CHƯƠNG 11 - TÌM Ý NGHĨA TRONG ĐAU ĐỚN VÀ KHỔ ĐAU
Victor Frankl, một thầy thuốc trị bệnh tâm thần người Do Thái bị cầm tù bởi Phát xít trong Đệ Nhị Thế Chiến, một lần đã nói ." Con người sẵn sàng và sẵn lòng gánh vác ngay bất cứ khổ đau nào miễn là nó thấy có ý nghĩa " Frankl sử dụng sự tàn bạo và vô nhân đạo của Phát Xít mà ông trải qua trong những trại tập trung để hiểu thấu đáo cách con người có thể sống sót được trước những hành động tàn ác. Quan sát kỹ những người còn sống sót và những không thoát được, ông xác định là sự sinh tồn không căn cứ vào tuổi trẻ hay sức khỏe thể chất, mà là sức mạnh bắt nguồn từ mục đích, sự khám phá ra ý nghĩa đời sống và kinh nghiệm của mình.
Tìm ra ý nghĩa trong khổ đau là một phương pháp có sức mạnh giúp ta đối đầu ngay cả trong thời gian gat go nhất trong đời sống chúng ta. Nhưng tìm ra ý nghĩa trong cái khổ đau của chúng ta không phải là một việc dễ dàng. Khổ đau dường như thường xẩy ra tình cờ vô nghĩa, và không phân biệt, không có chút ý nghĩa gì cả, chứ còn nói gì đến ý nghĩa chủ định hay tích cực. Và trong khi chúng ta đang đau đớn và khổ đau, tất cả năng lực của chúng ta đều tập trung vào việc thoát khỏi chúng. Trong những lúc khủng hoảng và bi thảm nhất, dường như không thể suy nghĩ về bất cứ ý nghĩa khả dĩ nào đàng sau cái khổ đau của chúng ta. Vào những lúc chúng ta hầu như không làm gì được ngoài chịu đựng. Thấy khổ đau vô nghĩa và bất công là lẽ tư nhiên, và thắc mắc, "Tại sao lại là tôi? Tuy vậy, may là những lúc tương đối thanh nhàn, những khoảng thời gian trước hoặc sau khi chịu đựng khổ đau dữ dội chúng ta có thể ngẫm nghĩ về khổ đau, tìm cách phát triển sự hiểu biết về ý nghĩa của nó. Thì giờ và nỗ lực, chúng ta bỏ vào việc tìm kiếm ý nghĩa trong khổ đau chúng ta sẽ được đền bù to lớn cho những lúc những điều tồi tệ bắt đầu gây khổ đau. Nhưng muốn thu hoạch những phần thưởng ấy, chúng ta phải bắt đầu tìm kiếm ý nghĩa khi mọi sự diễn ra tốt đẹp. Một cấy có rễ sâu vẫn đứng vững dù bão lớn, nhưng cấy không thể phát triển kịp rễ khi bão xuất hiện ở chân trời.
Vậy nên chúng ta bắt đầu sự tìm kiếm ý nghĩa của khổ đau ở đâu. Có nhiều người, bắt đầu bắt đầu tìm kiếm bằng truyền thống tôn giáo của họ. Mặc dầu những tôn giáo khác nhau có thể có những cách hiểu khác nhau về ý nghĩa và mục đích của khổ đau của con người, nhưng mỗi tôn giáo trên thế giới lại đưa ra những chiến lược phản ứng với khổ đau căn cú vào niềm tin cơ bản của nó Thí dụ, theo kiểu Phật Giáo và Ấn Độ Giáo, khổ đau là kết quả của hành động tiêu cực trong quá khứ, và được coi như chất xúc tác cho việc tìm kiếm giải thoát tinh thần.
Trong truyền thống Do Thái Giáo - Ky Tô Giáo, vũ trụ được tạo ra bởi Thượng Đế nhân từ và công bằng, và mặc dầu ý định chính của Ngài, có thể có lúc huyền bí và không thể giải đoán được, nhưng đức tin và lòng tin vào vào ý định của Thượng Đế, cho phép chúng ta chịu được khổ đau dễ dàng, tin rằng như Talmud nói "mọi thứ đều do Thượng Đế tạo ra, và Ngài tạo ra vì sự toàn thiện"."Cuộc sống có thể vẫn còn đau khổ, nhưng nó giống như người đàn bà lúc sinh đẻ, chúng ta tin là sự đau đớn có giá trị hơn bởi điều thiện tối hậu mà nó sản sinh ra. Thách thức những truyền thống này nằm trong sự việc là nó không giống như sự sinh đẻ, điều thiện tối hậu thường không được tiết lộ cho chúng ta. Tuy nhiên những ai có đức tin mãnh liệt vào Thượng Đế, giữ vững được niềm tin vào mục đích tối hậu của Thượng Đế vì sự khổ đau của chúng ta, như lời nhà hiền triết của một giáo phái Do Thái khuyên nhủ."Khi đau đớn, không nên nói, "Điều đó thật là xấu! Điều đó thật là xấu!" Thượng Đế không áp đặt lên con người điều gì xấu cả. Nhưng đúng ra có thể nói, "Điều đó thật cay đắng! Điều đó thật cay đắng! Trong một số thuốc, có những thứ làm bằng cỏ đắng." Cho nên, theo cách nhìn của Do Thái Giáo - Ky Tô Giáo, khổ đau có thể phục vụ nhiều mục đích, nó có thể thử thách và có khả năng củng cố đức tin, nó có thể mang chúng ta tới gần Thượng Đế hơn trong một cách rất cơ bản và sâu sắc, hoăc nó có thể nới lỏng những ràng buộc vào thế giới vật chất và làm cho chúng ta gắn bó với Thượng Đế như nơi nương tựa của chúng ta.
Trong khi truyền thống tôn giáo của mình có thể cung cấp một số trợ giúp có giá trị trong việc tìm kiếm ý nghĩa, ngay cả những người không đồng ý về cách nhìn việc đời một cách tôn giáo, nhờ vào sự suy ngẫm thận trọng cũng có thể tìm ra ý nghĩa và giá trị đàng sau khổ đau của họ. Mặc dù tính khó chịu chung, chắc chắn khổ đau của chúng ta vẫn có thể thử thách, củng cố và làm sâu thêm kinh nghiệm cuộc đời. Tiến Sĩ Martin Luther King, Jr. có lần đã nói, "Cái gì không hủy diệt tôi sẽ làm cho tôi mạnh hơn." Và trong khi chùn lại trước khổ đau là tự nhiên thì khổ đau lại có thể thách thức chúng ta và có khi làm lộ rõ điều tốt nhất trong chúng ta. Trong cuốn Người Thứ Ba, tác giả Graham Green nhận xét, "Tại Ý 30 năm duới thời Borgias, người ta đã trải qua chiến tranh, khủng bố, giết chóc, và máu đổ - nhưng họ cũng sản sinh ra Michelangelo, Leonardo de Vinci, và thời Phục Hưng. Tại Thụy Sĩ, họ sống trong tình huynh đệ, năm trăm năm dân chủ và hòa bình, nhưng họ đã tạo được gì? Cái đồng hổ cúc cu!."
Trong khi thỉnh thoảng, khổ đau có thể làm cho ta cứng rắn, thêm sức mạnh, nhưng có những lúc nó có thể có tác dụng hoạt động ngược lại - làm chúng ta mềm lòng, làm chúng ta nhạy cảm và nhẹ nhàng hơn. Chỗ yếu mà ta cảm thấy giữa cơn khổ đau có thể khai tâm chúng ta, và làm đằm thắm thêm sự liên hệ của chúng ta với người khác. Thi sĩ Willian Wordsworth, đã từng viết, " Nỗi đau buồn sâu xa đã nhân tính hóa linh hồn tôi". Minh họa hiệu quả cải hóa của khổ đau, một người quen là Robert, hiện ra trong đầu óc tôi. Robert là quản trị trưởng một công ty rất thành công. Mấy năm vừa qua ông gặp phải thất bại do tài chánh nghiêm trọng khiến ông bị nản lòng trầm trọng không buồn cất nhắc chân tay. Chúng tôi gặp nhau vào ngày ông đã ngã lòng. Tôi biết bao giờ Robert cũng là con người kiểu mẫu về lòng tin và tính hăng hái, và tôi hoảng sợ thấy ông quá chán nản. Với giọng nói buồn bã nặng nề, Robert kể lại, "Đấy là việc tệ nhất tôi chưa bao giờ cảm thấy trong đời tôi. Dường như đúng là tôi không thể tống khứ nó đi. Tôi đã không biết rằng điều đó còn có thể làm cho tôi không chịu đựng nổi, cảm thấy vô vọng, và không tự chủ được." Sau khi thảo luận những khó khăn của ông một lúc, tôi giới thiệu ông đến một đồng nghiệp để chữa trị bệnh suy nhược.
Ít tuần lễ sau, tôi tình cờ gặp Karen, vợ của Robert và hỏi xbà về tình trạng của ông ra sao."Chồng tôi khá hơn nhiều lắm, cảm ơn nhiều. Vị bác sĩ tâm thần mà ông giới thiệu đã cho chồng tôi uống một loại thuốc chống suy nhược rất có hiệu quả. Đương nhiên chúng tôi vẫn cần phải một thời gian nữa mới có thể giải quyết được những khó khăn trong công việc, nhưng chồng tôi cảm thấy khá hơn trước nhiều, và chúng tôi sắp sửa được ổn định..."
"Tôi thực sự rất mừng được tin này".
Karen ngập ngừng một lúc rổi giãi bầy, "Ông biết không tôi rất ghét phải nhìn cảnh chồng tôi chịu đựng sự buồn phiền đó. Nhưng về một phương diện nào đó, tôi nghĩ rằng đó cũng là một phước lành. Một đêm, trong cơn chán nản ông ấy bắt đầu khóc ròng. ông ấy không thể nín được. Cuối cùng tôi chỉ con biết giữ ông ấy trong vòng tay tôi hàng giờ trong khi ông ấy khóc, cho đến ông ấy thiếp đi.Trong hai mươi ba năm chung sống, đây là lần đầu việc như thế xẩy ra, và nói thực tôi chưa bao giờ cảm thấy khăng khít với ông ấy đến thế trong đời tôi. Cho dù sự buồn nản của ông ấy nay đã bớt đi, mọi việc đều khác hẳn xưa. Một điều gì đó vừa mới được mở ra... và cảm nghĩ khăng khít vẫn còn đó. Việc ông áy chịu đựng khó khăn và chúng tôi cả hai cùng nhau chịu đựng đã thay đổi mối quan hệ giữa chúng tôi, làm cho chúng tôi càng khăng khít hơn."
Trong khi tìm kiếm những khía cạnh mà sự khổ đau của cá nhân có thể có ý nghĩa, một lần nữa chúng ta trở lại với Đức Đạt Lai Lạt Ma, Ngài đã minh họa cách sử dũng khổ đau rất thực tiễn trong khung cảnh Đạo Phật.
Trong việc tu tập Phật Giáo, bạn có thể sử dụng khổ đau của chính bạn trong một cách chính thức để nâng cao lòng từ bi của bạn - bằng cách dùng nó làm cơ hội để tu tập theo Pháp Tong-Len- Đấy là Pháp quán chiếu của Đại Thừa Phật Giáo bằng tinh thần hình dung đến nỗi đau đớn và khổ đau của các người khác, và lần lượt cho họ tất cả tiềm lực, sức khỏe, của cải vân vân của bạn.. Tôi sẽ chỉ cách tu tập chi tiết hơn sau này. Vậy thực hiện pháp tu tập này khi bạn bị bệnh, đau đớn hay khổ đau, bạn có thể dùng điều đó làm cơ hội để suy gẫm."Cầu mong sự đau khổ của tôi có thể thay thế nỗi đau khổ của tất cả những chúng sinh khác. Bằng cách kinh nghiệm điều này, cầu mong tôi có thể cứu được những chúng sanh đang bị đau khổ tương tự". Cho nên bạn sử dụng đau khổ của bạn như một cơ hội để tập chịu khổ đau thay cho người khác.
"Ở đây tôi phải nói rõ một điều. Chẳng hạn, nếu bạn bệnh, và bạn thực hành kỹ thuật này, suy nghĩ, "Cầu mong cho bệnh tật của tôi thay thế cho những người đang bị bệnh tương tự", và bạn hình dung bạn chịu đựng bệnh và khổ đau của họ và cho họ sức khỏe của bạn. Tôi không có ý nói là bạn không lưu tâm đến bệnh của bạn. Khi đối phó với bệnh tật, trước tiên quan trọng là bạn phải có những biện pháp đề phòng ngừa để khỏi bị bệnh giống như áp dụng tất cả nhũng biện pháp phòng ngừa chẳng hạn như ăn theo chế độ hay bất cứ biện pháp nào. Và khi bạn bệnh điều quan trọng là không nên coi thường sự cần thiết dùng thuốc đúng cách và tất cả những phương pháp thông thường khác.
"Tuy nhiên, một khi bạn bệnh, những cách tu tập như Pháp Tong-Len chẳng hạn, có thể có tác động rất quan trọng đến cách bạn phải phản ứng trước tình hình bệnh tật bằng thái độ tinh thần của bạn. Thay vì than van về tình cảnh của bạn, cảm thấy đáng thương cho chính mình, và quá bị lo ấu và buồn phiền, thực ra bạn có thể tự cứu mình ra khỏi việc tăng thêm đau đớn và khổ đau tinh thần bằng cách áp dụng một thái độ đứng đắn Thực hành thiền định Tong-Len, hay "cho và nhận", không phải lúc nào cũng có thể giảm bớt đau đớn thể xác hay dẫn đến lành bệnh, nhưng điều mà nó có thể làm được là bảo vệ bạn khỏi tăng thêm đau đớn tâm lý, khổ đau, và nỗi thống khổ. Bạn có thể nghĩ rằng, "Cầu mong cho tôi bằng sự kinh qua đau đớn và nỗi khổ đau này, có thể giúp đõ được những người khác và cứu được những người đang phải chịu đựng như tôi!
Khổ đau của bạn sẽ có một ý nghĩa mới vì nó được sử dụng làm cơ sở cho việc tu tập tôn giáo hay tinh thần. Và trên cả điều ấy, cũng có thể trong trường hợp của một số cá nhân tu tập kỹ thuật này, thay vì lo ấu và buồn phiền bởi việc đã kinh qua, cá nhân đó có thể nhìn thấy điều đó là một đặc quyền. Cá nhân ấy có thể nhận thấy điều đó là một cơ hội, và thực ra, vui vẻ vì kinh nghiệm đặc biệt này làm cho họ phong phú hơn."
"Ngài nói rằng khổ đau có thể được sử dụng trong việc tu tập Pháp Tong-Len. Trước đó Ngài đã bàn về việc chủ định suy tưởng về bản chất khổ đau có thể rất có ích để ngăn ngừa chúng ta khỏi bị choáng ngộp khi những hoàn cảnh khó khăn phát sinh.. có ý nghĩa là phát triển sự chấp nhận khổ đau là một phần tất yếu của cuộc sống..."
"Điều đó rất đúng" Ngài gật đầu.
"Khổ đau có thể được xem là có ý nghĩa ở những khía cạnh khác không, hay ít nhất là sự suy ngẫm về khổ đau có một số giá trị thực tiễn không?" "Có chứ" Ngài trả lời, "nhất định có. Tôi nghĩ rằng lúc đầu chúng ta có nói trong khuôn khổ Đạo Phật, suy nghĩ về khổ đau có tầm quan trọng thật lớn lao vì lẽ nhận thức được bản chất của khổ đau, bạn sẽ phát triển được quyết tâm lớn hơn để chấm dứt nguyên nhân của khổ đau, và những hành vi bất thiện dẫn đến khổ đau. Và nó sẽ tăng thêm sự hăng hái trong việc đi vào thực hiện những hành động và hành vi thiện dẫn đến hạnh phúc và niềm vui."
"Ngài có nhìn thấy lợi ích nào về việc suy ngẫm về khổ đau cho những người không phải là Phật Tử không?
"Có chứ, tôi nghĩ rằng nó có một số giá trị thực tiễn trong một số hoàn cảnh. Chẳng hạn, suy ngẫm vể khổ đau của bạn, có thể làm giảm bớt tính cao ngạo của bạn, cảm nghĩ tự cao tự đại. Đương nhiên", Ngài cười thành thật, "điều này có thể được coi như không có lợi ích thực tiễn hay là một lý do có sức thuyết phục cho những ai không nhìn nhận sự cao ngạo hay sự hãnh diện là một sự sai lầm."
Tỏ ra nghiêm trang hơn, Đức Đạt Lai Lạt Ma thêm vào, "Nhưng dầu sao tôi nghĩ rằng có một khía cạnh có tầm quan trọng sống còn về kinh nghiệm khổ đau của chúng ta. Khi bạn có ý thức về đau đớn và khổ đau của bạn, nó giúp bạn phát triển khả năng dũng cảm, khả năng này giúp bạn hiểu và thông cảm với cảm tưởng và đau khổ của người khác. Điều này nâng cao khả năng từ bi của bạn đối với người khác. Cho nên nó là phương tiện giúp chúng ta liên hệ với người khác, nó có thể được coi như có giá trị.
"Cho nên, Đức Đạt Lai Lạt Ma kết luận, "nhìn vào khổ đau bằng những khía cạnh đó, thái độ của chúng ta có thể thay đổi, khổ đau của chúng ta có thể không phải là không có giá trị và tồi tệ như chúng ta nghĩ".
ĐỐI TRỊ VỚI ĐAU ĐỚN THỂ XÁC
Bằng cách suy ngẫm khổ đau trong những lúc êm ả của đời sống chúng ta, khi mọi sự đều tương đối ổn định và trôi chảy, chúng ta thường có thể khám phá ra giá trị sâu xa về ý nghĩa của khổ đau. Tuy nhiên đôi khi chúng ta phải đương đầu với những loại khổ đau dường như không mục đích, không có đặc tính đền bù lại tí nào cả. Cái đau đớn và khổ sở về thể xác dường như thường thuộc loại này. Nhưng có một sự khác biệt giữa đau đớn thể xác, một tiến trình sinh lý, và khổ đau, sự phản ứng tinh thần và xúc cảm với sự đau đớn. Cho nên câu hỏi được nêu lên. Tìm ra mục đích và ý nghĩa ẩn sau cái đau đớn có thể thay đổi thái độ chúng ta về việc ấy không? Và thay đổi thái độ có thể giảm bớt mức độ khổ đau khi thể xác của chúng ta bị thương tổn không?
Trong cuốn sách Đau Đớn: Món quà tặng mà không ai muốn, Tiến Sĩ Paul Brand khảo sát mục đích và giá trị của đau đớn thể xác. Tiến Sĩ Brand một bác sĩ giải phẫu chuyên về tay và và là chuyên gia bệnh phong hủi nổi tiếng trên thế giới, sống quãng đời niên thiếu của ông tại Ấn Độ, với tư cách là con một nhà truyền giáo, nói chung quanh ông toàn là những người sống trong những hoàn cảnh hết sức là cơ cực và đau khổ. Nhận thấy nỗi đau đớn thể xác dường như hoàn toàn là bình thường và được chịu đựng dễ dàng hơn ở Tây Phương, Tiến Sĩ Brand chú trọng đến cơ chế đau đớn trong cơ thể con người. Cuối cùng ông bắt đầu làm việc với các bệnh nhân bị bệnh hủi tại Ấn Độ và có một khám phá khác thường. ông khám phá ra những tàn phá của bệnh phong hủi và những biến dạng khủng khiếp không phải là do tổ chức bệnh này trực tiếp gây ra sự thối rữa thịt mà đúng hơn là bệnh này gây mất cảm giác đau đớn ở các chi. Không có sự bảo vệ của đau đớn, những người bị bệnh phong hủi thiếu hệ thống báo cho họ biết về tổn hại. Như thế, Tiến sĩ Brand theo dõi thấy những bệnh nhân này đi hay chạy bằng chi không có da thịt hoặc trơ xương ra, việc này gây nên sự tàn phá không ngừng. Không đau đớn, đôi khi họ đưa tay vào lửa để tìm lại cái gì đó. ông nhận thấy họ hoàn toàn thản nhiên đối với sư tự hủy hoại. Trong cuốn sách của ông, ông kể lại hết chuyện này đến chuyện khác về những hậu quả tai hại về cuộc sống mà không có cảm giác đau đớn- về những thương tích tái diễn, những trường hợp chuột gặm ngón tay và ngón chân trong khi người bệnh vẫn ngủ yên. Sau cả một đời làm việc với những người bệnh đau khổ do đau đớn và những người bệnh khổ đau do thiếu đau đớn, Tiến Sĩ Brand dần dần tiến tới quan niệm về đau đớn không phải là kẻ thù chung như người Phương Tây nhìn nhận mà là một hệ thống sinh học tinh vi, khác thường và thông minh báo cho chúng ta biết sự tổn hại của cơ thể và nhờ đó bảo vệ chúng ta. Nhưng tại sao kinh qua khổ đau lại khó chịu quá như vậy? ông kết luận chính sự khó chịu của đau đớn, một phần là do ta ghét, là những gì làm cho nó trở thành hiệu quả trong việc bảo vệ chúng ta và báo cho chúng ta biết về nguy hiểm và thương tích. Đặc tính khó chịu của đau đớn buộc toàn bộ tổ chức con người chăm lo vào vấn đề. Mặc dù cơ thể có những hành động phản ứng tự động làm thành lớp bảo vệ bên ngoài và mau chóng đưa chúng ta thoát khỏi đau đớn, nhưng chính cảm giác khó chịu đã kích động và bắt buộc toàn thể cơ thể tham gia hành động. Nó cũng cất giữ kinh nghiệm vào ký ức và dùng để bảo vệ chúng ta trong tương lai.
Cũng vậy, tìm hiểu ý nghĩa trong sự khổ đau của chúng ta có thể giúp chúng ta đối phó với các vấn đề trong cuộc sống. Tiến Sĩ Brand tin rằng hiểu biết mục đích của sự đau đớn thể chất có thể làm nhẹ bớt khổ đau khi đau đớn phát sinh. Theo lý thuyết này, ông đưa ra khái niệm về "bảo toàn đau đớn". ông tin rằng chúng ta có thể chuẩn bị trước cho cơn đau đớn, trong khi mạnh khỏe, bằng cách thấu triệt lý do mà chúng ta đau đớn, và dành thì giờ để suy ngẫm đời sống sẽ ra sao nếu không có đau đớn. Tuy nhiên vì cơn đau đớn dữ dội có thể phá tan tính khách quan, chúng ta phải suy ngẫm về những thứ đó trước khi cơn đau đớn tân công. Nhưng nếu chúng ta bắt đầu nghĩ về đau đớn là tiếng nói mà thân xác bạn dưa ra về một vấn đề có tầm quan trọng sống còn đối với bạn, cách hữu hiệu nhất để lưu ý bạn, thì thái độ về đau đớn của bạn sẽ bắt đầu thay đổi. Và khi thái độ về đau đớn thay đổi, sự khổ đau của chúng ta sẽ giảm bớt. Như Tiến Sĩ Brand tuyên bố, "tôi tin rằng chúng ta trau dồi thái độ này trước có thể quyết định khổ đau sẽ ảnh hưởng như thế nào khi nó tân công chúng ta." ông tin tưởng rằng thậm chí chúng ta có thể phát triển lòng biết ơn trong việc đối đầu với đau đớn. Chúng ta có thể không may phải trải qua đau đớn, nhưng chúng ta có thể biết ơn về hệ thống nhận thức đau đớn.
Chắc chắn thái độ và quan điểm tinh thần có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến mức độ khổ đau khi chúng ta đau đớn về thể xác. Chẳng hạn, xin nói đến hai người, một công nhân xấy dựng nhà cửa và một người chơi đàn dương cầm hòa tấu, cùng bị thương nơi ngón tay. Trong khi mức đau đớn thể xác của cả hai đều giống nhau, người công nhân xấy dựng có thể là đau ít và thực ra có thể vui vẻ nếu vết thương dẫn đến một tháng nghỉ có lương mà người công nhân này cần đến, trong lúc cũng vẫn vết thương ấy đưa đến kết quả làm cho người chơi đàn dương cầm đau nhiều hơn vì người này quan niệm sự chơi đàn của mình là nguồn vui hàng đầu trong cuộc sống.
Thái độ tinh thần của chúng ta ảnh hưởng đến khả năng trong việc nhận thức và chịu đựng đớn đau là một khái niệm không bị hạn chế trước những tình huống lý thuyết như thế này, nó đã được chứng minh bởi nhiều công trình nghiên cứu khoa học và thử nghiệm. Các nhà nghiên cứu vấn đềt này bắt đầu bằng cách lần tìm đường đi của đau đớn được nhận thức như thế nào và trải qua đau đớn ra sao. Đau đớn bắt đầu bằng một tín hiệu thuộc cảm giác - báo động được phát ra khi đầu dấy thần kinh bị kích thích bởi một thứ gì đó cảm thấy là nguy hiểm. Hàng triệu tín hiệu được gửi đi qua tủy sống đến gốc bộ não. Những tín hiệu này được chọn lọc và một thông điệp được gửi lên khu vực cao hơn của bộ não báo sự đau đớn. Rồi bộ não phân loại những thông điệp đã được thẩm tra trước và quyết định phản ứng. Chính ở giai đọan này tâm có thể ân định giá trị và tầm quan trọng của đau đớn và tăng cường hay sửa đổi sự nhận thức về dau đớn của chúng ta, chúng ta biến đau đớn thành khổ tâm. Để cho giảm bớt khổ đau của đau đớn, chúng ta cần phân biệt rõ nỗi đau của đau đớn mà chúng ta tạo ra bởi những ý nghĩ về đau đớn. Sợ hãi, nóng giận, tội lỗi, cô đơn, vàbất lực đều là những phản ứng tinh thần và cảm xúc có thể làm tăng thêm đau đớn. Cho nên, trong việc phát triển một phương pháp giải quyết đau đớn, đương nhiên chúng ta có thể hoạt động ở mức độ thấp trong nhận thức đau đớn, dùng những phương tiện của y khoa hiện đại như thuốc men và các liệu pháp khác, nhưng chúng ta cũng có thể hoạt động ở mức độ cao bằng cách sửa đổi tầm nhìn và thái độ của chúng ta.
Nhiều nhà nghiên cứu đã quan sát vai trò của tâm trong việc nhận thức đau đớn. Pavlov đã huân luyện chó để khắc phục bản năng đau đớn bằng cách kết hợp giật điện với phần thưởng thực phẩm. Nhà nghiên cứu Ronald Melzak dùng những thí nghiệm của Pavlov đi xa hon nữa. ông nuôi những con chó sục nhỏ terrier xứ â Cốt trong chuồng có nệm để chúng khỏi phải bị đụng chạm và cào bới bình thường trong lúc lớn. Những con chó này không biết phản ứng đau đớn căn bản, chúng không biết phản ứng, chẳng hạn khi chân chúng bị một cái kim đấm vào, trái với những con được nuôi nâng bình thường kêu ré lên khi bị kim đấm. Trên cơ sở thử nghiệm như vậy, ông kết luận nhiêu cái mà ta gọi là đau đớn, kể cả những phản ứng cảm xúc khó chịu, do học được chứ không phải do bản năng. Những cuộc thí nghiệm khác với con người, liên quan đến thôi miên và thuốc trân yên cũng đã chứng minh trong nhiều trường hợp, những chức năng cao hơn của bộ não có thể bác bỏ những tín hiệu đau đớn từ những giai đoạn thấp hơn trên đường đi của đau đớn. Điều này cho thấy tâm luôn quyết định ra sao, nhận thức đau đớn ra sao và giúp giải thích những khám phá rất kỳ thú của các nhà điều tra nghiên cứu như Tiến Sĩ Richard Stenback, và Bernard Tursky của Đai Học Y Khoa Harvard (và sau này được tái xác nhận trong việc nghiên cứu của Tiến Sĩ Maryann Bates và những người khác khi họ lưu ý rằng có những khác biệt rất có ý nghĩa giữa những nhóm sắc tộc khác nhau về khả năng nhận thức và chịu đựng đau đớn)
Cho nên dường như là thái độ của chúng ta về đau đớn có thể ảnh hưởng đến mức độ mà chúng ta chịu đựng là sự xác nhận không chỉ căn cứ vào ức đoán triết lý mà còn được chúng minh bởi chứng cớ khoa học. Và nếu cuộc điều tra nghiên cứu của ta về ý nghĩa và giá trị của đau đớn đưa đến sự thay đổi thái độ về đau đớn thì nỗ lực của chúng ta không phải là phí phạm. Trong khi tìm cách để khám phá ra mục đích tiềm ẩn của đau đớn., Tiến Sĩ Brand đã nói thêm một nhận xét quan trọng có sức hấp dẫn. ông miêu tả nhiều báo cáo về những bệnh nhân bị bệnh hủi nói rằng, "Đương nhiên, tôi có thể nhìn thấy tay tôi, chân tôi, nhưng không biết làm sao chúng không cảm thấy là một phần của tôi. Cảm thấy như thể chúng chỉ là dụng cụ". Như vậy, đau đớn không những cảnh báo và che chở chúng ta, mà nó còn hợp nhất chúng ta. Không có cảm giác đau đớn ở tay hay chân, các bộ phận này dường như không còn thuộc về thân thể của chúng ta nữa.
Cũng giống như vậy, cái đau thể xác hợp nhất cảm giác có một thân thể, chúng ta có thể hình dung kinh nghiệm chung về khổ đau có chức năng là một lực để thống nhất và nó liên kết chúng ta với người khác. Có lẽ đó là ý nghĩa tối hậu đằng sau khổ đau của chúng ta. Chính khổ đau là yếu tố căn bản nhất mà ta chia sẻ với người khác, nhân tố hợp nhất chúng ta với tất cả sinh vật sống.
Chúng tôi kết luận cuộc đàm đạo về cái khổ đau của con người với chỉ dẫn của Đức Đạt Lai Lạt Ma về Pháp Tong- Len, phương pháp được nói đến ở cuộc đàm thoại trước. Như Ngài giảng, mục đích của sự quán chiếu trong thiền định là để củng cố lòng từ bi của mình. Nhưng nó cũng có thể được coi như một công cụ có sức mạnh trong việc giúp biến đổi sự đau khổ cá nhân. Khi trải qua bất cứ dạng thức khổ đau hay khó khăn nào, ta cần phải sử dụng cách tu tập này để nâng cao lòng từ bi bằng cách mường tượng mình đang cứu giúp những người khác cũng đang chịu những khổ đau tương tự, bằng cách thấu thập và hòa tan những khổ đau của họ vào chính mình- hồ như thay họ khổ đau.
Đức Đạt Lai Lạt Ma trình bày chỉ dẫn này trước một số đông đảo cử tọa vào một buổi chiều tháng Chín đặc biệt nóng bức này tại Tuscon.
Các máy điều hòa không khí trong giảng đường đang vật lộn với nhiệt độ đang lên của sa mạc bên ngoài, cuối cùng bị khuất phục bởi cộng thêm sức nóng phát ra từ một ngàn sáu trăm người. Nhiệt độ trong phòng bắt đầu lên cao, tạo ra một mức độ khó chịu chung rất thích hợp cho việc tập thiền định về khổ đau.
HÀNH TRÌ PHÁP TONG-LEN
"Chiều hôm nay, chúng ta sẽ thiền định về cách tập luyện Tong-Len, tức "Cho và Nhận". Sự tập luyện này có nghĩa là huân luyện tâm, củng cố khả năng tự nhiên và sức mạnh của từ bi. Điều này có thể đạt được do Thiền Định Tong- Len giúp ta phản ứng lại tính ích kỷ của chúng ta. Nó tăng cường năng lực và sức mạnh của tâm bằng cách nâng cao lòng can đảm của chúng ta để có thể tđón nhận đau khổ của những người khác.
"Bắt đầu bài tập này, trước tiên hãy quán tưởng một bên của bạn là một nhóm người cực kỳ cần dược giúp đỡ, những người không may đang khổ đau, những người đang trong hoàn cảnh nghèo khổ, khó khăn, và đau đớn. Quán tưởng thật rõ nhóm người này ở một bên trong tâm bạn. Rồi, ở bên kia, quán tưởng chính bạn là hiện thân của người chỉ biết mình, có thái độ ích kỷ thường tình, lãnh đạm trước phúc lợi và nhu cầu của người khác. Rồi giữa nhóm người đau khổ và sự đại diện ích kỷ của bạn, hãy nhìn vào chính mình đứng giữa, với tư cách là người quan sát vô tư.
"Kế tiếp, nhận để ý xem tự nhiên ngả về bên nào. Có phải bạn ngả nhiều về một cá nhân, hiện thân của ích kỷ? Hay những cảm tưởng thông cảm của bạn hướng về những người yếu thế đang cần sự giúp đỡ? Nếu bạn nhìn một cách khách quan, bạn sẽ nhận thấy phúc lợi cho nhóm người hay một số đông người quan trọng hơn cho một cá nhân .
"Sau đó, tập trung chú ý vào những người túng thiếu và thất vọng. Hướng tất cả năng lực tích cực của bạn vào họ trong ý nghĩ cho họ sự thành công, niềm an ủi, các đức hạnh của bạn. Sau khi đã làm như vậy rồi, quán tưởng chính bạn nhận khổ đau, khó khăn và tất những tính tiêu cực của họ.
"Thí dụ, bạn có thể quán tưởng đến một em bé ngấy thơ đang bị chết đói tại Somalia và cảm thấy bạn phải phản ứng tự nhiên như thế nào trước cảnh này. Trong trường hợp này, khi bạn chứng nghiệm cảm nghĩ đồng cảm sâu xa trước sự khổ đau của cá nhân ấy, điều đó không còn căn cứ vào những sự cân nhắc như "Anh ta là người thân của tôi" hay "Chị ấy là bạn tôi".Thậm chí bạn chưa từng biết người ấy. Nhưng thực tế là người kia là một con người như bạn, và chính bạn là một con người cho phép khả năng đồng cảm tự nhiên xuất hiện và khiến cho bạn chìa tay ra. Cho nên bạn có thể quán tưởng cái gì đó giống như thể để suy nghĩ, " Đứa trẻ đó không có khả năng cứu mình thoát khỏi tình trạng khó khăn hay gian khổ hiện tại. Rồi, trong ý nghĩ bạn lãnh tất cả những khổ đau của nghèo khó, chết đói, cảm giác mất mát, và bằng tinh thần bạn cho đứa trẻ khả năng, của cải, và thành công của bạn. Cho nên, nhờ tập loại quán tưởng " Cho và Nhận" này, bạn có thể huân luyện tâm bạn. "Khi bắt tay vào việc tu tập này, đôi khi rất hữu ích là bắt đầu tưởng tượng đến sự đau khổ sắp đến của chính bạn, và với thái độ từ bi, bạn lãnh sự khổ đau tương lai của chính mình ngay bây giờ, với sự mong muốn thành thực thoát khỏi tất cả sự khổ đau tương lai. Sau khi thực hành tới mức phát sanh của tâm trạng từ bi đối với chính bạn, bạn có thể mở rộng tiến trình này bao gồm việc lãnh lấy những đau khổ của người khác.
"Khi bạn quán tưởng chính bạn lãnh, rất hữu ích nếu quán tưởng đến những khổ đau, khó khăn, những khó khăn trong dạng độc tố, vũ khí nguy hiểm, hay những con vật ghê gớm- những thứ khi nhìn thấy chúng thường làm cho bạn rùng mình. Cho nên, quán tưởng đau khổ bằng những hình thức này, chúng sẽ thấm thẳng vào tâm bạn.
"Mục đích quán tưởng những dạng tiêu cực và đáng sợ hãi này nhập vào tâm bạn là để tiêu diệt thái độ quen thói ích kỷ lúc nào cũng hiện hữu tại đó. Tuy nhiên với những ai có thể có những khó khăn với hình ảnh của chính mình, ghét mình, hay giận mình, hay đánh giá thấp mình, thì điều quan trọng là xét đoán xem sự tu tập đặc biệt này có thích hợp hay không thích hợp. Có thể là không thích hợp. Tu tập Pháp Tong-Len có thể trở nên rất hùng mạnh nếu bạn phối hợp 'Cho và Nhận' với một hơi thở, đó là tưởng tượng 'nhận' khi hít vào và 'cho' khi thở ra. Khi bạn làm được việc quán tưởng này hữu hiệu, nó sẽ làm cho bạn cảm thấy một chút khó chịu. Dấu hiệu này cho thấy bạn đang đánh trúng mục tiêu - thái độ ích kỷ của mình là trung tâm mà chúng ta thường có. Giờ đây chúng ta bắt đầu thiền ".
Ở cuối lời chỉ dẫn của Ngài trong việc thực hành Pháp Tong-Len, Đức Đạt Lai Lạt Ma đưa ra một điểm quan trọng. Không có bài tập đặc biệt nào có thể đáp ứng hay thích hợp cho tất cả mọi người. Trong cuộc hành trình huân luyện tinh thần của chúng ta, điều quan trọng là mỗi chúng ta quyết định cách tu tập riêng thích hợp với chúng ta Đôi khi sự tu tập đầu tiên không lôi cuốn chúng ta, và trước khi nó nó có hiệu quả, chúng ta cần phải hiểu biết nó hơn nữa. Chắc chắn điều đó đúng với tôi khi tôi theo chỉ dẫn của Ngài để thực hành pháp Tong-Len vào buổi chiều hôm đó. Tôi cảm thấy có một ít khó khăn - một cảm giác phản kháng- mặc dù tôi không thể xác định lúc bây giờ. Sau đó, vào buổi tối, tôi nghĩ đến lời chỉ dẫn của Đức Đạt Lai Lạt Ma và hiểu rằng cảm giác phản kháng của tôi đã phát triển ngay từ lúc đầu Ngài chỉ dẫn đến chỗ Ngài kết luận một nhóm người quan trọng hơn một cá nhân. Đó là một khái niệm mà tôi đã nghe trước đây, ấy là chân lý của Thần Lửa do ông Spock đưa ra trong Star Trek (cuốn phim Hành trình của các vì sao. Nhu cầu của nhiều người quan trọng hơn nhu cầu của một người. Nhưng có một điểm gắn liền với lập luận này. Trước khi đem trình bày với Đức Đạt Lai Lạt Ma, có lẽ không muốn gây ân tượng là "chỉ vì bản thân", tôi thăm dò một người bạn đã học Phật từ lâu. Tôi nói:
"Có một điều làm tôi khó chịu." có ý kiến cho rằng nhu cầu của một nhóm đông không quan trọng hơn nhu cầu của một người chỉ có nghĩa trong lý thuyết, nhưng trong đời sống hàng ngày chúng ta không tác động qua lại với số đông người. Có lúc chúng ta tác động qua lạivới một người, với nhiều người cùng một lúc. Nay, ở mức độ từng người, tại sao nhu cầu của cá nhân ấy lại quan trọng hơn nhu cầu của tôi? Tôi cũng là một người... Chúng ta bình đẳng cơ mà..."
Bạn tôi suy nghĩ một lúc."Đúng đây, nhưng tôi nghĩ rằng bạn nên cố gắng coi mỗi cá nhân thực sự bình đẳng với chính bạn- không có gì quan trọng hơn mà cũng chẳng quan trọng hơn- tôi nghĩ rằng như vậy cũng đủ để bạn bắt đầu".
Tôi đã không bao giờ còn đưa vấn đề này ra với Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét