vết nứt này có kích thước rất nhỏ.Bây giờ, hãy tưởng tượng chúng ta tự thu nhỏ xuống một tỷ lệ nhỏ nhất có thể, nhỏ hơn cả các hạt nguyên tử, chúng ta sẽ đến được một nơi gọi là bọt lượng tử. Đây là nơi mà các hố sâu có tồn tại. Tại đây, các đường hầm xuyên không gian và thời gian liên tục được sinh ra, tồn tại và biến mất, sau đó lại được sinh ra tiếp trong thế giới lượng tử này. Và chúng thật sự liên kết giữa 2 nơi khác nhau ở 2 thời điểm khác nhau. Nhưng một điều không may là các đường hầm thời gian thực này chỉ nhỏ bằng một phần ngàn/triệu/tỷ/nghìn tỷ centimét, quá nhỏ để con người có thể bước qua được; nhưng từ đây, khái niệm về cỗ máy thời gian sử dụng hố sâu từ từ hiện ra.
Một vài nhà khoa học nghĩ rằng ta có thể "bắt" một hố sâu, sau đó phóng lớn nó lên hàng tỷ lần, đủ lớn để con người có thể bước qua, hay thậm chí là cả một chiếc phi thuyền. Nếu có đủ nguồn năng lượng và trình độ khoa học kỹ thuật, có lẽ một hố sâu khổng lồ sẽ được xây dựng trong không gian. Tôi không nói điều đó có thể thành hiện thực, nhưng nếu có, đây sẽ là một thiết bị phi thường, với một đầu đường hầm mở ra đâu đó gần Trái Đất, và đầu kia sẽ mở ra ở một nơi rất xa hoặc một hành tinh xa xôi nào đó. Về lý thuyết mà nói, một đường hầm không gian (hoặc hố sâu) có thể làm nhiều hơn là chỉ đưa ra đến những hành tinh khác. Vì nếu cả hai đầu của đường hầm đều dẫn đến cùng một nơi nhưng khác biệt về thời gian, thì chiếc phi thuyền đi xuyên qua nó sẽ trở về quá khứ rất xa, và loài khủng long sẽ có dịp được chứng kiến sự xuất hiện của những con tàu không gian hiện đại.
 
Phương tiện nhanh nhất mà con người từng chế tạo là chiếc phi thuyền Apollo 10 với vận tốc tối đa 25.000 dặm/giờ. Nhưng để có thể du hành vượt thời gian, chúng ta cần phải bay nhanh hơn thế gấp 2.000 lần.
 
Bất cứ hình thức du hành nào trở về quá khứ bằng hố sâu hay bằng phương pháp khác là điều gần như không thể, nếu không thì những sự nghịch lý sẽ xảy ra. Đây quả là một tin đáng buồn cho những tay săn khủng long và các nhà Sử học. Nhưng câu chuyện vẫn chưa kết thúc ở đây, bạn vẫn còn một hướng khác để du hành, đó là tới tương lai.Bản thân tôi rất tin tưởng vào du hành vượt thời gian, nhất là du hành vào tương lai. Thời gian trôi đi giống như dòng chảy của một con suối mà trong đó, chúng ta bị cuốn theo một cách không ngừng nghỉ. Nhưng có một điều đặc biệt mà dòng chảy thời gian giống như dòng chảy của nước, đó là nó sẽ chảy đi với những vận tốc khác nhau ở những địa điểm khác nhau, và đây là chìa khóa để chúng ta đi đến tương lai.
 
Ý tưởng này lần đầu tiên được nghĩ tới bởi Albert Einstein cách đây hơm 100 năm. Ông ta nhận thấy rằng trong không gian, chắc chắn tồn tại những nơi mà tại đó, dòng chảy thời gian chạy chậm lại và cũng có những nơi mà tại đó thời gian sẽ chạy nhanh hơn. Và Einstein đã hoàn toàn đúng. Chứng cứ cho lý thuyết này nằm ở khoảng không ngay trên đầu của chúng ta. Hầu hết ai trong chúng ta cũng đều biết đến hệ thống định vị toàn cầu GPS (Global Positioning System), một mạng lưới các vệ tinh bay xung quanh Trái Đất có nhiệm vụ điều giúp con người điều hướng thông qua vệ tinh.Nhưng các vệ tinh này cũng cho thấy một điều nữa đó là thời gian trong vũ trụ chạy nhanh hơn là thời gian trên Trái Đất.
Trong mỗi chiếc phi thuyền phóng ra ngoài không gian đều có một đồng hồ hoạt động với độ chính xác cực cao, mặc dù vậy nhưng thật ra nó vẫn chạy nhanh hơn đồng hồ dưới Trái Đất 3/1.000.000.000 giây mỗi ngày. Và hệ thống luôn phải điều chỉnh sự thay đổi vô cùng nhỏ này, nếu không thì sự sai lệch tí hon đó sẽ gây ra rắc rối cho toàn bộ hệ thống, điển hình như việc làm cho các thiết bị GPS trên Trái Đất sai lệch 6 dặm mỗi ngày (hơn 9,6 km), một con số không hề nhỏ chút nào. Đồng hồ chạy nhanh cũng là thứ dễ nhận thấy trong trường hợp này. Càng đưa lên cao thì đồng hồ chạy càng nhanh. Lý giải cho hiệu ứng đặc biệt này đó là do khối lượng của Trái Đất chúng ta. Einstein nhận thấy vật thể nào càng nặng thì nó càng "kéo" thời gian chạy chậm lại. Chính điều này sẽ dẫn đắt chúng ta đến với khả năng du hành đến tương lai.
 
Ngay chính giữa dãy ngân hà Milky Way cách chúng ta 26.000 năm ánh sáng là vật thể nặng nhất trong dãyNgân Hà, nó là một hố đen siêu nặng chứa đựng bên trong nó một khối lượng bằng với 4 triệu Mặt Trời được nghiền nén lại thành một điểm duy nhất bởi chính trọng lượng của nó. Càng tiến gần đến hố đen này thì lực hấp dẫn càng mạnh. Chỉ cần tiến đến đủ gần thì ngay cả ánh sáng cũng không thể thoát ra được và bị hút vào hố đen đó luôn. Một hố đen dạng này có ảnh hưởng rất lớn đến dòng thời gian, nó có thể kéo thời gian chạy chậm lại nhiều hơn bất cứ vật thể nào trong vũ trụ có thể làm được. Và nhờ vậy mà nó đã trở thành một cỗ máy thời gian hết sức... tự nhiên.
 
Tôi cảm thấy thích thú khi nghĩ đến việc làm thế nào để một chiếc phi chuyền tận dụng hiện tượng này bằng cách bay vòng quanh nó để đi đến tương lai. Đối với người ngồi điều khiển tại trung tâm dưới Trái Đất, họ sẽ thấy phi thuyền phải mất 16 phút để bay vòng quanh hố đen này, nhưng đối với những phi hành gia can đảm đang ngồi bên trong chiếc phi thuyền gần hố đen đó, thì thời gian sẽ chạy chậm lại. Và hiệu ứng mà họ trải qua còn khắc nghiệt hơn cả lực hút của Trái Đất rất nhiều, thời gian của phi hành đoàn sẽ bị giảm xuồng còn phân nửa. Đối với mỗi 16 phút bay vòng quanh, thì thật sự họ chỉ trải qua có 8 phút mà thôi.Và nếu cứ tiếp tục bay vòng quanh liên tục như thế và "sống" bằng phân nửa thời gian của Trái Đất, thì rõ ràng là họ cùng với chiếc phi thuyền đang du hành vượt thời gian. Hãy tưởng tượng họ bay vòng quanh hố đen trong suốt 5 năm của họ, thì ở những nơi khác, thời gian trôi qua đã là 10 năm. Khi trở về Trái Đất, mọi người đều đã già đi 10 tuổi, trong khi họ chỉ già thêm có 5 năm. Vậy, hố đen siêu nặng đó chính là một cỗ máy thời gian, nhưng nó không mang tính thực tiễn cho lắm. Mặc dù hố đen dạng này có nhiều lợi thế hơn so với hố sâu do không tạo ra sự nghịch lý và cũng không bị phá hủy bởi hiện tượng phản hồi, nhưng nó lại rất nguy hiểm, nằm cách chúng ta rất xa và không thể đưa con người đến tương lai xa được.
 
Thật may mắn là chúng ta vẫn còn một cách nữa để đi đến tương lai, đây cũng là hy vọng sau cùng và là cách tốt nhất để xây dựng một cỗ máy thời gian thực thụ. Đó là bạn phải chạy (hay di chuyển) với tốc độ nhanh, cực kỳ nhanh. Nhanh hơn tốc độ cần thiết để không bị hút vào hố đen. Điều này là bởi một thực tế lạ lùng khác trong vũ trụ, đó là không một vật thể nào có thể đạt được vận tốc bằng với vận tốc của ánh sáng, còn gọi là vận tốc giới hạn (gần 300.000 km/giây).Đây là một trong những nguyên lý tốt nhất trong khoa học. Và cho dù bạn có tin hay không, thì việc di chuyển với tốc độ gần bằng vận tốc ánh sáng sẽ đưa bạn đi đến tương lai đấy.
 
Để giải thích cho điều này, bạn hãy tưởng tượng có một hệ thống vận chuyển mới giống như xe lửa cao tốc, có đường ray đặt vòng quanh Trái Đất. Và chúng ta sẽ dùng xe lửa siêu cao tốc này để đạt đến vận tốc càng gần vận tốc ánh sáng càng tốt và xem làm thế nào để nó trở thành cỗ xe máy vượt thời gian. Trên tàu là các hành khách cầm trên tay tấm vé 1 chiều đi đến tương lai không thể khứ hồi, đoàn tàu bắt đầu tăng tốc, càng lúc càng chạy nhanh, không lâu sau đó nó đã chạy xong một vòng quanh Trái Đất và cứ tiếp tục chạy vòng quanh như thế. Để đạt được vận tốc ánh sáng, đoàn tàu phải chạy đủ nhanh để có thể chạy vòng quanh Trái Đất 7 lần mỗi giây. Nhưng do dù đoàn tàu có nhiều năng lượng đến thế đi chăng nữa thì nó cũng không thể đạt được vận tốc mong muốn bởi vì các định luật về Vật lý đã ngăn cản nó.Như vậy đã rõ, nếu muốn du hành vượt thời gian, bạn chỉ cần di chuyển với tốc độ cực nhanh. Và điều mà con người từng làm tương tự đó là bay vào không gian. Phương tiện vận chuyển nhanh nhất mà loài người từng chế tạo đó là chiếc phi thuyền Apollo 10, nó đạt được vận tốc 40.000 km/h. Nhưng để du hành vượt thời gian thì bạn sẽ cần một phương tiện bay nhanh hơn chiếc Apollo 10 đến... 2.000 lần. Đó sẽ là một chiếc phi thuyền khổng lồ, đủ lớn để mang theo đủ nhiên liệu để vận hành cũng như tăng tốc đến gần vận tốc giới hạn.Và để đạt được vận tốc mong muốn, chiếc phi thuyền sẽ phải vận hành hết công suất trong suốt 6 năm liên tục. Thời gian đầu, phi thuyền sẽ tăng tốc chậm do kích thước quá đồ sộ của mình, nhưng sau đó tốc độ sẽ tăng dần và phi thuyền nhanh chóng đạt được những quãng đường lớn hơn. Tuần đầu tiên, nó sẽ tới được các hành tinh khác trong vũ trụ, sau 2 năm nó sẽ đạt được vận tốc bằng phân nửa vận tốc ánh sáng và lúc này sẽ đang ở rất xa hệ Mặt Trời. 2 năm tiếp theo, vận tốc lúc này đã là 90% vận tốc ánh sáng và cách Trái Đất 30 ngàn tỷ dặm. Và sau 4 năm bay trong vũ trụ như thế, chiếc phi thuyền sẽ bắt đầu du hành vượt thời gian. Lúc này, cứ mỗi 1 tiếng đồng hồ trên phi thuyền thì so với trên Trái Đất, 2 tiếng đã trôi qua, tương tự với tình huống bay vòng quanh hố đen siêu nặng. Bay tiếp 2 năm nữa, lúc này vận tốc của phi thuyền đã đạt tới 99% con số mong muốn và mỗi tiếng trên phi thuyền sẽ tương đương với 1 năm ở Trái Đất. Phi thuyền đã thật sự bay vào tương lai.
Ngoài ra, việc làm chậm thời gian còn có một lợi ích khác, theo lý thuyết, nó cho phép chúng ta có thể du hành tới những nơi rất xa chỉ với 1 đời người. Một chuyến du hành đến tận cùng của dãyNgân Hà chỉ mất có 80 năm. Nhìn chung lại, điều kỳ diệu nhất của chuyến du hành này đó là nó giúp hé lộ cho chúng ta biết rằng vũ trụ này thật kỳ lạ, nó là một vũ trụ mà dòng thời gian trôi đi với những tần suất khác nhau ở những nơi khác nhau, nơi mà các hố sâu tồn tại ngay xung quanh chúng ta. Và sau cùng, chúng ta có thể vận dụng những hiểu biết về Vật lý để trở thành những nhà du hành vượt thời gian qua chiều không gian thứ 4.
 
                                                                                               Khoahoc.com.vn
 

PHỤ LỤC 2

 
KẾT NỐI KHOA HỌC VÀ TÂM LINH

 

Giáo sư Trịnh Xuân Thuận rời Việt Nam năm 16 tuổi, sống và làm việc ở nước ngoài 45 năm qua. Là tiến sĩ ngành vật lý thiên văn, tốt nghiệp Đại học Princeton (Mỹ), ông trở thành một trong những nhà khoa học hàng đầu của thế giới về lĩnh vực nghiên cứu sự hình thành của các thiên hà. Ông đặc biệt nhắc đến cuộc gặp gỡ vào năm 1997 giữa ông với một thiền sư Tây Tạng là Matthieu Ricard. Matthieu là tiến sĩ sinh học người Pháp - đã từ bỏ tất cả để sống đời sống tu sĩ trong một thảo am hoang vắng trên dãy Hymalaya. Ông đã nói với Trịnh Xuân Thuận rằng: điều cốt yếu không chỉ là kiến thức thu thập từ bên ngoài, mà cần nhận thức về những gì tiềm ẩn “bên trong” mỗi người, để tự tìm lấy câu trả lời: Tại sao chúng ta sinh ra và ai cũng phải chết? Tại sao đau khổ? Tại sao yêu và tại sao ghét? Con người chưa bao giờ tách rời khỏi tổng thể và con người không thể nhân danh sự sống của mình để tiêu diệt bất cứ mạng sống của sinh vật nào quanh mình, vì tất cả có chung một nguồn cội thiêng liêng.
 
Trịnh Xuân Thuận, dưới góc độ khoa học, soi sáng điều Matthieu nêu trên qua những chứng cứ: “Tất cả chúng ta đều được sinh ra từ các sản phẩm Big Bang. Các nguyên tử Hydro và Heli chiếm 98% tổng khối lượng của vật chất thông thường trong vũ trụ đã được sinh ra trong 3 phút đầu tiên (sau vụ nổ Big Bang). Các nguyên tử Hydro của nước trong các đại dương hay trong các cơ thể sống đều xuất phát từ món soup nguyên thủy này”. Món soup đó là hiện thân ban đầu của người Mẹ - sự - sống, không phải bằng xương thịt và máu đỏ như bây giờ, mà là một chất loãng bềnh bồng, nóng và ươn ướt như sữa, đã phôi thai “những người con” gồm loài người chúng ta, cùng mọi loài vật khác như chim trời, cá nước, voi, ngựa, bướm ong, núi sông, đất đai và mây khói. Nhưng dần dần “những người con” đã lỡ quên đi nguồn gốc Mẹ ban đầu nên quay ra “ăn thịt” lẫn nhau.Từ điều ấy, ông kết luận: “Khoa học có thể hoạt động không cần tới tâm linh. Tâm linh có thể tồn tại không cần tới khoa học. Nhưng con người, để trở nên hoàn thiện, thì cần phải có cả hai”.
Lịch sử về  nguồn gốc của con người được trình bày qua 7 chương trong quyển NGUỒN GỐC của Trịnh Xuân Thuận.
        Chương I kể lại con người đã hình dung nguồn gốc của thế giới như thế nào qua các thời kỳ và các nền văn hóa, để đi đến lý thuyết Big Bang. Chương này cũng mô tả quá trình tạo ra món súp đầu tiên của Vũ trụ gồm các hạt cơ bản- những viên gạch của vật chất- xuất phát từ một chân không chứa đầy năng lượng như thế nào và bằng cách nào các hạt nhân Hydro và Hêli đầu tiên đã xuất hiện.
 
o   Để thoát khỏi sự cằn cỗi vô sinh, nó đã sáng tạo ra các thiên hà và các vì sao, lịch sử huy hoàng của quá trình đó được kể lại trong các Chương II và III. Các thiên hà, tập hợp hàng trăm tỉ ngôi sao, các khí và bụi được gắn kết bởi lực hấp dẫn, được bao quanh bởi những quầng có khối lượng lớn tạo thành từ vật chất tối mà bản chất của chúng chúng ta còn hoàn toàn chưa biết đó là những hệ sinh thái khổng lồ cho phép các đám mây Hydro và Hêli khởi nguồn từ Big Bang thoát khỏi quá trình lạnh đi liên tục do sự giãn nở của vũ trụ gây ra và co lại dưới tác động của lực hấp dẫn để tạo thành các vì sao. Những ngôi sao này lại tiếp tục đóng một vai trò cơ bản trong sự tiến hóa của vũ trụ. Chính chúng, nhờ lò phản ứng hạt nhân tuyệt diệu của mình, đã tạo ra các nguyên tố hóa học cần thiết cho sự sống. Các sao siêu mới, những cơn hấp hối bùng nổ của các ngôi sao nặng, đã gieo vào không gian trong các thiên hà các nguyên tố nặng, từ đó nảy mầm các thế hệ tương lai của các sao và các hành tinh.
 
o   Sự sáng tạo ra các hành tinh, được mô tả trong Chương IV, là giai đoạn cốt yếu tiếp sau. Một số trong các hành tinh đó có khả năng cung cấp môi trường thuận lợi cho sự sống- một bề mặt cứng, các đại dương nước lỏng và một khí quyển có khả năng bảo vệ- tất cả những thứ mà sự sống cần có để phát triển. Và tại một trong số những hành tinh quay xung quanh một ngôi sao được gọi là Mặt trời, ngôi sao ở gần ngoại vi của một thiên hà có tên Ngân hà, sự sống đã xuất hiện.
 
o   Bước chuyển phi thường từ cái vô sinh sang cái hữu sinh này sẽ được kể lại trong Chương V, từ khi một phân tử acid kỳ lạ có hình xoắn kép bước lên sân khấu cách đây 4 tỉ năm biết sinh sản bằng cách tự phân chia, cho tới trò chơi đột biến gien và chọn lọc tự nhiên, tạo ra sự đa dạng kỳ diệu của các sinh vật sống trên Trái đất.
 
o   Chương VI  mô tả một giai đoạn cơ bản khác trong lịch sử tiến hóa của Vũ trụ, đó là sự phát triển của não bộ con người và sự xuất hiện ý thức và tư duy trừu tượng từ khi sáng chế ra công cụ lao động đầu tiên, cách đây 2,5 triệu năm, cho tới những bước chân đầu tiên của con người lên Mặt trăng, năm 1969. Nhưng trí tuệ và ý thức như con dao hai lưỡi. Con người không chỉ có thể vượt qua lực hút của Trái đất để đi chinh phục không gian, không chỉ bắt đầu tìm kiếm những trí tuệ bên ngoài Trái đất, mà con người còn có khả năng trở thành một mối đe dọa đối với chính mình, đối với hành tinh của mình và đối với tất cả các loài sinh vật.
 
o   Chương VII  mô tả những vết thương mà con người đang gây ra cho hệ sinh thái của mình và tương lai u ám đang chờ đợi chúng ta nếu chúng ta không lấy cảm hứng từ bức tranh vũ trụ lộng lẫy được mô tả ở đây để phát triển trong bản thân mỗi chúng ta mối quan hệ phụ thuộc với người khác, tình cảm vị tha và tinh thần trách nhiệm toàn nhân loại.
 

                       (Trích Cái vô hạn trong lòng bàn tay – Trịnh Xuân Thuận.
                                       Phạm Văn Thiều và Ngô Vũ dịch)

VƯỢT QUA KHÔNG GIAN & THỜI GIAN

I.LẼ HẰNG SỐNG & KÝ ỨC THIÊNG LIÊNG
   A.LẼ HẰNG SỐNG LÀ GÌ ?
    B.CHỖ NHỚ NHIỆM MẦU CỦA CON NGƯỜI
C. KHẢ NĂNG CHỐI TỘI CỦA CON NGƯỜI
II.VƯỢT QUA KHÔNG GIAN & THỜI GIAN
    A.BA THỂ CỦA CON NGƯỜI THẬT SỰ
    B. VƯỢT KHÔNG GIAN & THỜI GIAN

 
 
I. LẼ HẰNG SỐNG & KÝ ỨC THIÊNG LIÊNG
 

A.   LẼ HẰNG SỐNG LÀ GÌ ?

 

Từ khi Đức-Chí-Tôn tạo lập ra càn khôn vũ-trụ nầy, với thời gian mọi sự việc đều biến thiên hết, không có một cái gì đứng yên trong một thể trạng duy nhất. Nhìn lên bầu trời kia chúng ta ngó thấy những vì tinh tú, ánh sáng mặt trời, quả đất nầy đây ngày đêm sáng tối đổi thay vị trí không lường.. Như thế sự sống là một lẽ biến dịch từ tạo thiên lập địa đến giờ, tại sao trong cửa đạo nầy lại nói đến một sự sống gọi là Hằng Sống? Sự Hằng Sống là sự sống không thay đổi có ở chỗ nào đâu? Dầu cho có thoát xác trở về nơi cõi Thiêng Liêng chăng nữa thì chơn linh kia cũng tấn hoá, nó cũng biến đổi với thời gian... Nhưng Sự sống của tánh linh con người gọi là ký ức thì không thay đổi. Nó chụp hình nó ghi lại, có như thế nào nó ghi lại như thế đó, nó tồn tại vĩnh viễn nên gọi là Hằng Sống.

 
Trong chơn thần chúng ta có ký ức thiêng liêng gọi là cái linh của Thượng-Đế đặt để nơi đó thì vũ-trụ kia nguyên hình của nó là một đại bộ phận cũng có cái linh lớn gọi là Chí Linh, thêm tiếng Đấng vào là để tỏ lòng tôn kính.. .Với yếu tố thời gian và sự sáng tạo khôn ngoan của tánh linh con người thì chính nhân loại tạo ra được tương lai của họ. Những hình ảnh bắt gặp trong cõi hư linh ở tương lai xa vời là do quả kiếp của con người định hành tàng ở tương lai gần của họ cộng với những sự sáng tạo trong khoảng thời gian sắp tới. Họ ý thức được lẽ Đạo và họ sống như thế nào đó thì tương lai kia sẽ vẽ ra những hình ảnh mà người tu đoạt pháp thấy đặng…Người nào quên mình vì sanh chúng làm phận sự đem lý Đạo cao siêu vào con đường Thiêng Liêng Hằng Sống, đem ánh sáng đó đặt để vào trong tâm não của con cái Đức Chí Tôn thì buổi chết gặt hái được kết quả lành là Thăng.
 
 

B.   CHỖ NHỚ NHIỆM MẦU CỦA CON NGƯỜI

 
…Tánh linh của đứa bé khiến nó lặp lại được những gì người ta đã dạy cho nó gọi là ngoan sáng tạo ra thêm nữa gọi là khôn. Sự hiểu biết của nó về quá khứ nối liền với hiện tại và tương lai tạo thành trí khôn ngoan. Trên dòng thời gian trí khôn ngoan ấy phát triển ngày càng rộng hơn, xa hơn, sâu vào trong thế giới khách quan và trong chơn thần của đứa bé có một chỗ nhớ rất mầu nhiệm, chỗ nhớ đó làm cho nó tiến bộ được...Và cả loài người cũng nhờ vào ký ức của chơn thần nên họ rất linh họat, nhạy bén, ghi nhận lại được những gì đã học hỏi trong quá khứ, lặp lại được và sáng tạo thêm khám phá thêm những điều mới mẽ cho sự sống. Trí khôn ấy do đâu mà có và khi thân xác nầy chết đi còn hay mất? Tại sao kẻ nói còn người nói mất? Vừa khi lọt lòng mẹ đứa hài nhi đã có tánh linh của nó, tánh linh ấy khiến cho nó biết bú giọt sữa đầu tiên để bảo tồn sự sống, tánh linh làm cho đứa trẻ khôn ngoan. Sự khôn ngoan ấy có được là do chỗ nhớ nhiệm mầu trong chơn thần của nó gọi là ký ức thiêng liêng.
 
Tánh linh ấy là gốc.
Trí khôn ngoan là ngọn.

 
Chỗ nhớ nhiệm mầu là cái Pháp, là bí pháp của Đức Chí Tôn. Vậy do đâu mà có tánh linh nầy? Chúng ta lại hỏi tiếp vậy ai đã sinh ra cái linh ấy trong những hạt bụi đầu tiên tạo thành vũ trụ nầy, cái gì đã làm cho có sự linh hiển trong sự sống của vạn vật? Lý trí con người phải dừng lại ở chỗ này và đồng công nhận rằng tự nhiên trong sự sống có cái linh ấy... Cái linh ấy hiện ra trong sự sống của vạn vật, nó không hiện ra ở chỗ Hư Vô và vì vậy người ta mới hiểu lầm, nói rằng vật chất sinh ra tinh thần.
 
YẾU T THI GIAN TRONG Ý THC CA CON NGƯI
Chúng ta tưởng tượng: lấy một sợi chỉ từ phía tay trái chúng ta kéo dài ra về phía tay phải,  ý niệm thời gian diễn ra như thế và ở trước mắt chúng ta lấy một ngón tay ấn vào một điểm, điểm đó làm cái mốc của thời gian. Điểm đó là khi vũ-trụ mới bắt đầu thành hình, phần thời gian tượng trưng bằng khúc chỉ ở bên tay trái là hư vô nghiã là không gian lúc ấy chưa có hình tướng, phần thời gian ở bên tay phải là sau khi vũ-trụ được tạo thành hình tướng gọi là hậu thiên.
Như vậy Hư Vô là Tiên Thiên, vũ-trụ đã thành hình gọi là Hậu Thiên. Trong sự sống của vạn vật đều có cái linh, cái linh đó tất cả mọi người đều cho rằng tự nhiên nó có như vậy. Vì vậy cho nên nếu tính về phương diện thời gian theo chiều dài của sợi chỉ thì cái linh kia đã có sẵn từ trong sự sống của hư vô. Có sẵn rồi, khi vũ trụ được thành hình chúng ta mới tìm thấy trong hình thể vạn vật có sẵn tánh linh. Nếu như trong hư vô kia không có cái linh thì vạn vật thành hình sẽ không có cái linh ấy. Chúng ta dùng phương diện duy lý tức là sự suy luận của trí óc con người để tìm hiểu về cái sống của Tạo Hóa đã định cho con người phải như thế đó. Như vậy, chính sự sống trong hư vô kia là nguồn gốc đầu tiên của cái linh trong vạn loại. Yếu lý mầu nhiệm của chơn pháp Đức Chí Tôn nó nằm ở chỗ này, còn những cái "gien" di truyền trong tế bào chẳng qua là cái Pháp để bảo tồn sự sống vạn linh, một phương pháp mà Chí Tôn đã dùng để chuyển sự khôn ngoan từ thế hệ này sang thế hệ khác mà thôi. Tới đây chúng ta đã rõ nguồn gốc về sự khôn ngoan của con người từ ở chỗ hư vô mà có. Sự sống ở chỗ hư vô ấy kéo dài ra trên dòng thời gian và hiện ra trong hình thể vạn loại, cả thảy vạn loại đều có nó không mất nên gọi là Hằng Sống và Thiêng Liêng bởi vì nó bắt nguồn từ chỗ Hư Vô.
 
Bây giờ tới câu hỏi sự khôn ngoan của con người sau khi thân xác này chết đi còn hay mất? Có hiểu được nguồn gốc của vũ-trụ mới hiểu được việc sanh tử của kiếp người. Cái linh trong sự sống của vạn loại có từ hư vô và chỗ của nó hiện ra là hậu thiên. Hậu Thiên là nơi để cái linh của Tạo Hóa thể hiện ra cho con người ngó thấy được... Mất hình thể hậu thiên thì con người không nhận diện được cái linh ấy bằng con mắt phàm tục cho nên mới có kẻ nói rằng chết là hết.Thực sự không phải vậy. Chết là hủy diệt cái hình thể vật chất này nhưng cái sống linh kia từ chỗ hư vô từ giai đoạn tiên thiên của nó chuyển sang và trải dài trên tất cả đời sống của mọi cơ cấu tổ chức hậu thiên trong vũ-trụ. Cái linh đó không mất bao giờ, cái lẽ Hằng Sống Thiêng Liêng là như thế đó.
Tóm lại trong một kiếp sanh tử của con người sau khi thân xác này chết còn lại được cái gì? Con đường Thiêng Liêng Hằng Sống chia ra làm hai đường: THĂNG& ĐA. Khi một người mất, thân xác họ bị hủy hoại chứ tánh linh của họ đã có từ trong hư vô cho đến giờ này, cái sống linh đó vẫn còn tồn tại mãi mãi. Mỗi con người là một đơn vị sống nhỏ.Cái linh nhỏ trong tinh thần của họ khi nào có đủ điều kiện hòa nhập vào trong cái linh lớn của càn khôn vũ-trụ thì gọi là đoạt Đạo, giải thoát hay là trở về được cùng với Đức Chí Tôn.
Lẽ Hằng Sống ấy tiếng nói dân gian gọi là Trời và trong đạo Cao Đài chúng ta gọi là Đức Chí Tôn hay Đấng Chí Linh, Đấng Tạo Hóa, Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế hay Đại Từ Phụ, Thầy…Tất cả những tiếng đó tuy khác nhau và có nhiều như vậy nhưng tựu trung chỉ một thực thể duy nhất là sự sống đầu tiên trong vũ-trụ đã biến hình ra vạn loại và tồn tại mãi mãi cho đến ngày hôm nay mà con người của chúng ta đây là một phần tử trong cái sống ấy.  Đức Chí Tôn mở Đạo là để đem liều thuốc cứu tử huờn sanh cho loài người đó vậy.
 

C.   KHẢ NĂNG CHỐI TỘI CỦA CON NGƯỜI

 
Đức Chí Tôn dạy rằng:" Con người còn có khả năng làm thêm được nhiều điều kỳ diệu hơn thế.Nhân loại còn tiến bộ hơn và phát minh sáng tạo ra thêm những điều mà trí tưởng tượng hôm nay chưa nghĩ ra tới nhưng làm gì thì làm tài hay giỏi thế mấy đi chăng nữa, có một chỗ mà Thầy định cho con người không thể đổi được đó là Ký ức Thiêng Liêng của chơn thần gọi là chỗ nhớ mầu nhiệm." Cái Pháp của Thầy khi định ra hình thể vạn linh Thầy đã định trong Chơn thần của con người có chỗ nhớ mầu nhiệm đó nghĩa là con đã làm gì thì con sẽ nhớ lại điều đó không thể nhớ một điều khác được.Nếu con xóa được ký ức này thì con chối tội được nhưng mà trong cái ngươn pháp của Thầy tạo dựng nên hình thể của con người Thầy đã định trong chơn thần cái linh, linh ấy là Thầy đặt trong cái sống nơi tâm hồn của con. Thầy buộc nó nhớ lại tất cả những gì nó đã làm, chỗ này là chỗ con không đổi được.
 
"Máy Trời vi diệu mà chơn linh của Thầy đã chiết ra đặt trong hình thể của con đây, nó sẽ ghi nhớ tất cả mọi việc con đã làm đã nghĩ thì chỗ này không thể thay đổi được.
 
"Loài người có thể tự lừa dối mình bằng cách cho rằng khi thân xác này chết đi thì không còn nhớ gì nữa hết, không có gì là tội đâu mà sợ nhưng chỗ ký ức này không có đổi được. Lẽ công bằng của Thầy đã định nếu làm được điều lành thì khi chơn thần hồi tưởng lại sẽ thấy niềm vui, còn đối nghịch lại khi con người làm một điều ác lúc chơn thần nhớ lại phải cảm thấy sự đau khổ. Không ai xử tội mấy con cả mà chính chơn linh mấy con, chính chơn thần của mấy con xét xử lấy mình. Thăng hay Đọa cũng là do chỗ nhớ mầu nhiệm này. Con người đã tự lừa dối mình cho rằng chết là hết nên mới dám làm nhiều điều tà vạy trước mặt Thầy. Con phải hiểu rằng nhơn loại đã đau khổ nhiều rồi duy chỉ có hành vi đạo đức mới có thể cứu chữa lại được mà thôi, phải gieo giống lành trong tinh thần của mấy con thì mấy con mới gặt hái được những kết quả lành chớ mấy con không thể nào xóa được ký ức tội lỗi của mình đã gây ra đâu. Các con có quyền năng sáng tạo làm thay đổi mặt đất này tạo cho con người những điều kiện sống phong phú nhưng mà trong Chơn Thần ký ức về điều lành, điều dữ,tất cả những gì đã làm đã nghĩ các con không thể nào xóa được.
Hai tiếng máy Trời mà Thầy đã nói là không đổi được do ở chỗ nhớ này. Mấy con phải biết sợ mà cẩn thận mình thì con đường tu mới có thể tinh tấn đặng."
"Đổi thử máy Trời coi có được 
Thì Ta đổi tội dữ ra lành."
Trên đây là lời cảnh cáo đối với con cái của Ngài trên toàn mặt địa cầu này .
Khi người tu đoạt Pháp thành công dầu cho xác phàm nầy có chôn vùi dưới lòng đất thì quyền năng của tư tưởng trong chơn thần mình vẫn tiếp tục làm công việc thúc đẩy cơ tấn hóa của nhân loại và đó là một vai trò cao cả thiêng liêng. Con đường Thiêng Liêng Hằng Sống ấy vẫn mở ra trước mắt chúng ta và đoạt thủ đặng hay không là do chính lòng thành khẩn và nghị lực của mình trong suốt kiếp sanh. (Theo Nguyễn Long Thành)
 
         
II.VƯỢT QUA KHÔNG GIAN & THỜI GIAN
 
Liệu du hành vượt thời gian có khả thi không? Liệu chúng ta có thể mở một cánh cổng dắt vào quá khứ hay tìm ra một đường tắt dẫn đến tương lai không? Chúng ta có thể dùng những quy luật tự nhiên để kiểm soát thời gian không?
Theo nhà vật lý học, vũ trụ học Stephen Hawking: “ nếu như con người chúng ta có thể sống được 100 năm, những tảng đá Stonehenge đã tồn tại hàng ngàn năm, còn hệ Mặt Trời thì sẽ tồn tại đến hàng tỉ năm, mọi thứ đều có riêng cho nó một chiều dài về thời gian, và không gian cũng không ngoại lệ. Du hành vượt thời gian nghĩa là du hành qua chiều không gian thứ 4 này… Phương tiện nhanh nhất mà con người từng chế tạo là chiếc phi thuyền Apollo 10 với vận tốc tối đa 25.000 dặm/giờ. Nhưng để có thể du hành vượt thời gian, chúng ta cần phải bay nhanh hơn thế gấp 2.000 lần.”
Đó là việc không thể thực hiện được. Nhưng con người còn có cách khác để du hành vượt thời gian vì cấu tạo con người thật sự có đến ba thể.
 
A.   BA THỂ CỦA CON NGƯỜI THẬT SỰ
 
Chúng ta biết rằng con người thật sự có ba thể:
o   Thể xác, xác phàm (đệ nhứt xác thân) bị hạn chế bởi không gian ba chiều.
o   Thể vía, Chơn thần, Pháp thân (đệ nhị xác thân): thể này do Đức Phật Mẫu là người Mẹ thiêng liêng ban cho. Thể này tạo bởi khí chất vô hình, mắt thường không nhìn thấy được.Thể này không bị hạn chế bởi không gian ba chiều.
o   Thể Chơn Linh, Linh hồn (đệ tam xác thân): thể này do Đức Thượng Đế là người Cha Thiêng liêng ban cho. Chính điểm Linh quang của Ngài chiết ra đã làm cho con người hiểu biết và khôn ngoan hơn con vật. Thể này tự do sinh hoạt trong không gian vô số chiều.
 
Chúng ta xét tới phàm nhơn. Đây là lớp áo ngoài cùng của chơn linh, là biểu lộ thấp nhất của nó, là biểu hiện hạn chế nhất và bất toàn nhất của chơn linh.
 
1.      PHÀM NHƠN
 
Xét theo vật liệu cấu tạo, ta có thể phân biệt chúng ra thành xác phàm (the gross body) và thể phách (the etheric double).Thể phách là bản sao chính xác từng hạt một của thể hữu hình và là môi trường thông qua đó có tác dụng mọi dòng điện và dòng sinh khí mà hoạt động của xác phàm tùy thuộc vào đó. Nó là “thể phách” vì nó được cấu tạo bằng “chất dĩ thái” (ether), nó là “nhị trùng thể” (double) vì nó là bản sao chính xác của xác phàm, có thể nói là cái bóng của xác phàm. Chính nhờ có thể phách thì sinh lực, tức Prāna mới chạy dọc theo các dây thần kinh của cơ thể, khiến cho các dây thần kinh đóng vai trò truyền dẫn lực vận động và sự nhạy cảm với các tác động bên ngoài.
Thể vật lý của con người bao gồm: xác phàm gồm vật chất ở thể đặc, thể lỏng và thể khí; còn thể phách bao gồm bốn lớp chất dĩ thái; chúng lồng vào các thành phần thể đặc, thể lỏng và thể khí của xác phàm.Xung quanh mỗi hạt của xác phàm đều có một lớp vỏ bọc bằng chất dĩ thái; do đó thể phách là một bản sao hoàn chỉnh của thể thô trược hơn. Thật quan trọng mà lưu ý rằng xác phàm và thể phách có chất lượng biến thiên cùng với nhau sao cho khi người tầm đạo cố ý hữu thức tẩy trược xác phàm của mình thì thể phách cũng nương theo đó mà tinh khiết theo. Phàm nhơn chính là kẻ xây nhà đích thực đối với cơ thể mình. Vậy thì việc tẩy trược cho xác phàm cốt ở quá trình tuyển lựa các hạt được phép cấu tạo nên nó; con người sẽ chỉ tiếp nhận dưới dạng thực phẩm những thành phần thanh khiết nhất mà y có thể nhận được và vứt bỏ thành phần không thanh khiết, thô trược. Thể phách chỉ bao gồm các chất dĩ thái thuộc cõi hồng trần và nếu nó có xuất ra khỏi xác phàm thì nó cũng không thể rời được cõi trần và không thể rời xa xác phàm.
 
2.      THỂ VÍA hay CHƠN THẦN ( THỂ DỤC VỌNG) 
 
Chúng ta đã nghiên cứu thể vật lý của con người ở bộ phận hữu hình lẫn bộ phận vô hình, và chúng ta hiểu được rằng con người – thực thể hữu thức sống động – trong ý thức “tỉnh táo” sinh hoạt trên cõi trần, chỉ có thể biểu lộ tri thức và phô trương quyền năng theo mức mà mình có thể biểu hiện được thông qua thể xác. Điều gì không thể đi qua nó thì cũng không thể biểu lộ trên trần thế vì vậy nó rất quan trọng đối với con người đang phát triển. Cũng giống như thế, khi con người đang hoạt động mà không có thể xác trong một cõi khác của vũ trụ (tức cõi trung giới) thì  có thể biểu hiện trên cõi đó tri thức và quyền năng của mình  theo mức độ mà thể vía khiến cho y có thể phô bày ra được.
Cõi trung giới (cõi Âm quang) là một cõi xác định trong vũ trụ, bao xung quanh và lồng vào cõi trần, nhưng sự quan sát bình thường của chúng ta không nhận thức được nó vì nó ở một cấp vật chất khác.
 
 Thể vía đặc biệt nhạy cảm với những ấn tượng của tư tưởng vì chất trung giới đáp ứng nhanh nhẹn hơn chất hồng trần đối với mọi xung lực xuất phát từ cõi trí tuệ. Bằng cách suy nghĩ cao thượng, chúng ta tẩy trược được thể vía. Hoạt động nội tâm này có một ảnh hưởng mãnh liệt đối với những tư tưởng bị thu hút vào thể vía từ bên ngoài; một thể vía mà chủ nhơn ông quen đáp ứng với những tư tưởng tà vạy đóng vai trò một nam châm thu hút những hình tư tưởng giống như thế ở xung quanh, còn một thể vía thanh khiết tác dụng như một năng lượng đẩy lui những tư tưởng tà vạy và thu hút về mình những hình tư tưởng bao gồm vật chất đồng khí tương cầu với nó.Nếu chúng ta nghiên cứu một người khi y thức và khi y ngủ thì chúng ta ắt biết một sự thay đổi rất đáng kể của thể vía; khi y đang thức thì các hoạt động của thể vía – những màu sắc biến đổi v.v. . . – đều biểu lộ ở trong và ngay xung quanh thể xác; nhưng khi y đang ngủ thì hai thể đã tách rời nhau, chúng ta thấy thể vật lý- xác phàm và thể phách – cùng  nằm  trên giường còn thể vía trôi nổi bồng bềnh  trong không khí bên trên hai thể này... Người ta sẽ biết rằng cho dù không có thể xác thì đời sống vẫn tích cực hơn do tư tưởng ít bị ràng buộc hơn nhiều nếu không có thể xác.
 
 
B.   VƯỢT KHÔNG GIAN & THỜI GIAN
 
Trong quyển Con đường Thiêng liêng Hằng sống, Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc đã giảng: Khi chúng ta qua khỏi Cửu Trùng Đài bước vào Cung Đạo, trực ngó lên trên thấy như đại hải mênh mông nhưng thật ra không phải đại hải mà là vòm trời của Càn khôn Vũ trụ. Càn khôn Vũ trụ bao la không thể gì tưởng tượng được. Một toà nhà nguy nga đồ sộ, thoạt ẩn thoạt hiện mập mờ, vừa ngó thấy ta muốn đến ngay. Vừa lúc đó, Pháp thân ta như có một sức mạnh hút đi, không đi mà đến, đến mau như đi bằng máy bay vậy. Đến rồi ngó thấy quần sanh nhơn loại muôn trùng, lớp đến lớp đi không biết bao nhiêu mà nói. Nhiều như vậy mà dường như không có tiếng động nào, thứ tự lớp lang có trật tự lắm. Nơi đó gọi là CUNG THÁNH, tức là Cung để các chơn hồn ra khỏi cảnh thiêng liêng đi tái kiếp và cũng là nơi tiếp rước các đẳng linh hồn sau khi tái kiếp trở về.
 
Trên đường đi đến Cung Hành Hoá, thiên hạ vắng vẻ ít ai. Bởi từ thử đến giờ muốn thành Tiên, muốn vị Phật, chẳng phải dễ gì đoạt. Con đường đi thật là huyền diệu, an nhàn làm sao. Ta vừa bước tới thì thấy trong mình thơi thới nhẹ nhàng. Cảnh nào cũng hữu tình. Hễ nói Tiên thì có Tiên. Ta thấy trên khuôn mặt họ hiện ra đủ khôn ngoan, hiền từ, đức tánh Thiêng liêng lộng lẩy, không còn một mảy may phàm cách. Có một điều họ vẫn giữ Thể pháp của họ cho dễ nhìn: như chúng ta gặp Bát Tiên y trong tượng vẽ, không thay đổi mấy để thiên hạ nhìn đặng... Không phải địa cầu này làm bạn với địa cầu này thôi mà nơi địa cầu khác họ cũng đến làm bạn.
 
….Khi chúng ta đứng giữa Bát Quái Đài, thấy ngôi vị đẳng cấp thiêng liêng, có Đức Chí Tôn ngự nơi Huỳnh Kim Khuyết, ngó xuống thấy cả Triều đình vô tận vô biên oai quyền trị thế. Nếu Chí Tôn cho vô thì chúng ta chẳng phải đi ngang qua cầu, chúng ta lên Bát Quái Đài bằng con đường khác hơn những kẻ đã đến. Những kẻ khác bị một cây cầu ngăn cách giữa Khổ hải và Bát Quái Đài. Cầu ấy buộc họ không thế gì đến được nên phải thối bước. Sự thối bước diễn trước mắt ta làm chúng ta không có người nào cầm được giọt lụy. Nếu được phép của Đức Chí Tôn cho vô Bát Quái Đài thì chúng ta chẳng phải đi ngang qua cầu như những người kia. Chúng ta muốn đến tức nhiên chúng ta sẽ đến.Chúng ta ở ngoài thấy Bát Quái Đài hào quang chiếu diệu, một nhà tám cửa. Khi chúng ta vô rồi chỉ còn Càn khôn Vũ trụ xung quanh chúng ta. Đài ấy vẫn xoay, xoay mãi và ta biết rằng đài ấy là Toà Tam Giáo Ngọc Hư Cung. Chúng ta không thấy cái trạng thái hình thể nó ra sao, khi chúng ta đến hào quang chiếu diệu xông lên làm như ngọn lửa vậy. Hào quang biến mất, kế đến thấy một cây CÂN CÔNG BÌNH hiện ra rồi từ từ cũng biến mất. Mình chẳng khác nào như khán giả đứng trước Đài coi cả kiếp sanh chúng ta từ trước, không điều gì sơ sót. Nơi này phải chăng trong kinh Phật gọi là MINH CẢNH ĐÀI. Trước mặt chúng ta, chúng ta thấy khi trước mình làm những việc gì, nay nó chiếu lại cho xem, chẳng khác gì xem chiếu bóng vậy. Cân công bình sẽ tuỳ theo nên, hư, tội, phước mà hiện ra cả thảy, quyết đoán một cách công bình không sai chút nào hết. Phải chăng đó là huyền bí của Toà thiêng liêng ấy. Vậy hành tàng đã có trước mắt, luật Tam Giáo chẳng hề sai chạy. Kiếp sanh đã làm gì, Đời hay Đạo, mặt luật Thiêng liêng không sót một điều.Chúng ta được dắt đến một Cung có một quyển sách Thiên Thơ để trước mặt ta. Dở ra xem thấy tên mình và kiếp sanh của mình đã làm gì thì nó hiện ra hết. Chúng ta tự xử chúng ta. Mình làm toà để xử mình hoặc mình phải đầu kiếp hay là đoạt đến địa vị nào, đứng ở mức nào thì cũng do mình định đoạt lấy.
Vị Chưởng Quản nơi Cung ấy theo tiếng phàm của chúng ta đặt tên là Nam Tào, Bắc Đẩu. Chính ta trị ta, không có ai định kiếp cho ta. Mạng căn kiếp số ta ta định , không có một hình luật nào buộc được chúng ta. Chúng ta có quyền tự do, quyền sở hữu định mạng căn cho ta vậy. Chúng ta nên tự tỉnh để sửa mình, tự sửa mình trước đặng ngày kia khỏi phải buộc tội mình nữa.
Cả mấy tỷ linh hồn làm sao kiểm soát hết? Chúng ta có thể chối tội được chăng? 
Nếu tưởng tượng nền Chính trị Càn Khôn Vũ trụ này, kể sanh mạng mỗi người không sót, chẳng phải dễ. Lấy quyền năng nào mà cầm quyền chính trị vĩ đại ấy đặng? Huyền vi bí mật ấy ở đâu? Cơ quan trị thế phải thế nào? Phải sửa chữa nó lại cho phù hợp với cơ quan chính trị của Càn khôn Vũ trụ, chừng ấy thiên hạ mới được thái bình. Tội, án đã có nơi Pháp thân của loài người, tức nhiên do chơn thần chúng ta ghi lại. Chúng ta muốn chối tội thì chối sao đặng, chính Chơn thần ta định cho ta. Các tội tình đều đưa ra trước mặt, từ Tiểu Hồi sanh tử biết bao nhiêu kiếp mới đoạt đến Đại Hồi!  Cả cái sinh hoạt, liên quan cả cái căn bản, cái quả kiếp v.v.. đều có ghi chép trong quyển Vô Tự Kinh. Chính ta định cho ta mà chối sao được, dầu muốn chối cũng không đặng vì chính Chơn thần ta định án cho ta, sợ hay chăng là ở chỗ đó. Ở thế gian, Ông Tòa trước khi định án còn có Trạng sư bào chữa.Nơi này, người ta để mình làm tòa tự xử lấy mình thì có ai binh mình? Không thể gì chối tội, cãi án đặng, nếu cãi đặng là qua chơn thần sao. Cái bí mật vô đối cầm quyền của Càn khôn Vũ trụ là như vậy.
Cõi Thiêng liêng Hằng sống không phải để rước những vị Chí Thánh mà thôi, thoảng chúng ta biết tự tu thân, giải oan nghiệt, tội chướng thì đoạt đặng chơn huệ tinh thần của chúng ta nơi cảnh Thiêng liêng vinh diệu kia.Khi chúng ta tưởng đến, các Đấng Thiêng liêng sẽ nghinh tiếp, mừng rỡ một cách nồng nàn như người thân và còn ứa luỵ nữa. Chưa thấy vị Đế Vương nào tại thế gian này mà hưởng được đặc ân ấy…”

 

 
KẾT LUẬN
Mỗi một giây phút trôi qua, thọ mạng con người sẽ ngắn dần. Nói đến thời gian tức là bàn về sự vô thường của cuộc đời. Sự suy nghiệm và luận bàn về thời gian không hoàn toàn thiên về chiều hướng triết lý suông mà nó còn góp phần tạo nên một nhận thức chân chính để từ đó xây dựng một nếp sống đúng đắn và ý nghĩa cho mỗi người.. Còn đối với những người luôn vùi mình trong kiếp sống phàm tục thì chỉ có NGHIỆP là người bạn đồng hành duy nhất của họ. Như bóng theo hình, nghiệp luôn nối gót chủ nhân ông đã tạo ra nó để hóa thân trong kiếp sống mới của chủ nhân.
 Khi thấu hiểu về bản chất của thời gian và ý thức được sự vô thường của cuộc sống, chúng ta sẽ hiểu được rằng mỗi khoảnh khắc hay mỗi hơi thở của đời mình thật quí báu biết bao. Không nên uổng phí những giây phút ngắn ngủi để đeo đuổi những ảo ảnh phù du mà biết trở về với chính mình để gạn lọc mọi nhiễm ô, để sống tỉnh thức và hướng thượng theo ánh sáng chân lý.
 
Nếu không có thời gian, thì sẽ không có sự sống, không có sự hình thành của trái đất. Đó là những thành quả của sự tiến hóa không ngừng của vạn vật, tức là những thành quả của thời gian.. Con người trầm luân trong vòng luân hồi do cái nghiệp của mình gây nên. Nhưng chính nhờ cái nghiệp đó, cùng với Phật tính, Thượng Đế tính sẵn có trong mình mà con người có thể, bằng cách kiên trì tu tập, giữ giới, làm công quả tạo phước để giảm nghiệp, và biết tu tâm dưỡng tánh để tự giải thoát ra khỏi vòng sinh tử.Thay vì lấy một thái độ thụ động trước vô thường, con người phải biết quán chiếu sự vô thường trong mọi sự, để không còn sợ hãi trước những biến chuyển trọng đại có thể xảy đến trong cuộc đời: sạt nghiệp, tình yêu tan vỡ, động đất, sóng thần, chiến tranh… Tất cả những điều đó có thể xảy ra bất cứ lúc nào, và người hiểu Đạo phải cố gắng tu tập để bình tỉnh đối phó.
Mỗi linh hồn có nhiều kiếp sống. Chúng ta nếu phải chết đi, sẽ lại đầu thai trong thể xác mới khác, không gì phải hoãng hốt, khiếp sợ. Tất cả chỉ là Pháp đang vận hành.Nhưng ít người dám thẳng nhìn sự thật như vậy. Người ta tìm đủ mọi cách để nuôi dưỡng ảo tưởng níu kéo lại được thời gian.Từ trái đào tiên trong vườn Kim mẫu cho tới lò luyện thuốc Tiên của Thái Thượng Lão quân, đã có bao nhiêu huyền thoại về những phương pháp màu nhiệm để con người được trường sinh bất tử.!...Tất cả chỉ là ảo tưởng!
Nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, con người thời nay dường như có nhiều thời gian hơn. Người ta đi lại nhanh hơn, thông tin nhanh hơn, làm việc nhanh hơn, ăn uống nhanh hơn, giải quyết công việc mau chóng hơn..
Đó là trên lý thuyết, nhưng trên thực tế, tại sao con người ngày càng sống vội vàng hơn, phù phiếm hơn, tinh thần căng thẳng và dễ cáu gắt hơn, giáo dục gia đình càng lỏng lẻo hơn? Tại sao càng thừa thời gian, người ta lại càng cảm thấy thiếu, cũng như càng kiếm nhiều tiền, người ta lại càng cảm thấy thiếu tiền? Hiện nay, tất cả thế giới đang hướng về xã hội công nghiệp và kinh tế tư bản (hay "kinh tế thị trường"), với hiệu quả kinh tế tối đa làm chủ đích... Và đương nhiên, stress trở thành căn bệnh của thời đại, với trăm chứng bệnh theo sau, như tăng huyết áp, nhức đầu, đau lưng, trĩ, táo bón, mất ngủ, đột quỵ,tâm thần... Người ta đã bắt đầu chấp nhận làm việc ít hơn, với tiền lương ít hơn, hay nghỉ hưu sớm hơn, với mong muốn bớt căng thẳng hơn . Không bị áp lực của thời gian, tức là sự thảnh thơi thần trí, rốt cục quí hơn vàng bạc. Nhiều người đã chối bỏ cuộc sống xô bồ của thành thị để trở về sống giữa thôn quê, theo nhịp sống của thiên nhiên. Người thì quay về với những phương pháp cổ truyền như Dưỡng Sinh, Thiền hay Thái Cực Quyền; người thì dùng thể thao, âm nhạc, nghệ thuật để tìm lại sự thăng bằng thần trí.Con người của thế kỷ 21 đang tìm một lối thoát ra khỏi áp lực của thời gian, bằng cách dùng thời gian một cách khôn khéo hơn, cho một hạnh phúc bền bỉ hơn.
 
Câu hỏi "Ý nghĩa của thời gian là gì?" không thể nào trả lời một cách đơn thuần, giản lược. Thời gian nằm ở trong mỗi vật thể của vũ trụ và trong sự sâu thẳm của tâm hồn.Thời gian có mặt trong mỗi phân tử, mỗi tế bào, mỗi giây thần kinh, mỗi suy tư, mỗi cảm xúc.Nghệ thuật sống có lẽ là nghệ thuật dùng thời gian, làm thế nào điều khiển được thời gian, mà không bị thời gian điều khiển. Và nếu không làm chủ được thời gian (vật lý), thì ít ra cũng không bị nô lệ bởi thời gian (tâm lý)... Điều quan trọng là ý thức được giá trị của thời gian,  không lãng phí thời giờ. Phải làm thế nào cho mỗi giây phút của đời sống thêm hữu ích và ý nghĩa vì được làm Người, thật không phải dễ.
Tất cả chúng ta khi bắt đầu hiểu được một điều gì đó về các thể vô hình đều có thể đặt mục đích nhất định của đời mình là phải làm cho kiếp sống của chúng ta tiến hóa theo chánh đạo. Chúng ta phải làm tròn mọi bổn phận hoàn hảo hết mức với năng lực tốt nhất và sự chú ý nghiêm chỉnh nhất. Nhưng chúng ta không bị ràng buộc vào kết quả làm việc; ngay khi đã hoàn thành nhiệm vụ thì tư tưởng của chúng ta sẽ được giải thoát để thăng hoa, vươn lên tới cõi cao và  bắt đầu thấy rõ những chuyện thương ghét, thành bại, khen chê…trong đời sống thế gian quả thật là vụn vặt, vô nghĩa . Bằng cách này thì người ta đã chinh phục được vật chất, thời gian và không gian, hàng rào ngăn cách của chúng không còn tồn tại đối với chơn linh đã tiến hóa.
 Việc vân du trong thể vía nhanh đến nỗi ta có thể nói hầu như đã chinh phục được không gian và thời gian. Khi  thăng lên cõi thiêng liêng hằng sống thì con người có một quyền năng khác: hễ  nghĩ tới nơi nào thì mình đã ở đó rồi, cứ nghĩ tới một người bạn nào thì người bạn đó đã  trước mắt mình rồi..Không gian, vật chất và thời gian mà ta quen biết nơi cõi hạ giới đã biến mất..Con người biết mình hiệp nhất với mọi tâm thức khác của các chúng sinh; y có thể suy nghĩ giống như họ suy nghĩ, cảm nhận như họ cảm nhận, hiểu biết như họ hiểu biết. Con người không còn chia rẽ với những người khác nữa mà thực chứng được Chơn  linhvốn là một trong vạn hữu và phóng năng lượng từ cõi hiệp nhất xuống. Hết kiếp này sang kiếp khác, hết thế kỷ này sang thế kỷ khác, hết thiên niên kỷ này sang thiên niên kỷ khác, cơ tiến hóa vẫn  xúc tiến và khi giúp cho nó tăng trưởng bằng nỗ lực hữu thức thì chúng ta đang làm việc hài hòa với ý chí của Thượng Đế.  

Như vậy, chúng ta thấy rằng theo luật tiến hóa, mọi điều ác cho dù nhất thời có thể mạnh đến đâu đi chăng nữa cũng dường như chất chứa nơi bản thân mầm mống để tự hủy diệt mình, còn mọi điều tốt đẹp đều hàm chứa nơi bản thân hạt giống bất tử.

MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN

I.KHÔNG GIAN THỰC CHẤT CÓ BAO NHIÊU CHIỀU?
II.THỜI GIAN ĐI TRONG KHÔNG GIAN ĐỂ LÀM GÌ ?
III.THỜI GIAN CÓ VÔ TẬN & VĨNH CỬU      
IV.LUẬN VỀ KHÔNG GIAN & THỜI GIAN
    Bài của Bà Bát-Nương Diêu-Trì-Cung
 
I.                  KHÔNG GIAN THỰC CHẤT CÓ BAO NHIÊU CHIỀU?
 
Không gian cong? Có thể, nhưng đó là với thế giới nhiều chiều hơn, còn với chúng ta, thế giới 3 chiều của chúng ta vẫn chỉ thẳng mà thôi.
Hãy tưởng tượng một tờ giấy với một đoạn thẳng vẽ trên đó, đó là một hình ảnh 2 chiều. Bây giờ hãy vẽ thêm vào đó một con người , chúng ta sẽ có một con người 2 chiều: không gian chỉ có hai chiều và đoạn thẳng trước mặt anh ta luôn luôn thẳng. Chúng ta có thể gấp tờ giấy lại và nói rằng nó cong nhưng với nhân vật của chúng ta thì nó luôn là một đoạn thẳng vì hiển nhiên khi chúng ta gấp tờ giấy lại là chúng ta đã cho nó một chiều không gian thứ ba nhưng một con người hai chiều thì chỉ biết có hai chiều mà thôi nên không thể biết đến chiều cong thứ ba này. Chúng ta cũng vậy, chúng ta làm sao nhận thấy sự cong của không gian vì nó đã thuộc về một chiều không gian khác mà con người không cảm nhận được.
 
GIỚI THIỆU TÓM TẮT CỦA KHÔNG-THỜI GIAN:
Einstein qua lý thuyết tương đối cho rằng không gian, chẳng hạn - các phòng bạn đang ngồi trong, và thời gian, những phút mà đánh dấu đi vào xem của bạn, là tất cả các phần của một thực thể vật lý, các không-thời gian. Không-thời gian có bốn chiều, khoảng tương ứng với tây-đông, bắc-nam, lên xuống. Chúng tôi có thể  lái xe từ đông sang tây, từ bắc tới nam, và đi lên đi xuống núi. Chúng ta không thể di chuyển trong không gian mà không cần di chuyển qua thời gian!
 Không-thời gian thường được cho là lịch sử của toàn vũ trụ, chứa mọi "sự kiện" đã từng xảy ra. Thời gian-tức là mỗi điểm trên đường-thế giới của một con người nói chung được cho là một thực thể đại diện cho một sự kiện tuần tự trong cuộc đời của cá nhân, từ khi sinh ra cho đến chết. 
Description: image003 
Trong vật lýkhông-thời gian là bất kỳ mô hình toán học kết hợp không gian và thời gian vào một liên tục . Không-thời gian thường diễn giải được không gian ba chiềuvà thời gian đóng vai trò của một chiều thứ tư
Theo nhận thức của Euclide, vũ trụ có ba kích thước của không gian và  một kích thước của thời gian. Bằng cách kết hợp không gian và thời gian, các nhà vật lý có ý nghĩa đơn giản hóa một số lượng lớn các lý thuyết vật lý , cũng như mô tả một cách thống nhất hơn nữa các hoạt động của vũ trụ.
Trong cơ học cổ điển , sử dụng không gian Euclide thay vì không-thời gian là thích hợp, như thời gian được coi là phổ quát và liên tục, được độc lập với tình trạng chuyển động của các quan sát viên.Tuy nhiên, trong  hoàn cảnh tương đối,  thời gian không thể được ngăn cách với ba chiều của không gian, bởi vì tỷ lệ quan sát được tại đó thời gian trôi qua cho một đối tượng phụ thuộc vào đối tượng vận tốc tương đối so với người quan sát và vào sức mạnh của cường độ trường hấp dẫn, có thể làm chậm thời gian qua.
 
II.               THỜI GIAN ĐI TRONG KHÔNG GIAN ĐỂ LÀM GÌ ?
VŨ TRỤ CHÍNH LÀ KHÔNG GIAN & THỜI GIAN
 
Trong cơ học cổ điển của Galilée (đầu thế kỉ XVII), và vật lí học cổ điển của Iesac Newton, (đầu thế kỉ XVIII): Không gian và thời gian là bất di bất dịch, là tuyệt đối.
Theo Newton: Khối lượng và năng lượng tồn tại như hai khái niệm khác nhau. Đó là một quan niệm thống trị suốt mấy trăm năm. Theo Newton, năng lượng của một quả đại đại bác đang nằm yên sẽ bằng không.
 Theo thuyết tương đối của Einstein thì hàm lượng năng lượng của quả đạn này rất lớn. “Thuyết tương đối hẹp” làm thay đổi cả lí thuyết về không gian và thời gian. “Thuyết tương đối hẹp” đã dẫn đến những hiệu quả đáng kinh ngạc. Theo đó, không gian và thời gian không còn là những khái niệm có ý nghĩa thống nhất vạn năng nữa mà phụ thuộc vào trạng thái của người quan sát. Khối lượng cũng không còn mang ý nghĩa thống nhất vạn năng và bất biến, khối lượng có thể biến đổi thành năng lượng và ngược lại.
 
Thuyết Tương đối hẹp áp dụng cho các tình huống đặc biệt, có tốc độ tương đương với tốc độ ánh sáng. Chỉ có ở những quá trình biến đổi hạt nhân nguyên tử, diễn ra với sự tham gia của lực tương tác mạnh, tốc độ của các hạt cơ bản và các hạt nhân nguyên tử. Chẳng hạn, một cái thước khi nó chuyển động càng nhanh thì càng co ngắn lại; vật thể chuyển động càng nhanh thì càng nặng thêm.
Con tàu vũ trụ chuyển động càng nhanh thì thời gian càng chậm lại. Einstein đã tính toán và kết luận: “Tốc độ ánh sáng là không đổi, gần bằng 300000km/giây, bất kể ta chuyển động về phía nguồn sáng hay ngược lại.
 
Albert Einstein suy ra hệ thức: E = mc2, trong đó:
E là năng lượng,
m là khối lượng,
c là tốc độ ánh sáng (bằng 300000 km/s).
 Mối quan hệ năng lượng – khối lượng suy ra từ công thức E=mc2 của các nhà vật lí nguyên tử đã tính được sức công phá của bom nguyên tử hay bom khinh khí và năng lượng phát ra từ lò phản ứng nguyên tử, công suất của các nhà máy điện nguyên tử. Nó là một hệ thức xuyên qua suốt cả tòa nhà vật lí hiện đại, ngược về tận điểm ban đầu, vụ nổ Big Bang cách ta 20 tỉ năm, hoặc giải thích những quá trình tổng hợp hạt nhân trong các vì sao; và năng lượng mặt trời giúp trái đất có sự sống là năng lượng được sản sinh nhờ quá trình tương tác mạnh. Tóm lại:
-         Thế giới của Newton có bốn chiều : ba chiều để tả không gian, và một chiều là thời gian: Với định luật "vạn vật hấp dẫn" (gravitation universelle), Newton mở ra cho khoa học một kỷ nguyên mới, một hệ thống cơ khí mà trong đó mỗi chuyển động trong không gian đều phải tuân theo định luật một cách chính xác, từ một trái táo tới một ngôi sao. Cơ khí của Newton dựa lên giả thuyết có một không gian độc nhất, cùng tính chất khắp nơi, và một thời gian tuyệt đối, độc nhất..
Thời gian của Einstein tùy thuộc vào hệ quy chiếu được chọn, có tính tương đối:
Einstein không đặt vấn đề thời gian như một điều tiên nghiệm, nhưng lưu ý tới khoảng thời gian đo giữa hai sự kiện, bởi những quan sát viên ở những hệ quy chiếu (référentiels) khác nhau. Ông cho thấy rằng những khoảng thời gian đó khác nhau.
Trong thuyết tương đối hẹp của Einstein, thời gian gắn liền với hệ quy chiếu, nhưng còn thuộc vào hệ thống bốn chiều, cùng với không gian, để miêu tả sự chuyển động.Trong thuyết tương đối tổng quát thì lại khác hẳn. Không gian-thời gian trở thành bản chất của vũ trụ, bị ảnh hưởng bởi luật hấp dẫn. Vũ trụ không phải chỉ ở trong không gian và thời gian, mà chính là không gian và thời gian. Thời gian là một phần tử của vũ trụ, nó thuộc vào cấu trúc của vũ trụ.
JULES LAGNEAU cho rằng không gian và thời gian không thể tách rời nhau được, trừ khi bằng cách trừu tượng hóa. "Không gian và thời gian là sự chuyển động được trừu tượng hóa". Nhưng nếu không gian và thời gian đều là bằng chứng của sự tùy thuộc của ta vào sự vật, thì cũng có những sự khác biệt giữa hai khái niệm này : "Không gian là dấu hiệu  quyền lực của ta. Thời gian là dấu hiệu sự bất lực của ta".
Đến đây, chúng ta có thể hiểu thời gian là một phần tử của vũ trụ. Thời gian đi trong không gian để vũ trụ hoạt động.Thời gian được xem như một nguồn lực tạo nên sự tiến hóa của muôn vật trong thế giới bao la này.
III.           THỜI GIAN CÓ VÔ TẬN & VĨNH CỬU
Cho đến nay, người ta chỉ biết Thời gian có một chiều duy nhất: đó là từ quá khứ đến hiện tại và tương lai. Do sự vận động không ngừng của thế giới vật chất từ vi mô đến vĩ mô, và kể cả trong ý thức, nhận thức mà trạng thái và vị trí (xét theo quan điểm động lực học) của các vật không ngừng thay đổi, biến đổi. Chúng không thể trở về với trạng thái hay vị trí trước đó được. Thời gian có vô tận như ta vẫn thường nói không? Nếu không thì điểm đầu và điểm cuối của nó là đâu? Chúng ta sẽ làm gì với những hiểu biết đó? Nói một cách dễ hiểu, thời gian là cái cho ta biết sự A và sự B , cái nào xảy ra trước cái nào. Một cách tổng quát hơn, nó là đại lượng cho biết sự diễn biến của các quá trình, về thứ tự và mức độ của chúng. Thời gian chỉ trôi theo một chiều duy nhất và những gì nối tiếp nhau trong cái chiều đó chúng ta gọi là quan hệ nhân – quả. Vậy thời gian có điểm bắt đầu và kết thúc hay không.
Trước hết ta thấy thời gian không hề vô hạn trong quá khứ, nó ra đời vào lúc vũ trụ ra đời (BIGBANG). Thời gian bắt đầu từ Big Bang, nó không vô hạn trong quá khứ mà nó bắt đầu trước khi chúng ta ra đời khoảng 15 - 20tỷ năm…Vậy nó có điểm kết thúc hay không? Phải chăng thời gian sẽ kết thúc cùng với sự chấm hết của không gian, tức là của vũ trụ? Nhưng liệu vũ trụ có chấm hết hay không và nó sẽ kết thúc ra sao?
Vũ trụ bắt đầu bằng một vụ nổ lớn và từ đó kích thước của nó cứ tăng dần và không gian chúng ta biết tới cũng tăng không ngừng... Vậy thì sự dãn nở phụ thuộc vào cái gì?  Đó chính là hằng số Hubble. Nó cho chúng ta biết chính xác về quá trình tăng tốc của sự giãn nở để đưa ra được kết luận chính xác bằng một phép tính ngược đơn giản. 
Nếu vũ trụ là đóng, chúng ta sẽ biết đến sự kết thức thời gian tại một thời điểm kết thúc đưa tất cả trở về với ZERO.Còn nếu vũ trụ là mở hay phẳng thì sao? Vũ trụ sẽ giãn nở mãi mãi, vậy thời gian là vô hạn?
Đến nay có thể khẳng định chúng ta đang sống trong một vũ trụ mở (Opened Univers) do những quan sát gần đây nhất đã cho thấy rằng vũ trụ đang giãn nở với gia tốc rất mạnh… Vậy, liệu có một điểm kết thúc của thời gian không?                               ( trích trong “Bàn về vũ trụ học hiện đại”)
Thời gian có thể nào ngừng lại và kết thúc ? Thời gian không thể nào ngừng lại được, vì một lý do giản dị là thời gian không đi, cũng không bao giờ chảy.Trong một cuốn sách mới ra, tựa đề "Ngày mà thời gian ngừng lại", giáo sư Jean Bernard đưa ra một giả thuyết hoàn toàn tưởng tượng : vào một giờ phút nào đó, thời gian bỗng nhiên ngừng lại, gây nên muôn vàn xáo trộn trong xã hội... Thật ra, đó chỉ có thể là kim đồng hồ ngừng lại, hoặc là thời gian ngừng lại cho một số sinh hoạt thôi, chứ không thể nào tất cả thời gian trong vũ trụ ngừng lại được. Bởi vì nếu thời gian ngừng lại sẽ không còn gì hết, sẽ là tận thế. Hơn nữa, sẽ không còn ai để mà nhận định được đó là tận thế !
Trước đây người ta đã tin rằng nếu mọi vật biến mất khỏi thế giới thì vẫn còn lại không gian và thời gian; nhưng theo lý thuyết tương đối, không gian và thời gian cũng sẽ biến mất theo cùng mọi vật”.  Khởi đi từ lý thuyết tương đối rộng mà Einstein đưa ra độ năm 1915-1916 , cho tới nay đã được các nhà vật lý hiện đại tin tưởng tuyệt đối ! Để rồi từ đó đã dẫn đến lý thuyết vũ trụ Big Bang, cho tới nay Big Bang được xem như chân lý hình thành vũ trụ …
Giáo sư Stephen W.Hawking phát biểu:Không thành vấn đề Nó được tạo ra cùng Big Bang. Đó là không gian và thời gian được tạo dựng. Trong ý nghĩa đó thời gian có khởi đầu , không gian cũng có khởi đầu.
 Sau đây là bài viết của giáo sư S.W.Hawking (năm 1996): Trong bài viết này, tôi muốn thảo luận về thời gian, có hay không có một khởi đầu và cũng như vậy với sự kết thúc của thời gian. Tất cả các bằng chứng dường như chỉ ra rằng, vũ trụ không tồn tại mãi mãi mà có một khởi đầu, khoảng 15 tỉ năm trước đây. Đây có thể là khám phá đáng chú ý nhất của vũ trụ học hiện đại. Điều này đã được thừa nhận rộng rãi. Nhưng chúng ta còn chưa biết, liệu vũ trụ sẽ có một kết thúc hay không. Nhưng vũ trụ có đi đến đoạn kết của nó thì cũng không dưới 20 tỉ năm nữa…
Thang thời gian của vũ trụ là rất lớn so với đời người. Do đó, sẽ không mấy ngạc nhiên khi mãi gần đây, vũ trụ vẫn được cho là tĩnh, và không thay đổi theo thời gian. Nói cách khác, điều này phải là hiển nhiên, rằng xã hội đang tiến triển dựa trên văn hóa và công nghệ. Điều này chỉ ra rằng, “pha” hiện tại của lịch sử loài người không thể có trước vài ngàn năm được. Mặc khác, chúng ta sẽ còn được thử thách nhiều nữa. Do đó, rất tự nhiên để tin rằng loài người và cả vũ trụ, có một khởi đầu từ trước đây rất lâu. Rất nhiều người cảm thấy không vui với ý tưởng vũ trụ có một khởi đầu, vì điều này dường như ám chỉ đến sự tồn tại của một thế lực siêu nhiên nào đó đã tạo nên vũ trụ. Họ hài lòng với niềm tin vũ trụ và loài người tồn tại mãi mãi... Tuy nhiên, tình hình sẽ rất khác khi nhận ra rằng vũ trụ thì không tĩnh mà đang dãn nở. Các thiên hà đang chuyển động ra xa nhau rất nhanh.
·         Chú thích: Dải Ngân hà của chúng ta chỉ là một trong số nhiều tỉ thiên hà trong vũ trụ.. .
Khi những sự kiện trước Vụ nổ lớn không để lại những hệ quả quan sát, chúng ta có thể cắt bỏ nó ra khỏi lý thuyết, và nói rằng thời gian bắt đầu từ Vụ nổ lớn. Vụ nổ lớn là một sự bắt đầu tất yếu quy định bởi các định luật động lực học đang điều hành vũ trụ. Do đó, nó là bản chất của vũ trụ chứ không phải nhờ vào một tác động nào đó từ bên ngoài
Để thảo luận về các quan sát trong vũ trụ, thật hữu ích nếu vẽ ra một giãn đồ sự kiện trong không gian và thời gian, với thời gian là trục đứng và không gian là mặt ngang (phần không gian vuông góc với trục thời gian. Để miêu tả chính xác giãn đồ này, thật sự cần một khung mẫu bốn chiều. Tuy nhiên, do giới hạn của trang giấy này, chúng ta có thể tạm biểu diễn chúng trong một mặt hai chiều. Do đó, chỉ có thể vẽ ra đây một hướng không gian.
Khi chúng ta nhìn vào vũ trụ, chúng ta đang nhìn ngược trở lại quá khứ, vì ánh sáng phải mất một khoảng thời gian để đi từ các thiên thể đến chúng ta tại thời điểm hiện tại. Điều này có nghĩa, các sự kiện mà chúng ta quan sát thấy nằm trên nón ánh sáng quá khứ của chúng ta.
-Đỉnh nón là vị trí của chúng ta ở thời điểm hiện tại. Khi đi ngược thời gian trên giản đồ, nón ánh sáng càng mở rộng và do đó, diện tích của nó sẽ tăng lên.
-Tuy nhiên, nếu có đủ vật chất trong nón ánh sáng quá khứ của chúng ta, nó sẽ bẻ cong các tia sáng hướng vào nhau. Điều này dẫn đến, khi bạn lần ngược trở lại quá khứ, diện tích của nón ánh sáng sẽ tiến đến cực đại, và sau đó bắt đầu giảm dần.
Điểm gặp nhau của nón ánh sáng trong quá khứ là dấu hiệu cho thấy vũ trụ đã từng ở bên trong chân trời của nó, giống như phép nghịch đảo thời gian của lỗ đen. Nếu chúng ta có thể xác định có đủ vật chất trong vũ trụ, để làm hội tụ nón ánh sáng, chúng ta có thể áp dụng định lý kì dị để chỉ ra rằng thời gian phải có bắt đầu.
Mô phỏng 2D của một nón ánh sáng. Trục thẳng đứng là thời gian, hướng đi lên là tương lai, hướng đi xuống là quá khứ. Siêu mặt nằm ngang là không gian. Người quan sát ở đỉnh nón (gốc tọa độ). (Ảnh: Wikipedia.com)
 
Theo Neils Bohr, “… thời gian và không gian chỉ có ý nghĩa trong sự khảo sát”Đã đến lúc các nhà vật lý phải nhận chân được rằng không gian và thời gian không phải bất biến mà liên hệ đến tình trạng chuyển động của quan sát viên.
 Nhà khoa học gia Mỹ , David Allan thuộc viện tiêu chuẩn và kỹ thuật quốc gia Hoa Kỳ đã phát biểu : “Đồng hồ là một dụng cụ rất hạn chế. Thực ra , không có quá khứ hay tương lai : Quá khứ chỉ là một ý niệm nhớ lại. Tương lai chỉ là một ý niệm chờ mong. Chiếc đồng hồ chỉ báo cho ta khoảnh khắc hiện tại. Đúng không ? Ta làm gì thấy quá khứ hay tương lai trên mặt đồng hồ.”
 Không có loài người thì liệu không gian và thời gian mà chúng ta cảm thụ … và hiện đang cảm thụ có hiện hữu hay không ?
 Với Phật giáo thì câu trả lời là không. Theo Phật giáo … giả như nếu vì một lý do gì đó loài người biến mất trên trái đất này, cái vũ trụ mà các nhà khoa học đang bàn cãi do tiếng nổ nguyên thủy Big bang cũng không còn hiện hữu.
Triết gia và là giám mục Anh giáo George Berkeley nói rằng : “Mọi đối tượng vật chất và cả không gian lẫn thời gian chỉ là ảo ảnh.”
 
IV.           LUẬN VỀ KHÔNG GIAN & THỜI GIAN
 
Bài của Bà Bát-Nương Diêu-Trì-Cung
 
“ Trong  Càn-Khôn vũ-trụ, ngẫng mặt lên là Trời, cuối mặt xuống là đất, muôn ngàn hình tướng luôn luôn xoay chuyển. Cả thế-giới hữu-vi cho đến mọi hành tàng bí-ẩn, thảy thảy đều xuôi chiều thuận nẽo, thưởng phạt công-bình. Xem như vậy, quyền tạo đoan đã nên chí công chí chánh. Ngược lại, dòng văn sử của cơ tạo hình đặt tướng, cả thời-gian đi lại trong cõi không-gian thử hỏi bóng hình bao nả?
Kể từ hổn độn chưa khai cho đến khi Càn-Khôn hiện thể, khí Hư-Vô phân lọc Lưỡng-Nghi, tỏa ra Tứ-Tượng định hình Bát-Quái, tạo khí Ngũ-Hành mà nên Nhựt-Nguyệt tinh cầu cùng các tầng Thiên, đặng giữ lấy mức điều-hòa âm thinh sắc tướng trong cõi bao la trùng điệp của khí vĩnh-sanh, rồi từ đó nét công-bình phải nên giữ lẽ. Bóng thiều-quang, làn sanh khí, nhựt du dạ hành, chẳng một mảy lông không bẩm thọ âm-dương đào tạo. Công thưởng tội trừng, chuyển chuyển luân luân vận hồi tấn-hóa để tạo nên bầu bác-ái công minh.
Đó là thời gian chuyển vận trong không gian đó vậy.
Không gian nâng đỡ thời gian, thời gian điều-độ không gian. Không gian nhờ thời gian mà biến thể điều-hòa, thời gian nhờ không gian mà giữ mực công-bình. Cả cơ thể Tạo-Đoan đi trong khuôn viên Bác-ái, lấy điều-hòa giữ lẽ thương yêu, gìn công-chánh đưa đường tấn-hóa. Nơi không trung bao la thiên tượng tại thế gian đầy dãy địa hình, có có không không, đi đi lại lại, mất còn còn mất, thảy thảy uy-linh, nhìn lại quyền năng Tạo-Hóa đã đáng công-phu.
Vậy thì Vũ-trụ Càn-khôn đứng trong điều hòa, giữ lẽ hằng sanh tấn-hóa mãi mãi không ngừng, ấy là Đạo hướng về nẽo vũ-trụ quan mà tạo nên Chơn-Lý. Cả cơ thể hữu-vi biến chuyển không ngừng, tạo thành cơ tấn-hóa, ấy là thế định trong lẽ Nhân-sinh-quan mà đi cùng Chơn-Lý.
Định lại rõ hơn, ĐẠO là điều-hòa, tức không gian nâng đỡ; THẾ là công-bình, tức thời gian chuyển vận. Thời gian nhờ không gian mới an vững, không gian do thời gian tạo bình hòa.
Nói chung, thời gian và không gian là bốn phương, trên, dưới. Không gian vô hình ở dưới, đi tại trong chuyển ra ngoài. Thời gian hữu tướng đứng trên, hiện từ ngoài đến trong. Không gian chuyển từ không ra sắc, thời gian biến từ sắc đến không. Ấy là huyền-vi của Đấng Chí-Tôn đã để đó vậy.
Từ hổn-độn sơ khai, hình bóng chỉ là Chơn-Như chi khí. Sau tiếng nổ, phân tách lưỡng- nghi, Phật-Mẫu tạo nên sắc tướng hữu-vi tức là Càn-Khôn vũ-trụ hữu-hình. Từ ấy, thời gian xuất hiện.
 " Trong không gian lẫn-lộn bóng thời gian để làm gì?
" Vậy thì cõi vô hình tức là không gian, ấy là Đạo đó vậy. Trong không gian có lẫn-lộn thời gian, tức là Thế nằm trong Đạo chớ có gì đâu. Vậy thì Thế ở trong Đạo để làm gì? Có phải chăng là để cho thời gian trau giồi mà mở cơ tấn hóa đó không?
Bây giờ nói về Đạo pháp thì thời gian nảy sanh từ khí Lưỡng-Nghi phân tánh, tức nhiên là cơ Tạo-Đoan phát điển hành tàng. Vậy thì thời gian lẫn-lộn trong không gian, tức là bóng với hình. Khí ngũ-hành là cơ-thể tạo nên hữu-vi sắc tướng, lấy kim, mộc, thủy, hỏa, thổ mà tạo nên trường công-quả cho không gian.
Bây giờ đến câu hỏi: Lẫn-lộn thế nào?
Trong Thế có Đạo, trong Đạo có Thế, thời gian tỏa bóng ấy không gian; không gian tạo hình là thời gian, tức nhiên là Thế-Đạo cùng Thiên-Đạo đó.
Thiên-Đạo phải do nơi Thế-Đạo làm hạ tầng cơ sở, còn Thế-Đạo phải nhờ Thiên-Đạo làm thượng tầng đoạt vị, đôi đàng phải nương nhau. Vậy thì thời gian do không gian chế ngự, không gian do thời gian mà biến hóa.

Lẫn-lộn rồi đến đâu? Ấy là điều mà mấy em hằng biết, tức là cơ siêu-việt tấn-hóa mà tạo nên Hư-Vô thanh khí, tức là cơ Tạo-Đoan tấn hóa đến chỗ tận thiện, tận mỹ vậy.