90 tri kiến sai lầm
Nếu làm theo những tri kiến xấu ác
và/hoặc các tri kiến sai lầm mà không ngay lập tức sửa mình thì có thể
từ thời điểm đó cho đến hết quãng đời còn lại con sẽ đánh mất tất cả cơ
hội để nhận được Phật pháp đích thực.
1. Tri kiến cho rằng, có thể hành thiền để thay thế cho việc đưa các khái niệm vào thực hành là chấp nhận được.
Ngay cả một số vị có đạo hạnh lớn cũng rơi vào tri kiến này. Những người
mà ta đề cập đến là những bậc có đạo đức thực sự. Một số vị trong thời
xưa cũng rơi vào tri kiến này. Ít nhất là họ đã phản ánh tri kiến này
trong các bài giảng của họ, nhưng không làm như vậy trong thực tế. Những
người có tri kiến này thường xuyên sử dụng các thuật ngữ như thiền định
về bồ đề tâm, thiền định về tứ vô lượng tâm và thiền định về thập
thiện.
Nếu một người ngay lúc bắt đầu tu tập mà sử dụng thiền định để thực hành
bồ đề tâm, tứ vô lượng tâm hay thập thiện là tu trì sai. Thực hành
thiền liên quan đến thực chứng khái niệm tính Không, nhận ra rằng các
đặc điểm thuộc tính của hiện tượng là trống rỗng, chứng ngộ sự không bám
chấp, cắt bỏ vọng tưởng, trở về với tâm nguyên thủy.
Làm như điều trên đã làm mất đi sự tu tập thật sự của lòng từ bi. Vì
vậy, nó không thể tạo ra công đức. Làm sao người ta có thể thực hành bồ
đề tâm như vậy? Do đó, khi thực hành tứ vô lượng tâm hay bồ đề tâm,
người mới bắt đầu tu tập không nên dựa vào thiền định hay quán niệm. Họ
phải dựa vào việc luyện tập đưa những khái niệm vào trong thực hành. Họ
phải chuyển đổi những ý niệm cứng nhắc của họ vào hành động thực tế.
Họ nên tập trung tâm trí của họ và chuyển đổi tâm trí đó sang hành động.
Họ phải đưa những khái niệm của họ vào thực hành, thực hiện những việc
mang lại lợi ích cho chúng sinh và thực hành các đề mục pháp mà họ đang
quán chiếu. Họ nên thực hành như vậy một cách cụ thể qua từng lời nói và
từng hành động của họ.
Điều này có nghĩa là đưa những khái niệm vào thực hành. Chỉ khi người ta
thành thạo trong việc đưa những khái niệm vào thực hành thì người ấy
mới có thể thực hành thiền để tu tập đến cảnh giới vô sở trụ. Từ thiền
người ta sẽ nhập vào định. Từ đó người ta có thể thâm nhập sâu vào thực
tế rằng sự rỗng không và sự tồn tại là không khác và cuối cùng có thể
chứng ngộ trạng thái chân không diệu hữu khởi lên từ Phật tánh.
2. Tri kiến cho rằng ngồi thiền là tu dưỡng bản thân.
Một số người nói rằng khi họ ngồi thiền là họ đang tu dưỡng bản thân.
Ngồi thiền không phải là tu dưỡng, đó chỉ là ngồi thiền. Ngồi thiền chỉ
để trực tiếp thể nghiệm mùi vị của bản tính nguyên thủy. Thông qua quan
sát trực tiếp người ta đi đến hiểu được tâm thức và nhìn thấy được bản
tính nguyên thủy của họ.
Tuy nhiên, mục tiêu này không phải lúc nào cũng có thể đạt được. Một số
người sử dụng việc ngồi thiền với mục đích trực tiếp thể nghiệm chân lý
tối hậu của Pháp nhưng không thể làm được như vậy. Tu dưỡng bản thân là
một điều hoàn toàn khác. Ngồi thiền thì chưa được một phần mười của việc
tu tập. Thiền chỉ là một trong sáu ba la mật (lục độ), không liên quan
tới năm ba la mật còn lại. Trong việc tu dưỡng bản thân người ta phải
đối mặt với chúng sinh trong đời sống thực tế, đối mặt với tâm thức của
họ và hành động như Đức Phật đã làm.
3. Tri kiến cho rằng, chỉ đơn giản bắt ấn và niệm chú là thực hành Pháp.
Một số người bắt ấn và niệm chú và nghĩ rằng họ đang thực hành pháp.
Điều này là sai lầm. Đó không phải là thực hành pháp. Ngoài bắt ấn và
niệm chú, một bài thực hành pháp phải bao gồm các pháp khí, quán tưởng,
phương hướng, thời gian và tất cả những nghi thức được nêu trong tài
liệu hướng dẫn hành trì pháp.
4. Tri kiến cho rằng, việc chỉ thực hành một pháp đã là tu dưỡng bản thân.
tri kiến cho rằng việc chỉ thực hành một pháp cụ thể đã là tu tập là một
tri kiến sai lầm. Một thực hành pháp là một thực hành pháp. Đó không
phải là tu dưỡng bản thân. Tu dưỡng đòi hỏi phải thực hiện bồ đề tâm của
lòng đại bi, phải tuân thủ các giới luật và nhiều điều khác.
5. Tri kiến cho rằng, việc nghiên cứu giáo lý trong kinh điển là tu dưỡng bản thân.
Một số người dành tất cả thời gian của mình nghiên cứu các giáo lý trong
kinh điển. Họ có thể trì tụng kinh điển thuộc lòng và lưu loát. Họ tự
gọi mình là người tu tập Phật giáo. Điều đó là không chính xác. Họ chỉ
là những học giả Phật giáo tham gia vào nghiên cứu Phật giáo. Họ không
phải là người tu tập. Chúng ta không nên chấp nhận tri kiến sai lầm này.
Chấp nhận nó có nghĩa là bản thân các con cũng có tri kiến sai lầm này
hoặc các con chấp nhận người khác có tri kiến sai lầm này. Dù với cách
nào thì nó cũng phản ánh một quan niệm sai lầm.
6. Tri kiến cho rằng, một người có tri kiến xấu ác và sai lầm vẫn
có thể phát triển thành công những năng lực siêu nhiên thông qua sự thực
hành của người đó.
Trong trường hợp này, người đã rơi vào tri kiến xấu ác hay tri kiến sai
lầm nhưng vẫn nghĩ rằng họ có thể phát triển thành công năng lực siêu
nhiên thông qua việc thực hành. Họ nghĩ rằng một ngày bánh trung thu sẽ
rơi từ trên trời xuống khi họ đưa bàn tay mình ra hoặc hễ họ ra lệnh thì
các vị hộ pháp sẽ xuất hiện ngay lập tức.
Điều đó là không thể. Không có những điều như vậy. Chỉ cần các con rơi
vào tri kiến xấu ác hay tri kiến sai lầm các con sẽ không thể phát triển
năng lực siêu nhiên thông qua thực tập. Thậm chí dù các con có phát
triển năng lực siêu nhiên thì rồi nó cũng sẽ biến mất. Có hai vị
rinpoche là hai ví dụ sống: Một người trong số họ đã có một nền tảng tốt
trong Phật pháp. Vì vậy, ông ta yêu cầu được thọ quán đảnh Thiền Nhất
Vị trong “Giải Thoát Đại Thủ Ấn Tối Thượng”.
Tuy nhiên, sau khi nhận được lễ quán đảnh đó, ông ta không thể nhập định
vào cảnh giới nhất vị, ở đó sự trống rỗng và tồn tại là một và giống
nhau. Điều duy nhất có thể được làm là thực hiện một lễ quán đảnh khác,
lần này là lễ quán đảnh Thần Tài Trắng. Sau khi nhận lễ quán đảnh Thần
Tài Trắng, ông ta vẫn không thể đạt đuợc trạng thái phát sinh. Vì vậy
việc nhận quán đảnh đã không thành công.
Vị rinpoche khác đã thực hành pháp tập trung nội nhiệt (tummo), ông ta
có thể nâng nhiệt độ cơ thể của mình lên đến 163 độ F (73 độ C). Tuy
nhiên, sau đó điều lạ lùng đã xảy ra. Nhiệt độ cơ thể ông có được từ
việc thực hành pháp tập trung nội nhiệt càng ngày càng hạ thấp và hoàn
toàn biến mất trong vòng nửa năm. Ông trở lại với tình trạng ban đầu của
một chúng sinh bình thường.
Cả hai vị rinpoche đều thấy nguyên nhân các vấn đề của họ. Đó là họ đã
rơi vào tri kiến xấu ác và tri kiến sai lầm. Một trong những vị rinpoche
ngay lập tức sửa chữa chính mình. Ông đã nhận được một quán đảnh khác
nhưng vẫn không thành công, Ông ta đã nhiều lần tìm nguyên nhân và đã
tìm ra hơn ba tri kiến xấu ác hay tri kiến sai lầm ông đã rơi vào. Tuy
nhiên, vì ông ta không sám hối triệt để, nên việc nhận quán đảnh lại vẫn
không thành công. Cuối cùng ông ta đã sám hối một cách sâu sắc triệt
để. Sau đó, ông ta đã có thể trải nghiệm trạng thái phát sinh trong suốt
lần quán đảnh kế tiếp.
Vị rinpoche thứ hai là người đã thực hành pháp tập trung nội nhiệt. Sau
khi ông ta sám hối triệt để từ tận lòng mình, một điều rất tuyệt vời đã
xảy ra với sức nóng bên trong của ông. Nhiệt độ tâm phong minh điểm, tam
mạch, ngũ luân, và mật luân của ông đều tăng theo từng ngày. Sự thực
hành giáo pháp Tummo của ông từ từ trở về trạng thái ban đầu.
Chỉ hai ví dụ này đã nói rõ triệt để về điều trên. Vì vậy, tất cả mọi
người phải nhớ rằng không thể có việc một người rơi vào tri kiến xấu ác
và tri kiến sai lầm lại có thể đạt được năng lực siêu nhiên hay sự chứng
ngộ.
7. Tri kiến cho rằng, việc một bậc thầy có thể đưa ra những yêu cầu phi lý đối với học trò là chấp nhận được.
Thậm chí có rất nhiều người được gọi là đạo hạnh rơi vào tri kiến này.
Họ tự coi mình là quá tuyệt vời và nghĩ rằng đệ tử phải chấp nhận những
yêu cầu vô lý của họ như là một biểu hiện tuân theo của ba nghiệp. Trên
thực tế, những người được gọi là đạo hạnh như vậy có tâm thái ích kỷ của
một kẻ phàm phu. Họ chắc chắn không có những khả năng siêu nhiên thật
sự. Tri kiến như vậy là sai lầm.
Có lẽ họ hành động theo những lời nói sai lầm của các bậc đạo hạnh thuở
xưa. Trên thực tế, họ đã sai bất kể việc họ dựa vào quy định của bất cứ
bậc đạo hạnh ngày xưa nào. Một bậc thầy không có quyền đưa ra một yêu
cầu vô lý đối với đệ tử. Nếu vị thầy là một bậc thánh thì càng phải
giảng pháp một cách đúng đắn hơn. Ông ta không nên gây ra thậm chí một
chút hiểu lầm có thể tổn hại về thể chất hoặc tinh thần cho đệ tử. Một
bậc thầy linh thánh càng phải dùng đạo đức vô tư vị tha của mình để thu
hút chúng sinh đến với Phật pháp.
Bất cứ ai nghĩ rằng một bậc thầy có thể đưa ra những yêu cầu phi lý đối
với đệ tử là chứa chấp tri kiến sai lầm này. Tuy nhiên, chỉ trong một
trường hợp vị thầy kiểm tra đệ tử để xem duyên nghiệp đệ tử đó đối với
Pháp, bậc thầy có thể sử dụng các phương pháp đặc biệt để quan sát đệ
tử.
Tuy vậy, một tiêu chuẩn cơ bản là người thầy phải làm điều đó dựa trên
tấm lòng đại bi dành cho đệ tử và vì lợi ích tương lai của đệ tử hơn là
lợi ích cá nhân của người thầy. Hơn nữa, những người duy nhất đủ điều
kiện để thực hiện những bài kiểm tra như vậy là những bậc thầy linh
thánh, những bậc thầy đã đạt đến hai bậc cao nhất trong sáu bậc của năng
lực kim cương. Ví dụ như đạo sư Marpa, người đã kiểm tra tổ sư
Milarepa.
8. Tri kiến cho rằng, việc nghe hoặc đọc những quan niệm ngoại đạo
của ai đó mà không lưu ý với thính chúng rằng đó là những quan niệm
ngoại đạo là chấp nhận được.
Những người có quan niệm này khi thấy ai đó tuyên truyền tà thuyết có
hại cho chúng sinh, họ chỉ nghĩ đến việc tu tập của bản thân mà không
quan tâm đến người khác. Họ nghĩ: “Sai lầm của người khác tức là sai lầm
của tôi. Xem tất cả mọi người như là một thực thể chính là có một lòng
đại bi. Tôi sẽ không nói cho người khác biết về điều này. Tôi sẽ không
làm điều đó. Tôi sẽ chỉ tập trung vào tu tập bản thân".
tri kiến như vậy là sai lầm. Các con phải làm tất cả những gì các con có
thể để ngăn chặn những tà thuyết. Các con nên nói cho những người đã
nghe các ý tưởng đó như thế này: “Tất cả những gì các bạn đã nghe là
những tà thuyết đi ngược lại những giáo lý kinh điển. Thầy của chúng tôi
đức Dorje Chang III tuyệt đối không giảng như vậy.” Các con phải ghi
nhớ một điều. Bất cứ khi nào các con nhìn thấy một người tuyên truyền
những tà thuyết, các con phải báo cho chúng sinh để họ hiểu. Đừng để
những tà thuyết của người ấy tiếp tục lan truyền làm hại chúng sinh
nhiều hơn.
Tuy nhiên các con phải ghi nhớ rằng nếu những lời nói ti tiện của kẻ ấy
trực tiếp làm tổn hại đến con thì hãy nghĩ rằng, “Sai lầm của người khác
tức là sai lầm của mình. Xem tất cả mọi người như là một thực thể chính
là lòng đại bi.” Các con con nên lặng lẽ chịu đựng sự sỉ nhục đó và
không nên nói cho người khác biết về nó.
9. Tri kiến cho rằng việc ốm đau có thể chữa khỏi được bằng sự cầu nguyện gia trì mà không cần tu dưỡng bản thân.
Những người có tri kiến này nghĩ rằng không tu dưỡng bản thân thì bệnh
của họ vẫn có thể được chữa khỏi chỉ bằng cách cầu chư Phật và chư Bồ
tát hay đạo sư của họ gia trì cho họ. Suy nghĩ như vậy là sai lầm. Người
ta phải tu dưỡng bản thân. Tu dưỡng bản thân, cầu nguyện sự gia trì
cộng thêm uống thuốc, làm tất cả những điều đó thì bệnh của người ấy mới
được chữa khỏi.
10. Tri kiến cho rằng, thuốc của Phật giáo có thể chữa trị mọi chứng bệnh.
Những người có tri kiến này nghĩ rằng những loại thuốc khác nhau như là
thuốc kéo dài cuộc sống (trường thọ hoàn), thuốc quý giá nhất (chí bảo
hoàn), thuốc quý (đại bảo hoàn), thuốc kim cương (kim cương hoàn), thuốc
cam lộ (cam lộ hoàn) có thể chữa được bách bệnh. Đây là điều vô lý, các
con không nên chấp nhận. Tri kiến này là vi phạm luật nhân quả. Nếu các
con chấp nhận nó các con đã rơi vào tri kiến sai lầm. Không sai, ta có
rất nhiều thuốc của Phật. Hơn nữa đều là thuốc quý. Trong đó có nhiều
loại thuốc linh thánh thật sự có sức gia trì rất lớn. Tuy nhiên, chúng
tuyệt đối không phải là thuốc chữa trị bách bệnh.
11. Tri kiến cho rằng, một người có thể ăn thịt sau khi người đó được xuống tóc và trở thành tu sĩ.
Sau khi một người đã xuống tóc và trở thành một tu sĩ, người đó sẽ thọ
nhận các giới luật, chẳng hạn như giới luật dành cho các nữ tu mới tu
(sa-di ni giới), giới luật dành cho các nhà sư nam mới tu (sa-di giới),
giới luật dành cho nữ tu (tỉ -khâu ni giới), giới luật dành cho các nhà
sư nam(tỉ-khâu giới) v.v.. Một khi các con đã thọ nhận những giới luật
như thế, các con không được phép ăn thịt. Đây là một quy định rất nghiêm
ngặt. Dù các con ở trong bất cứ địa vị nào, nếu ăn thịt các con sẽ bị
vi phạm giới luật.
12. Tri kiến cho rằng, không cần phải thực hành Bồ-đề tâm sau khi con đã nhận được quán đảnh cao cấp.
Những người có tri kiến này cho rằng: “Hôm nay tôi đã thực hành một bài
Pháp cao cấp. Tại sao tôi phải thực hành Bồ-đề tâm nữa? Pháp mà tôi nhận
được tuyệt vời như vậy, tôi sẽ sớm đạt được thành tựu. Tôi không cần
thực hành Bồ-đề tâm nữa.” Đây là tri kiến sai lầm. Nếu người ta không
hành động xuất phát tử Bồ-đề tâm, thì kết quả thực hành bất kỳ một Pháp
cao cấp nào đều sẽ giống như sự phản chiếu của mặt trăng trên mặt nước
hoặc sự phản chiếu của những bông hoa trong gương - nhìn thấy được nhưng
không có thật.
13. Tri kiến cho rằng, không thực hành sáu hạnh ba la mật là chấp nhận được.
Cho dù các con đang thực hành Pháp nào, các con vẫn phải thực hành sáu
hạnh ba la mật: bố thí, trì giới, tinh tấn, nhẫn nhục, thiền định và trí
tuệ. Nếu các con nghĩ rằng các con không cần phải thực hành sáu hạnh ba
la mật thì các con đã rơi vào tri kiến sai lầm. Dù các con có thực hành
bất kỳ Pháp nào cũng không thể thay thế cho sáu hạnh ba la mật.
14. Tri kiến cho rằng, có tồn tại một Pháp tối thượng có thể phù hợp với tất cả chúng sinh.
Các đệ tử của ta thường nói: “Pháp của chúng tôi là cao cấp nhât. Pháp
của Đức Dorje Chang III là tối thượng. Nó là vô song. Nó có thể cứu độ
tất cả chúng sinh. Không có chúng sinh nào mà Pháp này không cứu độ
được!” Hôm nay ta nói cho tất cả các con rằng tri kiến này là sai lầm.
Có một số chúng sinh không thể cứu độ được, một số chúng sinh là những
kẻ xấu ác. Họ thậm chí còn phỉ báng Pháp. Ba nghiệp của họ sẽ không phù
hợp với Pháp. Một số người trong họ thực sự là ma quỷ muốn chống lại
Phật Pháp.
Hơn nữa, trong Phật Pháp, không có Pháp nào là Pháp tối thượng phù hợp
với tất cả chúng sinh. Chưa bao giờ có một Pháp nào như vậy. Trong số
tất cả các chư Phật, không có một vị Phật nào có Pháp như vậy. Chúng
sinh là những thực thể với những duyên nghiệp khác nhau. Một người sẽ
trải nghiệm được kết quả lợi lạc từ việc thực hành Pháp chỉ khi Pháp đó
phù hợp với người ấy. Một người sẽ không thể trải nghiệm được lợi ích từ
việc thực hành Pháp nếu Pháp đó không phù hợp với người ấy.
Mặc dù có Pháp vô cùng tuyệt vời, nhưng một bậc thầy sở hữu Pháp đó sẽ
không dạy cho người không có đủ lòng sùng mộ. Thậm chí nếu vị thầy có
dạy Pháp như vậy cho người đó thì họ cũng không thể thực hành Pháp thành
công. Vì vậy, mặc dù Pháp như vậy là tốt nhưng nó vẫn không thể cứu độ
được họ.
15. Tri kiến cho rằng, có thể tiến hành một buổi lễ quán đảnh ở một vị trí cách xa nơi mà người nhận quán đảnh đang ở.
Luôn luôn có những buổi lễ quán đảnh như vậy trong xã hội. Những người
thực hiện chúng thực chất là những thầy giả hiệu. Ví dụ, một ai đó đang ở
một nơi xa, ông ta gửi một số tiền cùng với tên và địa chỉ của mình cho
một hành giả Mật tông - người sẽ tiến hành buổi lễ quán đảnh. Vị hành
giả Mật tông này sau đó sẽ tiến hành một buổi lễ quán đảnh cho người đó.
Đó gọi là lễ quán đảnh từ xa. Những người tiến hành nó là những kẻ hoàn
toàn bịp bợm.
Mặc dù họ mặc y áo của người tu tập Phật giáo nhưng họ chỉ là những kẻ
phàm phu tục tử xấu ác. Các con phải hiểu rằng trước khi các con học một
Pháp, cần phải xác định liệu các con có một nền tảng tâm linh phù hợp
và liệu các con có là người phù hợp để nhận Pháp đó hay không. Các con
phải trải qua sự quan sát và kiểm tra rất nghiêm ngặt. Một buổi lễ quán
đảnh không thể được tiến hành cho một người không gặp gỡ người thực hiện
lễ quán đảnh, người chưa trải qua những bài kiểm tra và người chưa được
xác định phù hợp với những tiêu chuẩn của Pháp. Nếu các con đồng ý với
tri kiến nhận lễ quán đảnh từ xa là các con đã sai lầm.
16. Tri kiến cho rằng, miễn là con làm việc thiện, con có thể đạt giải thoát mà không cần thực hành Pháp.
Những người có tri kiến này cho rằng miễn là họ làm việc thiện như: xây
nhiều chùa, mở một số tuyến đường hoặc cung cấp cứu trợ cho một số người
có nhu cầu, họ có thể đạt được giải thoát mà không cần thực hành Pháp.
Đây là tri kiến sai lầm. Làm những việc tốt như vậy sẽ nhận được nghiệp
quả hạn chế như những phước báu ở cõi người và cõi trời. Nó sẽ không dẫn
đến giải thoát. Người ta có thể đạt được giải thoát chỉ khi người đó
kết hợp làm viện thiện cùng với sự tu tập và thực hành Pháp.
17. Tri kiến cho rằng, việc cắt bỏ bám chấp vào bản ngã đồng nghĩa với việc không quan tâm đến sự khổ đau của những người khác.
Trong nổ lực thoát khỏi bám chấp vào bản ngã, những người có tri kiến
này cho rằng họ không phải quan tâm đến nỗi đau khổ của người khác, thậm
chí cho dù là người thân của họ đang đau khổ. Họ nghĩ rằng nếu quan tâm
đến bệnh tật hay nỗi buồn của người khác, họ sẽ bị bó buộc bởi sự lo
lắng về những nỗi đau đó. Họ quyết định làm ngơ trước những nỗi đau như
vậy và nghĩ rằng đó là cắt bỏ bám chấp vào bản ngã.
Đây là một tri kiến sai lầm. Cắt bỏ bám chấp vào bản ngã có nghĩa là đặt
lợi ích của bản thân xuống sau cùng và đặt lợi ích của người khác lên
trên đầu. Nó có nghĩa là không làm hại kẻ khác về thể chất hoặc tinh
thần và không làm họ đau buồn. Tuy nhiên, tất cả những gì chúng ta làm
phải xuất phát từ bồ đề tâm. Chúng ta không được tạo ra bất kỳ bám chấp
nào vào bản ngã. Đây là sự tu tập thật sự để cắt bỏ bám chấp vào bản
ngã.
18. Tri kiến cho rằng, việc thực chứng tánh Không không liên quan đến trình độ chứng ngộ và công đức.
Ngày xưa có nhiều người đi theo tri kiến này, ngày nay cũng có nhiều
người như vậy. Những người có tri kiến này nghĩ rằng việc thực chứng
tính Không có nghĩa là hiểu được sự rỗng không của tứ đại và sống một
cuộc sống không bị ô nhiễm bởi các đối tượng của sáu giác quan. Làm sao
công đức và năng lực thực chứng lại có thể tồn tại trong tính Không đây?
Đây là một tri kiến sai lầm. Tất cả các năng lực siêu nhiên đều phát
sinh từ việc thực chứng tính Không. Những thực chứng về tính Không đạt
được thông qua công đức tính luỹ được từ tu tập. Chỉ bằng cách chuyển
đổi nghiệp của một người thông qua tu tập tích lũy công đức mà người ấy
mới có thể thực chứng tính Không. Đó là lý do tại sao Đức Phật dạy tất
cả chúng sinh liên tục thực hành sáu hạnh ba la mật, tuân thủ các giới
luật và v.v… Đây là cách nhìn mà từ đó con nên cố gắng hiểu vấn đề này.
19. Tri kiến cho rằng, tất cả
những người lãnh đạo một dòng truyền thừa chính thống đều là những đạo
sư xứng đáng đứng đầu dòng phái của họ.
Những người có tri kiến này nghĩ rằng một bậc thầy dẫn dắt một dòng
truyền thừa pháp chính thống phải là những đạo sư đứng đầu hợp pháp dòng
phái của họ. Tình hình này gây ra sự nhầm lẫn và hỗn loạn lớn trong
giới Phật giáo và là một vấn đề nghiêm trọng nhất. Có thể nói rằng trong
số một trăm người được gọi là bậc thầy lãnh đạo dòng truyền thừa chính
thống của họ, hầu như tất cả là giả mạo.
Vậy dòng truyền thừa của họ có chính thống không? Dòng truyền thừa của
họ là chính thống, nhưng thường thì sự tu tập và thực hành của họ là
sai. Trong số một ngàn vị thầy lãnh đạo dòng phái có lẽ chỉ duy nhất một
vị là lãnh đạo xứng đáng dẫn đầu dòng phái của họ. Đó là bởi vì tu tập
là hành vi của cá nhân. Việc một bậc thầy dẫn đầu của dòng truyền thừa
chính thống là xứng đáng phải phụ thuộc vào sự tu dưỡng và thực hành cụ
thể. Các con không thể chỉ đơn giản nhìn vào dòng truyền thừa của họ mà
xác định sự xứng đáng của họ.
Ví dụ, ta, Kim Cương Trì III trực tiếp truyền pháp. Đây là dòng truyền
thừa Pháp đích thực. Các đệ tử của ta thường tu dưỡng bản thân và thực
hành tốt. Những năng lực siêu nhiên mà họ đã thực chứng có được là rất
hiếm hoi và ít thấy trên thế giới này. Tuy nhiên, ta vẫn có không ít đệ
tử, bao gồm cả một số là các bậc thầy, đi theo tri kiến xấu ác và tri
kiến sai lầm. Hơn nữa, họ không chỉ rơi vào một hoặc hai trong số những
tri kiến đó. Vì vậy, tất cả các con phải chú ý vấn đề này. Dùng 128 tri
kiến này để xác định người nào có sự hiểu biết đúng đắn và có tri kiến
đúng đắn hay không và người nào là một đạo sư xứng đáng dẫn đầu dòng
phái của họ.
Một vài đệ tử nói với ta: “Thưa sư phụ, Ngài có thể nói về những tri
kiến sai lầm một cách mềm mại hơn không? Nếu không, làm thế nào chúng
con có thể ra ngoài và cứu độ chúng sinh? Có tông phái nào nói rằng đệ
tử của họ là có vấn đề? Dù thế nào không phải là chúng con vẫn tốt hơn
nhiều so với những người được gọi là cao tăng và những đại đức ở các
tông phái của họ sao?” Ta nói với họ "Cho dù con có tốt hơn họ nhiều hay
ít đều vô dụng. Các con phải trở thành những vị thầy thuần tịnh trên
con đường đi đến giác ngộ. Thậm chí nếu các vị thầy trong giới Phật
giáo, bao gồm tất cả các con, tất cả đều than phiền về ta và rời bỏ ta,
ta vẫn phải nói về những hiểu biết đúng đắn và những quan niệm đúng đắn
để duy trì giáo Pháp thật sự của các đấng Như Lai và bảo vệ những gốc rễ
trí huệ của chúng sinh dẫn đến giải thoát."
20. Tri kiến cho rằng việc tiến hành một buổi lễ quán đảnh hoặc truyền Phật pháp vì tiền là chấp nhận được.
Có những người tổ chức ngay lập tức một lễ quán đảnh cho một người nào
đó sau khi nhận được tiền cúng dường của họ. Làm như vậy là đã rơi vào
tri kiến sai lầm. Cho dù một lễ quán đánh được tổ chức hay không nên
được dựa trên năng lực tâm linh và thiện căn của người được nhận. Không
được để một lễ quán đảnh được thực hiện đơn giản chỉ dựa trên sự cúng
dường bằng tiền bạc.
Các đệ tử nên cúng dường cho thầy của họ. Dĩ nhiên, ta không nói là các
con nên cúng dường cho ta. Ta đã nói là ta không nhận cúng dường. Điểm
mấu chốt là phải có một sự hiểu biết rõ rằng sau đây: một người không
nên nhận một lễ quan đánh chỉ vì người đó đã trả tiền và người ta không
nên nhận Phật pháp chỉ vì người đó đã trả tiền. Một lễ quán đảnh được
thực hiện dựa trên tiền bạc là một lễ quán đảnh sai trái.
Điều này cũng có nghĩa những ai tổ chức lễ quán đảnh khi được trả tiền
là những vị thầy giả mạo. Nếu các con không tin điều này, thì hãy để vị
thầy như vậy làm bài kiểm tra sáu bộ về những phẩm chất của một vị thầy.
Các con sẽ thấy ngay vị thầy đó là thật hay giả.
21. Tri kiến cho rằng, những ai được kế thừa vị trí lãnh đạo của một ngôi chùa lớn chắc chắn là một bậc thánh nhân đạo hạnh.
Có một số ngôi chùa rất lớn. Và khi có ai đó kế thừa vị trí cao nhất của
ngôi chùa như vậy, tất cả mọi người thường nghĩ rằng người kế tục này
chắc chắn là một thánh nhân. Điều đó không đúng! Hãy nhớ những gì ta nói
ở đây. Không có gì đảm bảo rằng người đứng đầu một ngôi chùa vĩ đại là
một thánh nhân. Ông ta có thể là một thánh nhân, hoặc ông ta cũng có thể
chỉ là một người bình thường. Tất cả mọi thứ phải dựa trên chân lý
tuyệt đối, chứ không phải trên bất cứ điều gì khác ngoài chân lý tuyệt
đối.
22. Tri kiến cho rằng, một ngôi chùa nhỏ chẳng có vị tu sĩ nào xuất sắc.
Khi một người theo tri kiến này thấy một ngôi chùa rất nhỏ và chỉ có hai
nhà sư, họ sẽ thắc mắc làm sao một ngôi chùa bé như vậy có thể có nổi
tu sĩ xuất sắc nào ở đó? Đối với họ, điều đó là không thể. Đây cũng là
một tri kiến sai lầm. Một ngôi chùa nhỏ cũng có thể có các tu sĩ xuất
sắc. Không thể kết luận một tu sĩ có xuất sắc hay không thông qua tầm cỡ
ngôi chùa nơi tu sĩ đó cư trú trong hay thông qua dòng truyền thừa của
người đó. Nếu sự tu tập, thành tựu và sự thực chứng của tu sĩ đó lớn
lao, thì họ sẽ là tu sĩ xuất sắc. Những người bình thường không biết về
dòng truyền thừa của một số tu sĩ xuất sắc vì những tu sĩ thực sự xuất
sắc này không khoe khoang tự ca ngợi mình do bám chấm vào bản ngã. Họ
không tiết lộ về bản thân mình. Ví dụ đã có sự thắc mắc về nơi mà Kaichu
Rinpoche đã học được năng lực tập trung nội nhiệt (tummo) của mình.
Người bình thường không có cách nào biết được dòng truyền thừa mà từ đó
ông đã nhận được Pháp này. Tới giờ họ vẫn không biết.
23. Tri kiến cho rằng, việc giảm bớt tinh tấn trong thực hành sau
khi đã hiểu tâm và thấy bản tính tự nhiên của con là chấp nhận được.
Có những người hiểu tâm và thấy bản tính tự nhiên của họ. Sau khi họ đạt
được năng lực chứng ngộ và hiểu bản chất của mọi hiện tượng và chân
như, họ giảm bớt sự tinh tấn thực hành. Họ không còn cảm hứng thực hành
giáo pháp và không thực hành tinh tấn sáu hạnh ba-la-mật. Họ chỉ muốn
lặp lại một hoặc hai câu châm ngôn. Trong quá trình giảng dạy người
khác, họ nói, "Hãy nhớ những gì ta sắp nói. Con phải quán tưởng. Quán
tưởng năng lượng này và giữ vững. Tâm thức của con phải đứng yên. Hãy để
suy nghĩ đã sinh của con ra đi và không để phát sinh suy nghĩ tiếp
theo...” Những từ như vậy hoàn toàn là tà thuyết của ngoại đạo, hoàn
toàn vô nghĩa và và hoàn toàn sai lầm. Một dạo sư cần dạy cho người khác
cách tu tập và hành động trong bồ đề tâm. Đó là những điều mà người đã
hiểu tâm và nhìn thấy bản tính tự nhiên của họ nên làm.
24. Tri kiến cho rằng, việc trì hoãn học hỏi giáo lý đạo Phật cho
tới khi con hết vướng bận những việc thế gian là chấp nhận được.
Một số người nghĩ rằng, "Hiện tại tôi rất bận rộn. Tôi sẽ học hỏi Phật
pháp sau khi hoàn tất công việc đang làm” hoặc "Tôi sẽ học hỏi Phật pháp
sau khi doanh nghiệp của tôi phát triển tốt" hoặc "Tôi sẽ học hỏi Phật
pháp sau khi đã già hơn và nghỉ hưu”. Ngay khi con nghĩ như thế, con đã
gieo những hạt giống của sự suy đồi. Những hạt giống đó được trồng ngay
tại thời điểm con có tri kiến sai lầm này. Việc học Phật pháp phải được
bắt đầu ngay bây giờ. Tư duy đúng đắn phải được thiết lập ngay lập tức.
Con nên bắt đầu ngay bây giờ - tại thời điểm này trong khi ta đang
giảng. Vì người ta không thể xác định được ngày tháng mình sẽ ra đi và
con không biết ngày con sẽ chết.
25. Tri kiến cho rằng, một người có số lượng lớn đệ tử là một bậc thánh nhân và đạo hạnh.
Khi những người có tri kiến rằng ai đó có một số lượng lớn các môn đồ,
chẳng hạn như trên một trăm ngàn, hơn một triệu, ba hoặc bốn triệu, họ
nghĩ rằng, "Điều này thật đáng kinh ngạc. Ông ấy là một bậc thánh vĩ
đại!” tri kiến như vậy là sai lầm. Dù một người có thể có nhiều đệ tử
đến thế nào, ông ấy có thể vẫn không phải là một bậc thánh. Trong số
những người có nhiều đệ tử, có những người thực sự là những bậc thánh vĩ
đại. Một trong số họ là đức Pháp vương Dodrupchen IV Thupten
Trinle Palzang, hóa thân của đức Liên Hoa Sanh. Vì thế, con hãy nhớ
phải rất cẩn thận. Sự nổi tiếng của một người không phản ánh bản chất
thực chứng linh thánh của người đó.
Ta biết ba vị thánh nhân đạo hạnh vĩ đại; một trong số đó có một ít đệ
tử là các rinpoche, và hai vị còn lại chưa bao giờ có bất kỳ một đệ tử
nào. Tuy nhiên, trong số những vị pháp vương giả mạo, rinpoche giả mạo,
và các vị giảng sư giả mạo – những người có hơn một triệu người môn đệ
và nói những lý thuyết rỗng tuếch, đã có ai trong số những người này thể
hiện chứng ngộ cao và đạt được thành tựu tuyệt vời như ba vị ta đã nói ở
trên hay chưa? Họ thậm chí không thể tiến gần tới cấp độ của ba vị kia.
Vì vậy, đó là tri kiến sai lầm khi coi một người là bậc thánh dựa trên
số lượng đệ tử mà ông ta có.
26. Tri kiến cho rằng, việc coi một người không có sự thực chứng
linh thánh và Bồ-đề tâm như là một bậc thánh nhân thực thụ là chấp nhận
được.
Một số người vừa không có cả sự thực chứng inh thánh lẫn Bồ-đề tâm. Tuy
nhiên, những bài giảng pháp của họ lại thu hút người nghe và rất dễ chịu
với người nghe. Hơn nữa, vì thế gian không hiểu các kinh điển và luận
giải, họ đánh giá sai về những người này. Tất cả điều đó dẫn tới kết quả
là những người như vậy đang được coi như là những bậc thánh. Tri kiến
này là một sai lầm. Một bậc thánh thực sự phải có sự thực chứng linh
thánh, và người đó còn phải có Bồ-đề tâm. Không thể thiếu một trong hai
điều này.
27. Tri kiến cho rằng, có thể coi terma (bảo tạng) như một bảo bối trong khi terma không phải là terma đúng nghĩa.
Nhiều bậc đạo hạnh và các rinpoche ở Tây Tạng thường đưa một terma ra
cho những người khác xem và nói với họ rằng đó là terma. Họ nói rằng một
terma như vậy đã được một vị lama nào đó hay một vị pháp vương vĩ đại
nào đó trong tháng nào đó, của năm nào đó, tại địa điểm nào đó đã khám
phá ra. Đó không phải là một terma đúng nghĩa. Một terma đúng nghĩa là
gì? Là terma đó phải được xác thực. Việc xác thực này sẽ chứng minh một
terma được nói tới có chính thống hay không. Một pháp cụ thể phải được
thực hiện theo đúng giáo pháp. Nếu trong lúc thực hiện pháp đó, các hiện
tượng linh thánh được nhìn thấy chứ không phải là hiện tượng ảo huyễn
hay chỉ là sự thay đổi ánh sáng, hình dáng và màu sắc, thì nó có thể
được gọi là terma đúng nghĩa. Nếu con coi bất cứ thứ gì không phải là
một terma đúng nghĩa như một terma chính thống, thì con đang có tri kiến
sai lầm này.
28. Tri kiến cho rằng, việc cố ý chối bỏ những gì mà thực tế con đã nói hoặc làm là chấp nhận được.
Một bậc thánh chắc chắn sẽ không phủ nhận những gì mình đã nói hoặc đã
làm. Bất cứ ai không thực hiện những gì họ nói rằng họ sẽ thực hiện hoặc
những người phủ nhận những gì trong thực tế họ đã làm, thì người đó
không phải là thánh nhân. Họ không phải là một vị thầy có đủ tư cách.
Con đi theo tri kiến sai lầm này nếu bản thân con có nó và hành động
theo nó, hoặc nếu con chấp thuận những người khác có nó và hành động
theo nó.
29. Tri kiến cho rằng, việc cố ý che giấu những vấn đề với bậc thầy đạo hạnh và linh thánh của con là chấp nhận được.
Một số người cố tình che giấu những vấn đề với đạo sư linh thánh của họ.
Họ lo sợ sẽ bị người thầy linh thánh chỉ trích, phê bình nếu đạo sư
biết về những vấn đề đó. Hoặc họ cảm thấy quá xấu hổ khi phải nói ra
những điều đó với đạo sư linh thánh của mình. Vì vậy, họ cố tình che
giấu các vấn đề với đạo sư. Đây là một tri kiến sai lầm.
30. Tri kiến cho rằng, con có thể trở nên thành tựu trong Pháp nếu con có một hay vài viên trong năm loại thuốc vĩ đại.
Những người có tri kiến này nghĩ rằng họ có thể thành tựu một khi họ có
một viên thuốc kim cương (kim cương hoàn), thuốc quý (đại bảo hoàn),
thuốc quý giá nhất (chí bảo hoàn), thuốc cam lộ (cam lộ hoàn), và/hoặc
thuốc trường thọ (trường thọ hoàn). Có những viên thuốc là một điều tốt
nhưng không liên quan gì tới việc đạt được các thành tựu. Một người phải
dựa vào sự tu tập thực sự để trở nên thành tựu.
31. Tri kiến cho rằng, con không có hạt giống để trở thành một vị Phật bởi vì con quá nặng nghiệp.
Một số người nghĩ rằng họ quá nặng nghiệp. Họ nghĩ “Nghiệp xấu của tôi
quá nặng. Nghiệp tiêu cực của tôi quá sâu dày. Tôi đã làm nhiều điều xấu
xa. Than ôi, tôi thật đáng thương. Tôi sẽ không bao giờ có được hạt
giống để trở thành một vị Phật." Đây là một tri kiến sai lầm. Cho dù
nghiệp của con nặng nề đến thế nào, miễn là con thành khẩn hối cải, trở
thành người tốt, tu dưỡng bản thân và học hỏi Phật pháp thật tốt, con
cũng có thể đạt đến giác ngộ.
32. Tri kiến cho rằng, một chúng sinh ở cõi phi nhân không có Phật tính.
Những ai theo tri kiến này nghĩ rằng, chỉ có mỗi loài người có Phật tính
và tất cả các loài còn lại thì không. Họ nghĩ rằng một số chúng sinh
khác đương nhiên ở cấp thấp và một số khác đương nhiên được sinh ra chỉ
để làm thức ăn cho con người. Nghĩ như vậy là sai lầm. Mọi sinh linh
sống đều bình đẳng. Tất cả họ đều có cảm xúc. Tất cả họ đều có buồn và
vui. Hơn nữa, tất cả họ đều nằm trong sáu cõi luân hồi và chuyển từ cõi
giới này sang cõi giới khác thông qua sự tái sinh. Hãy suy ngẫm về điều
này và con sẽ hiểu. Loài người có Phật tính. Liệu có thể nào một người
tái sinh thành một con chim, thì chú chim đó lại không thể có Phật tính
hay sao?
33. Tri kiến cho rằng, miễn là một người học hỏi giáo Pháp, người ấy có thể đạt những năng lực thực chứng.
Những ai theo tri kiến này nghĩ rằng, miễn là họ học hỏi giáo Phật, chắc
chắn họ sẽ ó được năng lực thực chứng. Điều này là không thể. Một người
phải dựa vào sự tu tập để có được khả năng thực chứng. Đương nhiên, sẽ
là tốt nhất nếu dựa trên Pháp Giải thoát đại thủ ấn tối thượng. Đây là
Phật pháp cao nhất. Vào thời điểm nhận được một quán đảnh “trạng thái
hành trì” nội mật theo nghĩa linh thánh, một người có thể phát tâm tu
tập đúng đắn, bắt đầu hành trì đúng đắn và thâm nhập Phật pháp đích
thực. Do đó, người đó có thể kết hợp phát tâm, hành trì và nguyện lực
của họ cùng với giáo pháp linh thánh. Đó là giáo pháp duy nhất mà nhờ
đó, người đó có thể thực chứng năng lực linh thánh ngay lập tức. Tuy
nhiên, để nhận được quán đảnh “trạng thái hành trì” này, người đó đầu
tiên phải học tốt và hành các pháp tu sơ khởi và chính yếu của Pháp Giải
thoát đại thủ ấn tối thượng, điều tuyệt đối không thể thiếu trên con
đường tu tập.
34. Tri kiến cho rằng, việc không sửa chữa lỗi lầm ngay là chấp nhận được.
Khi người theo tri kiến này nhận ra rằng họ vừa tạo ra một lỗi lầm, họ
không sửa chữa ngay lập tức. Họ thực hiện điều đó sau một thời gian, có
thể sau nửa tiếng hoặc chỉ sau mười phút. Mọi hành vi như vậy đều không
tốt. Lỗi lầm cần được sửa chữa ngay lập tức. Sửa chữa lỗi lầm ngay lập
tức chính là làm theo tri kiến đúng đắn.
35. Tri kiến cho rằng, một người làm những việc tốt và bố thí cho
những người khác chắc chắn phải là một vị cao tăng hoặc một bậc vĩ nhân
đạo hạnh.
Khi những người theo tri kiến này nhìn thấy một ai đó vốn được coi như
một bậc cao tăng hay vĩ nhân đạo hạnh làm việc thiện và bố thí hào phóng
cho người khác, họ nghĩ rằng bởi vì người đó thật tốt bụng và thích
giúp đỡ người khác, như vậy, chắc chắn đó là một bậc cao tăng hoặc vĩ
nhân đạo hạnh và chắc chắn là một bậc thánh nhân. Tuy nhiên, họ lại
không quan tâm đến việc liệu người đó có hiểu kinh điển không, liệu
người đó có theo những tri kiến xấu ác hay sai lầm không, hoặc liệu
người đó có sở hữu pháp linh thánh không. Nghĩ như vậy là sai lầm.
36. Tri kiến cho rằng, việc thay đổi một giáo pháp, ấn quyết hoặc mật chú là chấp nhận được.
Nhiều người thường tạo ra những ấn quyết hoặc thần chú sai nhằm lừa dối
chúng sinh. Con phải hiểu rằng, mỗi ấn quyết và thần chú tương ứng với
một vị bổn tôn hộ pháp cụ thể. Hơn nữa, một ấn quyết phải được áp dụng
kết hợp với thần chú tương ứng. Chỉ khi đó, một ấn quyết hoặc thần chú
mới thực sự hiệu quả. Sẽ không thể chấp nhận được nếu con có suy nghĩ
thay đổi một giáo lý, một ấn quyết hoặc một thần chú đã được viết trong
giáo lý. Cũng sẽ không thể chấp nhận được nếu con nhìn thấy người khác
làm điều này mà không phản đối. Tất cả điều này, kể cả việc thay đổi bài
pháp thoại đã được ghi âm của ta về Phật pháp, đều phản ánh một tri
kiến sai lầm nghiêm trọng.
37. Tri kiến cho rằng, Ngũ Minh có thể đạt được bởi những bậc không phải là Bồ Tát.
Kinh điển nói rằng, các bậc Bồ Tát đạt được Ngũ Minh. Tuy nhiên, một số
người lại nói rằng, Bồ Tát không cần thiết phải thông tuệ Ngũ Minh. Một
câu hỏi phải được đặt ra cho những người này về sự thật. Liệu những bậc
Bồ Tát lại thấp kém hơn người bình thường? Tất cả các đại Bồ Tát đều
phải thông thạo Ngũ Minh. Nếu trí tuệ của một vị được cho là Bồ Tát thậm
chí không thể vượt qua một người bình thường, người đó chắc chắn là một
vị Bồ Tát giả mạo, hoặc ít nhất, người đó cũng không phải là một vị đại
Bồ Tát. Hãy suy ngẫm về điều này và con sẽ hiểu. Làm sao một người có
một năng lực trí tuệ thấp hơn người bình thường lại có thể chứng minh
được rằng sự kết hợp về thân khẩu ý của người đó lại là của một vị Bồ
Tát sở hữu năng lực trí tuệ linh thánh?
38. Tri kiến cho rằng, một bậc đạo sư yêu cầu và lấy tài sản của học trò là chấp nhận được.
Một bậc thầy hoặc một bậc thầy gốc ủng hộ tri kiến này nghĩ rằng người
đó có thể yêu cầu học trò mình đưa tiền khi ông ta cần. Người đó nghĩ
rằng, ông ta có thể yêu cầu học trò mình đưa cho ông ta những tài sản
của riêng họ khi ông ta cần. Điều này là sai lầm. Khi một bậc thầy hành
động như vậy, người đó đang theo tri kiến xấu ác. Người học trò nào cho
rằng điều này có thể chấp nhận được, người đó cũng đang theo tri kiến
sai lầm.
39. Tri kiến cho rằng, việc sử dụng sự kế vị vị trí lãnh đạo dòng
truyền thừa như là phương tiện để có được sự cúng dường từ các đệ tử là
chấp nhận được.
Một số người tự xưng là những người thừa kế vị vị trí lãnh đạo của một
dòng phái nào đó. Ta lấy ví dụ, một người có thể tự xưng là kế vị vị trí
lãnh đạo đời thứ nhất, thứ hai hay thứ ba của dòng Kagyu. Một người có
thể tự xưng là người kế vị vị trí lãnh đạo một đời nào đó của dòng
truyền thừa Nyingma hoặc Sakya. Một người có thể tự xưng là kế vị vị trí
lãnh đạo dòng truyền thừa Geluk, truyền thống Phật giáo Hiển thừa hay
truyền thống Phật giáo nguyên thuỷ. Họ sử dụng sự kế vị vị trí lãnh đạo
dòng truyền thừa của họ như là vốn liếng để quảng bá bản thân, là công
cụ để tư lợi và lấy đi của cải và tài sản của người khác, và là phương
tiện để yêu cầu những đệ tử cúng dường. Tất cả những việc làm trên đều
sai trái. Chúng không phải là hành vi của chư Phật hay Bồ Tát. Những kẻ
nêu trên cũng không phải là những bậc thầy đạo hạnh vĩ đại. Họ chỉ là
những kẻ giả mạo đội lốt những bậc thầy linh thánh mà thôi.
40. Tri kiến cho rằng, việc ca tụng, tán dương bản thân như là một
bậc đạo hạnh, thánh nhân hay tấm gương cho người khác là chấp nhận
được.
Người theo tri kiến này ca ngợi, tán dương bản thân như là bậc thánh
nhân đạo hạnh. Đi theo tri kiến này bao gồm việc con sẽ hành động giống
như vậy hoặc ủng hộ người khác hành động giống vậy. Bất kỳ ai tự tán
dương bản thân như một bậc thánh nhân đạo hạnh hay là hình mẫu cho người
khác noi theo chắc chắn là một người bình thường đang hành động sai
trái.
41. Tri kiến cho rằng, con cái không cần phải hướng dẫn tử tế để cha mẹ có tri kiến đúng đắn.
Đôi lúc những người con gặp phải tình huống cha mẹ họ không muốn học hỏi
đạo Phật. Vì họ không biết phải làm gì, họ đơn giản là từ bỏ và để cha
mẹ làm những gì cha mẹ muốn làm. Điều này là sai lầm. Con cái nên làm
tất cả những gì có thể để chứng tỏ lòng hiếu thảo với cha mẹ, để cha mẹ
được hạnh phúc, khai trí cho họ và hướng dẫn họ một cách tử tế. Con cái
nên giúp cha mẹ dần dần chấp nhận những tri kiến đúng đắn và bước vào
con đường Phật pháp. Con cái phải hướng dẫn cha mẹ mình một cách tử tế
và kiên trì chấp nhận những tri kiến đúng đắn. Họ nên hướng cha mẹ tới
hạnh phúc. Họ không thể chỉ buông xuôi và từ bỏ.
42. Tri kiến cho rằng, việc gọi một mạn-đà-la không được tạo hình từ
những hạt cát màu bằng năng lực điều khiển từ xa bởi một bậc đạo sư
xuyên qua một tảng đá chắn ngang là một mạn-đà-la linh thánh.
Nhiều người thực hành Mật tông Tây Tạng cho rằng, mạn-đà-la mà họ dùng
để thực hành Pháp là mạn-đà-la linh thánh, giống như mạn đà la linh
thánh của Kalachakra, mạn-đà-la linh thánh của Vajrakila, của
Guhyasamaja, của Yamantaka, của Chakrasamvara, của Ekajati hay của
Samsara-Yama. Điều này như thể là bất kỳ mạn-đà-la nào cũng đều là
mạn-đà-la linh thánh. Cát kim cương họ dùng để làm mạn-đà-la được bán để
lấy tiền. Tình trạng này cực kỳ hỗn độn và bừa bãi. Hãy nhớ rằng, chỉ
có duy nhất một loại mạn-đà-la linh thánh. Đây là nhận thức về Pháp rất
quan trọng, chỉ xếp sau nhận thức về cam lồ được ban bởi chư Phật. Chỉ
khi mạn-đà-la được thành hình bởi năng lực điều khiển từ xa của một bậc
đạo sư xuyên qua một tảng đá chắn ngang mới có thể được coi là một
mạn-đà-la linh thánh đích thực. Bất kỳ mạn-đà-la nào không thành hình
bằng sức mạnh điều khiển từ xa của một vị đạo sư xuyên qua một tảng đá
phẳng chắn ngang đều không phải là mạn-đà-la linh thánh.
43. Tri kiến cho rằng, năng lực hộ trì của những vị sơn thần thổ địa lớn hơn sức mạnh hộ trì của các bậc đại Bồ Tát.
Những người đi theo tri kiến này nghĩ rằng, thậm chí dù cho một vị là
bậc đại Bồ Tát, vị đó cũng không thể có được những năng lực lớn lao và
không thể bảo vệ và gia hộ cho chúng sinh. Họ nghĩ rằng, chỉ có những vị
sơn thần thổ địa mới có thể bảo vệ được chúng sinh. Họ nghĩ rằng, chúng
sinh được những vị long thần thổ địa bảo vệ hiệu quả hơn. Bất kỳ suy
nghĩ nào như vậy đều là một tri kiến sai lầm. Các bậc đại Bồ Tát thực sự
vô cùng vĩ đại! Năng lực của những vị thổ địa không thể sánh được với
năng lực của các bậc đại Bồ Tát. Những vị sơn thần thổ địa không thể bảo
vệ các bậc Bồ Tát; đúng hơn là các bậc Bồ Tát bảo vệ những vị sơn thần
thổ địa.
44. Tri kiến cho rằng, viên thuốc được làm từ các thảo dược thông thường là cam lồ đích thực.
Có những người pha trộn các thảo dược thông thường làm thành những viên
thuốc. Sau đó, họ gia trì cho những viên thuốc đó bằng cách tụng kinh,
trì chú và thực hành pháp. Họ gọi những viên thuốc đó là cam lồ đích
thực. Đây cũng là một tri kiến sai lầm.
45. Tri kiến cho rằng ánh sáng mà con nhìn thấy khi nhắm mắt là sự thị hiện của năng lực Phật pháp
Những người theo tri kiến này nghĩ rằng, ánh sáng mà họ thấy khi nhắm
mắt là sự thị hiện Phật pháp hoặc năng lực của Phật. Con phải nhớ điều
này. Ánh sáng mà con nhìn thấy khi nhắm mắt không phải là sự thị hiện
sức mạnh của Phật pháp. Hiện tượng ảo ảnh không phải là sự thị hiện năng
lực của Phật pháp. Năng lực của Phật pháp thị hiện ở những điều thực
tế. Ta lấy ví dụ, những gì mà nhiều người trong số các con nhìn thấy tận
mắt và trải nghiệm trong ngày hôm nay là thực tế, như năng lực thực
chứng của Gar Tongstan, pháp tập trung nội nhiệt của Kaichu, và trạng
thái thực chứng của Miaokong và Akou Lamo. Đương nhiên là có nhiều điều
có thực khác mà các con chưa nhìn thấy. Tóm lại, ánh sáng không có thực
được nhìn thấy khi nhắm mắt chỉ là hiện tượng ảo ảnh. Thậm chí nếu con
nhìn thấy với mắt mở, nó vẫn cần được xác định rõ ràng liệu ánh sáng đó
là từ sức mạnh đích thực của chư Phật hay từ điện phát ra.
46. Tri kiến về việc tin vào những câu chuyện kể về những chiến
công vinh quang và những lý thuyết rỗng tuếch về Pháp của một người nào
đó mà không kiểm tra những năng lực kim cương của người đó.
Nhiều người thích nói về những chiến công vinh quang của họ. Họ thường
nói về những điều như “Hãy nhìn vào luồng Phật quang xuất hiện khi ta
thực hành Pháp ở đây”, hay “Hãy nhìn vào sương mù xuất hiện khắp nơi khi
ta thực hành Pháp ở đây”, hoặc “hãy nhìn những vị sơn thần bắt đầu nằm
phủ phục khi ta thực hành pháp ở đây”, hoặc “Con có thể thấy tất cả
những chiếc lá rơi từ trên cây này khi ta thực hành Pháp ở đây”, hay
“Con có thể thấy cam lồ rơi xuống từ cây này khi ta thực hành Pháp ở
đây”. Trên thực tế, chỉ có hạt mưa rơi xuống. Họ có thể nói về cầu vồng
trên bầu trời hoặc những điều tương tự khác. Những hiện tượng như vậy
chỉ là tưởng tượng. Những cuộc nói chuyện trên là không chân thực, sai
lầm và là một phần của tri kiến sai lầm này. Những kẻ trên nói về những
chiến công có vẻ vinh quang của họ và nói những giáo lý rỗng tuếch về
giáo pháp. Họ nói về những giáo lý rỗng tuếch này một cách thuyết phục,
logic và ấn tượng. Thính chúng, những ai không phải là chuyên gia, sẽ
không hiểu một chút nào. Họ không có khả năng phân biệt đúng sai, thậm
chí ngay cả khi có rất nhiều lỗi sai trong toàn bộ bài pháp thoại. Mục
tiêu của những vị đạo sư hành động như trên là thu nhận tiền cúng dường.
Tuy nhiên, những phật tử cúng dường không biết rằng, họ nên kiểm tra
năng lực kim cương của những vị đạo sư này. Nếu một vị đạo sư như vậy
muốn nhận phẩm vật cúng dường của con, đầu tiên, con phải kiểm tra năng
lực kim cương của người đó! Nếu người đó không đáp ứng những phẩm chất
của một bậc đạo sư, làm sao họ có đủ điều kiện nhận phẩm vật cúng dường?
Mức kiểm tra cao nhất về năng lực kim cương là tạo thành một mạn-đà-la
từ xa xuyên qua một tảng đá chắn ngang. Tiếp đến là ba loại năng lực kim
cương. Ta cảm thấy xấu hổ khi ta không có được những năng lực này. Do
đó, ta không nhận phẩm vật cúng dường. Trong giáo pháp Giải thoát Đại
thủ ấn Tối thượng, con sẽ biết toàn bộ sáu bước kiểm tra để xác nhận
phẩm chất của một bậc thầy. Những bước kiểm tra này là bắt buộc và không
thể thay đổi. Bây giờ ta sẽ không giảng gì thêm về chủ đề này.
47. Tri kiến cho rằng, con không thể thành tựu trong Pháp trừ phi
con nhận được quán đảnh, thậm chí cho dù con học hỏi giáo Pháp và tu
dưỡng bản thân.
Người nào đi theo tri kiến này nghĩ rằng, bởi vì người đó chưa bao giờ
nhận được quán đảnh, anh ta chắc chắn không thể thành tựu trong Pháp
thậm chí dù cho anh ta học hỏi giáo Pháp và tu dưỡng bản thân. Đây là
một sự hiểu lầm. Thậm chí cho dù con không nhận được quán đảnh, con vẫn
có thể thành tựu và đạt giải thoát miễn là con quy y, học Phật pháp đích
thực và tu dưỡng bản thân phù hợp với Pháp. Chỉ có thể nói rằng, sẽ là
tốt nhất nếu con có được sự chỉ dẫn của một vị đạo sư tốt. Điều này giúp
con giảm bớt khả năng rơi vào các tri kiến xấu ác và sai lầm. Tuy
nhiên, một sự quán đảnh không tuyệt đối bắt buộc. Tu dưỡng bản thân và
học Pháp mới thực sự quan trọng.
Học Pháp và tu dưỡng bản thân chính là chìa khóa. Nhận được quán đảnh
không nhất thiết là yếu tố quan trọng nhất. Tất nhiên, một số pháp chỉ
có thể được trao truyền thông qua sự quán đảnh, đặc biệt là pháp “trạng
thái hành trì”. Nếu con không nhận được quán đảnh, điều này không có
nghĩa là con không thể thành tựu. Miễn là con tu dưỡng bản thân phù hợp
với Pháp, con có thể thành tựu trong Pháp. Giải thoát Đại thủ ấn Tối
thượng là giáo pháp và là phương pháp tu dưỡng tốt nhất.
48. Việc nhìn nhận một ai đó như là một bậc đạo sư có thể quán
đảnh Kim-cương Bồ-đề dù người đó không đưa ra những tiên đoán cần thiết
trong buổi lễ quán đảnh đó.
Quán đảnh Bồ-đề Kim Cương là một trong những quán đảnh cấp cao. Nhiều
người nghĩ rằng một quán đảnh Kim-cương Bồ-đề được coi là hoàn thành dựa
vào sự tiến hành một buổi lễ quán đảnh ngắn mà không có sự tiên đoán
linh thánh. Trên thực tế, mặt quan trọng nhất của một buổi lễ quán đảnh
Kim-cương Bồ-đề chính là sự tiên đoán linh thánh. Như vậy, chỉ có những
vị đại sư mới có thể tiến hành những buổi quán đảnh như vậy. Những vị
đạo sư thông thường như những pháp vương không có khả năng làm những
việc đó. Vào thời điểm quán đảnh, 250 viên thuốc bồ-đề được đánh dấu bởi
những đốm trắng và 250 viên thuốc kim-cương được đánh dấu bởi những đốm
xanh được trộn với nhau. Tất cả 500 viên thuốc này được đặt trong một
chiếc thùng. Mỗi viên đều có kích thước giống nhau. 500 người sẽ nhận
được quán đảnh. Mỗi người lấy ra một viên từ chiếc thùng. Không ai trong
số họ biết mình lấy viên thuốc bồ-đề hay viên thuốc kim-cương. Bởi vì
chiếc thùng được bọc ngoài, và chấm màu trắng hay xanh nước biển trên
viên thuốc rất nhỏ, nhỏ gần bằng một đầu mút của sợi tóc nên không dễ
nhìn thấy. Hơn nữa, người đệ tử không được phép nhìn vào viên thuốc
người đó đã chọn.
Khi một người lấy ra một viên thuốc bằng ngón tay, họ đang ở trong một
chiếc lều tối và phải đưa viên thuốc vào tuýp thuốc pháp của họ và dán
tuýp thuốc lại ngay lập tức. Sau đó, họ rời khỏi lều tối cùng với chiếc
tuýp của mình. Bậc đại đạo sư, người tiến hành buổi lễ quán đảnh
Kim-cương Bồ-đề, phải gieo trồng hạt giống kim-cương bồ-đề cho mỗi người
nhận quán đảnh. Một khi hạt giống kim-cương bồ-đề được gieo, mối liên
hệ nghiệp này sẽ không bao giờ xấu đi. Thậm chí nếu người nhận quán đảnh
tạo đủ loại nghiệp xấu khiến người đó xuống địa ngục sau đó, sau khi
trả xong nghiệp trong cõi địa ngục, người đó vẫn có thể quay lại và tái
kết nối với với Pháp thông qua mối liên hệ nghiệp này. Làm thế nào một
người biết liệu hạt giống kim-cương-bồ-đề này được gieo trồng thành công
hay không? Một người không thể đơn giản chỉ tin vào lời nói của bậc đạo
sư rằng, hạt giống đó đã được gieo trồng một cách thành công. Một đại
sư đích thực thì rất giản dị và sẽ không nói như thế này “À, tốt. Hôm
nay, ta đã gieo trồng thành công những hạt giống kim-cương-bồ-đề bất
hoại trong tất cả các con. Lễ quán đảnh giờ đây có thể coi là hoàn tất.
Hãy nhanh chóng cúng dường cho ta”.
Sẽ không có chuyện như vậy. Một vị đại sư đích thực sẽ nói thế này. “Hỡi
các con, giờ đây, ta sẽ chứng minh mối liên hệ nghiệp của các con. Các
con sẽ có thể thấy liệu mối liên hệ nghiệp của các con được gieo trồng
hay chưa. Ta sẽ chia 500 người các con thành hai nhóm. Những người thuộc
nhóm bên này là những người đã lựa chọn viên thuốc bồ-đề, những người
thuộc nhóm bên kia là những người đã lựa chọn viên thuốc kim-cương. Tuy
nhiên, không được mở tuýp thuốc pháp của các con ra nhìn bây giờ”. Những
tuýp thuốc pháp này chứa một viên thuốc kim-cương, hoặc một viên thuốc
bồ-đề đã được dán kín toàn bộ. Mỗi tuýp được dán bởi người đệ tử sau khi
người đó chọn một viên thuốc và nhét vào trong tuýp. Vị đại đạo sư
không phân bổ những viên thuốc đến những người đệ tử của mình.
Khi mỗi người đệ tử đặt viên thuốc vào tuýp, vị đại đạo sư phải đứng
cách xa những học trò mình tối thiểu 30 mét (98 feet) hoặc thậm chí xa
hơn 100 mét (328 feet). Sau khi mỗi người đệ tử đặt một viên thuốc vào
tuýp thuốc của mình, vị đại đạo sư sẽ thực hành pháp. Khi đó, ngài sẽ
xướng tên của từng người đệ tử và nói người đó ngồi ở bên nào, bên phải
hay bên trái. Ngài sẽ phân chia toàn bộ đệ tử của mình thành hai bên,
mỗi bên đều có 250 vị đệ tử. Sau đó Ngài sẽ công bố bên nào có toàn bộ
viên thuốc kim-cương, và bên nào có toàn bộ viên thuốc bồ-đề. Sau đó,
Ngài sẽ ra lệnh cho những người đệ tử của mình mở ống tuýp và nhìn vào
viên thuốc trong đó.
Tất cả các đệ tử của Ngài khi đó làm theo ngay lập tức. Thoạt nhìn, mọi
viên thuốc đều màu đỏ, cùng kích thước và hình dáng. Tuy nhiên, sau khi
kiểm tra thận trọng những viên thuốc của mình, những người đệ tử phát
hiện ra rằng, toàn bộ những người đệ tử ở một bên đều nắm giữ viên thuốc
bồ-đề với chấm trắng ở trên. Những người ở phía còn lại nắm giữ viên
thuốc kim-cương với chấm xanh ở bên trên, giống như vị đại đạo sư đã
tiên đoán. Điều này được gọi là một tiên tri linh thánh. Do đó, hành giả
sẽ theo tri kiến sai lầm khi họ nhìn nhận một vị đạo sư là một bậc thầy
vĩ đại của lễ quán đảnh Kim-cương Bồ-đề nếu vị đạo sư đó không đưa ra
được tiên đoán linh thánh khi vị đó tiến hành lễ quán đảnh Kim-cương
Bồ-đề. Vị đạo sư đó là một bậc thầy Quán đảnh Kim-cương-Bồ-đề giả mạo và
không sở hữu những phẩm chất của một bậc đạo sư vĩ đại thực thụ.
49. Tri kiến cho rằng, thọ quy y và thọ giới là trạng thái quy y.
Những ai theo tri kiến này nghĩ rằng, trạng thái quy y xảy ra khi một
người thọ quy y và thọ giới trong một buổi lễ. Điều này là sai lầm. Có
ba trạng thái quy y: trạng thái quy y giai đoạn hình thành, trạng thái
quy y giai đoạn hoàn thiện, và trạng thái quy y giai đoạn áp dụng không
dính mắc. Tại trạng thái quy y giai đoạn hình thành, một người nhìn thấy
ngay lập tức sự hiển hiện những linh ảnh chân thực tương ứng với trạng
thái quy y này. Do đó, tri kiến cho rằng, thọ giới chính là trạng thái
quy y là một tri kiến sai lầm. Tri kiến như vậy của bất cứ vị đạo sư hay
đệ tử nào đều là tri kiến sai lầm.
50. Tri kiến cho rằng, một hiện tượng không chân thực, huyễn ảo là sự biểu hiện linh thánh.
Một số người thường dựng chuyện. Họ thường nói những câu dạng như “Hôm
qua, tôi thấy một luồng ánh sáng đỏ trong phòng của tôi”, hoặc “hôm qua,
que nhang mà tôi cắm đượm lửa rất lâu mà không cháy hết, trong khi các
que khác đã cháy hết hoàn toàn”, hay “hôm qua, màu nước mà tôi cúng
dường chuyển thành màu của hoa sen”, hay “hôm qua khi tôi rời khỏi nhà,
một con quạ đậu trên đỉnh đầu tôi”, hoặc “một đám mây nhiều màu chuyển
thành hình dáng của đức Phật hoặc Bồ tát”, hoặc “có cầu vồng ở trên ngôi
chùa, chắc chắn là có pháp thánh linh ở đó”, hoặc “một bầy quạ đậu ở
mái nhà của tôi khi tôi đang thực hành Pháp, điều này cho thấy tôi đã
thực hành Pháp Bầu trời vĩ đại tối đen thành công”, hoặc “Trong mơ, chư
Phật đến và ban phước cho tôi bằng cách chạm vào đầu tôi”, và vân vân...
Tất cả những điều trên là vô nghĩa, chỉ là tưởng tượng.
Hãy nhớ rằng, tất cả đó đều là tưởng tượng. Một số người gọi quầng ánh
sáng xung quanh mặt trăng là Phật quang. Trên thực tế, đó chỉ là hiện
tượng huyễn ảo. Có thể, nó được tạo ra bởi mưa hay sương mù. Tất nhiên,
đôi lúc các hiện tượng linh thánh xuất hiện theo duyên nghiệp nhất định,
nhưng chúng ta không nên coi chúng là những điều đáng ngạc nhiên. Vậy
hiện tượng nào là hiện tượng linh thánh? Những điều dưới đây là một số
ví dụ. Trong pháp hội tại Hua Zang Si để vinh danh cuốn sách nhỏ về ta,
ánh Phật quang đích thực đã xuất hiện trên bầu trời. Thêm vào đó, tiếng
sấm vang rền trong bầu trời trong suốt, không một gợn mây, và cam lồ
liên tiếp rơi xuống từ cây mộc lan. Những hiện tượng đó không phải là
huyễn ảo. Chúng là chân thực. Tại Pháp hội tắm tượng Phật, thiên long đã
cười thật hoan hỉ. Sấm nổ trong bầu trời trong xanh khi mặt trời chiếu
sáng rực rỡ từ phía trên. Một bể chứa một vài tấn nước đã được nâng bởi
hai người. Những điều này không phải là tưởng tượng. Chúng đều là sự
kiện thực tế.
Hôm nay, chúng ta đã chứng kiến Pháp vương Gar Tongstan,
một trong ba bậc thánh nhân đạo hạnh, đã nâng một pháp vật với ý thức
ngoài thân thể của mình. Đó là sự kiện chân thực. Một viên thuốc kim
cương nhảy múa trong lòng bàn tay của Kaichu Rinpoche và Akou Lamo
Rinpoche và biến mất không dấu vết. Họ thể hiện năng lực của họ bằng
pháp tập trung nội nhiệt và/hoặc thiền Thế thân Kim Cương. Những điều
này không phải là tưởng tượng. Do đó, không nên tin vào những chuyện kể
vô nghĩa và dối trá về hoa sen, hình ảnh chư Phật và chư Bồ tát, hoặc
cây đinh ba Phật giáo xuất hiện trong lễ hỏa táng. Tất cả những điều này
là ảo tưởng. Tuy nhiên, xá lợi đích thực hay vật rắn được tìm thấy
trong tro xương sau nghi lễ hỏa táng thì không phải là tưởng tượng.
51. Tri kiến cho rằng, Phật giáo Mật thừa là Pháp cao cấp nhất.
Những người có tri kiến này cho rằng giáo pháp của Phật giáo Mật thừa là
cao hơn cả. Đúng là những lời dạy của Phật giáo Mật thừa ở một cấp độ
sâu hơn những lời dạy của Phật giáo hiển thừa. Điều này là do các hành
giả của Mật thừa tham gia vào các cuộc tranh luận về các kinh điển và
cũng là do sự thực hành cụ thể của họ khi tu tập. Tuy nhiên, Phật giáo
Mật thừa không nhất thiết phải là giáo pháp cao nhất khi nói đến thành
tựu đạt được trong Pháp. Điều này chủ yếu phụ thuộc vào việc liệu một
pháp cụ thể có tương ứng với người nhận được nó hay không.
52. Tri kiến cho rằng, Phật giáo Hiển thừa là Pháp thấp cấp nhất.
Những người có tri kiến này cho rằng giáo pháp của Phật giáo Hiển thừa
là thấp nhất và là pháp yếu nhất và đó không phải là pháp tốt như pháp
của Phật giáo Mật thừa. Bất kỳ suy nghĩ nào như vậy là đang rơi vào tri
kiến sai lầm. Mỗi một trong số 84.000 pháp môn phù hợp với duyên nghiệp
của người nhận được nó. Miễn đó là pháp được dạy bởi Ðức Phật chứ không
phải là lời dạy của ma quỷ, thì đó là pháp tốt.
53. Tri kiến cho rằng, một người ốm không cần uống thuốc.
Những người có tri kiến này cho rằng, "Chúng ta, những người học Phật
giáo không nên dùng thuốc khi chúng ta bị ốm. Bởi vì chúng ta dựa vào
chư Phật và chư Bồ Tát và sự gia trì của Phật pháp để chữa bệnh". Điều
này là không đúng và đây là một tri kiến sai lầm.
54. Tri kiến cho rằng, một người có thể vãng sanh cõi Tịnh độ chỉ khi người đó tụng danh hiệu của đức Phật A Di Đà.
Những người có tri kiến này cho rằng, vì sự kết nối của đức Phật A Di Đà
với cõi Tịnh Độ, nên một người sẽ vãng sanh cõi Tịnh độ chỉ khi họ thực
hành giáo pháp của Tịnh độ tông bằng cách trì tụng danh hiệu của đức
Phật A Di Đà. Trên thực tế, đức Phật A Di Đà là vị Phật cai quản Phật
giáo Kim Cương thừa. Nhiều người không hiểu điều này. Hơn nữa, Phật A Di
Đà là một vị Phật của tất cả các dòng phái Phật giáo. Phật A Di Đà
không phải chỉ là vị Phật của một dòng phái riêng biệt nào. Ngài là một
vị Phật! Vì vậy, sẽ không đúng đắn khi cho rằng một người sẽ vãng sanh
cõi Tịnh độ chỉ khi họ tụng danh hiệu của Phật A Di Đà. Dù con thực hành
pháp gì, nếu con muốn vãng sanh cõi Tịnh độ, con sẽ vãng sanh cõi Cực
lạc Tịnh độ nếu sự thực hành pháp đó của con thành tựu.
55. Tri kiến cho rằng, chỉ hành giả Thiền tông mới có thể hiểu được tâm họ và nhận ra bản tính nguyên thủy của họ
Nhiều người nghĩ rằng chỉ các hành giả của Thiền tông mới có thể hiểu
được tâm họ và nhận ra bản tính nguyên thủy của họ. Họ nghĩ rằng không
có con đường nào khác để thành tựu điều đó. Điều này là không đúng. Các
hành giả của bất kỳ tông phái nào cũng có thể hiểu được tâm họ và nhận
ra bản tính nguyên thủy của họ. Khi con đạt đến mức độ thực chứng cần
thiết thông qua sự thực hành, con sẽ hiểu tâm con và nhận ra bản tính
nguyên thủy của con. Sự giải thoát thực sự chỉ đạt được bằng việc đạt
đến mức độ đó của sự thực chứng.
56. Tri kiến cho rằng, việc coi rằng khi đưa được một cọng rơm cát
tường vào đỉnh đầu (một thành tựu của pháp Kalachakra) nghĩa là đỉnh
đầu đã được khai mở mà không có bằng chứng đích thực của sự thành tựu.
Đây là một nhận thức sai lầm mà các con thường mắc phải. Mọi người
thường tự nhận rằng đỉnh đầu họ đã được mở sau khi một cọng rơm cát
tường đã được đưa vào đỉnh đầu của họ.
Như ta đã nói nhiều lần, một cọng rơm cát tường còn cứng hơn một ống
tre. Bởi vậy, tình huống đó có thể dẫn tới hoặc không dẫn tới việc khai
mở đỉnh đầu. Đưa một cọng rơm cát tường vào đỉnh đầu một người chưa chắc
đã dẫn tới việc đỉnh đầu họ được khai mở.
Khi một sợi lông công được đưa vào, đỉnh đầu sẽ được khai mở. Tuy nhiên,
việc mở đỉnh đầu đó rất khác với việc mở đỉnh đầu diễn ra trong pháp
thiền Thân kim cương thay thế. Việc mở đỉnh đầu ở phần trước được làm
bởi phép phổ-oa. Trong mật thừa, có các phép phổ-oa Sáng tỏ, phổ-oa Quan
Âm, phổ-oa Văn Thù và vân vân. Tuy nhiên phép phổ-oa Sáng tỏ được coi
là pháp cao nhất trong Phật giáo mật thừa, pháp thiền Thân kim cương
thay thế thực sự còn cao hơn rất nhiều. Hai pháp mở đỉnh đầu này là khác
nhau.
Sau khi một người được mở đỉnh đầu bởi pháp phổ oa, thần thức người đó
không thể quay lại vào sau khi nó đã ra khỏi thân thể. Tuy nhiên, khi
đỉnh đầu được mở nhờ pháp thiền Thân kim cương thay thế, thần thức của
họ có thể quay lại thân thể sau khi đã rời đi. Tuy nhiên, pháp thiền
Thân kim cương thay thế, còn được gọi là pháp thiền Đỉnh đầu rỗng không,
đòi hỏi phải có nền tảng là thực hành Kalachakra.
Chỉ khi một người thực hành Kalachakra đã đạt đến một mức độ nhất định
họ mới có thể thực hành pháp thiền Thân kim cương thay thế, là pháp
tuyệt vời, cao tột và bí mật nhất của Kalachakra. Sau khi một người thực
hành thành công pháp thiền Thân kim cương thay thế, một lỗ hổng lớn
được mở ra trên da đầu, xương sọ, màng não và não. Thần thức của họ sau
đó có thể đi ra và đi vào thân thể. Nếu không thế, thực hành của họ sẽ
không thành công. Một vị rinpoche đã nói "Con đã thực hành pháp
Kalachakra. Tại sao con chưa nghe về pháp thiền Thân kim cương thay
thế?".
Câu trả lời rất đơn giản. Ta nói với vị ấy "Sự chứng ngộ mà con có được
từ thực hành chưa đạt đến mức để thực hành pháp thiền Thân kim cương
thay thế, một pháp tối mật. Vì vậy con không thể nhận được giáo pháp về
pháp thiền Thân kim cương thay thế. Chỉ khi nào con đạt đến trạng thái
thành tựu đáng kể của sự thực chứng thông qua thực hành Kalachakra con
mới có thể học pháp này. Nếu chưa đạt đến trạng thái đấy, việc nhận quán
đảnh "trạng thái thực hành" còn chưa đáng để bàn đến.
Đó là lý do tại sao con chưa nghe đến pháp tối mật này. Chính xác là vì
vậy, da đầu, hộp sọ và màng não của con đều đang đóng. Nếu con không tin
vào điều đó, hãy đi quét MRI đầu của con. Con sẽ thấy bằng chính mắt
mình rằng đỉnh đầu con vẫn bị đóng".
Sự thực chứng nào cao hơn, giữa đỉnh đầu đóng và đỉnh đâu mở? Ta nghĩ
các con sẽ biết câu trả lời mà không cần ta nói cho biết. Tuy nhiên, ta
phải nói rằng Kalachakra là một pháp ở mức độ cao nhất của Phật giáo mật
thừa. Con không nhất thiết phải thực chứng trạng thái thiền mà thần
thức có thể rời khỏi thân thể và nhận ra rằng mọi thứ đều trống rỗng.
57. Tri kiến cho rằng, việc không cúng dường đạo sư của con sau
khi con đạt chứng ngộ nhờ việc thọ nhận Pháp của Ngài là chấp nhận được.
Một số người nhận được sự truyền pháp và quán đảnh từ vị thầy gốc của
họ. Họ thậm chí đạt được chứng ngộ và tăng trưởng tích lũy công đức và
trí tuệ thông qua thực hành pháp đó. Tuy nhiên, họ không suy nghĩ về sự
cần thiết phải biết ơn vị thầy của họ. Họ hành động như thể họ không
nhận được bất cứ điều gì. Nó dường như thể là đối với họ vị thầy, chư
Phật, chư Bồ Tát đều nợ họ một cái gì đó và tất nhiên phải truyền pháp
và quán đảnh cho họ.
Họ không hiểu rằng vị thầy gốc của họ chính là cội nguồn giáo pháp hay
hạt giống của sự giải thoát trong tương lai của họ. Vị thầy gốc của họ
là quan trọng nhất với họ vào lúc này. Họ phải hiểu được sự cần thiết
phải biết ơn và phải đền ơn sự tử tế mà họ đã nhận được bằng cách cúng
dường cho vị thầy của họ. Một người không nên coi lợi ích của chính mình
là quan trọng. Người ta phải coi Phật pháp là quan trọng. Bởi vì một
người trở nên thành tựu thông qua việc nhận được giáo pháp. Đây là một
sự tử tế mà vị thầy gốc ban cho các đệ tử của mình. Đây là một điểm rất
quan trọng.
Ta không muốn tất cả các con cúng dường cho ta. Ta đã công bố công khai
rằng ta không chấp nhận sự cúng dường nào. Tuy nhiên, theo những giáo lý
và quy tắc của Phật pháp, đây là cách ta phải giải thích chủ đề này. Sự
giải thích của ta là ở phù hợp với Pháp. Ta phải cho các con biết rõ
ràng rằng con thực sự nên cúng dường ta. Vì ta truyền Phật pháp cho các
con, nên thật đúng đắn và chính xác khi ta chấp nhận sự cúng dường của
các con.
Nhưng tại sao ta không chấp nhận sự cúng dường của các con? Đó là bởi vì
ta biết điều kiện sống của các con. Nói ngắn gọn, ta làm điều này để
giảm chi phí của các con. Ta làm điều này vì lòng từ bi và cảm thông đến
các con. Vì vậy, ta đã phát nguyện không chấp nhận sự cúng dường nào.
Ta phục vụ và làm lợi ích cho các con vô điều kiện. Việc tăng trưởng
hạnh phúc của các con là sự cúng dường mà ta muốn.
58. Việc nhìn nhận một người có năng lực Ngũ Minh tầm thường là một bậc linh thánh và có đức hạnh.
Mặc dù một người có năng lực Ngũ Minh tầm thường, một số người vẫn nói
rằng ông ta là một bậc linh thánh và đức hạnh tuyệt vời bởi vì ông ta
rất giỏi ở một vài khía cạnh nhất định. Điều này là một sai lầm. Con
phải hiểu rằng một bậc linh thánh và đức hạnh tuyệt vời là một vị đại Bồ
Tát. Chỉ có rất ít người như vậy trên trái đất này. Hãy suy nghĩ về
điều đó. Có thể nào một người với trí tuệ của một vị đại Bồ Tát lại có
năng lực Ngũ minh tầm thường chăng? Có thể nào một người như vậy lại kém
hơn người bình thường? Một vị đại Bồ Tát có một trí tuệ vĩ đại. Năng
lực Ngũ minh của thế gian là một năng lực không đáng kể gì đối với một
vị Bồ Tát. Vì vậy, coi một người có năng lực Ngũ Minh tầm thường là một
vị đại Bồ Tát hoặc một bậc linh thánh và đức hạnh lớn lao là một tri
kiến sai lầm.
59. Tri kiến cho rằng, một người với những tư tưởng và hành vi của một người không thiết sống nữa là một cao tăng xuất sắc.
Một số tu sĩ nổi tiếng có địa vị rất cao và có danh tiếng được biết đến
một cách rộng rãi. Tuy nhiên, có lẽ họ đã có ý nghĩ tự tử hay vì quá
buồn mà họ không muốn sống nữa. Đây là những suy nghĩ hoặc hành vi của
một icchantika (người không thiết sống). Phật A Di Đà sẽ không đưa đến
Tây phương cực lạc một người với những suy nghĩ hoặc hành vi của một
icchantika như vậy. Làm thế nào một người như vậy lại có thể là một cao
tăng? Cho dù địa vị hay uy tín của ông ta có như thế nào, ông ta dứt
khoát không phải là một cao tăng. Điêu này vi phạm nghiêm trọng của
những lời dạy của Đức Phật.
60. Tri kiến cho rằng, một người đã hiểu tâm họ và nhận ra bản
tánh tự nhiên của họ lại không kính trọng hình ảnh của chư Phật và chư
Bồ Tát.
Những người có tri kiến này cho rằng, "Tôi đã hiểu tâm tôi và nhận ra
bản tính nguyên thủy của tôi. Tôi đã thâm nhập vào sự thật và hiểu được
sự rỗng không của tứ đại. Tôi đã thâm nhập vào sự thật rằng tất cả các
pháp có điều kiện giống như một giấc mơ, ảo ảnh, bọt nước và hình bóng,
giống như sương sớm và tia chớp. Và tại sao, sau đó, bức tượng đất sét
của một vị Bồ Tát lại xứng đáng được ca tụng như vậy?" Một người có tri
kiến như vậy thậm chí không tôn kính một bức tượng khi vào một ngôi đền.
Điều này không đúng.
Một người phải cúng dường trước các bức tranh và tượng của chư Phật và
chư Bồ Tát. Các con phải tôn thờ những hình ảnh của chư Phật, chẳng hạn
như bằng cách lễ lạy, hoặc quỳ xuống, nằm rạp. Cho dù con có hiểu tâm
con và nhận ra bản tính nguyên thủy của con nhiều thế nào đi nữa, con
vẫn phải thực hiện cúng dường và thể hiện sự tôn trọng những hình ảnh
này. Nếu con không tôn trọng các hình thức thế gian này, con sẽ rơi vào
suy nghĩ sa đọa của ma quỷ. Đây là một tri kiến sai lầm rất trầm trọng
và có thể xếp vào hàng những tri kiến xấu ác.
61. Tri kiến cho rằng, một vị đại Bồ Tát thì không mắc bệnh.
Những người có tri kiến này nghĩ rằng những bậc đại Bồ Tát tối cao thì
không bị mắc bệnh. Nhưng đại Bồ Tát cũng bị bệnh. Ví dụ như thiền sư
Huang Bo là một vị đại Bồ tát. Rất nhiều vị đại Bồ tát bị mắc bệnh. Tổ
sư Milarepa bị ngộ độc, trong khi Ngài là một vị đại Bồ tát. Đại Bồ tát
cũng có thể mắc bệnh, giống như những người khác. Hơn thế nữa, đôi khi
họ còn nhiễm bệnh vì lợi ích của chúng sinh. Giống trường hợp của Trưởng
giả Duy Ma Cật. Chừng nào bệnh của chúng sinh còn thì bệnh của ngài Duy
Ma Cật sẽ không thể lành. Trước đây ta hiếm khi mắc bệnh, nhưng bây giờ
ta bị bệnh rất nặng. Ta không có năng lực để chữa căn bệnh nghiêm trọng
như vậy. Ta cũng không tài giỏi như Gar Tongstan hay Miaokong có khả
năng thực hành pháp Thiền Thế Thân Kim Cương và ngay lập tức tách rời ý
thức của họ khỏi bất kỳ bệnh tật nào. Ta không tài giỏi như Kaichu
Rinpoche, có khả năng thực hành pháp tập trung nội nhiệt và trong một
khóa ngồi trừ bỏ tất cả các bệnh trong thân vật lý. Đó là lý do tại sao
ta nói ta không tài giỏi như họ. Ta không định nói nhiều hơn ở đây. Ta
hy vọng rằng tất cả chúng sinh không mắc bệnh. Ta hy vọng rằng mọi điều
trong cuộc sống của họ đem đến cho họ hạnh phúc, và họ trở nên thành tựu
thông qua sự thực hành nghiêm chỉnh. Chỉ đơn giản là như vậy.
62. Tri kiến cho rằng, một người đệ tử ngồi cao hơn bậc đạo sư tôn quý của anh ta là chấp nhận được.
Một vài đệ tử ngồi cao hơn bậc đạo sư gốc của họ mà họ không hề biết hay
lưu tâm. Như thế, họ đã mắc vào tri kiến sai lầm này. Những người khác
thấy điều này nhưng không nhắc nhở một đệ tử như vậy cũng sẽ mắc phải
một nghiệp xấu. Phước đức và trí huệ của họ sẽ không phát triển.
63. Tri kiến cho rằng, đặt một cuốn sách về đạo Phật và ảnh của
chư Phật ở vị trí thấp hơn vị trí của một bậc cao tăng hoặc bậc có đạo
hạnh lớn là chấp nhận được
Những người với tri kiến này đặt một cuốn sách về đạo Phật và ảnh của
chư Phật ở vị trí thấp hơn vị trí của một bậc cao tăng hoặc bậc có đạo
hạnh lớn. Cho dù bậc cao tăng hoặc bậc có đạo hạnh lớn như thế nào, kinh
sách Phật giáo và ảnh của chư Phật phải được đặt cao hơn chỗ ngồi của
vị đó. Đây là một yêu cầu. Bất kỳ ai không làm theo tức là mắc phải tri
kiến sai lầm này. Tất cả Phật pháp mà người đó thực hành sẽ vô tác dụng
giống như một ảo ảnh hay hình bóng.
64. Tri kiến cho rằng, một bậc thánh nhân đạo hạnh không cần thiết
phải kính trọng và cúng dường cho những vị thần địa phương và thổ địa.
Có những người thực sự có đạo hạnh linh thánh mà không tỏ ra kính trọng
hay cúng dường những vị thần địa phương và thổ địa. Họ xem thường những
vị thần này, nghĩ rằng các vị thần thật nhỏ bé và tầm thường. Tâm lý này
phản ánh một tri kiến sai lầm. Tại sao? Các vị thần địa phương và các
vị thổ địa nhiều khi tốt đẹp hơn và tử tế hơn một số chúng sinh. Những
vị thần này cũng là những chúng sinh. Trách nhiệm của chúng ta là làm
lợi ích cho họ. Họ đã từng là cha mẹ của chúng ta trong những kiếp trước
đây của chúng ta trong sáu cõi. Vì vậy chúng ta cũng phải cúng dường
cho họ. Hơn nữa, chúng ta phải rất chân thành bày tỏ sự kính trọng và
cúng dường cho họ.
65. Tri kiến cho rằng, những bậc là hoá thân của một vị Phật hoặc
Bồ Tát thì không cần tôn kính hình ảnh của những bậc thánh nhân khi đi
vào chùa.
Cho dù là hoá thân của một vị Phật hoặc Bồ tát, một người phải tôn kính
những hình ảnh của thánh nhân sau khi vào chùa. Đây là một yêu cầu. Ta
thực sự được công nhận là Kim Cương Trì III. Trên thực tế, ta không được
đề cao hơn bởi việc được công nhận cũng không bị đánh giá thấp đi bởi
việc không được công nhận. Điểm quan trọng là sự thực chứng mới là quyết
định. Tuy thế, ta cảm thấy rất bình thường. Ta cũng chú trọng tới nghi
lễ của sự tôn kính hình ảnh của các thánh nhân. Một ngày, ta đã đi đến
chùa Hua Zang Si. Ta đã bắt đầu quỳ lạy trước những bức tượng của thánh
nhân ngay sau khi ta bước vào cánh cửa và tiếp tục làm như vậy cho đến
khi ta đi tới chính điện. Một vài người thậm chí nói, “Thế nào mà Đức
Dorje Chang III lại khấu đầu trước những bức tượng thánh nhân?”. Họ
không hiểu rằng tất cả chư Phật phải là một hình mẫu cho chúng sinh. Ta
phải khấu đầu trước những bức tượng. Không làm như vậy là theo một tri
kiến sai lầm. Tất cả chúng sinh có đức hạnh linh thánh, đặc biệt là các
vị Phật, phải là hình mẫu cho tất cả chúng sinh. Khi những vị Phật đến
thế giới của chúng ta, họ thậm chí có thể lễ lạy khi một vị thần địa
phương khi đi qua một cây cầu mà vị thần địa phương giám sát để cảm ơn
ông ta đã bảo vệ chúng sinh. Những vị Phật là những hình mẫu tốt nhất về
sự khiêm tốn. Ta, với tâm khiêm nhường, càng nên khiêm tốn hơn nữa.
66. Tri kiến cho rằng, không phải tất cả chúng sinh đều có Phật tính.
Những người có tri kiến này nghĩ rằng chỉ có những chúng sinh như là
người, voi, và chó là có Phật tính. Họ nghĩ rằng những chúng sinh khác,
đặc biệt là những chúng sinh bé nhỏ, không có Phật tính và không thể trở
thành Phật. Đây là một tri kiến sai lầm. Tất cả mọi chúng sinh đều có
Phật tính.
67. Tri kiến đồng ý với việc dự báo trước một thảm hoạ toàn cầu sẽ xảy ra trong một năm nhất định.
Có rất nhiều tin đồn như vậy trong thế giới này. Chúng ta thường nghe
thấy những thứ như thế giới này sẽ sớm bị huỷ diệt, nó sẽ bị nổ tung vào
lúc nào đó, lũ lụt và hỏa hoạn sẽ lớn đến nỗi con người không thể tồn
tại, bệnh dịch hoặc virus sẽ gây ra sự tuyệt chủng của loài người, hay
vào tháng nào đó của năm nào đó sẽ có đại họa do trái đất sẽ va chạm với
một thiên thạch. Tất cả điều đó phản ánh một tri kiến sai lầm rất trầm
trọng. Ta nói với tất cả các con rằng trái đất sẽ không bị phá hủy và sẽ
không trải qua một đại họa lớn như những gì vừa được nói đến. Nhân loại
cũng sẽ không trải qua một đại họa như những gì vừa được đề cập. Tất cả
mọi thứ từ từ sẽ phát triển theo duyên nghiệp riêng của nó và luật nhân
quả. Sẽ không có những thảm hoạ toàn cầu. Tất cả các tin đồn đó chỉ là
lời nói tà ác gây hiểu lầm cho công chúng. Nếu con có loại niềm tin như
vậy, con đã mắc phải tri kiến sai lầm này.
68. Tri kiến cho rằng, ai đó mặc y áo của tu sĩ hoặc của rinpoche đều là thánh nhân.
Những người có tri kiến này nghĩ rằng bất cứ ai họ thấy mặc quần áo của
một rinpoche hay quần áo của một tu sĩ là bậc thánh nhân cần được kính
trọng tuyệt đối. Khi một mảnh vải trông giống như áo choàng đỏ của tu sĩ
Tây Tạng nằm trên mặt đất, những người có tri kiến này chắc chắn sẽ
nhặt nó lên và tôn thờ nó trên bàn thờ pháp của họ. Họ sẽ trân trọng lễ
lạy bộ đồ hay khăn vải với màu của áo ngoài của các tu sĩ. Đây là sai
lầm. Nếu bộ đồ đó được mặc bởi một con quỷ dữ thì sao? Nếu bộ đồ đó được
mặc bởi một kẻ tồi tệ thì sao? Nếu vải màu đỏ là do sự đổ máu bởi một
con dao sử dụng để giết chóc thì sao? Con sẽ bị mắc tội không nếu tôn
thờ một chiếc áo như vậy ư? Hơn nữa, trong các cửa hàng vải có rất nhiều
loại vải có màu giống áo choàng đỏ của tu sĩ Tây Tạng. Con có định nói
là con sẽ lễ lạy mỗi khi đi vào một cửa hàng như vậy? Con đừng nên làm
thế. Đó chỉ là mê tín, không phải chân lý tối hậu. Chúng ta phải theo
chân lý tối hậu. Chúng ta không được phép tđi heo những gì không phải là
chân lý tối hậu. Chúng ta nên tôn kính những bộ y phục của những bậc
đức hạnh ilnh thánh đích thực và không ai khác.
69. Tri kiến cho rằng, ai đó truyền bá giáo pháp bằng giọng nói êm dịu thì đích thực là một vị Bồ Tát.
Những người có tri kiến này nghĩ rằng người truyền pháp bằng một giọng
nói nhẹ nhàng và âm điệu rất từ bi là những vị Bồ Tát đích thực. Con nên
nhớ rằng một số người hành động một cách có chủ tâm bằng cách thay đổi
giọng nói của họ để làm cho âm thanh nhẹ nhàng và từ bi. Nhiều người bị
lừa khi nghe tiếng nói của họ và xem họ như là hóa thân của chư Bồ Tát.
Trên thực tế, họ cố ý tạo ra một không khí bí ẩn bằng việc làm ra vẻ từ
bi. Tất cả các pháp họ giảng thì mang tính ngoại đạo hơn là chân lý tối
hậu và đi ngược lại những lời dạy của kinh điển. Vì thế, con không nên
nghĩ rằng một người giảng pháp bằng một giọng nói nhẹ nhàng thì chắc
chắn là một vị Bồ Tát. Cho dù một người nói bằng giọng nhẹ nhàng hay to
lớn thì đó không phải là yếu tố quyết định ông ta là một vị Bồ Tát hay
không. Việc một ai đó là vị Bồ Tát thật hay giả được quyết định bởi
những nguyên tắc của Phật pháp.
70. Tri kiến cho rằng, việc dùng lời nói kim cương [phê bình để
chỉ ra chỗ sai - ND] để truyền bá giáo pháp và tiêu trừ nghiệp chướng là
không từ bi.
Những người có tri kiến này nghĩ rằng sẽ không từ bi khi truyền giảng
pháp trong đó lời nói kim cương được sử dụng để khiển trách nghiêm khắc,
phê bình, và đánh thức chúng sinh vô minh và bướng bỉnh. Đây là một tri
kiến sai lầm. Một số chúng sinh chỉ có thể được đánh thức bằng cách
trách mắng nghiêm khắc bằng ngữ kim cương. Nếu không, họ sẽ tiếp tục con
đường sai lầm của họ. Cách sử dụng lời nói kim cương này không phải là
không từ bi. Hơn thế, nó còn là biểu hiện của lòng đại bi đích thực. Một
hành động làm lợi ích của chúng sinh hay không là cơ sở để xác định
hành động đó có bản chất từ bi hay không.
71. Tri kiến cho rằng, một người dùng dạng kim cương của hạnh Bồ-đề
[trừng phạt để chỉ ra chỗ sai - ND] để làm lợi ích cho người khác không
phải một bậc thánh nhân đức hạnh cao quý.
Hạnh Bồ-đề được thể hiện thông qua vẻ bề ngoài từ bi và sự hiểu hiện của
lòng yêu thương. Mặt khác, hạnh kim cương còn được thể hiện thông qua
sự trừng phạt và khiển trách nghiêm khắc. Việc này được thực hiện bằng
cách sử dụng pháp phẫn nộ. Sẽ là tri kiến hoàn toàn sai lầm khi nghĩ
rằng những người sử dụng dạng kim cương của hạnh Bồ-đề để giảng dạy và
chuyển hóa những chúng sinh không phải là những thánh nhân. Đó là bởi vì
chư Phật hoạt động bằng nhiều loại phương tiện và thị hiện dưới nhiều
hình thức. Ví dụ, Bồ Tát Quan Âm xuất hiện như quân vương Truton, vị
vua hùng mạnh nhất của những tinh linh xấu ác trong cõi giới địa ngục.
Vua Truton xé những tinh linh xấu ác thành từng miếng và ăn chúng. Bằng
cách này, vua Truton dạy dỗ và chuyển hóa vô số tinh linh xấu ác. Trong
thực tế, ông đã hành động với lòng đại bi, khi ông sử dụng phương tiện
thiện xảo đó để nâng đỡ những tinh linh xấu ác lên cõi giới cao hơn.
Trong Phật giáo Mật thừa, có rất nhiều Bồ Tát Kim cương có vẻ ngoài rất
hung hãn. Trên thực tế, các ngài làm lợi lạc cho chúng sinh với lòng đại
bi. Lấy ví dụ, bổn tôn hộ pháp Ruonama, là vị kim vương uy quyền, hung
dữ với sức mạnh lớn lao. Ngài là chúa tể tối cao của loài ma, nhưng ngài
cũng sở hữu sức mạnh thánh linh và có sự thực chứng của một bậc thánh
nhân. Một ví dụ khác là vị hộ pháp Rahula và vị hộ pháp Ekajati, cả hai
vị đều trông cực kỳ hung tợn. Nhiều người sợ hãi khi họ thấy một bức
hình của các ngài. Họ nghĩ, “Làm thế nào họ có thể là những thánh nhân?
Họ không có lòng từ bi gì cả. Thật đáng sợ!” Điều này là sai lầm. Họ là
những bậc đạo sư giác ngộ với lòng bi mẫn lớn lao, làm lợi lạc cho chúng
sinh. Đó chỉ là do các phương pháp của họ sử dụng khác với hầu hết
những vị khác. Vì vậy, tri kiến cho rằng, một người dùng dạng kim cương
của hạnh Bồ-đề để làm lợi lạc cho người khác không phải là bậc thánh
nhân đức hạnh cao quý là một tri kiến sai lầm.
72. Tri kiến cho rằng, việc nhìn nhận một người nào đó có sự tự tôn và kiêu ngạo như là bậc thầy kim cương là chấp nhận được.
Một số người có sự tự tôn to lớn. Họ kiêu căng khoe khoang về bản thân
mình. Họ hoàn toàn dốt nát về Phật pháp và không hiểu về các nguyên tắc
của Pháp. Họ không tuân thủ các giới luật, không có Bồ-đề tâm, và không
có thực chứng linh thánh. Tất cả cái họ có là sự kiêu ngạo và tất cả
điều họ làm là lừa gạt các môn đệ của họ. Con không nên nhìn nhận một
người như vậy như đạo sư kim cương của con. Nếu con làm như vậy, con
đang đi trên con đường sai lầm.
73. Tri kiến cho rằng, con phải kính trọng một đạo sư linh thánh “dởm” theo năm mươi khổ thơ về lòng sùng mộ đạo sư.
Từ khi “Năm mươi khổ thơ về lòng sùng mộ đạo sư” được công bố, nhiều
người không còn dám phản đối đạo sư của mình. Bởi vì “Năm mươi khổ thơ
về lòng sùng mộ đạo sư” đã cấm như vậy, họ nghĩ rằng họ không thể phản
đối đạo sư của họ bất kể vị này là người tốt hay xấu. Bây giờ con phải
hiểu rõ rằng đó chính xác là điểm con bị mắc kẹt. Mặc dù “Năm mươi khổ
thơ về lòng sùng mộ đạo sư” đưa ra rằng con phải tôn kính đạo sư của
mình, trước tiên con phải nhận ra thầy của mình đang hành động phù hợp
với giáo pháp hay không và ông ta có thực sự sở hữu những phẩm chất của
một vị thầy hay không. Nếu ông ta theo những tri kiến sai lầm, hoặc cả
tri kiến xấu ác, con vẫn còn muốn theo ông ta chứ? Con có rời bỏ ông ta
không? Nếu con không rời bỏ ông ta, con sẽ bị ô nhiễm bởi cùng nghiệp
đen tối đó. Nếu con không rời khỏi ngay lập tức, con sẽ phải chịu số
phận bi đát. Con không nên tôn trọng “đạo sư linh thánh” dởm.
“Năm mươi khổ thơ về lòng sùng mộ đạo sư” đòi hỏi con phải tôn kính bậc
đạo sư linh thánh đích thực, chứ không phải những kẻ giả mạo. Vì vậy,
việc sử dụng “Năm mươi khổ thơ về lòng sùng mộ đạo sư” như là cơ sở để
yêu cầu con tôn kính “dạo sư linh thánh” dởm phản ánh một tri kiến sai
lầm.
74. Tri kiến cho rằng, theo một vị thầy không còn Bồ-đề tâm là chấp nhận được.
Nếu bậc thầy của con không còn có Bồ đề tâm và không còn trau dồi bản
thân dựa trên Bồ đề tâm, sẽ là sai lầm khi con vẫn còn theo và chấp
thuận ông ta. Cho dù ông ta có địa vị thế nào, chẳng hạn như là một vị
pháp vương, một tôn giả, một rinpoche vĩ đại, hoặc một giảng sư tuyệt
vời, ông ta không phải là một bậc thầy tốt nếu ông ta không có Bồ đề
tâm. Ông ta là một người đạo đức giả và đã rơi vào trong những tri kiến
sai lầm.
75. Tri kiến cho rằng, ai đó nắm giữ một chứng nhận được phát hành
bởi một pháp vương vĩ đại thì chắc chắn là bậc thánh nhân vĩ đại.
Giả sử một vị pháp vương vĩ đại đã viết một giấy chứng nhận cho một ai
đó, hoặc hai vị pháp vương đã viết một giấy chứng nhận công nhận cho
người đó. Những người có tri kiến sai lầm sẽ nghĩ rằng người đó chắc
chắn là một bậc thánh nhân. Suy nghĩ như vậy là không chính xác. Cần xác
định xem đó có phải là xác nhận mang ý nghĩa cao nhất hay là một xác
nhận mang ý nghĩa trần tục. Phải xác định xem phương pháp sử dụng để
chứng nhận bao gồm quan sát một hồ nước, bói toán, hình tượng được tạo
ra khi đập vào nước, quay một viên thuốc làm từ bột lúa mạch rang, hoặc
một số phương pháp khác.
Sự công nhận theo ý nghĩa thế gian có thể là chính xác, và cũng có thể
đi trệch khỏi sự thật đó. Vì vậy một sự công nhận theo ý nghĩa thế gian
không thể xác định chắc chắn rằng người được công nhận là một thánh
nhân. Cũng không thể xác định chắc chắn rằng người được công nhận không
phải là một thánh nhân. Ngay cả khi sự công nhận được thực hiện phù hợp
với giáo pháp, chúng ta cũng cần xem liệu người được công nhận này có
theo 128 tri kiến xấu ác và sai lầm hay không. Mặt khác, một người không
theo 128 tri kiến này trong hành động của mình và do đó không vi phạm
các chuẩn mực của các tri kiến này chắc chắn là một bậc thực sự có đức
hạnh linh thánh ngay cả khi người ấy không có chứng chỉ công nhận nào.
76. Tri kiến cho rằng, không nên đưa những tinh linh xấu ác lên những cõi giới cao hơn.
Những người có tri kiến này cho rằng những tinh linh xấu ác chắc chắn
không nên được đưa lên những cõi giới cao hơn. Những người có suy nghĩ
như vậy đã rơi vào tri kiến sai lầm. Những tinh linh xấu ác nên được đưa
lên những cõi giới cao hơn. Cho dù họ có xấu ác kinh khủng đến thế nào,
họ vẫn là những chúng sinh. Chúng ta là những người tu tập, nên có lòng
từ bi đối với tất cả chúng sinh. Hơn nữa, chúng ta đưa các tinh linh
xấu ác lên các cõi giới cao hơn sớm bao nhiêu thì càng ngăn chặn họ khỏi
làm hại nhiều người tốt bấy nhiêu.
77. Tri kiến cho rằng, ma quỷ xấu ác phải bị tiêu diệt thay vì được dạy dỗ và giúp đỡ sửa chữa.
Những người có tri kiến này cho rằng ma quỷ phải bị tiêu diệt. Suy nghĩ
như vậy là sai lầm. Tùy thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể, ma quỷ phải
được dạy dỗ và giúp đỡ sửa chữa hoặc phải bị tiêu diệt. Khi thực sự là
không có cách nào để dạy dỗ, sửa chữa chúng và chúng quyết tâm tiếp tục
làm hại chúng sinh, chúng phải bị tiêu diệt. Nếu thậm chí còn có cơ hội
dù là nhỏ nhất để dạy dỗ và sửa chữa chúng, chúng ta nên làm tất cả điều
có thể làm để dạy dỗ và giúp chúng sửa chữa và không nên tiêu diệt
chúng, vì ma quỷ cũng là những chúng sinh.
78. Tri kiến cho rằng, một người không cần thiết phải cúng dường thức ăn cho loài la sát và quỷ đói.
Những người có tri kiến này nghĩ rằng chúng ta không nên cúng dường thức
ăn cho loài la sát và quỷ đói. Đây cũng là sai lầm. Thức ăn nên được
cúng dường cho loài la sát và quỷ đói. Chúng cũng là những chúng sinh.
Chỉ khác là chúng có những tri kiến xấu ác. Chúng ta phải sửa chữa chúng
để chúng có hiểu biết và cái nhìn đúng đắn. Chúng ta cần tìm ra những
cách để đưa chúng đến với giáo pháp chân chính. Chúng ta cần cúng dường
cho chúng để chúng sẽ được chuyển biến, sửa chữa lối sống xấu ác, và làm
những điều tốt.
79. Tri kiến cho rằng, người ta phải trả tiền để đổi lấy việc được học hay nghe Pháp.
Hiệu tượng kiểu này đã tồn tại từ xưa cho tới nay. Dựa theo tri kiến
này, một người phải trả tiền trước khi họ được phép học Pháp, nghe Pháp
hay là bước vào một ngôi đền. Như vậy là họ không thể được học hoặc là
nghe pháp nếu không trả tiền. Trước đây ta đã gặp phải trường hợp này
khi ta ở trong một số ngôi chùa. Mọi người trong ngôi đền thường nói
rằng, “Hôm nay bạn có mang theo vật phẩm cúng dường không? Bạn không
được vào đền trừ khi bạn mang theo một vật phẩm. Nếu bạn không mang theo
tiền cúng dường, bạn không được phép nghe giảng kinh pháp. Hôm nay chỉ
những người mang theo vật phẩm cúng dường mới được vào chùa! Chỉ những
người đó mới có thể đến ăn ở phòng ăn. Những người khác không được
phép.” Đó là điều rất sai lầm. Có những người giàu có và những người
nghèo khổ. Chúng ta nên quan tâm tới hạnh phúc của tất cả mọi người. Nếu
họ thực sự nghèo khó, chúng ta thậm chí nên cung cấp tiền cho họ. Chúng
ta không nên nói họ phải cúng dường tiền bạc trước khi họ được phép học
Pháp, nghe Pháp hoặc là ăn uống. Đó là điều không đúng đắn và cấm kỵ
tuyệt đối.
80. Tri kiến cho rằng, việc thính chúng không kính trọng Pháp truyền khẩu qua ghi âm là chấp nhận được.
Một số người khi nghe giáo pháp đã không tôn kính những bài thuyết pháp
truyền khẩu được ghi lại và bàn luận khiếm nhã về những bài thuyết pháp
này. Họ nghĩ rằng do họ không buộc phải trả tiền để đổi lấy việc nghe
Pháp, nên họ sẽ không cúng dường bất cứ vật phẩm nào có giá trị tiền
bạc. Họ nghĩ rằng không có điều gì mà họ cần quan tâm và họ có thể nghe
những bài thuyết pháp một cách thông thường. Đây là điều thiếu tôn trọng
Tam bảo. Hành vi thiếu tôn trọng những bài pháp truyền khẩu đã được ghi
âm lại tự nó sẽ ngăn cản một người đạt được sự thành tựu. Phật pháp quý
giá vô cùng. Sao con có thể đối xử thiếu tôn trọng với Phật pháp? Con
nên cố gắng giúp đỡ bằng việc cúng dường nếu con có thể. Tuy nhiên, nếu
con thực sự gặp khó khăn về tài chính, con vẫn nên lắng nghe giáo pháp
cho dù con không thể cúng dường vật phẩm gì. Con có thể nghe một lần,
một trăm lần hay một nghìn lần. Vị thầy của con sẽ giúp con. Tuy nhiên,
nếu con có thể giúp đỡ bằng một vật phẩm cúng dường nhưng không làm vậy
do tính ích kỷ, hẹp hòi, hoặc là con có tri kiến cho rằng Phật pháp là
điều ít quan trọng hơn so với những vấn đề thế gian, con cũng có thể vẫn
nghe giáo pháp. Tuy nhiên, bằng cách này con đang gieo trồng những hạt
giống của những duyên nghiệp sẽ ngăn cản con trở nên thành tựu.
81. Tri kiến cho rằng, một vị đạo sư có thể chuyển một phần tuổi thọ cho học trò của mình là chấp nhận được.
Đây là một tri kiến ngoại đạo khá phổ biến. Dựa trên tri kiến này, một
bậc thầy nói với đệ tử của mình rằng ông ta đã thực hành một pháp và do
đó đã chuyển một phần trong tuổi thọ của mình cho đệ tử hoặc cho một
thành viên nào đó trong gia đình đệ tử này. Ông ta nói với các đệ tử
rằng các đệ tử hoặc thành viên gia đình của đệ tử vẫn còn sống là kết
quả của điều đó. Ông ta còn tiếp tục nói rằng ông đã nhận hộ những
nghiệp xấu của các đệ tử hoặc thành viên gia đình của đệ tử. Nói những
lời như vậy là sai và không thể biện hộ nổi. Nếu một vị thầy muốn chuyển
một phần trong tuổi thọ của mình cho một đệ tử, ông có thể cầu nguyện
sẽ làm điều đó. Tuy nhiên, điều này chỉ là ước muốn của ông ta và không
liên quan đến sự thành công của việc chuyển giao hay không. Vị thầy
không nên tiết lộ ước muốn này cho đệ tử của mình bởi vì đây là một phần
trong sự tu tập của ông. Trong thực tế, thực sự rất khó khăn để những
việc chuyển giao như vậy thành công theo như luật nhân quả. Các vị thầy
nên dạy các đệ tử để thay đổi tuổi thọ của chính mình thông qua quá
trình tự tu tập. Một bậc thầy, đệ tử, hay bất cứ ai nghĩ rằng một vị
thầy có thể chuyển giao một phần của tuổi thọ của mình cho đệ tử là đang
có một tri kiến sai lầm.
82. Tri kiến cho rằng, một người học tại một ngôi chùa nổi tiếng chắc chắn là một vị tu sĩ xuất sắc.
Những người với tri kiến này cho rằng nếu một người nào đó đến từ một tu
viện lớn với một ngàn hoặc thậm chí vài ngàn tu sĩ trong đó, ông ta
chắc chắn sẽ là một tu sĩ lỗi lạc. Họ nghĩ rằng một ai đó với danh hiệu
narenpa geshe - người dành vị trí dẫn đầu trong các cuộc tranh luận kinh
điển chắc chắn phải là một tu sĩ xuất sắc. Điều này là sai. Ta cho các
con biết rằng người này không nhất thiết đã là một tu sĩ xuất chúng. Ông
ta thậm chí có thể là một kẻ xấu xa vô lại, hoặc một tên lừa đảo. Một
người trở thành một tu sĩ lỗi lạc thông qua việc tự tu tập và nhận ra sự
thật tối hậu. Con sẽ không thể xác định được xem một ai đó là một tu sĩ
lỗi lạc chỉ đơn giản bằng cách xem họ đến từ tu viện nào .
83. Tri kiến cho rằng, một người đã học hỏi dưới sự dẫn dắt của nhiều bậc đạo sư chắc chắn là một vị thánh nhân.
Có những người theo học với nhiều bậc đạo sư. Họ nhận được hơn một nghìn
quán đảnh và chính thức công nhận một hoặc hai trăm người là thầy của
họ. Họ tự nhận rằng đã thực hành pháp tập trung nội nhiệt tummo, pháp
Kalachakra, và pháp Đại toàn thiện. Hơn thế nữa, họ nói rằng họ đã bước
vào tầng cao nhất của pháp của Kalachakra bởi thực hành thành công pháp
thiền Thân kim cương thay thế . Con nghe điều này và nghĩ rằng những
người như vậy chắc chắn phải là những tu sĩ xuất sắc. Con đang rất lầm
lẫn! Con chỉ tin vào những gì con nghe thấy và không tuân theo sự thật
tối hậu. Con đã xác minh thông qua một cuộc kiểm tra khoa học xem đỉnh
đầu của họ có thật sự mở ra được hay chưa? Ý thức của họ có thể rút ra
rồi quay trở lại cơ thể họ chăng? Nếu không có xác minh, con không thể
rút ra kết luận rằng họ đã hoàn thiện việc thực hành pháp thiền Thân kim
cương thay thế.Tại sao vậy? Lý do rất đơn giản. Việc ai đó là một tu sĩ
xuất sắc hay không phụ thuộc việc tự tu dưỡng và thực hành của họ. Nếu
một người tu dưỡng và thực hành không tốt, cho dù anh ta có là đệ tử
chính thức của bao nhiêu bậc thầy đi nữa cũng là vô nghĩa. Vì vậy, thật
là sai lầm khi nghĩ rằng nếu có ai đó đã theo học nhiều bậc thầy hẳn sẽ
là một tu sĩ xuất sắc hay một bậc thánh nhân.
84. Tri kiến cho rằng, nền tảng tâm linh của phụ nữ không tốt bằng của đàn ông.
Những người có tri kiến này cho rằng nền tảng tâm linh của phụ nữ là
không tốt bằng của nam giới. Họ nghĩ rằng đàn ông có năng lực tâm linh
tốt hơn. Đây là tri kiến sai lầm. Những người có một nền tảng tâm linh
tốt có thể được tìm thấy giữa cả nam và nữ.
85. Tri kiến cho rằng, những sinh mạng của những chúng sinh nhỏ bé là không giá trị như sinh mạng của những chúng sinh to lớn.
Những người có tri kiến này cho rằng khi cứu giúp chúng sinh, những
chúng sinh to lớn hơn nên được cứu giúp trước. Ví dụ, họ nghĩ con bò nên
được cứu trước. Họ cho rằng con voi nên được giải cứu đầu tiên. Họ
không vội vàng để cứu các loài chim nhỏ và họ cứu lũ kiến cuối cùng.
Điều này là sai lầm. Chúng ta phải coi tất cả chúng sinh bình đằng như
nhau.
86. Tri kiến cho rằng, việc trì tụng kinh điển mà không hiểu ý nghĩa là chấp nhận được.
Những người có tri kiến này nghĩ rằng có nhiều công đức chỉ bằng việc
trì tụng một bản kinh cho dù người trì tụng không hiểu được ý nghĩa và
nguyên tắc của bản kinh này. Điều này là không đúng. Trước khi trì tụng
một bản kinh, người ta phải hiểu được nội dung của nó trước đã.
87. Tri kiến cho rằng, việc bí mật tích luỹ tiền bạc dưới chiêu
bài kêu gọi quyên góp xây chùa, bảo tháp hay tổ chức pháp hội là chấp
nhận được.
Dưới chiêu bài xây dựng một ngôi chùa, xây dựng một bảo tháp, hoặc tổ
chức một pháp hội lớn, có những người trong thực tế, đã bí mật tích lũy
tiền bạc cho bản thân họ. Chúng ta không được chấp nhận hành vi đó và
phải phản đối chúng.
88. Tri kiến cho rằng, việc lạm dụng quỹ từ thiện hỗ trợ thảm hoạ cho những mục đích tham lam của cá nhân là chấp nhận được.
Một số người thu nhận rất nhiều tiền bạc dưới ngọn cờ của tổ chức từ
thiện và cứu trợ thiên tai. Tuy nhiên, họ bí mật lạm dụng các quỹ đó cho
mục đích riêng tham lam của mình. Đây là đang đi theo một tri kiến sai
lầm. Cho dù là một vị thầy hay đệ tử, nhưng nếu lạm dụng cho dù một xu
của những quỹ đó cho sự tham lam, ích kỉ của mình thì cũng là một vi
phạm về nghiệp. Bất cứ ai sử dụng sai lầm các quỹ đó và bất cứ ai chấp
nhận cho những hành động này đều đang đi theo tri kiến sai lầm này.
89. Tri kiến cho rằng, một người phải bỏ hết công việc của người đó để tu dưỡng bản thân và học đạo Phật.
Một vài người nói rằng họ sẽ đơn giản là từ bỏ hết những công việc của
mình để tu dưỡng bản thân và học hỏi Phật pháp. Họ nói rằng chỉ bằng
cách từ bỏ công việc, họ mới có thể tập trung sự chú ý của họ vào tu tập
và do đó tu dưỡng bản thân thật tốt. Đây là một tri kiến sai lầm. Một
người tu tập thực sự sẽ hành động theo giáo lý nhà Phật cho dù họ ở
trong bất kì trường hợp nào. Không nên nghĩ rằng chỉ bằng cách từ bỏ
công việc của mình và tập trung hoàn toàn vào tu tập mới là đang hành
động theo đúng giáo lý nhà Phật.
90. Tri kiến cho rằng một người đã thọ quy y chắc chắn là một Phật tử.
Những người có tri kiến này nghĩ rằng nếu họ đã quy y, tham gia vào một
buổi lễ quy y và nhận được chứng nhận quy y thì họ sẽ là Phật tử. Điều
này không chính xác. Nhận lễ quy y không có nghĩa rằng người đó nhất
thiết là một Phật tử. Một người có thể đại diện cho Phật giáo không nếu
ông ta lại giết người và phóng hỏa sau khi quy y? Nếu một người sau khi
quy y lại thực hiện tất cả những điều xấu xa suốt trong một ngày dài,
làm nhục người khác, lừa dối người khác, thực hành và truyền bá tư tưởng
ngoại đạo, liệu người này có phải là một Phật tử không? Không, anh ta
không hề. Chỉ những người tuân thủ các giới luật trong thực hành mới là
Phật tử thật sự. Chỉ những người không phạm phải 128 tri kiến xấu ác và
sai lầm này mới là những Phật tử tinh thuần, chính thống, xuất sắc và là
những người tu dưỡng đạo đức sâu sắc. Điều này là cực kỳ quan trọng.
Wanko Yeshe Norbu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét