CHƯƠNG 12 - ĐƯỜNG DẪN ĐẾN QUÁ TRÌNH THAY ĐỔI
QUÁ TRÌNH THAY ĐỔI
"Chúng ta đã thảo luận về khả năng hạnh phúc bằng cách tiến tới loại bỏ cách hành xử và trạng thái tâm tiêu cực của chúng ta. Nói chung, cái gì là phương pháp đạt được hạnh phúc để vượt qua những ứng xử tiêu cực và có những thay đổi tích cực trong đời sống của con người?" Tôi hỏi.
Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời, "Bước đầu tiên liên quan đến học tập, giáo dục.
"Trước đây, tôi có nói đến tầm quan trọng của học tập..."
"Có phải Ngài muốn nói về sự quan trọng của sự hiểu biết về những cảm xúc và hành xử tiêu cực tai hại đến thế nào cho sự theo đuổi hạnh phúc và những cảm xúc tích cực lại rất hữu ích ra sao?
"Phải. Nhưng trong lúc thảo luận về con đường dẫn đến những thay đổi tích cực của chính mình, thì học tập là bước đi đầu tiên. Cũng có những nhân tố khác như: niềm tin chắc, quyết tâm, hành động, và nỗ lực. Vậy bước kế tiếp là phát triển niềm tin chắc. Học tập và giáo dục rất quan trọng vì chúng giúp người ta phát triển niềm tin chắc về nhu cầu cần thay đổi và giúp tăng cường trách nhiệm của con người. Niềm tin chắc muốn thay đổi sẽ phát triển thành quyết tâm. Kế tiếp, ta biến quyết tâm thành hành động - quyết tâm mạnh mẽ muốn thay đổi khiến chúng ta có nỗ lực bền bỉ để thực hiện những thay đổi thực tế. Nhân tố nỗ lực cuối cùng này có tính chất quyết định.
"Cho nên, thí dụ, nếu bạn muốn không hút thuốc nữa, trước tiên bạn phải ý thức là hút thuốc có hại cho cơ thể. Bạn phải được dạy dỗ. Tôi nghĩ, chẳng hạn, sự thông tin và giáo dục công chúng về hậu quả tai hại của hút thuốc để thay đổi hành động của con người, tôi nghĩ rằng ngày nay một số người hút thuốc tại các nước Phương Tây ít hơn ở các nước cộng sản như Trung Hoa vì sự hiệu lực của thông tin. Nhưng chỉ học không thôi chưa đủ. Bạn phải tăng cường ý thức đó cho đến khi tiến tới tin chắc về những hậu quả tai hại của hút thuốc. Điều này củng cố sự quyết tâm thay đổi. Cuối cùng, bạn phải nỗ lực lập kiểu thói quen mới. Đấy là con đường mà thay đổi và sự biến đổi nội tâm xẩy ra trong mọi sự việc, bất cứ vấn đề gì mà bạn đang cố hoàn thành.
"Giờ đây, dù bạn đang tìm cách thay đổi hành vi nào, dù bạn đang hướng nỗ lực vào bất cứ mục tiêu đặc biệt nào hay hành động nào, bạn cần phải bắt đầu bằng cách phát triển một sự sẵn sàng mạnh mẽ hay mong ước làm việc đó. Bạn cần phải có lòng nhiệt tình to lớn. Và ở đây, ý thức cấp bách là nhân tố chủ chốt. Ý thức cấp bách này là một nhân tố mạnh mẽ giúp bạn vượt qua các khó khăn. Thí dụ, kiến thức về những hậu quả nghiêm trọng của bệnh AIDS đã tạo ra một ý thức cấp bách đã ngăn chặn hoạt động tình dục của nhiều người. Tôi nghĩ rằng, thường khi bạn nhận được thông tin xác đáng, thì ý thức về tính chất nghiêm trọng và cam kết sẽ tới.
"Vì vậy ý thức cấp bách này có thể là một nhân tố quan trọng đem lại sự thay đổi. Nó sẽ cho chúng ta nguồn sinh lực to lớn. Ví dụ trong một biến động chính trị, nếu có một ý nghĩ tuyệt vọng, sẽ có có một ý thức cấp bách to lớn - đến nỗi người ta quên cả đói, và không có cảm gì mệt mỏi hay kiệtsức trong việc theo đuổi mục tiêu của họ.
"Ý nghĩa quan trọng của sự cấp bách không chỉ áp dụng để vượt khó khăn ở mức độ cá nhân, mà cón còn ở mức độ cộng đồng và toàn cầu. Khi tôi ở St Louis, tôi gặp ông thống đốc. Tại đây, nạn lụt nặng nề mới xẩy ra. ông thống đốc cho tôi biết khi lụt mới xẩy ra, ông rất quan ngại về tính chất chủ nghĩa cá nhân của xã hội, có thể dân chúng không mấy góp phần hợp tác, họ có thể không cam kết dân thân vào nỗ lực phối hợp và cộng tác này. Nhưng khi việc khủng hoảng xẩy ra, ông hết sức sửng sốt bởi sự đáp ứng của dân chúng. Dân chúng hết sức hợp tác và dân thân vào nỗ lực phối hợp ứng phó với những vấn đề lụt khiến ông hết sức cảm kích. Cho nên theo tôi, điều này cho thấy muốn đạt được mục tiêu quan trọng, chúng ta cần một sự đánh giá cao ý thức cấp bách, giống như trường hợp này, cơn nguy cấp bách đến nỗi dân chúng tự động tham gia các lực lượng và phản ứng nhanh lúc nguy kịch Bất hạnh thay, "ông nói một cách buồn bã, "thường thường chúng ta không có ý thức cấp bách đó".
Tôi hết sức ngạc nhiên nghe thấy ông nhân mạnh sự quan trọng của ý thức cấp bách căn cứ vào ân tượng sâu sắc của người Tây Phương. Về thái độ "Mặc kệ nó " của người Á Châu sinh ra bởi tin rằng có nhiều kiếp sống, nếu bây giờ không xẩy ra, thì bao giờ cũng xẩy ra vào lần kế tiếp.
"Nhưng rồi câu hỏi làm sao Ngài có thể phát triển ý thức nhiệt tình mạnh mẽ để thay đổi hoặc ý thức cấp bách trong đời sống hàng ngày? Có một con đường đặc biệt nào của Phật Giáo giải quyết vấn đề không?" Tôi hỏi Ngài.
"Đối vói những người hành trì Phật Giáo, có nhiều kỹ thuật được dùng để tạo ra lòng nhiệt tình". Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời." Muốn sản sinh lòng tin và lòng nhiệt tình chúng ta tìm thấy trong kinh điển Phật Giáo cuộc thảo luận về tính quý báu của đời sống con người. Chúng ta nói về bao nhiêu tiềm năng nằm trong phạm vi cơ thể, ý nghĩa của nó như thế nào, những mục đích thiện mà nó có thể được sử dụng lợi ích và thuận lợi có hình dạng con người, vân vân... Và những cuộc thảo luận này là để thấm nhuần lòng tin cậy và lòng can đảm và dem lại ý thức cam kết sử dụng thân người của ta một cách tích cực.
"Rồi, muốn sản sinh ý thức cấp bách góp phần vào việc tu tập tinh thần, người hành trì phải nhớ đến vô thường, cái chết. Khi chúng ta nói đến vô thường trong phạm vi này là chúng ta đang nói bằng ngôn ngữ rất thông thường, không phải về khía cạnh huyền ảo của quan niệm vô thường. Nói một cách khác, chúng ta phải nhớ rằng một ngày nào đó, chúng ta sẽ không còn ở đây nữa. Loại hiểu biết đó, sự nhận thức vô thường đó được khuyến khích, cho nên khi nó đi đôi với sự đánh giá cao về tiềm năng to lớn của đời sống con người, nó sẽ cho ta ý thức về sự cấp bách mà chúng ta phải sử dụng trong mọi giờ phút."".
"Suy tưởng về vô thường và cái chết của chúng ta dường như là một kỹ thuật mạnh" Tôi nhận xét, " giúp thúc đẩy ta, phát triển ý thức cấp bách đem lại những sự thay đổi tích cực. Kỹ thuật này có thể sử dụng cho người không phải Phật Tử được không?
"Tôi nghĩ rằng ta có thể nên cẩn thận trong việc áp dụng những kỹ thuật khác nhau cho người không phải là Phật Tử." Ngài nói một cách suy tư." Có lẽ có thể áp dụng nhiều hơn trong sự tu tập Phật Giáo: "Rút Cuộc".. Ngài cười, " ta có thể sử dụng sự suy tưởng đúng là cho mục tiêu trái ngược- "Ồ, không cần gì bảo đảm là ngày mai tôi còn sống, cho nên tốt hơn là tôi nên có nhiều điều vui hôm nay!"
"Ngài có gợi ý gì cho người không phải là Phật Tử, cách phát triển ý thức cấp bách?"
Ngài trả lời, "Như tôi đã lưu ý, đó là chỗ có thông tin và giáo dục dồi dào. Thí dụ, trước khi tôi gặp một số chuyên gia hay các nhà chuyên môn, tôi không có ý thức gì về khủng hoảng môi sinh. Nhưng một khi tôi gặp họ rồi, và họ giảng giải những vấn đề mà chúng ta đang đối mặt, thì tôi nhận thức được tính nghiêm trọng của tình hình. Điều này cũng có thể áp dụng cho những vấn đề khác mà chúng ta phải đối đầu.
"Nhưng đôi khi, dù có tin tức, chúng ta vẫn không có nghị lực để thay đổi. Làm sao ta có thể vượt qua được?" Tôi hỏi Ngài.
Đức Đạt Lai Lạt Ma ngưng một chút để suy nghĩ rồi nói, " Tôi nghĩ ở đây chúng ta có nhiều loại khác nhau. Một loại có thể phát sinh từ một số nhân tố sinh học, nhân tố này có thể gây ra tính lãnh đạm hay thiếu nghị lực. Khi nguyên nhân là tính lãnh đạm hay thiếu nghị lực do nhân tố sinh học, ta cần phải tác động vào lối sống của ta. Cho nên, nếu ta cố gắng ngủ cho đủ, ăn uống điều độ, không uống rượu, vân vân.., những điều ấy làm cho đầu óc ta sáng suốt hơn. Trong một số trường hợp, ta cũng cần đến thuốc men hay những vật lý trị liệu nếu nguyên nhân là do bệnh tật. Nhưng có một loại lãnh đạm hay lười biếng khác - loại này phát sinh do nhược điểm của tâm..."
"Phải, chính là loại mà tôi đề cập tới"
"Muốn vượt qua loại lãnh đạm này, và tạo ra sự cam kết và lòng nhiệt tình là để khắc phục cách hành xử hay tâm trạng tiêu cực, tôi nghĩ phương pháp hiệu quả nhất, và có lẽ giải pháp duy nhất là luôn luôn ý thức những hậu quả phá hoại của hành xử tiêu cực. Ta cần phải luôn nhắc nhở mình về những hậu quả phá hoại ấy.
Những lời nói của Đức Đạt Lai Lạt Ma nghe có vẻ đúng, tôi là một thầy thuốc trị bệnh tâm thần, tôi ý thức sâu xa về số hành xử tiêu cực và cách suy nghĩ đã trở thành cố hữu nặng như thế nào, khó khăn biết bao cho một số người để thay đổi. Giả sử là có những nhân tố có động lực tâm lý dang hoạt động, tôi đã bỏ ra không biết bao nhiêu thì giờ vào quan sát và phân tích kỹ lưỡng những sự chống đối thay đổi của bệnh nhân. Đắn đo điều này, tôi hỏi:
"Người ta thường muốn có những sự thay đổi tích cực trong đời sống, tham gia và những hành động lành mạnh hơn, vân vân... Nhưng đôi khi hồ như đó chỉ là quán tính hay sự chống lại... Làm sao Ngài có thể giải thích việc đó xẩy ra như thế nào? "Thật dễ dàng..." Ngài bắt đầu một cách tự nhiên.
"Dễ dàng?"
"Chính là vì chúng ta hoàn toàn có thói quen hay làm việc theo một số cách nào đó. Rồi chúng ta phần nào bị hư hỏng, chỉ thích làm những điều mình muốn làm, những điều mình thường vẫn làm."
"Nhưng làm sao có thể vượt qua được những điều đó?
"Bằng cách dùng quá trình làm quen với hoàn cảnh thuận lợi của ta. Do tính quen thuộc liên tiếp, nhất định chúng ta có thể lập được kiểu hành xử mới. Đấy là một thí dụ: Tại Dharamsala tôi luôn luôn dậy và bắt đầu làm việc lúc 3:30 sáng, mặc dù tại Arizona, tôi dậy vào lúc 4:30 sáng, tôi ngủ thêm được một giờ", Ngài cười."Lúc đầu bạn cần phải có chút cố gắng để tập cho quen, nhưng sau một vài tháng, nó trở thành thường lệ và bạn không cần phải nỗ lực đặc biệt nữa. Cho nên dù bạn đi ngủ muộn, bạn có thể có khuynh hướng muốn ngủ thêm ít phút nữa, nhưng bạn vẫn dậy vào lúc 3:30 sáng mà không phải có một ý định gì đặc biệt cả, và bạn có thể dậy và làm các công việc thường lệ hàng ngày. Đó là do sức mạnh của thói quen.
"Cho nên, bằng nỗ lực kiên định, chúng ta có thể khắc phục được bất cứ hoàn cảnh tiêu cực nào và làm những thay đổi tích cực trong đời sống chúng ta. Nhưng bạn vẫn cần hiểu rằng sự thay đổi thật sự không thể xẩy ra trong một đêm được. Bây giờ, thí dụ, trường hợp của chính tôi, tôi cho rằng nếu tôi so sánh tâm trạng bình thường của tôi ngày nay với 20 hay 30 năm trước đây chẳng hạn,rõ ràng là có một sự khác biệt lớn. Nhưng sự khác biệt này, xẩy ra bước một, tôi bắt đầu học Phật Giáo khoảng năm hay sáu tuổi, nhưng vào lúc đó tôi không quan tâm gì đến lời Phật dạy, " Ngài cười, "Mặc dầu người ta gọi tôi là hiện thân cao nhất. Tôi cho rằng không phải cho đến năm tôi khoảng 16 tuổi, tôi mới thực sự có một số cảm giác nghiêm túc nào đó về Phật Giáo. Và tôi cố gắng bắt đầu tu tập đứng đắn. Rồi qua nhiều năm, tôi bắt đầu phát triển sự am hiểu sâu xa về những nguyên tắc Phật Giáo, về những cách tu tập, lúc mới đầu dường như khó có thể thực hành được và hầu như là trái tự nhiên, nhưng rồi trở nên rất tự nhiên và dễ hiểu. Điều này xẩy ra qua sự làm quen dần dần. Đương nhiên, tiến trình này đã mất dến hơn 40 năm.
"Cho nên, bạn biết đây, trong thực tế, sự phát triển tinh thần cần có nhiều thì giờ. Nếu ai đó nói, "Ồ, qua nhiều năm khó nhọc mọi việc đã thay đổi ", tôi nghiêm chỉnh đồng ý. Có nhiều khó khăn thay đổi là đúng và lâu dài. Nếu một người nào đó nói 'õ chỉ trong một thời gian ngắn, hai năm chẳng hạn, đã có một sự thay đổi lớn lao' tôi nghĩ rằng điều đó không thực tế."
Trong khi con đường thay đổi của Đức Đạt Lai Lạt Ma là hợp lý không cần phải bàn cãi, có một vấn đề dường như cần phải điều hòa:
"Ngài đã nói đến sự cần thiết phải có một mức nhiệt tình và quyết tâm cao độ để biến đổi tâm, để có những thay đổi tích cực. Nhưng cùng lúc chúng ta thừa nhận sự thay đổi đích thực xẩy ra rất chậm và phải mất nhiều thì giờ ". Tôi ghi nhận."Khi thay đổi xẩy ra rất chậm chạp, rất dễ trở nên chán nản. Có bao giờ Ngài cảm thấy chán nản bởi mức tiến bộ chậm chạp về sự tu tập tinh thần của Ngài hay chán nản ở những lãnh vực khác trong đời sống của Ngài."
Ngài nói: "Có chứ, chắc chắn có"
Tôi hỏi: "Ngài xử trí với việc ấy ra sao?"
"Ở một chừng mực nào đó trong việc tu tập tinh thần của tôi nếu tôi gặp một số trở ngại hay khó khăn, tôi thấy nó rất hữu dụng để lùi lại và có một quan điểm lâu dài chứ không phải một quan điểm ngắn hạn. Về mặt này, tôi thấy nghĩ về một bài kệ đặc biệt cho tôi lòng can đảm và giúp tôi giữ vững quyết tâm. Cấu kệ ấy như sau:
Chừng nào còn có chỗ tồn tại
Chừng nào còn chúng sanh
Xin cho tôi được sống
Để xua tan nỗi khổ trên thế gian này.
Chừng nào còn chúng sanh
Xin cho tôi được sống
Để xua tan nỗi khổ trên thế gian này.
"Tuy nhiên, trong chừng mực liên quan đến cuộc tranh đấu cho tự do của Tây Tạng, nếu tôi sử dụng niềm tin này, những vần thơ ấy- phải sẵn sàng chờ đợi "hết vạn kỷ này đến vạn kỷ khác ...chừng nào còn có chỗ tồn tại " và vân vân... thì tôi nghĩ rằng tôi sẽ là kẻ dại dột. Ở đây ta cần phải dồn hết tâm trí tức khắc và tích cực hơn. Đương nhiên, trong tình trạng này, sự tranh đấu cho tự do, khi tôi nghĩ về nỗ lực 14 và 15 năm thương lượng mà không kết quả, khi tôi nghĩ đến 15 năm thất bại, tôi nhiễm một cảm giác nôn nóng hay nản lòng. Nhưng cảm nghĩ nản lòng này không làm tôi mất can đảm đến mức mất không hy vọng".
Nhân mạnh vấn đề thêm một chút nữa tôi hỏi Ngài, "Nhưng đúng ra là cái gì ngăn cản Ngài không mất hy vọng?
"Dù trong tình trạng của Tây Tạng, tôi nghĩ rằng quan sát tình hình từ một triển vọng rộng hơn, nhất định sẽ có ích. Cho nên, chẳng hạn tôi nhìn tình hình bên trong Tây Tạng từ một tiển vọng hẹp chỉ tập trung vào điều đó, rồi thì tình hình có vẻ hầu như vô vọng. Tuy nhiên khi nhìn từ một triển vọng rộng hơn, nhìn từ triển vọng thế giới, thì tôi thấy tình hình quốc tế trong đó toàn bộ hệ thống cộng sản và độc tài đang sụp đổ, ngay cả Trung Hoa cũng có phong trào dân chủ và tinh thần của người Tây Tạng vẫn còn cao. Cho nên tôi không bỏ cuộc".
Căn cứ vào kiến thức rộng và sự rèn luyện về triết lý và thiền định Phật Giáo, quả là thú vị thấy Đức Đat Lai Lạt Ma nhận biết học tập và giáo dục là bước thứ nhất mang đến sự biến đổi bên trong chứ không phải là sự tu tập tinh thần huyền bí. hay tiên nghiệm. Mặc dù giáo dục được thừa nhận chung là quan trọng trong việc học tập những kỹ năng mới hay để bảo đảm công việc nhưng vai trò của giáo dục là một nhân tố chủ yếu để giành hạnh phúc đã không được mọi người chú ý tới. Tuy nhiên các nghiên cứu ngay cả giáo dục lý thuyết thuần túy cũng trực tiếp liên kết tới cuộc sống hạnh phúc. Nhiều cuộc khảo sát đã tìm thấy kết luận là mức giáo dục càng cao đã có mối tương quan tích cực với sức khỏe càng tốt và sống càng thọ, và thậm chí còn bảo vệ cá nhân khỏi suy nhược. Trong cố gắng xác định lý do vì sao tác động của giáo dục có nhiều lợi ích, các khoa học gia đã lý luận là những cá nhân có giáo dục tốt hơn nhận thức được nhiều hơn về những yếu tố rủi ro xho sức khỏe, có nhiều khả năng hơn trong việc chọn lựa lới sống lành mạnh hơn, cảm nhận được quyền hạn được trao và tự trọng hơn, có kỹ năng giải quyết vấn đề tốt hơn, và có những chiến lược đối phó hiệu nghiệm hơn - tất cả những nhân tố có thể góp phần cho đời sống hạnh phúc và lành mạnh hơn. Cho nên, nếu chỉ giáo dục lý thuyết đơn thuần liên hệ đến đời sống hạnh phúc hơn, thì sự học tập và giáo dục mà Đức Đạt lai Lạt Ma nói mạnh đến như thế nào - giáo dục đặc biệt tập trung vào sự hiểu biết và thi hành toàn bộ các nhân tố dẫn đến một hạnh phúc trường cửu?
Bước kế tiếp trong con đường thay đổi của Đức Đạt Lai Lạt Ma đòi hỏi phải tạo ra 'quyết tâm và lòng nhiệt tình'. Bước này cũng được khoa học hiện đại Tây phương chấp nhận là một nhân tố quan trọng trong việc đạt mục tiêu của mình. Trong một cuộc nghiên cứu, chẳng hạn, nhà tâm lý học giáo dục Benjamin Bloom đã khảo sát đời sống của một số người Hoa Kỳ thành đạt như nghệ sĩ, lực sĩ, và khoa học gia. ông khám phá ra nỗ lực và quyết tâm chứ không phải tài năng thiên phú dẫn đến thành công trong lãnh vực của mình. Vì trong bất cứ lãnh vực nào khác, ta có thể cho rằng nguyên tắc này được áp dụng đồng đều vào nghệ thuật tạo hạnh phúc.
Những nhà khoa học nghiên cứu cách cư xử của con người đã nghiên cứu sâu rộng cơ cấu đề xướng, duy trì và hướng dẫn những hoạt động của chúng ta liên quan đến lãnh vực này là việc nghiên cứu "động cơ thúc đẩy của con người". Những nhà tâm lý học nhận dạng ra ba loại động cơ chính. Loại thứ nhất, động cơ chính yếu, là nỗ lực căn cứ vào nhu cầu sinh học phải được đáp ứng để tồn tại. Thí dụ loại này gồm có nhu cầu về thực phẩm, nước và không khí. Một loại động cơ khác đòi hỏi con người cần phải có sự kích thích và thông tin. Những nhà điều tra nghiên cứu giả thuyết rằng đó là nhu cầu bẩm sinh, bắt buộc để trưởng thành, phát triển và hoạt động hệ thống thần kinh. Loại cuối cùng, gọi là động thứ yếu, là những động cơ căn cứ vào những nhu cầu đòi hỏi có học vân và những nỗ lực. Những động cơ thứ yếu này liên quan đến nhu cầu cần phải thành công, có quyền lực, địa vị và thành tích. Ở mức động cơ thúc đẩy này, hành vi và nỗ lực của ta có thể bị ảnh hưởng bởi những thế lực xã hội và được định hướng do học tập. Chính trong giai đoạn này, những lý thuyết về tâm lý học hiện đại trùng hợp với quan niệm của Đức Đạt Lai Lạt Ma về "quyết tâm và lòng nhiệt thành". Tuy nhiên trong hệ thống của Đức Đạt Lai Lạt Ma, tạo ra được nỗ lực và quyết tâm không chỉ sử dụng để tìm cầu thành công vật chất mà còn để phát triển khi ta đạt được sự hiểu biết rõ ràng hơn về các nhân tố dẫn đến chân hạnh phúc và được sử dụng vào các mục tiêu cao hơn như lòng tốt, từ bi, và mở mang tinh thần.
"Tinh Tân" là nhân tố cuối cùng mang đến về sự thay đổi. Đức Đạt Lai Lạt Ma nhận dạng tinh tân là một nhân tố cần thiết để thiết lập điều kiện mới. Thay đổi lối ứng xủ và tư tưởng tiêu cực nhờ điều kiện mới là ý tưởng không những được đồng quan điểm với tâm lý gia Tây Phương, mà thực ra còn là nền tảng củapháp điều trị cách ứng xử hiện đại. Loại điều trị này dựa vào lý thuyết căn bản là phần lớn con người biết tình trạng của họ (cá tính, lề thói...), và bằng cách đưa ra chiến lược tạo các điều kiện mới, phép điều trị cách ứng xử chứng tỏ rất hữu hiệu với hàng loạt vấn đề.
Trong khi khoa học mới khám phá ra rằng khuynh hướng của 'gen' rõ ràng là đóng một vai trò trong cách phản ứng đặc thù trước việc đời của một cá nhân, hầu hết các nhà khoa học xã hội và các nhà tâm lý học cảm thấy rằng phần lớn cách ứng xử, suy nghĩ và cảm nhận của con người là do học tập và điều kiện hoàn cảnh, ấy là do sự dạy dỗ và ảnh hưởng của văn hóa và xã hội chung quanh chúng ta. Và vì người ta tin rằng cách ứng xử phần lớn được thiết lập bởi điều kiện tùy thuộc, được củng cố và khuếch đại bởi "thói quen" đưa đến khả năng như Đức Đạt Lai Lạt Ma khẳng định, phá bỏ các điều kiện có hại hay tiêu cực và thay thế chúng bằng điều kiện có ích, nâng cao đời sống.
Tinh tân bền bỉ thay đổi cách ứng xử bên ngoài không những giúp ích cho việc khắc phục những thói xấu mà còn có thể thay đổi thái độ và cảm nghĩ cơ bản. Những cuộc thử nghiệm cho thấy không những thái độ và đặc diểm tâm lý của chúng ta quyết định cách ứng xử, một khái niệm thường được chấp nhận, mà cách ứng xử của chúng ta cũng có thể thay đổi thái độ của chúng ta. Những nhà nghiên cứu thấy cả đến một cái cau mày, hay nụ cười giả tạo cũng có khuynh hướng gây nên những cảm xúc giận dữ hay hạnh phúc, điều này có ý là "trải qua những cảm xúc", và làm đi làm lại trong cách ứng xử tích cực cưối cùng sẽ mang lại sự thay đổi thật sự ở bên trong. Điều này có thể có những hàm ý quan trọng trong cách xấy dựng một cuộc sống hạnh phúc hơn của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Nếu chúng ta bắt đầu bằng một hành động đơn giản giúp đỡ thường xuyên người khác chẳng hạn, dù chúng ta không cảm thấy đặc biệt tử tế hay quan tâm, chúng ta có thể nhận ra biến đổi bên trong đang xẩy ra, khichúng ta dần dà phát triển từ bi đích thực.
MONG ƯỚC THỰC TẾ
Để dem lại sự biến đổi và thay đổi đích thực bên trong, Đức Đạt Lai Lạt Ma nhân mạnh đến tầm quan trọng của sự tinh tân bền bỉ. Đó là một tiến trình diễn tiến từng bước một. Điều này trái ngược hẳn lại với sự nẩy nở của các "kỹ thuật và phép chữa trị tự lực sửa sang nhanh' trở nên quá đại chúng trong văn hóa Tây Phương trong những thập niên gần đây... những kỹ thuật từ "xác nhận tích cực" đến "khám phá đứa con bên trong của bạn".
Phương pháp của Đức Đạt Lai Lạt Ma cho thấy sự phát triển và trưởng thành chậm. Ngài tin tưởng vào sức mạnh to lớn của tâm thấm chí đến mức vô hạn - nhưng đó là tâm đã được huân luyện có hệ thống, được nhắm đúng hướng và tập trung, tâm được tôi luyện bằng nhiều năm kinh nghiệm và biết suy luận. Phải mất nhiều thời gian lâu mới làm cho cách ứng xử và thói quen của tâm góp phần vào những vấn đề của chúng ta. Cũng phải mất nhiều thời gian tương đương để thiết lập những thói quen mới đem lại hạnh phúc. Không có gì ngoài các thành tố thiết yếu này: quyết tâm, tinh tân và thời gian. Đấy là những bí quyết thực sự của hạnh phúc.
Khi đã dân thân trên con đường thay đổi, điều quan trọng là đề ra những mong ước hợp lý. Nếu những mong ước quá cao tự chúng ta sẽ thất vọng. Nếu mong ước quá thấp, ta dễ dàng chấp nhận giới hạn của chúng ta và không sẵn sàng vươn tới tiềm năng thực sự của chúng ta.Sau cuộc đàm luận về tiến trình thay đổi, Đức Đạt Lai Lạt Ma giải thích:
"Không bao giờ bạn nên bỏ qua tầm quan trọng phải có một thái độ thực tế - phải nhậy cảm và tôn trong tình hình thực tế cụ thể của bạn trong khi bạn trên con đường tiến tới mục tiêu tối hậu. Công nhận những khó khăn cố hữu trên con đường của bạn, và sự thật nó đòi hỏi phải mất thì giờ và tinh tân bền bỉ. Quan trọng là phải nhớ phân biệt tâm giữa lý tưởng và tiêu chuẩn để đánh giá sự tiến bộ của bạn. Chẳng hạn là một Phật Tử, bạn đặt lý tưởng rất cao : giác ngộ viên mãn là mong ước tối hậu của bạn.Tin rằng giác ngộ viên mãn là thành tựu lý tưởng không phải là một cực đoan. Nhưng mong ước đạt được nhanh chóng, ngay tại chỗ trở thành cực đoan. Dùng điều đó làm tiêu chuẩn cho lý tưởng bạn trở nên chán nản và hoàn toàn mất hy vọng khi không nhanh chóng đạt được giác ngộ. Cho nên bạn cần các phương pháp thực tế. Mặt khác nếu bạn nói, "Tôi sẽ tập trung ngay bây giờ, đó là điều thiết thực, và tôi không cần quan tâm đến tương lai hay cuối cùng đạt được chủ yếu Phật Quả" thì đó lại là một cực đoan khác. Cho nên chúng ta cần tìm ra cách giải quyết ở khoảng giữa. Chúng ta cần tìm ra thế quân bình. "Xử lý vấn đề mong ước thực ra là một vấn đề phức tạp. Nếu bạn có những mong muốn thái quá mà không có nền móng chính đáng, thì nó thường dẫn đến có vấn đề Mặt khác, không có mong ước và hy vọng, không có khao khát thì không có tiến bộ. Một số hy vọng rất cần thiết. Cho nên tìm thế quân bình thích đáng không phải là dễ dàng. Ta phải suy xét tình hình ngay tại chỗ".
Tôi vẫn còn có những sự nghi ngờ dai dẳng mặc dù dứt khoát chúng ta có thể sửa chữa một số lối ứng xử và thái độ tiêu cực nếu đủ thời gian và tinh tân, thực ra có thể loại bỏ được những xúc cảm tiêu cực tới mức độ nào? Nói với Đức Đạt Lai Lạt Ma, tôi bắt đầu: "Chúng ta có nói đến đến smột thực tế là hạnh phúc cơ bản tùy thuộc vào việc loại bỏ cách ứng xử và tình trạng tinh thần tiêu cực - như giận dữ, sân hận, tham lam và vân vân..."
Đức Đạt Lai Lạt Ma gật đầu.
"Nhưng những loại cảm xúc ấy dường như là một phần tự nhiên thuộc bản chất tâm lý. Tất cả con người đều kinh qua những cảm xúc xấu ấy ở mức độ này hay mức độ khác. Và nếu điều đó là đúng, phải chăng ghét bỏ, phủ nhận, và chiến đấu với một phần của chính mình là hữu ý? Tôi muốn nói dường như không thực tế, thậm chí trái tự nhiên nếu cố gắng loại bỏ hẳn cái gì đó mà nó là một phần không thể thiếu trong bản chất tự nhiên của chúng ta? Lắc đầu, Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời "Đúng, một số người cho là giận dữ, sân hận và những cảm xúc tiêu cực khác là một phần tự nhiên trong tâm chúng ta. Họ cảm thấy vì chúng là một phần tự nhiên của bản chất chúng ta, không có cách chi có thể thay đổi những trạng thái tinh thần này. Nhưng điều đó sai. Thí dụ, tất cả chúng ta sinh ra trong một tình trạng vô minh (không biết gì). Trong nghĩa ấy, vô minh cũng hoàn toàn tự nhiên. Dù sao, khi chúng ta còn trẻ, chúng ta hầu như không biết gì. Nhưng khi chúng ta lớn lên, ngày lại ngày, qua giáo dục và học tập chúng ta có thể giành được kiến thức và xua tan vô minh. Tuy nhiên nếu chúng ta sao lãng với chính mình trong tình trạng vô minh không có ý thức mở mang sự học hỏi, chúng ta sẽ không thể xua tan vô minh. Cho nên, nếu chúng ta bỏ quên mình trong "trạng thái tự nhiên" mà không nỗ lực xua tan vô minh, thì các nhân tố đối kháng hay tác động của giáo dục và học tập không tự nhiên mà đến. Và cũng giống như vậy, nhờ rèn luyện thích đáng, chúng ta dần dần có thể giảm những cảm xúc tiêu cực và tăng thêm trạng thái tâm tích cực như tình thương từ bi và khoan dung"
"Nhưng nếu những điều này lại là một phần của tâm trí chúng ta, rút cục làm sao ta có thể thành công trong việc chiến đấu chống lại cái gì đó là một phần của chính chúng ta?"
"Để cân nhắc cách chống lại cảm xúc tiêu cực, rất cần biết tâm con người hành hoạt ra sao", Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời." Bây giờ, tâm con người đương nhiên rất phức tạp. Nhưng nó cũng rất tài tình. Nó có thể tìm ra nhiều cách giải quyết nhiều tình trạng và hoàn cảnh. Đối với một vấn đề tâm có khả năng tiếp nhận những cách nhìn khác nhau, qua đó nó có thể suy nghĩ về những vấn đề khác nhau.
"Trong phạm vi tu tập Phật Giáo, khả năng tiếp nhận những cách nhìn khác nhau được dùng trong một số cách thiền tập trong đó bằng tinh thần bạn phân lập chính mình thành những khía cạnh khác nhau rồi tham gia đối thoại với nhau. Chẳng hạn, trong một buổi thiền tập để nâng cao tính vị tha, qua đó bạn tham gia cuộc đối thoại giữa "thái độ tự cho mình là trung tâm của bạn", cái tôi là hiện thân của tính tự cho mình là trung tâm với chính bạn là người tu tập tinh thần. Hồ như có một quan hệ đối thoại. Ở đây cũng như vậy, mặc dù những nét tiêu cực như sân hận và giận dữ là một phần của tâm bạn, nhưng bạn có thể dùng sự cố gắng trong đó bạn lấy giận dữ và sân hận làm đối tượng và bạn chiến đấu với nó.
"Thêm vào, từ kinh nghiệm hàng ngày, bạn thường thấy mình trong tình trạng tự trách mình hay tự phê bình mình. Bạn nói, "ôi ngày ấy, ngày đó, tôi đã tự hạ mình. Rồi bạn tự phê bình bạn. Hay, bạn trách cứ mình đã làm điều sai hay đã không làm điều đó, và bạn cảm thấy giận mình. Cho nên ở đây cũng vậy, hồ như bạn tham gia vào vào cuộc đối thoại với chính bạn. Trong thực tế không có hai cái tôi riêng biệt, đó chỉ là sự tiệm tiến duy nhất của cùng một cá nhân. Dẫu vậy phê bình mình, cảm thấy giận dữ với chính mình là khôn ngoan. Đó là điều bạn biết rõ từ kinh nghiệm riêng của bạn.
"Cho nên mặc dù trong thực tế chỉ có một sự tiệm tiến cá nhân mà thôi, nhưng bạn có thể tiếp nhận hai cách nhìn khác nhau. Điều gì xẩy ra khi bạn tự phê bình? Cái tôi đang phê bình được tiến hành từ một cách nhìn của chính bạn là một tổng thể toàn bộ bản thân của bạn, và cái tôi đang bị bị phê bình là một cái tôi từ một cách nhìn của một kinh nghiệm đặc biệt hay của một biến cố đặc biệt. Cho nên bạn có thể nhìn thấy mối quan hệ của cái tôi -với-cái-tôi này.
Để nói rõ thêm về điểm này, có thể là rất hữu ích nếu suy nghĩ vế các khía cạnh thuộc cá tính của một người. Hãy lấy thí dụ một nhà sư Tây Tạng. Người đó có thể có ý thức về cá tính riêng từ cách nhìn của bản thân là một nhà sư, chính mình là một nhà sư'. Và rồi người đó cũng có thể có mức độ cá tính riêng không quan tâm nhiều đến tình trạng là một nhà tu hành mà là nguồn gốc sắc tộc, như một người Tây Tạng. cho nên người ấy có thể nói "Tôi là một người Tây Tạng". Rồi ở một mức độ khác, người ấy có thể có một cá tính khác trong đó tình trạng tu hành và sắc tộc không đóng bất cứ vai trò quan trọng gì. Người ấy có thể nghĩ, "Tôi là một con người". Cho nên bạn có thể thấy những cách nhìn khác nhau trong cá tính riêng của mỗi người. "Những gì điều này cho thấy là khi chúng ta hiểu về một cái gì đó bằng khái niệm, chúng ta có thể có khả năng nhìn vào một hiện tượng từ nhiều góc độ khác nhau. Và khả năng nhìn sự việc từ nhiều góc độ khác nhau hoàn toàn là lựa chọn, chúng ta có thể nhắm vào một góc độ đặc biệt nào đó, vào một khía cạnh đặc biệt nào đó của hiện tượng đó và áp dụng một cách nhìn đặc biệt nào đó. Khả năng này hết sức là quan trọng khi ta tìm cách nhận biết và loại bỏ một số khía cạnh tiêu cực của chính mình và nâng cao những nét tích cực. Vì khả năng áp dụng cách nhìn khác, chúng ta có thể tách mình ra làm nhiều phần rồi tìm cách loại bỏ và chiến đấu với chúng.
"Bây giờ, để xem xét thêm đề tài này, một câu hỏi rất quan trọng phát sinh: Mặc dù chúng ta có thể tham gia vào việc chiến đấu chống lại giận dữ, sân hận và những trạng thái tiêu cực khác của tâm, nhưng cái gì bảo đảm hay chắc chắn chúng ta có thể giành chiến thắng?
"Khi nói về những trạng thái tiêu cực của tâm, phải nhân mạnh rằng tôi đề cập đến điều mà chúng tôi gọi là Nyon Mong trong tiếng Tây Tạng hay Kesha trong tiếng Phạn. Từ này có nghĩa đen là 'đau đớn ở bên trong'."Đó là một từ dài, cho nên nó thường được dịch là 'ảo tưởng'. Chính từ nguyên học của tiếng Tây Tạng, chữ Nyong Mong cho bạn hiểu ý nghĩa, đó là một sự cố xúc cảm và nhận thức bất thần làm bạn khổ tâm, phá hoại sự thanh thản, đầu óc của bạn, gây xáo trộn trong tâm trí bạn khi nó phát sinh. Nếu bạn chú ý thật kỹ, rất dễ nhận ra bản chất gây khổ sở của những "ảo tưởng" ấy chỉ vì chúng có khuynh hướng phá hoại sự an tĩnh và sự nhanh trí. Nhưng để xem chúng ta có thể khắc phục được chúng không thì khó hơn nhiều. Đó là câu hỏi trực tiếp liên quan đến toàn bộ khái niệm về sự nhận thức đầy dủ tiềm năng của tinh thần chúng ta có thể đạt được hay không. Và đó là một câu hỏi rất nghiêm túc và khó.
"Cho nên, cớ gì chúng ta phải chấp nhận rằng những xúc cảm khổ sở và sự cố nhận thức hay 'ảo tưởng' cuối cùng sẽ bị bật gốc hay bị loại bỏ khỏi tâm chúng ta. Trong tư tưởng Phật Giáo có ba tiền đề hay căn cứ mà chúng tôi tin tưởng rằng điều đó có thể xẩy ra.
"Tiền đề thứ nhất là tất cả những trạng thái tâm bị "đánh lừa", tất cả những tư tưởng và cảm xúc khổ sở, thực chất là bị bóp méo, trong đó chúng bám chắc vào nhận thức sai về hoàn cảnh thực tế. Dù mạnh đến đấu, thì trong cảm xúc tiêu cực ấy không có nền móng vững chắc. Chúng dựa vào vô minh. Mặt khác, mọi xúc cảm hay những trạng thái tâm tích cực như tình thương, từ bi, tuệ giác, vân vân... có nền móng vững chắc. Khi tâm trải qua những trạng thái tích cực này, không còn có sự bóp méo. Hơn nữa, những nhân tố tích cực này có căn cứ trên thực tế. Chúng có thể được kiểm chứng bằng kinh nghiệm của chính chúng ta. Hồ như có rèn luyện căn bản và bén rễ trong lý trí và hiểu biết điều này không đúng với những xúc cảm khổ sở như giận dữ và sân hận. Thêm vào đó tất cả những trạng thái tích cực của tâm có đặc tính nâng cao khả năng của chúng và tăng thêm tiềm năng của chúng đến mức vô hạn, nếu bạn tu tập chúng đều đặn qua rèn luyện và làm quen không ngừng..."
Tôi ngắt lời Ngài, "Ngài có thể giải thích một chút nữa về điều mà Ngài muốn nói qua trạng thái tâm tích cực có một 'cơ sở vững chắc và trạng thái tâm tiêu cực ckhông có cơ sở vững chắc?
Ngài minh định, "Thí dụ, từ bi là một cảm xúc tích cực. Để phát tâm từ bi, bạn bắt đầu bằng cách công nhận bạn không muốn khổ đau và bạn có quyền có hạnh phúc. Điều này có thể kiểm chứng hay được công nhận có giá trị bằng kinh nghiệm của chính bạn. Rồi bạn công nhận rằng những người khác, cũng giống mình, cũng không muốn khổ đau và họ cũng có quyền có hạnh phúc. Điều này trở thành cơ sở để bạn bắt đầu phát tâm từ bi.
"Về cơ bản, có hai loại cảm xúc và trạng thái tâm: tích cực và tiêu cực. Một cách phân loại những cảm xúc ấy là, bằng hiểu biết thì những cảm xúc tích cực là những cảm xúc có thể chứng minh, và những cảm xúc tiêu cực thì không thể chứng minh được. Chẳng hạn, ở phần trên chúng ta có thảo luận về đề tài tham dục, làm sao có thể có tham dục tích cực hay tham dục tiêu cực. Tham dục vì nhu cầu căn bản là một loại tham dục tích cực. Nó có thể chứng minh được. Dựa vào thực tế là tất cả chúng ta đều sống và có quyền sinh tồn Và muốn tồn tại, có một số thứ chúng ta cần đến, một số nhu cầu cần phải có. Vậy loại tham dục này có nền móng vững chắc. Và như chúng ta đã thảo luận, có những loại tham dục tiêu cực như dục vọng và tham lam quá đáng. Những loại tham dục này không dựa vào những lý do có căn cứ, và thường gây rắc rối và làm phức tạp cho đời sống. Những loại tham dục này đơn giản là dựa vào cảm nghĩ bất mãn, muốn nhiều, cả đến những thứ không thực sự cần thiết. Những loại tham dục này không có lý do vững chắc ủng hộ chúng. Cho nên, trên phương diện này, chúng ta có thể nói những xúc cảm tích cực có một nền móng vững vàng có giá trị, và những xúc cảm tiêu cực không có nền móng có giá trị này".
Đức Đạt Lai Lạt Ma tiếp tục cuộc khảo sát tâm con người, mổ xẻ cách hoạt động của tâm trí bằng sự xem xét tỉ mỉ như nhà thực vật học sử dụng trong việc xếp loại các loài hoa hiếm.
"Bây giờ điều này mang chúng ta tới tiền đề thứ hai dựa vào lời khẳng định rằng những cảm xúc tiêu cực có thể trừ tận gốc và loại bỏ. Tiền đề này căn cứ trên thực tế là các trạng thái tâm tích cực có thể thực hiện vai trò như thuốc giải độc cho những khuynh hướng tiêu cực và trạng thái ảo tưởng của tâm. Cho nên tiền đề thứ hai là khi bạn nâng cao khả năng của những nhân tố giải độc, sức mạnh của nó càng lớn thì bạn càng có thể giảm thiểu sức mạnh của các đau đớn tinh thần và cảm xúc, bạn càng có thể giảm thiểu ảnh hưởng và hiệu qủa của những vấn đề đó.
Khi nói về việc loại bỏ trạng thái tiêu cực của tâm, có một điểm phải nhớ. Trong phạm vi tu tập Phật Giáo, sự trau dồi một số các đức tính tích cực tinh thần đặc trưng như nhẫn nại, khoan dung, tử tế, vân vân... có thể thực hiện vai trò chất giải độc đặc biệt cho những trạng thái tiêu cực của tâm như giận dữ, sân hận, và luyến ái. Dùng chất giải độc như tình thương và từ bi có thể giảm thiểu đáng kể mức độ hay ảnh hưởng của những đau đớn tinh thần và cảm xúc, nhưng vì người ta tìm cách chỉ loại bỏ một số cảm xúc đau đớn riêng hay cá nhân,về một ý nghĩa nào đó, chúng có thể chỉ được coi là biện pháp cục bộ. Về cơ bản những xúc cảm khổ sở này như luyến ái và sân hận, bắt rễ nơi vô minh - quan niệm sai lầm về bản chất thực sự của thực tế. Cho nên, dường như có một sự nhất trí trong tất cả các truyền thống Phật Giáo là muốn khắc phục hoàn toàn những khuynh hướng tiêu cực này, ta phải dùng thuốc giải độc cho vô minh - "nhân tố Trí Tuệ". Điều này không thể thiếu được "Nhân tố Trí Tuệ" đòi hỏi phải có hiêu biết thấu đáo về bản chất thực sự của thực tế. "Vậy, trong phạm vi truyền thống Phật Giáo, chúng ta không những có thuốc giải độc đặc biệt cho trạng thái đặc biệt của tâm, thí dụ, nhẫn nại, khoan dung thực hiện vai trò thuốc giải độc đặc biệt cho giận dữ và sân hận, mà chúng ta còn có thuốc giải độc chung - thấu hiểu bản chất cơ bản của thực tế- nó thực hiện vai trò giải độc cho tất cả những trạng thái tiêu cực của tâm. Nó cũng giống như loại bỏ một cấy có chất độc: bạn có thể loại bỏ những hậu quả có hại bằng cách chặt những cành cấy chính và lá cấy, hay bạn có thể loại bỏ toàn bộ cái cấy bằng cách tìm rễ nó và bật rễ đi.
Kết luận cuộc thảo luận về khả năng loại bỏ trạng thái tinh thần tiêu cực, Đức Đạt Lai Lạt Ma giải thích, "Tiền đề thứ ba nói về bản chất cốt lõi của tâm là thuần khiết. Nó căn cứ vào niềm tin là ý thức căn bản tiềm ẩn tinh tế không bị ô nhiễm bởi những xúc cảm tiêu cực. Bản chất của nó là thuần khiết, một trạng thái được coi là "Sáng Tỏ". Bản chất căn bản này của tâm cũng được gọi là Phật Tính. Cho nên, vì những xúc cảm tiêu cực không phải là một phần nội tại trong Phật Tính, ta có khả năng loại bỏ chúng và thanh tịnh tâm.
"Vì vậy dựa vào ba cái tiền đề này Phật Giáo chấp nhận những đau đớn tinh thần và cảm xúc cuối cùng có thể loại bỏ được nhờ chủ tâm trau dồi các sức mạnh giải độc như tình thương, từ bi, khoan dung, và vị tha, và nhờ những sự tu tập khác như thiền định."
Khái niệm bản chất tiềm ẩn của tâm là thanh tịnh và chúng ta có khả năng loại bỏ hoàn toàn những kiểu suy nghĩ tiêu cực là một đề tài mà tôi đã được nghe Đức Đạt Lai Lạt Ma nói trước đây. Ngài đã so sánh tâm như một ly nước đục ngầu, trạng thái tinh thần đau đớn giống như những chất "dơ bẩn" hay bùn có thể loại bỏ để thấy bản chất thanh tịnh cơ bản của nước. Điều này có vẻ trừu tượng một chút, để đi vào sự quan tâm thực tiễn nhiều, tôi ngắt lời.
"Xin nói như thế này người ta chấp nhận khả năng loại bỏ xúc cảm tiêu cực của mình, thậm chí bắt đầu từng bước tiến theo hướng ấy. Tuy nhiên từ những cuộc thảo luận của chúng ta, tôi cảm thấy phải có một nỗ lực ghê gớm để loại bỏ mặt tối - nghiên cứu thật nhiều, suy tư, áp dụng không ngừng những nhân tố giải độc, tu tập thiền định mạnh mẽ, và vân vân... Việc đó có thể thích hợp cho một nhà sư hay cho một người có thể dành nhiều thì giờ và chú tâm vào việc tu tập. Nhưng một người bình thường thì sao, có gia đình và vân vân..., người đó có thể không có thì giờ hay cơ hội để thực hành những kỹ thuật này mạnh? Với những người ấy phải chăng thích hợp hơn là chỉ cố gắng kiểm soát nhũng xúc cảm khổ sở của họ, học cách chấp nhận chúng, và giải quyết chúng đúng cách, hơn là loại bỏ chúng hoàn toàn? Cũng giống như các bệnh nhân có bệnh tiểu đường. Họ có thể không có cách chữa khỏi bệnh, nhưng giữ gìn việc ăn uống, uống insulin vân vân... họ có thể kiểm soát được bệnh và ngăn chặn triệu chứng và dị chứng tiêu cực của bệnh này."
"Phải, đúng là như vậy" Ngài vui vẻ trả lời."Tôi đồng ý với bạn. Dù người ta thực hiện biện pháp nào, nhỏ đến đâu chăng nữa để học cách giảm thiểu ảnh hưởng của cảm xúc tiêu cực thì điều đó rất hữu ích. Nó nhất định gíúp cho ta có đời sống hạnh phúc hơn và thỏa mãn hơn. Tuy nhiên, người cư sĩ có thể đạt được mức độ nhận thức tinh thần cao- một số người có công ăn việc làm, có gia đình, có quan hệ tình dục với người hôn phối, vân vân... Và không chỉ như thế, nhưng còn có những người không bắt đầu rèn tập nghiêm túc cho đến cuối cuộc đời, khi họ vào khoảng 40, 50, hay có khi 80, mới có thể trở nên tinh thông"
Tôi hỏi Ngài: "Có bao giờ đích thân Ngài gặp những người mà Ngài cảm thấy họ đã đạt được trạng thái tinh thần cao này không?
"Tôi nghĩ rằng rất khó, rất khó để phán xét. Tôi nghĩ rằng những người tu tập thành thật không bao giờ khoe ra những thứ ấy". Ngài cười.
Nhiều người phương Tây tìm đến niềm tin tôn giáo làm nguồn của hạnh phúc, nhưng đường lối giải quyết căn bản của Đức Đạt Lai Lạt Ma khác hẳn những tôn giáo Tây Phương trong đó phụ nhiều hơn vào cách lập luận và huân luyện tâm hơn là vào đức tin. Trong một số khía cạnh, lối giải quyết của Đức Đạt Lai Lạt Ma giống khoa học tâm trí, một hệ thống mà mà ta có thể áp dụng rất giống cách người ta sử dụng trong tâm lý liệu pháp. Nhưng những gì mà Đức Đạt Lai Lạt Ma đưa ra còn đi xa hơn nữa. Trong khi chúng ta đã quen với khái niệm dùng kỹ thuật điều trị tâm lý như cách chữa trị cách hành vi để nhắm vào các thói xấu đặc biệt - hút thuốc, uống rượu, nổi nóng - chúng ta không quen trau dồi những thuộc tính tích cực- như tình thương, từ bi, nhẫn nại, rộng lượng làm vũ khí chống lại những cảm xúc và trạng thái tinh thần tiêu cực. Phương pháp giành hạnh phúc của Đức Đạt Lai Lạt Ma căn cứ vào một khái niệm cách mạng: trạng thái tinh thần tiêu cực không phải là một phần nội tại của tâm, chúng là những trở ngại nhất thời che lấp sự biểu lộ trạng thái vui sướng và hạnh phúc tiềm ẩn tự nhiên
Hầu hết các trường điều trị tâm lý truyền thống Tây Phương có khuynh hướng tập trung vào sự điều chỉnh chứng loạn thần kinh chức năng của ta chứ không nhắm vào toàn bộ quan điểm con người. Những trường này khảo sát tiểu sử cá nhân, mối quan hệ, kinh nghiệm hàng ngày (kể cả những giấc mơ và những ý nghĩ kỳ quặc), thậm chí cả mối quan hệ với bác sĩ chuyên khoa trong cố gắng giải quyết những mâu thuẫn nội tâm, những động cơ vô ý thức, và những động lực tâm lý của bệnh nhân góp phần vào khó khăn và bất hạnh của họ Mục đích là để giành được chiến lược ứng phó lành mạnh hơn, điều chỉnh và cải thiện các triệu chứng chứ không trực tiếp huân luyện tâm để có hạnh phúc.
Nét khác biệt nhất trong phương pháp huân luyện tâm của Đức Đạt Lai Lạt Ma liên quan đến khái niệm trạng thái tâm tích cực có thể thực hiện vai trò thuốc giải độc trực tiếp đối với những trạng thái tâm tiêu cực. Tìm sự so sánh lối giải quyết này với khoa học ứng xử hiện đại, có lẽ cách chữa trị bằng nhận thức là gần gũi nhất. Hình thái điều trị tâm lý này ngày càng trở nên được ưa chuộng vào những thập niên vừa qua và đã cho thấy rất hiệu nghiệm trong việc điều trị hàng loạt những vấn đề phổ biến, đặc biệt là rối loạn tâm trạng như suy nhược và lo ấu. Được phát triển bởi những nhà điều trị bằng tâm lý như Bác Sĩ Albert Ellis và Bác Sĩ Aaron Beck, cách điều trị nhận thức hiện đại căn cứ vào khái niệm những xúc cảm gây rối loạn và cách ứng xử sai lầm gây ra bởi sự suy nghĩ méo mó và niềm tin phi lý. Cách điều trị nhắm vào giúp người bệnh nhận dạng quan sát, và sửa chữa có hệ thống những suy nghĩ bị bóp méo ấy. Những tư tưởng được uốn nắn, trong một ý nghĩa nào đó, trở thành thuốc giải độc cho những kiểu suy nghĩ bị bóp méo mà chúng là nguồn khổ đau của người bệnh.
Thí dụ một người bị hắt hủi bởi một người khác và phản ứng với cảm giác khổ đau thái quá. Trước hết bác sĩ chuyên khoa điều trị bằng nhận thức giúp cho người ấy nhận ra dạng niềm tin không hợp lý tiềm ẩn. Thí dụ, "tôi phải phải luôn luôn được hầu hết mọi người thương yêu và bằng lòng trong suốt cuộc đời tôi, hay nếu không được điều đó thật là ghê gớm, tôi thật đáng khinh." Người chữa bệnh trình bày với người đó bằng chứng cớ chứng tỏ niềm tin không thực tế này. Mặc dầu, lối giải quyết này có vẻ là hời hợt, nhưng nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy cách điều trị nhận thức có tác động Chẳng hạn trong trường hợp buồn phiền suy nhược, bác sĩ chuyên khoa điều trị bằng nhận thức lập luận là tư tưởng tự chuốc lấy thất bại tiêu cực của con người tạo sơ hở cho buồn phiền suy nhược. Cũng chẳng khác gì quan niệm của người Phật Tử là tất cả những xúc cảm đau đớn bị bóp méo, người điều trị bằng nhận thức quan niệm những tư tưởng buồn phiền suy nhược tiêu cực phát sinh là những tư tưởng "về cơ bản bị bóp méo". Trong buồn phiền suy nhược, suy nghĩ có thể bị bóp méo bởi cách nhìn biến cố được ăn cả ngã về không hay phổ thông quá mức (có nghĩa nếu bạn mất việc hay không lên lớp, tự động bạn nghĩ rằng, " tôi hoàn toàn thất bại") hay chỉ chọn lựa nhận thấy một số biến cố (có nghĩa, ba điều tốt và hai điều xấu có thể xẩy ra trong một ngày, nhưng người buồn phiền quên đi điều tốt mà chỉ nhắm vào điều xấu). Cho nên chữa trị bệnh suy nhược, với sự giúp đỡ của người điều trị, bệnh nhân được khuyến khích giám sát sự bộc phát tự động của các tư tưởng tiêu cực (Thí dụ "tôi hoàn toàn vô dụng") và tích cực sửa chữa những suy nghĩ méo mó ấy bằng cách thu thập các tin tức và chứng cớ tương phản hay bác bỏ nó (như: "tôi đã làm việc nhọc nhằn để nuôi hai đứa con", "Tôi có tài năng về ca hát", " Tôi đã là người bạn tốt" " Tôi vẫn tiếp tục một công việc khó khăn, vân vân...) Những nhà nghiên cứu đã chứng minh bằng cách thay đổi lối suy nghĩ bị bóp méo bằng tin tức xác đáng, ta có thể mang lại sự thay đổi cảm nghĩ và cải thiện tâm trạng của con người.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét