Thứ Bảy, 29 tháng 3, 2014

Giáo Trình KINH PHÁP CÚ

kinh-phap-cu

Tôi đã giữ mãi trong tâm hồn của tôi hình ảnh đức Phật Thích Ca, Ngài đã đản sanh vào trời tháng tư, đầu mùa hạ năm 624 trước Tây lịch.
29 năm sống trong nhung lụa ngai vàng, vợ đẹp, con ngoan; 6 năm khổ hạnh chốn rừng già Uruvela; 35 tuổi thành đạo dưới cội cây Bồ đề tại An  độ cổ đại ; 45 năm hoằng dương  chánh pháp từ thành thị đến thôn quê, từ bãi cát nóng đến dòng sông lạnh, nơi nào cũng có dấu chân của Ngài; 80 tuổi đời, nghìn thu vĩnh biệt trần gian, nhập vào cõi vô du Níp bàn để lại cho Chư thiên và Nhân loại một bài học tinh thần vô giá, một kho tàng giáo lý tuyệt diệu.
1.   KHÁI QUÁT
Kinh Pháp Cú (Dhammapàda) gồm có 26 chương, 423 câu kệ êm dịu mà đức Phật Thích ca thuyết giảng trong 300 trường hợp khác nhau trong suốt 45 năm hoằng pháp độ sinh. Bản chú giải của Ngài Buddhaghosa đã tường thuật lại khá đầy đủ những trường hợp đó dưới hình thức câu chuyện kể với lối giải thích cổ truyền văn học Pàli mà chúng ta cần phải quan tâm và nghiên cứu.
Danh từ Dhammapàda rất khó dịch sang ngôn ngữ khác, bởi vì nó có rất nhiều ý nghĩa khác nhau, nhưng chúng ta phải hiểu theo ngữ cảnh, ở đây chữ dhammpàda- dhamma là lời dạy của đức Phật hay Phật ngôn. pàda bao hàm ý nghĩa tiết mục, đoạn, phần, hay đường lối. Vậy dhammapàda  có thể được hiểu là “ những đoạn, hay những phần của Giáo pháp, đường lối của Giáo pháp.
Hoà Thượng Narada người Tích lan có nói : Kinh Pháp Cú không phải là sách để đọc thoáng qua như  tiểu thuyết hoặc sách giải trí rồi để qua một bên. Phải đọc đi, đọc lại nhiều lần và chúng ta xem nó như là nguời bạn tri âm, tri kỷ, luôn hiện diện bên chúng ta như dòng suối từ ái, hạnh phúc và chan hoà trong tình thương của con nguời. Kinh Pháp cú là một bộ kinh được dịch ra rất nhiều ngôn ngữ trên thế giới, vì mỗi câu phật ngôn là một bài học luân lý, một câu châm ngôn không thể thiếu trong đời sống của người Phật tử. Ngôn từ đức Phật sử dụng trong kinh Pháp cú rất đa dạng. Chỉ cần đọc một bộ kinh Pháp cú, chúng ta thấy được một khung trời hoằng pháp của đức Phật ngày xưa.
2.   NHỮNG ẨN DỤ
Những biểu tượng ví dụ, những câu chuyện ngụ ngôn, đức Phật sử dụng rất giản dị, người lớn hoặc em bé đều hiểu được. Như thí dụ bánh xe lăn theo dấu chân con bò kéo xe, bóng theo người, mái nhà khéo lợp, một làng đang say ngủ, ao hồ sâu thẳm và trong veo, hoa có hương thơm, ong hút mật v.v…Trí tuệ của đức Phật quả thật là tuyệt vời trình bày chân lý cao thâm với những danh từ thông thường, dễ hiểu, không rườm rà phức tạp.
3.     TẦM QUAN TRỌNG
Kinh Pháp Cú là một bộ kinh không thể thiếu đối với những vị Giảng sư và Pháp sư trong Phật giáo, vì mỗi câu phật ngôn là một đề tài thuyết giảng rất hay cho phật tử, vừa thực tế,  vừa sống động, dễ nhớ và dễ hiểu.
Những nước phật giáo Nguyên thuỷ- Nam tông như Thái Lan, Miến Điện, Tích Lan, Lào, Campuchia v.v…những  người mới nhập môn xuất gia đều bắt phải học thuộc lòng 423 câu kinh Pháp cú. Truyền thống đó ngày nay vẫn còn duy trì và gìn giữ.
4.     NHỮNG BẢN DỊCH KINH PHÁP CÚ
Ở Việt nam có rất nhiều người dịch Kinh Pháp cú: Hoà Thượng Minh Châu, Hoà Thượng Thiện Siêu, Hoà Thượng Pháp Minh, sư Cô Trí Hải, cư sĩ Tịnh Minh, cư sĩ Phạm Kim Khánh v.v… Đặc biệt nhất là Hoà thượng Pháp Minh đã dịch trọn bộ chú giải Kinh Pháp Cú mà còn tóm tắt các Tích chuyện với dạng bài thơ cẩn đề giúp cho độc  giả hiểu tường tận Kinh Pháp Cú. Về Phần thi hoá kinh Pháp Cú dưới hình thức kệ, văn xuôi,  thơ lục bát, chúng ta thấy: Thượng Tọa Giới Đức , Thượng Tọa Hộ Chơn,  Đại Đức Tâm Cao v.v…
45_loi_vang_phat_day
5.     VỊ TRÍ KINH PHÁP CÚ TRONG TAM TẠNG PALI
Thời đức Phật còn sinh tiền cho đến thế kỷ thứ 3 trước Tây lịch lời Phật dạy gọi là Pháp và Luật (Dhamma- Vinaya). Kỳ kết tập kinh điển lần thứ 3 do vua Asoka tài trợ, thời điểm này đánh dấu Phật giáo có Tam tạng thánh điển, đó là tạng Luật, tạng Kinh, tạng Luận.
Kinh Tạng:
10. Dīghanikāya I & Trường Bộ I
11. Dīghanikāya II & Trường Bộ II
12. Dīghanikāya III & Trường Bộ III
13. Majjhimanikāya I & Trung Bộ I
14. Majjhimanikāya II & Trung Bộ II
15. Majjhimanikāya III & Trung Bộ III
16. Samyuttanikāya I & Tương Ưng Bộ I
17. Samyuttanikāya II & Tương Ưng Bộ II
18. Samyuttanikāya III & Tương Ưng Bộ III
19. Samyuttanikāya IV & Tương Ưng Bộ IV
20. Samyuttanikāya V (1) & Tương Ưng Bộ V (1)
21. Samyuttanikāya V (2) & Tương Ưng Bộ V (2)
22. Anguttaranikāya I & Tăng Chi Bộ I
23. Anguttaranikāya II & Tăng Chi Bộ II
24. Anguttaranikāya III & Tăng Chi Bộ III
25. Anguttaranikāya IV & Tăng Chi Bộ IV
26. Anguttaranikāya V & Tăng Chi Bộ V
27. Anguttaranikāya VI & Tăng Chi Bộ VI
28. Tiểu Bộ: Khuddakapātha & Tiểu Tụng
—  Tiểu Bộ: Dhammapadapāli & Pháp Cú
—  Tiểu Bộ: Udānapāli & Phật Tự Thuyết
—  Tiểu Bộ: Itivuttakapāli & Phật Thuyết Như Vậy
29. Tiểu Bộ: Suttanipātapāli & Kinh Tập
30. Tiểu Bộ: Vimānavatthupāli & Chuyện Thiên Cung
—  Tiểu Bộ: Petavatthupāli & Chuyện Ngạ Quỷ
31. Tiểu Bộ: Theragathāpāli & Trưởng Lão Kệ
—  Tiểu Bộ: Therīgāthāpāli & Trưởng Lão Ni Kệ
32. Tiểu Bộ: Jātakapāli I & Bổn Sanh I
33. Tiểu Bộ: Jātakapāli II & Bổn Sanh II
34. Tiểu Bộ: Jātakapāli III & Bổn Sanh III
35. Tiểu Bộ: Mahāniddesapāli & (chưa dịch)
36. Tiểu Bộ: Cullaniddesapāli & (chưa dịch)
37. Tiểu Bộ: Patisambhidāmagga I & Phân Tích Đạo I (2007, Pdf. 4.3 Mb.)
38. Tiểu Bộ: Patisambhidāmagga II & Phân Tích Đạo II (2007, 2.7 Pdf. Mb.)
39. Tiểu Bộ: Apadānapāli I & (chưa dịch)
40. Tiểu Bộ: Apadānapāli II & (chưa dịch)
41. Tiểu Bộ: Apadānapāli III & (chưa dịch)
42. Tiểu Bộ: Buddhavamsapāli & Phật Sử (2006, Pdf. 4.5 Mb)
 (TiểuBộ: Cariyāpitakapāli & Hạnh Tạng (in chung tập trên))
43. Tiểu Bộ: Nettipakarana & (chưa dịch)
44. Tiểu Bộ: Petakopadesa & (chưa dịch)
45. Tiểu Bộ: Milindapañhāpāli & Mi Tiên Vấn Đáp
Như vậy chúng ta thấy kinh pháp cú nằm trong Tiểu bộ kinh.
dhammapada-kinh-phap-cu
6.     NỘI DUNG KINH PHÁP CÚ
Đây là một bộ kinh rất quý giá, nội dung tư tưởng hay, có tính giáo dục cao, người lớn tuổi hay nhỏ tuổi đọc cảm thấy chuyển hóa cao. Có tổng cộng 423 câu kệ, 26 phẩm. 26 phẩm gồm có:
1.     Phẩm Song yếu- Yamakavagga: có 20 câu kệ và 14 tích chuyện
2.     Phẩm Chuyên niệm-Appamadavagga: có 12 câu kệ và 9 tích chuyện
3.     Phẩm Tâm- Cittavagga: có 11 câu kệ và 8 tích chuyện
4.     Phẩm hoa-Pupphavagga: có 16 câu kệ và 12 tích chuyện
5.     Phẩm Cuồng dại-Balavagga: có 16 câu kệ và 13 tích chuyện
6.     Phẩm Thiện trí-Panditavagga: có 14 câu kệ và 11 tích chuyện
7.     Phẩm La Hán- Arahantavagga: có 10 câu kệ và 10 tích chuyện
8.     Phẩm Ngàn-Sahassavagga: có 16 câu kệ và 13 tích chuyện
9.     Phẩm Ác-Papavagga: có 13 câu kệ và 12 tích chuyện
10.   Phẩm Gậy gộc, Hình phạt-Dandavagga: có 17 câu kệ và 10 tích chuyện
11.   Phẩm Tuổi già-Jaravagga: có 11 câu kệ và 9 tích chuyện
12.   Phẩm Tự ngã-Attavagga: có 10 câu kệ và 10 tích chuyện
13.   Phẩm Thế gian- Lokavagga: có 12 câu kệ và 10 tích chuyện
14.   Phẩm Phật- Buddhavagga: có 18 câu kệ và 9 tích chuyện
15.   Phẩm Hạnh phúc- Sukhavagga: có 12 câu kệ và 8 tích chuyện
16.   Phẩm Thân ái- Piyavagga: có 12 câu kệ và 9 tích chuyện
17.   Phẩm Sân hận- Kodhavagga: có 14 câu kệ và 7 tích chuyện
18.   Phẩm Ô nhiễm- Malavagga: có 21 câu kệ và 11 tích chuyện
19.   Phẩm Công bằng- Dhammatthavagga: có 17 câu kệ vả 10 tích chuyện
20.   Phẩm Con đường- Maggavagga: có 17 câu kệ và 11 tích chuyện
21.   Phẩm Tạp lục- Pakinnakavagga: có 16 câu kệ và 9 tích chuyện
22.   Phẩm Cảnh khổ- Nirayavagga: có 14 câu kệ và 9 tích chuyện
23.   Phẩm Voi-Nagavagga: có 14 câu kệ và 8 tích chuyện
24.   Phẩm Ái dục- tanhavagga: có 26 câu kệ và 12 tích chuyện
25.   Phẩm Tỳ khưu-Bhikkhuvagga: có 23 câu kệ và 12 tích chuyện
26.   Phẩm Ba La Môn- Brahmanavagga: có 41 câu kệ và 39 tích chuyện
Nguồn tin: Nguyen Can

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét