...Thực tướng các pháp là "Không" hay nói dễ hiểu hơn các pháp "không có thực tướng". Các pháp ảnh hiện tùy theo người nhìn. Thí dụ trong kinh nói về dòng sông, loài người nhìn vào thấy đó là nước có thể uống và tắm rửa, loài rồng thấy đó là cung điện, nhà ở, chư thiên thấy là lưu ly, ngạ quỷ thấy là máu lửa.
Dưới mắt các nhà khoa học thời nay, họ thấy nước là H2O (gồm hai nguyên tử Hydrogen và một nguyên tử Oxygen), đi xa hơn họ thấy đó không còn H2O mà là những proton (phân tử) và electron (điện tử), đi xa hơn nữa họ thấy đó là những hạt neutron (trung hòa tử), positron (dương tử) và electron.
Sự vật không có thực chất hay thực tướng, nó hoàn toàn tùy thuộc vào nghiệp lực, trình độ và góc độ người đứng nhìn (hay chủ thể nhận thức). Vì vậy không thể nói sự vật nhất định là thế này hay thế kia. Thí dụ người nào thích ông A thì thấy ông là người tốt, dễ thương, người nào ghét ông A thì thấy ông có nhiều tính xấu. Thực chất hay thực tướng ông A không hẳn tốt cũng không hẳn xấu, nói theo kiểu bát nhã thì thực tướng ông A là "Không", "Không" có nghĩa không hẳn tốt, không hẳn xấu, tùy theo người nhìn ông A.
Người ta thường nói "Thương thì thương cả đường đi, ghét thì ghét cả tông ti họ hàng", câu này nói lên tính cách chủ quan và tương đối của thương ghét. Khi thương thì con đường người đó đi qua ta cũng tưởng tượng những nét đáng yêu. Khi ghét thì ghét cả họ hàng người ấy mặc dù trong đó có nhiều người tốt. Vậy cái gọi tốt, xấu, phải, trái, đúng, sai, hơn, thua, v.v... tự nó không có những tính chất đó, hoàn toàn do người nhìn áp đặt một cách chủ quan rồi tưởng lầm là sự thật.
Những nhà khoa học, trí thức thường tự hào, tin tưởng khoa học là đỉnh cao trí tuệ loài người và đáng tin cậy. Lý thuyết khoa học luôn thay đổi và tiến hóa theo thời gian. Phát minh và lý thuyết của năm xưa nay trở thành lỗi thời, không còn đúng hoàn toàn, vậy sao ta dám chắc những lý thuyết khoa học hiện nay là đúng 100%?
Đơn cử về khoa học vật lý, năm 1687, Isaac Newton khám phá ra lực hút (gravitation) trái đất và các hành tinh, cho rằng không gian và thời gian là cố định, chắc chắn, bất di bất dịch. Đến năm 1905, Albert Einstein phát minh ra thuyết tương đối (relativity), cho rằng không gian và thời gian chỉ hiện hữu một cách tương đối, khiến toàn bộ lý thuyết của Newton bị sụp đổ.
Einstein cho rằng không có vật gì đi nhanh hơn tốc độ ánh sáng, hiện nay khoa học mơ màng thấy có vật đi nhanh hơn ánh sáng, họ tạm đặt tên là tachyon. Nhà khoa học thực sự là người có óc cởi mở, biết đón nhận những quan điểm, lý thuyết của người khác, không cố chấp, bảo thủ quan điểm của mình.
Bệnh nặng nhất của chúng sinh là chấp ngã và ngã kiến. Ai cũng cho mình là phải, đúng. Nhờ hiểu Tánh không nên chúng ta biết cái đúng của mình chỉ là tương đối, ở khía cạnh nào đó, chứ không tuyệt đối. Từ đó chúng ta bớt cố chấp và mở lòng đón nghe cái đúng của người khác.
Thích Trí Siêu
Trích bài viết "Vô Ngã và Tánh Không trong cuộc sống" - Theo Thư Viện Hoa Sen
Dưới mắt các nhà khoa học thời nay, họ thấy nước là H2O (gồm hai nguyên tử Hydrogen và một nguyên tử Oxygen), đi xa hơn họ thấy đó không còn H2O mà là những proton (phân tử) và electron (điện tử), đi xa hơn nữa họ thấy đó là những hạt neutron (trung hòa tử), positron (dương tử) và electron.
Sự vật không có thực chất hay thực tướng, nó hoàn toàn tùy thuộc vào nghiệp lực, trình độ và góc độ người đứng nhìn (hay chủ thể nhận thức). Vì vậy không thể nói sự vật nhất định là thế này hay thế kia. Thí dụ người nào thích ông A thì thấy ông là người tốt, dễ thương, người nào ghét ông A thì thấy ông có nhiều tính xấu. Thực chất hay thực tướng ông A không hẳn tốt cũng không hẳn xấu, nói theo kiểu bát nhã thì thực tướng ông A là "Không", "Không" có nghĩa không hẳn tốt, không hẳn xấu, tùy theo người nhìn ông A.
Người ta thường nói "Thương thì thương cả đường đi, ghét thì ghét cả tông ti họ hàng", câu này nói lên tính cách chủ quan và tương đối của thương ghét. Khi thương thì con đường người đó đi qua ta cũng tưởng tượng những nét đáng yêu. Khi ghét thì ghét cả họ hàng người ấy mặc dù trong đó có nhiều người tốt. Vậy cái gọi tốt, xấu, phải, trái, đúng, sai, hơn, thua, v.v... tự nó không có những tính chất đó, hoàn toàn do người nhìn áp đặt một cách chủ quan rồi tưởng lầm là sự thật.
Những nhà khoa học, trí thức thường tự hào, tin tưởng khoa học là đỉnh cao trí tuệ loài người và đáng tin cậy. Lý thuyết khoa học luôn thay đổi và tiến hóa theo thời gian. Phát minh và lý thuyết của năm xưa nay trở thành lỗi thời, không còn đúng hoàn toàn, vậy sao ta dám chắc những lý thuyết khoa học hiện nay là đúng 100%?
Đơn cử về khoa học vật lý, năm 1687, Isaac Newton khám phá ra lực hút (gravitation) trái đất và các hành tinh, cho rằng không gian và thời gian là cố định, chắc chắn, bất di bất dịch. Đến năm 1905, Albert Einstein phát minh ra thuyết tương đối (relativity), cho rằng không gian và thời gian chỉ hiện hữu một cách tương đối, khiến toàn bộ lý thuyết của Newton bị sụp đổ.
Einstein cho rằng không có vật gì đi nhanh hơn tốc độ ánh sáng, hiện nay khoa học mơ màng thấy có vật đi nhanh hơn ánh sáng, họ tạm đặt tên là tachyon. Nhà khoa học thực sự là người có óc cởi mở, biết đón nhận những quan điểm, lý thuyết của người khác, không cố chấp, bảo thủ quan điểm của mình.
Bệnh nặng nhất của chúng sinh là chấp ngã và ngã kiến. Ai cũng cho mình là phải, đúng. Nhờ hiểu Tánh không nên chúng ta biết cái đúng của mình chỉ là tương đối, ở khía cạnh nào đó, chứ không tuyệt đối. Từ đó chúng ta bớt cố chấp và mở lòng đón nghe cái đúng của người khác.
Thích Trí Siêu
Trích bài viết "Vô Ngã và Tánh Không trong cuộc sống" - Theo Thư Viện Hoa Sen
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét