Hai Tôn giả cãi nhau về nghĩa kiết sử và bị kiết sử. Một vị bảo kiết sử và bị kiết sử tên tuy khác mà nghĩa đồng. Vị kia nói tên khác nghĩa khác. Hai vị cãi nhau nhưng không ngã lẽ, đến cầu Phật xin giải quyết. Phật dạy:
- Dụ như hai con bò (một đen một trắng) bị tròng vào một cái ách. Vậy con nào trói cột con nào, hay tại cái ách trói cột cả hai con, làm cho mất tự do ?
Cũng thế, mắt thấy sắc “niệm dấy khởi” tức trói cột (kiết sử), chớ mắt và sắc nguyên lai là vô sự. Năm căm kia: tai, mũi, lưỡi, thân, ý cũng đều như vậy.
BÌNH:
Căn trần không lỗi mà lỗi bởi “thức”. Thức có phân biệt tốt xấu, v.v… mới khởi niệm yêu ghét, tham sân theo đó mà hiện. Do có tham sân nên mới tạo thành nghiệp dẫn đi trong luân hồi. Trái lại, nếu không khởi niệm yêu ghét thì tham sân không khởi, tham sân không khởi thì không tạo nghiệp, không tạo nghiệp tức là dứt sanh tử.
Để làm sáng tỏ ý này, xin dẫn bài kệ của Cổ đức:
Kiến sắc phi can sắc
Văn thinh bất thị thinh
Sắc thinh vô ngại xứ
Thân đáo Pháp Vương thành.Dịch:
Thấy sắc không dính sắc
Nghe tiếng chẳng mắc tiếng
Sắc tiếng nếu không ngại
Thẳng đến thành Pháp vương (Phật).
Cũng thế, mắt thấy sắc “niệm dấy khởi” tức trói cột (kiết sử), chớ mắt và sắc nguyên lai là vô sự. Năm căm kia: tai, mũi, lưỡi, thân, ý cũng đều như vậy.
BÌNH:
Căn trần không lỗi mà lỗi bởi “thức”. Thức có phân biệt tốt xấu, v.v… mới khởi niệm yêu ghét, tham sân theo đó mà hiện. Do có tham sân nên mới tạo thành nghiệp dẫn đi trong luân hồi. Trái lại, nếu không khởi niệm yêu ghét thì tham sân không khởi, tham sân không khởi thì không tạo nghiệp, không tạo nghiệp tức là dứt sanh tử.
Để làm sáng tỏ ý này, xin dẫn bài kệ của Cổ đức:
Kiến sắc phi can sắc
Văn thinh bất thị thinh
Sắc thinh vô ngại xứ
Thân đáo Pháp Vương thành.Dịch:
Thấy sắc không dính sắc
Nghe tiếng chẳng mắc tiếng
Sắc tiếng nếu không ngại
Thẳng đến thành Pháp vương (Phật).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét