Hành trình giác ngộ
Đại sư Tulku Thondup, Tuệ Pháp dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
4. NHỮNG PHÁP KHÍ CỦA ĐẠO PHẬT - SỰ HỖ TRỢ CỦA NHẬN BIẾT TÂM LINH
Tôi muốn nói một vài lời về ý nghĩa của nghệ thuật Phật giáo ở Tây Tạng.
Như bạn đã biết, trong nghệ thuật Tây Tạng phần lớn những đồ tạo tác
đều tượng trưng cho giáo lý Phật giáo. Người Tây Tạng xem chúng như
những đối tượng của sự tôn kính, suối nguồn gợi cảm hứng và để tạo công
đức, chứ không như những vật liệu để trang trí trong nhà. Với người Tây
Tạng, sự linh thiêng của pháp khí tôn giáo là thật thâm sâu, khi tôi còn
thiếu niên, thầy tôi thường nói với chúng tôi: “Khi con quan sát hoặc
nhìn vào một hình ảnh, không nên nghĩ hay nói rằng: ‘Đây là một hình ảnh
đẹp hay xấu,’ mà phải nghĩ hay nói, ‘nghệ sĩ tạo hình ảnh này thật khéo
léo hay không khéo léo,’ nếu không, con sẽ rơi vào chỗ xem một đối
tượng thiêng liêng như là một đồ vật bình thường.” Sự tôn kính và sùng
mộ của người Tây Tạng đối với các biểu tượng tôn giáo không chỉ là một
phản ứng văn hóa hay tri thức, mà là một cảm nhận sâu sắc và một diễn tả
tự nhiên từ tấm lòng.
Khi Phật giáo là trái tim của cuộc sống người Tây Tạng, phần lớn các pháp khí của dân Tây Tạng đều tượng trưng cho giáo lý đạo Phật. Đó là lý do tại sao các đồ vật tôn giáo có một vai trò và vị trí không gì thay thế được trong xã hội Tây Tạng. Do vậy, tôi muốn nói về cách Phật tử sùng đạo ở Tây Tạng sử dụng các đồ vật tôn giáo như những công cụ rèn luyện tâm linh và quan điểm triết học phía sau chúng là gì.
Trước hết, về mặt triết học, điểm quan trọng nhất phải hiểu là những Phật tử Tây Tạng không phải những người thờ phụng thần quyền. Chúng tôi không thờ cúng những pháp khí tôn giáo với mong đợi sẽ nhận được thành tựu từ một hình tượng bằng đồng, v.v... Mà chúng tôi sử dụng chúng như một công cụ hay sự hỗ trợ để tạo ra một cảm hứng hướng đến Giáo pháp và phát sinh kinh nghiệm đạo đức, như sự sùng kính, an bình, lòng bi, thiền định và trí tuệ. Nếu đối tượng tôn giáo trở thành một công cụ để phát triển tư duy đạo đức trong tâm chúng ta, thì pháp khí đó chuyển thành một hỗ trợ tâm linh rất mạnh mẽ và có lợi cho cuộc sống ta. Tuy nhiên điều đó không do đồ vật mà vì nhận thức tích cực và cảm nhận sùng kính của chúng ta, gợi cảm hứng bằng cái thấy và sống với pháp khí tôn giáo. Do vậy chúng ta sử dụng pháp khí như một chìa khóa, mà suối nguồn ban phước chính yếu nằm trong tâm thức chúng ta.
Thứ hai, trong phạm vi của việc làm thế nào sử dụng những đồ vật như sự hỗ trợ tâm linh, chúng ta không thấy một pháp khí tôn giáo, như một tượng Phật, chỉ giống như một tác phẩm nghệ thuật. Chúng ta thấy hay thực hành cái thấy nó như một vị Phật sống để phát sinh cảm hứng, sùng kính và nhận thức thanh tịnh trong chính ta. Chúng ta tỏ lòng tôn kính đến nó để phát sinh khiêm tốn, cúng dường đến nó để phát sinh rộng lượng, thiền định về nó để đem lại thanh bình và yên tĩnh, và chúng ta tiếp nhận ban phước từ nó như thể từ một vị Phật sống, để phát triển kinh nghiệm tâm linh chúng ta. Nhờ đó qua sự hỗ trợ của đồ vật ban phước, chúng ta hoàn thiện hai tích lũy: tích lũy công đức và tích lũy trí tuệ.
Chúng ta thấy hình tượng của đức Phật như đức Phật thật sự có tất cả các phẩm tánh Phật, như lòng bi cho tất cả chúng sanh, giống như người mẹ cho đứa con duy nhất trí tuệ biết tất cả những gì xảy ra và nhu cầu của chúng sanh xảy ra cùng lúc, cũng như chân lý tối hậu, và năng lực an định đau khổ của thế gian và đáp ứng mọi mong ước của chúng ta.
Ngoài ra, mỗi chi tiết của pháp khí đều có ý nghĩa độc đáo của riêng nó. Mỗi chi tiết biểu tượng nhiều khía cạnh khác nhau của phẩm tánh Phật và giảng dạy ý nghĩa của Giáo pháp. Ví dụ, hãy xem xét một thangka của Avalokiteshvara, đức Phật Đại Bi, và tôi sẽ giải thích ý nghĩa của các chi tiết.
Nước da trắng như pha lê của Ngài biểu thị Ngài thanh tịnh, không bị nhiễm ô bởi cảm xúc và tri thức bất tịnh.
Ngài ngồi vững chãi trong tư thế hoa sen biểu thị Ngài an trụ trong bản tánh tối hậu bất biến.
Vẻ ngoài tươi trẻ biểu thị Ngài vượt lên đau khổ của tuổi tác và suy hoại.
Đôi mắt yêu thương giống như hươu không chớp của Ngài biểu thị Ngài luôn quan sát tất cả chúng sanh chưa từng ngưng nghỉ để đáp ứng nhu cầu của họ.
Khuôn mặt thanh bình luôn mỉm cười biểu thị Ngài hưởng sự thanh thản và hoan hỷ tối thượng trong đó hoàn toàn không có sự đau khổ.
Năm lễ phục bằng lụa và tám trang sức châu ngọc của Sambhogakaya (Báo thân) biểu thị Ngài trong thân tướng Sambhogakaya, thân vi tế của hai sắc thân Phật.
Hai bàn tay chắp lại nơi ngực biểu thị Ngài đã hợp nhất hay viên mãn luân hồi và Niết-bàn như một trong bản tánh tối hậu.
Viên ngọc như ý trong hai tay đầu tiên của Ngài biểu thị phương tiện thiện xảo của Ngài, đáp ứng mong ước của tất cả chúng sanh.
Hoa sen trắng trong tay trái Ngài biểu thị trí tuệ của Ngài, vô nhiễm với bất cứ tri thức và cảm xúc nhiễm ô nào, ngay cả nếu hiện thân của Ngài xuất hiện trong nhiều cõi khác nhau, giống như một hoa sen thì thanh tịnh ngay cả dù nó tăng trưởng trong bùn. Cũng biểu tượng rằng Ngài thuộc về gia đình hoa sen (Liên Hoa Bộ) thuộc ngũ bộ Phật.
Chuỗi pha lê trong tay phải Ngài biểu thị hoạt động Phật liên tục phục vụ chúng sanh như lần chuỗi không kết thúc.
Nếu được rèn luyện trong cái thấy và tập trung trên biểu thị công đức của đồ vật tâm linh, bạn sẽ đi suốt các giai đoạn khác nhau của sự hiểu rõ giá trị tâm linh. Trước tiên, các kinh nghiệm tâm linh bất cứ những gì bạn đã có hay đang có, sẽ được kích thích chỉ bằng việc thấy hay sống trong sự hiện diện của đồ vật tâm linh. Sau đó, sẽ đến lúc không cần dựa vào biểu tượng tôn giáo, và mọi hình tướng của pháp giới sẽ trở thành suối nguồn của giáo lý, cảm hứng, sức mạnh, và kinh nghiệm tâm linh.
Ở Tây Tạng, những pháp khí tôn giáo phong phú nhất được bảo tồn trong các điện thờ của tu viện, với sự cúng dường công phu và lễ hội, cầu nguyện liên tục. Ngoài ra, hầu như trong mỗi một ngôi làng bạn đều sẽ thấy một đền thờ đầy những hình ảnh và kinh điển, phục vụ như những đối tượng sùng kính và cầu nguyện cho dân địa phương. Kế đó, trong mỗi nhà, nếu có phương tiện, người ta dành riêng một phòng để làm điện thờ, đầy dẫy những biểu tượng tôn giáo. Và thậm chí trong những gia đình nghèo nhất, người ta cũng nỗ lực tối đa và mơ ước sẽ có một bàn thờ nhỏ với một số biểu tượng tôn giáo, và ít nhất cũng bày biện được một số chén nước và đèn bơ như một sự cúng dường trước bàn thờ, cũng như sự tu tập tâm linh trong sự rộng lượng, sùng kính và thiền định của họ.
Qua sự hỗ trợ của các đồ vật tinh thần, nếu kinh nghiệm tâm linh về an bình và giác ngộ sinh khởi trong chúng ta, thì bất cứ sống ở đâu, chung quanh chúng ta sẽ trở thành một đền thờ tâm linh đẹp đẽ và hạnh phúc.
Khi Phật giáo là trái tim của cuộc sống người Tây Tạng, phần lớn các pháp khí của dân Tây Tạng đều tượng trưng cho giáo lý đạo Phật. Đó là lý do tại sao các đồ vật tôn giáo có một vai trò và vị trí không gì thay thế được trong xã hội Tây Tạng. Do vậy, tôi muốn nói về cách Phật tử sùng đạo ở Tây Tạng sử dụng các đồ vật tôn giáo như những công cụ rèn luyện tâm linh và quan điểm triết học phía sau chúng là gì.
Trước hết, về mặt triết học, điểm quan trọng nhất phải hiểu là những Phật tử Tây Tạng không phải những người thờ phụng thần quyền. Chúng tôi không thờ cúng những pháp khí tôn giáo với mong đợi sẽ nhận được thành tựu từ một hình tượng bằng đồng, v.v... Mà chúng tôi sử dụng chúng như một công cụ hay sự hỗ trợ để tạo ra một cảm hứng hướng đến Giáo pháp và phát sinh kinh nghiệm đạo đức, như sự sùng kính, an bình, lòng bi, thiền định và trí tuệ. Nếu đối tượng tôn giáo trở thành một công cụ để phát triển tư duy đạo đức trong tâm chúng ta, thì pháp khí đó chuyển thành một hỗ trợ tâm linh rất mạnh mẽ và có lợi cho cuộc sống ta. Tuy nhiên điều đó không do đồ vật mà vì nhận thức tích cực và cảm nhận sùng kính của chúng ta, gợi cảm hứng bằng cái thấy và sống với pháp khí tôn giáo. Do vậy chúng ta sử dụng pháp khí như một chìa khóa, mà suối nguồn ban phước chính yếu nằm trong tâm thức chúng ta.
Thứ hai, trong phạm vi của việc làm thế nào sử dụng những đồ vật như sự hỗ trợ tâm linh, chúng ta không thấy một pháp khí tôn giáo, như một tượng Phật, chỉ giống như một tác phẩm nghệ thuật. Chúng ta thấy hay thực hành cái thấy nó như một vị Phật sống để phát sinh cảm hứng, sùng kính và nhận thức thanh tịnh trong chính ta. Chúng ta tỏ lòng tôn kính đến nó để phát sinh khiêm tốn, cúng dường đến nó để phát sinh rộng lượng, thiền định về nó để đem lại thanh bình và yên tĩnh, và chúng ta tiếp nhận ban phước từ nó như thể từ một vị Phật sống, để phát triển kinh nghiệm tâm linh chúng ta. Nhờ đó qua sự hỗ trợ của đồ vật ban phước, chúng ta hoàn thiện hai tích lũy: tích lũy công đức và tích lũy trí tuệ.
Chúng ta thấy hình tượng của đức Phật như đức Phật thật sự có tất cả các phẩm tánh Phật, như lòng bi cho tất cả chúng sanh, giống như người mẹ cho đứa con duy nhất trí tuệ biết tất cả những gì xảy ra và nhu cầu của chúng sanh xảy ra cùng lúc, cũng như chân lý tối hậu, và năng lực an định đau khổ của thế gian và đáp ứng mọi mong ước của chúng ta.
Ngoài ra, mỗi chi tiết của pháp khí đều có ý nghĩa độc đáo của riêng nó. Mỗi chi tiết biểu tượng nhiều khía cạnh khác nhau của phẩm tánh Phật và giảng dạy ý nghĩa của Giáo pháp. Ví dụ, hãy xem xét một thangka của Avalokiteshvara, đức Phật Đại Bi, và tôi sẽ giải thích ý nghĩa của các chi tiết.
Nước da trắng như pha lê của Ngài biểu thị Ngài thanh tịnh, không bị nhiễm ô bởi cảm xúc và tri thức bất tịnh.
Ngài ngồi vững chãi trong tư thế hoa sen biểu thị Ngài an trụ trong bản tánh tối hậu bất biến.
Vẻ ngoài tươi trẻ biểu thị Ngài vượt lên đau khổ của tuổi tác và suy hoại.
Đôi mắt yêu thương giống như hươu không chớp của Ngài biểu thị Ngài luôn quan sát tất cả chúng sanh chưa từng ngưng nghỉ để đáp ứng nhu cầu của họ.
Khuôn mặt thanh bình luôn mỉm cười biểu thị Ngài hưởng sự thanh thản và hoan hỷ tối thượng trong đó hoàn toàn không có sự đau khổ.
Năm lễ phục bằng lụa và tám trang sức châu ngọc của Sambhogakaya (Báo thân) biểu thị Ngài trong thân tướng Sambhogakaya, thân vi tế của hai sắc thân Phật.
Hai bàn tay chắp lại nơi ngực biểu thị Ngài đã hợp nhất hay viên mãn luân hồi và Niết-bàn như một trong bản tánh tối hậu.
Viên ngọc như ý trong hai tay đầu tiên của Ngài biểu thị phương tiện thiện xảo của Ngài, đáp ứng mong ước của tất cả chúng sanh.
Hoa sen trắng trong tay trái Ngài biểu thị trí tuệ của Ngài, vô nhiễm với bất cứ tri thức và cảm xúc nhiễm ô nào, ngay cả nếu hiện thân của Ngài xuất hiện trong nhiều cõi khác nhau, giống như một hoa sen thì thanh tịnh ngay cả dù nó tăng trưởng trong bùn. Cũng biểu tượng rằng Ngài thuộc về gia đình hoa sen (Liên Hoa Bộ) thuộc ngũ bộ Phật.
Chuỗi pha lê trong tay phải Ngài biểu thị hoạt động Phật liên tục phục vụ chúng sanh như lần chuỗi không kết thúc.
Nếu được rèn luyện trong cái thấy và tập trung trên biểu thị công đức của đồ vật tâm linh, bạn sẽ đi suốt các giai đoạn khác nhau của sự hiểu rõ giá trị tâm linh. Trước tiên, các kinh nghiệm tâm linh bất cứ những gì bạn đã có hay đang có, sẽ được kích thích chỉ bằng việc thấy hay sống trong sự hiện diện của đồ vật tâm linh. Sau đó, sẽ đến lúc không cần dựa vào biểu tượng tôn giáo, và mọi hình tướng của pháp giới sẽ trở thành suối nguồn của giáo lý, cảm hứng, sức mạnh, và kinh nghiệm tâm linh.
Ở Tây Tạng, những pháp khí tôn giáo phong phú nhất được bảo tồn trong các điện thờ của tu viện, với sự cúng dường công phu và lễ hội, cầu nguyện liên tục. Ngoài ra, hầu như trong mỗi một ngôi làng bạn đều sẽ thấy một đền thờ đầy những hình ảnh và kinh điển, phục vụ như những đối tượng sùng kính và cầu nguyện cho dân địa phương. Kế đó, trong mỗi nhà, nếu có phương tiện, người ta dành riêng một phòng để làm điện thờ, đầy dẫy những biểu tượng tôn giáo. Và thậm chí trong những gia đình nghèo nhất, người ta cũng nỗ lực tối đa và mơ ước sẽ có một bàn thờ nhỏ với một số biểu tượng tôn giáo, và ít nhất cũng bày biện được một số chén nước và đèn bơ như một sự cúng dường trước bàn thờ, cũng như sự tu tập tâm linh trong sự rộng lượng, sùng kính và thiền định của họ.
Qua sự hỗ trợ của các đồ vật tinh thần, nếu kinh nghiệm tâm linh về an bình và giác ngộ sinh khởi trong chúng ta, thì bất cứ sống ở đâu, chung quanh chúng ta sẽ trở thành một đền thờ tâm linh đẹp đẽ và hạnh phúc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét