Thứ Tư, 30 tháng 9, 2015

Công dụng của Củ Cải Trắng để chữa bệnh

Công dụng của Củ Cải Trắng để chữa bệnh.
Thân gửi anh Đỗ Đức Ngọc,
Xin cho tôi gọi “anh” vì anh là đồng môn CVA.
Những điều lành anh gieo cho mọi người sẽ làm tăng tuổi thọ , từng thời kỳ, mãi mãi.
Xin anh cho biết ý kiến về những điều một số người cho rằng:
-Phụ nữ không nên ăn củ cải trắng, vì sẽ bị huyết trắng
-Trái su su có thể làm mất máu
Tôi không tin như thế, nhưng xin lương y cho biết đông y quan niệm về những thứ này như thế nào, kể cả mặt tốt cũng như xấu.
Cám ơn anh.
Đức
Trả lời :
Thân gửi Anh Đức và các bạn đồng môn CVA,
Củ cải trắng đông y gọi là La Bặc.
Xin các anh để ý, khi đông y phân tích một vị thuốc theo tính dược thì chú ý đến gốc là Tính-Khí-Vị của nó đi vào kinh nào để thầy thuốc giỏi dùng để chữa vào gốc bệnh theo chức năng tạng phủ ngũ hành.
Còn những thầy bán thuốc hoặc những người không biết cách chữa gốc thì chỉ xem công dụng của nó để chữa ngọn, hễ thấy có ghi đến bệnh của mình thì mình dùng, nên có khi phản tác dụng hoặc trên toa ghi chữa nhiều bệnh có vẻ mâu thuẫn nên nghi ngờ thuốc đông y.
Dưới đây là phân tích đối chiếu nghiên cứu của khoa học hiện đại theo tây y, và kinh nghiệm của đông y :
A-Phân tích theo tây y :
* Thành phần hóa học :
+ Trong Lai Phục Tử có : Erucic acid, Oleic acid, Linolenic acid, Linoleic acid, Glycéol sinapate, Raphanin ( Trung Dược Học).
+ Củ tươi chứa Glucose, Pentosan, Adenin, Arginin, Histidin, Cholin, Trigonellin, Diastase, Glucosidase, Oxydase catalase, Allyl isothiocyanat, Oxalic acid, Vitamin A,B, C.
Tác dụng dược lý :*Tác dụng kháng khuẩn : Chất Raphanin trong Lai phục tử có tác dụng ức chế đối với Staphylococus aureus, Streptococus pneumoniae và E.Coli.
*Tác dụng chống nấm : Nước sắc Lai phục tử, ngâm kiệt, có tác dụng ức chế nhiều loại nấm gây bệnh ngoài da.
*Thành phần có tác dụng kháng khuẩn là Bạc tử tố ( Raphanin), in vỉto, thuốc trộn lẫn với ngoại độc tố vi khuẩn, thuốc có tác dụng rõ rệt. Nếu Raphanin hòa loãng 1:2000 có thể trung hòa 5 liều chíù tử của độc tố Tetanos ( uốn ván). Nếu pha loãng 1:500 thuốc có thể trung hòa 4 liều chí tử của độc tố bạch hầu.
*Nước chiết xuất của Lai phục tử có tác dụng hạ áp từ từ mà rõ rệt và kéo dài.
B-Phân tích theo kinh nghiệm đông y :
Tính-vị :
Do có nhiều loại ở nhiều địa phương khác nhau, củ cải trắng có vị cay, nhưng có nơi tíng của nó nóng nhiều hay nóng ít, nên mỗi bản thảo là kinh nghiệm của các thời điểm các thầy thuốc nghiên cứu kiểm nghiệm lại đưa ra ý kiến hơi khác nhau)
+Tính ôn, vị cay (Trấn Nam Bản Thảo).
+Vị cay, tính nhiệt ( Ngọc Thư Bản Thảo).
+Vị cay, ngọt, tính bình ( Trung Dược Học).
+Vị ngọt, cay, tính bình (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Quy kinh :
Quy kinh là công dụng của thuốc đối với lục phủ ngũ tạng có quy luật về vị và khí như sau :
Vị có công dụng dẫn thuốc vào tạng phủ phù hợp như :
  • vị ngọt vào Tỳ,
  • vị cay vào phế,
  • vị mặn vào thận,
  • vị chua vào gan,
  • vị đắng vào tim
Còn Khí thì cũng đúng loại khí phù hợp với tạng phủ như :
  • khí phong vào gan,
  • khí hỏa vào tim,
  • khí thấp vào tỳ,
  • khí táo vào phế,
  • khí hàn vào thận.
Còn về Tính của thuốc chia làm hai loại :
Loại theo nhiệt độ gồm nóng là nhiệt hay lạnh là hàn, không nóng không lạnh gọi là bình hayôn..
Loại theo bát pháp là Thăng, giáng, thu, liễm, hãn, thổ, hạ, hòa.
Món ăn thuốc uống đó làm khí huyết thăng lên đầu (thăng) hay đưa khí huyết xuống chân (giáng), hay làm tiêu mất đi (tiêu, khu, trục, chỉ, trấn, thác, hóa), hay cẩm giữ lại (thu liễm), hay làm cho xuất mồ hôi (hãn), hay làm cho ói (thổ), hay làm cho đi tiêu chảy (hạ), hay có tính bổ thông (gọi là hòa, lợi, thông, khoan, kiện ).
Do đó khi đông y nói thuốc có công dụng vào kinh Phế Tỳ chẳng hạn thì có nghĩa thuốc đó vừa có vị cay, ngọt. Những thầy thuốc giỏi cần biết tính khí vị để biết chữa vào gốc bệnh.
Vậy Củ Cải Trắng chữa vào những kinh mạch tạng phủ này :
+Vào kinh Phế, Tỳ ( Trấn Nam Bản Thảo).
+Vào kinh Tỳ, Vị ( Dược Phẩm Hóa Nghiã).
+Vào kinh Phế, Vị, Tỳ ( Trung Dược Học).
+Vào kinh Phế, Tỳ (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Tác dụng của tính-khí-vị dùng cho thầy giỏi :
+Thổ phong đờm, tiêu thủng độc (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).có nghĩa là làm ói ra đờm, làm tiêu mất phù thủng
+Hạ khí, định suyễn, trừ đờm, tiêu thực, trừ đầy trướng, lợi đại tiểu tiện, chỉ khí thống (Bản Thảo Cương Mục).
+Dùng sống có tác dụng thổ phong đờm, khoan hung cách, thác sang chẩn. Dùng chín có tác dụng hạ khí, tiêu đờm, công kiên tích, lỵ ( Y Lâm Soạn Yếu Thám Nguyên).
+Hạ khí, yên suyễn, hóa đờm, tiêu thực (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Chủ Trị dùng cho thầy bán thuốcvà những người tìm loại thuốc ghi chữa đúng vào bệnh của mình, nhưng không rõ tính-khí-vị của thuốc :
Thí dụ như muốn chữa bệnh đau bụng hay bệnh suyễn mà không biết mình đau bụnh lạnh tiêu chảy hay đau bụng do táo bón, hoặc suyễn do nhiệt hay do hàn…Nếu chỉ nhìn vào toa công dụng của thuốc sẽ dùng sai.
Tại sao Củ cải lại chữa được suyễn hàn, vì theo vị cay, thuốc vào kinh tạng phế, củ cải có tính nhiệt làm ấm phổi do hàn đàm làm ra suyễn…
Trị ngực đầy vì nó có tính vừa hạ (đi cầu) vừa lợi (làm thông)…
+Trị hạ lợi hậu trọng (lỵ) lở ngứa, ban sởi (Bản Thảo Cương Mục).
+Trị ngực đầy, bụng trướng, khí trệ gây đau, lỵ, ho suyễn có đờm (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Liều dùng : 6-10g sắc nước hoặc sao, tán thành bột.
Kiêng kỵ :
Bệnh huyết trắng là loại bệnh do khí hư không giữ được khí huyết trong người, củ cải làm hao khí thêm thì huyết trắng ra nhiều hơn.
Như vậy khi dùng thuốc đông y thầy phải biết đến tính-khí-vị, và nếu cần phải bắt buộc dùng thì lại cần biết cách phối hợp làm tăng điểm mạnh, làm giảm tác dụng phụ, nên 1 toa thuốc phối hợp gọi là quân thần tá sứ.
+ Khí hư : cẩn thận khi dùng ( Trung Dược Học).
+ Người hư yếu, cơ thể thuộc loại chân khí hư: không nên dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Lai phục tử làm hao khí, vì vậy người vốn khí bị hư, không có thực tích, đờm trệ: không nên dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Đơn thuốc kinh nghiệm đã có kết qủa :
+ Trị phản vị, ế cách : La bặc, tẩm mật, chưng, nghiền nát, ăn (Phổ Tế phương).
+ Trị trẻ nho ho suyễn, thở khò khè: La bặc tử, Ma hoàng, Đăng tâm thảo, Tạo giáp tử, Cam thảo. Tán bột, mỗi lần dùng 4g ( La Bặc Tử Tán – Chứng Trị Chuẩn Thằng).
+ Trị phế quản viêm mạn, ho, khó thở, đờm nhiều: La bặc tử (sao) 10g, Tô tử (sao) 10g, Bạch giới tử (sao) 3g. tán nhuyễn, cho vào túi vải, sắc với 500ml nước còn 200ml, chia làm 3 lần uống (Tam Tử Dưỡng Thân Thang – Hàn Thị Y Thông).
+ Trị mùa đông cóng lạnh, bị mọc nhọt sưng đau chưa vỡ: Lấy 1 củ Cải, cắt ngang, cho vào lửa nướng chín, cắt bỏ chỗ cháy đen, sát vào chỗ đau, nguội thì thay miếng khác, làm như vậy vài ba lần thì khỏi (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Trị táo bón nơi người lớn tuổi : La bặc tử, cho nhỏ lửa, sao vàng, 30-40g, uống với nước ấm, ngày 2-3 lần. Dương-Kiện đã dùng trị 32 cas trên 60 tuổi, kết quả sau khi uống thuốc dưới 12 giờ thì đi tiêu 20 cas, từ 12-24 giờ đi ngoài : 9 cas, trên 24 giờ vẫn chưa đi tiêu được : 3 cas, tỉ lệ kết quả : 90,6% (Trùng Khánh Y Dược Tạp Chí 1986, 6:46).
+Trị huyết áp cao :
  • Dùng liều trung bình (6-10g/ ngày) cho bệnh nhân uống. Theo dõi 467 cas huyết áp cao: có kết quả 86,94%, kết quả rõ rệt : 49,8%, triệu chứng lâm sàng có cải thiện : 92% (Lai Minh, Thông Tin Nghiên Cứu Y Học 1986, 6:185).
  • Lấy La bặc tử sắc nước cô đặc, nấùu thành cao, chế thành viên, mỗi lần uống 5 viên (tương đương 30g thuốc sống), ngày uống 3 lần, trị trong 1 tháng. Đã dùng cho 179 cas huyết áp cao giai đoạn I, kết quả đạt 90% (Lưu-Kế-Tang, Trung Tây Y Kết Hợp Tạp Chí 1986, 2:110).
+ Trị rối loạn tiêu hóa, thực tích, bụng đầy, miệng hôi, táo bón: La bặc tử (sao) 10g, Chỉ xác 6g, Tiêu thần khúc 12g, sắc nước uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị kiết ly cấp: Lai phục tử 12g, Tỏi 4g, giã nát, uống với nước nóng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+Trị phế quản viêm mạn, ho, khó thở, đờm nhiều:
  • La bặc tử (sao), Tô tử (sao), đều 10g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
  • La bặc tử (sao), Hạnh nhân đều 10g, Cam thảo (sống) 6g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tham khảo :
+ “La bặc căn, để sống thì có vị cay, tính hàn, nấu chín thì vị ngọt, tính bình. Củ nó ăn sống được, lá nó nên nấu chín. La bặc căn có tác dụng ức chế được chất độc của bột mì và đậu phụ. Kiêng dùng La bặc tử chung với Hà thủ ô và Địa hoàng. Nếu ăn chung thì râu tóc chóng bạc. La bặc tử tiêu được thức ăn ngũ cốc, trừ đờm tích, chận cơn ho, giải tiêu khát. Giã vắt lấy nước cốt, mài với mực tàu cho vào họng ăn ngăn được thổ huyết, hạ huyết rất nhanh. Sách ‘Bản Thảo Diễn Nghĩa’ ghi : Để tán khí thì dùng với Sinh khương, để hạ khí xuống thì dùng La bặc. Tuy nhiên, nấu nước uống nhiều thì sẽ bị đình lại ở chấn thủy, gây ra chứng dật ẩm vì La bặc tử nhiều vị ngọt mà ít cay. Ông Chu Đan Khê nói : La bặc trị đờm có công dụng xuyên tường đổ vách, người hư yếu uống vào thì hơi khí bị ngắn, khó thở ” (Dược Phẩm Vậng Yếu).
+ “La bặc tử trị đờm có công dụng xuyên tường đổ vách” (Bản Thảo Diễn Nghĩa Bổ Di).
+ “La bặc tử có tác dụng thông ứ, lợi khí. Để sống thì năng thăng lên, chín thì có tác dụng giáng xuống. Thăng thì làm thổ phong đờm, tán phong hàn, phát sang chẩn. Giáng thì làm yên cơm suyễn, ho, làm yên chứng lỵ, chận đau bên trong (Bản Thảo Cương Mục).
+ “La bặc tử, vô luận là sống hoặc sao đều có thể thuận khí, khai uất, tiêu trừ trướng mãn, là laọi thuốc hóa khí chứ không phải phá khí. Phàm thuốc lý khí, uống độc vị và uống lâu thì tổn thương khí, còn La bặc tử, sao chín, tán thành bột, sau mỗi bữa ăn uống 1 ít để tiêu thực, thuận khí thì không tổn thương khí, vì thuốc giúp ăn nhiều hơn, phần khí được bổ dưỡng” (Y Học Trung Trung Tham Tây Lục).
+ “Thuốc nên sao lên để cho vào thuốc thang vì dùng sống dễ gây buồn nôn” (Trung Dược Học).
+ “Thường sơn gây nôn đờm sốt rét; Qua đế gây nôn đờm nhiệt, Ô phụ tiêm gây nôn đờm thấp; La bặc tử gây nôn đờm khí; Lê lô gây nôn đờn phong, dùng đúng sở trường của mỗi vị thì rất hiệu nghiệm” (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ “Lai bặc tử dùng sống, dùng sao, tác dụng hoàn toàn khác nhau. Dùng sống có thể thăng hoặc tán; dùng sao có thể giáng, có thể tiêu. Lai bặc tử tục gọi là La bặc, hàm lượng nhiều nước, ăn sống thì thăng khí, ăn chín thì giáng khí, tiêu thực, khón trung, hóa đờm, tán ứ. Rau cải củ gọi là Lai bac anh, có thể cầm được tiêu chảy lâu ngày. Lai bặc tử có thể làm giảm bớt sức bổ của vị Nhân sâm và Thục địa. Nếu uống những loại thuốc bổ có Nhân sâm , Thục địa, nên kiêng cây Củ cải và cả hạt nữa” (Đông Dược Học Thiết Yếu).
*Bài thuốc ‘Cốt Chất Tăng Sinh Hoàn’ (La bặc tử, Thục địa, Kê huyết đằng, Nhục thung dung, Dâm dương hoắc, Cốt toái bổ) có tác dụng kháng viêm rõ. Trong bài thuốc, thành phần kháng viêm là Thục địa, Nhục thung dung và La bặc tử. Bài thuốc có tác dụng hưng phấn hệ thống tuyến yên, vỏ thượng thận, đó là cơ sở của tác dụng kháng viêm (Trung Dược Học).
———
Củ Su Su không có trong danh mục thuốc, và chưa có sự nghiên cứu nào của khoa học, nên tôi không thể cung cấp tính-khí-vị cho anh được, xin anh thông cảm nhé.
Thân
doducngoc
------------------------------------------------------------------

Một số món ăn - bài thuốc từ củ cải

Củ cải khôg chỉ là món ăn ngon mà còn là vị thuốc quý.
Để chữa hen, có thể lấy củ cải trắng sao giòn, tán nhỏ, ngào với đường mía rồi làm thành viên bằng hạt ngô, cho vào lọ đậy kín. Mỗi lần lên cơn hen, uống 40-50 viên với nước ấm.
Theo Đông y, củ cải tươi sống có vị cay, tính mát, khí đi lên; củ cải đã nấu chín vị ngọt, tính bình, khí đi xuống. Loại rau này có thể chữa được nhiều bệnh về hô hấp (ho, đau tức ngực, mất tiếng, ho ra máu), tiêu hóa (đau vùng thượng vị, ợ chua, nôn, khó tiêu, táo bón, trĩ), tiết niệu (tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu đục, có sỏi) và các bệnh tiểu đường, huyết áp cao...
Ngoài ra, củ cải còn có công dụng hoạt huyết, chỉ huyết (chữa nôn ra máu, chảy máu cam, tiêu, tiểu ra máu...), trừ sỏi mật và giải một số tình trạng ngộ độc như: hơi khói than, rượu, cà, hàn the...
Sau đây là một số món ăn - bài thuốc theo Đông y và kinh nghiệm dân gian.
Lao phổi, ho, đau tức ngực, ho ra máu: Dùng 2-3 củ cải giã lấy nước, thêm ít muối để uống.
Cũng có thể lấy củ cải, sinh địa, ngó sen, lê mỗi thứ 1 kg, mạch môn 500 g, gừng 500 g. Tất cả để tươi, nấu sôi trong 30 phút rồi vắt lấy nước, nấu lại lần hai, lấy 2 nước nhập lại, cô thành cao lỏng. Cho thêm các vị a giao, đường phèn, mật ong mỗi thứ 500 g, nấu thành cao đặc, đổ vào lọ. Ngày uống hai lần sáng và chiều, mỗi lần 2 thìa canh. Dùng với nước ấm hoặc ngậm nuốt.
Viêm họng, khí quản cấp tính: Củ cải 500-1.000 g, quả trám 250 g, sắc uống.
Ngạt vì khói than: Lấy nước cốt củ cải hoặc nước ép lá củ cải đổ vào miệng.
Lao phổi ra máu: Củ cải 300 g nấu với 400 ml nước lấy 100 ml, bỏ bã. Thêm 9-10 g phèn chua, 150 g mật ong, quấy đều, đun lên. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 50 ml lúc bụng đói.
Đau đầu do cao huyết áp: Nước củ cải tươi uống lạnh.
Hoặc: Dùng nước củ cải tươi 150-200 ml trộn với nước sắc của các vị sau: sinh địa tươi 12 g, thiên ma 6 g, câu đằng 6 g, trân châu 15 g, táo nhân 10 g. Uống ngày 2 lần sáng và chiều, kèm theo xông hoặc uống 20 ml nước củ cải tươi.
Cước, đau chân nhiều do di chuyển: Củ cải 1 kg nấu lấy nước ngâm chân, đồng thời tẩm ướt khăn bằng nước củ cải nóng, xoa đắp chỗ đau. Cũng có thể lấy 1 kg củ cải phơi sấy khô, tán bột, xoa chân trước khi đi tất hoặc rắc vào trong giày, tất.
Tiểu đường: Củ cải tươi 200 g (gọt vỏ, thái sợi), gạo tẻ 50 g, gạo nếp 50 g, nấu thành cháo, ăn nóng, ngày hai lần. Mỗi liệu trình 3-5 ngày liền.
Bí tiểu, đau tức do nhiệt tích bàng quang: Củ cải tươi 200 g, hành tây 100 g, gạo tẻ 50 g, gia vị vừa đủ, nấu thành cháo. Dùng ngày hai lần vào lúc đói.
Rối loạn tiêu hóa (đau bụng, nôn, tiêu chảy, mệt lả): Củ cải 150 g, cà rốt 150 g, xương sườn lợn 200 g (chặt khúc ngắn), gia vị. Ninh nhừ xương trước với muối, cho hai thứ vào sau, ninh tiếp. Ăn kèm rau cải cúc đã hấp chín (trước khi ăn cơm).
Kiết lỵ, cấm khẩu: Lấy mấy củ cải trắng ép lấy nước, thêm một ly nước, đem sắc hòa với ít đường để uống.
Chữa tiểu ít, tiểu đục, có sỏi: Dùng một trong các cách như ép nước củ cải tươi, sắc củ cải tươi để uống, lấy củ cải khô tán bột (trước đó có tẩm mật sao nhiều lần hoặc không tẩm mật) uống hoặc làm hoàn. Khi uống cho thêm ít muối.
Tiêu cơm, tan đờm: Củ cải trắng 250 g, thịt lợn nạc 100 g, bột gạo hoặc mì 250 g, gừng, hành, muối, dầu vừa đủ. Củ cải thái chỉ, xào tái cùng thịt lợn (thái sợi), trộn làm nhân bánh. Làm chín bánh bằng cách hấp hoặc rán.
Ho nhiều, suy nhược: Củ cải trắng 1 kg, lê 1 kg, gừng tươi 250 g, sữa 250 g. Lê gọt vỏ, bỏ hạt, củ cải và gừng tươi rửa sạch, thái nhỏ, mỗi thứ vắt nước, để riêng. Cô nước củ cải, lê đến khi đặc dính rồi thì cho nước gừng, sữa, mật ong vào quấy đều, đun sôi lại. Khi nguội, cho vào lọ đậy kín. Mỗi lần dùng một thìa canh pha vào nước nóng để uống. Ngày hai lần.
Chữa lưng đau gối mỏi, dễ yếu mệt ở người già: Chim cút hai con, củ cải 200 g, dầu, gừng gia vị vừa đủ. Chim cút làm sạch, chặt thành miếng vuông cạnh 2 cm. Củ cải thái miếng dài 4cm rộng 2cm. Rán thịt chim đổi màu mới cho củ cải vào xào, rồi cho gia vị, thêm ít nước vào nấu cho đến khi chín.
Trừ đàm tích, giúp tiêu hóa tốt: Ăn dưa cải củ muối. Thường dùng vào mùa thu đông, lúc trời hanh gây khô cổ, dễ bị ho, hoặc dùng khi có đờm, ăn khó tiêu (nhất là khi ăn món nhiều thịt mỡ). Nên ăn khi dưa củ cải còn trắng dòn.
BS Phó Đức ThuầnSức Khỏe & Đời Sống
----------------------------------------------------
1. Chữa ho, viêm họng

Củ cải tính hàn, có công dụng trong việc trị ho, tốt cho phổi, đặc biệt là vào mùa đông, một số người thường xuất hiện nhiều đờm khô, gây khó chịu cho phổi. Hãy ăn một chút củ cải sẽ có hiệu quả tốt.
Trong củ cải hàm chứa một lượng chất cay nhất định. Ngoài ra, củ cải còn có chức năng trợ giúp đối với những người bị tắc mũi, đau họng do cảm trong mùa đông, có thể dùng củ cải để giải quyết những vấn đề nhức đầu này.

2. Ung thư

Củ cải là một trong số thực phẩm tốt nhất, thành phần dinh dưỡng, hàm chứa phong phú vitamin B và nhiều loại khoáng chất, trong đó hàm lượng vitamin C rất cao. Củ cải còn có tác dụng chống vi rút, chống ung thư. 
Trong củ cài hàm chứa dầu cải vàglycosid, có thể phát huy tác dụng đối với nhiều loại chất xúc tác, hình thành nên thành phần chống ung thư có vị cay cay. Vì vậy, củ cải càng cay, thành phần này càng nhiều, khả năng chống ung thư cũng càng tốt.

Công dụng tuyệt vời của củ cải trắng 
3. Giữ cho cơ thể đủ nước

Với hàm lượng nước cao và rất nhiều vitamin C cũng như phốt pho và kẽm, củ cải đường là một thực phẩm bổ dưỡng cho các mô và có thể giúp cho cơ thể giữ nước, tăng sức khỏe cho làn da.

4. Phòng tránh thiếu máu

Củ cải đường có vitamin B12 tự nhiên và giúp thúc đẩy sự hấp thu sắt, tham gia vào việc tổng hợp hemoglobin, do đó lượng oxy hemoglobin tăng cao giúp bồi bổ thể lực, phòng ngừa thiếu máu.

5. Hỗ trợ tiêu hóa

Cũng giống như củ cải trắng, củ cải đường giàu chất xơ nên là một chất tẩy rửa tự nhiên cho hệ tiêu hóa, giúp phá vỡ và loại bỏ thức ăn tích tụ trong cơ thể về lâu dài dẫn đến chất thải độc có hại cho sức khỏe.

6. Ngăn ngừa nhiễm virus

Vì hàm lượng vitamin C trong củ cải đường cao nên nó có tác dụng làm sạch cơ thể một cách tự nhiên, tăng cường sức đề kháng. Tiêu thụ củ cải đường thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa tình trạng cơ thể nhiễm virus.

Công dụng tuyệt vời của củ cải trắng 
7. Trị mụn

Trong lá củ cải giàu vitamin A, vitamin C, đặc biệt là hàm lượng vitamin C nhiều hơn các loại rau của khác. Vitamin C có thể phòng chống da lão hóa, ngăn chặn hình thành các vết thâm nám, giữ cho da được trắng mềm.
Ngoài vitamin, hàm lượng chất xơ trong củ cải cũng khá nhiều, đặc biệt là chất xơ thực vật trong lá rất phòng phú. Các chất xơ thực vật này có thể xúc tiến dạ dày nhu động, tiêu trừ táo bón, có tác dụng bài trừ độc tố, từ đó cải thiện làn da thô ráp, mụn bọc.

8. Dưỡng ẩm cho làn da

Củ cải được cắt thành những lát mỏng và đem phơi khô để làm nguyên liệu cho nước tắm. Trước khi tắm, cho củ cải khô vào một túi vải và ngâm vào nước tắm nóng 15-20 phút rồi mới tắm. 

Các vitamin có trong củ cải sẽ thấm sâu vào làn da, khiến cho làn da mịn màng và luôn tươi sáng. Trong những ngày mùa đông, loại nước tắm này không chỉ giúp dưỡng ẩm cho làn da mà còn có tác dụng giữ ấm cho cơ thể.

Công dụng tuyệt vời của củ cải trắng 
9. Giảm béo

Uống nước ép củ cải trước bữa ăn cũng được phụ nữ Nhật Bản thường xuyên sử dụng để có vóc dáng thon gọn. Loại nước ép này giúp giảm béo hiệu quả mà không cần phải ăn kiêng hoặc hạn chế lượng thức ăn.

10. Giúp da mặt trắng hồng

Đắp mặt nạ có nguyên liệu từ củ cải cũng là một trong những cách tiến gần đến giấc mơ sở hữu làn da đẹp. Mặt nạ củ cải, rau diếp cá sẽ giúp da mặt trắng hồng, rạng rỡ và đặc biệt là hết khô nẻ trong những ngày đông.
Cách làm rất đơn giản chỉ cần xay hoặc dùng nước ép rau diếp cá và nước ép củ cải trộn với nhau, đắp lên mặt trong vòng 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Mỗi tuần thực hiện từ 2 đến 3 lần sẽ đem lại làn da bất ngờ đáng mơ ước đấy. Nếu có bị cháy nắng thì nước ép củ cải và mật ong sẽ là phương pháp tuyệt vời để xoa dịu đi những vết rám nắng trên da.
Một chậu nước rửa mặt mỗi ngày có pha nước ép củ cải cũng là cách để đem lại một làn da khỏe mạnh và một cảm giác thật dễ chịu, nhẹ nhàng không chỉ cho làn da mà cho cả tinh thần.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét