Tin Tưởng Một Chân Lý hay Nhiều Chân Lý
Đức Dalai Lama thứ Mười Bốn
Hamburg, Đức, 21 tháng Bảy, 2007
Alexander Berzin sao chép và hiệu đính sơ
Một số tôn giáo tin vào một chân lý và một số khác tin rằng có nhiều chân lý. Chúng ta sẽ giải
quyết sự khác biệt ấy như thế nào?Hamburg, Đức, 21 tháng Bảy, 2007
Alexander Berzin sao chép và hiệu đính sơ
Thí dụ, một số người thật sự tin rằng tôn giáo của họ là tối hậu, chân chính duy nhất và những tôn giáo khác là sai lầm. Nhưng tôn giáo là một vấn đề riêng tư, cá nhân. Vì thế, đối với bất cứ cá thể nào, những gì họ tin tưởng và theo đuổi thật sự chỉ là tôn giáo của người ấy mà thôi. Còn những người bạn nào của tôi mà tin rằng chỉ có một tôn giáo chân thật cho tất cả mọi người, thì sự thật là có một số tôn giáo trên thế giới và một vài chân lý. Chúng ta cần chấp nhận sự thật này. Vì thế, đối với một số người và một số cộng đồng, thì sự hiện hữu của một vài tôn giáo là điều hoàn toàn tốt đẹp.
Những ai cảm thấy rằng đối với họ chỉ có một chân lý, một tôn giáo mà thôi, thì hãy tiếp tục giữ gìn tôn giáo ấy. Tuy nhiên, xin quý vị hãy tôn trọng những tôn giáo khác, vì chúng mang đến lợi ích sâu xa cho các anh chị em của tôi. Vì lý do này, tôi ngưỡng mộ, cảm kích và tôn trọng tất cả mọi tôn giáo – Cơ Đốc, Hồi giáo, Do Thái, Ấn giáo.
Một số tín đồ Cơ Đốc mô tả tôi như một tín đồ Cơ Đốc ngoan đạo. Tôi cũng xem một số tín đồ Cơ Đốc như những Phật tử thuần thành. Tôi chấp nhận tất cả những tu tập chính yếu của đạo Cơ Đốc như lòng tha thứ, bi mẫn, từ thiện và v.v… Tôi xem nhân quả là nền tảng của tôn giáo, trong khi những tín đồ Cơ Đốc xem Thượng Đế là điều cơ bản. Tôi nói với họ rằng giáo lý duyên khởi và tánh Không là chuyện riêng của chúng tôi, không phải của các bạn. Bạn không cần phải quan tâm về những điều này. Thế nhưng những giáo huấn khác, như những điều liên quan đến tâm từ ái và bi mẫn thì đều được xem là phổ biến đối với tất cả chúng ta. Những giáo lý chung này là nền tảng của mọi sự hòa hợp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét