Thứ Hai, 9 tháng 6, 2014

NGUYÊN LÝ DUYÊN KHỞI

NGUYÊN LÝ DUYÊN KHỞI PHÁP
(Những bài giảng mẫu- PL 2538-1994 - Gs Trí Không – Tr.318)
***
DÀN BÀI
I. NHẬP ĐỀ:
Duyên khởi pháp còn gọi là lý duyên khởi, pháp sinh từ đó nên gọi là pháp duyên sinh, tức động lực của chằng chịt tự làm nhân và phụ nhân để pháp phát sinh, đồng thời cũng là nhân quả đắp đổi cho nhau, một cái vừa nhân vừa quả. Nguyên lý duyên khởi do Phật khám phá ra, và về thân phận con người, nội duyên là 12 duyên khởi để giải thíach sự tái sinh luân hồi.
II. THÂN BÀI:
            A- Pháp duyên khởi là giáo pháp thậm thâm, chỉ có trí giác ngộ mới thấu suốt. Ta chỉ trên đại thể. Nó là nội dung giác ngộ của Phật. Sau khi chứng ngộ, Phật còn ngồi lại dưới cội Bồ đề suy tư cho thuần thục lý ấy.
                        a) Định lý phát biểu cho pháp duyên khởi là: Cái này có, cái kia có – cái này không, cái kia không – cái này sinh, cái kia sinh – cái này diệt, cái kia diệt. Nó tương quan khắng khít như vậy. Sau này Kinh Hoa Nghiêm dựa vào lý duyên khởi mà viết ra, nên chủ đề nổi tiếng. Một níu lấy hết thảy, hết thảy níu lấy một – pháp giới trùng trùng duyên khởi.
                        b) Lý duyên khởi khai sáng tâm hồn ta biết rằng không có thần linh ngự trị phía trước, sáng tạo, mà là vô thỉ vô chung nối nhau tự sinh diệt như vậy.
            B- Thập nhị nhân duyên là nội duyên để giải thích thân phận con người trong tái sinh luân hồi.
                        a) Con người từ đâu sinh ra? Chết sẽ về đâu? Từ vô minh và ái dục.
                        b) Quán 12 nhân duyên theo chiều xuôi: Từ vô minh, hành, thức…
                        c) Quán ngược 12 nhân duyên: tại sao có chết? Vì có sinh… cứ thế phăng tới, để truy tìm ngọn ngành luân hồi đã khuôn nắn số phận con người từ ngàn vạn đời trôi qua…
            C-  Hiều nguyên lý duyên khởi chấm dứt khổ lụy, dứt óc phân biệt, dứt ái nhiễm, thênh thang trên đường giải thoát bất động, vô nhiễm, vô úy. Coi mọi biến diệt hữu vi như trò xiếc trên sân khấu duyên khởi.
                        a) Ái thấy ngỏ pháp sinh diệt là thấy pháp.
                        b) Ái thủ là đầu não đưa ta tái sinh luân hồi. Phải dứt ái thủ.
III. KẾT LUẬN:
Nguyên lý duyên khởi gieo tin tưởng vĩ đại vào tâm thức ta là không phải thần linh sáng tạo ra thế giới mà là sự tác động hai chiều nhân quả hỗ tương của vạn pháp, vô thỉ vô chung không đầu mối. 12 nhân duyên mà khoen chính là ái thủ, vô minh. Điều này Phật công bố vinh quang khi Ngài vừa chứng ngộ. Thấu ngộ pháp duyên khởi, nội duyên là ra khỏi luân hồi.

NGUYÊN LÝ DUYÊN KHỞI PHÁP
I. NHẬP ĐỀ: Vấn đề nguyên nhân tạo lập vũ trụ con người là vấn đề lớn. Từ đó, bao triết thuyết ra đời để cắt nghĩa thế này thế nọ. Nhưng hầu hết cho đến nay vần đề vẫn còn nguyên vẹn vì những triết thuyết ấy xuất phát từ chỗ hiểu biết có hạn của trí khôn phàm trần. Trong khi đó, cách nay trên 2500 năm, Đức Phật đã chỉ ra nguyên nhân của càn khôn vũ trụ con người bằng trí gíac ngộ tuyệt vời của mình. Về vũ trụ là không có nguyên nhân đầu tiên nào hết, mà là vô thỉ vô chung. Nguyên nhân đầu tiên chẳng qua là theo thói quen hiểu trật tự xã hội rồi đem áp dụng cái ấy đi tìm nguồn gốc vũ trụ theo chiều khô cứng, trật đường, vũ trụ phát triển theo chiều cuốn vòng mãi mãi mà họ không quan tâm, cú lao vun vút theo chiều thẳng theo ý nghĩ họ nặn ra, nên không hiểu được tới chỗ cùng của vũ trụ. Lý duyên khởi chỉ ra cái tác động xoay vòng làm nhân quả cho nhau của vạn hữu là như thế, không hề có ai đứng đầu mà nặn ra báo thứ, bao vật trong vũ trụ này, kể cả con người. Mọi hiện tượng phát sinh từ sự tác động ấy mà có ra gọi là pháp duyên sinh. Pháp duyên khởi không phải do Phật nặn ra, chế tạo ra mà nó vốn có đó, nó là một nguyên lý thuần khiết bên trên, chi phối mọi hiện tượng, mà Phật là người thứ nhất trong trái đất này khám phá nguyên lý ấy ra, công bố lên. Nguyên lý duyên khởi có 2 bộ phận là ngoại duyên và nội duyên. Ngoại duyên là chỉ cho ta cái chằng chịt hỗo tương tác động không đầu mối của vạn pháp, cái nọ vừa là nhân vừa là quả của cái kia, và cái kia cũng hoan hỹ nhận lãnh nhiệm vụ như cái nọ đã làm, chúng ôm ấp nhau, níu áo nhau đi mãi mãi trong đường vòng sinh trụ dị diệt tương tục như vậy, thế đi đường vòng tuiyệt diệu của nó làm cho mọi thứ trong hữu sinh diệt nối nhau với hỗ tương nhân quả khép kín như thế, không chỗ nào bắt hở ra, nên thần linh, nếu có thì cũng không xỏ chân vào đó được, vì thần linh đi ngang mối chịu nỗi, trong khi nguyên lý duyên khởi lại đi đường vòng khép kín chuyện trò nhân quả cùng nhau. Thần linh bỗng thất nghiệp, bỗng lao đao vì nguyên lý nhân quả, duyên khởi không tiếp chuyện vụn vặt u tối của ông ta. Nguyên lý duyên khởi pháp dạy ta không có thần linh sáng tạo vũ trụ, nặn ra số phận con người, để từ đó ta hoàn toàn quản trị số phận mình lời ăn lỗ chịu… Trong phạm vi con người, nguyên lý duyên khởi với nội duyên là 12 duyên khởi pháp chỉ rõ cho ta cái tối hậu của con người là Tâm, là tâm lực, là ý chí. Tâm lực ta có khả năng cải tạo số phận mình, khi biết đích danh ái thủ, vô minh là cơ quan đầu não xúi xiển ta, quăng ta vào bến bãi luân hồi tái sinh ê ẩm. Từ đó, tu tập là biết ngay đường mà tu tập đã chặt, đốn ngã cái tâm khát ái khác dục, cái tâm gom về mọi thứ siết cứng chung quanh mình tức tâm lý ái thủ. Suốt 45 năm thuyết pháp cho chư vị Tỳ kheo, Đức Phật lúc nào cũng bảo đoạn ái, ly tham, ly sân là vậy. Sân nổi máu vô minh làm mờ úa tâm hồn, tạp nghiệp, tham dính kẹt cũng không phải dễ trừ, thế nên phải nổ lực rối đa mới kết quả.
II. THÂN BÀI:
            A- Pháp duyên khởi: Là pháp thậm thâm, chỉ có trí giác ngộ mới thấu suốt, ta chỉ hiểu trên đại thể. Nó là nội dung giác ngộ của Phật sau khi chứng ngộ Vô thượng giác, lại còn ngồi lại dưới cội Bồ đề 21 ngày để suy nghiệm cho thuần thục nguyên lý khởi pháp này.
                        a) Nguyên lý này được phát biểu bằng định thức là:
            - Cái này có, cái kia có – Cái này không, cái kia không.
            - Cái này sinh, cái kia sinh – Cái này diệt, cái kia diệt.
            Có, không, sinh, diệt là hỗ tương cho nhau mà có, không, sinh, diệt. Không phải diệt là mất mà là diệt để sinh, như vậy trong mỗi hiện tượng vừa là quả của cái vắng mặt vừa là nhân của cái khác nữa. Dây nhân quà cứ nối nhau liên truyền. Sinh, dưới mắt ta là sinh, thực sự nó là bản thể, từ ấn tượng, chủng tử phát ra hiện hành khi đủ điều kiện, để rồi từ hiện hành trở về chủng tử, rồi từ chủng tử sinh hiện hành. Tốc độ sinh diệt ấy thật mau, nối nhau, nhưng ta không thấy, ta chỉ thấy cái tràn đầy cửa sự diệt nhất kỳ vô thường, rồi ta tưởng nó là mất tiêu, nhưng thực sự nó trở lại tiềm ẩn trong chủng tử nó để chờ đủ duyên rồi phát sinh. Trong quá trình sinh diệt ấy, duyên lực đóng vai trò tối quan trọng. Nó bổ sung làm tác nhân mới cho chúng tử kia đủ khăn gói mà lên đường trồi ra trên thế giới hiện tượng không thời gian, dưới mắt ta. Vòng sinh diệt, biến đổi, duyên sinh ấy thật vô cùng tận.
            Lý duyên khởi về sau, viết thành kinh Hoa Nghiêm để chỉ rõ thêm cái tương sinh tương nhiếp mầu nhiệm của vạn pháp. Trong đó, nêu chủ đề nổi tiếng là “một níu lấy tất cả - tất cả níu lấy một”. Và nguyên lý pháp giới trùng trùng duyên khởi, là một chủ trương lớn của Tông Hoa Nghiêm, nghĩa là mọi hiện tượng này giao thoa bởi tác động và ảnh hưởng cực kỳ linh hoạt, không gây trở ngại cho nhau mà là bổ sung, giữ thể giá cho nhau một cách kỳ lạ. Thế giới Hoa Nghiêm trở thành thế giới tinh vi vĩ đại mà bất cứ kẻ nào khát khao triết học đi tới đó rồi trở về, rồi không còn ai là không thỏa mãn. Bởi thế, kinh Hoa Nghiêm là một phạm vi triết học có chiều sâu luôn luôn hấp dẫn bao bộ óc truy tìm thế giới thánh triết. Như ta nhìn một lá cây, một cọng cỏ đơn sơ kia, nhưng trong đó nó chứa cả càn khôn vũ trụ. Sự hiện diện của ta hôm nay là sự hiện diện của cả quá khứ và biết bao cái vắng mặt trong giờ phút này. Và, nếu không có những cái vắng mặt kia thì không có ta. Và mọi vật cũng theo chiều ấy đối với sự hiện diện của nó. Nó có, nó vắng mặt ta, nhưng ta cũng lại  có trong nó. Nếu không có ta thì cũng không có nó, trái lại. Đây là cái thấy biết của người ngộ đạo. Ta bừng ngộ thì bỗng thấy một ánh sáng lạ kỳ ùa tràn vào, thấy ta là một, không phải số 1 mà là ta và toàn vũ trụ là 1. Núi sông nọ, cây đá này đều là da thịt của ta, từng mảnh đáng yêu như thế. Ta bỗng sung sướng giải trừ tan biến óc chia hai, tạm chia cắt bỗng tan hoang, như mây bị gió mạnh quét sạch. Bầu trời tâm hồn bỗng lồng lộng như mây bốn phương hết mọi nhân ngã bỉ thử.
                        b) Nguyên lý duyên khởi thổi đến cho kinh thành triết học một áng sáng cực mạnh, quét sạch hết bao ẩm mốc, u tối về  một thần linh sáng tạo vũ trụ, số phận con người. Sự sinh diệt như vậy là nối nhau không đầu mối, không kết thúc. Mọi hiện tượng dương trần hữu vi này chỉ là những nét phấn mong manh trên tấm bảng đen vĩ đại là lý duyên khởi nọ. Từ duyên mà khởi lên nên gọi là pháp duyên sinh. Mà đã sinh từ duyên lên, mọi hiện tượng, không hiện tượng nào là không có bộ khung hài cốt vô thường, vô ngã. Vô thường, vô ngã nên không hiện tượng nào có bản chất vĩnh viễn, cứng ngắt. Nếu có bản chất cứng ngắt thì mọi hiện tượng ấy lấy gì mà sinh ra. Vì không có bản chất  khô cứng nên mọi hiện tượng mới liên tục hò reo lên đường mãi mãi trên trần gian này. Chư pháp, trụ pháp trị, thế gian tướng thường trụ là vậy, nghĩa là mọi hiện tượng đều ngậm chứa cái nguyên lý thuần khiết duyên khởi ấy trong tự thân nó, cho nên tạo ra hình tường thế gian còn mãi với sinh diệt này. Nếu không có cái nguyên lý duyên khởi thuần khiết nọ thì hiện tượng có một lần với bản chất cứng ngắt thì cõi đời này không bám vào đâu mà tồn tại. Cõi đời, nói cho đúng nghĩa là cõi đời trong nhịp bước Đang trở thành, nghĩa là mọi cái có đây là có với khí trời biến chuyển,vô thường để tạo ra cõi đời với bao hiện tượng mới lạ mãi mãi. Ta đau khổ chính vì ta tham đắm vào một hiện tượng, bám víu vào đó, rồi vì ích lợi chủ quan tham đắm, ta ngắt, bứng cái hiện tượng ấy ra khỏi dòng chuyển biến theo trật tự sinh diệt trùng trùng vốn là đường đi đầy yêu mến của nó, nhưng nó nào có nghe lời dụ hoặc đầy u tối, cận thị trí thức của ta đâu. Thế nên, một hôm nào thình lình nó dàn chào, ra đi là ta bấn loạn đau khổ dậy trời, chìm trong thương nhớ, tạo phương ta lún trong ngõ vắng buồntênh. Pháp duyên khởi, sinh diệt mở mắt cho ta nhỏ thuốc cho mắt ta lành lại, hết nhặm, hết trông gà hóa cuốc. Ta vốn mắc bệnh đ1 từ vô lượng kiếp không có thuốc nào trị khỏi. Nay với thuốc duyên khởi pháp này là diệu phương số một để ta nhìn rõ chân tướng muôn vật xung quanh và chính bản thân mình với ánh sáng đầu đời hân hoan mừng rỡ. Bởi vậy, Phật bảo: Ai sống 100 năm mà không biết pháp sinh diệt thì không bằng người sống 1 ngày mà lại thấu biết pháp sinh diệt. Thấu biết pháp sinh diệt, duyên khởi thì ta giải trừ toàn bộ u mê tự ngàn vạn đời đã trôi qua. Muốn tới chỗ ấy, ta phải nổ lực quán chiếu với tịnh tâm, tịnh trí tới chiều sâu của vĩnh ly, của cắt lìa mọi đắm nhiễm năm trần mới có kết quả bước đầu.
            B- Thập nhị nhân duyên là nội duyên để giải thích thân phận con người trong cổng trại luân hồi với tái sinh thảm thiết.
                        a) Bao nhiêu nhà tôn giáo, triết học cứ đặt vấn đề nóng bỏng cho sinh hoạt triết học là: Con người từ đâu đến và chết sẽ về đâu? Đó là đề tài vô cùng hấp dẫn bao bộ óc cục cựa truy tìm cội nguồn vũ trụ, nhân sinh, tùy phạm vi hiểu tới đâu thì giải đáp đến đó, không có gì chắc chắn, như xe bò đi cà rịch cà tang trên con đường dịu vợi thăm thẳm phía trước. Ai mệt mỏi quá thì ẩn mình vào giải đáp ngon ơ của tôn giáo hữu thần, cho rằng có vị thần sáng tạo ra vũ trụ, con người. Giải đáp ấy cũng an ủi được một số người, và trái lại những người khác thì coi nó là thuốc tê, là kinh tuyến tâm hồn bình yên đôi lúc, nhưng rồi cái truy tìm như một con ma, nó lại vùng lên, báo hiệu nghiệm thuốc tê tan biến hết. Con người cứ mãi mãi mang đôi chân bó gối lở lói mà mong đi tìm cái khởi đầu của vũ trụ, của con người bằng mớ suy luận thước mốt chật chội, ngắn ngủn ấy mà mong hiểu được huyền bí của vũ trụ. Nhà thiên văn học nào đó, cho rằng khởi đầu của vũ trụ là một tiếng nổ ghê gớm và, thế giới khởi đầu cho mệnh số con người thì họ lại càng mù tịt. Trong khi đ1, với thiền định kiên cố, với trực kiến tâm linh, Đức Phật đã nói đến con người từ đâu đến và sẽ về đâu sau khi chết trên 2500 năm. Từ vô minh, ái nhiễm mà có con người. và trong đời sống này ai ham mê làm mãi những công việc nào, thì ngay đấy nghiệp thức y đã qui định cho chỗ đến của y rồi, như cây trồng lớn sẽ lên, nghiêng hẵn về phía nào thì đốn chắc chắn sẽ ngã về hướng ấy thôi. Nội duyên là 12 duyên khởi chỉ rõ cho ta biết điều ấy, là vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử. Hữu là đời sống này với bao nhiêu hoạt động tạo nghiệp để rồi khi sắp lìa đời, nghiệp nào mạnh nhất sẽ bứt phá kéo nghiệp thức đi về hướng ấy, như nợ đời, nợ nào to lớn thì phải theo chủ ấy, như chim bay khi lưới lủng, con nào mạnh bay cao bay xa. Từ đó lặp lại vòng sinh tử nối nhau liền lại trong vòng không đầu không đuôi. Khi kể ra danh số thì phải kể vô minh hàng đầu, thật sự vô minh là vô minh ở toàn bộ 11 chi kia, mọi hành vi nào không tỉnh thức đều là con đẻ của vô minh cả. Hành là bản năng mù quáng xúi xiển ta làm mọi động tác theo chiều cuốn hút của tham ái, bám víu. Thí dụ, từ mới sinh ra thì ta đã ôm trọn hành tác của Hành của vô minh lâu đời rồi nên chào đời lớn dần có thức là sự phân biệt, có 2 yếu tố vật chất, tinh thần, có 6 giác quan tiếp nhận cảnh đời, rồi va chạm với 6 đối tượng, từ va chạm ấy cóa cảm giác biết cái nào ham cái nào không ham mà sinh cái này yêu mến, từ yêu mến nổi lên ngay cái tâm gom về bản ngã. Từ chỗ gom về mà mọi hoạt động tạo nghiệp cho đời sống này là hữu. Động cơ quan trọng nhất cho ta tồn tại đây là ái thủ. Hai tâm ý đó phát sinh liền liền, có ai là có thủ ngay. Cái vòng ấy cứ nối nhau tạo nên sự tái sinh luân hồi. Như vậy ta từ vô minh ái thủ mà xuất hiện ra đời, rồi từ ái thủ này làm nhân để khi bỏ mạng thì nghiệp thức dẫn đi tìm thân sau mà trồi lên để tiếp tục ái thủ. Thế nên tu chuyển nghiệp là ngay đây, tạo nghiệp giải thoát tha thiết cũng là ái nhưng ái này có lợi vì là ái để chào vĩnh biệt luân hồi. Sợ lẩn lộn nên ái chỉ để nói cái ái giải thoát, vì giải thoát là gỡ mà ái làm tha nghĩ đến dính mắc nên không nói ái giải thoát.
                        b) Quán 12 duyên khởi theo chiều thuận là từ vô minh nối qua hành, từ hành nối qua thức, từ thức nối qua danh sắc, từ danh sắc nối qua lục nhập, từ lục nhập nối qua xúc, từ xúc nối qua thọ ( cảm giác), từ thọ nối qua ái, từ ái nối qua thủ, từ thủ nối thành đời sống này. Đó là chặng đường tạo nghiệp để rồi tiếp tục cái vòng sinh, lão, tử hoài hoài. Xuôi chiều nó là vậy là cái này làm nhân duyên tạo ra cái kế tiếp, không dứt.
                        c) Quán ngược 12 duyên khởi là suy tư đi ngược từ hiện trạng mà tìm nguyên do là tại sao có chết? Vì có sinh. Tại sao có sinh? Vì có hữu ( tạo nghiệp hiện nay), từ đâu có hữu này? Vì thủ gom về với ý thức bảo vệ bản ngã tinh vi. Vì đâu có thủ? Vì có ái ( yêu mến quá sức). Vì đâu có ái? Vì có thọ (là cảm giác biết này hợp với bản ngã hay không?). Vì đâu có thọ? Vì có xúc ( là va chạm là tiếp xúc với xung quanh mọi vật, với chính mình). Vì đâu có xúac? Vì có 6 gíac quan với 6 đối tượng của nó. Vì đâu có cơ thể với tinh thần và vật chất? Vì đâu có thân xác ấy? Vì có thức. Vì đâu có thức? Vì có hành ( làm với bản năng mù quáng). Vì đâu có hành Vì có vô minh. Vậy diệt vô minh là chấm dứt toàn bộ chuỗi dây lê thê của luân hồi. Đâu là chỗ ở của vô minh? Là hết thảy tâm lý của ta phản ứng theo chiều ái thủ. Do đó, nói ái thủ, vì mình kỳ thực chúng chỉ là vô minh nguyên con, trọn gói. Vì không hiểu biết mọi đường trần, mọi thứ đều là mộng huyễn, đều là biến chuyển, đều là trò gạt gẫm cho ta ham thích mà tạo nghiệp để ngày càng lún sâu trong lưới nghiệp tham đắm ấy. Rút lại, là phải có ánh sáng soi đường cho cái tâm. Cái tâm có vốn hiểu biết thì nó đi kinh doanh trong dương trần mới không bị lỗ. Ta bị thua lỗ trong chợ đời năm dục thảm hại chính vì ta không hiểu biết, bị tham đắm lừa gạt món này thứ nọ cứ gom về đi con! Cuối cùng đi ở đợ cho luân hồi để trả nợ dài dài, với biết bao roi vọy khổ lụy. Giờ đây, giáo pháp 12 duyên khởi mở tung toàn bộ lừa gạt của mụ già vô minh cho ta biết để khôn hồn đi qua, không bị dụ hoặc làm tôi tớ bởi bán hàng chịu nữa. Trước tiên ta phải biết hồi đầu thị ngạn là biết chặn dòng trôi trong thói quen nhịp bước đun đẩy của ái thủ ấy. Ta sống là ta trôi theo trong dòng sông của phản xạ thói quen, 5 giác quan phản xạ trực tiếp và vô cùng đều đặn với 5 đối tượng kích động liên hồi của nó. Thế nên trong kinh gọi tắt 6 giác quan là giặc, Thật sự, nó không phải là giặc, nó chỉ là cửa ngõ, là bến cảng bốc dỡ hàng hóa lên bờ thôi. Cái chủ chốt là tâm ý ta. Nếu tâm ta không ra lệnh, công cộng tác thì 5 giác quan đâu có giá trị. Thế nên khi tâm đã vô nhiễm thì 6 đối tượng của 6 giác quan không còn kích động nổi 6 giác quan nữa, vì 6 giác quan đã quì mọp dưới mệnh lệnh của cái tâm vô nhiễm rồi. Tuy nhiên, cũng cần hạn chế kích động từ đối tượng của 6 giác quan. Vì ta biết, xúc cảnh sanh tình, nghĩa là có đối tượng sờ sờ thì tâm sẽ sinh ra ý nghĩ. Hạn chế nghe nhìn không cần thiết chẵng hạn thì tâm yân ổn hơn.
            C- Hiểu nguyên lý duyên khởi:, ta chấm dứt được mọi khổ lụy, dứt được óc phân biệt sâu nặng, dứt được ái nhiễm lâu đời mà thênh thang trên con đường giải thoát bất động, vô nhiễm, vô úy. Coi mọi hữu vi đều là phương tiện sống chứ không phải là toàn bộ đời sống này là huyết mạch của hồn vía ta ở đó, mà hồn vía ta là nguồn viễn ly vô nhiễm.. Trong kinh Tứ Thập Nhị chương có câu rằng:  Con người từ yêu mến mà sinh lo sợ, buồn rầu. Cắt đứt ái nhiễm thì còn buồn, lo sợ cái gì nưã. Rút lại cũng vì cái đòi hỏi ham thích của bản ngã ham nê năm trần dục mà ta bị trói chặt từ A đến Z đó thôi. Khi thấu ngộ nguyên lý duyên khởi thì ta bình yên tâm hồn nhìn mọi biến động như trò xiếc, không làm ta quan tâm gì. Đối với hệ cảm gia tộc, nghe tin ai chết thì ta vẫn làm mọi thủ tục kinh điển là những nghi thức này nọ, nhưng luôn giữ thần thái an nhiên vì chỗ sâu kín trong ta có tiếng nói vô cùng trong trẻo vang ngân ấy là lẽ rất tự nhiên của sinh hóa, nào có gì phải bù lu bù loa. Mọi hữu vi sinh diệt là trò xiếc trên sân khấu vĩ đại là duyên khởi pháp đó thôi.
                        a) Đức Phật long trọng nhắc cho ta thấy ngay bản tâm, kiến tánh ngay đây là ai thấy pháp sinh diệt là thấy ta. Thế có nghĩa là Phật đã ẩn thân trong pháp sinh diệt ấy. Liễu ngộ sinh diệt pháp tới chỗ cuối cùng là ta thấy Phật, nghĩa là giải trừ mọi cố chấp, mọi tham đắm u tối, tâm hồn bỗng tung nóc lều mà thấy trời xanh vạn dặm, an nhiên tịch mịch mâu ni như Phật.
                        b) Tu tập ngay đây phải khôn hồn biết tỉnh sáng, nuôi dưỡng sự hiện diện của tâm niệm viễn ly cho chắc ăn, cho ra trò thì ta mạnh dạn cắt bỏ ái thủ, ra khỏi luân hồi từ chỗ mạnh dạn cắt bỏ ái thủ nguy hại ấy.
III. KẾT LUẬN:
Nguyên lý duyên khởi gieo thần lực cho ta, trước hết là phá tan ý niệm sáng tạo bởi thần linh về vũ trụ và về thân phận con người. Ta lấy lại niềm tin nguyên sơ muôn vàn đáng giá là tin vào lẽ nhân quả tự tâm. Hễ ta nổ lực làm theo hướng thanh tịnh giải thoát là ta cógiải thoát an lạc vĩnh lạc. Cuộc đuổi bắt của vạn hữu trong vòng tròn khép kín của không đầu mối ấy, cứ thế mà sinh diệt. Đối với phận người của ta, cái cuối cùng là nguyện lực là ý chí có khả năng thay đổi duyên lực, tạo ra duyên lực mới để tiến lên. Nếu không lý hội sáng tỏ điều này, nhiều người lại coi lý duyên khởi như một định mệnh.. Họ bảo duyên khởi, nó khởi tôi phải chịu theo sự đùn đẩy của nó. Hiểu sai đầy nguy hại như thế. Ra khỏi luân hồi thì động tác đầu tiên là sửng hồn nhìn lại mình, và thấy chỗ đầu mối là ái thủ, từ đó cắt phăng ái thủ là thảnh thơi. Phải thắp sáng ý thức về cái Biết cho nó sáng mãi, đó là ánh sáng nhờ cậy. Nếu không có giờ phút phản tỉnh Biết về tạm ý thì ta cứ bị năm trần dụ dỗ lao mãi vào ham hố mà tiêu ma chí nguyện, uổng đời quá quí này. Mục đích tối thượng của tu tập là chào vĩnh biệt luân hồi, chào ngay chỗ trạm cắt lìa ái thủ ấy./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét