Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

DUY MA CẬT VÀ LÝ TƯỞNG NGƯỜI CƯ SĨ

DUY MA CẬT VÀ LÝ TƯỞNG NGƯỜI CƯ SĨ

Daisaku Ikeda (The First Mileage of Buddhism)
Nguyên Hảo dịch
 
NGÀI DUY MA CẬT (VIMALAKIRTI)
Với dự khởi dậy của phong trào Ðại Thừa, Phật Giáo trải qua tiến trình trẻ trung hóa. Vai trò then chốt của tiến trình nầy là những người lãnh đạo trong cộng đồng cư sĩ, và vì vậy tôi muốn để một ít thì giờ đề cập đến cách sống và sự đóng góp của họ cho Phật Giáo thời trong kỳ xa xưa đó. Việc nầy có thể được hoàn tất tốt nhất bằng cách tập trung vào nhân vật Duy Ma Cật (Vimalakirti) như được diễn tả trong cuốn Kinh Vimalakirti-nirdasha (Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh) và thường được gọi là Kinh Duy Ma Cật.
Duy Ma Cật, một thương gia giàu có ở thành Vaisali (Tỳ Xá Ly), có biện tài, giỏi tranh luận, có trí nhớ phi thường - ông là một nhân vật có sức quyến rũ và bí ẩn không cùng. Không giống như những đại đệ tử của Ðức Thích Ca Mưu Ni, dường như tách rời hẳn ra ngoài đời sống thế tục hàng ngày và hầu như hoàn toàn có vẻ nghiêm túc trong sự giác ngộ của mình, ông sống một đời sống tròn vẹn và không bị ràng buộc của một người cư sĩ thật sự. Ông đại biểu cho sự tương phản hoàn toàn đối với lý tưởng A La Hán được các tu sĩ Tiểu Thừa tưng tiu, một đời sống hiện thân của tinh thần Ðại Thừa trong việc khước từ tinh thần tu viện hạn hẹp và nhấn mạnh rằng Phật Giáo được thành lập để đi vào xã hội.
Ðối vớ giới Phật tử ở Ấn Ðố, Trung Hoa, Nhật Bản, đặc biệt là những cư sĩ tại gia, Duy Ma Cật đã trở thành một nhân vật được quảng đại quần chúng biết đến. Ðiều nầy được minh chứng khi chúng ta thấy rằng Kinh Duy Ma Cật ngày càng được đọc rộng rãi hơn trong giới Phật Giáo Ðại Thừa bên cạnh Kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Có sáu bản dịch tiếng Trung Hoa, trong đó có ba bản hiện còn. Trong những bản nầy, bản thứ hai do Ngài Vimalakirti (Cưu Ma La Thập, 344-413) dịch được coi như một bản văn chương đẹp đẽ nhất và được đọc nhiều nhất. Bồ tát triết gia Long Thọ (Nagarjuna) trong Ðại Trí Ðộ Luận (Mahaprajna-paramitopadesha) đã trích dẫn từ Kinh Duy Ma Cật nhiều hơn những kinh điển khác ngoài Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, và phái Thiên Thai cũng đặt Kinh nầy vào một địa vị quan trọng lớn lao, có bản sớ giải về Kinh nầy. Ở Nhật Bản, đó là một trong ba bản Kinh mà thái tử Shotòku (Thánh Ðức) viết sớ giải, hai bản kinh kia là Kinh Pháp Hoa và Kinh Thắng Man (Shrimala).
Kinh Duy Ma Cật chia xẻ với Kinh Pháp Hoa nét độc đáo trong số những kinh điển Ðại Thừa gây ấn tượng và tác động mạnh nhất, và đã ảnh hưởng lớn lao lên các thi sĩ và văn sĩ Trung Hoa và Nhật Bản. Thi sĩ nổi danh của Trung Hoa thời Ðường là Vương Duy chẳng hạn bày tỏ sự kính ngưỡng của ông ta đối ới Kinh nầy bằng cách lấy tên Duy Ma làn tên mình. Tác phẩm Hòjòki (Túp lều của tôi) của Kamo no Chòmei, trong văn học cổ đại Nhật Bản, cũng chịu ảnh hưởng sâu xa tư tưởng Kinh Duy Ma Cật, và "túp lều mười bộ" được diễn tả là trực tiếp phỏng theo căn phòng mười bộ của ngài Duy Ma.
Mặc dầu sự đẹp đẽ trong văn chương, cũng như việc nó không thuộc vào một trường phái riêng biệt nào, có thể là một phần nguyên do làm cho bản Kinh phổ biến rộng rãi và lâu dài, nhưng theo tôi, dường như nhân tố quan trọng nhất là ấn tượng mà Duy Ma Cật đã gây ra nơi người đọc như là một con người, và ông đã biểu lộ sự áp dụng thực tiễn của tinh thần Ðại thừa một cách thích đáng. Bản Kinh diễn tả Duy Ma Cật đã tranh luận với từng vị một trong những đệ tử lớn của Ðức Thích Ca Mâu Ni như thế nào và tiếp tục trình bày cách thế ông đã đưa các ngài vào thế bí qua trí tuệ sắc bén và tài hùng biện của ông. Ông còn đàm luận ngay cả với Ngài Văn Thù (Manjushri), một vị Bồ Tát có Trí Tuệ siêu việt, thảo luận về những vấn đề sâu xa nhất của triết lý Ðại Thừa.
Tư tưởng Phật Giáo trong giai đoạn trước khi có phong trào Ðại Thừa, như đã được trình bày, tập trung vào hình ảnh của tu sĩ, người sống nghiêm nhặt trong giới luật, và thực hành giáo pháp của Ðức Thích Ca Mâu Ni để chứng Thánh quả. Duy Ma Cật đứng trên lập trường hoàn toàn đối lập với những viện sĩ đó, là một thương gia giàu có, một công dân nổi bậc của thành Vaisali (Tỳ Xá Ly), được đồng bào thương mến và rất gần gũi với họ. Ông có vợ và gia đình, ông dấng thân trong những hoạt động thương mãi, và thỉnh thoảng ông cũng có mặt trong các khu vui chơi và nơi cờ bạc trong thành phố, để truyền bá giáo pháp Ðại Thừa. Ông là một người thực hành loại Giáo Pháp mà Giáo Hội tiền kỳ, với sự nhấn mạnh vào tinh thần tu viện, không thể chấp nhận.
Chúng ta không có gì rõ ràng ngoài bản kinh để có thể xác định sự hiện hữu của Duy Ma Cật. Vị tăng sĩ Trung Hoa là Huyền Trang có ghi lại rằng khi ngài viếng thành phố Tỳ Xá Ly trong cuộc du hành sang Ấn Ðộ của ngài vào thế kỷ thứ bảy, ngài được chỉ cho ngôi nhà xưa của Duy Ma Cật, cũng như nhiều nơi được nói là Duy Ma Cật đã từng dạy tại đó. Tuy nhiên, điều nầy cũng không đủ để chứng minh, bởi vì rất nhiều nhân vật chỉ có trong văn chương hay huyền thoại cũng được gán cho nơi sinh, chỗ ở, y phục, vân vân. Với tất cả những gì chúng ta biết, theo một vài nhà Phật Học, Duy Ma Cật có thể không khác hơn là một hiện thân tưởng tượng của lý tưởng cư sĩ do tín đồ Ðại Thừa tạo ra về sau.
Chắc chắn không có lý gì để có thể bác bỏ một khẳng định như vậy, bởi vì, như chúng ta biết, những học giả Tây phương xưa kia thường bác bỏ việc Ðức Thích Ca Mâu Ni đã từng có trong lịch sử, và Vua Ashoka (A Dục), cho đến khi khai quật được những chỉ dụ của ông, được coi như một lãnh tụ huyền thoại do những tín đồ Phật Giáo sùng tín dựng lên.
Ngay dù nếu Duy Ma Cật là một nhân vật thuần túy tưởng tượng, cũng không thể chối bỏ giá trị của bộ kinh Ðại Thừa vĩ đại mà những hành vi của ông được diễn tả trong đó. Không phải tính lịch sử của Duy Ma Cật là quan trọng, nhưng chính cách thức mà bản Kinh dùng ông để làm sáng tỏ lý tưởng Bồ Tát, đưa ra những kích thước thực tiễn được dùng để truyền bá Phật Giáo trong toàn bộ xã hội, và trình bày một quan điểm sâu xa và cao thượng của sự sống, nó siêu vượt tính cách nhị nguyên của có và không. Duy Ma Cật chỉ là một cổ xe cho sự truyền bá tinh thần Ðại Thừa.
Dù Duy Ma Cật là một nhân vật thật hay chỉ trong văn chương, thành phố Vaishali (Tỳ Xá Li), hậu trường của những hành động của ông, không phải là một sản phẩm của tưởng tượng. Ðó là một trung tâm thương mãi ở miền Bắc Ấn Ðộ và là một nguồn cấp dưỡng quan trọng của phong trào Ðại Thừa. Chính Ðức Thích Ca Mâu Ni đã tỏ ra rất chú ý đến thành phố nầy và đã viếng nơi đây nhiều lần với đệ tử của Ngài. Không lâu trước khi Ngài nhập diệt, khi trên đường về thành Ca Tỳ La Vệ (Kapilavastu), Ngài đã dừng lại một thời gian tại đây, và khi rời thành phố, Ngài nói: "Thành Tỳ Xá Li đẹp xiết bao!" Biết điều nầy, chúng ta không quá ngạc nhiên nếu thật sự có những tín đồ tại gia quan trọng như Duy Ma Cật ở trong thành phố nầy.
Chúng ta không nên nghĩ rằng những đệ tử nổi danh của Ngài chỉ là những vị Thanh văn, mặc dầu những câu chuyện về các vị nầy được ghi lại đầy trong kinh điển tiền kỳ. Trong những năm đầu của giáo hội, chắc chắn Ðức Thích Ca Mâu Ni đã để một thời gian dài thuyết dạy cho những người trẻ gia nhập đời sống tu viện và quy tụ quanh Ngài. Nhưng khi tiếng tăm Ngài được truyền rộng, càng ngày càng nhiều người tìm đến nghe giáo pháp của Ngài, và số nam nữ trở thành tín đồ tại gia của Ngài ngày càng gia tăng là điều tự nhiên. Kinh điển có ghi lại Vua Bimbisara (Tần Bà Sa La), cai trị nước Magadha (Ma Kiệt Ðà), cũng như Vua Pasenadi (Ba Tư Nặc), cai trị nước Koshala (Kiều Tát La), cả hai đều tín ngưỡng Phật Pháp, và chúng ta cũng được nghe nói đến những sự quy hướng trong giới thương gia giàu có như Sudatta (Tu Ðạt), người đã cúng tịnh xá Kỳ Viên cho Giáo Ðoàn.
Khi Ðức Thích Ca Mâu Ni nhắm đến những tín đồ tại gia, chúng ta có thể chắc chắn rằng Ngài đã hướng dẫn họ theo những sự tu tập khác hơn những gì Ngài dạy cho giới tu sĩ, và vì vậy rất hợp lý khi giả thiết rằng những giáo lý Ngài dạy cho họ ở một mức độ nội dung nào đó khác hơn những gì đã dạy cho tu sĩ. Nếu những giáo lý nầy thật sự về sau kết tinh lại dưới hình thức những kinh điển Ðại Thừa, chúng ta có thể phỏng đoán rằng chúng nhấn mạnh trên bổn phận của người tín đồ tại gia để làm lợi ích cho người khác hơn là cho chính bản thân và phát triển Giáo Pháp vào trong toàn bộ xã hội.
Cảm tưởng của tôi là Ðức Thích ca Mâu Ni trông cậy vào Giáo Ðoàn Tăng Lữ trong việc bảo đảm phần giáo lý triết học và tôn giáo mà Ngài đã nhiệt thành truyền dạy trong năm mươi năm sau khi giác ngộ được lưu truyền một cách chính xác cho thế hệ sau, trong khi Ngài quan tâm vào giới cư sĩ tại gia, với tinh thần tích cực và kiến thức về thế gian của họ, rằng họ có thể truyền bá giáo pháp của Ngài vào trong lòng xã hội. Nếu giả thiết của tôi là đứng, chúng ta có thể nói rằng Ðức Thích Ca Mâu Ni trong giáo pháp của Ngài nhận thấy cả hai giới tu sĩ và tại gia đều quan trọng như nhau và thấy rằng mỗi giới có phận sự riêng và không thể thiếu giới nào.
 

XÂY DỰNG PHẬT QUỐC ĐỘ

Chúng ta hãy cùng nhau bỏ chút thời gian xem xét bản dịch Kinh Duy Ma Cật của Ngài Cưu Ma La Thập, và xem con người Duy Ma Cật như thế nào.
Phần thứ nhất gồm có bốn phẩm, nói về những sự việc xảy ra ở vườn Ambapali (Yêm La) ở ngoại ô thành Vaishali (Tỳ Xá Li). Ambapali là một kỹ nữ ở thành Vaishali (Tỳ Xá Li) và là một người đàn bà rất sùng tín. Ở Ấn Ðộ thời bấy giờ, kỹ nữ và gái mãi dân được chính phủ giám sát và bảo vệ. Ambapali được coi như một trong những tài sản của Tỳ Xá Li, không những có sắc đẹp, lại rất thông minh và và có học. Cô ta rất giàu có và làm chủ những khu vườn đẹp ở vùng ngoại ô, mà cô đã dâng cúng cho Ðức Thích Ca Mâu Ni. Vì lý do nầy, Ngài và các đệ tử luôn luôn ngụ tại khu vườn mỗi khi có dịp viếng Tỳ xá Li. Trong thời gian được diễn tả trong Kinh Duy Ma Cật, Ðức Thích Ca Mưu Ni đã cùng với tám ngàn tỳ kheo và ba ngàn hai trăm vị Bồ tát nghỉ dưới bóng những cây xoài trong khu vườn nầy.
Vào lúc đó, một người thanh niên tên là Bảo Tích cùng đi với năm trăm thanh niên quí tộc của thành Tỳ Xá Li, mỗi người cầm một cây lọng bảy báu, đến viếng Phật. Ngay sau đó, Ðức Thích Ca Mâu Ni làm cho năm trăm cây lọng báu hiệp thành một cây lọng, với cây lọng lớn nầy, Ngài che mát các cõi trong ba ngàn đại thiên thế giới. Ðoạn nầy có thể hiểu là từ bỏ bản ngã riêng của năm trăm người để sống trong đại ngã duy nhất của Phật. Ý nghĩa tiềm ẩn của đoạn kinh là điều mà ở những kinh điển khác trình bày với khái niệm "nhứt niệm tam thiên," tức ba ngàn đại thiên thế giới bao hàm trong một niệm.
Bảo Tích, đầy lòng kính mộ, tụng một bài kệ tán thán Ðức Thế Tôn. Trong đó có đoạn rất nổi danh:
"Phật dạy Giáo Pháp chỉ một âm,
Mà mỗi chúng sanh tùy bậc hiểu."
Có nghĩa là mỗi người nghe giáo pháp của Phật sẽ hiểu khác nhau tùy theo căn tánh và khả năng. Dù Giáo Pháp có được trình bày hùng hồn như thế nào, nếu người nghe chỉ có một quan điểm hẹp hòi của Thanh văn hay Bích chi, người nầy không thể hiểu giáo pháp Ðại Thừa của Ðức Phật. Mặt khác, nếu người nầy có tâm hồn rộng rãi có thể phóng tầm nhìn ra ngoài ba ngàn đại thiên thế giới, y sẽ chứng nghiệm được ý nghĩa chân thật của Phật không gì khó khăn. Ðoạn Kinh nầy là đoạn nhắc nhở cho chúng ta, những người tầm cầu Giáo Pháp, rằng một thái độ rộng rãi và cởi mở quan trọng như thế nào.
Sau đó, Bảo Tích hỏi Ðức Thích Ca Mâu Ni những việc Bồ tát cần làm để chứng được cõi Phật thanh tịnh. Ðức Thích Ca Mâu Ni trả lời như sau: "Này Bảo Tích! quốc độ của tất cả chúng sanh là Phật quốc độ của các Bồ Tát. Vì sao? Bởi vì các quốc độ của Phật được giữ gìn do những chúng sanh được các vị Bồ tát chuyển hóa, và được giữ gìn do những chúng sanh được các Bồ tát giáo hóa. Quốc độ Phật được mở rộng do nhiều chúng sanh chứng ngộ trí huệ Phật, được mở rộng do những người giác ngộ tánh Bồ tát nơi chính mình. Như vậy, quốc độ Phật của Bồ tát là để làm lợi ích chúng sanh."
Bồ tát tu tập để thành tựu pháp giới hay Phật quốc, Phật quốc nầy hoàn toàn thanh tịnh, nhưng như đoạn Kinh nói rõ, "những quốc độ Phật" nầy không phải "Cõi Tịnh Ðộ" ở phương Tây. Những cõi Phật nầy có sẵn trong tâm linh của vị Bồ tát khi phát nguyện làm lợi ích cho tất cả chúng sanh và tinh tấn tu tập để chứng ngộ Phật quốc độ đó. Nói cách khác, quốc độ Phật được quan niệm không phải như là kết quả để đạt đến mà như là động lực, hay một tiến trình, để đạt đến nó. Ðó là một điển hình về tính chất năng động tiêu biểu của toàn bản Kinh Duy Ma Cật. Ðoạn Kinh cũng có thể được coi như là một công thức đo lường phạm vi truyền bá Giáo Pháp mà một người đạt tới. Có nghĩa là, khi một hành giả giảng dạy cho những người của một tôn giáo nào đó, mức độ mà người nầy hiểu về sứ mệnh của mình trong tư cách một Bồ Tát chuyển hóa người khác vào giáo lý Ðại Thừa, để đưa họ vào cảnh giới trí tuệ của Phật, và giải thoát cho tất cả chúng sanh, sẽ quyết định mức độ thanh tịnh và sự đạt đến bao xa trong quốc độ Phật mà người nầy thành tựu.
Tất cả những đoạn được trình bày ở trên đều thuộc về phẩm thứ nhứt của Kinh, tên là "Phật Quốc." Trong phẩn thứ hai, phẩm "Phương Tiện," chúng ta sẽ xét đến nhân vật đáng lưu ý là ngài Duy Ma Cật. Vimala trong tiếng Sanscrit (Phạn ngữ) có nghĩa là "không ô nhiễm," và kirti có nghĩa là "danh tiếng" hay "thanh danh." Ngài Huyền Trang dịch là "Tịnh Danh" (Danh tiếng trong sạch), nhưng ngài Cưu Ma La Thập dùng chữ Trung Hoa để diễn âm Phạn ngữ. Vì bản dịch của ngài Cưu Ma La Thập rất nổi tiếng, nên ở Trng Hoa thường dùng tên Duy Ma Cật hay Duy Ma để gọi ngài Vimalakirti (Tịnh Danh).
Bản Kinh cho chúng ta biết rằng có một người giàu có ở Tỳ Xá Li tên là Duy Ma Cật hay "Tịnh Danh," một đệ tử Phật Giáo tại gia có nhiều phương tiện thiện xảo để chuyển hóa quần chúng về với giáo pháp.
Theo Kinh, ông là một người năng động. Những công cuộc đầu tư thương mãi của ông phát đạt, và ông được cho biết là đã chịu khó ban bố những của cải của ông của ông cho số động quần chúng. Ông đi mọi nơi trong thành để hướng dẫn mọi người, viếng các trường học và dạy dỗ các trẻ em bằng phương pháp khéo léo, và có rất nhiều bạn bè cả già lẫn trẻ. Ông cũng quen thuộc với những tác phẩm phổ biến đương thời, và được nhiều người trong giai cấp Ba La Môn mến mộ.
Kinh nói: "Khi ở với các đại thần, ông dạy Giáo Pháp chân thật làm lợi ích cho những đại thần tôn quý nhất." Có thể trong thực tế ông đã có thời gian làm đại thần; vì ở Tỳ Xá Li đã có một hình thức chính phủ cộng hòa, có thể rằng ông đã được bầu giữ một chức vụ quan trọng. Dù thế nào, ông cũng là một công dân xuất chúng của quốc gia.
Ðịa vị của Duy Ma Cật ổ Tỳ Xá Li gợi cho chúng ta nhớ đến Socrates ở Athens, ngoại trừ sự việc rằng Socrates không giàu có. Và nếu Duy Ma Cật có ảnh hưởng lớn lao hơn Socrates, ông cũng có diễm phúc hơn Socrates trong sự tín nhiệm của đồng bào. Ðiều nầy được chứng minh hùng hồn trong dịp ông bị bịnh, khi đó các vua, đại thần, người già cả, cư sĩ, bà la môn, vương tử, và các quan lại, tính tổng cộng có đến nhiều ngàn người, đến để hỏi thăm sức khỏe. Ông được sự thương mến và cảm tình như vậy.
Ðức Thích Ca Mâu Ni lúc bấy giờ ở tại vườn Yêm La (Ambapali), và Ngài quyết định phái người đến thăm hỏi Duy Ma Cật. Phẩm thứ ba và thứ bốn, có tên là "Thanh Văn" và "Bồ Tát", diễn tả việc Ðức Thích Ca Mâu Ni chỉ định từng vị một trong mười Ðại Ðệ Tử của Ngài, tiếp đến là đức Di Lặc và những vị Bồ tát khác, nhận lãnh trách nhiệm. Nhưng mỗi vị nhớ lại việc trước kia bị Duy Ma Cật phản bác, nói rằng mình không thích hợp với sự giao phó.
Nêu lên một ví dụ, Xá Lợi Phất (Shariputra), được coi như một vị "trí huệ đệ nhứt," kể lại lúc xưa có một lần khi ngài ngồi kiết già thiền định dưới một gốc cây, Duy Ma Cật xuất hiện và giảng cho ngài về phương pháp đúng đắn về tọa thiền. Ông nói: "Nầy ngài Xá Lợi Phất, không phải ngồi là ngồi thiền. Ngồi thiền có nghĩa là không hiển lộ trong ba cõi. Cũng có nghĩa là phơi bày chính mình trong tánh tự nhiên trong đó thân và tâm đều không còn. Có nghĩa rằng tu hành Phật Ðạo trong lúc làm những công việc hàng ngày trong thế gian. Ðó gọi là ngồi thiền."
Và ngài Xá Lợi Phất không có câu trả lời, chỉ ngồi lặng thinh. Vì lý do đó, ngài giải thích với Ðức Thích Ca Mâu Ni rằng mình không thể nhận lãnh trách vụ thăm hỏi sức khỏe Duy Ma Cật.
Những đoạn Kinh nầy đại biểu một sự tấn công vào các đệ tử của Ðức Thích Ca mâu Ni và quan điểm Tiểu thừa của họ, và những sự tu tập dưới quan điểm Ðại Thừa. Như vậy, những thí dụ vừa được trích dẫn, những sự tu tập của Tiểu Thừa, bị phê phán về chủ nghĩa hình thức mà họ rơi vào, và không lưu ý đến nội dung và tác dụng thực tiễn của sự tu tập. Tinh thần tiêu biểu của Ðại Thừa rất rõ ràng ở đây.
Ghi ra ở đây một điều thích thú là mỗi vị trong mười đại đệ tử đều bày tỏ cùng một tư thế và thú nhân rằng mình không có khả năng so sánh với Duy Ma Cật, lý tưởng của Bồ Tát Ðại Thừa. Tuy nhiên, với nhiệt tâm tấn công lý tưởng Thanh Văn hay Bích Chi của Tiểu thừa, đôi khi đã cho phép nó đi ra ngoài những giới hạn của lý lẽ. Ví dụ trong kinh Duy Ma Cật, ngài Xá Lợi Phật từ đầu đến cuối bị coi như một người hề. Tuy nhiên, trong thực tế, chúng ta biết ngài là khác hơn là một người hề, trong đời sống thực đã đóng một vai trò quan trọng, cùng với những vị đại đệ tử khác, ở trong tầng lớp lãnh đạo của giáo đoàn do Ðức Thích Ca Mâu Ni dựng nên.
Nichiren Daishònin viết trong Gosho: "Tác phẩm nầy được gọi là Kinh Duy Ma Cật chỉ là một tùy tùng thứ yếu thấp xa dưới Kinh Pháp Hoa." Nói một cách khác, vì Kinh Duy Ma Cật chưa bao giờ vượt ra ngoài mức độ phê phán Tiểu Thừa, nó không bao giờ đến được chỗ cao vợi đại biểu nơi Kinh Pháp Hoa. Kinh Duy Ma Cật vì vậy chỉ được coi như một loại dẫn nhập vào Kinh Pháp Hoa, và đó là điều mà Nichiren Daishonin gọi là "tùy tùng."
Một số học giả coi Kinh Duy Ma Cật và Kinh Pháp Hoa là cùng một "gia đình" trong kinh điển Ðại Thừa. Nhưng Duy Ma Cật, người mà người ta nghĩ rằng phải vượt lên trên mối bận tâm của những sự phân biệt, dường như bị ám ảnh với sự khác biệt giữa lý tưởng Thanh Văn và Bích Chi của Tiểu thừa và lý tưởng Bồ Tát của Ðại Thừa. Sự không thể vượt qua những sự phân biệt đó tạo ra một vết rạn nứt chính trong Kinh Duy Ma Cật.
vị bồ tát làm lợi ích người khác như thế nào?
Phần thứ hai trong bản dịch của ngài Cưu Ma La Thập, từ phẩm thứ năm đến phẩm thứ chín, đưa chúng ta vào căn phòng mười bộ của Duy Ma Cật. Bồ tát Văn Thù (Manjushri) thay mặt Phật đến thăm bịnh Duy Ma Cật. Có tám ngàn Bồ tát, năm trăm vị Thanh văn, và một trăm ngàn chúng trời cùng đi với ngài. Mọi người đều chắc chắn rằng những lời đối đáp giữa đức Văn Thù và Duy Ma Cật sẽ rất đáng nên nghe, và họ vây quanh náo nức chờ đợi.
Căn phòng Duy Ma Cật đang nằm chờ họ không có một thứ gì ngoài chiếc giường và chỉ rộng một trượng tức khoảng mười bộ. Nhưng đủ chỗ cho tất cả mọi người đến thăm. Ðiều nầy thật khó cho người duy lý bình thưòng có thể hiểu và chấp nhận.
Ngài Xá Lợi Phất cũng vậy, ở phẩm thứ sáu, chúng ta được biết ngài đã bối rối trước hiện tượng mà Duy Ma Cật nói với ngài: "Thưa ngài Xá Lợi Phất! chư Phật và Bồ tát có pháp giải thoát tên là Bất Tư Nghì. Khi Bồ tát trụ nơi pháp giải thoát đó, lấy núi Tu Di (Sumeru) để vào trong một hột cải vẫn không thêm không bớt. Lại nữa, hình núi Tu Di cũng không thay đổi, và trời tứ thiên vương và chư thiên cõi trời ba mươi ba (Ðao Lợi) cũng không biết là mình vào trong đó. Chỉ những người đáng độ được mới biết được rằng núi Tu Di vào trong hạt cải. Ðó gọi là pháp môn Bất Tư Nghì Giải Thoát."
Ðoạn kinh thật sự là một phô bày giáo lý Tánh Không (Sunyata) của Ðại Thừa. Những sự đối đáp giữa ngài Văn Thù và Duy Ma Cật cũng đặt nền tảng trên khái niệm tánh không nầy hay tính chất rổng không, hay vượt ngoài, mọi đặc tính có thể diễn tả. Trong phẩm thứ chín, tên là "Nhập Bất Nhị Pháp Môn," khái niệm nầy được thảo luận dưới nhiều góc cạnh, được diễn tả như "không có cũng không không có, không sinh cũng không diệt, không hữu vi cũng không vô vi." Ðó là tính Bất-Nhị không thể hiểu được bằng ngôn ngữ thông thường, cảnh giới nhất nguyên tuyệt đối.
Chính cảnh giới nầy mà Bồ tát dùng nhiều cách tu tập để đạt tới. Bây giờ chúng ta tìm xem những sự tu tập nầy gồm những gì. Ðể làm việc nầy, chúng ta trở về với Duy Ma Cật như ông được diễn tả trong phẩm thứ năm, "Thăm Bịnh." Ngài Văn Thù đến bên cạnh Duy Ma Cật hỏi vể tính chất của chứng bịnh. Duy Ma Cật trả lời với những lời lẽ tuyệt vời như sau:
"Do từ si mê sinh ra ái, từ đó mà bịnh tôi phát sinh. Vì tất cả chúng sanh bịnh, nên tôi bịnh. Nếu bịnh của chúng sanh không còn, thì bịnh tôi không còn. Vì sao? vì Bồ tát đi vào trong sanh tử vì lợi ích chúng sanh. Vì có sanh tử nên có bịnh. Nếu chúng sanh không còn bịnh thì Bồ tát không còn bịnh. Ví như ông trưởng giả chỉ có một người con. Nếu người con bịnh thì cha mẹ bịnh theo, nếu con lành bịnh thì cha mẹ lành bịnh. Bồ tát cũng như thế, thương tất cả chúng sanh như con. Nếu chúng sanh bịnh, thì Bồ tát bịnh, nếu chúng sanh lành thì Bồ tát lành. Ngài hỏi tôi: "Nguyên do từ đâu mà tôi bị bịnh?" Bịnh của Bồ tát là do tâm đại bi."
Chúng ta thấy rõ ràng rằng bịnh của Duy Ma Cật, không phải do từ sự mất điều hòa của cơ thể, mà ở bản chất thuộc về tinh thần. Thông thường một người khỏe mạnh không thể hiểu những nỗi khổ của người bịnh. Tuy nhiên ở đây chúng ta được trình bày cho thấy một công việc khó khăn hơn: không chỉ hiểu mà còn san sẽ những nỗi khổ của người khác và lấy đó làm nỗi khổ của mình. Ðức Phật được diễn tả là vẫn còn nỗi khổ bịnh và vô minh, mặc dù ít hơn chúng sanh bình thường nhiều. Lý do là vì Ngài chia xẻ những khổ đau và vô minh của kẻ khác, nhận lấy cho mình.
Tuy nhiên những tín đồ Tiểu thừa đã đánh mất tầm nhìn về tinh thần trong những giáo lý nguyên thủy của đức Thích Ca Mâu Ni và chỉ quan tâm đến sự hoàn thành việc tu tập cá nhân. Vì vậy Ðại Thừa khởi dậy với quan điểm đối nghịch để làm thăng bằng việc đó, lý tưởng Bồ tát tìm sự giác ngộ Phật Tánh qua việc lợi ích người khác. Ðể làm việc đó, trước tiên người đó phải đặt mình vào vị trí chia xẻ những đau khổ của người khác.
Duy Ma Cật tiếp tục với việc giải thích những hạnh của Bồ tát như sau: "Bồ tát quán sát các quốc độ Phật là hằng cữu và thoát ngoài sinh tử, ngài làm cho những quốc độ nầy phô bày mọi vẻ thanh tịnh cho chúng sanh được thấy - đó là hạnh của Bồ tát. Bồ tát cầu Phật quả, thuyết Pháp, nhập Niết bàn, ngài vẫn không bỏ đạo Bồ tát - đó là hạnh của Bồ tát."
Nghe những lời nầy của Duy Ma Cật, tám ngàn thiên tử đi theo ngài Văn Thù chứng Vô thượng Chánh giác.
Mục đích của đoạn kinh văn nầy là muốn làm sáng tỏ rằng vị Bồ tát, khi thực hành những pháp môn tu tập cho bản thân, cũng nổ lực tạo "quốc độ Phật" hay thế giới lý tưởng trong xã hội thực tiễn mình đang sống. Không giống với người tín đồ Tiểu Thừa, trong khi theo đuổi lý tưởng A la Hán, chỉ cố gắng để giải thoát bản thân thoát khỏi khổ đau và vô minh, vị Bồ tát an trú trong mức độ hiểu biết cao về Giáo Pháp, và từ chỗ nầy, cố gắng không ngừng trong việc tạo quốc độ Phật để làm lợi ích tất cả chúng sanh. Ðó là trách nhiệm cao cả của triết lý Ðại Thừa phó thác cho vị Bồ tát.
Ðể kết luận cuộc đàm thoại hùng hồn và thâm sâu giữa Duy Ma cật và ngài Văn Thù về bản chất của vị Bồ Tát, một thiên nữ trong gia đình của Duy Ma Cật đột nhiên xuất hiện rải hoa trời lên đại chúng. Những hoa nầy rơi đụng các vị Bồ tát thì rớt xuống đất, những hoa rơi đụng các vị Thanh văn thì bám dính vào họ. Xá Lợi Phất và và những đệ tử Thanh văn của Ðức Thích Ca Mâu Ni cố gỡ những hoa nầy nhưng không được.
Vị thiên nữ cười, hỏi ngài Xá Lợi Phất: "Tại sao ngài lại gắng sức rứt bỏ những hoa đó?"
Xá Lợi Phất trả lời: "Thiên nữ, tôi cố gắng rứt bỏ chúng vì những hoa nầy không thích hợp cho những người tu sĩ!"
Nhưng vị thiên nữ tự mình cũng có khả năng tranh luận với ngài Xá Lợi Phất, "vị đệ nhất trí tuệ" trong hàng đệ tử của Ðức Thích Ca Mâu Ni. Thiên nữ nêu ra rằng những đoá hoa tự chúng không có mối bận tâm về việc thích hợp hay không thích hợp. Rõ ràng chỉ vì ngài Xá Lợi Phất và những vị Thanh văn khác vẫn còn nuôi dưỡng những bận rộn và những dấu vết của tâm phân biệt rằng những hoa bám vào họ. Ðối với người tu Ðạo vẫn còn sợ hãi luân hồi, các căn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân đều trở thành nguồn cội của vô minh, cửa ngõ để ma quỹ nhập vào.
Rõ ràng rằng vị thiên nữ đã thắng trong ván đầu. Tuy nhiên, ngài Xá Lợi Phất đã chế nhạo vị thiên nữ một cách không thông minh lắm. Ngài hỏi: "Thiên nữ, vì sao cô không chuyển đổi tướng nữ nhân?"
Thiên nữ trả lời bằng cách hiển lộ thần thông chuyển ngài Xá Lợi Phật bién thành tướng nữ, làm cho ngài rất khiếp đảm, và chuyển thân tướng mình thành thân tướng ngài Xá Lợi Phất.
Một lần nữa, cùng một vấn đề được nêu ra: Xá Lợi Phất, đại biểu cho quan điểm Tiểu Thừa, không thể ra khỏi lối suy nghĩ theo những phạm trù cứng nhắc. Quan điểm của Chánh Pháp, nhận chân tính bình đẳng của tất cả chúng sanh, dù nam hay nữ đều như nhau. Như lời thiên nữ nói, rút từ những lời dạy của đức Thích Ca Mâu Ni: "Trong tính bình đẳng của tất cả chúng sanh, không có tướng nam hay tướng nữ." Lối suy nghĩ của toàn đoạn văn rất gần với tư tưởng của phẩm mười hai trong kinh Pháp Hoa, trong đó, long nữ chuyển thành tướng nam và chứng Phật quả.
Một điểm cuối cùng xin ghi nhận là trong những đoạn nầy là sự nhiệt thành cầu giác ngộ của những ngưởi đến gặp Duy Ma Cật. Trong đó, có một vị cư sĩ với đức tin và trí tuệ sâu xa tên là Duy Ma Cật, vị cư sĩ nầy được sự ngưỡng mộ của tất cả nhựng người liên hệ với ông.
 

GIÁO LÝ BẤT TƯ NGHÌ

Kinh Duy Ma Cật thường được tán dương ở bố cục đầy kịch tính của nó, và chắc chắn sự chuyển đổi hình tướng một cách thú vị giữa thiên nữ và Xá Lợi Phất mà chúng ta vừa diễn tả là màn hài đáng lưu ý trong toàn bộ vở kịch. Trong chương tám, "Phật Ðạo," Duy Ma Cật và Bồ tát Văn Thù tranh luận sôi nổi vể vấn đề tánh giác ngộ của Phật, trong khi ở phẩm thứ chín, "Nhập Bất Nhị Pháp Môn, "ba mươi hai vị Bồ tát chứng được nhiều cảnh giới trong Bất Nhị Pháp môn.
Phẩm nầy thường được coi như điểm cao tột của kinh, vì nó chứa một câu bất hủ "sự im lặng của Duy Ma Cật, giống như tiếng nổ của sấm sét." Từng vị một, các Bồ tát trình bày quan điểm của mình về tánh chất của pháp môn bất-nhị. Nhưng đến phiên Duy Ma Cật, ông chỉ ngồi lặng yên. Như vậy ông đã bày tỏ bằng thái độ rằng cảnh giới bất-nhị luôn luôn bên trên và bên ngoài mọi ngôn ngữ, một nơi mà mọi tác động của tâm đều chấm dứt.
Ngài Văn Thù, tràn đầy ngưỡng mộ trước sự trả lời của Duy ma Cật, tán thán: "Hay thay! Hay thay! Cho đến không có văn tự ngữ ngôn, đó mới thật là nhập Bất Nhị pháp môn." Chúng ta được biết rằng năm ngàn vị Bồ tát lúc bấy giờ liền chứng vô sanh pháp nhẫn, một bậc giác ngộ cao hơn.
Phần cuối của Kinh, từ phẩm thứ mười đến phẩm thứ mười bốn, đề cập đến đức Phật tên Hương Tích ở cõi Chúng Hương, thuyết Pháp bằng cách dùng những mùi hương vi diệu.
Những tranh luận giữa Duy Ma Cật và Bồ Tát Văn Thù tiếp tục cho đến gần giờ trưa và ngài Xá Lợi Phật bâng khuâng về việc ngọ trai. Theo giới luật của các tăng sĩ thời bấy giờ, cấm không được ăn bất cứ thức ăn gì sau giờ ngọ. Ðiều mỉa mai là Xá Lợi Phật gia nhập đoàn thể tu sĩ để giải thoát khỏi những lo lắng và nhiễm ô trần thế lại lo lắng về bửa ăn trưa, người ta không thể ngăn được sự cảm thương đối với ngài. Duy Ma Cật nhận thấy điều đó, hỏi: "Ngài có nghĩ rằng ngài có thể nghe Pháp trong khi bận tâm về thực phẩm?" Ðó là một sự lưu tâm tử tế nhất, nhưng Duy Ma Cật nói tiếp thêm: "Nếu ngài muốn một thứ gì để ăn, xin hãy chờ một lát. Tôi sẽ dâng cho ngài thứ thực phẩm mà ngài chưa từng bao giờ nếm đến." Ông xin thỉnh một bữa ăn hương từ cõi Chúng Hương. Người sứ giả mà Duy Ma Cật gởi đến cõi Chúng Hương thấy mình ở trong một cảnh giới không ngôn ngữ và văn tự nào có thể diễn tả, nhưng Phật Pháp hoàn toàn được dạy bằng các loại hương thơm. Không có Thanh văn hay Bích chi trong cõi đó, những vị trí tuệ còn giới hạn trong Tiểu Thừa; cõi đó chỉ có toàn Bồ tát đạt đến sự thanh tịnh cao tột, các ngài chỉ sống bằng hương thơm.
Cõi Chúng Hương, mặc dù với những tính chất thần thoại của nó, được diễn tả một cách vô cùng sống động, và chúng ta thấy những năng lực tưởng tượng lớn lao của các tác giả Ðại Thừa. Bởi vì họ quan niệm Chánh Pháp là một thứ có thể khai mở và giải thích những bí ẩn của nguồn sống, họ có cảm tưởng rằng nó có thể trình bày dưới hình thức những cảnh giới hay cái thấy siêu vượt sự tưởng tượng thông thường của con người. Như vậy, để diễn tả Giáo Pháp không phải được trình bày bằng ngôn từ mà bằng các loại hương là một việc làm chấn động tâm thức để đi vào một thức giác siêu việt.
Ðoạn Kinh cũng tiếp tục nói rõ rằng, nhìn từ cõi Chúng Hương, thế giới của chúng ta là một nơi đầy tội lỗi và đồi bại, đây dẫy những chúng sanh với tâm linh nhì nhằn và có khuynh hướng về những mục tiêu thấp kém nhất, làm cho chư Phật và Bồ tát khó khăn trong việc hóa độ. Vì lý do nầy, chư Phật buộc phải dùng ngôn từ để dạy thay vì bằng các mùi hương, và chư Bồ tát phải sinh vào trong những cảnh giới thấp kém để chiến đấu một cách mãnh liệt và không ngừng trong việc khắc phục sự xấu ác.
Duy Ma Cật, khi nghe các vị Bồ tát ở cõi Chúng Hương nói như vậy, trả lời rằng các vị Bồ tát ở thế giới chúng ta có "mười điều thiện." Mười điều thiện nầy bao gồm những những hạnh mà các ngài tu tập. Những hạnh chính là sáu ba la mật, gồm bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, và trí huệ. Danh sách đơn giản những giới luật hay sự tu tập được xử dụng cho tín đồ Ðại Thừa có ý hướng tạo sự mâu thuẩn mạnh mẽ với 250 hay 500 giới dành cho các tu sĩ Tiểu Thừa.
Tám Ðiều sau đây mà vị Bồ tát tuân giữ trong đời sống tu hành ngày nay cũng là từ khuôn mẫu của ông. Vì Tám Ðiều nầy rất thiết thực về mặt đạo đức cho con người ngày nay, cả nam cũng như nữ giới, tôi xin trích ra đầy đủ:
1. Lợi ích chúng sanh mà không mong đền đáp.
2. Chịu mọi điều khổ thế cho chúng sanh.
3. Bao nhiêu công đức thành tựu đều hồi hướng cho chúng sanh.
4. Có lòng bình đẳng đối với chúng sanh, khiêm nhường đối với chúng sanh, không khởi tâm chướng ngại đối với chúng sanh. Ðối với Bồ tát, xem như Phật.
5. Những Kinh chưa nghe, nghe không nghi; không tranh luận với các vị Thanh văn.
6. Không ganh tỵ khi người khác được cúng dường, không kiêu căng với thu hoạch của mình, luôn kiểm soát tự tâm.
7. Thường xét lỗi mình, không nói điều xấu của kẻ khác.
8. Luôn giữ tâm không lay chuyển và tinh tấn trong mọi hạnh lành.
Nếu có người hết lòng trong việc làm lợi ích và cứu giúp người khác, người đó có thể thực hiện tám điều nầy. Người ta có thể thấy ngay rằng, ngược lại với những giới luật tiểu tiết và khắt khe của Tiểu Thừa, những điều nầy từ bản chất là những mục đích đạo đức rộng lớn trong việc hướng dẫn tư cách và hành động của một người.
Sau đó, Kinh một lần nữa trở lại với khu vườn Âm La (Pabapali), nơi đây lý lịch thật của Duy Ma Cật được cho biết thêm, và chấm dứt với sự phó chúc bản Kinh cho ngài Di Lặc (Maitreya) và A Nan (Ananda).
Tên khác của Kinh Duy Ma Cật là Bất Tư Nghì Giải Thoát, và chắc chắn nhân vật Duy Ma Cật, như được diễn tả trong Kinh, đầy những sự bí ẩn và kỳ diệu. Ông đại biểu cho lý tưởng cư sĩ tại gia như được định hình từ hai ngàn năm trước.

LỜI KHUYÊN CỦA NGÀI LONG THỌ

LỜI KHUYÊN CỦA NGÀI LONG THỌ
(Thư Gởi Cho Vua Gautamiputra)
(I) TỔNG QUÁT VỀ ĐỨC HẠNH
Lời khuyên chung cho tăng sĩ và cư sĩ
1/ Sáu Điều Ghi Nhớ: Sáu việc người Phật tử cần nhớ nghĩ: Phật, Pháp, Tăng, Thí (Bố Thí), Giới, Thiên (chư Thiên.)
2/ Sống Vững Chắc Trong Mười Giới: Luôn luôn thực hành mười hạnh thiện (Thập Thiện) bao gồm trong Thân, Ngữ và Ý. Khong uống rượu. Ưa th1ch một đời sống lành mạnh.
Biết rằng sự giàu sang không vững bền và không có tự tánh. Nên cúng dường và hiến tặng chư tăng, bà la môn, người nghèo và bạn hữu. Với đời sau, không có người thân nào bằng được sự bố thí.
Cần thực hành giới luật. Nó không hư họai, không sai lầm, không xen tạp, không nhiễm ô. Giới là nền tảng cho mọi đức hạnh, giống như đất nâng đỡ cho các lòai hữu tình và vô tình.
3/ Thực hành Sáu Ba La Mật: Làm phát trỉển những đức hạnh rốt ráo: bối thí, giữ giới, nhẫn nhục, thiền định và trí huệ để trở nên bậc chiến thắng vĩ đại vượt qua bờ bên kia của biển lớn sống chết.
Lời khuyên riêng cho cư sĩ
1/ Kính trọng Cha Mẹ:
Những người thờ phụng cha mẹ cùng giòng giống với những bậc Phạm Thiên và những bậc Thầy. Kính trọng cha mẹ sẽ tạo được tiếng thơm và sẽ thăng tiến đến những cảnh giới cao cả hơn.
2/ Trai giới trong những ngày đặc biệt:
Không sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, uống rượu, ăn không đúng thời, ham thích giường ghế cao, ham thích ca hát, múa và hoa. Giữ tám đức hạnh nầy, là đức hạnh của các vị A La Hán, có thể bằng lời nguyện ban cho người khác hình dáng đáng ưa của chư thiên cõi dục.
3/ Trừ bỏ những lỗi lầm của tâm:
Coi là kẻ thù những tính chất sau đây của tâm: keo kiệt, xảo quyệt, dối trá, tham luyến của cải, lười biếng, kiêu mạn, ham muốn tình dục, thù ghét, kiêu căng về giai cấp, hình dáng, học vấn, tuồi trẻ và quyền lực.
4/ Chánh niệm:  
Chánh niệm là nguồn  gốc của bất tử, không chánh niệm là nguồn gốc của sanh tử. Do đó để phát triển đức hạnh, hãy tinh tấn ở trong chánh niệm. Những người lúc trước không có chánh niệm, nhưng vể sau có chánh niệm như Nanda, Agulimala, Ajatasatru và Udayana, cũng sáng rỡ như mắt trăng ra khỏi đám mây.
5/ Nhẫn nhục:
Không có sự sám hối tôi lỗi nào hơn đức nhẫn nhục, do đó đứng để cho lòng sân hận có dịp sinh khởi. Đức Phật dạy rằng bõ lòng sân hận sẽ đạt đến sự bực không thối chuyển.
"Tôi bị những người nầy lợi dụng, bị họ trói, bị họ đánh bại, họ giật lấy tài sản của tôi." Ôm giữ những tâm thù hận đó sẽ phát sanh những tranh chấp. Người không ôn giữ tâm thù hận ngủ một cách ngon lành.
6/ Chánh hạnh nơi thân, ngữ và ý:
Tâm ý giống như hình vẽ trên nước, trên đất hay trên đá. Những người nhiều nhiễm nên thực hành cách đầu tiên. Những người cầu đạo nên thự c hành theo cách sau cùng.
Đức Điều Ngự đã nói: Ba lọai lời nói là dịu dàng, chân thật và sai lầm giống như mật, hoa và đồ bẩn. Hãt từ bõ cái sau cùng.
Có bốn hạng người: đi từ ánh sáng đến ánh sáng hơn, đi từ bóng tối đến bóng tối hơn, đi từ ánh sáng đến bóng tối, đi từ bóng tối đến ánh sáng. Hãy là hạng người đầu tiên.
7/ Biết bản chất của những người cộng sư:
Nên hiều bàn chất con người giống như trái xoài: chưa chín nhưng có vẻ chín, chín nhưng có vẻ chưa chín, chưa chín và biểu lộ sự chưa chí, chín và biểu lộ sự chín.
8/ Từ bỏ sự tham muốn vợ của người khác:
(a) Kiểm sóat giác quan:
Không nhìn ngó vợ của người khác. Nếu đã thấy, hãy suy nghĩ tùy theo tuổi của họ: như mẹ, như em hay chị. Nếu ham muốn vẫn còn thì hãy thiền quán về bất tịnh.
Hãy giữ gìn tâm như giữ gìn sự học vấn, đứa con trai, kho tàng hay mạnh sống của mình. Hãy đem tâm ra khỏi sự ham muốn khoái lạc như rút lui khỏi con rắn độc, thuốc độ, vũ khí, kẻ thù hay lửa.
Đng Điều Ngự nói rằng: Tham muốn giông nhu trái kimbu, chúng là nguyên nhân của thống khổ. Những xích sắt nầy trói những kẻ mê muội trong ngục tù sống chết cho nên hãy từ bỏ.
Giữa người chiến thắng những ham muốn thoáng chốc và vô thường của giác quan và người chiến thắng quân địch ở chiến trướng, người trí biết rằng người trước là người chiến thắng vĩ đại hơn nhiếu.
Hãy xem thân thể của một cố gái trẻ không trang sức (và áo quần). Nó giống như một chiếc bình chứa những đồ bần phủ bằng một lớp da, thật khó lòng ưa thích với mùi hôi và những chất dơ bẩn thoát ra từ chín cửa.
Giống như người bịnh cùi hòan toàn nương tựa vào lửa có được chút niềm vui, bàm víu vào những ham muiốn sẽ không đem lại niềm vui.
(b) Nhỗ sạch những nguyên nhân của tham luyến:
Hãy khéo léo nhận thức đúng sự vật bằng trí tuệ cứu cánh. Đó là sự tu tập không gì sánh.
Người thuộc gia cấp cao, hình dáng xinh đẹp và có học thức nhưng không đươc tôn trọng nếu không có trí tuệ và đạo đức. Người có trí tuệ và đạo đức nhưng không có những điều kiện kia vẫn được tôn kính.
Tám tính chất của thế gian: được, mất, chê, khen, xưng tụng, chế diễu, khổ, sướng không đáng để trong tâm.
Không tạo tội lỗi dù vì lợi ích cho ba la môn, tăng sĩ, trời thần, khách, cha mẹ, con cái, hoàng hậu hoặc những người hầu vì không ai có thể chia xẻ kết quả địa ngục với ta.
Dù có những hành vi tội lỗi không kết thành quả tức thì, chúng sẽ kết thành quả sau khi chết.
Đức tin, giới luật, bố thí, học hỏi, biết tự hổ thẹn, biết hổ thẹn với người khác và trí tuệ là bảy tài sản toàn bích. Hãy xem những tài sản thông thường là không có giá trị.
Hãy từ bỏ sáu việc việc làm mất phẩm giá và dẫn đến tái sanh trong những cảnh giới xấu: hoang phí, lễ hội, lười biếng, chơi với bạn xấu, uống rượu, đi đêm (đi lang thang không mục đích.)
Bậc Thấy của trời và người nói rằng đức hài lòng là sự giàu có lớn lao nhất do đó hãy luôn luôn hài lòng. Hài lòng với sự không giàu có, người ta thực sự giàu có.
Như loài rồng chịu khổ theo số đầu chúng có, con người khổ theo số tài sản mình sở hữu. Tuy nhiên người ít ham muốn thì không như vậy.
Lời khuyên tăng sĩ và cư sĩ tu tập Pháp để sinh cõi Trời và giải thoát
1/ Tổng quát:
Coi thực phẩm như thuốc, không ghét, không tham. Ăn uống không vì sự cường tráng hay sắc đẹp mà chỉ để duy trì mạng sống.
Hãy chỉ ngủ một cách tỉnh táo giữa đầu đêm và cuối đêm thì thời gian ngủ vẫn không vô ích (cho sự tu tập.)
Thiền định đúng đắn Bốn Vô Lượng Tâm (Từ, Bi, Hỉ, Xả). Dù không đạt đến sự giác ngộ tối thương thì cũng sẽ đạt được sự phúc lạc của cảnh giới Phạm Thiên.
Từ bỏ những ham muốn, vui và khổ của cõi dục nhờ Bốn Thiền Định (Tứ Thiền), những cảnh giới Pham Thiên, Quang Âm Thiên, Biến Tịnh Thiên và Quảng Quả Thiên sẽ đạt đến.
Nên nhớ một lượng muối nhỏ có thể làm mặn một lượng nước nhỏ mà không thể làm mặn nước sông Hằng. Giống như vậy, một tội lỗi nhỏ sẽ không làm hỏng một cội công đức lớn.
Năm điều sau đây là những tên trộm cướp công đức: Dối trá, tâm tổn hại, hôn trầm, tham đắm và nghi ngờ.
2/ Pháp Giải thoát:
Siêng năng thực hành năm sức mạnh (năm lực): Đức tin, Tinh tấn, Chánh niệm, Thiền định và Trí Tuệ (Tín, Tấn, Niệm, Định, Huệ.) Đó là năm sức mạnh (trên con đường giải thóat).
"Những hành động do chính tôi tự tạo ra là nguyên nhần không thoát ra khỏi được già. bịnh, chết, chia ly." Lòng kiêu mạn sẽ ngăn cản sự khổi lên tư tưởng nầy, ngăn cản con đường tu sửa.
Hãy giữ Chính Kiến (cái thấy đúng) nếu muốn sinh vào những cảnh giới cao thượng và giải thoát. Ch o dù làm nhiều việc phước thiện nhưng với tà kiến thì cũng sẽ bị những hậu quả xấu xa.
Hãy nhận biết rằng thực sự con người vốn không có hạnh phúc, vô thường, không có tự ngãi và bất tịnh. Kẻ không có chánh niệm không thấy bốn điều này sẽ bị hủy họai.
Sắc không có tự ngã, tự ngã không có sắc, tự ngã không ở trong sắc, sắc không ở trong tự ngã. Bốn uẩn kia cũng đều rỗng không như vậy.
Uẩn không sanh ra từ một dịp may, từ thời gian, từ tự nhiên, từ nội tại, từ thượng đế, cũng không phải không nguyên nhân. Chúng sanh ra từ vô minh và khát ái.
Ba điều trói buộc và chướng ngại con đường đưa đến giải thóat: chấp cứng vào đạo đức và sự khổ hạnh, cái thấy sai lầm về tự ngã và lòng nghi ngờ.
VIệc giỏai thoát chỉ tùy thuộc vào bản thân, không có sự giúp đỡ nào của người khác làm được. Do đó hãy chiêm nghiệm thực hành bốn chân lý vi diệu bằng sự học hỏi, giữ giới và thiền định.
Luôn luôn điều phục mình trong giới luật tối thượng, trí huệ tối thượng và thiền định tối thượng. Trên một trăm năm mươi giới toàn bộ ở trong ba điều nầy.
Chánh niệm về thân là con đường độc nhất đưa đến giải thóat. Mấy chánh niệm, mọi đức hạnh sẽ bị hủy hoại, do đó hã cố gắng giữ vững.
3/ Rút tỉa lợi lạc:
Cuộc đời vô thường, đầy những bất trắc giống như bong bóng nước gặp gió, thờ ra mà còn có thể thở vào, sau giấc ngủ mà có thể trở dậy được có thể nói là những điều kỳ diệu.
Nên biết rằng thân thể không có một chút bản chất nội tại nào nầy rối cuộc rồi sẽ hủy hoại và bíến mất, tất cả mọi yếu tố thành sẽ phân tán hết, để trở thành tro bụi, khô đi hoặc phân hủy thành những thứ hôi thối, dơ bẩn.
Trái đất, núi Tu Di và đại dương còn bị thiêu rụi khi bảy mắt trời xuất hiện vào thời hoại kiềp, huống chi con người.
Vì mọi sự đều vô thường, không có tự ngã, không có chỗ nương tựa, không kẻ bảo vệ, không nơi an trú, hãy khởi tâm vượt thoát ra khỏi sanh tử.
Hãy làm cho cuộc đời mình có được lợi lạc bằng việc tu tập Thánh đạo vì đuợc sanh làm thân người còn khó hơn việc con rùa chui vào một lỗ trên mảnh trôi bình bồng giữa đại dương.
Được sinh làm thân người mà còn phạm tội lỗi thì còn ngu si hơn mửa vào bình vàng nạm trân bảo.
Bậc Đại Trí nói rằng nương tựa vào bạn đạo sẽ giúp thành tựu Thánh quả. Có rất nhiều người được đến an vui nhờ nương vào đấng Điều Ngự.
(II) KHỞI TÂM KINH SỢ SANH TỬ
Hãy sợ hãi sanh tử, nó là nguồn gốc của những khổ đau như cầy không được, già, bịnh, chết v.v...
Không có sự bền vững trong sinh tử, trong đó cha có thể trở thành con, mẹ trở thành vợ, kẻ thù trở thành bạn, hay ngược lại.
Sữa mà một người đã uống còn nhiều hơn nước trong bốn biển lớn. Người đi theo con đường thế tục sẽ phải tiếp tục uống.
Xương của một người nếu chất thành một đống sẽ bằng hay cao hơn núi Tu Di; và số lượng những người mẹ của một người còn nhiều hơn số hạt bụi của cả trái đất.
Dù cho có sinh làm vua cõi Trời như Trời Đế Thích rồi cũng sẽ bị đọa xuống nhân gian vò nghiệp lực thuở trước. Dù đã có lúc đã là một vị chú tể trong vũ trụ, cũng có lúc sẽ trở thành người tôi tớ cho những người tôi tớ trong luân hồi.
Trãi qua sự hưởng thụ thú vui vuối ve thân thể, ngực vú của những trinh nữ cõi trời, rồi cũng sẽ trãi qua sự xúc chạm khủng khiếp của những hình cụ làm tan nát những bộ phận của cơ thể trong địa ngục.
Trên đỉnh núi Tu Di, nơi bàn chân chạm vào mặt đất với cảm giác dễ chịu và khóai thích, hãy nghĩ đến sự khổ khi bước đi trên than đỏ, trên những thân xác đã thối rữa.
Đã có lần dạo chơi trong những khu vượn đẹp đẽ, chơi đùa vui vẻ với những trinh nữ hầu hạ ở cõi trời, rồi cũng có lấn chân, tay, tai, mũi bị cắt đứt bởi những chiếc lá sắc như lưỡi gươm trong vười địa ngục. Đã có lấn vào trong sông Mandakini đấy sen vàng đẹp đẽ của tiên nữ, rồi cũng có lúc sẽ vào sông Vaitarani muối nóng.
Đã có lúc hưởng được hạnh phúc của các vị Trời cõi dục hay sự bình lặng của cọi Phạm Thiên, sự tương tục của nghiệp lại sẽ làm nhân cho lửa địa ngục A Tỳ. Đã có lúc đạt đến trạng thái của ánh sáng mắt trời, mặt trăng, soi tỏa khắp thế gian bắng ánh sáng của thân thể, rối lại trở lại trong bóng tối dày đặc không thể thấy ngay cả bàn tay của chính mình.
Do đó hãy thắp sáng ngọn đèn ba nhóm giới hạnh. Ngược lại, sẽ phải đi vào trong bóng tối dày đặc không có ánh sáng mặt trời hay mặt trăng nào có thể xuyên vào.
Những chúng sanh phạm tội sẽ không ngừng chịu khổ trong những địa ngục: Samjiva, Kalasutra, Pratapana, Samghata, Raurava, Avici v.v...
Ở đó có kẻ bịp ép như ép dấu mè, có kẻ bị nghiền thành bột, có kẻ bị xẽ bằng cưa, có kẻ bị bữa bằng rìu.
Có những kẻ bị rót đồng sôi vào miệng, lại có những kẻ bị thương có ngạnh nung đỏ đâm vào.
Có những kẻ bị đám chó nanh sắt hung dữ vậy cắn; có những kẻ bị đám quạ móng vuối dữ tợn, mõ nhọn bằng sắt nhào xuống mổ; có những kẻ dùng làm thức ăn cho đám giòi bọ, ruồi nhặng và ong, đau đớn kêu la khi chúng rút rỉa tạo thành những vết thương lớn.
Có những kẻ bị đốt cháy trong những đống lửa; những kẻ khác nấu trong những chiếc vạc sắt.
Nghe những sự khổ không cùng của địa ngục, những kẻ tội lỗi cứng đầu không chút rùng động, nhưng có biết đâu rằng chỉ khòanh khắc của một hơi thở cũng sẽ đưa họ vào địa ngục. Hãy nghĩ đến, nhìn xem những hình ảnh địa ngục, đọc, nhớ, nghe về chúng để khởi tâm sợ hãi.
Giống như chấm dứt lòng tham ái chắc chắn sẽ đem lại hạnh phúc cao cả nhất, sự đau khổ trong địa ngục A Tỳ là sự đau khổ nhất trong mọi sự đau khổ. Dù mỗi ngày bị đâm ba trăm ngọn giáo trong thế gian nầy cũng chi đau khổ bằng một phần nhỏ trong địa ngục.
Sự đau khổ trong địa ngục có thể kéo dài hăng trăm triệu năm khi mà sức mạnh của nghiệp xấu chưa hết.
Do đó hãy cố gắng khéo léo không tạo những lỗi lầm dù nhỏ như hạt bụi, hạt giống sinh ra những hậu quả xấu xa, qua thân, miệng và ý.
Những người không giữ đức hạnh sẽ là nguyên nhân sinh vào những nơi chốn chịu nhiều sự thống khổ dữ tợn như ăn thịt nhau, bị giết, trói, hành hạ v.v...
Loại quỉ đói bị khổ đau liên tục không dừng, không giảm do không giờ được thỏa mãn điều ham muốn. Chúng phải chịu đựng sự sợ hãi, đói, khát, lạnh, nóng và mệt ngất.
Có những kẻ quá đói mà không thể ăn dù một miếng đồ ăn thừa và dơ bẩn vì chúng có cái miệng nhỏ như lỗ kim mà bụng thì lớn như trái núi.
Có những kẻ thân thể trần truồng với chỉ da và xương như phần ngọn của cây thốt nốt khô. Có những kẻ vào ban đêm, từ miệng phóng ra những ngọn lửa, cố nuốt những thức ăn là cát cháy đỏ lọt vào trong miệng.
Có những kẻ đối với những thức ăn dơ nhớp như máu, mủ, phân... cũng không thể kiếm được, chúng đánh đánh vào mặt nhau, ăn mủ từ những bứu cổ sinh ra từ cổ củ chính mình.
Với những kẻ đó, mặt trăng cũng gây nóng như trong nắng hạ, mặt trời cũng gây lạnh của mùa đông. Khi nhìn lên cây, họ thấy cây không có trái, khi nhìn những giòng sông, họ thấy nước sông khô cạn.
Chị sự khổ đau không dứt nhưng bị những nghiệp do những hành vi xấu trói chặc, có những kẻ không chết được cho dù năm ngàn hay mười ngàn năm.
Đức Phật dạy: "Dù những sự chịu khổ của càc loài quỷ đói khác nhau, chúng chỉ là một, nguyên nhân là keo kiệt, bỏn xẻn và đê tiện."
Lại nữa, những vui thú ở những cõi trời to lón bao nhiêu thì sự đau khổ của cái chết và sự chuyển thân lại càng lớn lao. Do đó những bậc trượng phu không nên mong muốn sinh vào cõi trời vì nó cũng sẽ có ngày chấm dứt.
Khi sắp hết phước cõi trời, tướng mạo trở nên xấu xí, không muốn ngồi yên, hoa trang sức tàn héo, áo quần dơ dáy, mổ hôi xuất ra, những điều chưa từng xảy ra đối với họ. Đó là năm triệu chứng báo hiệu cái chết ở cõi trời.
Nếu không còn phước khi chuyển thân từ cõi trời, họ có thể sẽ tái sinh trong lòai thú, quỷ đói hay vào địa ngục.
Còn trong thế giới bán thiên, tâm trí các vị a tu la, vì nghiệp lực ngăn che, luôn luôn đau khổ vì lòng ganh tị tự nhiên đối với các vị trời.
Do đó sanh là là bất hạnh, dù sanh vào cõi trời, loài người hay địa ngục, quỷ đói hoặc thú vật. Do đó quán xét rằng sanh là điều không lành mạnh.
(III) QUÁN SÁT TÍNH CHẤT CHÂN THIỆN CỦA NIẾT BÀN VÀ TU TẬP ĐỂ ĐẠT ĐẾN NIẾT BÀN
(1) Lời Khuyên Tổng Quát:
Như dập tắt ngọn lửa cháy trên áo quần hay trên đầu, hãy nỗ lực để chấm dứt sự tái sanh bằng những tu tập từ bỏ. Không có hướng đến nào tốt đẹp hơn hướng đến nầy.
Hãy bằng Giới Định Huệ đạt đến Niết Bàn an nhiên thanh tịnh, không tuổi tác, không già chết, không cạn kiệt, không tùy thuộc đất, nước, gió, lửa, mặt trời, mặt trăng.
Thực hành bảy chi giác ngộ (bảy phần bồ đề): 1/ Trạch pháp (phân biệt chánh tà thật giả 2/ Tinh tiến 3/ Hỷ (vui trong pháp)4/ Khinh an (thân tam nhẹ nhàng) 5/ Niệm (nghĩ nhớ trong sạch) 6/ Định 7/ Xả (không bị nhiễm ô do bên trong và bên ngoài) là con đường tích tập công đức đưa đến Niết Bàn.
Không có định thì không có huệ và ngược lại. Người có hai đức tính nầy sẽ biến đại dương sanh tử thành một vốc nước nhỏ như nước đọng trong vũng chân bò.
Đức Phật dạy từ vô minh sanh ra hành (họat động của ý chí, tạo nghiệp), từ hành sanh ra thức (tâm thức, kết sinh thưc), thức sanh danh sắc (tâm, sinh lý của một chúng sanh), rối tiếp tục sanh lục nhập (sáu giác quan), xúc (sự giao tiếp), thọ (cảm giác thích, ghét), ái (ham muốn), thủ (bám giữ), hữu (hiện hữu), sinh (sinh ra), lão tử (già chết). Khi có sinh thì những khổ đau dồn dập kéo theo: lo buồn, bệnh, già, cầu không được, chết... Nế7 chấm dứt sanh mọi khổ đau sẽ dừng lại.
Chân lỳ về Duyên Sanh là kho tàng sâu xa quí báu của đấng Điều Ngự. Kẻ nhìn thấy đúng đắn chân lý nầy là thấy được Phật tối thắng, bậc Chánh Biến Tri.
Để có được đời sống an vui, hãy thực hành con đường Bát Chánh: Chánh Kiến (thấy đúng), Chánh Tư (suy nghĩ đúng), Chánh Ngữ (lời nói chân chánh), Chánh Nghiệp (không trái giới luật), Chánh Mạng (nghề nghiệp chân chính), Chánh Tinh Tấn (cố gắng làm việc lành, bỏ việc ác), Chánh Niệm (nhớ nghĩ chân chánh về thân, thọ, tâm, pháp), Chánh Định (không bị lôi kéo vào tà thiền).
Sanh là khổ, tham ái là nguồn gốc của khổ, con đường thoát khổ là con đường Bát Chánh. Hãy luôn luôn quán sát và thực hành Bốn Chân Lý Cao Cả (Tứ Diệu Đế.) Dù sống giữa sự giàu sang sung túc, nhở hiểu biết về Bốn Chân Lý, cũng sẽ vướt qua được những sự nhiễm ô.
Người hiẩu rõ và thể nghiệm được Chân lý không phải là những người từ trên trời xuống hoặc từ trong đất vọt ra. Trước kia họ cũng là những người bị nhiễm ô ràng buộc.
Cũng cần nói thêm rằng đức Thế Tôn đã nói rằng tâm là gốc của mọi đức hạnh do đó hãy điều phục tâm.
Những lời khuyên trên đây dù còn có thể khó thực hành đối với những vị tăng sống đơn độc. Tuy nhiện hãy cố gắng để làm cho cuộc sống có ý nghĩa bằng những tu tập đã đề cập.
(2) Khuyên Phát Nguyện Đại Thừa:
Vui theo công đức của tất cả chúng sanh và hồi hướng tất cả công đức của thân miếng ý với mục đích đạt đến quả Phật, và điều phục được thân và tâm. Nhờ cống đức đó sẽ được tái sanh vô số lần trong cõi trời và người.
Hãy sinh ra như Bồ Tát Quán Thế Âm, bằng đức hạnh, cứu giúp những kẻ khốn khổ, phá tan những sự khổ về bịnh, già, tham và sân. Hãy như đức A Di Đà an tru vô lượng kiếp để cứu giúp chúng sanh.
Từ trí tuệ, giới hạnh và bố thí, chiến thắng dục lạc cõi trời và cõi người, đạt được quyền năng tối thượng, dập tắt nỗi sợ hãi và sự chết của vô số chúng sanh, danh tiếng được lan truyền khắp cõi trời và cõi người. Bây giờ hãy đạt đến cảnh giới không sợ, không già, an tịnh, chỉ là danh và siêu xuất.
(Hết)

MÔNG SƠN THÍ THỰC- ĐỊA NGỤC CÁC LOẠI

MÔNG SƠN THÍ THỰC
nhulaitang

Nam-mô Diệm-Nhiên Vương Bồ-tát. (3 lần)
Mãnh hỏa diệm diệm chiếu thiết thành
Thiết thành lý diện nhiệt cô hồn


Lửa dữ bốc cháy chiếu thiết thành, thiêu đốt những cô hồn nơi địa ngục. Không phải chỉ có địa ngục mới bốc cháy, mà "tất cả trong thế gian đều đang bốc cháy". Cho nên Mông Sơn thí thực, ngoài việc bố thí thức ăn cho những oan hồn lang bạt, cũng cần bố thí chút thức ăn cho những con người đang sống, vì họ chính là những vong hồn chưa chết. Người sống như đã chết, thời gian là cơn lửa vô thường mãnh liệt (mãnh hỏa), thiêu đốt liên tục tuổi thanh xuân cho đến lúc bạc đầu. Rồi một buổi bình minh tỉnh giấc, vong hồn chợt bàng hoàng nhìn lại: thì ra ta đã đi đến cuối đoạn đường đời. Thức ăn nuôi sống ta, đồng thời cũng là chất độc giết lần thân xác ta. Thức ăn không lập tức biến thành lửa (như cho loài ngạ quỷ) mà biến thành than nóng sau khi ta nuốt vào, đau khổ cũng từ đó mà ra. Vậy mà thế gian lại có nhiều vong hồn thích thú với đau khổ, truy tìm những món ăn lạ với mỹ từ nghệ thuật ăn uống (ẩm thực). Chỉ có một thứ thức ăn chân thật cho những vong hồn chưa chết, những oan hồn phiêu bạt, và cả những cô hồn đang bốc cháy; đó là lời kinh xưa huyền diệu, là diệu âm hải triều âm, âm thanh như những đợt hải triều ập đến dập tắt cơn lửa dữ đang đốt cháy thế gian. Cô hồn muốn thoát khỏi đia ngục để sinh về tịnh độ ..

Cô hồn nhược yếu sinh Tịnh độ
Thích tụng Hoa Nghiêm bán kệ Kinh:


thì hãy trì tụng bài kệ trong Kinh Hoa Nghiêm:


Nhược nhơn dục liễu tri
Tam thế nhất thiết Phật
Ứng quán pháp giới tánh
Nhất thiết duy tâm tạo


Người muốn hiểu rõ chư Phật trong ba đời, nên quán sâu vào thể Tánh của pháp giới, tất cả vạn hữu đều do tâm tạo. Nhưng ! Vong hồn chưa chết còn bôn ba theo kiếp sống, trôi nổi trong dòng đời nhiều bon chen tranh đoạt, thì biết đến khi nào mới quán sâu pháp giới. Vong hồn chưa chết đã vậy, huống chi đến những oan hồn phiêu bạt, những cô hồn đang bị thiêu đốt nơi địa ngục? Lời kinh sâu thẳm, được long thần, chư thần, chư thiên, chư vị Bồ-tát, chư phật hộ trì. Hãy trì tụng kệ kinh, hãy dùng mật ngôn (chơn ngôn) của chư phật để phá địa ngục:


Án dà ra đế da ta bà ha. (3 lần)


Tất cả các pháp đều duy tâm sở hiện. Địa ngục cũng từ tâm biến hiện, lẽ dĩ nhiên cũng từ tâm mà phá vỡ. Các đại Bồ-tát thệ nguyện độ tận chúng sinh, thế nhưng địa ngục vẫn còn đó. Vậy mà có nhiều vị cầm gậy đòi phá địa ngục quả thật là chuyện trêu ngươi. Nếu vong hồn, cô hồn, oan hồn, u hồn, ác hồn, ... không biết nương theo lời kinh, lời mật ngữ để chuyển tâm thì đừng mong chờ ai phá được địa ngục. Phá địa ngục chỉ là cách nói theo nghĩa cô hồn tự hồi tâm chuyển ý. Thế cô hồn nơi địa ngục có nghe được lời kinh, lời chơn ngôn mật ngữ từ cõi lòng thiết tha của vong hồn còn sống? Làm sao biết được, nhất là đạo hạnh của vong hồn trong thời mạt pháp cạn cợt, định lực không sâu. Xong vong hồn hãy triệu thỉnh tất cả cô hồn, oan hồn, vong hồn, u hồn, ... nương theo thần lực của Phật đến đạo tràng nghe pháp và thọ thực. Phổ triệu thỉnh chơn ngôn:

Nam-mô bộ bộ đế rị, dà rị đa rị đát đa nga đa da. (3 lần)


Oan hồn chết vì non nước (chiến loạn), oan hồn chết vì nợ nần vì sẩy thai, oan hồn chết vì tạo nghiệp bất hiếu vô đạo, oan hồn chết sông chết biển, oan hồn chết nơi biên ải hẻo lánh, oan hồn chết đường chết xá, oan hồn chết vì tự tử: nhảy sông, nhảy núi, chết đâm, chếy cháy, oan hồn chết trong ngục tù, oan hồn chết vì đày đọa lao dịch, oan hồn chết vì đui què câm điếc không người chiếu cố ... tất tất oán khí ngất trời. Hãy giải bớt oan kiết bằng chơn ngôn:

Án tam đà ra dà đà ta bà ha. (3 lần)


... làm biếng rồi

----------

References
[1] Mông Sơn thí thực giảng yếu - Thích Phước Thái
[2] Lễ tháng bảy cho những oan hồn phiêu bạt - Thích Tuệ Sỹ
[3] Đàn tràng chẩn tế: siêu độ người chết và cảm hóa người sống - Huỳnh Kim Quang
[4] Nghi thức mông sơn thí thực
...
Địa ngục (naraka) chia ra làm vài loại: căn bản ngục, cận biên ngục, cô độc ngục

Căn bẳn ngục gồm có 8 nhiệt ngục, 8 hàn ngục; mỗi nhiệt/hàn ngục lại có thêm 16 cận biên ngục (phụ ngục). Như vậy tổng cộng có

16 + 16 x 16 = 272 ngục

Mỗi cận biên ngục lại có nhiều tiểu ngục ..

Cô độc ngục nằm lẻ loi trong núi, ngoài đồng, dưới cây, trên không, trên nước, ...

Còn căn bản ngục nằm ở phía dưới châu Nam Diêm Phù Đề và ở giữa núi Thiết-vi.

Trích một đoạn trong từ điển có liên quan tới địa ngục ... TẠI SAO CHỮ H-E-L-L LẠI BỊ ĐỔI THÀNH h311 :twisted:

Quote:
Địa Ngục: Niraya (p)—Naraka (skt)—Niraya (p).

· Địa ngục, một trong sáu đường sanh tử luân hồi, là con đường đi xuống, nơi không vui mà chỉ có khổ sở—h311 or earth prison, one of the six gati or ways of transmigration, the downward path to h311—A place of joyless and suffering—The realm of h311 beings—Earth-prison. There are different kinds of hells.

· Theo Vi Diệu Pháp của Ngài Bhikkhu Bodhi, địa ngục là cảnh giới sinh tồn thấp nhứt, nơi có nhiều cảnh khổ, nơi chúng sanh phải trả những nghiệp bất thiện đã tạo trong quá khứ. Đây không phải là địa ngục trường cửu, đến lúc trả xong nghiệp xấu, chúng sanh bất hạnh có thể tái sanh vào một cảnh giới khác, an vui hạnh phúc nhờ vào các nghiệp thiện—According to the Abhidharma, composed by Bhikkhu Bodhi, h311 (Niraya) is the lowest plane of existence, the place of most intense suffering. It is said that beings in the h311 have to suffer the result of their evil deeds in the past. This is not a permanent h311, once these beings pay all retributions for their past unwholesome karmas, they can be reborn in a better and happier plane owing to their past wholesome karmas:

(A) Căn Bản Địa Ngục: Central or radical hells.

a) Bát Nhiệt Địa Ngục: Tám địa ngục nóng trong vùng Nam của châu Diêm Phù Đề—The eight hot hells, located under the southern continent of Jambudvipa:

1) Đẳng Hoạt (Cánh hoạt) Địa Ngục: Samjiva (skt)—Sanjiva (p)—Tưởng Địa Ngục—Sau nhiều nhục hình khổ sở, như chặt, đâm, bầm, chém, tuy thế sau một cơn gió lạnh thổi và tâm thức và mang nó trở trần thế hay dần dần tỉnh lại như trước để tiếp tục thọ hình—Rebirth, where after many kinds of suffering, a cold wind blows over the soul and returns it to this life as it was before. The h311 in which the denizens are chopped, stabbed, ground, and pounded, but by a cool wind are brought back to life, to undergo renewed torment.

2) Hắc Thằng Địa Ngục: Kalasutra (skt)—Kalasutta (p)—Nơi những tội phạm bị buộc bằng dây xích đen, rồi bị bằm và cưa ra từng mảnh—Where the sufferer is bound with black chains and chopped or sawn asunder.

3) Tuyến Hợp (Chúng hợp) Địa Ngục: Samghata (skt)—Sanghata (p)—Nơi mà nhiều hình phạt sụp núi đè lên tội nhân—Where are multitudes of implements of torture, or the falling of mountains upon the sufferer.

4) Hiệu Kiếu Địa Ngục: Raurava (skt)—Roruva (p)—Địa ngục mà tội nhân than khóc—Hells of crying and wailing.

5) Đại Kiếu Địa Ngục: Maharaurava (skt)—Maharoruva (p)—Địa ngục nơi tội nhân than khóc không ngừng—Hells of great wailing.

6) Viêm Nhiệt Địa Ngục: Tapana (skt & p)—Nơi tội nhân bị lửa đốt—Hells of flames and burning.

7) Đại Nhiệt (Đại thiêu chích—Đại viêm nhiệt) Địa Ngục. Địa ngục nóng nhất trong tám địa ngục nóng nơi đây mọi vật đều bị nấu chảy ra: Mahatapana (skt & p)—The hottest hells. Hells of molten leads.

8) Vô Gián Địa Ngục: Avici (skt & p)—Nơi tội nhân bị hình phạt đau đớn chết rồi tái sanh không ngừng để chịu khổ—Avici h311, the last of the eight hot hells, or unintermitted suffering, where sinners die and are reborn to suffer without interval (in which punishment, pain, birth, death continue without intermission).

(B) Bát Hàn Địa Ngục: Tám địa ngục lạnh—The eight cold hells:

1) Át Phù Đà Địa Ngục: Arbuda—Nơi tội nhân luôn bị bỏng giộp vì lạnh—Where the cold causes blisters.

2) Ni Chế Bộ Đà Địa Ngục: Nirarbuda—Nơi đó lạnh đến nổi những bỏng giộp bị bể ra gây đau đớn vô cùng—Colder condition causing the blisters to burst to cause even more painful.

3) Át Triết Xá: Atata—Nơi chỉ có âm thanh từ đôi môi đông đá—Where there is the only possible sound from frozen lips.

4) A Ba Ba Địa Ngục: Habava or Apapa—Nơi quá lạnh nên chỉ có âm “A Ba” là nghe được—Where it is so cold that only this sound can be uttered.

5) Hổ Hổ Bà Địa Ngục: Ahaha, Hahadhara, Hahava, or Huhuva (skt)—Nơi lạnh quá nên tội nhân chẳng thốt ra lời, duy chỉ có âm thanh “Hổ hổ bà” xuyên qua cổ họng của họ là nghe được. Phật giáo Nam Tông không có ý niệm về loại địa ngục nầy—Where only this sound can be uttered. This is where the condemned neither stir nor speak, but the cold air passing through their throats produces this sound (ahaha, hahadhara, hahava, or huhuva). This h311 is unknown to the Southern Buddhism.

6) Ưu Bát La Địa Ngục: Utpala—Nơi da đông đá như những bông sen xanh—Where the skin is frozen like blue lotus buds.

7) Bát Đặc La Địa Ngục: Padma—Chúng sanh bị rét cắt da, nơi da đông lại và vỡ tung ra như những bông sen đỏ—Where the skin is frozen and bursts open like red lotus buds.

8) Ma Ha Bát Đặc Ma Địa Ngục: Maha-padma—Hồng Liên Đại Hồng Liên Địa Ngục—Nơi quá lạnh làm cho da đông lại và vỡ tung ra như những nụ sen đỏ—Where it is very cold that the skin is frozen and bursts open like great red lotus buds.

(C) Địa Ngục Phụ (Cận biên): 16 địa ngục phụ cận—Secondary hells—Adjacent hells—Sixteen inferior hells (each hot h311 has a door on each of its four sides, opening from each such door are four adjacent hells.

(D) Cô Độc Địa Ngục: Lokantarika (skt)—Địa ngục cô độc tọa lạc nơi không trung hay vùng núi, sa mạc, và bên dưới đất (mỗi tội nhân bị đày vào địa ngục nầy tùy nghiệp của từng người khác nhau mà bị đày riêng ở những nơi khác nhau)—Isolate hells situated in space, or in mountains, deserts, below and above the earth.

Địa Ngục Ẩm Huyết: h311 of Blood Drinking.

Địa Ngục Bảo Trụ: h311 of Embracing Pillar.

Địa Ngục Bạt Thiệt: h311 of Pulling Tongues.

Địa Ngục Canh Thiệt: h311 of Plowing Tongues.

Địa Ngục Cận Biên: Adjacent hells

Địa Ngục Căn Bổn: The eight hot hells

Địa Ngục Cô Độc: Isolated hells

Địa Ngục Cứ Nha: h311 of Sawing Teeth.

Địa Ngục Cực Vô Gián: Ultimately Uniterrupted h311.

Địa Ngục Dương Đồng: Molten Brass h311.

Địa Ngục Đa Sân: Much Hatred h311.

Địa Ngục Đao Đồ: h311 of Swords—Where the leaves and grasses are sharp-edged swords.

Địa Ngục Đạo: Địa Ngục Thú—Một trong sáu nẻo luân hồi của chúng sanh, những chúng sanh mắc tội khi chết sẽ bị đọa vào đây—The h311-gati, or destiny of reincarnation in the hells, one of the six gati or ways of transmigration.

Địa Ngục Đồng Tỏa: h311 of Brazen Locks.

Địa Ngục Giáp Sơn: Squeezing Mountain h311.

Địa Ngục Kiếu Khấp: The h311 of wailing.

Địa Ngục Kiếu Oán: h311 of Crying Out.

Địa Ngục Lưu Hỏa: h311 of Flowing Fire.

Địa Ngục Phi Đao: h311 of Flying Knives

Địa Ngục Thiên Nhẫn: h311 of Thousand Blades.

Địa Ngục Thiên Tử: Đâu Suất thiên tử—The prince of Hades (Sakyamuni)—The immediate transformation of one in h311 into a deva because he had in a previous life known of the merit and power of the Hua-Yen Sutra.

Địa Ngục Thiêu Cước: h311 of Burning Foot.

Địa Ngục Thiêu Thủ: h311 of Burning Hands.

Địa Ngục Thông Thương: h311 of Piercing Spears.

Địa Ngục Tranh Luận: h311 of Quarreling.

Địa Ngục Vô Gián: A Tỳ địa ngục, địa ngục cuối cùng trong tám địa ngục nơi những chúng sanh tội phạm chết và tái sanh không ngừng nghỉ—Avici h311—The h311 of no interval—Interrupted h311—The last of the eight great hot hells where whose suffers die and reborn incessantly.