Chủ Nhật, 4 tháng 1, 2015

Giáo trình Thiền Minh Sát Tuệ (Lý thuyết, thực hành, kết quả) 2

Giáo trình Thiền Minh Sát Tuệ - Phần 2.1 (trang 10)
Giáo trình Thiền Minh Sát Tuệ - Phần 2.1
Phần II
THỰC HÀNH

Ðã từ lâu người ta đã bám chặt vào những điều này: đây là tôi, đây là của tôi, đây là bản ngã tôi. --  (Tương Ưng bộ kinh, ii, 94)
Ðêm cuối cùng đã đến gần với "hành giả", dù quý vị đang đi hoặc đang đứng, ngồi hoặc nằm. Không còn thời gian nữa cho quý vị dễ duôi. -- (Tiểu bộ kinh)
Lão, bệnh, tử, ba điều này đến gần giống như những đám cháy khổng lồ. Không có một sức mạnh nào có thể làm chúng bớt cơn thịnh nộ; không có một tốc độ nào để chạy thoát. -- (Tiểu bộ kinh, XXVI, 334)
2.1 TÓM TẮT SỰ TU TẬP
2.1.1. Bốn oai nghi
Chúng ta quan sát Danh sắc ở 4 oai nghi: Ngồi, đứng, đi, nằm.
Ðây là 4 oai nghi chính được đề cập đến trong Kinh Ðại Niệm Xứ. Chúng ta chỉ bắt đầu với sắc pháp, bởi vì sắc pháp dễ dàng nhận thấy hơn danh pháp. Người ta dễ dàng thấy nó hơn bởi vì: 1) sắc pháp thì "thô" và danh pháp "vi tế" .2) 4 oai nghi luôn luôn hiện hữu. (Nhưng đối tượng của danh pháp - như nghe, thấy - chỉ phát sinh vào những giai đoạn nào đó. 3) Người ta dễ dàng thấy khổ trong sắc pháp, hơn bất cứ các đối tượng nào khác, bởi vì khi chúng ta quan sát 4 oai nghi chúng ta không thể còn che giấu được khổ đế (xem 1.11).
2.1.2. Chúng ta quan sát bằng những công cụ
1. Nhiệt tâm tinh cần - Atapi
2. Chánh niệm- Sati
3. Tỉnh giác - Sampajana
4. Khéo tác ý - Manasikara
5. Quan sát - Sikkhati
Atapi là nhiệt tâm tinh cần, tiêu diệt phiền não.
Sampajana là tỉnh giác sâu sắc đem lại trí tuệ để tiêu diệt si mê, hoặc tà kiến.
Ba loại danh pháp này (hoặc Yoki), [1] quan sát 4 oai nghi.
1. Atapi. Không có sự tinh tấn hành giả không thể nhận thức được oai nghi ngồi: Ví dụ khi tâm vẩn vơ (phóng dật) đưa hành giả ra khỏi khoảnh khắc hiện tại, sự tinh tấn được kết hợp với chánh niệm và tỉnh giác đưa hành giả trở lại chánh niệm.
2. Sati nhận biết tính cách hành giả ngồi - oai nghi.
3. Sampajana biết rõ toàn bộ tư thế là "oai nghi ngồi".
4. Tác ý - Manasikara có nghĩa chú tâm vào một điều gì với sự hiểu biết đúng đắn (chánh kiến) về lý do với bất cứ hành động nào, hoặc về "quy luật tự nhiên hoặc chân lý tuyệt đối" của "oai nghi ngồi", v.v... "Tác ý" nhắc nhở hành giả rằng khi hành giả đang ăn, đang tắm, đi tiêu tiểu, hoặc làm những công việc, hành giả đang làm công việc này để chữa trị sự đau khổ, chứ không tìm khoái lạc. "Tác ý" cũng nhắc nhở hành giả rằng tư thế đang được thay đổi để chữa trị sự đau khổ.
5. Sikkhati là sự quan sát. Nó bảo cho hành giả khi sự tu tập không được thực hiện đúng. Sikkhati biết khi hành giả xa rời khoảnh khắc hiện tại.
2.1.3. Con đường Trung Ðạo (Majjhima-Patipada)
Con đường "Trung Ðạo" tiêu diệt hoặc đoạn trừ sự ham muốn hoặc không ham muốn, chấp thủ hoặc ác cảm là điều quan trọng trong sự tu tập này. Nếu hành giả có chánh niệm và tỉnh giác trong khoảnh khắc hiện tại, như vậy không thể xuất hiện sự thích hay không thích (abhijjhā và domanassa).
Cho nên chúng ta:
1. Hãy chữa trị sự đau khổ bất cứ khi nào nó xảy ra bởi sự thay đổi oai nghi, bởi vì khổ buộc sắc pháp thay đổi. Ở đây, hành giả phải có "khéo tác ý " tốt để ngăn chặn phiền não xâm nhập. Như vậy hành giả phải có "khéo tác ý" tốt khi hành giả thay đổi tư thế, và có "quan sát" tốt, như vậy hành giả sẽ lưu ý nếu phiền não ở đó. Ví dụ, khi chúng ta ngồi và sự đau đớn xảy ra một chút, chúng ta không thích oai nghi (cảm thấy khó chịu, bực bội) và muốn thay đổi oai nghi mới bởi vì ham muốn. Chúng chỉ nên đổi oai nghi nếu như sự đau khổ buộc chúng ta.
Chúng ta không ngồi suốt cơn đau bởi điều này tạo phiền não, người tà kiến cho rằng ngã có thể kiểm soát cơn đau (Thực tế, danh và sắc là không thể kiểm soát được. Chúng thì vô ngã). Một số hành giả (Yogis) sẽ cố gắng ngồi lâu hơn và ngồi suốt cơn đau để thấy khổ. Nhưng khổ đó không thật, bởi vì nó được tạo nên một cách giả tạo. Một số hành giả cố gắng ngồi lâu hơn để có nhiều định hơn bởi vì họ cho rằng trí tuệ sẽ xuất hiện; nhưng điều này chỉ tạo ra phiền não. Hãy nhớ rằng, thiền quán đang luyện tâm chứ không phải thân. Nếu tâm sai thì thân sai. Ví dụ, nếu tâm nghĩ rằng sự ngồi ở oai nghi hoa sen là ích lợi để thấy được sabhava - tâm sẽ đặt thân vào tư thế hoa sen.
2. Ðừng tìm kiếm sự an lạc hoặc hạnh phúc ở bất cứ tư thế nào. Ðừng cảm thấy rằng tư thế này tốt hơn tư thế khác; bởi vì mọi tư thế không vững chắc: vô thường, khổ đau và vô ngã.
3. Ðừng tìm kiếm định đang khi hành thiền. Ðịnh sẽ dẫn chúng ta đến niềm tin rằng có kiểm soát được cái ngã thì mới có thể dẫn chúng ta đến an lạc và hạnh phúc. Nhưng không có hạnh phúc, cho có sự giải thoát khỏi sự khổ, và chúng ta không thể nhận thức điều này mà không có khổ. Khổ đế (dukkha Sacca) là một sự kiện của giáo pháp Ðức Phật, nhưng không có hạnh phúc thật "sukha sacca" ; bởi vì hạnh phúc là vô thường và trở thành khổ.
4. Ðừng tu tập để nhận thức đạo quả, giác ngộ hoặc tuệ giác. Chỉ tu tập đúng theo những nguyên tắc của Tứ Niệm Xứ. Mặc dù nếu một người muốn đạt được Níp Bàn hoặc thành A La hán phải đập tắt lòng ham muốn này. Nếu không thực hiện được điều này người ta không thể đạt được Níp Bàn.
5. Ðừng tu tập với tư tưởng là hành giả sẽ trở thành một Thiền sư. Ðiều này sẽ gây ra tham ái và ngăn chặn trí tuệ phát sinh. Mục đích duy nhất trong sự tu tập là diệt khổ.
2.2. SỰ TU TẬP
Sự tu tập là giữ chánh niệm ở mọi oai nghi: ngồi, đứng, đi, nằm. Nếu tư thế là ngồi, "có 3 danh" - nhiệt tâm tinh cần, chánh niệm và tĩnh giác - đều biết được tư thế ngồi, và nhận biết rằng nó là oai nghi ngồi.
Ba danh (và không phải bản thân chúng ta) quan sát oai nghi ngồi giống như theo dõi một diễn viên trên sâu khấu. Diễn viên được theo dõi trong khi ở trên sân khấu, nhưng không có một nỗ lực để kiểm soát hành vi hoặc những hoạt động của mình. Xem một vở kịch giống như khoảnh khắc hiện tại, không có sự quan tâm ở quá khứ hoặc tương lai. Như vậy, hành giả nên tu tập như là xem một vở kịch. Sau đó, khi vị này quan sát oai nghi ngồi, sự đau đớn sẽ xảy ra và vị này sẽ biết oai nghi ngồi đau khổ. Ðây là khổ thọ. Nhưng đừng quan sát khổ thọ. Sự tu tập này ở trong thân. Bằng cách quan sát oai nghi ngồi đau khổ liên tục trong khoảnh khắc hiện tại, cho đến khi hành giả phải thay đổi tư thế, hành giả sẽ nhận thấy khổ đế "trong oai nghi ngồi. Ðiều này do khổ thọ phát sinh từ sắc và danh sắc là khổ đế.
Oai nghi đi cũng có tính cách giống như oai nghi ngồi... Chúng cần phải theo dõi giống như theo dõi một ai đó mà chúng ta không có sự kiểm soát. Trong khi sắc là đối tượng, thiền quán là sự trách nhiệm của tâm (Nāma). Như vậy tâm phải ở từng khoảnh khắc hiện tại để thấy trí tuệ. Do đó, tâm phải quan sát sự thật (ví dụ danh nghe) khi nó xuất hiện, đúng hơn là cố gắng tạo nên sự thật. Chúng ta chỉ hoàn toàn quan sát điều gì đang xảy ra. Bất cứ nỗ lực nào để kiểm soát tâm có nghĩa là chúng ta muốn thấy sabbava; đây là phiền não và nó đưa chúng ta ra khỏi đường trung đạo và khoảnh khắc hiện tại.
Nhiệt tâm tinh cần, chánh niệm, tĩnh giác cùng nhau tiến hành quan sát danh và sắc. Nếu có quá nhiều chánh niệm nó sẽ làm yếu đi tĩnh giác. Hành giả phải ghi nhận điều này; sự ghi nhận này được gọi là quan sát. Khi quan sát sự mất quân bình này, hành giả phải cố gắng tạo cho chánh niệm, nhiệt tâm tinh cần và tĩnh giác tương đồng. Hành giả muốn thực hiện điều này phải có nhiều sự tỉnh giác hơn. Khi hành giả cảm thấy khổ, oai nghi ngồi thay đổi tư thế, bởi vì nó buộc phải cử động do đau đớn. Cùng một cách tự nhiên chúng ta phải cử động, nếu chúng ta đang ngồi xung quanh ở một tình huống xã hội nào đó.
Chính "khéo tác ý" [2] mà chúng ta nhận thấy sự đau đớn buộc oai nghi ngồi thay đổi tư thế khác. Khi hành giả thay đổi tư thế, sự đau đớn được dẫn đến một tư thế mới, và "khéo tác ý" ghi nhận rằng tư thế mới là đang điều trị cơn đau ở tư thế cũ. Ðiều này là cần thiết bởi vì hầu hết những hành giả mới tu tập đều không thích tư thế cũ và nghĩ rằng tư thế mới sẽ làm cho họ cảm thấy thích thú.
Như vậy, chúng ta sẽ không cảm thấy khó chịu với cái cũ và bám víu vào cái mới, bởi vì "khéo tác ý" biết rằng việc thay đổi là phương cách điều trị ở cái đau cũ. "khéo tác ý" được nhấn mạnh rất nhiều trong phương pháp tu tập này [3], bởi vì "khéo tác ý" thích đáng dẫn đến sự nhận thức được khổ đau (khổ thọ và hành khổ). (Xem 1.4.4.1. Các loại Khổ)
Nếu hành giả gặp khó khăn để lưu giữ nó tại trong khoảnh khắc hiện tại, nó có thể hết sức ít lợi để lập nên câu hỏi:
-"Ði là gì?"
-"Oai nghi đi"
-"Tại sao nó đang đi?"
-"Ðể điều trị sự đau đớn ở tư thế cũ"
-Hoặc "Ngồi là gì?"
-"Oai nghi ngồi"
v.v...
(Việc thể hiện bằng lời nói này có chức năng như khéo tác ý, giúp tâm phát triển sự nhận biết hoặc tỉnh giác)
Khi hành giả đặt câu hỏi "Ngồi là gì?" v.v... chánh niệm và tỉnh giác (sự hiểu biết rõ ràng) có thể tóm tắt như là sự tỉnh giác [4] (tiếng thái - Tỉnh giác). Chúng có cùng đối tượng (danh hoặc sắc), và như vậy chúng cùng nhau làm việc. Chánh niệm biết được tư thế, tính cách hành giả ngồi, và tỉnh giác biết rằng đó là oai nghi ngồi (v.v...). Nhưng điều này không phải là chánh niệm trước rồi đến tỉnh giác.
Chánh niệm và tĩnh giác cùng xảy ra trong một thời điểm.
Phương pháp tu tập đúng cách là "Bây giờ chúng tôi đang ngồi". Bỏ "Chúng tôi đi". "Bây giờ nó là oai nghi ngồi". Vấn đề chính ở đây đó là tiến trình nhận biết tư thế là đều giống như vậy trong đời sống hàng ngày, ngoại trừ tà kiến về "Chúng tôi" đang ngồi được loại bỏ.
Thông thường để mô tả về sự tỉnh giác, chúng ta nghe nói đến các từ "cảm thấy" biết, "thấy" (thuộc tâm) "quan sát" "và nhận biết về" về oai nghi ngồi, v.v... Tất cả những từ ngữ này có thể là chính xác. Thực tế, từ ngữ "nhận biết có thể được mô tả giống như "Chúng tôi ngồi" nhưng thay thế "oai nghi ngồi". Sự nhận biết hoặc tỉnh giác là điều cơ bản để sự tu tập được thực hiện theo một tính cách đúng đắn.
Cảm nhận đề cập đến việc cảm nhận cá tính cách chúng ta ngồi và cảm nhận nó là oai nghi ngồi, và đó là tĩnh giác. Nhưng nó là một từ ngữ đáng thận trọng về sự cảm nhận: (Nếu một hành giả bị cuốn hút vào cảm nhận về thể xác, đặc biệt quá mạnh mẽ, nó có thể khiến cho tâm mệt mỏi và đẩy hành giả ra khỏi khoảnh khắc hiện tại. Ðây là điều tu tập với sự ham muốn, và nếu hành giả thực hiện quá lâu dài có thể tạo nên những vấn đề vật lý, chẳng hạn như đau ở lồng ngực, và cảm giác nghẹt thở v.v... Vấn đề ở đây là đừng cố "tạo" oai nghi ngồi, chỉ biết nó mà thôi. Oai nghi ngồi thì vẫn ở đó, hành giả không cần nhận biết về nó. Khi hành giả ở nhà, hành giả cảm thấy mình ngồi, nhưng đây là phiền não. Như vậy trong việc tu tập chỉ cần chuyển đổi sự kiện này sang oai nghi ngồi, với trí tuệ (trí tuệ).
Tuy vậy, "sự suy nghĩ" thường được người không dùng để mô tả runithna - bởi vì "sự suy nghĩ" thường được kết hợp hoàn toàn về lời nói. Người ta có thể nhận thấy sự khác biệt giữa cảm nhận sắc pháp và đơn thuần suy nghĩ sắc pháp được thấy, hãy dùng nước lạnh làm một thí dụ điển hình. Chúng ta có thể hình dung hoặc nghĩ về nước lạnh, nhưng chạm vào hoặc nếm nước lạnh là điều hoàn toàn khác biệt. Nước lạnh là một ý niệm thuộc về lời nói, nhưng biết nó bằng cảm giác hoặc cảm nhận là để biết thực tế nước lạnh.
Cũng nên ghi nhớ về sự nhận biết toàn bộ sắc pháp từ đầu đến chân - và sắc pháp đó không biết bất cứ điều gì. Chỗ có ý thức.
Hãy cố gắng ghi nhận khi hành giả quan sát oai nghi ngồi nếu muốn thấy được sabbava có ở đó hay không. Nếu hành giả ghi nhận được điều ham muốn này, hãy ngưng việc tu tập trong chốc lát cho đến khi sự ham muốn này biến mất. Nếu sự ham muốn này vẫn còn ở đó hành giả sẽ không thể thấy được chân lý của sabhava. Ðức Phật dạy hành giả không thể thấy chân lý khi tham ái (Taṇhā) vẫn còn hiện diện ở đó, bởi vì tham ái che giấu chân lý hoặc sự thật.
Bởi vì Thiền quán-Thiền Minh Sát có liên quan đến việc loại trừ phiền não phát sinh bất cứ nơi nào, hành giả phải tìm hiểu xem có phải đối tượng đặc biệt là danh sắc. Ðể xác định được điều này, hành giả cần nên tham khảo được thể hiện ở hình vẽ 2-1, "Bản tóm tắt cõi dục" ở cuối phần thực hành.
2.2.1. Những Quy tắc tu tập
1. Ðừng xem xét danh và sắc cùng một lúc.
Ví dụ, đừng suy nghĩ: "oai nghi đi, ý thức". Một số hành giả nghĩ rằng họ sẽ sớm nhận thấy được trí tuệ nếu họ có nhiều đối tượng hơn (cả sắc và danh). Nhưng sự ham muốn thấy được trí tuệ chỉ tạo nên phiền não. Sắc pháp ở trong 4 oai nghi là đối tượng đầy đủ.
2. Ðừng đi hoặc ngồi tham thiền trong một thời gian đã được quy định. Hãy thay đổi tư thế, khi sự đau đớn buộc phải có một sự thay đổi.
3. Ðừng có cảm nghĩ rằng "Chúng tôi" đang "tham thiền", hoặc có một điều gì kỳ bí hoặc đặc biệt về sự tu tập. Ðừng đi hoặc ngồi để tu tập, nhưng bởi vì chúng ta phải ngồi hoặc phải đi.
4. Ðừng dùng những tư thế đặc biệt, chẳng hạn tư thế hoa sen hoặc đi kinh hành chậm rãi; những tư thế này thường có lòng tham muốn thấy được pháp.
5. Một số hành giả mới tu tập thường dễ chán nản. Những hành giả này phải tự nhắc nhở bản thân lý do họ đang tu tập là đoạn trừ sự khổ. Nếu chúng ta đầu hàng sự chán nản chúng ta không bao giờ có thể dứt bỏ sự khổ, bị trói buộc vào vòng sinh tử luân hồi.
Những ai chưa bao giờ tu tập trước đó cũng sẽ gặp rắc rối với tâm phóng dật (tiếng Thái: Tâm phóng dật). Chúng phát triển sự không thích nó - nó không phải là con Ðường Trung Ðạo. Những hành giả mới nhập môn có thể thấy khó khăn khi duy trì được định và đôi lúc không thích ở cô độc một mình trong nhiều ngày, tham ái cũng phát sinh và họ trở nên bồn chồn, bất ổn. Họ thèm muốn sự vắng lặng hoặc họ muốn hạnh phúc, để thấy được những cảnh thú vị.
6. Khi sự đau đớn xảy ra trong oai nghi ngồi, người ta cần phải nhận thức rằng chỉ là oai nghi ngồi v.v... là khổ - không phải "hành giả". Oai nghi ngồi là ở khoảnh khắc hiện tại. Khổ của oai nghi ngồi cũng là khoảnh khắc hiện tại. Hành giả không nên thay đổi ở khổ của oai nghi ngồi ở khoảnh khắc hiện tại sang, để ý thức sự đau đớn (sự đau đớn là danh, được gọi là "khổ thọ") khi chúng ta điều trị sự đau khổ, nó phải ở trong sắc pháp, chứ không phải danh pháp cùng lúc ấy.
7. Hành giả phải luôn luôn có sắc pháp và danh pháp trong sự nhận biết (tỉnh giác). Nhưng vị này đừng nên tập trung vào bất cứ phần đặc biệt nào của cơ thể. Hành giả cũng không nên chờ đợi hoặc đoán trước khổ phát sinh - điều này sẽ đưa vị này ra khỏi khoảnh khắc hiện tại. Hành giả không cần thiết cho đến khi khổ trở nên quá mạnh mẽ hoặc cơ thể tê liệt. Chân lý của khổ không tùy thuộc vào sự đau đớn dữ dội. Mỗi lần nhận thức được sự khổ đau - ít hoặc nhiều - hành giả sẽ nhận thấy rằng khổ là thật.
8. Mặc dù đôi khi chúng ta nói về "sự thấy" oai nghi ngồi, v.v... nhưng đôi mắt thật sự không được sử dụng để nhìn thấy hoặc quan sát các loại sắc khác. Sự nhận biết về sắc cần phải được sử dụng bằng cái tâm - nghĩa là chánh niệm và tĩnh giác, và đó là trí tuệ.
Về sự việc nhắm hoặc mở mắt (hoặc hơi nhắm lại) trong khi tham thiền, tùy thuộc vào mỗi cá nhân.
Một số hành giả thích mở mắt, một số khác thích nhắm mắt, trong lúc những người khác chỉ khép hờ, tạo nên một thế giới mờ ảo.
9. Ðối tượng trong lúc tu tập là sắc pháp của hành giả, chứ không phải của người nào khác. Ðừng quan sát sắc pháp của những người khác. Nếu nhìn thấy được những người khác, hành giả đừng xem họ là sắc pháp, nhưng là "sự thấy danh".
10. Giới hạnh
a) Hành giả chỉ nên nói chuyện khi cần thiết, chẳng hạn như yêu cầu một đề mục cần thiết. Hành giả chỉ nên nói chánh pháp với vị Thiền sư. Sự tu tập là Bát Chánh Ðạo, giới, định, tuệ, và hành giả cần có giới hoàn hảo, và điều này đòi hỏi giữ im lặng. Nếu giới không được hoàn hảo, không thể có định tốt. Không có định tốt, không thể có trí tuệ.
b) Toàn bộ giới hạnh phải theo Bát chánh đạo (xem 1.4.7) đặc biệt hành giả phải cẩn thận không làm tổn hại đến sinh vật, như các loại côn trùng. Vấn đề là hành giả nên giao toàn bộ tứ vật dụng của mình đến người quản lý trung tâm thiền.
2.2.2. Chú giải
Giáo trình Thiền Minh Sát Tuệ - Phần 2.1 (tiếp theo) (trang 11)
Giáo trình Thiền Minh Sát Tuệ - Phần 2.1 (tiếp theo)
2.2.2. Chú giải
1. Thanh Tịnh Ðạo (Visudhi Magga) nói rằng nếu quan sát tinh chuyên oai nghi ngồi; không bao lâu hành giả cũng sẽ thấy được danh bằng trí tuệ; hành giả không cần thiết quan sát danh pháp song song với sắc pháp.
2. Thanh Tịnh Ðạo cũng dạy rằng các tư thế của cơ thể (oai nghi) che giấu sự đau khổ, bởi vì chúng ta không lưu ý các tư thế, và do đó không lưu ý đến tư thế mới che đi sự khổ của tư thế cũ. Sự việc này bởi vì chúng ta thường thay đổi tư thế mà không có khéo tác ý chính nó nhắc nhở chúng ta rằng sự thay đổi tư thế là chữa trị sự đau khổ. (Xem 1.11. "những điều kiện làm lu mờ tam tướng).
Do đó, chúng ta phải thấy được khổ trong oai nghi ngồi v.v... Nhận thức được sự khổ cũng sẽ tiêu diệt được muốn và không muốn, bởi vì chúng ta đang ở trong khoảnh khắc hiện tại.
3. Khi thực hiện một điều nào khác với 4 tư thế, chẳng hạn như làm các công việc nhà, hành giả phải dùng "khéo tác ý" để nhận thức rằng hành giả đang diệt khổ.
Hành giả phải có "khéo tác ý": Ăn, uống, vệ sinh, tắm rửa, giặt giũ, rửa chén bát, v.v.. Khi ăn, hãy ghi nhận từ miếng thức ăn được hành giả ăn vào để chữa trị khổ. Ðiều này được thực hiện bằng cách ghi nhận khoảnh khắc khi nuốt vào, đó là khoảnh khắc hành giả đang chữa trị khổ. Khi nhai hành giả phải ghi nhận từng miếng thức ăn và nó cần phải được nhai để điều trị khổ. Như vậy hành giả sẽ nhận thức rằng "khổ" buộc hành giả phải ăn, nhai và nuốt và việc ăn không phải là khoái lạc.
Vào buổi sáng khi tỉnh dậy, hãy ghi nhận tư thế đang nằm là oai nghi nằm. Sau đó, trước khi bước khỏi giường hãy ghi nhận cái lý lẽ ("tác ý") - chẳng hạn như uống trà để chữa trị cơn đói hoặc đánh thức một người; hoặc cơ thể không thể ngủ lâu hơn nữa, và oai nghi nằm cũng phải thức dậy bởi vì nó là khổ. Nếu rửa mặt đó là một phương cách điều trị khổ.
Nhờ sử dụng liên tục "khéo tác ý", hành giả ngăn chặn phiền não xâm nhập vào cảm giác. "Khéo tác ý" nhắc nhở rằng chúng ta đang quan tâm sắc pháp, chứ không phải "hành giả" (chúng ta).
Tốt hơn hết hành giả nên dành một ngày để ghi nhận bao nhiêu lần và bao nhiêu cách mà hành giả phải chữa trị sự khổ của sắc pháp. Kết quả có thể là một điều khá bất ngờ. Trong một ngày, hành giả có thể - thoa thuốc đuổi muỗi, gãi khi bị ngứa ngáy, bật quạt điện, uống một ly nước lạnh, đuổi kiến, đi vệ sinh, ăn, rửa chén bát, đổ rác, tắm rửa, cạo râu, đánh răng, cắt móng chân, móng tay, giặt quần áo v.v... Tất cả những công việc này đều chữa trị sự khổ của sắc pháp. Ðừng quan sát oai nghi ngồi v.v... khi làm những công việc này. Oai nghi ngồi v.v... chỉ cần quan sát ở bốn tư thế. Việc quan sát oai nghi ở các tư thế tạm thời tạo nên quá nhiều chánh niệm và làm yếu đi sự tĩnh giác. Ở những tư thế tạm thời, chúng ta chỉ quan sát việc điều trị khỏi sự khổ. Ðừng tu tập chánh niệm quá tỉ mỉ! Sự việc này sẽ gia tăng chánh niệm và làm giảm tĩnh giác.
Hành giả nên quan tâm đừng theo đuổi quá mức công việc nhà và những công việc khác để "tham thiền hoặc chú tâm". Sự ham muốn để "chú tâm hoặc tham thiền" là phiền não, bởi vì hành giả giữ chánh niệm ham muốn thấy được pháp. Những công việc hàng ngày đem lại một cơ hội tốt để thấy được sự khổ sắc pháp. Cũng như chúng cung cấp một cơ hội tốt để giảm bớt định, nếu có quá nhiều.
4. Hành giả chỉ nên thực hiện những điều cần thiết. Ví dụ:
a) Tư thế. Hành giả thay đổi oai nghi ngồi sang oai nghi đứng, để điều trị sự khổ. Ðây là điều cần thiết nguyên nhân (khổ) phải xảy ra trước khi hành giả hành động. Ðừng thay đổi tư thế đi bởi vì hành giả muốn điều này. Hãy chờ cho đến khi sự khổ buộc phải thay đổi.
b) Ăn. Ðây là điều cần thiết để điều trị sự khổ, bởi vì cơn đói buộc người ta phải ăn.
c) Ði vệ sinh. Ðây cũng là điều cần thiết để điều trị sự khổ - hành giả buộc phải đi vệ sinh.
d) Làm mát sắc pháp. Nếu sắc pháp bị nóng, điều cần thiết là bật quạt điện hoặc đi tắm để điều trị sự khổ.
Tất cả những hành động này đều đòi hỏi "khéo tác ý". Nếu hành giả không áp dụng đúng "khéo tác ý", những điều này sẽ được thực hiện bởi vì có sự ham muốn thực hiện chúng - và như vậy phiền não không còn nữa.
Tuy thế, những sự ngắt ngang nào đó, có thể và được phép xảy ra bên ngoài sự tu tập bình thường:
a) Một ai đó gõ cửa
b) Thức ăn hoặc những thứ khác được đưa đến Kuti (cốc tu tập).
c) Một ai đó đến trò chuyện với hành giả
d) Những trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn như mất điện hoặc các vấn đề trang thiết bị.
Tất cả những sự kiện này điều được xử lý một cách bình thường, nhưng hành giả phải biết rằng chúng không thuộc vào sự tu tập thiền quán và không thể kết hợp vào sự tu tập.
2.2.3. Sự tu tập theo tự nhiên
1. Ngồi, và hoạt động và đi như ở nhà, sử dụng tư thế bình thường [5] .
2. Sự ngồi "tự nhiên" thường liên quan đến một số tư thế ngồi khác, đúng hơn là đứng, ngồi, đi v.v... Tính cách bình thường là ngồi theo một hình thức, sau đó một hình thức khác (luôn luôn điều trị sự khổ) và rồi một hình thức khác, và sau đó có thể là đứng hoặc đi.
3. Di hành (đi) cũng cần thực hiện để điều trị sự khổ. Nếu tác ý để thực hành, rồi sau đó nó sẽ là "khéo tác ý" như đã được thực hiện để điều trị sự khổ. Ðối với nhiều hành giả, đi là một tư thế dường như dễ dàng dẫn đến những động cơ khác hơn là điều trị sự khổ - đi để được thoải mái, đi ở trong những hình thức nào đó để thấy được sabhava, hoặc kiểm soát cái tâm vẩn vơ (phóng vật) v.v...
4. Nằm. Cũng đừng nên lơ là. Nó là một trong những tư thế tự nhiên. Ðầu tiên, tư thế nằm mất thời gian dẫn đến sự khổ, nhưng với sự thực tập liên tục về cơ thể trở nên nhạy cảm, và ngay cả sự nằm, bắt đầu cho thấy sự đau đớn khá sớm. Nếu hành giả nằm ngửa xong chuyển sang nằm nghiêng, hãy lưu ý "khéo tác ý" về sự thay đổi tư thế.
5. Ngủ. Nếu hành giả ở trong tư thế nằm, thường cảm thấy buồn ngủ, hãy tự nhiên và thiếp ngủ - ghi nhận thầm đó là điều trị sự khổ. Nhưng nếu cơ thể đã ngủ đầy đủ, và nó chỉ ngủ lơ mơ; hành giả cần có một sự xem xét có phải ăn quá nhiều thức ăn vào bữa điểm tâm hoặc bữa trưa. Nếu như vậy, hãy bắt đầu ăn ít lại cho khỏi đầy bao tử. Nếu còn buồn ngủ lơ mơ, sau đó hãy ngồi dậy vỗ nước vào mặt, hoặc đi ra ngoài trời để hít thở không khí (Ngủ, vượt ra khỏi đòi hỏi bình thường của cơ thể, là một hình thức ham muốn đòi hỏi sự hạnh phúc: tìm kiếm sự thỏa thích của ngủ, và người ta cố gắng đạt nó càng ngày càng nhiều).
6. Khi tỉnh dậy vào nửa đêm, hãy cố gắng ghi nhận oai nghi nằm, và nếu tỉnh dậy trong chốc lát, hãy ghi nhận bất cứ sự thay đổi của tư thế nằm (để điều trị sự khổ).
Tại sao tu tập theo tự nhiên?
Pháp Niyama là định luật tự nhiên (luật nhân và quả). Nó tồn tại khắp nơi trong thế gian và Ðức Phật đã khám phá . Nó có ba đặc tính (tam tướng):
1. Sabbha Sankhāra Anicca (tất cả vạn vật đều vô thường)
2. Sabbaha Sankhāra Dukkha (tất cả vạn vật đều khổ).
3. Sabbaha Dhamma Anatta (mọi vật đều không có ngã)
Bởi vì vô ngã cũng là sự thật của Nibbāna, tất cả các pháp đều vô ngã.
Ba yếu tố này đều luôn luôn tồn tại, ngay cả ở nhà, khi không tu tập. Nhưng ở nhà, thấy danh pháp và sắc pháp lại càng nhạy cảm với phiền não, ngược lại cho rằng người ta không thể nhận thấy những định luật tự nhiên này được. Nếu sự đi đặc biệt thật chậm, nó sẽ không bình thường, và người ta sẽ không thấy được định luật tự nhiên.
Cùng một sự việc sẽ xảy ra nếu chỉ quan sát bước đi và không dành cho toàn bộ cơ thể. Cũng như trong sự ngồi, hành giả phải nhận thấy rõ toàn bộ oai nghi ngồi, như Ðức Phật đã dạy rõ ràng:
"Và một lần nữa, này chư tỳ khưu, khi một vị hành giả đang bước đi, phải hiểu rõ: Tôi đây đang đi; hoặc khi vị này đang đứng yên, phải hiểu rõ: Tôi đây đang đứng yên; hoặc khi vị này đang ngồi xuống, phải hiểu rõ. Tôi đây đang ngồi xuống; hoặc khi vị này đang nằm xuống, hiểu rõ: Tôi đây đang nằm. Tuy thế khi thân xác của vị này sằn sàng, vị này hiểu rõ sự việc giống như thế đó." -- (Trường bộ kinh, kinh Ðại niệm xứ)
(Ở đây Ðức Phật dùng đại từ nhân xưng "Tôi" bởi vì nó cần thiết để truyền đạt: nhưng thực tế không có cái ngã đảm nhận những tư thế này, chỉ có danh và sắc. Cả hai điều này hành giả phải quan sát chú ý trong cơ thể của mình - chứ không phải ở những người khác)
Thiền sư Achan Naeb đưa ra câu hỏi này:
"Làm cách nào mà người ta biết được oai nghi đi là gì? Ðáp "Tính cách mà người ấy đi là oai nghi. Ví dụ, không phải bước chân mà là toàn bộ tư thế. Biết được oai nghi đi là nhờ hành giả có được ba danh pháp (Yogāvacara), đó là nhiệt tâm tinh cần, chánh niệm và tỉnh giác".
2.2.4. Làm cách nào để biết chắc sự tu tập của một người Ðúng và Sai?
Ðiều quan trọng là hành giả nhận thức được sự tu tập của mình đúng hay sai. Với sự tu tập đúng cách, vị này sẽ biết được tư thế và biết rằng tư thế đó là oai nghi ngồi. Sự biết được tư thế là tâm chánh niệm. Và biết được đó là oai nghi ngồi là sự tỉnh giác. Và vị này cùng một lúc sẽ biết được hai hình thức này. Nếu vị này nhận biết được oai nghi ngồi với trí tuệ tu tập, vị này sẽ biết được bằng sự cảm nhận rằng đây là phương pháp đúng. Sự tu tập trí tuệ đúng liên tục sẽ dẫn đến tuệ Thiền Minh Sát.
Vị này phải biết rằng chức năng của Tứ niệm xứ là tiêu diệt ham muốn và không ham muốn. Ví dụ, nếu vị này không thích tâm vẩn vơ, như vậy sự không thích (domanassa) sẽ phát triển. Nói một cách khác, nếu vị này muốn ở trong khoảnh khắc hiện tại bởi vì nó an vui, sau đó tham (lobha) sẽ phát triển ? Vì vậy sự tu tập đúng đắn là ở trong khoảnh khắc hiện tại càng nhiều càng tốt - nó sẽ diệt trừ ham muốn và không ham muốn.
Cũng như vậy, khi tâm đối mặt với một những trạng thái không phiền não (ở khoảnh khắc hiện tại) hoặc phiền não) tâm, hoặc triền cái, phiền não) sẽ phát sinh, tùy thuộc vào tác ý của một người là tốt đẹp hoặc không. Giả sử tâm đối mặt với "frōng" (tâm phiền não). Nếu tác ý không tốt đẹp, khó chịu (domanassa) có thể xảy ra. Nhưng nếu tác ý đúng, nó sẽ rõ ràng rằng "tâm phóng dật" là danh (một trạng thái tâm), và nó không phải là "hành giả" = và hành giả sẽ trở về trong trạng thái ở khoảnh khắc hiện tại.
2.2.5. Sự đơn giản hóa tu tập cho hành giả mới nhập môn
Người ta cho rằng sự tu tập vào buổi đầu tiên quá phức tạp là điều không tốt. Bởi vì sắc pháp thì dễ dàng nhận thấy hơn (thô), và danh pháp thì hơi khó khăn (vi tế), điều tốt nhất là dùng sắc pháp làm đối tượng cho những hành giả mới bắt đầu tu tập trong khoảnh khắc hiện tại càng nhiều càng tốt [6], và giới hạn sự tu tập và những điều cơ bản này:
1. Nhiệm vụ chính của hành giả là biết oai nghi ngồi, oai nghi đứng v.v... ở tất cả mọi lúc và nhận biết nó qua ba danh pháp: nghĩa là, lưu lại trong cinta trí tuệ (trí tuệ tu tập) ở khoảnh khắc hiện tại càng liên tục càng tốt.
2. Nhiệm vụ thứ hai là ghi nhận bất cứ những trạng thái tâm nào xen vào hoặc xâm nhập vào sự nhận biết oai nghi ngồi, v.v... (chẳng hạn như tâm nhĩ thức "Nāma thấy" v.v...)
3. Duy trì ở một tư thế ấn định cho đến khi sự đau đớn xuất hiện buộc phải thay đổi, sau đó "tác ý" sự đau đớn là để điều trị sự đau khổ tiếp tục đi theo sự đau đớn vào tư thế mới
4. Ðối với "tác ý" tất cả hoạt động khác (ăn, tắm, công việc nhà v.v...) là để điều trị sự khổ
5. Nói tóm lại, nhiệm vụ chính yếu của hành giả mới bắt đầu tu tập nhận biết sắc pháp liên tục ở mọi tư thế được phát triển hoàn toàn quen thuộc.

[1] Thuật ngữ "Yoki" viết tắt từ Yogāvacara. Mặc dù người ta thường đọc nó là "Yogi". Nó thường được đọc bằng "K" bởi vì nó đối lập với "Yogi" mang ý nghĩa là "hành giả".
[2] Ðức Phật dạy "Như Lai không thể thấy được một pháp độc đáo này có thể dẫn đến chánh kiến (samma Diṭṭhi) hơn là khéo tác ý, sự chú tâm có trí tuệ". (Tăng Chi Bộ Kinh, Aykab - Nibat)
[3] Rusuthua là thiện pháp và có trí tuệ để dập tắt phiền não (ham thích và không ham thích)
[4] Rusuthua là thiện pháp và có trí tuệ để dập tắt phiền não (ham thích và không ham thích)
[5] Với sự ngoại lệ của chúng ta phải có tự chủ về việc ăn nói, làm những hành động vô ích v.v... Chúng ta cũng phải có sati và sampajanna - học hỏi (sikkhati) thêm để biết có phải là sự tu tập đúng hay sai.
[6] "... giống như một người muốn làm cho nước trong khi đã cầm một hạt Katuka và thọc tay vào trong lu nước rồi quậy nó một hoặc hai lần nhưng nước vẫn không trong, người này không ném hạt Katuka đi; ngược lại vị này quậy nó liên tục, và khi làm như vậy chất bùn lắng xuống và nước trở nên trong và sạch - cũng như vậy, thấy tỳ kheo đừng nên chịu thua, nhưng vị này phải liên tục chú tâm, nhận thức và xác định sắc pháp (sắc pháp)" (Thanh tịnh Ðạo, XVĪI, 16)
Giáo trình Thiền Minh Sát Tuệ - Phần 2.2 (trang 12)
Giáo trình Thiền Minh Sát Tuệ - Phần 2.2
2.3. THẢO LUẬN SỰ TU TẬP
2.3.1. Sự thấu hiểu phương pháp tu tập dẫn đến Ariya sacca (Tứ diệu đế)
1. Khổ đế (dukkha): Ở từng tư thế, chúng ta nhận thấy sự khổ. Ðây là khổ thọ (Vedanā dukkha) và hành Khổ (dukkha Sankhāra), dẫn đến khổ đế (sắc pháp và danh pháp là đau khổ).
2. Tập đế (Sumudaya-sacca): Tham ái - Taṇhā là nhân của khổ. Trong khi nhận biết về oai nghi ngồi, v.v... (Trong khoảnh khắc hiện tại), Tuệ giác, Thiền Minh Sát xuất hiện, và người ta có thể đoạn trừ tà kiến đó, "hành giả" đang ngồi tham thiền, thân kiến (sakkha - Diṭṭhi), ái trong vô sắc- (ViBhavataṇhā).
3. Diệt đế (Nirodha-Sacca): Nhiều phiền não càng dập tắt, chúng ta càng đạt đến sự diệt khổ (Nirodha). Ðiều này có thể là rất ngắn ngủi (Tadaṇganirodha) [1] khi ở trong khoảnh khắc hiện tại, hoặc thường còn, khi đã giác ngộ hoàn toàn (samuched nirodha).
Nếu ái dục bị đoạn diệt thì khổ cũng được dập tắt, vì ái dục là nhân của khổ. Khi nhân bị đoạn diệt thì quả (khổ) cũng bị đoạn diệt. Như thế chúng ta nhận ra được Tứ Diệu Ðế. Ðiều này tùy thuộc vào năng lực của Tâm đạo (magga citta). Tâm đạo là điều kiện diệt trừ phiền não. (Xem 1.6.1. "Thực tướng pháp"; 3.1 tuệ thứ 14)
4. Ðạo đế (Magga Sacca): Trong khi hành giả có chánh niệm về sắc pháp trong khoảnh khắc hiện tại, chúng ta đang trau dồi Giới, Ðịnh và Tuệ, là Bát Chánh Ðạo, hoặc Ðạo đế. Chúng ta càng nhận thức được sự khổ bằng trí tuệ thì chúng ta càng trau dồi Bát Chánh Ðạo.
2.3.2. Những hình thức khổ trong khi thực tập Thiền Minh Sát
Sắc pháp:
Khổ Thọ (Vedanā dukkha). (sự đau đớn thân xác, khó chịu).
Hành khổ (dukkha Sankhāra), (sự đau đớn được thay đổi hoặc được điều trị. Ðiều này khó nhận ra hơn khổ thọ).
Danh và sắc:
Tướng khổ (dukkha Lakkhana).
Khổ đế (dukkha Sacca)
Khổ thọ là sự khổ bình thường, được hành giả cảm nhận ở các tư thế. Trước hết, hành giả phải quan sát khổ thọ trước, bởi vì người ta dễ dàng nhận thấy sự khổ hơn ở trong 4 oai nghi có mặt ở mọi lúc. Khi hành giả nhận ra khổ tho,ï vị này sẽ thấy được danh sắc bị khổ thọ buộc phải thay đổi các tư thế suốt cả ngày.
Hành khổ là sự khổ tiếp tục diễn ra trong tư thế mới buộc phải thay đổi từ tư thế cũ. Nó cũng là hành động để duy trì cơ thể phải hành động như thế mất cả ngày, chẳng hạn như hỉ mũi, làm cho hết đói, hít vào thở ra v.v...
Tướng khổ là những đặc tính của danh và sắc pháp. Chúng có cùng những đặc tính như tất cả vạn vật: vô thường, khổ não và vô ngã. Ðiều này chỉ có thể nhận ra bằng Thiền Minh Sát. Ba đặc tính (tam tướng) này được nhận ra trong tuệ thứ tư (Tuệ sinh và diệt).
Khổ đế là Ðế thứ nhất (dukkha cacca). Chân lý của khổ. Khổ đế là danh và sắc pháp. Khi người ta nhận ra khổ đế, thì cũng nhận ra được các chức năng khác của Tứ Diệu Ðế.
2.3.3. Những câu hỏi
1. Phiền não về "ngã" đi vào ở đâu?
Nó đi qua danh pháp (cảm nhận), ví dụ danh pháp cảm nhận rằng, đó là "tôi" đang ngồi, sự ngồi của cái ngã. Sự tu tập là để nhận ra cái chân lý đó là oai nghi ngồi. Nó dùng hết nỗ lực, chánh niệm và tỉnh giác để thấy rằng oai nghi đang ngồi.
2. Ðiều gì biết được đó là oai nghi ngồi?
Ba danh pháp (nhiệt tâm tinh cần, chánh niệm và tỉnh giác) biết được đó là oai nghi ngồi.
3. Mục đích sự nhận biết về 4 oai là gì?
a) Là nhận biết về tư thế, và nhận biết đó là oai nghi ngồi, có thể đoạn diệt tà kiến cho rằng "hành giả" đang đứng, đang ngồi v.v... - Và điều này biểu thị anata (vô ngã).
b) khi oai nghi ngồi gặp phải sự đau đớn, chúng ta có thể thấy khổ. Khi khổ khiến cho nó cần thiết để thay đổi, đây là vô thường. Vô thường có nghĩa là chúng ta không thể lưu lại trong cùng một tư thế quá lâu. Cũng như khi chúng ta biết được oai nghi ngồi (anatta), chúng ta tự động nhận thấy hai đặc tính (tướng) khác, khổ và vô thường (bằng trí văn và trí tu).
4. Tại sao chúng ta theo sự đau đớn từ tư thế cũ đến tư thế mới? (Ví dụ, từ oai nghi ngồi sang oai nghi đứng).
Khi oai nghi ngồi gặp cơn đau, hành giả (yogi) phải ghi nhận rằng oai nghi ngồi cảm thấy đau đớn. Khi hành giả thay đổi sang oai nghi đứng, hành giả phải theo dõi cơn đau để ghi nhận rằng tư thế ngồi vẫn còn đau đớn. Khi cơn đau được điều trị, hành giả có thể nhận thấy rằng tư thế mới là để điều trị sự khổ, và điều này sẽ ngăn ngừa phiền não: việc không thích tư thế cũ hoặc thích tư thế mới. Phiền não được ngăn chặn vì chúng ta biết rằng không có "chúng ta" ở tư thế cũ hoặc mới. Chỉ có oai nghi ngồi và đứng. Khi hành giả có tác ý đúng đắn như thế này, sự việc sẽ được nhận ra rằng ngay cả "một" oai nghi (đứng, đi, v.v...) cũng không hạnh phúc. Bởi vì sự thay đổi từ mới sang cũ, liên tục với tác ý; hành giả sẽ nhận thức được chân lý: rằng bốn oai nghi đang che giấu chân lý của khổ (khổ đế).
5. Tại sao chúng ta nói "oai nghi ngồi" "oai nghi đứng" v.v...?
Bởi vì oai nghi không giống nhau ở mỗi tư thế hoặc ngay cả trong mỗi tư thế. Oai nghi ngồi là một oai nghi, oai nghi đứng là một oai nghi khác v.v... Ngay cả danh pháp biết được oai nghi ngồi thì khác biệt với danh pháp biết oai nghi đứng. Bởi vì sự việc này danh sắc sinh và diệt chớp nhoáng, và không bao giờ giống như nhau. Sự hiểu biết này sẽ giúp hành giả nhận thấy rõ ràng sự tác động (ghanasana) của danh và sắc dẫn đến tà kiến cho rằng danh sắc là "chúng ta", là ngã (xem 1.11, "Ghanasaññā").
Những câu hỏi hành giả (yogi) có thể tự đặt ra cho mình
Oai nghi ngồi, có phải vô thường hay thường còn?
- Nó vô thường.
Làm sao chúng ta biết?
- Bởi vì sự khổ buộc sắc pháp chuyển dịch thường xuyên.
Chúng ta có cái gì tạo ra sự khổ?
- Chúng ta có sắc pháp và danh pháp.
Danh pháp vô thường hay thường còn?
- Vô thường.
Làm sao chúng ta biết?
- Nó không thể ở trên một đối tượng mãi mãi. Tâm vẩn vơ sẽ phát sinh.
Danh pháp có khổ đau hay không?
- Nó khổ đau.
Sự khổ của danh pháp được biểu thị như thế nào?
- Nó không thể ở bất định ở một chỗ.
Sắc pháp và danh pháp luôn luôn vô thường và khổ. Do đó nó không có ngã; do đó người ta không thể kiểm soát nó được; do đó nó không phải là sắc pháp". Khi hành giả nhận thức được điều này, hành giả thấy rõ pháp: pháp mà hành giả thấy là khổ. Chính khổ này dẫn đến khổ - đế. Khổ đế là Thánh Ðế hành giả không thể điều trị khổ trong danh và sắc ngoại trừ tạm thời. Cả danh lẫn sắc đều sanh diệt rất nhanh, và chúng ta không thể sửa đổi nó.
Những điều gì là oai nghi?
- Tư thế trọn vẹn, hoặc hình thức chúng ta ngồi, là oai nghi
Quan sát điều gì trong oai nghi ngồi?
- "Hành giả" không quan sát tư thế ngồi. Ba danh pháp thực hiện.
2.3.4. Xem xét sắc và danh
Ðiều quan trọng là hành giả hiểu rằng sắc pháp và danh pháp phải luôn luôn là đối tượng của sự tu tập. Thậm chí với sự tinh cần (atapi), hành giả không thể thành công nếu không có sắc pháp và danh pháp luôn luôn trong sự tỉnh giác hoặc sự nhận biết của vị này. Tuy vậy, sự tu tập không quá khó khăn lắm, nếu hành giả thật sự hiểu rõ sự tu tập.
Hành giả cần phải xem xét sắc pháp và danh pháp thật trọn vẹn trước khi tu tập. Như vậy hành giả sẽ dễ dàng nhận thức đó là cái nào [2] . Ðiều này giống như việc tập đọc: người học trò phải biết mẫu tự trước khi cậu ta có thể đọc. Tương tự, hành giả phải biết sắc pháp và danh pháp để vị này có thể tu tập có kết quả. Nếu chúng ta không có danh sắc là một đối tượng liên tục trong sự tu tập, ví dụ, chúng ta sẽ tu tập với ý tưởng là "Tôi đau khổ, và chúng ta không thể loại trừ ý niệm về cái ngã.
2.3.5. Samadhi - Ðịnh
Trong sự tu tập này tốt hơn đừng có quá nhiều định: Ðôi khi với tư thế ngồi, hành giả sẽ chỉ biết được tư thế ngồi, chứ không phải tư thế ngồi, hoặc ở trong những trường hợp quá độ thậm chí hành giả sẽ không nhận biết được tư thế. Ðiều này bởi vì sự định tâm (samadhi) quá mức. Ðể giảm bớt tập trung này, một số bài tập năng động rất ích lợi: làm các công việc, đi bộ nhanh, ngay cả chạy. Ở trong bất cứ trường hợp nào, nếu có quá nhiều sự tập trung ở bất cứ tư thế nào, hành giả nên thay đổi tư thế đó.
Về đề mục thiền định. Thiền sư Āchan Naeb nói "thiền định thì có niệm xứ sẽ không dẫn đến Abhijjhā (sự ham muốn), bởi vì nó dẫn đến trí tuệ - trí tuệ này nhận thức được khổ (đây là một phương pháp để nhận biết nếu sự tu tập của người đó là đúng).
Không có niệm xứ thì"Thiền định- Samàdhi không giúp chúng ta an lạc, bởi vì thiền định đó không tinh khiết. Thiền định đó có phiền não. Mặc dù nó tạo nên an lạc, nó không thể đoạn trừ Vipallāsa (sự nhận thức sai lầm). Loại thiền định này là (Sankhāra khandha) hành uẩn và như thế một phần của 5 uẩn (danh và sắc) không thể diệt khổ được - nghĩa là đạt được Níp bàn (Nibbāna) cũng là danh pháp, nhưng nó là nicca (thường còn, trường tồn) và sukha (hạnh phúc) bởi vì nó không phải là một trong 5 uẩn". Khoảnh khắc tư tưởng ngắn ngủi là Níp bàn, như vậy không có cảm giác [3] .
Ðôi lúc hành giả sẽ có nhiều định khiến vị này sẽ mất đi cảm nhận đó là tư thế ngồi. Nhưng vị này sẽ nghĩ rằng mình cảm nhận tư thế ngồi, bởi vị này thiếu sikkhati (sự học hỏi, tìm hiểu để bảo cho vị này rằng không còn cảm nhận tư thế ngồi nữa. Cũng như thế, nếu mất đi học hỏi, hành giả có thể cảm thấy khổ nhưng không nhận thức được tư thế ngồi đó có đau khổ. Vị này sẽ nghĩ rằng "chính bản thân mình" cảm nhận khổ, vì thế vị này sẽ tiếp tục tu tập với ý tưởng là "tôi" ngồi tham thiền, đau đớn v.v... và sẽ không thể đoạn trừ tà kiến về ngã.
Hành giả phải ghi nhớ rằng tư thế không chỉ là "sắc pháp", nhưng chính là tư thế ngồi, tư thế đứng v.v... Ngược lại vị này sẽ nghĩ rằng tư thế ngồi, và đứng đều giống nhau, v.v... Nếu vị này nghĩ như vậy, vị này không thể tiêu diệt cái ý tưởng của "sự tác động", và hành giả sẽ nghĩ rằng cơ thể là chính của vị này.
Ðầu tiên, hành giả (yogi) biết được tư thế ngồi với tác ý; sau đó vị này quan sát tư thế ngồi với ba danh pháp (nhiệt tâm tinh cần, chánh niệm và tỉnh giác). Khi sự đau đớn xuất hiện, ba danh pháp biết đó là tư thế ngồi phải chịu đau đớn. Khi hành giả thay đổi tư thế, tác ý biết sự thay đổi là điều trị sự khổ, và tác ý này ngăn chặn ham muốn- Abhijjhā và không ham muốn- domanassa khi xâm nhập sự thay đổi tư thế.
2.3.6. Uddhacca: Tâm phóng dật (vẩn vơ)
Một nguyên nhân của tâm vẩn vơ là có quá nhiều atapi (nhiệt tâm tinh cần). Ðiều này khiến cho hành giả thúc đẩy tâm phóng dật làm cho nó tồi tệ hơn. Tâm phóng dật là danh pháp; tâm phóng dật xuất hiện trong tâm là chuyện bình thường và cũng có trong Tứ niệm Xứ (Satipaṭṭhāna), bởi vì nó là vô thường, khổ não và vô ngã. Tâm vẩn vơ dẫn dắt tâm đến việc không thể kiểm soát được (natta).
Mục đích của sự tu tập là diệt trừ lòng ham muốn và không ham muốn với nhiệt tâm tinh cần, chánh niệm và tỉnh giác. Nếu hành giả thích định tâm, đó là ham muốn, nhưng khi hành giả không thích phóng dật khi ấy nó phát sinh, bởi vì không có sự định tâm (tập trung), điều này tạo nên không ham muốn. Nói một cách khác, vị này không thể diệt trừ ham muốn hoặc không ham muốn. Vì vậy tâm phóng dật không phải là ham muốn hoặc không ham muốn.
Hành giả tu tập để phát triển thiện pháp. Thay vào đó, vị này gặp phải akusala (bất thiện). Vị này có sự chán ghét tâm phóng dật. Sự chán ghét này bởi thiếu trí tuệ, đặc biệt là khéo tác ý (Cetanā) . Tác ý biết tâm phóng dật là danh pháp, tâm phóng dật thì tự nhiên, bởi vì nó vô thường, khổ, và vô ngã. Tâm phóng dật xảy ra bởi ba danh pháp không kiểm soát được ở hiện tại. Khi hành giả nhận thức được tâm phóng dật là danh pháp, sẽ biến mất và danh pháp sẽ trở lại với khoảnh khắc hiện tại. Ðừng đi theo "câu chuyện" (rèn luyện các ý tưởng) của tâm phóng dật, hoặc điều này sẽ đưa hành giả phải đi xa với khoảnh khắc hiện tại. Nếu hành giả biết "câu chuyện" hành giả không có sự tỉnh giác. Nếu hành giả có tỉnh giác, hành giả sẽ không biết câu chuyện. Ðơn giản nhận ra nó là tâm phóng dật và tâm sẽ trở lại với khoảnh khắc hiện tại.
Khi hành giả trở lại với khoảnh khắc hiện tại, vị này sẽ thấy được oai nghi ngồi rõ ràng. Sự việc này là vì hành giả không nỗ lực nhận thấy oai nghi (không có phiền não). Ðây là tâm có chánh niệm tỉnh giác và cần được duy trì, nhưng không nên ép buộc nó. Sự tu tập này là quan sát danh và sắc giống như một khán giả; đừng cố gắng thay đổi hoặc kiểm soát chúng. Sau đó cần có thêm nhiều kinh nghiệm hơn, tâm vẩn vơ (tâm giống như con khỉ) trở thành người thuần phục và hành giả sẽ ở trong khoảnh khắc hiện tại càng ngày càng nhiều hơn. Hành giả sẽ dễ dàng nắm bắt khoảnh khắc hiện tại hơn.
2.3.7. Sự pha tạp
Giáo trình Thiền Minh Sát Tuệ - Phần 2.2 (tiếp theo) (trang 13)
Giáo trình Thiền Minh Sát Tuệ - Phần 2.2 (tiếp theo)
2.3.7. Sự pha tạp
Bị đau ốm không phải sự trở ngại của việc tu tập. Nhưng hành giả hầu như sẽ không có thể cảm thấy được oai nghi, bởi vì bệnh tật sẽ quá mạnh mẽ. Hành giả phải theo dõi bệnh tật, xao lãng tư thế, và nhận ra rằng sắc thân là khổ [4] đó là khổ đế. Và vị này cũng thấy rằng sắc pháp là vô ngã; người ta không thể kiểm soát được nó [5] .
Làm cách nào hành giả biết được khi tâm có chánh niệm tỉnh giác phát sinh (ở khoảnh khắc hiện tại)?
Khi tâm đã có chánh niệm, tỉnh giác phát sinh, nó biết được tư thế (đây là chánh niệm), và tâm biết được tư thế là oai nghi ngồi, v.v... (đây là tỉnh giác). Khi chánh niệm, tỉnh giác phát sinh, sự cảm nhận sẽ là một điều không còn sự lo lắng, không bất an, và không có sự chán nản trong việc tu tập.
Nếu hành giả có quá ít sự hăng hái, kết quả sẽ là sự lười biếng hoặc không có sự chú tâm đến tu tập. Quá ít sự hăng hái dẫn đến sự thiếu hiểu biết sự tu tập, không có khả năng thấy được khổ và sự cần thiết để loại trừ phiền não; và không có khả năng để nhận thấy rằng chúng ta có thể chết bất cứ lúc nào và phải tận dụng nó với bất cứ thời gian nào mà chúng ta có được. Hành giả cũng nên nhớ rằng đức Phật đã để lại một di sản giáo pháp cho chúng ta, đó là Satipaṭṭhāna (Tứ niệm xứ; do đó chúng ta nên tận dụng nó trong cuộc sống này.
Người mới tu tập nên nhớ rằng sự tu tập này là một thiện pháp rất cao thượng (sự đoạn trừ phiền não), và nó có thể mất thời giờ. Ðiều này vì thiện pháp sẽ đưa hành giả thoát khỏi sự khổ - và điều này không dễ dàng. Hành giả đừng nên vội vã tìm cách đặt cho được những thành quả. Hầu hết các hành giả cũng đã tu tập sai trước đó và nó cần thời giờ để phát triển sự tu tập theo chánh pháp tốt đẹp.
2.4 KẾT LUẬN
Sự tu tập đứng đắn sẽ dẫn đến kết quả đúng. Sự tu tập đúng tùy thuộc vào trí tuệ và những nghiệp tích lũy trước đó (đã có sự tu tập tốt đẹp ở những kiếp trước).
Ðiều quan trọng trong sự tu tập là thay đổi tà kiến hoặc ý tưởng sai lạc cho rằng danh sắc là "chúng ta", hoặc có cái ngã. Nếu hành giả không thể thay đổi được tà kiến này thì không thể đạt được tuệ (giai đoạn trí tuệ) đầu tiên - không có tuệ, đầu tiên này vị này không thể phát triển 16 tuệ và đạt được níp Bàn thật sự. Khi kết quả đúng thật xảy ra, hành giả biết được bản thân - nó giống như việc nếm đường; hành giả không cần một người thầy để dạy cho hành giả có mùi vị gì.
Thời đại này là thời đại của tham ái mạnh mẽ và trí tuệ yếu kém. Bởi vì đây là thời đại vật chất đối với mọi người (không chỉ dành cho các nhà vua, như thời xưa) và kỹ thuật cao làm cho tâm của chúng ta lệch hướng rất nhiều. Những hành giả mới tu tập cho rằng mình thích tu tập và chắc chắn nhận thấy được giáo pháp (dhamma) rất nhanh, vị này sẽ thất bại. Vì điều này phiền não có một sức mạnh to lớn; nó đã tích lũy trong chúng ta lâu lắm rồi. Người sẽ loại trừ được phiền não trong tâm là người phải có sự học hỏi đúng đắn để loại trừ phiền não và phải hiểu biết được sự thực hành tu tập qua sự học hỏi những lời phát biểu xác đáng của Ðức Phật. Không có giáo lý đúng thật và sự tu tập đúng đắn để chấm dứt khổ, người ấy không thể đạt được Níp Bàn.
Thiền sư Achaan Naeb nói rằng sự tu tập Thiền Minh Sát thành công là rất khó khăn hơn việc đi trên một sợi dây; nếu hành giả ngã xuống, hành giả phải tiếp tục đứng lên và nỗ lực trở lai. Ðây là sự hăng hái (atapi), hướng thẳng đến bằng sự giúp đỡ của chánh niệm tỉnh giác để có chánh niệm ở từng khoảnh khắc. Sự duy trì con đường Trung Ðạo (không thích hoặc không ưa) đòi hỏi nhiều sự quân bình cẩn thận. Nó thật khó khăn, nhưng có thể đạt được - nếu hành giả thật lòng muốn diệt khổ.
Có rất ít người đạo đức
Ðã đạt được bến bờ xa hơn
Nhưng phía bên bờ này có
Nhiều người đang lặn hụp
Khi đã thấy được giáo pháp
Ðúng đắn, những người đi cùng nó
Họ sẽ đến bờ và vượt qua
Vương quốc của sự chết thật khó mà vượt qua
Từ bỏ thế giới đen tối
Hãy khôn ngoan theo đuổi
Từ bỏ mái ấm của những kẻ vô gia cư
Nơi đó chắc chắn rằng có ít niềm vui
Hãy để người ấy mong ước niềm hạnh phúc không ràng buộc
Giã từ tham ái và sở hữu những gì không có thực
Hãy để người khôn ngoan làm trong sạch bản thân
Từ lòng nhiệt thành của trái tim
Họ ở trong
Giúp cho tâm phát triển đúng đắn
Hân hoan từ bỏ sự chấp thủ
Hân hoan được giải thoát
Họ đã được chữa trị những gì xấu xa, đồi bại
Tất cả đều tỏa sáng rực rỡ
Trong một thế gian hoàn toàn nguội lạnh.
-- (Kinh Pháp Cú, 85-9. Trung Bộ Kinh, 117)
Những Phần Minh Họa
Sơ đồ 2-1 Bản tóm tắt các căn (Ayatana) và đề mục thiền quán
Sơ đồ 2-2 Thực tướng Pháp (chi tiết)
Sơ đồ 2-1
Bản tóm tắt các căn (ayatana) và các đối tượng Thiền Minh Sát 
 
Lý Thuyết
Căn môn
Sắc pháp
Danh pháp
Chọn lựa Danh hay Sắc
1. Mắt
Hình dạng là sắc pháp
Sự biết được hình dạng là danh
"Nhãn thức"
2. Tai
Âm thanh là sắc pháp
Sự biết được âm thanh là danh
"Nhĩ thức"
3. Mũi
Hương là sắc pháp
Sự biết được hương là danh
Hương là sắc
4. Lưỡi
Vị là sắc pháp
Sự biết được vị là danh
Vị là sắc
5. Thân
Nóng; lạnh, cứng; mềm. Thân xúc chạm là sắc pháp
Sự biết được xúc chạm là danh
Cảm xúc là sắc pháp
6. Tâm
Các tư thế Tiểu và Ðại là sắc pháp
Sự biết được Tiểu và Ðại tư thế là danh; suy nghĩ về sự thay đổi tư thế là danh; tâm vẩn vơ là danh; Yêu, ghét v.v... là danh, biết đau đớn là danh
Tứ oai nghi là sắc pháp, các chức năng tâm khác là danh pháp
Lý do:
Chúng ta nghĩ rằng "Tôi thấy" và tà kiến, phiền não, này cần phải đoạn diệt bằng "nhãn thức" (Sabhava) - là chánh kiến
Chúng ta nghĩ rằng "Tôi nghe" và tà kiến, phiền não này cần phải đoạn diệt bằng "nhĩ thức" (Sabhava) - Chánh kiến
Chúng ta nghĩ rằng "Tôi đang ngửi" và tà kiến, phiền não này phải được đoạn diệt bằng "hương là sắc pháp (Sabhava) - đó là Chánh kiến
Chúng ta nghĩ rằng "Tôi đang nếm vị ngọt"; "Tôi đang nếm vị chua" và tà kiến, phiền não này, cần được đoạn trừ bằng "Vị là sắc pháp" (Sabhava) - là Chánh kiến
Chúng ta nghĩ rằng "Tôi nóng". Tôi lạnh "tà kiến phiền não này cần được đoạn diệt bằng "sắc pháp là nóng (Sabhava) - Chánh kiến
Chúng ta nghĩ "Tôi ngồi, tôi đứng" và tà kiến, phiền não này cần được đoạn diệt bằng "oai nghi ngồi" v.v... (Sabhava) là Chánh kiến: chúng ta nghĩ "Tâm tôi đang vẩn vơ - Tôi yêu v.v... và tà kiến này, phiền não.
Sự tu tập:
Ba danh [6] quan sát "tâm nhãn thức"
Ba danh quan sát "tâm nhĩ thức"
Ba danh quan sát hương là sắc pháp
Ba danh quan sát vị là sắc pháp
Ba danh quan sát các cảm giác
Ba danh quan sát các tư thế cùng với các chức năng của tâm
 
1. Sotāpanna-Tu đà hườn (diệt thân kiến, hoài nghi, và giới cấm thủ)
2. Sakadagami- Tư Ðà Hàm (Tham và sân yếu đi)
3. Anagami -A Na Hàm (Tham và sân bị đoạn diệt)
4. Arahant -A la hán (diệt: tham sắc giới, tham vô sắc giới, ngã mạn, phóng dật và vô minh)
* 4 giai đoạn chứng đắc = 4 tâm đạo, 4 tâm quả
** Níp Bàn là đối tượng (duy nhất một níp bàn)
-ooOoo-

[1] Ðoạn trừ phiền não tạm thời (Tandaganirodha) bắt đầu với tuệ Danh sắc (Nāma rūpa-paricchedanana) ở nơi đây nó loại trừ tà kiến về "cái Tôi" và tiếp đến tuệ Thuận thứ-anulomanana, ở đây sự đoạn diệt sau đó trở thành thường còn (xem 3.1, "Tuệ 16").
[2] Ðể biết nên dùng sắc pháp hay danh pháp là những đối tượng ở lục căn hay căn xem Sơ đồ 2-1, "Phần tóm tắt câu Ayatana (Lục căn) ở cuối Phần Tu Tập
[3] Khi Udayi hỏi ngài Sariputta làm thế nào mà Níp bàn có thể hạnh phúc, và không có cảm thọ, ngài Sariputta đáp lại "Thật chính xác không có cảm thọ đó là hạnh phúc" (Anguttara-Nikāya, Nibbāna-Sutta)
[4] Sắc pháp, được xem xét là bệnh, thì không còn là oai nghi ngồi v.v...,nhưng trở thành sắc thân (sắc là thân)
[5] Ðức Phật dạy cho một người tại gia, Nakun, khi bệnh tật xảy ra trong thế gian tầm thường này, thân bất an thì tâm cũng vậy, nhưng đối với một người đã đoạn trừ được tà kiến (ảo tưởng về Ngã - 20 loại của) thân thì bất an nhưng tâm thì không
[6] (a) Ba danh đề cập đến nhiệt tâm, chánh niệm và tỉnh giác. (b) Sự Nghe là chánh niệm. Biết được tâm nhĩ thức là tỉnh giác
Giáo trình Thiền Minh Sát Tuệ - Phần 3.0 (trang 14)
Giáo trình Thiền Minh Sát Tuệ - Phần 3.0
Phần III
KẾT QUẢ
Khi bậc thánh (Ariyan) dứt bỏ vòng sinh tử, đoạn trừ tất cả những tham ái, dòng lũ tham ái đã khô cạn, vòng sinh tử đã ngừng lại. Ðây là sự chấm dứt khổ, Níp bàn -- (Tiểu Bộ Kinh)

MƯỜI SÁU TUỆ (Ñaṇa, Yana) [1]
1. Tuệ phân tích Danh Sắc (Nāma-rūpa-pariccheda ñāṇa)
Ðây là trí tuệ mà hành giả nhận ra Thực tướng pháp (sabhava - dhammma). Sabhava là bản chất thật của danh và sắc. Trí tuệ này thay đổi tà kiến cho rằng danh sắc là "ngã". Loại trí tuệ này hành giả khó lòng bắt kịp trong khoảnh khắc hiện tại, bởi vì Phiền não (Kilesa) cho rằng danh sắc là "Tôi" đã tồn tại lâu đời. Hành giả nào muốn đạt được tuệ này phải tuân theo sự tu tập đúng đắn của Satipaṭṭhāna (Tứ niệm xứ), được Ðức Thế Tôn giảng trong Kinh Maha-Satipaṭṭhāna (Ðại niệm xứ).
Một hành giả muốn thành công phải nắm bắt được danh sắc liên tục trong khoảnh khắc hiện tại, với trí văn (cinta) cho đến khi chánh niệm, tỉnh giác và có trí tuệ mạnh mẽ. Sau đó chánh kiến sẽ xuất hiện. Ví dụ, khi chánh kiến xuất hiện, hành giả sẽ biết trong khoảnh khắc hiện tại danh sắc nào đang được quan sát (oai nghi ngồi, tâm nhĩ thức v.v...) - và vị này sẽ nhận thức rằng đó là danh pháp mà nó biết rằng nó là oai nghi ngồi, v.v... Và, xa hơn nữa, vị này sẽ biết rằng mọi vật trong thế gian là danh và sắc - không có đàn ông, đàn bà, ngã hoặc linh hồn - và bây giờ hành giả sẽ biết điều này, thậm chí trong cái tâm sâu kín nhất của hành giả. Khi tà kiến bị đoạn diệt về "cái ngã", hành giả sẽ cảm thấy vô cùng sợ hãi, bởi vì kể từ khi được sinh ra đời, vị này chưa từng có cái cảm nghĩ về sự việc không có "cái tôi" hoặc "cái ngã".
Bởi vì tuệ quán rất mạnh mẽ (Thiền Minh Sát - trí tuệ) đến nỗi đoạn diệt toàn bộ phiền não ra khỏi cảm nghĩ của vị này, bây giờ hành giả có thể nhận thức được bản chất thật của danh sắc.
Hành giả (yogi) sẽ tự mình đạt đến sự hiểu biết rõ tuệ này. Nó giống như hương vị đường - Người ta không cần phải dạy cho hành giả hương vị nó là thế nào.
Trong Tương Ưng Kinh (Anguttara-Nikāya) đức Phật dạy về giáo pháp là: "paccattanveditabbho viññuhi" (người trí cảm nhận trực tiếp). Giáo pháp không cần đến một vị thầy để giải thích rằng hành giả đạt đến một trí tuệ nào đó - Hành giả sẽ tự mình biết được chính cảm nhận này. Ðôi lúc hành giả sẽ nghĩ rằng mình đã đạt đến một tuệ nào đó, nhưng thật sự không hoàn toàn chắc chắn lắm. Nếu một người không chắc chắn, thì hành giả đó có thể hoàn toàn chưa đạt được tuệ đó.
Tuệ này được gọi là Kiến thanh tịnh (Diṭṭhi-visudhi) vì vào khoảnh khắc nhận thức, hoàn toàn không có phiền não. Nhưng chánh kiến này chưa nhận thức được tam tướng, hành giả cần phải tu tập nhiều hơn để thấy được vô thường, khổ và vô ngã.
Tuệ này (tuệ thứ nhất) trở thành nơi "nương dựa" của hành giả, bởi vị này nhận ra được bản chất thật của vạn vật mà vị này biết được bằng cách nếm, khi vị này dùng đường. Vị này biết được nó vì đã tự mình nếm, ăn nó.
Kể từ bây giờ hành giả biết "mình" không ngồi, mà chính là oai nghi ngồi, "mình" không thấy, "nhãn thức" v.v... - và xa hơn nữa, vị này biết rằng mọi chúng sinh, vị này chỉ thấy danh và sắc. Từ điểm chủ yếu này, danh sắc trở thành vị thầy của hành giả.
2. Tuệ phân tích nhân quả (Paccaya-parigaha-ñāṇa)
Khi hành giả nhận thức được tuệ thứ nhất, nếu vị này vẫn còn đang quan sát danh sắc trong khoảnh khắc hiện tại, vị này sẽ nhận ra nhiều danh sắc và sự quan sát sẽ không có lẫn lộn 2 thứ với nhau. Ví dụ, khi oai nghi ngồi có sự đau đớn thì vị này nhận biết về nó, vị này biết oai nghi ngồi là khổ, nhưng không thấy khổ như là thọ danh (Nāma-vedanā). Nhưng bây giờ hành giả thấy rằng sắc pháp là khổ và danh thọ biết được sắc pháp là khổ. Như vậy ở tuệ này, vị này thấy rằng cả danh sắc, cả hai đều tồn tại từ nhân và mỗi phần đều dựa vào duyên (paccaya). Ðối với danh pháp có chức năng, nó phải có tâm cơ, căn môn và đối tượng để biết.
Ngược lại, sắc pháp dựa vào danh pháp với chức năng đi, cử động v.v... Khi hành giả nhận thức trong hiện tại cho rằng danh sắc tồn tại từ nhân, và dựa vào nhau, vị này nhận thức rằng danh sắc không do thần thánh hoặc sức mạnh siêu nhiên nào tạo nên (iddhi).
Danh sắc trong hiện tại thực tế được tạo nên từ các nhân ở quá khứ: vô minh (avijjha), tham ái (Taṇhā), chấp thủ (uppadana), và Nghiệp. Và chúng cần thực phẩm để sống. Khi hành giả nhận thức bằng trí tuệ rằng đây là đúng thật trong hiện tại, vị này sẽ nhận ra rằng đây là duyên (paccaya) là đúng thật trong quá khứ, và sẽ đúng thật trong tương lai. Với sự nhận thức vị này (mình) được sinh ra bằng tính cách này trong hiện tại, (được tạo nên từ nhân) sau đó vị này không còn nghi ngờ rằng mình đã được tạo nên bằng tính cách này trong quá khứ, và sẽ còn ở trong tương lai.
Trong thất tịnh, tuệ thứ hai này được gọi là Kankhavitarana visuddhi có nghĩa là "chánh kiến không có phiền não của hoài nghi" ở tuệ này hành giả cảm thấy thanh thản, bởi vì vị này chắc chắn rằng mình sẽ được sanh một cảnh giới an vui (sugati), nếu vị này lìa đời. Một người nhận thức được điều này được gọi là Culla Sotāpanna (tiểu Tu-đà-hườn)
3. Tuệ suy xét thấy danh sắc vô thường, khổ, vô ngã (Sammasa-ñāṇa)
Ở tuệ trước đó, người hành giả chỉ nhận thức được nhân (sự phát sinh) của danh sắc, nhưng không phải là sự biến mất - bởi vì sự sanh diệt liên tục của danh sắc. Vào thời điểm này, trí tuệ của hành giả vẫn còn yếu kém.
Nếu hành giả tiếp tục nhận xét danh sắc thường xuyên trong khoảnh khắc hiện tại, không bao lâu vị này sẽ thấy sự biến mất hoặc sự hoại diệt của danh sắc. Nhưng trí tuệ này vẫn không đủ mạnh mẽ để thấy được sự phân chia của santati (sự liên tục). Ví dụ, khi ngồi, và sau đó có một sự chuyển đổi sang đứng, hành giả sẽ thấy được sự biến mất của tư thế cũ (ngồi). Nhưng khi hành giả đang ngồi trong khoảnh khắc hiện tại, vị này không thấy được sự sinh và diệt, vì trí tuệ của vị này chưa đủ sức mạnh. Tuy thế, hành giả này có thể nhận thấy được tam tướng trong danh sắc. Ðiều này vẫn không đúng thật trong khoảnh khắc hiện tại; điều này chỉ xảy ra khi đến tuệ thứ tư.
Quyển kinh Thanh tịnh đạo gọi đây là Tiranaparina. Trong thất tịnh, tuệ này được gọi tên là Maggamagga ñāṇadassana visuddhi - có nghĩa là sự trong sạch của tri kiến và quan kiến về đạo và phi đạo", sau đó tuệ này dẫn đến con đường chánh đạo - nghĩa là tuệ kế tiếp.
4. Tuệ sinh và diệt (Udayabbaya-ñāṇa)
Ðây là trí tuệ nhận thức được sự sinh và diệt của danh sắc, và santati (ảo tưởng liên tục) bây giờ được chia danh sắc - trong thiền quán (Thiền Minh Sát) ở khoảnh khắc hiện tại. Vào giai đoạn trí tuệ này, hành giả thấy danh sắc sinh và diệt cùng một lúc. Thực tế, theo lời đức Phật, danh pháp sinh và diệt nhanh hơn sắc pháp gấp 17 lần - nhưng hành giả không đủ nhanh để nhận thức được sự kiện này. Vị này chỉ thấy hai phần này (danh sắc) cùng nhau sinh và diệt. Tuệ này trông thấy rõ tam tướng trong danh sắc, và nó có thể đoạn diệt phiền não giấu mình trong danh pháp (tâm) đó là tham ái, ngã chấp (ảo tưởng về "cái Tôi", cái ngã), tà kiến và Vipallāsa (nhận thức sai lệch).
Tuệ này mách bảo cho hành giả đang ở trên con đường chánh đạo hay không phải. Nếu con đường tiến triển là đúng đắn nó dẫn đến Níp bàn. Sự hiểu biết về con đường đúng đắn là tuệ minh sát (Vipassanā). Nếu không phải là con đường đúng thật sẽ có phiền não của tuệ minh sát - mười hình thức của những phiền não này được gọi là phiền não Minh sát- vipassanupakilesa (Xem những đoạn tiếp theo tuệ này với phiền não tuệ minh sát trong tuệ thứ tư).
Nếu phiền não minh sát còn tồn tại, có nghĩa là sự trong sạch của hành giả không đủ để khám phá được phiền não - vì phiền não thì rất nhiều và trí tuệ yếu kém nên không thể tìm thấy được . Phiền não khiến cho định và tuệ minh sát của hành giả biến mất, nơi đây hành giả bị dính mắc vào nhiều hiện tượng khác nhau, mà vị này thường nhầm lẫn cho là Níp bàn. Hiện tượng này bao gồm những loại ánh sáng rực rỡ; phỉ lạc (pìti), và sự vắng lặng thật sâu lắng. Những hành giả đã từng tham thiền trong quá khứ và đã phát triển quá nhiều định, sẽ nhận thấy rằng nếu định được cho phép trở lại, nó sẽ là một trở ngại lớn lao đối với tuệ minh sát -Thiền Minh Sát. Có quá nhiều lòng tin - saddha và quá nhiều tin tấn cũng có thể là một trở ngại. Mười phiền não này có thể hết sức cám dỗ, do đó hành giả sẽ thường xuyên bị cuốn hút vào chúng, và cho rằng họ đang đắm mình trong cõi níp bàn, thậm chí sẽ không tin lời vị thầy của mình khi bảo cho họ đó là không phải như vậy. Nếu hành giả không thể vượt khỏi những phiền não này, hành giả không thể tiếp tục đi lên những giai đoạn tuệ giác cao hơn.
Sự trong sạch của tri kiến và quan kiến về sự tiến triển của con đường. Ðây là tuệ giác xuất hiện trong tuệ này (thứ tư), nếu hành giả tu tập đúng cách. Nó được gọi như thế, bởi vì nó là con đường đúng đắn nhưng bị lẫn lộn với phiền não, tham ái và ảo tưởng (moha). Tất cả ba đặc tính này [2] đều bao gồm trong tuệ này - vì thế nó rất quan trọng. Khi hành giả đến được con đường đúng đắn trong tuệ này sẽ trông thấy rõ ràng ba đặc tính. Hành giả càng đạt được nhiều trí tuệ thì càng đoạn diệt "phiền não". Khi sắc pháp được quan sát và trở nên rõ ràng, hành giả sẽ tự mình thấy được danh pháp .
Những phiền não của Tuệ minh sát (Vipassanupa kilesa). Như đã được lưu ý trước đây, có mười phiền não của tuệ minh sát:
1. Sự tỏa sáng (Obhāsa). Khi hành giả thấy được những ánh sáng rực rõ, vị này có thể nghĩ rằng mình đã đạt Níp bàn, và vì thế tỏ ra thỏa mãn với trạng thái này, khiến cho tham ái phát sinh. Ðây là tà kiến, Chính cái ngã của vị này suy nghĩ rằng mình đã đạt được níp bàn.
2. Tuệ. Một số hành giả tinh thông giáo pháp, sẽ luôn luôn nghĩ về nó, và điều này sẽ đẩy họ ra khỏi khoảnh khắc hiện tại.
3. Hỉ lạc (Piti) vì hành giả có quá nhiều định, vị này cảm thấy hỉ lạc, đây là phiền não. Khi tu tập thiền quán không một ai có thể có được hỉ lạc, bởi vì sự nhận thưc ba đặc tính không dẫn đến một cảm giác thỏa thích.
4. Vắng lặng - An lạc (Passaddhi). Ðôi khi có một trạng thái an lạc sẽ phát sinh; điều này cũng xuất phát từ việc có quá nhiều định. Hành giả không thể nhận thức được ba đặc tính cùng với sự an lạc, và trí tuệ không thể phát triển được.
5. Hạnh phúc (Sukkha). Có một cảm giác hạnh phúc khi có quá nhiều định. Khi hạnh phúc xuất hiện, hành giả không thể nhận ra khổ.
6. Tinh cần (Adhimokkha). Ðiều này khiến cho hành giả tin tưởng sai lạc rằng mình đã chứng ngộ níp bàn, và ngay cả không tin tưởng nơi vị thầy của mình, khi được dạy dỗ trái ngược lại. Ðây là nguyên nhân quá nhiều tín (sadha) quá ít trí tuệ, (thông thường trí tuệ và đức tin bằng nhau).
7. Sự ráng sức (Pakkaha). Có quá nhiều sự nỗ lực hoặc kiên trì cũng có thể khiến cho hành giả mệt mỏi, Tâm của vị này không rõ ràng, và vẩn vơ. Thông thường, sự kiên trì và sự tập trung phải tương đồng. Quá nhiều sự kiên trì dẫn đến "vẩn vơ", và tập trung quá mức (sati) sẽ khiến cho hành giả dừng lại sự tu tập...
8. Chánh niệm quá mức (Uppathana). Có quá nhiều chánh niệm có thể dẫn đến định quá mức và hành giả sẽ thấy nhiều nimita (ấn chứng xuất hiện trước mắt). Sau đó vị này sẽ mất đi danh sắc là các đối tượng - nghĩa là hành giả sẽ xa rời khoảnh khắc hiện tại, và không thể tiếp tục.
9. Xả (Uppekha). Ðôi khi tâm xả quá mạnh sẽ phát sinh, và hành giả tin tưởng sai lầm tin tưởng rằng mình không có phiền não - nó đã được đoạn diệt bởi Níp bàn: nhưng hành giả vẫn có phiền não của tà kiến, tham và sân chỉ đi qua tạm thời. Trong giai đoạn này hành giả không thể tiếp tục tu tập.
10. Thỏa thích (Nikanti). Hành giả trở nên thỏa thích với tất cả phiền não minh sát, và thỏa mãn khi ở lại với trạng thái này. Và vì thế vị này không thể tiếp tục tu tập.
Phiền não minh sát là phiền não của thiền quán và xảy ra vì quá nhiều định; điều này khiến cho hành giả có tà kiến là mình đã đạt đến một trạng thái không có phiền não, hoặc đã đạt được Níp bàn. Bởi vì cảm giác này, vị này nghĩ "Tôi" đã đạt Níp bàn và cảm nghĩ này không trong sạch, vì nó tu tập với "cái Tôi" trong tâm (Ðây không phải thiền quán vì thiền quán không tu tập với "cái Tôi").
Ðối với thiền định cảm nghĩ này là tốt nhưng đối với thiền quán thì không. Thiền định đòi hỏi định mạnh mẽ, sâu lắng, nhưng thiền quán thì không, bởi vì thiền định cổ vũ ấn chứng- nimita.
Phiền não minh sát sẽ không xảy ra đối với ba loại hành giả:
1. Một hành giả không tu tập thiền quán đúng cách. Ở trường hợp này những phiền não phát sinh không thể gọi là những phiền não của tuệ minh sát.
2. Một người có sự kiên trì yếu ớt (với sự kiên trì yếu ớt, định sâu lắng sẽ không xuất hiện).
3. Người này là bậc thánh (ariya) và biết con đường đúng đắn (chính đạo).
Khi hành giả đoạn trừ phiền não, không bao lâu vị này sẽ thấy được sự sanh diệt của danh sắc rất rõ ràng. Trong thất tịnh,tuệ thứ tư này cho đến tuệ thứ 11 (anulomana) được gọi là Patipadana Nadassana Visuddhi - tuệ kiến chánh đạo thực hành thanh tịnh.
5. Tuệ diệt (BhangaAnupassanā-ñāṇa)
Tuệ này là trí tuệ thấy được sự sanh và diệt của danh sắc. Người hành giả thấy sự phân hủy của 5 uẩn, cả phía trong (tâm) và phía ngoài (đối tượng). Ví dụ, hành giả đang nhận thức được "oai nghi ngồi đang hoại diệt và "tâm" biết được "oai nghi ngồi" cũng đang hoại diệt.
Hiện tượng này chưa được hành giả nhận thấy trước đây, và khiến cho vị này có một cảm giác sợ hãi. Trí tuệ này mạnh mẽ đủ sức loại trừ tận gốc moha (tà kiến) với nhiệt tâm, chánh niệm và tỉnh giác. Cảm nghĩ về sự hoại diệt quá mạnh mẽ đến nỗi hành giả chỉ tập trung về nó, và không chú tâm đến sự sinh. Trí tuệ này thấy được sự diệt của danh sắc mang lại một nỗi sợ hãi tác động với ; bởi vì vị này nhận thức rằng mọi vật trong thế gian là mong manh, và biến mất ở khoảnh khắc nó xuất hiện.
Trí tuệ của tuệ này khi hành giả đạt được sẽ tiêu diệt Vipallāsa (sự nhận thức sai lệch) - loại này được gọi là nicca Vipallāsa, sự nhận thức sai lệch cho là thân và tâm là trường tồn. Khi hành giả đạt được trí tuệ này, và cảm thấy rằng đây là sự tu tập đúng đắn, và không muốn thực hành sự tu tập sai lệch.
Tuệ này là bước đầu tiên của sự đoạn diệt (Pahana - Parinna) của phiền não (xem sơ đồ 3.1) tiếp tục cho đến tuệ cuối cùng (tuệ đạo). Phiền não đang bắt đầu bị loại trừ, Phiền não là một thành phần đã được ngấm sâu qua nhiều giai đoạn suốt tiến trình luân hồi- samsara-vata.
Có 7 lợi ích với tuệ này:
1. Nhận thức rằng không có hạnh phúc nào ở trong sự hiện hữu tương lai.
2. Thấy rằng không có hạnh phúc trong đời sống này, bởi vì hành giả nhận thức rằng đời sống này là khổ.
3. Sự phát huy một lòng ham muốn mạnh mẽ để diệt khổ.
4. Trong trường hợp của một nhà sư, dẫn đến một ham muốn có những vật dụng đơn giản.
5. Cũng giúp cho nhà sư một ham muốn mạnh mẽ để tuân theo Vinaya (Giới luật).
6. Tạo cho những ai đạt được tuệ này không thể phá vỡ các giới luật.
7. Hành giả trở nên dễ dàng bằng lòng với điều kiện nhu cầu, nếu bị kích động thì ít bị nổi giận, kiên nhẫn với những phiền não của người khác, không bị khó chịu với những sự quấy rầy, chẳng hạn như tiếng ồn...
6. Tuệ sợ hãi (Bhayatupatthana-ñāṇa)
Trong tuệ này, hành giả có trí tuệ nhận thức được danh sắc là nguy hại. Vì sự phân hủy đã được hành giả nhìn thấy trong tuệ thứ 5, cảm nghĩ phát sinh cho rằng danh sắc là mong manh luôn luôn sinh và diệt mau chóng - và điều này khiến cho hành giả sợ hãi và ghê sợ trong lòng.
Hành giả không thấy hạnh phúc trong danh sắc, và ngay cả được sinh ra ở bất cứ bhava (Hữu, sự trở thành) trong tương lai đều đựoc xem là ghê sợ - như nó đã có trong quá khứ. Tuệ này khiến cho lòng tham ái bị ngưng lại, nhưng không hoàn toàn đoạn diệt được nó. Trí tuệ này là kẻ thù của tham ái, nhưng điều đó giống thoa một loại thuốc trên lớp da bị ngứa, và khi thuốc hết tác dụng, da bắt đầu ngứa trở lại.
7. Tuệ thấy tội của ngũ uẩn (Adinava-ñāṇa)
Giáo trình Thiền Minh Sát Tuệ - Phần 3.0 (tiếp theo) (trang 15)
Giáo trình Thiền Minh Sát Tuệ - Phần 3.0 (tiếp theo)
7. Tuệ thấy tội của ngũ uẩn (Adinava-ñāṇa)
Khi hành giả nhận ra tuệ thứ sáu (sự sợ hãi), nó dẫn đến tuệ này, xem danh sắc là nguồn gốc của sự nguy hại và hiểm nghèo. Từ tuệ minh sát thứ nhất đến tuệ này, từ tuệ này dẫn đến tuệ kế tiếp, và mỗi cảm nghĩ càng mạnh mẽ hơn. Hành giả nhận thức danh sắc là nguy hại, và cảm thấy rằng không có danh sắc là điều tốt đẹp.
Năm điều nguy hại.
1. Danh sắc đều ở trong tất cả ba thế giới (dục giới [3] sắc giới và vô sắc giới) xuất hiện như thể chúng ở trong một cái hố bị lửa bao bọc xung quanh.
2. Hành giả đã nhận ra danh sắc ở bất cứ sự trở thành (hữu) nào, bị bao bọc bởi 11 ngọn lửa. 11 ngọn lửa sanh, tử, hoại diệt, đau khổ v..v.. (Xem 11 cái khổ của Ðế thứ nhất (tập đế) 1.4.4.2)
Hành giả cảm thấy danh sắc thì rất nguy hại, và là nguồn gốc của khổ đau.
3. Hành giả nhận thấy rằng nhân của danh sắc là vô minh, và vô minh đó thì nguy hại, bởi vì nó chỉ dẫn đến sinh, tử, già, chết.
4. Hành giả nhận thấy rằng danh sắc thìø đang phân hủy và hoại diệt từng khoảnh khắc (sát na), và như thế là nguy hại.
5. Hành giả nhận thức rằng sự tái sinh trong vòng luân hồi là nguy hại và hiểm nghèo - bởi vì danh sắc là nguồn gốc của khổ và bất cứ hiện hữu nào, và có thể dẫn đến nỗi thống khổ trở lại.
Khi hành giả nhận thức được 5 sự kiện nguy hại này thì cũng nhận ra những lợi ích từ đây. Những gì được nhận thấy ở đây là:
1. Chẳng có điều gì khi được tái sinh là hạnh phúc, và một nơi không có danh sắc sẽ là điều khát khao của hành giả.
2. Nếu không có sự tái sinh ở bất cứ sự trưởng thành nào, sẽ có hạnh phúc, và điều này sẽø dẫn đến con đường tới Níp bàn.
3. Nếu không có nhân (Samudaya) để tạo thêm danh sắc nữa, sẽ thoát khỏi khổ.
4. Không có danh sắc để phân hủy ở bất cứ sự trưởng thành hữu nào, đó sẽ là một nơi an lạc (Nibbāna)
5. Không còn tái sinh vào vòng luân hồi, đó là lợi ích và nguồn của hạnh phúc.
Trong tuệ này, hành giả nhận thức rằng danh sắc hoặc 5 uẩn, là thực tướng pháp (không có đàn ông, đàn bà) và thực tướng pháp là một trạng thái nguy hại. Tuệ này cũng có một trí tuệ mạnh mẽ để ngăn chặn Dục ái (Taṇhā Vipallāsa) sự nhận thức sai lệch trong tâm.
Nhận biết của tuệ này là kẻ thù của tham ái, và nó làm cho ái dục khó thực hiện chức năng; ái dục không có nơi để tạm trú trong tư tưởng, bởi vì toàn bộ thế giới (Ngũ Uẩn) được xem là nguy hại, hiểm nghèo và không có hạnh phúc.
Trong tuệ này, người hành giả không còn thấy sati (Chánh niệm) là tốt đẹp, nhưng chỉ là một điều gì đó có Tam Tướng (vô thường, khổ và vô ngã) - nhưng chánh niệm tiếp tục chức năng. Ngay cả khi hành giả thấy được trí tuệ, đều không có sự ham muốn hoặc không ham muốn. Ðiều này vì không có tham ái và tà kiến để tạo cho hành giả thích chánh niệm và trí tuệ.
Cái tâm sắp sửa đạt Níp bàn phải tu tập cho đến khi nó đạt được cảm giác (ái dục là kẻ thù), và sau đó tâm sẽ tách ra khỏi vòng luân hồi và đạt được đạo quả níp bàn.
Về một mặt khác, nếu hành giả nghĩ rằng danh sắc là tốt đẹp, trường tồn và hạnh phúc, như vậy tâm không tách rời khỏi vòng luân hồi và tiếp tục đạt đến Níp bàn và diệt khổ. Tâm đã nhận thức được khổ, và trí tuệ nhận ra được khổ sẽ đưa vị này đến Níp bàn. Hành giả không thể chứng ngộ Níp bàn bằng sự tập trung, bởi vì định sẽ tạo ra sự an lạc (sukhaVipallāsa) ý nghĩ cho rằng 5 uẩn là hạnh phúc, và vị này không thể thấy được chân lý, danh sắc là nguy hại.
8. Tuệ chán ghét (Nibbidā-ñāṇa)
Ở từng tuệ, trí tuệ càng trở nên mạnh mẽ. Ở tuệ này, một cảm giác chán ghét danh sắc, 5 uẩn, là một kết quả của tuệ trước đó (thứ bảy). Không có sân trong sự chán ghét, chỉ có trí tuệ. Ðiều này xảy ra vì có một nỗi ham muốn không tái sinh trở lại ở bất cứ hiện hữu nào, thậm chí trong một trạng thái cao nhất - một nhà vua, một triệu phú. Nó giống như một người đến hai con đường: Con đường tối tăm là tái sinh trong vòng luân hồi và con đường trong sáng là an toàn và yên ổn của Níp bàn. Do đó ghê sợ danh sắc, hành giả không thấy có hạnh phúc, an lạc trong con đường tối tăm, và con đường trong sáng dẫn đến Níp bàn dường như lộ rõ. Trí tuệ này xuất phát từ việc thoát khỏi tham ái, và được gọi là tuệ Níp bàn - Nibbidāyana. Nếu sự thoát khỏi hoàn toàn với tham ái, nó được gọi là Viraga (không còn ham muốn, không còn chấp thủ). Ðiều này dẫn sự giải thoát (Vimutti). Sự giải thoát dẫn đến Níp bàn.
Trí tuệ đạt đến tuệ này sẽ nhận thức được ít nhất một trong ba tam tướng: Vô thường, khổ và vô ngã. Nếu sự ghê sợ cảm thấy có sân, nó không phải là tuệ Níp bàn, vì loại chán ghét này không thể thấy được tam tướng.
Những ai tu tập thiền quán nhận thấy thoát khỏi vòng luân hồi, nếu vị này đạt được tuệ này, tất cả phiền não, thậm chí rất mạnh mẽ, sẽ bị loại trừ. Từ tuệ này, trạng thái tâm-Vīthicitta [4] dẫn đến con đường Níp bàn.
Sự chán ghét, hành giả cảm nhận trong tuệ này được tóm tắt trong câu kệ Pháp Cú (dhammapada):
Tất cả mọi vật hiện hữu đều vô thường.
Với trí tuệ, chúng ta nhận thức được điều này
Tinh tấn hành giả thóat khổ
Ðây là con đường giải thoát.
9. Tuệ ham muốn Giải Thoát (Munacittukammayata-ñāṇa)
Ở tuệ thứ bảy, hành giảnhận thức được sự nguy hại, và sự chán ghét ở tuệ thứ 8, người thiền giả trở nên hết sức ham muốn thoát khỏi danh sắc. Giống như một người ở tù mong ngóng từng giây phút để thoát ra ngoài.
Những tuệ thứ 6, thứ 7 và thứ 8 đều có liên hệ với từng cái, càng trở nên mạnh mẽ hơn. Tuệ biết sự sợ hãi dẫn đến tuệ biết sự nguy hại, tuệ biết sự nguy hại dẫn đến tuệ biết sự chán ghét - rồi sau đó dẫn đến tuệ ham muốn giải thoát. Sau đó tuệ thứ chín dẫn đến Níp bàn. Ham muốn được giải thoát dẫn đến sự năng nỗ tu tập hơn để đạt được Níp bàn.
10. Tuệ Suy tư (Patisankha-ñāṇa)
Ở những tuệ trước, về sợ hãi, nguy hại, và chán ghét dẫn đến một sự ham muốn thoát khỏi danh sắc (tuệ thứ 9). Ở tuệ này, hành giả bị thúc đẩy ham muốn thoát khỏi danh sắc, Hành giả [5] cố gắng tìm một phương cách để thoát khỏi - nhưng không biết phương cách nào. Sau khi đã nhận ra được tam tướng ở danh sắc hành giả có cảm tưởng mạnh mẽ để vượt khỏi chúng.
Nhân của lòng ham muốn để vượt khỏi từ các tuệ 7, 8 và 9 đã hợp lại với nhau tạo nên trí tuệ rất rõ ràng, mạnh mẽ và khát khao loại trừ phiền não, và cố tìm một con đường giải thoát: một con đường chấm dứt vòng sanh tử dường như sẽ trải dài trong tương lai. Ở tuệ này, hành giả thường thấy rõ tam tướng nhiều hơn ở các tuệ trước. Sau khi đã nhận thấy được danh sắc là vô thường, khổ và vô ngã, hành giả có một nỗi khát khao diệt khổ này.
(Ðức Phật dạy rằng chỉ có Tam Tướng mới có thể đưa con người thoát khổ. Một hành giả chưa bao giờ thấy được Tam Tướng không thể vượt khỏi vòng luân hồi. Chỉ có một con đường duy nhất dẫn đến Níp bàn, và để thấy rằng danh sắc là vô thường, khổ và vô ngã).
11. Tuệ Hành Xả (Sankhāra-upekkhā-ñāṇa)
Trí tuệ này khiến không có sự quan tâm đến việc danh sắc (hành hoặc hành uẩn) phát triển; không còn bám víu và chấp thủ vào danh sắc - mà từ lâu chúng ta đã từng nghĩ là "Tôi", "Của tôi" "chính bản thân tôi". Nhưng sự lơ là kết hợp với sự chán ghét.
Trí tuệ này, đã phát triển ở tuệ trước thì rất mạnh mẽ và nó giúp người ta nhận thức rõ rằng năm uẩn (hành) là mong manh: không phải đàn ông, một người, đàn bà, con chó v.v... và đời sống trở nên ngắn ngủi và người ta cũng sớm lìa đời không có hạnh phúc trong danh sắc.
Khi tâm có trí tuệ nhận thức danh sắc là tính không (suññatā), không có đàn ông, đàn bà, nó không còn quan tâm đến danh sắc; tâm thấy thế giới cũng rỗng không. Như vậy tâm có được tâm xả - không thích hoặc thích danh sắc. Nhưng tâm xả với sự chán ghét. Bây giờ tâm muốn đạt Níp bàn. Nó không còn quan tâm đến danh sắc nữa. Nó không còn quan tâm để được tái sinh ở bất cứ tam giới nào (xem cõi, phần ghi chú ở tuệ thứ bảy).
Trí tuệ của tuệ này là tuệ Minh sát cao nhất trong cõi thế tục. Trí tuệ này sẽ đưa hành giả đến tâm đạo (magga-citta) và tâm quả (phalacitta) và hành giả sẽ trở thành bậc thánh nhân (ariya-puggala) . Nó là một trí tuệ rất mạnh mẽ và có đoạn diệt hầu hết phiền não, bởi nó thấy Tam Tướng rất rõ. Ðiều này dẫn đến một ý chí mạnh mẽ (chanda) để đạt Níp bàn.
Tuệ thứ chín (ham muốn giải thoát), tuệ thứ 10 (suy niệm về con đường giải thoát) và tuệ thứ 11 (hành xả) tất cả đều có mối liên kết, nhưng trí tuệ của tuệ thứ 11 thì mạnh mẽ hơn.
Tâm có được tính xả ly đối với bất cứ một trong Tam Tướng được gọi là vimokkhamukha (tâm giải thoát). Nếu tâm được giải thoát đến Níp bàn bằng cách niệm vô thường (aniccaAnupassanā); nó được gọi là ấn chứng Níp bàn (animitta-Nibbàna).
Nếu tâm được giải thoát đến Níp bàn bằng cách niệm khổ (dukkha-anupassanā); nó được gọi là appanihitta-nibbāna.
Nếu tâm được giải thoát đến Níp bàn bằng cách vô ngã (anatta-anupassanā); nó được gọi là suññatā-nibbāna).
12. Tuệ thuận thứ (Anuloma-ñāṇa)
Tuệ này giúp hành giả nhận ra Tứ Diệu Ðế, vì nó là trí tuệ rất hoàn hảo. Trí tuệ này xuất phát từ tuệ trước đó. Tuệ này là một tuệ rất mạnh mẽ: Nó có nhiều đức tin hơn, năng nổ hơn, chánh niệm hơn, và trí tuệ hơn các tuệ trước đó - vì nó nhận ra khổ đế và tập đế. Thuật ngữ trong Trợ đạo pháp (Bodhipakkhiya dhamma), tuệ giác này hoàn hảo ở mức độ của Bồ đề phần (Bojjhanga) [6] vì nó giúp cho việc nhận thức Tứ Diệu Ðế.
Có ba bước trí tuệ trong Phật giáo (Xem Sơ đồ 3.1)
- Tuệ thứ nhất và thứ 2: Tuệ biết đầy đủ - Yataparina
- Tuệ thứ ba và thứ 4: Tuệ quan sát đầy đủ - Tiranaparina
- Tuệ thứ 5 đến thứ 14: Tuệ từ bỏ đầy đủ - Pahanaparinna.
Bổn phận phải thực hành Thiền Minh Sát khởi đầu từ tuệ thứ nhất và loại trừ phiền não từng bước, cho đến tuệ thứ 12 (Anulomañāṇa - Thuận thứ). Trí tuệ này vẫn còn Hiệp thế (lokiya) - nó có những chức năng Hiệp thế. Ở tuệ thuận thứ, hai đế đầu tiên khổ đế và tập đế đã được hành giả nhận ra, dùng tam tướng làm1 đối tượng. Danh sắc là một đối tượng kết thúc với tuệ này, và cũng là tuệ minh sát.
Tuệ thuận thứ là trí tuệ đưa một trong Tam Tướng (danh sắc) để vượt qua lộ trình tâm (maggavitthi) (xem 3 đoạn cuối của tuệ thứ 11). Ðiều này chỉ xuất hiện trong ba sát na. Trí tuệ đối với tuệ thuận thứ đến từ tuệ hành xả (tuệ thứ 11). Tuệ thuận thứ (thứ 12) là một điều kiện hỗ trợ duyên (paccaya) của tuệ cắt đứt dòng phàm Gottarabhuñāṇa (thứ 13)
Tiến trình vượt qua từ tuệ thuận thứ (12 đến tuệ cắt đứt dòng phàm (13) như sau:
 
Sự kiện này giống như việc đánh đu một sợi dây thừng qua một dòng nước. Sự bám chặt dây thừng là ở Parika amma (sự khởi đầu; tuệ thứ nhất của thuận thứ), chuẩn bị cho một người đến tâm đạo ; sự đánh đu chiếc dây thừng tiếp đến đưa người đó đến giữa dòng hoặc Upacāra (tuệ thứ hai), và sau đó tuệ thuận thứ đưa người đó lên bờ bên kia. Khi một người đáp xuống bờ xa hơn, tâm ở trong tuệ cắt đứt dòng phàm. Tâm bây giờ có đối tượng là Níp bàn.
Tuệ thuận thứ là tuệ cuối cùng ở trong cõi dục giới (thế tục) - nghĩa là có danh sắc làm đối tượng. Kể từ bây giờ Níp bàn trở thành đối tượng.
Theo tính cách mô tả trên, ở đó tâm dục giới (hiệp thế) đi đến siêu thế được gọi là dhammaniyana (định luật của chân lý hoặc nhân quả).
13. Tuệ cắt đứt dòng phàm (Gottarabhu-ñāṇa)
Ðây là trí tuệ xuất hiện của maggavitthi là con đường của tâm dẫn đến tuệ đạo (tuệ thứ 14). Tuệ này khác biệt với các tuệ khác, ở đây có Níp bàn là đối tượng (siêu thế), tâm (citta) vẫn còn hiệp thế. Danh sắc đã được đoạn trừ, nhưng nó vẫn chưa hoàn toàn siêu thế (lokkutara). Trong tuệ trước, cả tâm lẫn đối tượng là siêu thế.
Trí tuệ của Tâm (citta) trong tuệ này chuyển đổi hành giả từ kẻ Phàm phu (Puttujjana) sang bậc thánh cao quý (ariyapuggala). Ðây là tâm đầu tiên trong vòng luân hồi có Níp bàn là đối tượng. Mặc dù có Níp bàn là đối tượng, nhưng tuệ này không thể đoạn diệt hoàn toàn phiền não (Samuched).
Thiền sư Ajha Naeb nói rằng tuệ này giống như người thợ tập sự mới bắt đầu công việc, người này hoàn toàn chưa quen thuộc với công việc của mình - và vì thế tuệ này không thể tiêu diệt phiền não hoàn toàn.
14. Tuệ đạo (Magga-ñāṇa)
Ðây là trí tuệ xuất hiện ở trong tâm được gọi là tuệ đạo. Tuệ đạo đến từ, hoặc nhận được điều kiện hỗ trợ (duyên) của nó từ tuệ cắt dòng phàm (tuệ thứ 13). Tuệ này có Níp bàn làm đối tượng, giống như tuệ thứ 13. Nhưng tuệ này hoàn toàn tiêu diệt phiền não, lẫn tâm và đối tượng là siêu thế.
Phiền não trong tuệ này hoàn toàn bị tiêu diệt bởi sức mạnh của tuệ đạo. Ðây là phần đầu tiên của bốn tâm đạo, dẫn đến Tu đà hườn hoặc bậc thánh Nhập Lưu- Sotāpanna [7] . Tâm đạo hoạt động chỉ trong một sát ma (citta-bhanda), nhưng nó giảm bớt sự tái sinh trong tương lai đến 7 kiếp (Sotāpanna).
Tuệ này được gọi là Samma-Diṭṭhi (Chánh kiến) trong 8 chánh đạo: Chánh kiến của Tứ Diệu Ðế. Trí tuệ của tuệ này được so sánh với tia chớp trong một cơn sấm sét (Vachirapanna), vì nó rất mạnh mẽ, sáng rực và bất ngờ.
Khi tâm đạo xuất hiện lần đầu tiên, nó gọi là tâm đạo Tu Ðà Huờn - Sotāpattimagga. Nó xuất hiện thêm 3 lần nữa cho những Ðạo cao hơn. Ðối với hành giả lần đầu tiên trở thành bậc thánh cao quý. Vị này không còn có thể tái sinh trong 4 đường ác đạo.
Tuệ này là thiện pháp, tâm thiện siêu thế (lokkuttara kusala) Có trong 4 tuệ này:
1. Sotapatti-magga (Ðạo Tu Ðà Hườn)
2. Sakadagami-magga (Ðạo Tư Ðà Hàm)
3. Anagami-magga (Ðạo A Na Hàm)
4.Arahatta-magga (Ðạo A La hán)
15. Tuệ quả (Phala-ñāṇa)
Trong thất tịnh, tuệ này là Nanadassana-visuddhi (tuệ tri kiến thanh tịnh). Khi tâm đạo xuất hiện, ở tuệ trước đó (thứ 14) và có Níp bàn làm đối tượng, nó tiêu diệt hoàn toàn phiền não-rồi sau đó, trong tuệ này, tâm quả phát sinh, và có một cảm giác an lạc rất sâu lắng. Kết quả này là dhamma niyama (định luật của chân lý hoặc nhân quả) - nghĩa là tâm quả luôn luôn đi theo tâm đạo. Khi tâm quả xuất hiện, đôi khi nó xảy ra trong ba hoặc hai sát na. Người hành giả nhanh hơn, với ba sát na, nhảy lên parikamma (xem Hình 3-1) và bắt đầu với cận định- upacāra, sau đó thuận thứ- anuloma, cắt đứt dòng phàm- Gottrabhu, tâm đạo, sau đó tâm quả, ba lần, thay vì 2 lần.
Tâm quả là quả siêu thế từ tâm đạo. Nó chỉ xảy ra rồi diệt - nó không có chức năng. Sau khi nó biến mất, Níp bàn không còn là đối tượng. Trong tuệ quả, người hành giả trở thành bậc thánh lần thứ hai (lần thứ nhất ở trong tuệ đạo - thứ 14). Vị này bây giờ được gọi là bậc thánh Tu Ðà Hườn- (sotapatti-phala- pugala) và chắc chắn sẽ giác ngộ không quá bảy lần tái sinh nữa.
Trong những giai đoạn Trí Tuệ, tuệ này hoàn toàn ở trong Kata-ñāṇa (giai đoạn tuệ giác thứ ba)
16. Tuệ Níp bàn (Paccavekkhana-ñāṇa)
Trong tuệ này, hành giả xem xét 5 đề mục được nhận thức trong tuệ trước:
1. Tuệ đạo - Magga-ñāṇa (tuệ thứ 14)
2. Tuệ quả - Phala-ñāṇa (tuệ thứ 15)
3. Níp bàn - Nibbāna
4. Phiền não đã được loại trừ
5. Phiền não vẫn còn tồn tại.
Tuệ này xuất phát từ tuệ quả (thứ 15) và trở về cõi Hiệp thế (lokiya). Vì Níp bàn không còn là đối tượng chúng ta trở về tâm Hiệp thế.
Người nhận thức tuệ này ở trong tất cả ba giai đoạn đầu tiên của sự chứng đắc (Tu Ðà Huờn, Tư Ðà Hàm, A Na Hàm) được gọi là bậc thánh hữu học (Sakha-puggala) . Ở trong tuệ này (thứ 16) bậc A la hán chỉ suy xét bốn phần của các đề mục trên - bởi vì bậc thánh A La Hán không có phiền não. Không phải tất cả tuệ của bậc thánh hữu học đạt được giai đoạn này đều phải suy xét tất cả các đề mục trên. Một số vị, với trí tuệ mạnh mẽ, chỉ suy xét ba điều đầu tiên - và không suy xét đến toàn bộ phiền não.
Trí tuệ của tuệ này thì khác biệt với tuệ thứ 14, 15, ở đây Níp bàn là đối tượng ở trong khoảnh khắc hiện tại, hành giả chỉ suy niệm, và không ở trong khoảnh khắc hiện tại. Tuệ trước đó có thể so sánh với nếm muối, trong lúc đó tuệ này giống như việc xem xét vị của muối như thế nào. Do đó, tuệ này không phải là tâm siêu thế, nhưng là tâm Hiệp thế. Mặc dù đây là trí tuệ hiệp thế, Thất tịnh phân loại nó là tuệ tri kiến thanh tịnh-Nanadassana-Visuddhi, cũng là sự phân loại cho rằng tuệ 14 và 15 là siêu thế. Vì tuệ này xuất phát từ tuệ thứ 14, 15.
Ghi nhớ:
1. Ở sự chứng đắc đầu tiên, tuệ thứ 14 được gọi là tuệ cắt đứt dòng phàm, vì hành giả thay đổi từ phàm phu-Puthujjana sang bậc thánh nhân -ariyapuggula, nhưng trong sự chứng đắc tiếp theo (Tư Ðà Hàm v.v...) tuệ này được gọi là tuệ cắt đứt dòng phàm - Vodana-ñāṇa, vì ở trường hợp này, người chứng đắc đã là bậc thánh rồi. Nhưng lộ trình tâm (Vīthicitta) thì giống như nhau ở mỗi sự chứng đắc.
2. Những tuệ từ 1 đến 12 là hiệp thế; tuệ thứ 13 là chuyển tiếp: một phần hiệp thế và một phần siêu thế: 14 và 15 là siêu thế ï; trong khi đó tuệ thứ 16 trở lại hiệp thế .
3. Có 10 sự ràng buộc (kiết sử) trói buộc một người đi tái sinh.
Chúng là:
1. Thân kiến
2. Hoài nghi về giáo pháp của Ðức Phật
3. Giới cấm thủ
4. Tham ái
5. Sân hận
6. Ham muốn cõi sắc giới (rūpa loka)
7. Ham muốn cõi vô sắc giới (arūpaloka)
8. Kiêu ngạo (ngã mạn)
9. Bất an (Trạo hối)
10. Vô minh (Không hiểu biết).
a) Bậc thánh Tu Ðà Hườn (Sotapana): đoạn diệt ba sự ràng buộc đầu tiên. Bậc thánh Tu Ðà Hườn người nhập dòng thánh dẫn đến Níp Bàn. Vị này có thể trở lại đời sống này không quá 7 kiếp. Vị này chắc chắn không tái sinh ở cảnh giới thấp kém nào: địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ,  A tu la.
b) Bậc Nhất Lai (Tư đà hàm - Sakadagami): hai sự ràng buộc thứ 4 và thứ 5 bị yếu đi. Vị này có thể trở lại đời sống này (cõi Dục) chỉ 1 lần. (Dục giới là cõi người và cõi trời).
c) Bậc Bất Lai (Anagami): Tiêu diệt sự ràng buộc thứ tư và thứ 5. Vị này sẽ không tái sinh ở cõi dục giới
d) Bậc A la hán loại trừ 5 sự ràng buộc cuối cùng. Vị này sẽ không còn tái sinh ở bất cứ cảnh giới nào.
4. Thất tịnh:
- Tuệ thứ nhất - tuệ phân biệt Danh sắc (Nāma-rūpa paricheda-ñāṇa) là kiến thanh tịnh (Xem sơ đồ 3-1).
- Tuệ thứ 2 - tuệ phân biệt danh sắc (paccaya-parigaha-ñāṇa), trong thất tịnh, là đoạn nghi thanh tịnh (Kankha-vitarana-visuddhi).
- Các tuệ 3-4 là đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh (magga-magga-ñāṇa-dassana-visuddhi).
- Các tuệ 4 đến 13 là hành tri kiến thanh tịnh (patipadañāṇa - dassanavisuddhi).
- Các tuệ 14-16 là tri kiến thanh tịnh (ñāṇa-dassana-visuddhi).
 -ooOoo-

[1] "Yana" là phát âm âm tiếng Thái của từ Pàli "Ñaṇa". Chúng ta chấp nhận "Yana", bởi vì ở đây người ta sử dụng nó rộng rãi và nó phát âm dễ dàng hơn.
[2] Tam tướng trong tuệ quán thì khác biệt với sự miêu tả tục đế ở phần chú giải của chúng ta. Chúng gồm có: 1. "Mọi vật vô ngã, không có trung tâm; 2. Vô thường theo ý nghĩa không hiện hữu, không tồn tại; 3. Khổ đau theo ý nghĩa hoại diệt" (Buddhaghosa, Thanh Tịnh Ðạo, XX-84.)
[3] Dục giới,thế giới này cộng với những cõi dục khác, sắc giới và vô sắc giới
[4] Vīthicitta (lộ trình tâm) dẫn đến đoạn diệt là: Nibbidā - chán ghét, Viraga - không còn chấp thủ và Tadanga-nirodha - đoạn diệt những phiền não tạm thời . Một ví dụ về đoạn diệt những phiền não tạm thời ở trong tuệ đầu tiên, nơi đây tà kiến về ngã là được thay thế với chánh kiến.
[5] Thuật ngữ "hành giả " đuợc sử dụng ở đây cho tiện lợi, nhưng thực ra chỉ có trí tuệ mới thực hiện- không có đàn ông, không có đàn bà, không có chúng sanh
[6] Thất giác chi, xem phần 1.3.6
[7] Ba tâm đạo tiếp theo dẫn đến những trạng thái cao hơn: Tư Ðà hàm, A na hàm và A la hán.
Giáo trình Thiền Minh Sát Tuệ - Phần 4.1 (trang 16)
Giáo trình Thiền Minh Sát Tuệ - Phần 4.1
Phần IV
TỔNG KẾT

"Bạch sa môn Gotama, Duyên gì (điều kiện), nhân gì, tại sao, sau khi Như Lai viên tịch, giáo pháp không tồn tại lâu dài; và lại nữa. Bạch sa môn Gotama, Duyên gì (Ðiều kiện), nhân gì, tại sao, sau khi Như Lai viên tịch, giáo lý tồn tại lâu dài?
"Là vì không tu tập, này người Bà la môn, vì không thực hành nhiều Tứ niệm xứ, do đó giáo pháp không tồn tại lâu dài, sau khi Như Lai viên tịch." -- (Tương Ưng Bộ Kinh, Ðại phẩm)
4.1 TỔNG KẾT
Sự tu tập thiền quán gồm có thất tịnh, 16 tuệ, tam vô lậu học (Vimokkha), Tứ niệm xứ -Satipaṭṭhāna, v.v... Nhưng tất cả những vấn đề này thật sự là thân quán niệm xứ- KāyaAnupassanā satipaṭṭhāna - đặc biệt, bốn tư thế đại và tiểu oai nghi.Với niệm xứ khác - thọ quán niệm xứ, tâm quán niệm xứ, pháp quán niệm xứ - sự tu tập đều giống nhau, các tuệ và thất tịnh đều giống nhau, nhưng lợi ích thì cũng giống nhau: Chỉ những đối tượng được thay đổi.
Tuy thế, thọ, tâm và pháp cũng xem là những đối tượng phức tạp hơn. Có 9 thọ để quan sát: khổ thọ, lạc thọ, và xả thọ v.v... Có 16 tâm: tâm có thiện, tâm không có thiện, tâm có định v.v... Với pháp, có năm uẩn, căn - ayatana, triền cái - nivāraṇa, v.v...) Như vậy, hành giả phải cẩn thận hơn với thọ, tâm, và pháp là các đối tượng. Ví dụ, nếu một tình cảm phát sinh, chẳng hạn như tình yêu, Hành giả phải nhận biết tình cảm này. Nhưng trong trường hợp này vị này có thể bị chấp thủ vào tình cảm này. Ðiều này sẽ ngăn chặn vị này không đến được với niệm xứ, vì niệm xứ được nhận ra bởi con đường Trung Ðạo. Nếu một người có sự ham muốn hoặc không ham muốn, người ấy không thể ở trong con đường Trung Ðạo. Do đó, một người tu tập phải học hỏi và hiểu biết sự kiện này. Không có sự hiểu này, hành giả không thể đạt được sự tu tập đúng đắn.
Sự không quan tâm (upekkhā) là không phải con đường "Trung Ðạo". Một số hành giả cố gắng sai khiến tâm không thích hoặc thích. Ðiều này không đúng. Ðây là sự cố gắng buộc tâm xả phát sinh. Tất cả pháp là vô ngã, và điều hành giả không thể thực hiện được.
Một số phương pháp tu tập nói rằng tâm là trống không và dùng sự trống không (tính không) làm một đối tượng. Nhưng mỗi tâm đều có một đối tượng. Ðối tượng là duyên trợ của tâm. Ngay cả siêu thế vẫn có Níp bàn là một đối tượng.
Có quá nhiều tâm và quá nhiều đối tượng đến nỗi có thể dẫn điều này đến sự thích và không thích. Ðối tượng trong niệm xứ có thể loại trừ thích và không thích. Nhưng ngay cả đối tượng trong niệm xứ có thể dẫn đến phiền não. Ví dụ, nếu hành giả muốn tâm ở lại với oai nghi ngồi, điều này dẫn đến abhijja (thích). Nếu hành giả không thể lưu lại với oai nghi ngồi (điều này có thể không chắc chắn lắm - bởi vì hầu hết tâm đều vô thường), điều này có thể dẫn đến tâm sân - domananasa.
Với niệm xứ, vấn đề quan trọng là phải có chánh niệm và tỉnh giác trong khoảnh khắc hiện tại. Chỉ có chánh niệm trong khoảnh khắc hiện tại mới có thể đoạn diệt thích và không thích. Khi một đối tượng xuất hiện, hành giả phải quan sát đối tượng đó cho đến khi hành giả nhận thức được sabhava của đối tượng đó, nó là danh sắc. Sau đó hành giả sẽ nhận thấy rằng danh sắc là vô thường, khổ và vô ngã không phải "TÔI", vô ngã.
Người hành giả phải nên ghi nhớ những điểm quan trọng này:
1. Phương pháp tu tập niệm xứ và đạt Níp bàn, theo giáo pháp của Ðức Phật, tùy thuộc vào việc có năng khiếu hoặc tài năng với sự tu tập thiền quán, một trợ duyên từ đời sống quá khứ (pubbekata punnata) và kiên nhẫn, nhẫn nại, và hiến dâng cho nhiệm vụ diệt khổ.
2. Sự tu tập thiền minh sát là công việc của tâm và tâm luôn luôn làm việc để quan sát oai nghi ngồi, oai nghi đứng v.v... để thay đổi tà kiến cho rằng có hành giả ngồi, đứng và đi - và loại trừ phiền não. Phương pháp để loại trừ phiền não là tu tập đúng phương pháp - chứ không chỉ suy tưởng hoặc suy luận. Khi hành giả đã tu tập đúng pháp, hành giả sẽ đạt được kết quả đúng với trí tuệ đúng đắn. Khi trí tuệ đúng đắn xuất hiện hành giả sẽ bản chất thật của vạn vật đó là danh sắc chứ không phải là hành giả - và sau đó hành giả sẽ thấy tam tướng của danh sắc. Các đối tượng danh sắc rất quan trọng. Ðối tượng được hành giả quan sát thích hợp đem lại sự hiểu biết và trí tuệ đối với 3 danh (Yogāvacara) [1] biết rằng danh sắc là sabhava, không phải hành giả, vô ngã, vô thường và khổ - sau đó hành giả sẽ nhận thấy danh sắc là nguy hại và hiểm nghèo, cần phải đoạn diệt, nghĩa là hành giả phải nhận ra trí tuệ để chấm dứt vòng sinh tử.
3. Hành giả phải có sự quan sát và hiểu biết (sikkhati) để vị này có thể biết khi ba danh đã rời khoảnh khắc hiện tại. Ðiều này sẽ đưa hành giả trở lại khoảnh khắc hiện tại liên tục. Bản chất của tâm hay thay đổi: đôi lúc nó có cái tâm vẩn vơ, đôi lúc có tham dục, đôi lúc có sự hoài nghi về sự tu tập, đôi lúc nó cảm thấy buồn ngủ, đôi lúc khó chịu, đôi lúc tỉnh giác (Yogāvacara) là yếu kém. Người hành giả phải cố gắng quan sát danh sắc liên tục trong khoảnh khắc hiện tại và không cảm thấy khó chịu khi bị rơi khỏi khoảnh khắc hiện tại. - vì tâm không điều khiển được. Bổn phận của người hành giả là luôn cố gắng giữ chánh niệm trong khoảnh khắc hiện tại - và sau đó chân lý của Sabhava sẽ đi theo (minh sát trong khoảnh khắc hiện tại). Ðiều này đòi hỏi sự kiên trì.
4. Nếu hành giả chỉ suy nghĩ (bằng lời) để nhận thức vô thường, khổ và vô ngã, sẽ không loại trừ được phiền não. Vì hành giả không nhận thấy chân lý bằng tuệ (Thiền Minh Sát). Thấy chân lý là thấy được Tam Tướng khi chúng phát sinh trong danh sắc ở bất cứ thời gian ấn định (trong khoảnh khắc hiện tại) chân lý này (sabhava) đến từ sự tu tập, ở đó hành giả tự mình chứng tỏ nó. Nó không đến từ sự học hỏi lý thuyết hoặc lắng nghe giáo pháp.
5. Một vấn đề khác phát sinh đó là hành giả tu tập sai phương pháp nhưng lại không biết. Ví dụ, khi vị này bước đi chỉ ghi nhận bước chân, chứ không ghi nhận toàn bộ oai nghi đi. Vị này phải có vị thầy tốt để sửa chữa cho đến khi hiểu được lý thuyết đúng đắn.
6. Con đường đúng đắn để loại trừ phiền não và diệt khổ là tu tập niệm xứ, là bước đầu tiên của Tam thập Thất Bồ Ðề Phần Pháp - và sau đó nhận ra Tứ Diệu Ðế. Ðiều này sẽ dẫn đến sự tan biến ảo tưởng về danh sắc (hoặc 5 uẩn) - nhưng cần phải tu tập nó bằng cách đạt được 4 đạo: nhập lưu (Tư đà hườn), nhất lai (Tư đà hàm) Bất lai (A na hàm) và A la hán.
7. Ðể tu tập niệm xứ, hành giả nên có đức tin và trí tuệ cân bằng với nhau. Nếu hành giả có đức tin hơn trí tuệ, hành giả sẽ không thể biết được sự tu tập đúng hay sai. Nếu hành giả có trí tuệ hơn đức tin sự kiêu ngạo quá mức sẽ phát triển và hành giả không thể đạt được Níp bàn và diệt khổ.
8. Một người quan tâm sự tu tập thiền minh sát tuệ, (hoặc ngay cả định đối với vấn đề) phải hiểu biết các nguyên tắc tu tập và con đường tu tập đúng đắn. Nếu một người sắp đạt được tư tưởng Phật giáo đích thật điều này phải đạt được với đức tin và trí tuệ - như là có thể được nhận ra trong sự mô tả trước đây về "16 tuệ". Nếu sự tu tập sai lệch thì sự kiện hết sức khó khăn để thay đổi được những tà kiến của hành giả. Nó giống như việc một con voi bị rơi vào hố bùn, khi bị sa lầy thì nó có thể gặp nhiều khó khăn để thoát ra.
Này, hãy đến đây, Như Lai tuyên bố với các con: hãy cố gắng với lòng nhiệt tình, tất cả vạn vật đều vô thường. -- (Kinh Ðại Bát Niết Bàn - Trường bộ kinh)

[1] Ba danh = Yogāvacara = chú tâm = tinh cần, chánh niễm và tỉnh giác
Giáo trình Thiền Minh Sát Tuệ - Phần 4.2 (trang 17)
Giáo trình Thiền Minh Sát Tuệ - Phần 4.2
Phụ Lục A
VẤN ÐÁP VỚI THIỀN SINH
Lưu ý: Cuộc vấn đáp có ghi băng từ một buổi họp của các vị sư đến từ Boonkanjanaram, thuộc một tỉnh ở vùng Ðông Bắc, nơi đây họ dự định dạy thiền Thiền Minh Sát: Vì vậy có sự hiện diện của nhiều vị sư hơn bình thường trong các cuộc vấn đáp này, sự phân chia bình thường ở trong sự tu tập này ở các Trung tâm Thiền khác là cứ 10 người mỗi nhóm: 5 phụ nữ, ba vị sư, hai người tại gia).
(Thiền sinh thứ nhất là một nhà sư đang tu tập được khoảng một tháng).
Thiền sư Achaan Naeb: Làm cách nào hành giả biết đó là oai nghi ngồi hoặc oai nghi đi ?
Thiền sinh: Tôi chỉ biết bằng tâm
Thiền sư: Ðiều hành giả muốn nói đến bằng tâm là gì?
Thiền sinh: Tính cách tôi ngồi, đó là oai nghi ngồi. Tính cách tôi đi là oai nghi đi.
Thiền sư: Oai nghi ngồi, oai nghi đi, mắt có thấy nó không?
Thiền sinh: Mắt chỉ thấy màu và hình dáng. Mắt không thể thấy oai nghi ngồi, v.v... Nhưng tâm biết oai nghi ngồi, v.v...
Thiền sư: Khi hành giả biết oai nghi ngồi, có phải hành giả đang suy nghĩ hoặc hành giả biết bằng tính cách khác?
Thiền sinh: Tôi biết bằng sự tỉnh giác (rusuthua) đó là oai nghi ngồi.
Thiền sư: Sự suy tưởng hoặc tỉnh giác - có phải chúng khác biệt hoặc giống nhau?
Thiền sinh: Sự suy tưởng là nghĩ về oai nghi ngồi liên tục trong tâm. Nhưng tỉnh giác có nghĩa là biết được tính cách hành giả ngồi - và đó là oai nghi ngồi.
Thiền sư: Ðúng.

(Ngày tiếp theo)
Thiền sư: Kể từ khi hành giả đến với sự tu tập, hành giả có cảm nghĩ thế nào?
Thiền sinh: Dường như tôi không nhận biết (tỉnh giác) về Danh sắc pháp liên tục.
Thiền sư: Không đặt nặng về sự tỉnh giác về danh sắc pháp liên tục. Ðiều quan trọng là luôn luôn giữ trong tâm là mình có sự tu tập đúng phương pháp. Ðừng suy nghĩ về kết quả. Nếu hành giả có nhân đúng, tất nhiên phải có quả đúng. Sự tu tập đúng hay sai tùy thuộc vào sự hiểu biết đúng đắn về sự tu tập. Nếu hành giả có sự hiểu biết đúng đắn về sự tu tập. Nếu hành giả có sự hiểu biết đúng đắn thì sẽ hiểu tỉnh giác là gì. Nếu hành giả không hiểu biết sự tu tập hành giả sẽ không thể hiểu "tỉnh giác". Nếu hành giả hiểu biết sự tu tập, hành giả sẽ có tác ý đích thật. Nếu hành giả không biết làm cách nào để ngăn chặn phiền não, hành giả sẽ có "tác ý".
Trong sự tu tập hành giả quan sát phần nào nhiều hơn danh sắc?
Thiền sinh: Sắc pháp, oai nghi đi.
Thiền sư: Tại sao?
Thiền sinh: Bởi vì oai nghi đi dễ dàng nhận thấy hơn. Nó to lớn hơn. Nó dễ dàng nắm bắt hơn các sắc pháp khác.
Thiền sư: Hành giả muốn đi bởi vì nó muốn dễ dàng hơn cho hành giả phải không?
Thiền sinh: Ðôi lúc là vậy, đôi lúc lại không.
Thiền sư: Nếu hành giả muốn đi vì lý do khác (hơn là điều trị sự khổ) nó có nghĩa là hành giả thích oai nghi đi, và hành giả không ở trong sự tu tập Thiền Minh Sát. Hành giả được chỉ dạy quan sát sắc pháp trong 4 tư thế. Hành giả biết tại sao?
Thiền sinh: Ðể biết được 4 tư thế và biết khổ buộc họ thay đổi tư thế.
Thiền sư: Khi hành giả thay đổi tư thế - làm cách nào hành giả tác ý đúng .
Thiền sinh: Hành giả phải biết tư thế cũ là khổ, và khổ buộc phải thay đổi tư thế.
Thiền sư: Khi đi hoặc ngồi - hành giả có biết tại sao mình đi hay ngồi?
Thiền sinh: Ðể điều trị sự khổ ở tư thế trước.
Thiền sư: Vâng, hành giả nói đúng như vậy. Ði không phải là sự sung sướng hoặc thấy được pháp hoặc bởi vì "oai nghi đi" dễ dàng thấy được. Ðiều này sai. Và khi hành giả sai lệch thì không thể đạt được chân lý. Khi tu tập sai lệch hành giả không thể đạt được kết quả tốt.
Ðiều quan trọng là hành giả phải biết đến những liên quan đến những tư thế thay đổi. Hành giả phải biết tại sao mình lại thay đổi để điều trị sự khổ. Hành giả càng biết nhiều hơn về lý do thay đổi này, thì càng đạt được thêm nhiều Thiền Minh Sát hơn. Sự biết được sự thay đổi sẽ giúp hành giả nhận thức được sự khổ. Hành giả càng nhận thức được khổ thì càng cảm thấy ghê sợ sự khổ - sẽ dẫn đến sự trói buộc với danh sắc (Ngũ Uẩn).
Hành giả có muốn thấy pháp ở sự đi không?
Thiền sinh: Ðúng.
Thiền sư: Pháp (Pháp) gì, hành giả muốn thấy được từ sự đi?
Thiền sinh: Khi tôi đi. Tôi cảm thấy rằng, tôi thấy được oai nghi đi tốt hơn các tư thế khác. Tôi biết rằng khổ buộc sắc pháp phải đi, nhưng tôi cũng cảm thấy rằng tôi muốn đi.
Thiền sư: Sự đi với lòng tham muốn không thể ngăn chặn Phiền não. Như vậy phiền não sẽ đi theo từng bước chân. Nếu hành giả nghĩ rằng "đi" sẽ mang lại lợi ích cho mình, hành giả không thể thấy được pháp. Lý do tôi nói nghĩa là để thấy pháp trong khi đi, hành giả phải biết rằng oai nghi đi là khổ, oai nghi đi là vô thường, oai nghi đi là không bền vững, không kiểm soát được. Trước khi đi hành giả có tác ý, như vậy hành giả nghĩ rằng "đi" là tốt, đi là quan trọng, như vậy phiền não ở trong sự đi và che mất chân lý. Như vậy tác ý thì rất quan trọng trong Thiền Minh Sát.

(Ngày tiếp theo)
Thiền sư: Bây giờ hành giả hiểu biết đủ về sự tu tập. Hành giả có tin rằng bốn tư thế sẽ cho mình thấy được chân lý và chân lý đó là khổ?
Thiền sinh: Ðúng. Bởi vì có khổ thọ ở trong mọi tư thế, và nó luôn phát sinh, và khi sự đau đớn xảy ra sắc pháp phải thay đổi.

(Ngày khác)
Thiền sư: Hành giả có bất cứ tâm phóng túng vẩn vơ ?
Thiền sinh: Rất thường xuyên. Một vài ngày có rất nhiều sự suy nghĩ vẩn vơ. Một vài ngày khác không xảy ra nhiều lắm.
Thiền sư: Hành giả có biết tại sao mình có nhiều sự vẩn vơ?
Thiền sinh: Không
Thiền sư: Bởi vì vào thời điểm đó hành giả không có chánh niệm. Hành giả không có sự tỉnh giác (sự tỉnh giác). Như vậy sự tỉnh giác của hành giả luôn luôn tách rời khỏi danh sắc trong khoảnh khắc hiện tại. Như vậy tâm vẩn vơ là phiền não xảy ra.
Thiền sinh: Khi tâm vẩn vơ xảy ra, làm thế nào tôi có thể sống trong hiện tại?
Thiền sư: Hành giả biết tâm vẩn vơ là danh pháp. Ðó không phải là hành giả có tâm phóng túng (tâm phóng dật). Tâm vẩn vơ là pháp. Hành giả không thích tâm vẩn vơ, có phải vậy không?
Thiền sinh: Không
Thiền sư: Hành giả có sự hiểu biết sai lệch, bởi vì nếu hành giả biết nó là lợi ích, như vậy khi hành giả thấy tâm vẩn vơ, hành giả biết mình có chánh niệm và hành giả có thể trở về danh sắc. Hành giả muốn tâm ở lâu hơn với oai nghi ngồi phải không?
Thiền sinh: Ðúng
Thiền sư: Tâm vẩn vơ, phóng túng là sắc pháp hay danh pháp?
Thiền sinh: Tâm phóng túng là danh pháp.
Thiền sư: Khi hành giả biết tâm vẩn vơ là danh pháp, hành giả đừng nên quan sát danh pháp vẩn vơ, bởi vì danh pháp là rất vi tế. Nó không tốt đối với hành giả mới tu tập. Khi hành giả nhận thức được tâm vẩn vơ, hành giả đừng ngừng lại và hãy phân tích. Ngay khi trở về với chánh niệm trong khoảnh khắc hiện tại của oai nghi ngồi hoặc nếu tâm vẩn vơ trở nên quá mạnh mẽ, hãy thay đổi tư thế.
Hành giả muốn tâm vẩn vơ biên mất?
Thiền sinh: Ðúng. Vì tâm vẩn vơ khó quan sát. Nó không giống như việc quan sát 4 tư thế.
Thiền sư: Ðúng. Danh pháp rất vi tế. Ðối với người mới bắt đầu tu tập rất khó quan sát danh pháp, và thường là tâm vẩn vơ, vì những thiền sinh mới nhập môn có chánh niệm và tỉnh giác yếu kém. Nếu có chánh niệm và tỉnh giác trong khoảnh khắc hiện tại, hành giả không có tâm vẩn vơ. Như vậy hành giả cố gắng có thêm nhiều sự tỉnh giác danh sắc trong khoảnh khắc hiện tại. Và hành giả phải biết những đặc tính của chánh niệm và tỉnh giác [1] . Như vậy khi hành giả có chánh niệm sẽ nhận thức được nó và có chánh niệm trở lại. Nếu hành giả thường xuyên có tâm phóng túng vẩn vơ (tâm phóng dật) và hành giả cảm thấy khó chịu và hành giả sẽ có nhiều tâm vẩn vơn hơn và hành giả sẽ muốn tâm vẩn vơ biến mất. Nó sẽ không trở lại; hành giả sẽ không thích nó. Tâm phóng túng có sân hận làm duyên cho các tâm vẩn vơ khác. Không biết tâm vẩn vơ là danh pháp khiến cho có sự khó chịu và sự khó chịu ngăn cản chúng trở lại có chánh niệm trong khoảnh khắc hiện tại.

(Một ngày khác. Một thiền sinh mới nhập môn, người cư sĩ)
Thiền sư: Hành giả quan sát oai nghi ngồi bằng cách nào?
Thiền sinh: Tôi quan sát từ đầu đến chân và ngược lại.
Thiền sư: Hành giả thực hiện công việc này bao nhiêu ngày?
Thiền sinh: Sáu ngày
Thiền sư: Ai đã dạy hành giả thực hành phương pháp này? Hành giả có biết đây có phải là thiền Thiền Minh Sát không?
Thiền sinh: Tôi đã thực hành phương pháp này ở một nơi khác và họ đã dạy tôi theo phương pháp này. Và vị thầy đã nói rằng tôi chỉ có mười ngày ở đây, vì vậy hãy tu tập theo phương pháp này.
Thiền sư: Ðiều này không đúng. Hành giả đang quan sát sai lệch về "oai nghi ngồi". Bởi vì tính cách hành giả ngồi là oai nghi ngồi. Dù hành giả ngồi ở bất cứ tính cách nào đều là hành giả đang quán sát. Khi đứng, hành giả biết được tính cách mình đứng, khi đi hành giả biết tính cách mình đi, khi nằm hành giả biết tinh cách mình nằm. Ðiều quan trọng là hành giả phải có tỉnh giác để biết mình đang quan sát sắc nào nào. Ðiều này thay đổi "hành giả ngồi" sang oai nghi ngồi. Ðiều này sẽ thay đổi tà kiến mà hành giả cho rằng là "Mình, Hành giả ngồi". Như vậy bất cứ tính cách hành giả ngồi, chỉ cần quan sát cái đó. Ðứng đi và đứng ngồi ở những tính cách khác thường. Nếu hành giả thực hành theo tính cách khác thường, tâm của hành giả sẽ đi lệch khỏi "Trung Ðạo" bởi vì đang cố gắng thực hiện điều gì đó với tâm ham muốn.

(Một thiền sinh khác. Người cư sĩ)
Thiền sư: Sự tu tập của hành giả như thế nào?
Thiền sinh: Khi quan sát oai nghi ngồi. Tôi đã từng trông thấy hình tượng của Ðức Phật, rất rực rỡ. Thậm chí bây giờ nó vẫn còn rõ ràng trong tâm của tôi.
Thiền sư: Khi hành giả đến với việc tu tập thiền Thiền Minh Sát. Hành giả có hiểu biết Thiền Minh Sát là gì?
Thiền sinh: Thiền Vipassnà là nhận thấy được danh sắc pháp là vô thường, khổ và vô ngã
Thiền sư: Khi hành giả thấy một hình tượng của Ðức Phật như thế này, nó có phải là thiền Thiền Minh Sát hay là không ?
Thiền sinh: Không
Thiền sư: Hành giả có thích nhìn thấy hình tượng của Ðức Phật giống như thế này?
Thiền sinh: Thích. Tôi cảm thấy hỉ lạc (piti). Tôi chưa từng thấy bất cứ điều gì giống như sự kiện này.
Thiền sư: Những gì hành giả đã trông thấy chỉ là ấn chứng"nimitta". Nó đến từ định. Khi tâm đã từ bỏ danh sắc pháp và không có tỉnh giác trong khoảnh khắc hiện tại (sát na), định xảy ra. Rồi hành giả sẽ thấy cõi trời, địa ngục v.v... Khi hành giả thấy ấn chứng, hành giả không có tỉnh giác, hoặc chánh niệm, tỉnh giác trong khoảnh khắc hiện tại. Hành giả phải thay đổi đề mục hoặc đối tượng khi điều này xảy ra, để giảm bớt định: từ ngồi đến đi, hoặc đến tâm nhĩ thức, và sau đó định sẽ được giảm bớt. Hành giả phải có sikkhati để ghi nhận tại sao mình lại không có chánh niệm. Nếu hành giả biết được nhân (samadhi), hành giả có thể trở lại chánh niệm dễ dàng.

(Một thiền sinh khác. người cư sĩ)
Thiền sư: Sự tu tập của hành giả ra sao?
Thiền sinh: Lần này tốt đẹp hơn lần vừa qua, nhưng tôi đang cảm thấy đau đớn và cũng có một ít chướng ngại (Nivāraṇa), đó là tâm vẩn vơ.
Thiền sư: Hành giả có cảm thấy triền cái- Nivāraṇa là kẻ thù của mình và nó khiến cho tâm không được an lạc?
Thiền sinh: Ðúng vậy.
Thiền sư: Hành giả có muốn tâm được an lạc?
Thiền sinh: Vâng.
Thiền sư: Hành giả muốn tâm mình an lạc. Hành giả có biết nó đi đúng hướng hay sai lệch?
Thiền sinh: Không biết.
Thiền sư: Sự hiểu biết của hành giả sai lệch. Hành giả hãy đến với việc thực hành thiền Thiền Minh Sát. Hành giả muốn định hay tuệ?
Thiền sinh: Tôi muốn trí tuệ.
Thiền sư: Như vậy tại sao hành giả muốn tâm an lạc?
Thiền sinh: Bây giờ tôi đã hiểu được. Tôi sai lệch.
Thiền sư: Nếu hành giả biết mình sai lệch, điều này thật tốt. Ðiều này tốt cho trí tuệ. Sau đó hành giả có thể thay đổi. Nếu hành giả không biết mình sai lệch, hành giả sẽ không có cơ hội hiểu biết sự tu tập. Hành giả có biết tại sao mình sai lệch khi muốn định?
Thiền sinh: Không.
Thiền sư: Bởi vì, vạn vật đều vô thường. Hành giả thích nó hay không - vạn vật đó đều vô thường?
Thiền sinh: Tôi không thích nó.
Thiền sư: Ðịnh mà hành giả ham muốn - Có phải nó trường tồn?
Thiền sinh: Nó vô thường.
Thiền sư: Như vậy, hành giả ham muốn định. Như vậy hành giả cũng ham muốn một điều gì đó là vô thường?
Thiền sinh: Ðúng vậy.
Thiền sư: Thỏa thích với một điều gì đó vô thường, có phải là hành giả thỏa mãn với danh sắc pháp là vô thường. Ðiều này chúng ta gọi là Vipallāsa (sự sai lệch về nhận thức). Ðiều này khiến hành giả thỏa mãn với định. Nhưng với thiền Thiền Minh Sát chúng ta muốn có trí tuệ để biết được danh sắc hầu thay đổi tà kiến về "cái tôi, chúng tôi". Ðể nhận thức được danh sắc là vô thường, khổ và vô ngã.
Chân lý vạn vật chỉ là danh sắc, và nó có tam tướng - như vậy hành giả phải có tác ý trong tâm của mình, để tránh được lòng tham - chẳng hạn như việc ham muốn định hoặc sự an lạc. Khi một điều gì đó xuất hiện với hành giả mà điều này sẽ mang lại trí tuệ cho hành giả - là tuệ Thiền Minh Sát. Hãy tu tập như là hành giả đang xem một vở kịch. Khi hành giả muốn tâm mình an lạc thì hành giả không nên xem vở kịch. Khi hành giả muốn đi thẳng vào vở kịch điều này sai lệch. Khi hành giả biết mình đi sai hướng, điều này thật tốt với hành giả, bởi vì lần kế tiếp hành giả muốn tâm an lạc hành giả có thể thay đổi đề mục của mình ví dụ, thay đổi tư thế.
Khi chúng ta nói Majjhima-patipada (Trung Ðạo) thì thật là dễ dàng, nhưng trong thực hành thì thật là khó. Hành giả có biết tại sao mình không ở trong lý Trung đạo Majjhimā-paṭipadā? Bởi vì tâm luôn luôn muốn ham muốn hoặc không ham muốn. Một ví dụ như hành giả thích trạng thái tâm an lạc và không thích tâm vẩn vơ.
Thiền sinh: Ðúng.
Thiền sư: Việc ham muốn tâm an lạc là ham thích - abbhijjha. Hành giả không thích tâm vẩn vơ, nó là tâm sân. Như oai nghi ngồi, vậy phiền não sẽ luôn luôn theo hành giả. Làm cách nào hành giả có thể thoát khỏi phiền não. Nếu tâm của hành giả ở trong lý trung đạo, sự ham muốn hoặc không ham muốn sẽ bị đoạn trừ.

(Một ngày khác. Một thiền sinh khác)
Thiền sư: Sự tu tập của hành giả thế nào? Hành giả có sự hoài nghi nào về sự tu tập?
Thiền sinh: Khi tôi tu tập 4 tư thế. Tôi thường tìm một tư thế dễ dàng hơn để nắm bắt sắc pháp. Tôi thường có khuynh hướng dùng tư thế đó. Chẳng hạn như đi. Có phải sự tu tập đó không?
Thiền sư: Tốt lắm, nhưng hành giả phải cẩn thận. Nếu hành giả suy nghĩ oai nghi đi sẽ là lợi ích, tham ái có thể xâm nhập. Như vậy hành giả phải có tác ý tốt để thấy rằng sự thay đổi tư thế là điều trị khổ - và sau đó tham ái không thể xâm nhập vào.
Thiền sinh: Khi quan sát 4 tư thế (oai nghi) - nhưng không phải vì tôi đau khổ trong sắc pháp, nhưng chỉ trong tâm - Tôi cảm thấy khó chịu. Vì thế tôi thay đổi tư thế.
Thiền sư: Ðiều này không đúng. Hành giả thay đổi bởi có phiền não. Hành giả không có tác ý để thấy rằng sự thay đổi là điều trị sự khổ. Hành giả biết tại sao tâm của mình không chịu không? Vì hành giả chưa từng nhận thấy oai nghi ngồi, tâm trở nên bất an. Khi tâm bất an phiền não xuất hiện. Hành giả bị mất đi sự chú tâm và xao lãng - và phiền não xâm nhập. Như vậy hành giả muốn thay đổi tư thế để tìm một đối tượng mới. Nếu hành giả thay đổi tư thế với sự ham muốn, phiền não nằm trong đó, và che mất đi chân lý (sự thật). Hành giả thực hiện với tâm ham muốn bởi vì muốn có một kết quả mau chóng. Hành giả phải có sự ghi nhận khi thay đổi tư thế, dù có phiền não hay không.

(Một ngày khác, một thiền sinh khác)
Thiền sư: Sự tu tập của hành giả ra sao?
Thiền sinh: Khi tôi thức dậy vào buổi sáng rồi quan sát oai nghi ngồi tôi cảm thấy nhẹ nhàng. Khi tôi ngồi thì cảm thấy như quả bóng. Tôi nhận biết điều này thì quá nhiều định. Như thế tôi thay đổi tư thế. Nhưng định sẽ theo tôi.
Thiền sư: hãy cố giảm bớt định mà không thay đổi đề mục. Hành giả có thể thực hiện điều này? Hãy thực hành với nhiều sự tỉnh giác hơn. Hành giả có thể cố gắng được không?
Thiền sinh: Tôi đã cố gắng nhưng không đạt kết quả. Cơ thể vẫn cảm thấy như đang nổi bồng bềnh.
Thiền sư: Hành giả có biết nguyên nhân nào?
Thiền sinh: Bởi tôi có ít tỉnh giác.
Thiền sư: chánh niệm và tỉnh giác - và sự hiểu biết rõ ràng, phải tương đồng. Với hành giả mới tu tập, tỉnh giác yếu kém thì chánh niệm quá nhiều. Và điều này khiến tỉnh giác bị mất đi. Như vậy hành giả phải có tỉnh giác nhiều hơn, và định không thể đẩy tỉnh giác ra ngoài. Chánh niệm và tỉnh giác cùng nhau làm việc với một đề mục hoặc một đối tượng. Nếu có nhiều chánh niệm, nó sẽ làm cho tỉnh giác biến mất. Như vậy hành giả phải ghi nhận điều này. Hãy cố gắng có nhiều tỉnh giác hơn - và làm cho chánh niệm vàtỉnh giác ṭương đồng.

(Một ngày khác. Một thiền sinh khác)
Thiền sư: Sự tu tập của hành giả ra sao kể từ khi tôi hướng dẫn hành giả để quan sát về sự nghe.
Thiền sinh: Nó tốt đẹp hơn. Âm thanh không quấy rầy tôi như trước đây.
Thiền sư: Hành giả có biết tại sao mình nghe?
Thiền sinh: Vì có âm thanh, và vì thế tôi nghe được nó.
Thiền sư: Sự nghe là "sắc pháp" hay "danh pháp"?
Thiền sinh: "danh pháp".
Thiền sư: Danh pháp là gì? Khi hành giả nghe hành giả có ghi nhận danh pháp là gì?
Thiền sinh: Tâm nhĩ thức. Và sự tỉnh giác thì quan sát tâm nhĩ thức.
Thiền sư: Theo thực tế như chúng ta đã học hỏi trước đó là có một âm thanh và nó tạo nên sự nghe. Tôi khuyên hành giả quan sát "tâm nhĩ thức, như vậy hành giả sẽ thấy rằng tâm nhĩ thức xuất hiện từ sự duyên trợ. Âm thanh và tai là những duyên trợ cho sự nghe. Sự nghe tự nó xuất hiện. Sự nghe thì tinh khiết hoặc trong sạch. Nó không có phiền não, ham muốn hoặc không ham muốn. Nếu chúng ta thường xuyên nhận thức điều này, nó có một lợi ích tốt đẹp, bởi vì hành giả không thích sự nghe hoặc âm thanh hành giả nghe được, và không nghĩ rằng nó quấy rầy sự tu tập thiền Thiền Minh Sát của hành giả. Như vậy sau đó hành giả có thể nhận thức được sabbhava, bởi vì "tâm nhĩ thức" là sabbhava, và hành giả cũng có thể thấy được sự trợ duyên không có ai tạo nên sabbhava.

(Một ngày khác. Một thiền sinh khác)
Thiền sư: Sự tu tập của hành giả như thế nào? Hành giả có hiểu tốt hơn về sự tu tập?
Thiền sinh: Tốt hơn. Nhưng danh sắc vẫn chưa xuất hiện.
Thiền sư: Hành giả muốn nói danh sắc vẫn chưa xuất hiện là gì?
Thiền sinh: Tôi thiệt sự chưa nhận thấy danh sắc. Tôi chỉ biết được nó từ lý thuyết thôi, nhưng chưa nhận thức ra nó.
Thiền sư: Hành giả chưa có đủ kinh nghiệm trong sự tu tập. Hành giả không biết làm cách nào để giữ chánh niệm. Thiền Thiền Minh Sát là không dễ dàng. Hành giả phải có sự nhẫn nại, và học hỏi từng bước. Như khi hành giả đi trên một sợi dây căng rồi ngả xuống hành giả phải đứng dậy và tiếp tục. Thiền Thiền Minh Sát còn khó khăn hơn việc đi trên một sợi dây. Ðừng vội vã. Ðừng quá nôn nóng để thấy cho được danh sắc. Chỉ tu tập. Hãy tiếp tục tu tập theo cách bình thường và đừng ham muốn thấy danh sắc - dù hành giả có trông thấy nó hay không đều không thành vấn đề. Hãy tu tập đúng đắn. Nếu hành giả ham muốn thấy được sắc pháp chính là tham ái đấy. Khi tham ái xuất hiện hành giả không thể thấy được pháp, bởi vì tâm của hành giả sai lệch. Hành giả phải có tác ý trong tâm của mình, giống như hành giả xem một vở kịch. Vở kịch chỉ có 4 thành phần ngồi, nằm, đứng và đi. Như thế là đủ rồi. Mặc dù chỉ có 4 phần, nhưng rất khó khăn để trông thấy nó. Hành giả phải biết phương pháp nào để thấy được chúng.

(Một ngày khác. Nhà sư thứ hai)
Giáo trình Thiền Minh Sát Tuệ - Phần 4.2 (tiếp theo) (trang 18)
Giáo trình Thiền Minh Sát Tuệ - Phần 4.2 (tiếp theo)
(Một ngày khác. Nhà sư thứ hai)
Thiền sư: Sự tu tập của hành giả ra sao?
Thiền sinh: Vào giữa khuya, tôi có quá nhiều định và dễ dàng bị sợ hãi.
Thiền sư: Có quá nhiều định và dễ dàng bị sợ hãi là điều bình thường. Và sau đó hành giả sẽ sợ hãi. Nhưng không phải sợ ma quỷ. Chỉ lo sợ. Vào thời điểm đó hành giả không có tỉnh giác. Chỉ có chánh niệm. Nhưng hành giả không có sự tỉnh giác. Nếu tâm có chánh niệm và tỉnh giác hoặc hay biết trong danh sắc, hành giả sẽ không cảm thấy lo sợ. Nếu hành giả xao lãng, không có sự chú tâm, hành giả sẽ cảm thấy lo sợ khi nghe một điều gì. Nếu hành giả có tỉnh giác khi sự nghe xảy ra, tâm nhĩ thức" sẽ theo trong tâm của hành giả và có nghĩa là hành giả có chánh niệm. Ðiều này có nghĩa là hành giả có kinh nghiệm trong sự tu tập và có chánh niệm và tỉnh giác.
Thiền sinh: Khi nghe những lời hướng dẫn thì thấy nó rất dễ dàng, nhưng khi chúng tôi thực hành thì thật khó khăn.
Thiền sư: Chánh niệm và tỉnh giác có nghĩa hành giả phải có sự hay biết trong khoảnh khắc hiện tại. Nhưng thật khó giải thích. Hành giả phải cố gắng và thực hành. Nếu hành giả biết câu chuyện về tâm vẩn vơ hành giả không có hay biết. Nếu hành giả có hay biết, hành giả không biết câu chuyện. Hay biết nghĩa là có chánh niệm với danh sắc.
Thiền sinh: Tôi biết về sự ngồi, bây giờ tôi đang quan sát oai nghi ngồi.
Thiền sư: Nếu hành giả có hay biết cùng với chánh niệm tỉnh giác nhưng chưa đủ rõ ràng, mặc dù hành giả biết bằng trí văn nhưng hành giả không biết những đặc tính (tướng) của chánh niệm tỉnh giác. Người mới tu tập hầu hết đều biết câu chuyện (rơi vào tâm vẩn vơ), bởi vì họ không có đủ kinh nghiệm để quan sát 4 tư thế, vì thế họ không biết quán sát phần nào trong khi tu tập, danh sắc - ở các căn khác (xem Sơ đồ 2.1). Vì thế đôi khi họ thực hành đúng đôi khi sai.
Khi họ có định, hay biết biến mất, và họ không biết nó. Vì thế họ phải có (sikkhati) để ghi nhận điều này... Nếu một người thiếu sự quan sát (sikkhati) vị này thiếu sự hiểu biết về sự tu tập.
Pariyatti (pháp học) và thực hành khác nhau. Pháp học chỉ nằm trong sách vở. Pháp học báo cho hành giả về những đặc tính (tướng) của danh sắc - nhưng chân lý của danh sắc - hành giả chưa từng nhận thấy trước đó. Khi hành giả không hiểu sabhava của danh sắc thì khó tu tập đúng phương pháp.

(Một ngày khác. Một vị sư dạy Thiền Minh Sát)
Thiền sư: Sự tu tập của hành giả như thế nào sau 1 tuần?
Thiền sinh: Lần này khác với lần vừa qua. Lần vừa qua tôi chưa bao giờ cảm thấy mệt nhọc. Và tôi không biết tại sao.
Thiền sư: Ðiều này bởi vì hành giả tu tập thời gian khác nhau, định là trợ duyên cho phiền não xuất hiện, và điều này khiến hành giả cảm thấy phấn chấn và cảm thấy hạnh phúc (piti: phỉ lạc). Nhưng lần này định của hành giả đã giảm bớt, tâm có trí tuệ và không còn cảm thấy phấn chấn. Việc tu tập Thiền Minh Sát, nếu hành giả giảm bớt phiền não, làm cho tâm bớt cảm thấy phấn chấn. Sự kiện này khiến cho hành giả mất đi sự khát khao - không muốn thấy bất cứ điều gì. Bởi vì quá mệt mỏi chán nản, điều này được tạo nên vì có quá nhiều atapi sự tinh cần. Và với tinh cần đó cùng với tham ái - tham ái muốn thấy được pháp.
Ðiều quan trọng là biết điều gì sẽ mang lại cho hành giả một kết quả tốt.
1. Hành giả phải biết điều gì mình nên quan sát, sắc pháp hay danh pháp. Và làm cách nào để quan sát chúng.
2. Hành giả phải có tỉnh giác với tư thế (oai nghi) nếu mà hành giả theo dõi nhiều hơn, và tại sao.
3. Khi hành giả thay đổi tư thế, hành giả phải biết mình có tác ý hay không, và có phải là tác ý đích thật. Khi hành giả biết tư thế cũ gây đau khổ và hành giả biết đó không phải là mình đau khổ, điều này ngăn chặn sự chán ghét với tư thế cũ và yêu thích tư thế mới. Như thế nó sẽ đoạn diệt thích và không thích:
4. Khi hành giả đang suy nghĩ về tâm vẩn vơ, hành giả có quan sát "câu chuyện" hoặc tâm vẩn vơ đó là danh pháp phải không? Ðiều này rất quan trọng.
Ai là chủ nhân của danh pháp?
Thiền sinh: Không ai cả.
Thiền sư: Ðúng vậy. Danh pháp là trạng thái thật-sabhava. Không phải đàn ông, đàn bà, vô ngã.
Thiền sinh: Từ khi tôi đến với sự tu tập, và cho đến thời điểm này, tôi vẫn chưa nhận thức được danh sắc.
Thiền sư: Hành giả không thấy danh sắc và cảm thấy mệt mỏi chán nản vì hành giả có sự ham muốn. Sự ham muốn đó là tham ái. Nó khiến cho hành giả muốn thấy được sự sinh diệt của danh sắc, và như vậy sự tu tập của hành giả không tiến bộ. Và tinh cần quá mạnh mẽ. Sự tinh cần và tham ái khiến hành giả chán nản mệt mỏi.
Hành giả tu tập chưa được một tháng và muốn thấy được điều này, điều nọ, và khi hành giả không thể đạt được thì cảm thấy thất vọng. Ðiều này sai. Bởi vì khi hành giả có sự ham muốn nó không phải là con đường trung đạo- majjhima-patipada và trí tuệ không thể xuất hiện.
Và làm cách nào hành giả biết được danh sắc chưa xuất hiện? Ðây là danh sắc. Bây giờ hành giả đang quan sát danh sắc, nhưng nó là trí tu -cinta trí tuệ.
Sự tu tập Thiền Minh Sát, nếu hành giả muốn cảm thấy có sự thích thú, đó không phải là Thiền Minh Sát. Ở thiền Thiền Minh Sát đích thật không có sự thú vị. nếu hành giả thấy được nhiều khổ hơn tâm càng có trí tuệ hơn và giảm bớt đi phiền não. Tôi có thể hỏi hành giả được không, có phải hành giả đang liên tục quan sát danh sắc hay không?
Thiền sinh: Ðúng. Nhưng tôi không có chánh niệm.
Thiền sư: Danh sắc hành giả đang quan sát là bằng sự suy tưởng hay bằng sự hay biết?
Thiền sinh: Bằng sự suy tưởng hơn là sự hay biết.
Thiền sư: Có phải hành giả suy nghĩ mình đang ngồi và đi để thấy được sắc pháp - chính xác hơn là để điều trị khổ? Khi hành giả đi, hành giả có tác ý về sự việc tại sao hành giả đang đi?
Thiền sinh: Vâng. Nhưng tôi thường có tâm xao lãng.
Thiền sư: Ðúng như vậy. Tâm xao lãng là chuyện bình thường. Khi hành giả có nhiều kinh nghiệm hơn trong sự tu tập, tâm xao lãng sẽ giảm bớt. Ðiều quan trọng là không ham muốn thấy danh sắc hoặc sự sanh và diệt của danh sắc. Hành giả phải ngưng việc cảm nhận giống như thế đó. Ngay cả đứng cảm thấy mình đang tu tập thiền Thiền Minh Sát. Vì cảm giác đó là việc ham muốn thấy sự thật của pháp -sabhava và đó là phiền não. Hành giả phải cảm thấy rằng mình phải ngồi hoặc nằm để điều trị khổ. Ðó là trợ duyên cho trí tuệ.

(Một ngày khác. Một vị sư khác)
Thiền sư: Sự tu tập của hành giả ra sao?
Thiền sinh: Tạm ổn. Tôi đang tu tập giống như ngài đã khuyên tôi. Tôi cảm thấy bình thường và dễ chịu.
Thiền sư: Hành giả nói "dễ chịu". Ai dễ chịu?
Thiền sinh: Khi tôi thay đổi tư thế. Tôi cảm dễ chịu và sự đau đớn xuất hiện.
Thiền sư: Cơ thể dễ chịu hay tâm dễ chịu?
Thiền sinh: Cơ thể và tâm đều dễ chịu.
Thiền sư: Khi hành giả nói "dễ chịu", hành giả cảm thấy dễ chịu ở đâu? Hành giả muốn thay đổi tư thế hoặc phải thay đổi tư thế.
Thiền sinh: Tôi phải thay đổi.
Thiền sư: Phải thay đổi nghĩa là hành giả buộc phải thay đổi. Làm cách nào mà hành giả nói rằng mình dễ chịu?
Thiền sinh: Hơi dễ chịu một chút sau khi thay đổi tư thế.
Thiền sư: Một chút dễ chịu. Ngay cả một chút dễ chịu cũng là phiền não. Ðó là tham ái. Hành giả phải tu tập cho tới khi không có sự dễ chịu. Sau đó sukha vipalassa -sự suy nghĩ cho thân là hạnh phúc có thể giảm bớt.
Hành giả đang tu tập để thấy được khổ hay lạc. Ðiều này sai lệch. Chúng ta phải tu tập để thấy rõ khổ. Ðức Phật dạy chỉ có khổ trong thế gian.
Thiền sinh: Một khi quan sát tôi nhận thấy toàn bộ khổ trong danh sắc - và tôi cảm thấy sự chết.
Thiền sư: Hành giả đã nhận thức được thân là khổ. Tại sao vẫn còn sợ chết? Hành giả sợ chết vì vẫn còn thấy thân là ham muốn. Tham ái vẫn còn khỏe mạnh vì lo sợ mất đi 5 uẩn. Lần tới khi tu tập hành giả nhận thức được khổ hay không?
Thiền sinh: Tôi không biết.
Thiền sư: Hành giả phải ghi nhận danh sắc gì mà mình đang quan sát, và tư thế nào vào thời điểm hành giả thấy khổ. Tính cách hành giả thấy được khổ là sự tu tập đúng. Và đó là nguyên nhân sẽ tạo nên tuệ Thiền Minh Sát.
Khi hành giả thay đổi tư thế phải biết lý do nào mà thay đổi. Và biết rằng khổ buộc hành giả thay đổi tư thế. Ðừng cảm thấy rằng hành giả muốn thay đổi. Hành giả phải cảm thấy rằng mình phải thay đổi. Nếu hành giả sắp trở thành một vị thầy hành giả phải biết nhân và quả. Ví dụ, khi hành giả đang quan sát, hành giả phải luôn luôn có tỉnh giác về danh sắc.
Tại sao? Bởi vì vạn vật chỉ là danh sắc - không có điều gì khác hơn. Ðiều này sẽ thay đổi được tà kiến có một cái ngã. Sau đó tuệ phân tích danh sắc sẽ theo sau. Ðây là tuệ thứ nhất xuất hiện, nó được gọi là kiến thanh tịnh- Diṭṭhi-visuddhi.
Hành giả phải nhận biết sự khác biệt giữa danh sắc bằng pariyatti (pháp học) và danh sắc bằng pháp hành. Và hành giả phải biết danh sắc nào mà mình đang quan sát chẳng hạn như "oai nghi ngồi và tâm nhĩ thức". Vì nếu hành giả chỉ quan sát danh sắc không thể đoạn diệt ghanasana- sự nhận thức về sự vững chắc, che giấu vô ngã.
Hành giả phải biết danh sắc nào, và hành giả phải biết chúng trong khoảnh khắc hiện tại. Hành giả phải ghi nhận lý do mình đang thực hành điều gì và làm nó với mục đích gì.
Cái tâm thích thú, đó là điều tốt đẹp cho những ai muốn tránh xa phiền não. Hành giả học hỏi lý thuyết, nhưng hành giả chỉ biết các tên, sắc nào, danh nào và phiền não nào. Nhưng khi hành giả đi đến sự tu tập hành giả đã nhận thức được chúng nhưng chưa hiểu biết chúng. Ðức Phật dạy "Sabhava Pháp: bản chất thật của vạn vật ở đó, nhưng thật khó nhận ra".

(Một ngày khác. Vị sư thứ nhất)
Thiền sư: Sự tu tập của hành giả thế nào?
Thiền sinh: Sự tu tập của tôi tốt đẹp hơn. Tâm hoàn toàn rõ ràng. Tâm vẩn vơ thì nhỏ bé. Tôi trở lại chánh niệm nhanh chóng, và có ít định.
Thiền sư: Hành giả nói tâm hoàn toàn rõ ràng. Hành giả muốn nói như thế nào?
Thiền sinh: Tôi không cảm thấy mệt nhọc như trước đây.
Thiền sư: Hành giả nhận biết danh sắc bằng pháp học và pháp hành. Hành giả có biết được sự khác biệt? Và hành giả biết được nó lúc nào? Sự biết bằng lý thuyết (pariyatti) có nghĩa là hành giả đã biết rằng sự học trước. Và danh sắc nào. Nhưng việc nhận biết bằng thực hành, hành giả phải nhận tà kiến khiến hành giả nghĩ chúng ta là cái tôi (ngã) khi điều này xảy ra (tà kiến)? Nó xảy ra khi hành giả không có chánh niệm về danh sắc trong khoảnh khắc hiện tại. Khi hành giả có sự hay biết với chánh niệm tỉnh giác đều ở trong khoảnh khắc hiện tại, tà kiến cho rằng danh sắc là ngã không thể xảy ra. Nhưng nó chưa biến mất. Bởi vì hành giả chỉ quán sát danh sắc khi hành giả có chánh niệm. Hành giả trong biết danh sắc rõ ràng. Phiền não chỉ được ngăn chặn vào thời điểm hành giả có chánh niệm trong khoảnh khắc hiện tại.
Hành giả biết lợi ích nào có được để biết danh sắc bằng pháp học? Lợi ích đó là hành giả có thể quan sát danh sắc bằng chánh niệm ở một phương cách đúng đắn.
Thiền sư: Hành giả có biết tại sao phải thay đổi tư thế?
Thiền sinh: Vì khổ buộc phải thay đổi tư thế.
Thiền sư: Hành giả cũng phải biết tư thế nào là khổ. Ví dụ, oai nghi ngồi, oai nghi đứng làm đau khổ v.v...
Nếu hành giả không có chánh niệm, hành giả sẽ có tâm vẩn vơ phóng túng về tương lai và quá khứ.
Mọi người đều có thể nhận thức được khổ nhưng họ không biết điều gì gây đau khổ. Hành giả có biết tại sao? Bởi vì họ không có danh sắc vào thời điểm đó, trong khoảnh khắc hiện tại (chánh niệm).
Hành giả nói tâm của mình hoàn toàn rõ ràng. Như thế khổ thì thế nào? Hành giả có khổ không? Không có sự đau đớn trong sự ngồi hoặc sự đi? Hành giả không cảm thấy mệt mỏi? Hoặc nằm? Hành giả không cảm thấy đau đớn sao? Sắc pháp nào mà hành giả cho là khổ (khổ)? Hành giả nói rằng sự tu tập của mình tốt đẹp hơn, đó là ít tâm vẩn vơ phóng túng và tâm của hành giả rõ ràng. Như vậy có nghĩa là hành giả lạc.
Thiền sinh: Khi tâm vẩn vơ xuất hiện. Tôi biết nó là tâm vẩn vơ, tâm vẩn vơ biến mất. Như thế tâm của tôi hoàn toàn rõ ràng, và tôi quan sát trở lại 4 tư thế (tứ niệm xứ).
Thiền sư: Nhưng nếu hành giả đang quan sát khổ thọ và nó biến mất. Hành giả phải thấy được lạc, điều này sai. Hành giả phải thấy được khổ. Nhiệm vụ của Tứ diệu đế là quan sát khổ. Hành giả càng thấy khổ thì tham ái càng bị đoạn diệt. Ðừng chỉ quan sát mà thôi - hành giả phải có tác ý, hành giả phải luôn luôn có danh sắc - ở mọi khoảnh khắc (sát na). Hành giả cảm nhận khổ cho tới khi không còn lạc. Hành giả càng thấy khổ thì càng giảm bớt lạc. khổ sẽ tiêu diệt tham ái. Như vậy khi tham ái bị dập tắt, hành giả sẽ đạt được diệt đế. Khi hành giả đạt được diệt đế, Bát chánh đạo là hoàn hảo.
Khi hành giả dùng phương thuốc của mình, hành giả có tác ý hay không? Về phần hành giả tại sao lại dùng phương thuốc này? Hành giả phải biết mình uống thuốc để điều trị sự khổ. Nếu hành giả không có tác ý, sự tu tập của mình bị lệch khỏi Thiền Minh Sát. Hoặc khi hành giả thay đổi tư thế, mỗi khi hành giả biết nó là để điều trị sự khổ. Cho tới khi hành giả cảm nhận đó thật là khổ. Như vậy trí tuệ đã nhận thấy được khổ sẽ loại đi tham ái và tà kiến. Như vậy tác ý rất quan trọng đối với việc tu tập Thiền Minh Sát. Và sau đó hành giả sẽ không còn thấy bất cứ lạc ở trong sắc pháp vì khi hành giả thay đổi tư thế là dễ điều trị khổ.

(Một ngày khác. Vị sư thứ hai)
Thiền sư: Sự tu tập của hành giả ra sao?
Thiền sinh: Chánh niệm, tỉnh giác thì tốt đẹp hơn.
Thiền sư: hành giả nói chánh niệm, tỉnh giác của mình tốt đẹp hơn. Chánh niệm tỉnh giác là gì? Hành giả đang quan sát danh sắc nào?
Thiền sinh: Ðôi lúc, tôi nhận ra rằng vì có sắc pháp, cho nên có oai nghi ngồi, đứng, đi và nằm, và tôi đã thấy rằng "sắc pháp" mà tôi đang quan sát giống như con búp bê - tôi trở nên lo sợ và cảm thấy không có hạnh phúc.
Thiền sư: Lo sợ có nghĩa sắc pháp rất mong manh, là vô ngã. Ðiều này có nghĩa hành giả đang tu tập tốt hơn. Tham ái là điều quan trọng cần phải ngăn chặn. Tham ái có thể ở trong mọi đối tượng, rất vi tế, nhanh chóng và khôn khéo. Nếu hành giả không biết về nó, nó sẽ xâm nhập. Ðiều quan trọng là đừng ham muốn thấy điều này điều nọ - bổn phận của hành giả chỉ quan sát. Nếu danh sắc chưa xuất hiện, nhưng chúng ta muốn chúng xuất hiện, hoặc cố gắng tạo cho nó xuất hiện - Ví dụ như khi ngồi, hành giả đưa tay lên chầm chậm để thấy sắc pháp sinh và diệt (nhưng sắc pháp khác) - điều này được thực hiện với tham ái.
Khi hành giả đang quan sát, hãy cẩn thận về việc tìm kiếm những điều nào đó. Ðây là sự ham muốn. Khổ phải xuất hiện trước tiên, và hành giả đang quan sát khổ - đó là chánh niệm từng sát na. Tất cả chúng sinh đều không muốn khổ, nhưng khổ vẫn xuất hiện - hành giả không thể kiểm soát nó được. Tham ái muốn thọ khổ biến mất. Nếu hành giả không có tác ý, trí tuệ không thể xuất hiện. Nếu hành giả đang quan sát với sự ham muốn thọ khổ biến mất khi hành giả đã thực hiện trước đó, hành giả sẽ mất chánh niệm. Ðể có chánh niệm hành giả phải có tác ý đúng như thật. Khi hành giả cảm thấy rằng mình phải thay đổi vì khổ bắt buộc, hành giả cử động và khổ không thể xâm nhập.

(Một ngày khác. Vị sư thứ nhất)
Thiền sư: Hành giả cảm thấy thế nào về sự tu tập của mình?
Thiền sinh: Sự tu tập trước đó là lý thuyết (pariyatti)
Thiền sư: Làm cách nào hành giả biết nó là lý thuyết hoặc không phải?
Thiền sinh: Tôi nhận biết bằng trí tu, [2] nhưng nó vẫn chưa rõ ràng hoàn toàn.
Thiền sư: Làm cách nào hành giả nhận ra trí văn-sutta trí tuệ, trí tư-Cinta trí tuệ và trí tu- bhavana trí tuệ?
Thiền sinh: Tối qua khi nằm, tôi đã nhận thức oai nghi nằm và không phải tôi nằm. Một chút chứ không được rõ ràng. Sau đó nó biến mất. Như vậy tôi biết sự tu tập của mình lúc trước là lý thuyết.
Thiền sư: Trí tu là điều tự nhiên- sabhava mà oai nghi ngồi đang cho thấy, nhưng chúng ta ít khi nhận thấy được nó. Sau đó chúng ta thấy, và rồi nó biến mất - và mặc dù chúng ta nhận ra nó được một chút, như vậy chúng ta biết nó khác biệt. Sau đó trí tư đi theo. Và chánh niệm bị mất. Nhưng nó không sai lệch. Chỉ là trí tu không thể xuất hiện.
Bây giờ, hành giả cảm thấy mình đang thực hành hay không? Nếu hành giả cảm thấy mình đang tu tập, cảm giác nay sai lệch. Cảm giác này che khuất trí tuệ. Trước tiên hành giả phải ngồi tham thiền và sau đó quan sát oai nghi ngồi. Sau đó khổ xảy ra và hành giả phải thay đổi để điều trị "khổ". Không ngồi để thấy oai nghi ngồi. Ðiều này có nghĩa hành giả nghĩ mình đang tu tập.
Thiền sinh: Làm cách nào để ngăn chặn ý nghĩ chúng ta đang tu tập?
Thiền sư: Chúng ta phải có tác ý. Chúng ta phải thay đổi bởi vì "khổ" buộc chúng ta thay đổi. Hành phải nhận ra mình phải ngồi, nằm, đi, đứng, mặc dù hành giả không muốn. Và hành giả phải luôn luôn có tác ý. Ðiều này có ngăn chặn tham ái xâm nhập. Hành giả phải cố gắng liên tục để loại trừ "tham ái" cho đến khi đạt được sự thanh tịnh -visuddhi - như vậy hành giả có thể đạt được kết quả đúng đắn. Sự thu thúc lục căn (Indriyasaṃvarasīla) của hành giả thế nào? Nó có tốt đẹp hơn?
Thiền sinh: Vâng, tôi luôn luôn thu thúc lục căn.
Thiền sư: Nếu hành giả không thu thúc lục căn thì rất nguy hại. Giống như việc uống thuốc mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu hành giả hành động như thế, bệnh tật sẽ không thuyên giảm. Nếu hành giả dự định chỉ tu tập mà không có sự thu thúc lục căn là không tốt. Như vậy hành giả phải có phẩm chất này để tu tập tốt đẹp. Ví dụ, "tâm nhĩ thức" là thu thúc lục căn và "tâm nhãn thức" - bởi vì "hành giả" không đang nghe và không đang thấy.

(Một ngày khác. Vị sư thứ hai)
Thiền sư: Hành giả nói sự tu tập của mình khá hơn? ý của hành giả là thế nào?
Thiền sinh: Tôi muốn nói rằng sự tu tập để quan sát danh sắc thường có chánh niệm trong hiện tại, nhưng đôi khi nó là trí tư.
Thiền sư: Làm cách nào hành giả biết nó là trí văn hay trí tu? Trí văn có nghĩa là hành giả đang thực hành tu tập, nhưng theo tính cách đã được vị thầy hướng dẫn. Trí tu là hành giả tự mình chứng ngộ. Ðó là kết quả xảy ra khi hành giả quan sát danh sắc bằng chánh niệm trong khoảnh khắc hiện tại. Danh sắc đang dẫn dắt hành giả bằng một con đường đúng đắn. Như vậy hành giả biết kết quả sẽ đúng.
Thiền sinh: Vào hai hoặc ba ngày cuối, tôi thường cảm thấy mệt mỏi chán nản?
Thiền sư: Có phải sự mệt mỏi là pháp hay không?
Thiền sinh: Vâng.
Thiền sư: Làm sao hành giả nghĩ nó là pháp? Sự mệt mỏi là pháp thật sự, vì khổ là đối tượng của pháp. Hành giả đi đến việc tu tập để thấy được khổ. Hành giả càng nhận thấy khổ thì càng cảm thấy chán ghét khổ. Khi hành giả thấy một chút khổ hành giả không nhận thức ra nó. Ví dụ, thọ khổ trong 4 tư thế. Khi hành giả hiểu được nhiều khổ, hành giả không muốn nhìn nó. Ví dụ hành giả bị đau ốm. Việc làm lơ khổ giúp hành giả dễ chịu, nhưng hành giả không thể diệt khổ bằng tính cách này. Theo thực tế, mọi người đều phải có khổ nhưng họ không nhận thức chân lý cao thượng- Ariya sacca. Tại sao? Bởi vì họ muốn điều trị khổ đó, hoặc làm cho nó biến mất. Có quá nhiều hình thức khổ, nhưng họ cho rằng nó không tốt đẹp, vì khổ làm cho họ không được thoải mái - khiến cho họ yếu ớt, làm cho họ mệt mỏi. Nếu họ không quan sát khổ thì làm cách nào họ có thể đến với chân lý cao thượng, bởi vì khổ là chân lý cao thượng.
Khi khổ xuất hiện, sẽ có 2 loại khổ - khổ thọ hoặc hành khổ. Nhưng hành khổ thì khó thấy và khó nhận thức. Ðiều này có nghĩa là ngay cả sự thay đổi tư thế cũng khổ. Tam tướng- khổ lakkha và khổ đế lại càng khó khăn hơn. Thọ khổ thì dễ dàng trông thấy, và người ta có giác ngộ bằng hình thức này.
Ðiều quan trọng là nếu như không cần thiết, ví dụ như hành giả đừng thay đổi tư thế, bởi vì sau khi hành giả sẽ ngồi để tu tập để thấy được sắc pháp, thay vì thay đổi tư thế vì cần phải điều trị khổ.

Vị sư thứ nhất hỏi thêm một lần nữa
Thiền sinh: Hai đến ba ngày qua tôi không thể giữ được chánh niệm.
Thiền sư: Vì hành giả có quá nhiều định, và thế hành giả mất đi chánh niệm. Hành giả phải có nhiều tỉnh giác hơn. Hãy cố gắng có nhiều sự tỉnh giác. Một điểm khác, hành giả đang quan sát khổ quá ít. Như vậy hành giả đã để khổ trôi qua. Hành giả phải nhận thức chân lý của sự vật tự nhiên- sabhava. Khổ là chân lý. Danh sắc là chân lý. Tại sao nó là chân lý? Bởi vì nó không nằm trong vòng kiểm soát của hành giả. Và chúng ta không thể thay đổi chân lý. Ví dụ, sắc pháp không thể biến thành danh pháp và ngược lại. Và như vậy 4 tư thế (tứ niệm xứ) là chân lý. Bốn tư thế là sắc pháp. Tâm phóng túng cũng là chân lý.
Khi thay đổi tư thế làm cách nào hành giả có tác ý?
Thiền sinh: Vì khổ buộc phải thay đổi.
Thiền sư: Trong một ngày hành giả thay đổi tư thế bao nhiêu lần?
Thiền sinh: Nhiều lắm.
Thiền sư: Như vậy, hành giả muốn nói rằng khổ xảy ra qua nhiều lần đến nỗi hành giả không thể nhớ được. Như vậy làm cách nào hành giả nghĩ rằng mình thanh thản dễ chịu? Hành giả không thấy khổ, vì có quá ít sự quan sát khổ. Khổ phải xảy ra trước, sau đó hành giả thay đổi tư thế. Như vậy hành giả phải theo phương cách này. Khi thay đổi tư thế hành giả phải ghi nhận có phiền não hay không. Bởi vì phiền não khiến cho hành giả có tác ý sai lệch. Hành giả phải biết "oai nghi ngồi" khổ chứ không phải là hành giả. Và tác ý này sẽ ngăn chặn phiền não (sự khó chịu) xâm nhập. Và hành giả phải biết mình phải đổi sang tư thế mới và điều này ngăn chặn sự ham muốn xâm nhập. Khi hành giả không có khổ, hành giả muốn thấy khổ. Hành giả đang chờ đợi khổ phát sinh. Hành giả đừng làm hành động này. Ðây là ham muốn (tham). Phiền não rất vi tế. Nếu hành giả không biết nó vi tế như thế, hành giả không thể ghi nhận nó được - và phiền não sẽ xâm nhập khi hành giả đang quan sát nó, nếu hành giả không có tác ý tốt. Như vậy hành giả phải ghi nhận khi tu tập để thấy xem phiền não hay không. Sự ghi nhận này chúng ta gọi là sự quan sát- sikkhati. Bởi vì sự tu tập Thiền Minh Sát giống như học ở bất cứ môn học nào - hành giả phải có lý thuyết lẫn thực hành. Sự tu tập giống như phòng thí nghiệm, nơi đây hành giả áp dụng lý thuyết mình đã học. Nếu hành giả có sự ghi nhận tốt trong khi tu tập hành giả sẽ biết khi nào có phiền não.
Ðiều quan trọng là hành giả phải có chánh niệm về danh sắc liên tục. Ðừng tập trung vào một phần nào của sắc pháp - hãy xem xét toàn bộ sắc pháp. Khổ đế phải xuất hiện trước tiên sau đó hành giả nhận thức ra nó. Ðừng cố gắng tiên đoán trước. Nếu hành giả đang chờ đợi khổ, hành giả sẽ không còn giữ được chánh niệm. Nó giống như đang mở ra một cánh cửa. Hành giả mở cửa he hé và một chút phiền não đi vào. Mở cửa rộng và to phiền não tiến vào. Nếu hành giả có chánh niệm trong giây phút hiện tại nó giống như hành giả đã đóng cửa, và phiền não không thể xâm nhập.
Thiền sinh: Ðôi khi tâm của tôi vẩn vơ và không quan sát danh sắc - Vì thế tôi cảm thấy xấu hổ mình đã để tâm vẩn vơ.
Thiền sư: Nó tốt thôi. Tâm vẩn vơ và hành giả cảm thấy có lỗi, có nghĩa là hành giả không còn chánh niệm. Buồn tiếc là sân hận và cũng là phiền não. Như vậy phiền não nằm trong nó. Phiền não rất vi tế có thể bị trượt vào. Nếu hành giả không có tác ý hành giả không thể, hành giả sẽ không thể tu tập, hành giả sẽ không thể hiểu cái cảm giác (tội lỗi) là phiền não.
Khổ, mặc dù hành giả thấy một chút - là tốt rồi. Nhưng nếu hành giả thấy nhiều khổ, hành giả sẽ nhận thấy khổ đó là chân lý.

(Một ngày khác với vị sư thứ hai)
Thiền sư: Hành giả nói "dễ chịu", ai dễ chịu? Có phải đó là 5 uẩn được dễ chịu? Chỉ có một uẩn (Khandha) có thể dễ chịu. Ðiều này có nghĩa hành giả có sukha - Vipallāsa (sự nghĩ sai lệch của lạc) về cái tâm. Nhưng nếu hành giả tu tập đúng cách, hành giả sẽ không cảm thấy dễ chịu. Bởi vì hành giả sẽ không nghĩ mình dễ chịu; nó không tuân theo với những nguyên tắc của Ðức Phật. Vị này đừng nghĩ mình dễ chịu, bởi vì điều này không đúng. Vị này phải có nhận thức khổ. Khi hành giả nhận ra được khổ, vị này sẽ thấy không có sự dễ chịu, thoải mái.
Hành giả thấy được khổ chưa? Hành giả không thấy khổ vì hành giả không quan sát, hoặc chưa có khổ?
Thiền sinh: Tôi cảm thấy có khổ nhưng không nhiều lắm. Nếu tôi ngồi thiền lâu hơn, tôi càng cảm thấy đau đớn hơn, dễ thấy được khổ, và tôi có thể thay đổi tư thế và thấy khổ nhiều hơn có đúng không?
Thiền sư: Không, không đúng. Tại sao hành giả muốn thấy khổ? Vì lợi ích nào? Ðiều gì khiến hành giả muốn thấy khổ? Nếu hành giả muốn thấy khổ có nghĩa là đã có phiền não. Tham ái đã có khi hành giả không muốn thay đổi tư thế, bởi vì tham ái muốn thấy khổ.
Thiền sinh: Khi tôi tu tập lại càng dễ dàng lo sợ.
Thiền sư: Người có định thì dễ dàng lo sợ. Ðây là tính cách của định. Khi một người phát triển được định càng dễ dàng lo sợ hơn. Khi hành giả đang thực hành tu tập và khi không tu tập, hành giả có biết sự khác biệt không?
Thiền sinh: Khi tôi thực hành kammaṭṭhāna (các đề mục tham thiền), tôi cảm thấy buồn ngủ.
Thiền sư: Hành giả cảm thấy buồn ngủ. Ðiều này bởi vì định. Ðừng thực hiện (các đề mục thiền) Kammaṭṭhāna. Nếu hành giả thực hành, có định ở trong đó. Khi khổ thọ xuất hiện và hành giả cân nhắc không thay đổi tư thế, có nghĩa là hành giả đang thực hiện đề mục tham thiền. Theo tính cách thông thường, khi khổ thọ, hành giả phải thay đổi tư thế. Nếu hành giả không đổi tư thế có nghĩa hành giả đang thực hiện đề mục thiền và định sẽ theo hành giả.
Như vậy đừng thực hiện bất cứ điều gì bất thường. Nếu hành giả cảm thấy mình đang thực hiện đề mục thiền kammaṭṭhāna, hãy ngừng lại.

(Một ngày khác, vị sư thứ nhất)
Thiền sư: Sự tu tập của hành giả thế nào? Nó có ổn không?
Thiền sinh: Vâng, mọi việc tạm ổn, nhưng sắc pháp và Nāma không xuất hiện rõ ràng.
Thiền sư: Danh sắc rất quan trọng trong việc tu tập Thiền Minh Sát. Trước tiên hành giả phải có chánh niệm về danh sắc, và sau đó có danh sắc thường xuyên, rồi sau đó hành giả sẽ ghi nhận tự nhiên- sabhava mà chúng ta gọi là danh sắc.
Tôi cảm thấy sự tu tập của hành giả vẫn còn lẫn lộn với lòng tham muốn. Hành giả phải loại trừ lòng tham muốn này. Ðừng ước ao trông thấy được sự sanh và diệt của danh sắc và đừng ham muốn thấy được Tam Tướng. Ðừng có bất cứ sự tham muốn nào. Bởi vì tham muốn là tham ái. Bổn phận của hành giả chỉ là thấy được danh sắc khi chúng xuất hiện hoặc sinh ra. Hành giả phải nên nhớ sự việc giống như xem một vở kịch. Ðầu tiên hành giả phải có trí tuệ để biết được danh sắc khi chúng xuất hiện, sau đó chân lý của danh sắc đó là Tam Tướng sẽ đi theo. Trí tuệ không thể xuất hiện nếu không có chánh niệm về danh sắc. Trước tiên hành giả biết được danh sắc bằng lý thuyết (pariyatti) và điều này giúp cho danh sắc xuất hiện khi tu tập. Danh sắc xuất hiện trong sự tu tập với tuệ Thiền Minh Sát chúng ta gọi là tuệ phân biệt danh và sắc, tuệ thứ nhất. Sau đó hành giả sẽ nhận thức danh sắc ở tất cả 16 tuệ. Hành giả tuân theo những nguyên tắc nào để nhận ra được danh và sắc.
Thiền sinh: Tôi phải có tác ý.
Thiền sư:Ví dụ, khi "thấy", làm cách nào hành giả có tác ý?
Thiền sinh: Khi thấy, tôi có sự hiểu biết đúng đắn (tác ý) đó là "tâm nhãn thức".
Thiền sư: Tính cách hành giả thực hiện tác ý, điều này khiến cho hành giả có có chánh niệm và tỉnh giác. Nếu hành giả không có tác ý thì không thể có chánh niệm và tỉnh giác.
Tính cách hành giả có sự tỉnh giác (tỉnh giác) là rất quan trọng để có danh sắc xuất hiện. Nếu hành giả có sự tỉnh giác liên tục trong 7 ngày, danh sắc sẽ xuất hiện - không có sự nghi ngờ về điều này. Chánh niệm, tỉnh giác có nghĩa là có hay biết trong danh sắc - trong khoảnh khắc hiện tại (sát na). Nếu hành giả cho có sati (chánh niệm), định sẽ xuất hiện trong lúc này. Hành giả thấy sắc pháp nhưng không biết sắc pháp nào hoặc danh pháp nào - nghĩa là oai nghi ngồi, oai nghi đứng v.v... Ðiều này sai lệch. Nếu hành giả có tỉnh giác đúng cách, định mạnh mẽ không thể xâm nhập. Ðịnh là cơ bản cho tuệ Thiền Minh Sát (Khaṇika samadhi) (định tâm tạm thời) có sự tỉnh giác trong khoảnh khắc hiện tại hoặc chánh niệm và đủ ngăn chặn phiền não (những chướng ngại) xâm nhập và giúp cho tuệ Thiền Minh Sát xuất hiện.
Hành giả sẽ trở thành một Thiền sư:. Hành giả phải biết lý do sự tự tu tập của hành giả dạy là đúng hoặc sai lệch. Hành giả phải biết người đang tu tập sai hoặc đúng. Nếu vị này đang thực hành sai lệch, hành giả phải biết lý do, và hành giả phải sửa đổi điều này.

[1] Chánh niệm đó biết tư thế và tỉnh giác biết oai nghi ngồi
[2] Trí minh sát tuệ
Giáo trình Thiền Minh Sát Tuệ - Phần 4.3 (trang 19)
Giáo trình Thiền Minh Sát Tuệ - Phần 4.3
(Một ngày khác. Vị sư thứ hai)
Thiền sư: Sự tu tập của hành giả ra sao?
Thiền sinh: Chánh niệm của tôi tốt hơn trước đây.
Thiền sư: Chỉ có chánh niệm tốt hơn. Nhưng tỉnh giác không được tốt lắm. Ðịnh có thể xâm nhập. Nếu hành giả chỉ quan sát sự ngồi, đây không phải là tỉnh giác và không phải là thiền Thiền Minh Sát. Hành giả phải biết rằng đó là "oai nghi ngồi" (sampajanna). Người mà quan sát oai nghi ngồi, trí tuệ đó nhiệt tâm tinh cần, chánh niệm và tỉnh giác. Nếu hành giả chỉ có chánh niệm, và hành giả chỉ biết tư thế mà nó không thể thay tà kiến cho rằng nó là "cái ngã" ngồi. Như vậy nó không phải là sự tu tập thiền Thiền Minh Sát, nó là định.
Khi hành giả có tỉnh giác đúng đắn, danh sắc sẽ xuất hiện. Trước khi hành giả đến với sự tu tập, hành giả phải nghiên cứu danh sắc là gì. Hành giả chỉ biết những cái tên và định nghĩa, nhưng hành giả không biết bản chất thật của chúng. Sau đó hành giả sẽ thấy được bản chất thật khi thực hành. Và hành giả sẽ biết những đặc tính của oai nghi ngồi và "oai nghi ngồi" xảy ra lúc nào và ở đâu [1] . Ví dụ, khi hành giả đi học, hành giả đọc "a", "b", "c", "d" nhưng hành giả không biết mặt chữ, chỉ biết nghe âm thanh. Khi hành giả thấy mặt chữ hoặc hình dáng, hành giả không thể đọc nó, cho tới khi hành giả học cách nhận ra nó. Như vậy sự việc này giống như sự thực hành. Hành giả phải biết lý thuyết lẫn thực hành - hình dáng và âm thanh. Khi sắc pháp và danh pháp xuất hiện trong tuệ Thiền Minh Sát hành giả ngay lập tức biết được những đặc tính của danh sắc. Khi hành giả thay đổi tư thế, hành giả quan sát.
Thiền sinh: Ðúng. Nhưng tôi không thể theo nó hầu hết mọi lúc.
Thiền sư: Khi sự đau đớn xảy ra, hành giả thay đổi tư thế không có tác ý. Hành giả thay đổi tư thế mà không biết nguyên nhân. Ðiều này có nghĩa là chánh niệm và tỉnh giác không được hoàn hảo. Khi sự đau đớn xảy ra, sự tham muốn ước ao thay đổi tư thế - tham ái cần một sắc pháp mới. Như vậy hành giả phải cố gắng có tác ý để dẫn dắt cho hành giả là mình cần phải thay đổi.
Thiền sinh:Vào sáng sớm tiếng chuông chùa vang lên rất lớn tôi không thể tu tập.
Thiền sư:Hành giả không muốn nghe tiếng chuông. Nhưng theo quan điểm Thiền Minh Sát đúng đắn, chúng ta phải nghe. Khi có paccaya (duyên trợ = âm thanh và tai) sự nghe phải xảy ra. Chúng ta không thể kiểm soát chúng. Tâm nhĩ thức là vô ngã. Ðừng khó chịu. Chỉ cần quan sát tâm nhĩ thức, hành giả sẽ nhận thấy không có ai nghe, không phải hành giả nghe.
Danh sắc xuất hiện, bất cứ danh sắc nào xuất hiện, danh sắc đó sẽ đem lợi ích cho tuệ Thiền Minh Sát. Nhưng hành giả chỉ muốn chọn danh sắc này thích hợp và vì thế phiền não có thể xâm nhập. Như vậy hành giả phải có tác ý đúng đắn.
Thiền sinh:Ðôi lúc tôi không thể ngủ, tôi không hiểu tại sao.
Thiền sư: Bởi vì sự tỉnh giác tốt đẹp hơn, đôi khi hành giả sẽ không thể ngủ được. Ðiều này có nghĩa đề mục thiền thì tốt hơn. Hành giả cần bớt ngủ đi. Nếu hành giả không có chánh niệm- tỉnh giác (sati-sampajanna), si mê có thể xâm nhập. Và khiến hành giả buồn ngủ. Nếu hành giả có tỉnh giác tốt, ngay cả khi hành giả đang ăn cũng đừng cho là ngon. Nhưng hành giả vẫn ăn đủ. Ðiều này có nghĩa phiền não được giảm nhiều, bởi vì hành giả biết rằng mình cần phải ăn. Hành giả biết hương vị, nhưng nó không ngon. Hành giả phải ăn vì buộc phải ăn, không bởi vì hành giả muốn ăn. Nếu hành giả thường xuyên có thể ngăn chặn phiền não giống như điều này, trí tuệ sẽ sớm xuất hiện.

(Một ngày khác, vị sư thứ nhất và thứ hai)
Thiền sư: Sự hiểu biết về việc tu tập của hành giả ra sao?
Thiền sinh:Tôi cảm thấy sự tu tập của mình tốt hơn. Tôi biết nguyên nhân và quả và khi những chướng ngại phát sinh tôi biết cách nào để điều trị.
Thiền sư: Làm cách nào hành giả chữa trị các chướng ngại hoặc tự chúng biến mất?
Thiền sinh:Ví dụ, khi quan sát "oai nghi ngồi" và định xuất hiện. Tôi biết nó - và tôi chuyển sang tư thế khác.
Thiền sư:Nếu hành giả không thay đổi tư thế, liệu định sẽ xuất hiện?
Thiền sinh: Ðôi khi nó sẽ xuất hiện, nếu tôi không đổi tư thế.
Thiền sư: Danh sắc đã xuất hiện chưa?
Thiền sinh: Ðôi khi tôi nhận thấy nó.
Thiền sư: Hành giả đã trông thấy danh sắc bằng pariyatti (lý thuyết) hay thực hành? Chúng giống nhau hay khác nhau.
Thiền sinh:Tôi nhận thấy bằng sự tu tập. Sự biết bằng lý thuyết và thực hành khác nhau?
Thiền sư: Hành giả nói "sự thấy" bằng lý thuyết và thực hành khác nhau. Sự khác biệt là thế nào?
Thiền sinh: Nó khác biệt (thực hành) bởi vì là sự cảm giác chứ không phải suy nghĩ.
Thiền sư: Hành giả thấy sắc pháp nào nhiều hơn.
Thiền sinh: Tôi đã thấy sắc pháp ở mọi tư thế. Nhưng danh pháp, tôi đã thấy "tâm nhãn thức" và "tâm nhĩ thức" nhiều, nhưng không hoàn toàn rõ ràng.
Thiền sư: Hành giả biết bằng sự tu tập, hành giả sử dụng phương pháp gì?
Thiền sinh: Tôi có thấy với sự tỉnh giác với bất cứ sắc và danh nào mà tôi đang quan sát.
Thiền sư: Ðúng. Ðây là phương pháp đúng, để có sắc và danh xuất hiện. Và hành giả phải có tỉnh giác cho tới khi đạt được nhiều kinh nghiệm hơn. Nếu hành giả chỉ quan sát và không biết sắc nào (oai nghi ngồi v.v...) hoặc những danh pháp khác hành giả quan sát, hành giả sẽ thấy được danh sắc như là một sự việc, là "hành giả" - và ghanasana (một khối vững chắc) che giấu điều này sẽ phân tán
Tỉnh giác là người đang thực hiện công việc, nhưng danh sắc là những đối tượng. Như vậy hành giả có sự tỉnh giác về danh sắc mà hành giả thường xuyên quan sát. Nếu hành giả không thực hiện điều này danh sắc không thể xảy ra. Nếu hành giả thực hành đúng danh sắc sẽ xảy ra. Và sẽ thấy từng danh sắc theo bản chất thật của chúng. Nếu hành giả có sự tỉnh giác như thế này, đối tượng khác (chẳng hạn như tâm vẩn vơ) không thể xâm nhập. Nếu hành giả chỉ quan sát danh sắc (mà không biết loại nào) sự tỉnh giác sẽ trở nên yếu ớt và không thể ngăn chặn sự tham muốn. Hành giả quan sát như thế nào khi đi? Khi đi tôi quan sát oai nghi đi và tôi cũng quan sát bàn chân khi nó chạm đất.
Thiền sư: Hành giả quan sát oai nghi đi và tư thế xúc chạm. Ðiều này sai lệch. Hành giả đang sử dụng 2 đối tượng. Oai nghi đi là ở trong Kāya (thân) và tư thế xúc chạm là ở trong pháp (các đối tượng niệm xứ). Nếu hành giả thực hành điều này, hành giả không thể theo dõi oai nghi đi và hành giả sẽ bị xao lãng và định sẽ xâm nhập. Hành giả phải quan sát duy nhất oai nghi đi.
Hành giả quan sát oai nghi đi bằng cách nào? Hành giả nói hành giả quan sát chân, nhưng điều này là không đúng. Nhiệm vụ của Thiền Minh Sát là tiêu diệt tà kiến cho rằng "hành giả" đi. Hành giả phải quan sát toàn bộ tư thế đi để đoạn trừ tà kiến cho rằng "hành giả" đi.
Thiền sinh:Ðôi khi hành giả muốn thực hành nhiều định hơn, vì định xảy ra thường xuyên hơn - nhưng đôi khi tôi không thể thực hiện được. Ðịnh giúp cho tôi tập trung nhiều hơn.
Thiền sư: Tại sao hành giả muốn định?
Thiền sinh: Tôi muốn thực hiện nó.
Thiền sư: Mọi khoảnh khắc (sát na) khi hành giả đang quan sát hành giả có định trong Thiền Minh Sát. Khi tâm vẩn vơ xuất hiện hành giả quan sát cái gì?
Thiền sinh: Tôi đang quan sát tâm phóng túng.
Thiền sư: Ðúng. Hành giả đúng. Khi phóng túng xuất hiện hành giả trở lại quan sát "oai nghi ngồi", hoặc tư thế khác mà hành giả đang quan sát. Ðừng chờ đợi cho tâm phóng túng biến mất để trở lại và quan sát sắc pháp. Ðừng chú ý đến câu chuyện của tâm phóng túng. Hành giả phải thấy nó như là "tâm phóng túng". Câu chuyện tâm phóng túng là pananati (tục đế) không phải paramattha (chân đế); sabhava (tự nhiên). Người ta dễ dàng nhận thấy được tâm phóng túng. Nếu hành giả biết được điều này, thì rất ích lợi cho trí tuệ. Bởi vì tâm phóng túng là danh pháp. Tâm phóng túng là vô thường hoặc không kiểm soát được. Không phải "chúng ta."
Hành giả đi đến sự tu tập đề mục thiền, như vậy hành giả có thể thấy được bản chất của danh sắc ở những tính cách khác nhau. Tam trạng (Tripitika) của Ðức Phật không ở đâu xa, nó ở trong bản thân của hành giả. Chúng ta tu tập Thiền Minh Sát, còn những bổn phận khác không nằm trong sự quan tâm của hành giả. Bổn phận của hành giả là tu tập để thấy được danh sắc trong Tam tướng. Phương pháp mà hành giả dùng để khám phá Tam Tướng phải có tác ý. Ðiều này rất quan trọng.
Tôi muốn hành giả biết được sự khác biệt giữa sự nhận biết đến từ định và sự nhận biết đến từ trí tuệ.
Nếu sự nhận biết đó không phải là tự nhiên, theo như bản chất thật của nó, như thếù là định. Khi hành giả quan sát "sự thấy", hành giả phải biết "sự thấy" đó là định; sự biết được "tâm nhãn thức" là sự tỉnh giác - hoặc trí tuệ. Nếu hành giả nhận thức tự nhiên theo bản chất thật của chúng, đó là chân lý và cũng là trí tuệ.
Sự hiểu biết về sự tu tập lẫn sự tu tập của hành giả sẽ tốt đẹp hơn. Và hành giả liên tục có sự tỉnh giác ở từng khoảnh khắc.

(Một ngày khác. Vị sư thứ nhất)
Thiền sư: Có những trở ngại nào trong sự tu tập của hành giả không?
Thiền sinh: Không nhiều lắm. Chỉ có một chút ít.
Thiền sư: Ðó là điều gì?
Thiền sinh: Khi có định. Tôi cảm thấy trống rỗng.
Thiền sư: Ðiều này ở trong tư thế nào?
Thiền sinh: Ở một số tư thế.
Thiền sư: Nếu hành giả biết được tư thế nào có nhiều định, đừng nên quan sát tư thế đó. Ví dụ, khi quan sát "oai nghi ngồi", nếu hành giả không nắm được và chỉ biết sự ngồi nhưng không biết sự ngồi nào, hành giả phải theo dõi tâm của mình đang ở đâu. Tâm của hành giả có tâm và định là danh hoặc tâm của hành giả trống rỗng. Không có danh hoặc sắc). Hoặc ở một đề mục khác. Khi hành giả biết được tâm mình ở đâu, sự trống rỗng đó sẽ biến mất.
Khi hành giả đến với sự tu tập, hành giả có biết lý do tại sao mình tu tập không?
Thiền sinh: Tôi nhận thức được danh sắc.
Thiền sư: Ðúng. Hành giả không phải làm bất cứ điều gì khác. Chỉ cần quan sát danh sắc. Sự việc giống như một ai đó cho hành giả một đồng tiền, yêu cầu hành giả quan sát nó, và hãy xem nó nếu không có gì khác lạ. Nó giống như với danh sắc. Hành giả đi đến sự nhận thức có phải họ là "chúng ta", hoặc một con vật, hoặc cái tôi, hoặc danh sắc. Sự tu tập Thiền Minh Sát là thấy được danh sắc - điều mà hành giả suy nghĩ sai lầm là cái ngã (cái tôi). Nếu hành giả biết được điều này, như vậy hành giả biết được lý do mình tu tập.

(Một ngày khác, vị sư thứ hai)
Thiền sư: Khi hành giả bị tâm phóng túng, hành giả quan sát như thế nào?
Thiền sinh:Tôi cảm thấy khó chịu.
Thiền sư: Hành giả cảm thấy khó chịu, vì hành giả không muốn tâm bị phóng túng. Theo thực tế "tâm phóng túng" cho thấy rõ tam tướng hơn bất cứ danh pháp nào khác ngay cả hơn "tâm nhĩ thức", "tâm nhãn thức". Tâm phóng túng là pháp chân đế - paramatta [2] . Nhưng hành giả không muốn thấy nó phải không?
Thiền sinh: Ðúng.
Thiền sư: Hành giả không thích điều gì là pháp chân đế phải không? Ðiều này không đúng. Hành giả thích an vui. Sự an vui này lại sinh và diệt, giống như tâm phóng túng. Như vậy tại sao hành giả thích an vui hơn tâm phóng túng? Tâm phóng túng và định, khi đối nghịch, có cùng hậu quả như các đối tượng. Chúng là lợi ích tốt đẹp để quan sát và có Thiền Minh Sát xuất hiện. Hành giả không thích tâm phóng túng bởi vì nó khiến cho hành giả khó chịu và bởi vì hành giả thích cảm thấy an vui. Tâm phóng túng là sự thật tuyệt đối hay không?
Thiền sinh: Vâng, nó là chân lý tối thượng (Tứ Diệu Ðế)
Thiền sư: Hành giả biết khi chân lý tối thượng xuất hiện, nhưng không muốn thấy nó. Hành giả đi đến sự tu tập đề mục thiền quán để thấy được chân lý tối thượng nhưng hành giả có cái cảm giác là không thích tâm phóng túng.
Hành giả phải biết khi mình đang ăn, lý do đúng cho sự ăn và lý do sai lệch. Lý do đúng là điều trị sự khổ - không phải để có sự thỏa thích, hạnh phúc. Người dạy Thiền Minh Sát phải biết thiền sinh đó đang tu tập đúng hay sai. Ví dụ như khi thiền sinh có quá nhiều định, nó có thể tạo nên một sự căng thẳng cho tâm, và vị này thấy phải bảo với học trò mình ngừng tu tập một lúc. Hãy làm một công việc gì đó. Hãy trở lại với thế giới trần tục.
Tâm của hành giả (Yogi) rất quan trọng. Nếu vị này hơi bị mất quân bình vị này sẽ dễ dàng mất đi mối liên hệ với sự thật hoặc sự khổ từ ảo giác. Như vậy một vị thấy phải hỏi hành giả hoặc thiền sinh khi đến với sự tu tập, vị này đã thực hành thiền nơi nào trước đó và gặp bất cứ vấn đề tâm nào không.
Ðối tượng nào tạo nên định quá mức, đừng nên dùng đối tượng đó. Nếu tư thế ngồi dẫn đến quá nhiều định, hãy thay đổi sang tư thế khác trong một lúc. Hành giả nên chọn một đối tượng mà hành giả ít quen thuộc, bởi vì những đối tượng hoặc đề mục hành giả sử dụng thường xuyên (ví dụ tư thế ngồi) có khuynh hướng tạo nên quá nhiều định.

(Một ngày khác, một nhà sư người Trung Quốc)
Thiền sư: Sự tu tập của hành giả như thế nào?
Thiền sinh:Khi thời tiết nóng bức khiến cho tâm tôi bị phóng túng. Nhưng nếu thời tiết mát mẻ tôi không bị phóng túng quá nhiều.
Thiền sư: Thời tiết có thể là trợ duyên cho phiền não. Nhưng thời tiết mát mẻ là pháp cao thượng. Ðiều gì khiến hành giả gặp khổ? Bởi vì hành giả có 5 uẩn, chúng tạo ra khổ. Nó không phải do thời tiết nóng. Nếu hành giả có tác ý đúng đắn; hành giả sẽ biết được nóng là sắc, và nóng cũng là chân đế, sự thật tuyệt đối. (Nóng là sắc pháp và sắc pháp là pháp chân đế). Nếu hành giả tìm cách làm cho sự nóng biến mất nhưng hành giả không thể thực hiện được, hành giả cảm thấy khó chịu. Hành giả có tác ý sai lạc - hành giả nghĩ rằng "mình" nóng, chứ không phải sắc pháp nóng. Ðức Phật dạy Ngũ Uẩn là khổ và vô ngã và mọi vật đều vô thường. Nếu hành giả biết được điều này, thì sẽ không cảm thấy khó chịu và ham muốn hoặc không ham muốn không thể xảy ra và phiền não không thể xâm nhập.
Thông thường, nếu hành giả không có chánh niệm, tâm phóng túng sẽ xuất hiện, nhưng nếu hành giả biết nó là danh pháp - tâm phóng túng đó là chánh niệm - và tâm phóng túng sẽ ngưng lại vào thời điểm đó. Nhưng nếu hành giả quan sát để tạo cho tâm phóng túng biến mất, điều này không đúng. Trong chánh niệm cũng có định, và cho nên tâm phóng túng không thể xuất hiện. Tuy vậy hành giả chỉ có chánh niệm ngắn ngủi, hành giả sẽ có nhiều tâm phóng túng.
Tôi muốn hành giả ghi nhận rằng tâm có chánh niệm và không có chánh niệm đều khác nhau. Nếu hành giả biết khi tâm không có chánh niệm, hành giả có thể trả lại với khoảnh khắc hiện tại.
Một điều cơ bản là khi tâm phóng túng xuất hiện, hành giả đừng quan sát nó là danh pháp. Có tâm phóng túng ở mọi tư thế. Khi tâm phóng túng xảy ra trong sự đi, với sự tỉnh giác hành giả trở lại với "tư thế đi đi". Ngay lúc này hành giả không có nhiều kinh nghiệm, như vậy hành giả phải tu tập cho đến khi có nhiều kinh nghiệm hơn. Về phần ấn chứng - nimitta thế nào? Hành giả vẫn có ấn chứng.
Thiền sinh: Không có ấn chứng. Nhưng tôi có nhiều tâm phóng túng.
Thiền sư: Hành giả bị phóng dật, bởi vì hành giả có ít chánh niệm. Nếu hành giả có nhiều chánh niệm hơn hành giả có ít phóng dật. Nếu hành giả bị phóng dật, hành giả không có ấn chứng. Nếu hành giả có ấn chứng thì không bị phóng dật. Phóng dật có một lợi ích tốt đẹp như là một đối tượng trong đề mục thiền quán, vì nó là pháp niệm xứ. Nhưng nó không phải là thân niệm xứ. Ấn chứng không thể dùng như một đối tượng trong ấn chứng niệm xứ -Thiền Minh Sát. Nimitta (ấn chứng) chỉ sử dụng cho thiền định mà thôi. Như vậy hai loại có những lợi ích khác nhau.
Thiền sinh: Khi phóng dật xuất hiện, tôi cố gắng loại trừ nó để quan sát "oai nghi ngồi", nhưng nó không thể trở lui. Ðôi khi tôi bị phóng dật rất lâu.
Thiền sư: Ðừng chiến đấu với phóng dật - bởi vì nó là pháp tự nhiên - subhava-dhamma. Hành giả không thể kiểm soát nó. Hành giả có tà kiến cho rằng phóng dật là không phải pháp, như vậy hành giả không thích phóng dật. Khi hành giả nhận thức được phóng dật, sự việc có nghĩa là hành giả đã thấy pháp. Và hành giả biết phóng dật là pháp chứ không phải hành giả.

(Một ngày khác. vị sư thứ nhất)
Thiền sinh: Trong 2 hoặc 3 ngày qua, tôi nghĩ mình quan sát danh sắc tốt hơn.
Thiền sư: Hành giả nói mình quan sát danh sắc tốt hơn. Ðề mục nào hành giả có trong giây phút hiện tại.
Thiền sinh: Phóng dật thì giảm bớt, và tôi quan sát danh sắc nhiều hơn. Không chỉ suy nghĩ. Tôi cảm thấy nó là oai nghi ngồi, oai nghi nằm. Khi tôi ở trong tư thế đó tôi biết đó là sắc pháp. Cảm giác này khác biệt với những gì tôi gặp trước đó.
Thiền sư: Ðây là thiện pháp. Như vậy hành giả nên cố gắng và duy trì điều này. Tứ Chánh lần là phần thứ hai của ba mươi bảy phẩm trợ đạo. Ðây là pháp, nó sẽ giúp hành giả đạt được đạo tâm và quả tâm nhận thức được Tứ Diệu Ðế [3] Nếu hành giả đang quan sát "oai nghi ngồi" và "oai nghi nằm" và rồi sau đó trong một khoảng thời gian ngắn chúng dần dần mờ nhạt, như vậy hành giả phải ngưng quan sát một lúc. Sau đó, hãy bắt đầu quan sát lại.
Thiền sinh: Ðôi khi có một điều gì khiến cho tôi cảm thấy lo sợ khi đang quan sát. Và như thế tôi không thể thấy danh sắc rõ ràng.
Thiền sư: Hành giả cảm thấy sợ hãi hoặc lo âu - và không thể thấy được danh sắc rõ ràng; bởi vì hành giả có ít tỉnh giác. Như vậy hãy cố gắng có nhiều tỉnh giác hơn và hành giả sẽ bớt lo sợ. Nếu hành giả thấy được danh sắc rõ ràng hơn bằng tỉnh giác, hành giả sẽ không còn lo sợ.

(Vị sư thứ nhất và thứ hai)
Thiền sư: Sự tu tập của hành giả thế nào?
Thiền sinh: Trước đây tôi có nhiều phóng dật, nhưng bây giờ tôi hiểu sự tu tập tốt hơn - và vì thế tôi ước mơ sẽ trình bày cho người em họ của tôi - hoặc mọi người.
Thiền sư: Hành giả có tâm phóng dật bởi vì không có chánh niệm. Hành giả có biết tại sao mình không có chánh niệm? Bởi vì hành giả nghĩ rằng mình sẽ làm một điều thiện (Kusala) chẳng hạn như trình bày một bài pháp hoặc giáo huấn. Và hành giả làm điều gì để phóng dật biến mất?
Thiền sinh: Tự nó sẽ biến mất. Vào thời điểm tôi đang quan sát oai nghi ngồi.
Thiền sư: Nếu hành giả quan sát sắc pháp đó lâu hơn, hành giả sẽ thấy chân lý của sắc pháp đó rõ ràng hơn. nếu hành giả chỉ quan sát sắc pháp đó một chút thôi thì hành cũng thấy chân lý của nó một chút. Hành giả càng quan sát sắc pháp nhiều thứ càng thấy rõ sắc pháp đó. Nhưng hành giả quan sát nó quá lâu nó sẽ khiến cho hành giả bớt đi sự tỉnh giác. Khi hành giả gặp như thế thì phải ngưng lại trong chốc lát và sau đó bắt đầu quan sát trở lại với nhiều sự tỉnh giác.
Thiền sinh: Ðôi khi tôi đang quan sát sắc pháp tôi cảm thấy mình muốn khóc.
Thiền sư: Hành giả cảm thấy như thế. Hành giả có biết lý do của nó không? Hành giả đã biết tại sao mình lại cảm thấy như thế. Ví dụ, khi hành giả thấy một xác chết, hành giả có một cảm giác nào đó. Hoặc nếu như hành giả thấy một người xinh đẹp hành giả cũng có một cảm giác nào đó. Hành giả phải cố gắng tìm hiểu tại sao cảm giác đó xảy ra. Nhưng thông thường hành giả không biết tại sao. Giải pháp đó là hành giả phải có sự tỉnh giác rất rõ ràng, và sự tỉnh giác hành giả đang làm gì, và biết được khi hành động đó xảy ra (sự khóc), và tại sao nó xuất hiện. Nó xuất hiện bởi vì đối tượng được thay đổi từ "oai nghi ngồi" hãy nói để "khóc", không giữ được chánh niệm. Nếu hành giả biết được nguyên nhân là không giữ được chánh niệm. Cả hai vị sư (vị sư thứ nhất và thứ hai) có cùng một vấn đề, nhưng đều có cùng một nguyên nhân (sự tỉnh giác yếu kém). Hành giả đã từng nhận thức được sắc pháp và danh pháp không muốn bền vững, và một người thì do sợ và người khác thì muốn khóc. Mặc dù, sự tu tập của chúng ta khá hơn một chút.
Sắc pháp và danh pháp là trống rỗng. Khi hành giả đến với sự tu tập, chính là thấy pháp, nghĩa là không có chúng ta ngồi chỉ không phải chúng ta ngồi. Phương pháp chúng ta tu tập là quan sát oai nghi ngồi. Và hành giả chỉ quan sát tư thế ngồi và hành giả không biết sự ngồi là gì, có nghĩa là hành giả không thấy được pháp. Và hành giả không nhận thức được pháp. Khi hành giả nhận thức được Pháp có nghĩa là hành giả thấy được sắc pháp và danh pháp là thế nào. Có quá nhiều Pháp và chúng đến từ sắc pháp và danh pháp. Nếu hành giả không có sắc pháp và danh pháp có nghĩa là tâm của hành giả không ở trong Satipaṭṭhāna (Tứ niệm xứ).
Thiền sinh: Làm cách nào tôi có thể ngăn chặn sự ham muốn xâm nhập khi tôi đang tu tập?
Thiền sư: Danh và sắc không xuất hiện từ sự ham muốn. Danh và sắc phát sinh tự nhiên, chúng ta không tạo nên nó. Ví dụ, khi sự nghe xảy ra, điều này không phải là sự ham muốn của chúng ta. Như vậy chúng ta dùng sự nghe để tạo cho trí tuệ xuất hiện. Trí tuệ mà hành giả biết đó là tâm nhĩ thức. Nếu Danh và sắc xuất hiện là bởi vì sự ham muốn của hành giả, bởi vì hành giả khiến cho nó xảy ra, điều này không đúng. Như vậy khi hành giả thay đổi tư thế, phải nên biết lý do của nó. Mặc dù hành giả không muốn thay đổi, hành giả cũng phải thực hiện. Như vậy nó sẽ ngăn chặn lòng ham muốn. Khi không có phiền não, trí tuệ sẽ xuất hiện.

(Một ngày khác, vị sư thứ nhất)
Thiền sư: Sự tu tập của hành giả thế nào kể từ khi lần đàm đạo cuối cùng của chúng ta.
Thiền sinh: Trong khoảng hai hoặc ba ngày tôi thường bị sốt và đau bao tử. Vì thế sự tu tập của tôi không được liên tục.
Thiền sư: Hành giả có nhiều khổ thọ - đau bao tử, sốt. Sự đau bao tử là Pháp hay không phải?
Thiền sinh: Nó là khổ thọ.
Thiền sư: Hành giả biết điều này là Pháp, nhưng hành giả không có Tác ý để báo cho hành giả biết sắc pháp khổ, như vậy hành giả không thấy Pháp. Pháp đang xảy ra ở mọi lúc - Pháp đang cho thấy những tướng trạng của vô ngã, vô thường, bởi vì nó không phải "chúng ta". Nếu nó là "chúng ta", chúng ta có thể kiểm soát (danh pháp - sắc pháp) và không có bệnh tật. Năm uẩn có thể bị bệnh tật - nhưng nếu hành giả có Tác ý hành giả sẽ biết được mọi người đều có thể bị bệnh, ngay cả Ðức Phật.
Ðức Phật nhận thức Pháp (chân lý) là uẩn là sanh, lão, bệnh, tử và điều này tạo cho ngài trí tuệ để thấy khổ, vì thế ngài có thể diệt khổ.

(Vị sư thứ hai)
Thiền sư: Sự tu tập của hành giả thứ nào?
Thiền sinh: Sự tu tập của tôi tốt đẹp hơn.
Thiền sư: Hành giả nói rằng nó tốt đẹp hơn. hành giả có sợ mất chánh niệm không?
Thiền sinh: Tôi không muốn mất chánh niệm.
Thiền sư: Ðiều này không đúng. Sự mất chánh niệm là không đúng. Hoặc hành giả muốn thấy rõ sắc pháp và danh pháp hơn. Ðiều này cũng không đúng. Hành giả phải giống như việc mình đang xem một vở kịch - không điều khiển nó. Nếu hành giả lo sợ bị mất chánh niệm, Phiền não đó là atta (cái ngã) sẽ xuất hiện. Bởi vì hành giả cho rằng mình điều khiển được (cái tôi).
Majjhima-patipada (Con đường Trung Ðạo) không dễ dàng theo khi tu tập. Nếu sự tu tập của hành giả không đúng ham muốn hoặc không ham muốn sẽ xuất hiện và hành giả sẽ mất chánh niệm. Như vậy hành giả luôn luôn có phiền não trong tâm. Khi hành giả ăn, hành giả ăn bằng trí tuệ - cái trí tuệ đó nói rằng ăn là để điều trị sự khổ - sự khổ là cơn đói - Và để nuôi mạnh, như vậy hành giả có thể tu tập để diệt khổ. Mặc dù hành giả không muốn ăn nhưng cũng phải ăn (bởi vì vị này là một nhà sư nên phải độ thực trước ngọ).
Một phần quan trọng của Thiền Minh Sát trí tuệ là Tác ý. Nếu hành giả có Tác ý đúng đắn; đó là trí tuệ. Hành giả đến với sự tu tập với mục đích diệt khổ. Nếu hành giả ăn với phiền não, hành giả ăn để lưu lại trong samsaravata (vòng luân hồi). Như vậy hành giả phải ăn để diệt khổ, đi để diệt khổ, ngồi để diệt khổ, nằm để diệt khổ - tất cả đều để diệt khổ. Chúng ta đã từng ở trong sự bám chặt vòng phiền não (Phiền não) lâu lắm rồi. Phiền não buộc hành giả phải làm điều này, điều nọ. Bất cứ đối tượng này xuất hiện luôn luôn có Phiền não. - "Chúng ta" thấy "chúng ta" nghe, "chúng ta" đói. Như vậy dù hành giả đến với sự tu tập đề mục thiền quán hành giả cũng không thoát khỏi Phiền não. Phiền não đi theo hành giả khắp nơi. Trừ phi hành giả có Tác ý đúng đắn thì có thể ngăn chặn Phiền não. Như vậy Phiền não bị yếu đi, Trí tuệ (trí tuệ) có thể rất mạnh mẽ, và trí tuệ đó sẽ tiêu diệt Phiền não. Như vậy khi hành giả làm bất cứ điều gì, thậm chí thay đổi tư thế, hành giả phải biết được nguyên nhân chính xác, để điều trị khổ. Khi hành giả biết được nguyên nhân chính xác, điều này sẽ mang lại tuệ minh sát (Thiền Minh Sát).

(Vị sư thứ nhất)
Giáo trình Thiền Minh Sát Tuệ - Phần 4.3 (tiếp theo) (trang 20)
Giáo trình Thiền Minh Sát Tuệ - Phần 4.3 (tiếp theo)
(Vị sư thứ nhất)
Thiền sư: Sự tu tập của hành giả ra sao?
Thiền sinh: Lúc này tôi cảm thấy buồn nản.
Thiền sư: Khi chánh niệm, tỉnh giác tốt hơn, lúc ấy chỉ có một ít Phiền não xâm nhập, và điều này khiến hành giả buồn bực. Buồn bực là bằng chứng sự tu tập Thiền Minh Sát của hành giả đang tiến bộ. Giống như cá gặp nước. Chúng cảm thấy vui thích khi ở trong nước. Nhưng khi thế chúng ở trên đất chúng đau khổ. Như vậy sự kiện giống như cái tâm. Khi tâm không có Phiền não để che giấu sự đau khổ, nó buồn bã khó chịu.
Hành giả nói sự tu tập của mình khá hơn. Như thế khổ thế nào? Hành giả vẫn còn khổ?
Thiền sinh: Vâng, tôi vẫn luôn luôn gặp khổ-thọ ở mọi tư thế. Nhưng nó không rõ ràng.
Thiền sư: Hành giả phải luôn luôn thay đổi tư thế nhưng không nhận thức được khổ vì hành giả ít khi quan sát và không thể nhận thức được khổ. Mọi người đều biết có khổ tồn tại nhưng họ thường không nhận ra nó. Những tư thế nhỏ (không quan trọng) - hành giả có quan sát chúng không?
Thiền sinh: Vâng. Ðôi lúc.
Thiền sư: Hành giả phải ghi nhận khi đưa cánh tay lên, co vào và duỗi ra. Hoặc khi đi vào phòng tắm. Hành giả phải biết tại sao mình làm điều này. Nó không phải là hình thức điều trị sự khổ ở các tư thế, để điều trị những hình thức khổ khác - chẳng hạn như cơn đói, đi vào tóilet v.v...

(Vị sư thứ 2)
Thiền sư: Về phần hành giả thì thế nào? Sự tu tập của hành giả ra sao?
Thiền sinh: Sự tu tập của tôi tốt hơn.
Thiền sư: Ý hành giả muốn nói tốt đẹp hơn là thế nào?
Thiền sinh: Tôi muốn nói rằng mình có thể theo dõi sắc pháp - danh pháp và nó rõ ràng hơn trước đây.
Thiền sư: Hành giả ngụ ý mình có chánh niệm. Khi hành giả có nhiều chánh niệm hơn. Như vậy hành giả có thể thấy rằng sự tu tập Thiền Minh Sát lại rất khó khăn. Và hành giả phải có chánh niệm lâu dài, trong nhiều ngày, cho đến khi tâm ở trong lý trung đạo - không có sự ham muốn hoặc không ham muốn.
Nếu hành giả thực hành thiền định, hành giả sẽ phải theo một đối tượng duy nhất trong một thời gian dài, và đối tượng đó ở phía ngoài hành giả và là tục đế (không phải sắc pháp hoặc danh pháp). Tâm thường có một sức tập trung mạnh mẽ; nhưng sự tu tập Thiền Minh Sát và có chánh niệm từng sát na, mà không có Phiền não thì thật không dễ dàng. Phiền não có sự điều khiển chúng ta như thế cho nên chúng ta giống như củ cải ngâm giấm đã ở trong nước muối một thời gian dài. Người ta sẽ gặp nhiều trắc trở trên con đường đi qua. Việc ngăn chặn phiền não xâm nhập vào những cảm nghĩ thật khó khăn. Tôi muốn hành giả ghi hận lý do hành giả có cảm giác này (ở trong chánh niệm) và cách nào hành giả có được cái tâm nhưng có Phiền não. Và nếu hành giả biết được điều này, sau đó hành giả có thể ngăn chặn Phiền não và có chánh niệm sớm hơn - như vậy hành giả sẽ diệt được khổ.
Trong thời đức Phật tại thế, đức Phật dạy Pháp, các nhà sư lắng nghe và hiểu được lý do ngài đưa ra. Và họ có thể điều khiển tâm đúng phương pháp, ngay khi đức Phật giảng xong bài pháp, họ đạt được sự giác ngộ. Bởi vì các vị này hiểu được những lời đức Phật dạy.
Việc tu tập Thiền Minh Sát thật khó khăn. Khi đức Phật vừa thành đạo ngài cảm thấy thất vọng vì không biết nên truyền lại giáo pháp vi diệu cho ai, bởi vì nó thật thâm sâu. Sự việc này khó khăn hơn bất cứ nhiệm vụ nào. Tất cả mọi người chúng ta đến bám chặt vào moha (tà kiến, vô minh); mọi điều chúng ta làm, với tà kiến là "chúng ta" hành động (moha) đang có sự kiểm soát. Ảo tưởng này là tà kiến cho rằng Danh và sắc là "chúng tôi" hoặc ngã (cái tôi).
Hành giả đã tu tập hơn 3 tháng. Hành giả hiểu rõ sự tu tập khá hơn. Có nghĩa là hành giả giả biết cách huấn luyện tâm đúng phương pháp. Nhưng đôi lúc hành giả cũng bị lệch hướng.
Thiền sinh: Ðôi khi tâm của tôi đi lệch hướng.
Thiền sư: Hành giả phải cẩn thận, đừng để tâm của mình đi vào paccaya (trợ duyên) của Phiền não và trí tuệ yếu kém. Chánh niệm và tỉnh giác không được mạnh mẽ lắm. Khi hành giả đang quan sát, sự tỉnh giác bị yếu kém. Khi sự tỉnh giác bị yếu đi định có thể xâm nhập và khiến cho tỉnh giác càng yếu hơn. Khi Phiền não xâm nhập, hành giả có thể nhận thấy, và ghi nhận nó không?
Thiền sinh: Dạ có.
Thiền sư: Khi Phiền não biến mất, trí tuệ, có thể thấy được chân lý. Ðừng tập trung chú ý vào trí tuệ. Bổn phận của hành giả là chỉ ngăn chặn Phiền não xâm nhập. Bổn phận của hành giả là chỉ nghiên cứu để hiểu được sự tu tập và hiểu biết sự tu tập cùng với Tác ý đúng đắn để ngăn chặn Phiền não. Nhưng dù trí tuệ có xảy ra hay không, không phải bổn phận của hành giả. Và hành giả luôn luôn có sự tỉnh giác về sắc pháp và danh pháp nào mà hành giả đang quan sát.

(Một ngày khác, Vị sư thứ nhất)
Thiền sư: Hành giả đã chứng ngộ Pháp chưa?
Thiền sinh: Vâng, tôi đã trông thấy Pháp
Thiền sư: Hành giả chứng ngộ Pháp nào?
Thiền sinh: Tôi đã nhận thức được khổ thọ.
Thiền sư: Khi Tâm phóng dật xuất hiện hành giả có biết nó là Pháp?
Thiền sinh: Vâng, Tâm phóng dật là Pháp.
Thiền sư: Pháp xuất hiện suốt ngày, suốt đêm. Nếu hành giả biết được Pháp, hành giả sẽ trông thấy Pháp suốt ngày lẫn đêm. Nhưng nếu hành giả muốn tìm thấy Pháp hành giả không thể thấy nó, bởi vì Phiền não đó muốn thấy Pháp che khuất đi Trí tuệ. Nếu hành giả không muốn tìm thấy nó hành giả lại có thể trông thấy nó. Ðể thấy được Pháp hành giả phải có chánh niệm từng sát na. Pháp tồn tại trong từng phút giây, từng hơi thở hành giả hít vào thở ra. Hành giả nói rằng mình đã từng thấy khổ thọ. Hành giả ngụ ý gì khi nói rằng khổ thọ là Pháp.
Thiền sinh: Khổ thọ là danh pháp [4] .
Thiền sư: Danh pháp-sắc pháp mà hành giả thấy được có rõ ràng không?
Thiền sinh: Ðôi lúc nó rõ ràng.
Thiền sư: Sắc pháp rõ ràng hơn hay danh pháp?
Thiền sinh: Tâm phóng dật thì rõ ràng hơn. Ðôi khi Bốn tư thế (sắc pháp) thì rõ ràng hơn.
Thiền sư: Sắc pháp nào mà hành giả trông thấy rõ.
Thiền sinh: Oai nghi ngồi và oai nghi đi.
Thiền sư: Hành giả đang quan sát "tâm nhãn thức" hay tâm nhĩ thức?
Thiền sinh: Không
Thiền sư: Tại sao hành giả không quan sát tâm nhĩ thức? Khi có một tiếng động xảy ra khiến cho hành giả khó chịu?
Thiền sinh: Không. Nhưng trước đó tôi vô cùng khó chịu.
Thiền sư: Khi hành giả nghe, bằng tục đế phải không (trí tuệ)? Nghĩa là hành giả nghe âm thanh và liên tưởng đến nó?
Thiền sinh: Ðôi lúc.
Thiền sư: Khi hành giả nghe bằng tục đế (trí tuệ) hành giả có biết nó hay không?
Thiền sinh: Ðôi lúc tôi biết câu chuyện (liên tưởng đến âm thanh thay vì tâm nhĩ thức.
Thiền sư: Hành giả có biết khi nào tục đế tồn tại, tại sao? Bởi vì hành giả không quan sát tâm nhĩ thức. Nếu tục đế tồn tại, hành giả sẽ mất chánh niệm. Tục đế là Pháp và nó không có Tam tướng. Hành giả cảm thấy thế nào về sự tu tập? Nó có tốt đẹp hơn?
Thiền sinh: Vâng, khá hơn.
Thiền sư: Hành giả vẫn còn có sự ham muốn hoặc không ham muốn?
Thiền sinh: Ðôi lúc.
Thiền sư: Hành giả không thích căn môn nào?
Thiền sinh: Tai.
Thiền sư: Hành giả không thích tiếng động ồn ào? Hành giả không quan sát nó phải không?
Thiền sinh: Tôi quan sát nó. Nhưng không thể theo nó liên tục. Tôi chỉ biết câu chuyện. Bằng tục đế.
Thiền sư: Hành giả có thể quan sát càng nhiều càng tốt. Nhiều khi khả năng chánh niệm và tỉnh giác của hành giả. Hành giả muốn thấy đối tượng khác (ngoài tâm nhĩ thức). Như vậy khi tiếng ồn ào xuất ra nhiều hành giả càng khó chịu hơn.
Thiền sinh: Ðợi khi tôi cảm thấy khó chịu trong 4 tư thế. Ví dụ như khi nằm tôi trở mình sang phía khác và quên mất đi Tác ý. Và điều này khiến tôi cảm thấy khó chịu.
Thiền sư: Hành giả cảm thấy khó chịu, bởi vì hành giả thay đổi tư thế nằm thường xuyên. Do đó khổ-thọ trở thành paccaya (duyên trợ) cho dohsa (sân). Nếu hành giả có Tác ý đúng đắn, hành giả sẽ không cảm thấy khó chịu.
Thiền sinh: Ðôi khi tôi cảm thấy buồn nản và không biết lý do tại sao.
Thiền sư: Có 2 hình thức buồn nản: Bởi vì sân và trí tuệ. Sân khiến cho hành giả buồn chán vì đã tu tập lâu ngày nhưng không thấy được khổ không phải là hành giả. Trí tuệ khiến cho hành giả buồn nản vì hành giả thấy được sắc pháp và danh pháp là mong manh không bền vững - vô thường, khổ và vô ngã. Ðôi khi hành giả đang quan sát tâm phóng dật và biết được đó là tâm phóng dật, và tâm phóng dật quay trở lại và hành giả lặp lại " tâm phóng dật" - rồi nó lại xuất hiện. Nó giống như việc sai đứa bé con những gì phải làm và nó không tin tưởng vào hành giả. Tâm phóng dật giống như vậy. Hành giả không điều khiển được. Khi biết được sự kiện này nó sẽ đem lại trí tuệ.

(Vị sư thứ hai)
Thiền sinh: Lần đầu tiên tôi đến với sự tu tập, và hiểu được sự tu tập tôi có nhiều hy vọng và những kế hoạch - nhưng bây giờ tôi cảm thấy thất vọng.
Thiền sư: Kế hoạch gì?
Thiền sinh: Tôi nghĩ rằng mình sẽ viết một cuốn sách, dạy Thiền Minh Sát, giảng pháp cho mọi người về sự tu tập đúng đắn v.v...
Thiền sư: Việc suy nghĩ về một bài pháp, hoặc không nghĩ về nó - điều nào tốt hơn?
Thiền sinh: Không suy nghĩ có lẽ tốt hơn.
Thiền sư: Tính cách mà hành giả suy nghĩ như thế thì không đúng với niệm xứ. Tâm của hành giả không ở trong đối tượng hoặc đề mục đúng đối với niệm xứ - mặc dù những việc này là thiện pháp. Tâm phóng dật là Phiền não khiến cho hành giả mất chánh niệm.
Hành giả có buồn chán về sự tu tập Thiền Minh Sát hay không?
Thiền sinh: Tuần trước tôi cảm thấy thất vọng. Nhưng bây giờ tôi không cảm thấy điều gì. Và đôi lúc tôi lại cảm thấy thất vọng.
Thiền sư: Hành giả muốn nói thất vọng là thế nào?
Thiền sinh: Thất vọng về sự tu tập. Thiền Minh Sát thì thật khó khăn.
Thiền sư: Hành giả cảm thấy thất vọng, bởi vì không hiểu biết rốt ráo về sự tu tập. Nhưng nó không ngoài khả năng của hành giả. Cho nên Ðức Phật đã phải trau dồi Ba la mật (parami) trong nhiều kiếp. Sự tu tập khó khăn, bởi vì nó đặc biệt. Mặc dù trong kiếp này hành giả không đạt được giác ngộ, hành giả sẽ phát huy paccaya (những duyên trợ tạo nên trí tuệ) cho kiếp sau. Ngay cả một môn học trong cõi dục giới lại dễ dàng hơn Thiền Minh Sát, hành giả phải theo học trong nhiều năm. Nhưng Pháp thì khó khăn hơn các môn học thế tục. Hành giả nên tiếp tục tu tập. Mặc dù hành giả không thể đạt được những gì mình ham muốn, hành giả nên tu dưỡng ba la mật của mình trong kiếp sau. Ðó là nhiệm vụ của hành giả là một nhà sư. Nghĩa là Thiền Minh Sát dhura. Ðức Phật từ bỏ mọi thứ để đạt được trí tuệ của Ðức Phật (Bodhi-ñāṇa). Khi ngài thành đạo, ngài đã dạy cho chúng ta. Ngài tu tập cật lực để đạt được giác ngộ. Sau đó ngài truyền dạy lại cho chúng ta, chúng ta không cần phải nỗ lực nhiều lắm. Chúng ta chỉ đi theo sự tu tập của ngài. Khi hành giả đến với sự tu tập, hành giả sẽ đạt được lợi ích của Sīla (giới), samadhi (định) và trí tuệ (tuệ). Khi ở đây hành giả sẽ bị tâm phóng dật - điều này giống như ở nhà. Nhưng khi hành giả ở nhà, hành giả sẽ không có giới định, và trí tuệ trong 8 chánh đạo. Như vậy hành giả đạt được bằng sự tu tập, dù rằng hành giả chỉ đạt được một chút. Hành giả có thể nhận thấy được pháp hoặc không - nó chỉ là tạo ba la mật cho bản thân hành giả. Hành giả nói rằng nó thật khó khăn. Ðiều này tốt thôi. Nó sẽ khiến cho hành giả có nhiều nỗ lực hơn.
Ðức Phật dạy để cho một thiền sinh hiểu được sự tu tập đúng đắn, người này phải có một vị thầy dạy đúng phương pháp, và cuối cùng vị thầy này đã có nhận thức được Pháp tự nhiên. Người học trò này phải hiểu được những gì mà vị sư phụ của mình truyền dạy. Sự tu tập sẽ giúp cho hành giả hiểu được lý thuyết, hành giả sẽ hiểu được Pháp tự nhiên tốt đẹp hơn.

(Một ngày khác. Một nhà sư Trung Quốc)
Thiền sư: Sự tu tập của hành giả thế nào?
Thiền sinh: Tôi cố gắng đặt tâm của mình đến con đường Trung Ðạo.
Thiền sư: Hành giả thực hiện như thế nào?
Thiền sinh: Khi sự "không thích xảy ra. Tôi cố gắng nhận thức yếu tố địa đại ".
Thiền sư: Khi hành giả nhận thấy "địa đại". Hành giả thực hiện điều này và làm điều gì?
Thiền sinh: Tôi chỉ nghĩ. "Ðất, đất, đất..." và sự "không thích" biến mất.
Thiền sư: Nếu hành giả nghĩ rằng mình sẽ mất chánh niệm. Ví dụ như khi sự nghe xuất hiện, chánh niệm tỉnh giác danh pháp đó là sự nghe. Như vậy sự "không thích" hoặc "thích không có thể xảy ra. Như vậy tâm của hành giả tự động ở trong Trung Ðạo; hành giả sẽ không cần làm bất cứ điều gì khác.
Thiền sinh: Ðôi khi tôi cảm thấy tâm của mình rất rõ ràng, nhưng tại sao mình không biết - Tôi thấy một bộ xương.
Thiền sư: Hành giả nghĩ như thế nào về sự kiện này?
Thiền sinh: Tôi thắc mắc tại sao bộ xương lại như thế này, và sau đó một chốc lát tâm đó chuyển sang một cỗ quan tài. Sau đó là một tử thi thối rữa. Sau đó tôi ngửi thấy mùi hôi thối và tôi nôn ói.
Thiền sư: Hành giả có biết mình làm như vậy là không đúng cách phải không?
Thiền sinh: Tôi không biết tại sao mình lại như thế.
Thiền sư: Hành giả ói mửa bao lâu?
Thiền sinh: Nửa ngày. Sau buổi trưa cho đến 6 giờ chiều
Thiền sư: Vào thời gian đó hành giả vẫn ngửi thấy mùi hôi thối?
Thiền sinh: Vâng.
Thiền sư: Những gì hành giả thấy có thật hay không?Ðây là nimitta (ấn chứng). Sức mạnh của định khiến hành giả thấy được điều này. Ấn chứng là Pháp. Nó đến từ cận định. Và điều này có thể gây cho hành giả có những sai lạc tâm thần. Nó khiến hành giả xa rời khỏi sự thật. Khi hành giả không còn nôn ói, hành giả có thể thấy rằng điều này không đúng?
Thiền sinh: Tôi biết rằng điều này không đúng.
Thiền sư: Tôi đã tu tập đề mục thiền quán - Thiền Minh Sát Kammaṭṭhāna trong nhiều ngày. Hành giả đừng nên để tâm đi giống như điều này. Hành giả làm cho tử thi đó (nimitta) biến mất ra sao?
Thiền sinh: Nó tự biến mất. Nó kéo dài một thời gian, và sau đó nó biến mất.
Thiền sư: Ðịnh có năng lực của nó mạnh hơn cái tâm, và có thể kéo hành giả ra khỏi sự tu tập, Thiền Minh Sát.
Thiền sinh: Theo thực tế, tôi không muốn có định.
Thiền sư: Khi thực hành định, mặc dù hành giả có sự kiên nhẫn mạnh mẽ, hành giả có thể đạt được định. Nhưng nếu hành giả thực hành Thiền Minh Sát, định sẽ xâm nhập và khiến hành giả mất đi trí tuệ. Hành giả có muốn thấy ấn chứng đó nữa không?
Thiền sinh: Không. Nó có mùi hôi thối. Nhưng tôi không biết tại sao mình thấy nó. Tâm của tôi rất trong sạch.
Thiền sư: Tâm của hành giả trong sạch, đó là định. Ðịnh khiến hành giả cảm thấy thỏa thích, khiến hành giả cảm thấy hạnh phúc. Ðó là Vipallāsa (sự sai lệch về nhận thức). Nếu trên rõ ràng và không có Phiền não, sự thích và không thích không thể xảy ra.

(Vị sư thứ nhất và thứ hai)
Thiền sư: Hành giả có nhiều khách đến thăm thường xuyên. Hành giả đừng nên để bất cứ ai thăm viếng mình suốt trong thời gian này, bởi vì nó sẽ làm yếu đi sự thu thúc của hành giả. Nếu sự thu thúc không hoàn hảo, samadhi (định) không thể xuất hiện, và không có định, trí tuệ xuất hiện. Tất cả ba phần này đều phải xuất hiện cùng một lúc trong một sát na (khoảnh khắc hiện tại). Với các người khách, mặc dù hành giả không muốn tiếp chuyện, hành giả sẽ phải tiếp chuyện.
Hình thức tu tập là hành giả phải quan sát Danh và sắc xuất hiện ở khoảnh khắc đó. Nếu danh pháp - sắc pháp chưa xuất hiện, hành giả sẽ có tà kiến cho rằng có "chúng ta" tồn tại, và hành giả không thể có tà kiến cho rằng chính "chúng ta" mất đi.
Yêu thương và hờn giận xuất hiện và biến mất. Nhưng hành giả không biết giận và ghét là gì. Yêu thương là danh pháp kèm với tham; giận hờn là danh pháp đi kèm với sân. Và khi hành giả không biết, hành giả nói"mình yêu" hoặc "mình giận hờn" khi hành giả không biết, hành giả không thể đưa "mình" thoát khỏi yêu và giận. Như vậy khi hành giả đến với sự tu tập thì phải luôn thấy mọi thứ là danh sắc pháp, và hành giả phải biết sắc pháp và danh pháp nào, chẳng hạn như tư thế ngồi, tâm nhĩ thức v.v... Hành giả nói rằng mình đã nhận thấy khổ, điều này đúng. Nhưng khi có tà kiến "mình" cảm thấy "khổ" vẫn tồn tại. Hành giả có biết tại sao? Bởi vì hành giả không có tác ý. Hành giả phải nhận thức rằng đó là "tư thế ngồi" khổ, chứ không phải hành giả. Như vậy hành giả quên mất đi điều quan trọng này, bởi vì hành giả không quan sát "sắc pháp đúng đắn".
Ý tưởng và sự suy nghĩ (lời nói) khác nhau. Hành giả phải biết về điều này. Như vậy đừng trộn lẫn chúng.
Ðiều quan trọng là hành giả phải biết lý do - Hành giả phải thực hành với tác ý đúng đắn. Ví dụ, trong Kinh Anuruddha sutta, Ngài Anuruddha hỏi Ngài Sariputta tại sao, mặc dù tôi có thiên nhãn có thể thấy toàn thể vũ trụ (dibba - cakkha), sự kiên trì của tôi là tốt đẹp, chánh niệm rất mạnh - tại sao tôi không thể thoát khỏi (Āsavas) (sự phiền não). Như vậy Ngài Saripatta trả lời rằng tính cách Anuruddha có thể thấy toàn thể vũ trụ là danh pháp (ngã mạn, kiêu hãnh) và danh pháp này là đối tượng của Phiền não và Phiền não có thể xâm nhập. Tính cách vị này suy nghĩ về sự kiên trì của mình và chánh niệm mạnh mẽ là uddhacca (tâm bất an). Và tính cách vị này quan tâm về việc không thoát khỏi lâu hoặc là sự ân hận (Kukkuca). Vì thế ngài Saripatta bảo rằng vị này phải loại bỏ những cảm giác này.
Như vậy, phiền não rất vi tế. Hành giả phải có khéo tác ý đúng đắn. Bổn phận của hành giả là tiếp tục tu tập. Dù hành giả có thành công hay không đều không thành vấn đề. Hành giả đến với sự tu tập để tiêu diệt những gì che giấu chân lý. Như thế hành giả phải hiểu rõ phương cách để loại trừ những điều che giấu chân lý hoặc sự thật. Ngay cả Anaruddha với trí tuệ siêu việt của mình mà vẫn còn có Phiền não. Ngày nay chúng ta có được sự may mắn bởi vì chúng ta không phải tu tập các tầng thiền hoặc đạt đến những trạng thái thần thông trước. Chúng ta có thể dùng tham sân si để tu tập thiền Thiền Minh Sát (quán tâmlà đối tượng trong sự tu tập thiền Thiền Minh Sát). Nếu hành giả phải tu tập thiền trước, điều này thật khó khăn - bởi vì hành giả phải thực hiện nó 2 lần (đạt thiền, sau đó chuyển sang thiền Vipassna), và việc này làm mất nhiều thời giờ. Ngày nay hành giả có thể tu tập, chỉ một lần và loại trừ được Phiền não.

(Nhà sư Trung Quốc)
Thiền sư: Hành giả có hiểu rằng đối tượng của thiền định và thiền tuệ thì khác nhau? Chúng nó khác nhau hoặc giống nhau?
Thiền sinh: Chúng khác nhau.
Thiền sư: Tại sao chúng không giống nhau? Hành giả có nghĩ rằng các đối tượng của Thiền Minh Sát và Thiền định là khác biệt.
Thiền sinh: Thiền định làm cho tâm vắng lặng?
Thiền sư: Ðiều này không quan trọng. Nhưng là các đối tượng mà hành giả quan sát, chúng giống nhau hay khác biệt?
Thiền sinh: Tôi không quan sát giống như thế?
Thiền sư: Hành giả không quan sát giống như thế? Hành giả thực hành điều gì? Thiền định và Thiền Minh Sát không giống nhau. Thiền Minh Sát phải có danh pháp - sắc pháp làm đối tượng. Nó không giống như việc hành giả niệm "Buddha" hoặc "Arahan" liên tục.
Thiền sinh: Tôi hiểu. Việc tu tập Thiền Minh Sát không phải là lời nói như thế.
Thiền sư: Nếu hành giả đang nghĩ đến "lời niệm" thì không có cơ hội dể thấy được chân lý. Bởi vì không có sắc pháp - danh pháp làm đối tượng. Thiền Minh Sát phải có một điều gì hiện hữu để thấy được chân lý.
Thiền sinh: Khi tôi quan sát "tư thế ngồi", "tư thế nằm", tâm phóng dật hoặc vẩn vơ. Nó không nằm ở trong tư thế ngồi, tư thế nằm.
Thiền sư: Khi điều này xảy ra hành giả có cảm thấy đây là sự tu tập không đúng cách?
Thiền sinh: Vâng.
Thiền sư: Hành giả cho rằng sự tu tập sai bởi vì hành giả không muốn tâm của mình phải không?
Thiền sinh: Vâng. Khi tôi quan sát tâm ra vào bằng cách này hay cách khác, tôi kéo nó trở lại "tư thế ngồi" "tư thế nằm". Nhưng nó sẽ không trụ lại. Nó phóng dật rất nhanh.
Thiền sư: Tại sao hành giả phải giữ nó lại?
Thiền sinh: Nếu tôi không giữ nó lại, nó sẽ biến đi rất lâu.
Thiền sư: Hành giả muốn làm người kiểm soát, và kéo cái tâm trở lại, và không để nó sanh diệt và cái tính cách hành giả cố gắng giữ tâm phóng dật khỏi vẩn vơ lui tới là không đúng, và sự tu tập của hành giả là sai. Nhưng đó là chân lý, và nó là Pháp tự nhiên . Bởi vì tâm sanh diệt rất nhanh giống như thế này. Hành giả muốn giữ nó ở lại, nhưng nó không nằm trong sự kiểm soát của hành giả. Ðây là tự nhiên của tâm. Không có ai có thể kiểm soát được tâm - nó không nằm trong năng lực của bất cứ người nào, bởi vì nó không phải là cái ngã.
Tâm sanh diệt nhanh chóng là Pháp (chân lý) hoặc sự thật, nhưng hành giả không thích Pháp. Hành giả đến với sự tu tập nhưng khi Pháp xuất hiện lại không thích nó. Chỉ nên quan sát tâm đó sanh diệt. Ðừng cố gắng kiểm soát hoặc cố giữ nó lại. Chỉ quan sát nó thôi. Nhưng hành giả nên biết tâm phóng dật đó là danh pháp. Nếu hành giả không biết nó là danh pháp - tâm phóng dật hành giả sẽ không thích nó.
Mọi người phải có nhiều thu thúc hơn (indriya - samavara - Sīla). Giống như việc trồng cây; hành giả phải dọn cho sạch cỏ xung quanh, nếu không cỏ sẽ không cho cây con phát triển. Như vậy việc thu thúc giống như chúng ta chuẩn bi đất trước khi gieo trồng. Nó sẽ giúp cho sự tu tập của hành giả tốt đẹp hơn. Việc trò chuyện sẽ làm hành giả mất đi sự thu thúc. Khi hành giả tu tập Thiền Minh Sát - Kammaṭṭhāna, nếu hành giả nói chuyện nhiều, nó sẽ khiến hành giả mất chánh niệm.

(Một ngày khác, một nữ cư sĩ)
Thiền sư: Hành giả đã tu tập được 1 tháng. Sự tu tập của hành giả ra sao? Hành giả bỏ sự tu tập được bao nhiêu ngày?
Thiền sinh: Một ít ngày vào cuối tháng.
Thiền sư: Như vậy hành giả không thể lưu lại lâu hơn?
Thiền sinh: Không. Tôi phải trở về nhà.
Thiền sư: Như vậy hành giả không thể lưu lại. Kể từ lần đàm đạo cuối cùng của chúng ta sự tu tập của hành giả ra sao?
Thiền sinh: Ngày hôm qua, tôi thấy mọi việc đều là khổ
Thiền sư: Hành giả đã trông thấy khổ nào?
Thiền sinh: Khi tôi quan sát "tư thế nằm", nó giống như một người chết. Tôi lấy làm sợ hãi. Vì thế tôi bỏ ra ngoài để đi và sau đó ngồi xuống. Tôi nhìn thấy mọi điều là khổ. Ngay cả việc chớp mắt, nuốt nước bọt - tôi cảm thấy khổ. Vì thế tôi đi một vài nơi nữa. Và tôi biết mình hiểu sự tu tập lúc này. Vì thế tôi có thể đi nơi khác để tu tập. Tôi không phải nương dựa vào ai để dạy bảo tôi. Vì thế tôi nghĩ thật may mắn biết bao khi gặp ngài Achaan (Naeb) và nhờ Achaan tôi đã thấy được Pháp, và vì vậy tôi đã khóc.
Thiền sư: Hôm nay thì ra sao? Hành giả có thấy được khổ như ngày hôm qua?
Thiền sinh: Hôm nay bình thường, khổ đó đã biến mất.
Thiền sư: Hành giả có biết tại sao khổ đó biến mất?
Thiền sinh: Vào buổi chiều tôi đã gặp gỡ một người khách rồi chúng tôi nói về khổ tôi đã nhận thấy, và sự tu tập này.
Thiền sư: Ðiều này dẫn đến tâm phóng dật (việc trò chuyện với người khách). Tâm phóng dật khiến hành giả ngừng lại sự quán sát Danh và sắc. Hành giả không còn vipassanā. Hôm nay hành giả cảm thấy bình thường bởi vì có Phiền não. Khổ mà hành giả đã trông thấy biến mất. Ðiều này bởi vì hành giả thiền sự tỉnh giác, và không có sắc pháp - danh pháp là đối tượng. Hành giả có biết đây là sự tu tập không đúng cách không.
Thiền sinh: Vâng, tôi biết.

(Vị sư thứ nhất)
Thiền sư: Hành giả nói rằng sự tu tập của mình tốt đẹp hơn. Nó tốt đẹp ra sao?
Thiền sinh: Tôi không có nhiều tâm phóng dật và tôi có thể giữ được chánh niệm.
Thiền sư: Chánh niệm là gì?
Thiền sinh: Tâm phóng dật thì khoảnh khắc hiện tại. Nhưng câu chuyện của tâm phóng dật là tục đế.
Thiền sư: Nếu hành giả biết câu chuyện - câu chuyện của tâm phóng dật - hành giả mất đi chánh niệm. Nếu hành giả thường xuyên có tâm phóng dật thì không có chánh niệm mạnh mẽ. Hành giả không thể quan sát được sắc pháp - danh pháp khi nó xuất hiện. Như thế hành giả phải cố gắng giữ chánh niệm hơn. Nhưng đừng lo sợ mất chánh niệm. Nó giống như việc băng ngang con suối bằng một chiếc cầu khỉ. Nếu hành giả lo sợ, lúc ấy hành giả có thể mất thăng bằng và ngã.
Hầu hết mọi người kể từ lúc sinh ra đời, họ chưa từng có chánh niệm ở từng khoảnh khắc. Bởi vì tâm luôn luôn tìm kiếm Phiền não làm đối tượng. Tâm nhìn thấy mọi vật qua cái ngã. Khi hành giả đến với sự tu tập và có sự ngăn chặn Phiền não rồi có thể thấy được chánh niệm.

(Vị sư thứ hai)
Thiền sư: Khi hành giả tu tập tốt đẹp hơn, hành giả cảm thấy "thích thú" phải không? Khi sự tu tập không được tiến bộ hành giả cảm thấy "chán nản" phải không? Cảm giác này là không đúng. Hành giả nói rằng sự tu tập của mình khá hơn. Khá hơn là thế nào?
Thiền sinh: Tôi có thể giữ chánh niệm dễ dàng hơn lúc trước.
Thiền sư: Hành giả phải biết lý do mình có chánh niệm trong một số ngày và tại sao những ngày khác không có. Hành giả phải biết đến nguyên nhân. Ngược lại sự tu tập của hành giả sẽ mất một thời gian dài. Nếu hành giả biết được nguyên nhân, mặc dù hành giả mất chánh niệm nhưng rồi có thể có chánh niệm dễ dàng trở lại. Hành giả phải cố gắng ghi nhận điều này.
Hành giả cũng nên quan sát các tư thế nhỏ. Có 7 nhóm tư thế nhỏ:
1. Bước thụt lùi.
2. Quay đầu sang trái hoặc phải.
3. Có cánh tay và duỗi thẳng nó ra.
4. Ðắp y ngoài (civara), sanghati (y xếp lên vai) và cầm bát.
5. Ăn, uống, nhai, liếm (các ngón tay).
6. Ði toilet (đại và tiểu tiện).
7. Ði, đứng, ngồi, nằm (làm các công việc v.v...), bao gồm ngủ, thức, trò chuyện và giữ im lặng.
Có nhiều tư thế nhỏ hơn tư thế chính sự. Và biết được nguyên nhân của chúng thì khó khăn hơn 4 tư thế chính. Khi hành giả tu tập lâu ngày và có thể hiểu rõ 4 tư thế chính, rồi sau đó có thể bổ sung các tư thế nhỏ.
Pháp không phải là đàn ông, đàn bà, không có ngã - nó chỉ là chân lý hoặc sự thật. Mọi việc xảy ra là Pháp. Ví dụ; ngồi, đứng v.v... tâm phóng dật, ngủ, nghe, giận thoải mái, đau đớn, ham muốn, khó chịu. Mọi việc là danh hoặc sắc là Pháp - và mọi việc là Danh và sắc, Mọi việc xảy ra đều có thể dẫn đến sự tu tập trí tuệ. Nếu hành giả không hiểu điều này, tâm (tâm) của hành giả sẽ tìm Pháp khác ở ngoài hành giả. Hành giả đừng tìm kiếm Pháp ở nơi khác. Pháp chính là hành giả. Hành giả phải quan sát danh - sắc pháp xảy a vào thời điểm đó. Mặc dù hành giả tiểu hoặc đại tiện, hoặc tắm rửa đều là Pháp. Và điều này là để điều trị khổ (khổ).
Nếu hành giả không có chánh niệm, Phiền não có thể xâm nhập.
Không có Pháp ở bất cứ cái ngã của ai. Nó là anatta (vô ngã). Như vậy hành giả phải có tác ý đúng đắn, và sẽ thấy được Pháp. Ngay cả tâm phóng dật. Nếu hành giả biết được tâm phóng dật là danh pháp - hành giả sẽ thấy tâm phóng dật là vô ngã. Tâm phóng dật là vô thường - tâm phóng dật là khổ chân lý của khổ (khổ đế). Tâm phóng dật là chân lý cao thượng
--ooOoo--

[1] "Ở đâu" đề cập đến nơi mà hành giả nhận ra "oai nghi ngồi", ở toàn bộ tư thế.
[2] Pháp chân đế. Một đặc tính thông dụng đối với tất cả pháp chân đế (tâm sở, sắc pháp và Níp bàn) thì không có bản ngã.
[3] Hãy xem 37 phẩm trợ đạo, phần 1.3 và tâm đạo và tâm quả. Phần 1.2 và phần 3.1 (12 tuệ).
[4] Trong Tứ niệm xứ thọ là ở trong danh pháp tứ niệm xứ. Tuy thế, trong khi tu tập chúng ta thấy khổ ở sắc pháp để cho thấy rằng 4 tư thế che khuất đi sự khổ (Xem 1.11).
Giáo trình Thiền Minh Sát Tuệ - Phần 5.0 (trang 21)
Giáo trình Thiền Minh Sát Tuệ - Phần 5.0
Phụ lục B
MỘT ÐIỂN HÌNH CỦA SỞ HỮU TÂM
Theo cơ bản, tâm thức là bao gồm 7 sở hữu tâm (cetasika) - xúc (phassa), thọ (vedanā), tưởng (saññā), ý hành (cetanā), nhất tâm (ekaggatā), mạng căn (jivitindriya), chú ý hoặc tác ý (manasikara). Bảy tâm sở này được gọi là chủ yếu, bởi chúng quen thuộc ở mọi trạng thái tâm, hoặc từng hành động riêng rẽ của tâm hoặc ý nghĩ.
Do đó mỗi thành phần của chúng là tâm thức hoặc "một điều gì đó" hơn thế nữa. Nếu chúng ta trình bày một trạng thái tâm bằng một quả cầu bao gồm 7 sở hữu tâm này, tâm quen thuộc của chúng được tượng trưng bằng lớp vỏ ngoài cùng của quả cầu. Và nếu mỗi quả cầu tâm thức chỉ bao gồm 7 thành phần này và không hơn nữa, sẽ chỉ có duy nhất một loại tâm thức. Nhưng lại có hơn 45 loại tâm sở khác nhau (hơn 7 cái tâm chủ yếu) cho thấy sự khác biệt loại này với loại khác. Bằng những sự kết hợp khác nhau. Những loại tâm này tạo nên 89 loại tâm khác nhau.
Nếu chúng ta dùng như là một ví dụ của chúng ta về loại ý nghĩ tự động phát sinh đầu tiên của tám điều khát khao, và đưa nó vào một sự phân tích theo các phương pháp của tâm lý Phật giáo, chúng sẽ phát hiện loại tâm này được tổng hợp hơn 19 sở hữu tâm. Những tâm này được chia thành những nhóm như sau: 7 tâm chủ yếu (đã được nói đến); sáu tâm sở đặc biệt; chỉ chung với một số nào; 4 tâm chủ yếu bất thiện; chung với tất cả những ý tưởng xấu xa; tham (lobha); và sai lầm (tà kiến, micha-diṭṭhi).

-ooOoo-
Phụ lục C
Thuật ngữ Pāli
Abhijjhā: ham thích, thích
Ahiṃsā: không nguy hại, an toàn
Abyākata: trung tính; không thiện, không ác
Abyāpada: vô sân
Adhimokkha: nhiệt tình, hăng hái
Anāgāmī-magga: con đường dẫn đến tầng thánh thứ ba; bất lai.
Anatta: 1) vô ngã, 2) không kiểm soát
Ānāpānasati: chánh niệm hơi thở
Āneñja: các tầng thiền vô sắc giới cao nhất (thứ 5 - 8)
Anicca: 1) vô thường, 2) không thể duy trì giống nhau
Animitta-nibbāna: Tuệ thứ 11, nếu giải thoát bằng tuệ minh sát vô thường, thì được gọi là Animitta-nibbāna
Anupassanā: suy niệm, quán niệm
Apana samadhi: sự định tâm
Apāya: Bốn cảnh khổ: Ðịa ngục, xúc sanh, ngạ quỷ, A Tu La
Appanihita-nibbāna: tuệ thứ 11, nếu giải thoát bằng minh sát khổ thì được gọi Appanihita-nibbāna
Arahatta-magga: A la hán đạo
Ariya puggala: bậc cao quý, bậc thánh
Ariya-sacca: tứ diệu đế
Arompaccupan hoặc Paccupanaron: khoảnh khắc hiện tại
Arūpa-loka: vô sắc giới
Āsavakkhayañāṇa: Tuệ diệt lậu hoặc
Āsava: lậu hoặc, thối rữa
Asubha: 1) Tử thi, 2) ghê tởm
Atapi: Năng nổ, nhiệt tâm loại trừ phiền não
Atta: ngã, cái tôi
Avijjā: vô minh
Ayatana: căn môn
Bala: năng lực, (dẫn đến sự giác ngộ)
Bhava: hữu
Bhava-cakka: vòng luân hồi (thập nhị nhân duyên)
Bhavataṇhā: ái dục
Bhikkhuni: Tỳ kheo ni, nữ tu
Bodhipakkiyadhamma: 37 phẩm trợ đạo
Bojjhaṇgas: giác chi
Brahmakoka: cõi phạm thiên
Cakkhu-viññāṇa: nhãn thức
Carita: tánh khí
Cetanā: tác ý
Cetasika: tâm sở
Chanda: ý nguyện, sự khát khao
Citta: tâm
Cittakhaṇa: Một sát na tâm
Citta-vipassanā: tâm làm đối tượng trong thiền quán
Culla-sotāpanna: Tiểu Tu Ðà Huờn
Dana: bố thí
Dhamma: Pháp: 1) giáo pháp của Ðức Phật, 2) chân lý, 3) luật định, 4) bất cứ cái gì cũng là thiện hoặc bất thiện
Dhamma-niyana: định luật của nhân quả
Dhātu: các yếu tố, bản chất
Diṭṭhi: tà kiến
Diṭṭhicarita: người có tà kiến
Diṭṭhi visuddhi: chánh kiến
Dosa: sân, ác cảm
Dosa carita: người có tính sân
Domanassa: không thích, khó chịu
Dukkha: khổ
Dukkha sacca: khổ đế
Ekaggatā: nhất tâm
Ghanasaññā: sự bền vững, sự vững chắc
Iddhi: thần thông
Iddhipāda: Tứ như ý túc
Indriya: căn
Indriyasaṃvarasīla: thu thúc lục căn
Jāti: sinh
Jhāna: thiền-na
Kamma-bhava: tiến trình dẫn đến hữu (nghiệp)
Kāma-loka: dục giới
Kāmataṇhā: tham dục lạc
Kamma: nghiệp, hành động
Kāmaguṇa: dục lạc
Kammasharūpa: sắc do nghiệp tạo
Kammaṭṭhāna: đề mục tham thiền
Khaṇika samadhi: định tạm thời
Kaṇkhāvitarana-visuddhi: Ðoạn hoài nghi thanh tịnh
Kasiṇa: dụng cụ để tham thiền
Kata-ñāṇa: giai đoạn ba của trí tuệ
Kāya: thân, sắc
Kāya-anupassanā satipaṭṭhāna: thân quán niệm xứ
Kicca-ñāṇa: giai đoạn trí tuệ thứ hai
Khandha: uẩn
Kilesa: phiền não
Kiriyacitta: tâm tố
Kusala: thiện pháp
Lobha: tham
Lokiya: thế tục
Lokuttura: siêu thế
Lokuttura-vipāka: quả siêu thế
Magga-citta: tâm đạo
Maggāmagga-ñānadassana visuddhi: Ðạo phi đạo tri kiến thanh tịnh
Magga sacca: đạo đế
Magga vīthi: lộ trình tâm
Moha: si, tà kiến về ngã, vô minh
Majjhimā-paṭipadā: Trung đạo; Bát chánh đạo
Nāma: danh, tâm
Nataparina: Mức độ tuệ đầu tiên
Nekkhamma: xuất gia, viễn ly
Nibbāna: níp bàn
Nibbidā: chán ghét, ghê tởm
Nicca-vipallāsa: nhận thức sai lầm về thân và tâm là thường còn
Nidāna: nhân
Nikanti: khoái lạc
Nirodha-sacca: diệt đế
Nivāraṇa: năm chướng ngại
Obhāsa: ánh sáng
Paccaya: duyên trợ
Paccupannadhamma: bản chất thật của pháp
Pahāna parinna: từ bỏ, đoạn trừ
Pakkaha: Nỗ lực
Pali: Thổ ngữ của vùng bắc Ấn được dùng trong Kinh điển Phật giáo
Paññā: trí tuệ. Sutta-paññā: trí văn; Cinta-paññā: Trí tư; Vipassanā-paññā: Trí tu
Paññatti: tục đế
Pāpa: tội lỗi, sự xấu xa
Paramattha dhamma: chân đế: tâm, sở hữu, sắc pháp và Níp bàn
Paramitas: Ba la mật,
Parikamma: khởi sự
Parinibbāna: vô dư Níp bàn
Pariyatti: lý thuyết, sự học kinh điển pháp học
Passaddhi: vắng lặng
Paṭiccasamuppada: duyên khởi
Patisandhi-viññāna: thức tái sinh
Pattipata: thực hành
Phala: Quả
Pīti: hỉ lạc
Phassa: xúc, chạm
Pubbekata puññata: để làm điều thiện ở kiếp trước
Puñña: công đức
Puthujjana: phàm nhân, người thường
Rāga: si mê
Rūpa: sắc
Rūpakkhandha: sắc uẩn
Rūpa-loka: sắc giới
Rusuthua: tỉnh giác
Sabhāva-dhamma: bản chất thật của vạn vật
Sabba dhamma anatta: Ðịnh luật tự nhiên, vạn vật đều vô ngã
Sabba saṇkhārā anicca: định luật tự nhiên, vạn vật đều vôthường.
Sabba saṇkhārā dukkha: định luật tự nhiên; vạn vật đều khổ
Sacca: chân lý, sự thật
Sacc-ñāṇa: giai đoạn trí tuệ thứ nhất
Sakadāgāmī: khứ lai, tư đà hàm
Sakadāgāmī - magga: đạo khứ lai
Sakkāya - Diṭṭhi: tà kiến về ngã
Samādhi: tâm tập trung
Samapatti: sự đắc đạo
Samatha: thiền định
Sammā diṭṭhi: Chánh kiến
Sammāpadhāna: Tứ chánh cần
Sampajañña: sự hiểu biết rõ ràng
Saṃsāra-vata: vòng luân hồi
Samuchedanirodha: sự đoạn diệt hoàn toàn phiền não
Samudaya-sacca: tập đế
Saṃvega: sự lo âu tinh thần
Sankhāra: pháp hữu vi
Sankhāra-handha: hành uẩn
Saññā: tưởng
Sati: chánh niệm
Satipaṭṭhāna: Tứ niệm xứ
Sekha - puggala: bậc hữu học
Sikkhati: quán sát
Sīla: giới
Sotāpanna: nhập lưu, tư đà hườn
Sotāpattimagga: đạo nhập lưu
Sotāpatti-phala-puggala: bậc nhập lưu, bậc tư đà hườn
Sugati: những trạng thái an lạc
Sukha: hạnh phúc
Suññatā-nibbāna: Tuệ thứ 11
Tadaṇganirodha: sự tạm thời đoạn diệt phiền não
Taṇhā: tham ái
Taṇhā carita: người có tính tham ái
Three characteristics: Tam tướng (Tilakkhana)
Theravāda: hệ phái Nguyên Thủy
Tirana parinna: giai đoạn trí tuệ thứ hai, trong tuệ 3,4
Tripiṭaka: Tam tạng, gồm Kinh tạng, Luật tạng, Luận tạng
Uddhacca: tâm phóng dật, tâm vẩn vơ
Upacāra: trí tuệ thứ hai của tuệ thuận thứ (12)
Upacāra samādhi: cận định
Upādāna: chấp thủ
Upāpattibhava: tiến trình sanh hữu
Upekkhā: xả
Upekkhā-vedanā: cảm thọ xả
Uppathana: phiền não của Minh sát thứ 8 (định quá mức)
Vachira paññā: trí tuệ mạnh mẽ xuất hiện ở tuệ thứ 14
Vata: chu kỳ tái sinh
Vedanā: thọ
Vibhavataṇhā: ái trong vô sắc
Vīmaṃsa: thẩm (4 Như ý túc trong 37 phẩm trợ đạo)
Vimokkhamukha: tâm giải thoát
Vimutti: giải thoát
Vinaya: tạng luật
Viññāṇa: thức
Viññāṇakhandha: thức, một trong các uẩn
Vipāka: quả
Vipākacitta: tâm quả
Vipallāsa: sự sai lệch của tưởng (cho thân tâm là thường còn)
Vipassanā: 1) Tuệ Minh sát, 2) Kết quả Tứ niệm xứ - đã nói đến trong 16 tuệ
Vipassanā bhāvana: tu tập Minh sát tuệ
Vipassanā-bhūmi: Tuệ căn bản, như 5 uẩn, 12 căn môn, giúp ích trong việc tu tập thiền quán.
Vipassanā-dhura: phận sự, bổn phận minh sát tuệ
Vipassanā-yanas: 16 tuệ
Vipassanupakilesa: Những phiền não của tuệ giác
Virāga: chấp thủ
Viriya: nỗ lực
Visuddhi: trong sạch, thanh tịnh
Visuddhi Magga: Thanh tịnh đạo
Vitakka carita: hạnh Tầm
Vīthicitta: lộ trình tâm
Vivatta: không tái sinh, không luân hồi
Vodanna-ñaṇa: giai đoạn hai của sự giác ngộ (Sakadagami - Tư đà hàm), tuệ thứ 13
Yana: các giai đoạn trí tuệ (đặc biệt ở 16 tuệ)
Yataparinna:giai đoạn tuệ thứ nhất
Yogāvacara: ba danh pháp: Nhiệt tâm, chánh niệm, tỉnh giác
Yoni: những hình thức tái sanh
Yonisomanasikara: thích đáng, đúng đắn, có trí tuệ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét