Vô ngã là tiến trình tu tập tâm không
còn chấp thủ mọi hoạt động gây khổ ưu và phiền não cho bản thân và mọi
người, nói theo thế tục và vô ngã còn là sự tu tập vượt vòng bộc lưu
sanh tử luân hồi theo pháp môn Phật đạo.
Vì lẻ con người
chính là chấp cái ngã sống trong thế giới hiện tượng vô thường, tât
nhiên cũng ảnh hưởng trong luật sanh lão bệnh tử của lực lượng biến đổi
chung của vũ trụ. Ðứng trên tư tưởng tiểu ngã, con người hệ lụy đến tình
cảm, hành động, và tư tưởng mà dục tình là căn bản chi phối sự sống.
Dục tình biến đổi mọi hoạt động ảnh hưởng đến khoái lạc và đau khổ, nên
thể hiện thất tình, lục dục đưa con người đến khổ ưu sanh tử luân hối.
Thật ra,quan niệm vô ngã Phật giáo chỉ là tư tưởng giải thoát khỏi cái
ngã không còn hệ lụy đến nhân duyên, sanh tử luân hồi, quả báo và khổ
ưu. Chúng tôi không bàn đến Vô Ngã theo triết thuyết mà chỉ đề cập tư
tưởng Vô ngã theo nghĩa thực tế trong các kinh Phật dạy.
1. Ngã là gì?.
- Bản Ngã hay Cái Tôi (Ego):
Theo R.M. Goldenson, bản ngã là một
nhóm của những chức năng tinh thần hay quá trình cho phép chúng ta tri
giác, lý luận, phán đoán, chứa đựng những ký ức và giải quyết nhiều vấn
đề khác nhau. Bản năng sinh tồn hiện diện ngay lúc sanh ra. Bản ngã phát
triển chậm khi chúng ta học hỏi để được tinh thông những xung động, làm
chậm lại niềm vui trực tiếp của những nhu cầu và sống với những người
khác.
Bản ngã là một phần của nhân cách
trong sự giao tiếp với thế giới bên ngoài. Phần lớn, bản ngã hoạt động
trong phạm vi ý thức hay tiềm thức (ký ức: preconscious), nhưng nó bao
gồm cả một vài quá trình vô thức. Giống như bản năng sinh tồn, bản ngã
là chủ thể đòi hỏi của nguyên tắc ý muốn. Nhưng khi chúng ta trưởng
thành, tự ý thức ảnh hưởng nhiều bởi nguyên tắc thực tại là đòi hỏi thực
tế của sự sống hàng ngày. Tuy nhiên, vào dịp đó, bản ngã xé ra bởi
những lực đối nghịch của ý muốn và thực tại. Nó thường giải quyết mâu
thuẩn nầy bắng cố gắng thỏa mãn ước muốn bản năng (bản năng sinh tồn)
trong những cách xã hội chấp nhận.
- Bản Năng Đạo Đức (Superego):
Tuy nhiên, đối với nhân cách thì có
nhiều hơn là bản năng sinh tồn, bản ngã, hơn nguyên tắc ý muốn và nguyên
tắc thực tại. Bởi vì khi chúng ta lớn lên, những người xung quanh ta
đòi hỏi chúng ta thực hiện luật lệ xã hội và những quy định. Muốn thế,
chúng ta phải xây dựng một ý thức để giữ chúng ta khỏi vi phạm luật lệ
và bản ngã lý tưởng mà chúng ta cố gắng đạt tới. Một phần cấu trúc của
nhân cách nầy gọi là Bản Năng Đạo Đức và nhìn nó như là Bản ngã được
được tách khỏi và bắt đầu hành động theo riêng nó.
Bản năng đạo đức phát triển chậm chạp
và một cách vô thức trong năm đầu của đời sống, cũng như càng gia tăng
bắt chước tư tưởng và hành động của những người khác--- trước tiên là
cha mẹ chúng ta. Trong thời thanh niên và gần trưởng thành, bản năng đạo
đức của chúng ta hoàn thiện nhiều như chúng ta tiếp xúc với người lớn
(khác hơn là cha mẹ) mà chúng ta hâm mộ họ và giá trị của họ chúng ta
nhận vào một phần hay toàn thể. Phần lớn, tiến trình xã hội hóa nầy xãy
ra ở mực độ vô thức, như bản năng đạo đức thu được, khả năng phê phán,
và giám sát cả hai bản năng sinh tồn và bản ngã. Bản năng đạo đức, do đó
là tiếng nói vô thức, nó giúp chúng ta phân biệt được giữa điều tốt xã
hội với điều xấu mà chúng ta không hiểu biết được tại sao làm như thế.
Chúng ta thử xem qua tiến trình phát triển của tư tưởng đứng trên phương diện tâm lý.
Lý thuyết phân tâm học về sự phát
triển tư tưởng tập trung vào sự thay đổi từ tiến trình sơ khởi của tư
tưởng tới tiến trình thứ hai của tư tưởng. Tiến trình sơ khởi là ngôn
ngữ của vô thức, trong đó thực tại và hình ảnh tưởng tượng đều vô phân
biệt. Bộ mặt tiến trình sơ khởi của tư tưởng thường thấy trong những
giấc mộng. Ở đây những biến cố có thể xãy ra cùng một thời gian trong
nhiều chỗ, những đặc tính khác nhau của con người và sự vật có thể kết
hợp, những biến cố di chuyển tới lui trong một thời gian rất nhanh, và
cái trong sự tĩnh thức không thể xãy ra dễ dàng. Tiến trình thứ hai của
tư tưởng là ngôn ngữ của ý thức, tư tưởng và thực tại khảo nghiệm. Song
song với sự phát triển tư tưởng là phát triển bản ngã, và sau nầy là
phát triển của bản năng đạo đức. Với sự phát triển bản ngã, cá thể trở
nên khác biệt nhiều, như là Cái Tôi (Self) từ nơi tạm trú của thế giới.
Có sự giảm bớt thiên kiến chính mình, một sự gia tăng khả năng, gia tăng
sử dụng ngôn ngữ, và có khả năng lớn hơn để tham gia sự kiện quan trọng
và làm cản trở sự hài lòng. Sự phát triển của bản năng đạo đức lành
mạnh được phản ánh trong một tập hợp thống nhất, mâu thuẩn, thông suốt
của những giá trị, một khả năng chấp nhận ngọn gió của lòng tự trọng
(chấp nhận bắt chước mà không hủy bỏ khả năng tưởng tượng), và ý nghĩa
của niềm kiêu hảnh trong ý định đã thực hiện được.
2. Dục tình ảnh hưởng đến cái ngã như thế nào?
Bây giờ đây, chúng ta đã tri giác một
mô hình chính chúng ta. Cái mà Freud quy cho phần vô thức của trí chúng
ta dường như bao gồm hai việc: Quá trình sắp xếp bởi phần dưới trung tâm
não bộ, và quá trình sắp xếp bởi bán cầu não phải.
- Dục Tình:
Trong lúc Freud hoạch định những vùng
của Trí, ông cố xác định những phương pháp năng lực hóa, tập trung, di
chuyển và ngay cả chận lại ánh sáng lóe lên của ý thức.
Freud lựa chọn thân thể liên tục tạo
ra năng lực tinh thần, cũng như máy phát điện liên tục sản xuất ra điện
năng. Freud gọi năng lực tinh thần nầy là dục tình và ông tin rằng nó là
lực thúc đẩy các khả năng của tất cả tư tưởng, tình cảm và tư cách của
chúng ta. Sự xây dựng năng lực dục tình tạo nên trạng thái xu hướng đau
khổ, nó ép buộc chúng ta trở thành hiểu biết một vài nhu cầu không được
thỏa mãn. Lúc đó chúng ta nhắm tới tập trung vào những hoạt động sẽ cho
chúng ta giải thoát năng lực đè nén đó và do đó mà giảm trừ được xu
hướng. Như vậy năng lực dục tình tiêu thụ được kết hợp với niềm vui cảm
giác, trong khi đó sự trấn áp năng lực dục tình hầu như luôn luôn dẫn
đến áp lực đau khổ và lo âu.
Ðiều Giác Ngộ 2 (Kinh Bát Ðại Nhân
Giác): “Ða dục là căn bản của sanh tử luân hồi” để từ đó soi sáng thêm
đường đi đến giải thoát”.
3. Cái ngã có những đặc trưng gì?
Trong thế gian này, mọi vật đều thay
đổi thành trụ hoại không; con người thì sanh lão bệnh tử, do Dục Lậu tức
dòng luân hồi sanh tử bị khuấy lên bởi tham dục, tà kiến, và tà tư.
Càng tham dục hay nhiều ham muốn khoái lạc thì nhiều nhu cầu, nên càng
nhiều gian nan, khổ cực; tâm thức lúc nào cũng bận rộn lo âu.. Ðã biết
đa dục là khổ, chúng ta cần tìm cách giảm bớt hay it ham muốn, thì tâm
ta an nhiên, vì it ham muốn thì it bị lệ thuộc nhu cầu trói buộc. Quán
xét tứ vô tức bốn cái không hay bốn điên đảo(vô thường mà cho là thường,
khổ cho là vui sướng, không tịnh mà cho là tịnh, vô ngã tức là ngã
không chơn thật, cho là ngã chơn thật), thì từ đó dùng Vô Lậu Pháp: Phép
thanh tịnh xa lìa mọi phiền não cấu nhiễm để vượt thoát khỏi dục vọng
và luân hồi sanh tử
* Vô Thường: Mọi vật trên đời nầy
đều phải thay đổi và hoại diệt; không vật gì thường hằng dù chỉ trong
phút giây, hay sát na ngắn ngủi. Mọi vật, mọi hiện tượng đều phải qua
giai đoạn sanh, trụ, dị, diệt. Con người thì sanh lão bệnh tử.
* Khổ: Biết rằng ham muốn nhiều thì
khổ nhiều vì .Trạng thái khổ não bức bách thân tâm (tâm duyên vào đối
tượng vừa ý thì cảm thấy vui, duyên vào đối tượng không vừa ý thì cảm
thấy khổ). Khổ nằm trong nhân, khổ nằm trong quả, khổ bao trùm cả thời
gian, khổ bao trùm cả không gian, và khổ chi phối cả phàm lẫn Thánh,
nghĩa là khổ ở khắp nơi nơi: Xem thế nỗi khổ lớn lao vô cùng.
* Không: Vô tự tánh, tự tánh không,
hay vô tự tướng: Không có thể tánh: Tất cả các sự vật trong tam giới đều
không phải là thật
Trong thế gian này, mọi vật đều thay
đổi thành trụ hoại không; con người thì sanh lão bệnh tử. do Dục Lậu tức
Dòng luân hồi sanh tử bị khuấy lên bởi tham dục, tà kiến, và tà tư.
Càng tham dục hay nhiều ham muốn khoái lạc thì nhiều nhu cầu, nên càng
nhiều gian nan, khổ cực; tâm thức lúc nào cũng bận rộn lo âu.. Ðã biết
đa dục là khổ, chúng ta cần tìm cách giảm bớt hay it ham muốn, thì tâm
ta an nhiên, vì it ham muốn thì it bị lệ thuộc nhu cầu trói buộc. Quán
xét tứ vô tức bốn cái không hay bốn điên đảo(vô thường mà cho là thường,
khổ cho là vui sướng, không tịnh mà cho là tịnh, vô ngã là ngã không
chơn thật, cho là ngã chơn thật), thì từ đó dùng Vô Lậu Pháp: Phép thanh
tịnh xa lìa mọi phiền não cấu nhiễm để vượt thoát khỏi dục vọng và luân
hồi sanh tử
* Vô Ngã. Cái ngã không thật cho là ngã thật
Vì thế tư tưởng của người bình thường
sử dụng tri kiến phàm phu. Là tưởng tri luôn liên hệ đến sở tri. “Cái
này là ta, cái này là của ta, cái này là tự ngã ta”
Phàm Phu
Tưởng thức là sự suy nghĩ, tưởng nhớ,
tưởng tượng, ký ức, thuộc loại Mạc- Na- thức hay trong A-Lại-Da-thức, là
những hình ảnh được khôi phục lại, có cái trung thực, có cái sai lạc và
ngay cả có cái tương tự lẫn lộn với hình ảnh đối tượng cũ, nhưng không
phải đối tượng cũ. Đã là những hình ảnh cũ khôi phục lại là những ảo ảnh
của những đối tượng khiếm diện (kể như không có đối tượng). Do đó tưởng
tri là biết do tưởng thức hoặc suy nghĩ lại những ý tưởng so đo, tưởng
tượng những đối tượng không thật có do tiền ngũ căn trực tiếp nhận thức,
nên sự nhận thức chấp trước, lệch lạc và không chơn thật của tri kiến
phàm phu, chúng sanh thường tình mà thôi. Tưởng tri là sự nhận thức chứa
đầy tạm nhiễm, vô minh hệ lụy đến ái thủ hữu (sở tri), gốc của sanh tử
luân.
Như Phật thuyết giảng:
- Này các Tỷ-kheo, ở đây, có kẻ phàm
phu ít nghe, không được thấy các bậc Thánh, không thuần thục pháp các
bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh, không được thấy các bậc Chơn
nhân, không thuần thục pháp các bậc Chơn nhân, không tu tập pháp các
bậc Chơn nhân, tưởng tri địa đại là địa đại. Vì tưởng tri địa đại là địa
đại, người ấy nghĩ đến địa đại, nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với địa
đại, nghĩ đến (tự ngã) như là địa đại, người ấy nghĩ: "Ðịa đại là của
ta" - dục hỷ địa đại. Vì sao vậy? Ta nói người ấy không liễu tri địa
đại.
Người ấy tưởng tri thủy đại là thủy
đại. Vì tưởng tri thủy đại là thủy đại, người ấy nghĩ đến thủy đại, nghĩ
đến (tự ngã) đối chiếu với thủy đại, nghĩ đến (tự ngã) như là thủy đại,
người ấy nghĩ: "Thủy đại là của ta" - dục hỷ thủy đại. Vì sao vậy? Ta
nói người ấy không liễu tri thủy đại.
Người ấy tưởng tri. phong đại cũng như thế.
Người ấy tưởng tri Sanh vật,chư Thiên,
Sanh chủ, Phạm thiên, Quang âm thiên,Biến tịnh thiên, Quảng quả thiên,
Abhibhù (Thắng Giả)...
Người ấy tưởng tri Không vô biên xứ,Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ...
Người ấy tưởng tri sở kiến, sở văn, sở tư niệm, sở tri...
Người ấy tưởng tri đồng nhất, sai biệt, tất cả là tất cả...
Người ấy tưởng tri Niết-bàn là
Niết-bàn. Vì tưởng tri Niết-bàn là Niết-bàn, người ấy nghĩ đến Niết-bàn,
nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với Niết-bàn. Nghĩ đến (tự ngã) như là
Niết-bàn, người ấy nghĩ: "Niết-bàn là của ta" - dục hỷ Niết-bàn. Vì sao
vậy? Ta nói: Người ấy không liễu tri Niết-bàn.
Tóm lại Cái Ngã hay Thân Là Rừng Nghiệp Tội:
Nghiệp và Quả Báo—Karmas and
Recompenses. Nghiệp là sản phẩm của thân, khẩu, ý, như hạt giống được
gieo trồng, còn quả báo là kết quả của nghiệp, như cây trái. Khi thân
làm việc tốt, khẩu nói lời hay, ý nghĩ chuyện đẹp, thì nghiệp là hạt
giống thiện. Ngược lại thì nghiệp là hạt giống ác. Chính vì vậy mà Đức
Phật dạy: “Muốn sống một đời cao đẹp, các con phải từng ngày từng giờ cố
gắng kiểm soát những hoạt động nơi thân khẩu ý chớ đừng để cho những
hoạt động nầy làm hại cả ta lẫn người.” Nghiệp và quả báo tương ứng
không sai chạy. Giống lành sanh cây tốt quả ngon, trong khi giống xấu
thì cây xấu quả tệ là chuyện tất nhiên. Như vậy, trừ khi nào chúng ta
hiểu rõ ràng và hành trì tinh chuyên theo luật nhân quả hay nghiệp báo,
chúng ta không thể nào kiểm soát hay kinh qua một cuộc sống như chúng ta
ao ước đâu. Theo Phật Pháp thì không có thiên thần quỷ vật nào có thể
áp đặt sức mạnh lên chúng ta, mà chúng ta có hoàn toàn tự do xây dựng
cuộc sống theo cách mình muốn. Nếu chúng ta tích tụ thiện nghiệp, thì
quả báo phải là hạnh phúc sướng vui, chứ không có ma quỷ nào có thể làm
hại được chúng ta. Ngược lại, nếu chúng ta gây tạo ác nghiệp, dù có lạy
lục van xin thì hậu quả vẫn phải là đắng cay đau khổ, không có trời nào
có thể cứu lấy chúng ta. Ý (Tâm) khởi niệm, thân làm theo, tất cả hành
vi đã làm hoặc khởi niệm mà chưa làm đều gọi là nghiệp. Tạo thiện nghiệp
được phước báo, tạo ác nghiệp bị khổ báo, gọi là nghiệp báo. Hành vi do
thân tâm sở khởi, sở tác, huân nhiễm nơi thức thứ tám thành chủng tử,
tức là nghiệp nhân. Gặp duyên mà hiện hành, tức là nghiệp quả. Bất cứ
thiện nghiệp hoặc ác nghiệp đều là chướng ngại sự kiến tánh giải thoát..
4. Cái ngã là cái gỉả danh, duyên khởi
Trong cuốn sách "Đối thoại giữa Triết
Học & Tôn Giáo của đồng tác giả Jean Francois Revel & Mathieu
Ricard, do B/S Hồ hữu Hưng biên soạn", Mathieu cho rằng " Cái Ngã có
hiện hữu trong giòng tâm thức của chúng ta hay không? Giòng tâm thức có
thể chia thành những tư tưởng về Quá khứ, Hiện tại và Vị lai. Cái Ngã
không thể là tổng số các thời liệu đó, vì lẽ nó không hề có vào bất cứ
thời điểm đặc biệt nào. Quá khứ đã qua không còn nữa, làm sao cái tôi
thuộc về Ký ức. Tương lai chưa đến, thì làm sao có cái Tôi được. Chỉ còn
hiện tại. Để tồn tại, cái tôi cần phải có đặc tánh rõ ràng. Nhưng nó
không có hình thể, màu sắc nơi chốn. Càng tìm, càng không tìm ra nó. Cái
Tôi chỉ là một cái nhãn hiệu dán lên một sự hiện hữu liên tục. Nhận
định như vậy giúp con người giảm nhẹ đi ý niệm xem "cái Tôi" như là một
thực thể tối thượng bắt buộc chúng muốn những gì chúng ta thích và ghét
bỏ những gì chúng ta không ưa. Cảm giác về cái Tôi đó khiến cho con
người tách rời ra khỏi thiên hạ. Và cũng chính từ những tình cảm yêu
ghét sai lạc đó, dấy lên những tư tưởng và tình cảm khởi điểm cho những
lời nói và hành động đưa đến Đau Khổ. Khám phá bằng kinh nghiệm trực
tiếp, bằng phân tích, bằng thiền định rằng cái "Ngã" không thật có, sẽ
là một diẽn trình đi đến giải thoát. Những phương cách đó thật sự hữu
ích, nhất là có rất nhiều kỹ thuật để tác động lên tư tưởng, khiến ta
không còn nô lệ chúng nữa." (tr 51, 52)
Không về Ngã và không về Ngã Sở
Nếu bảo thủ cái ta và sở hữu của ta từ muôn kiếp mà chấp ngã, so đo và ái thủ hữu cho mình, nên lầm về ngã và ngã sở.
Thế nào gọi là cái lầm về ngã và ngã sở?
-Trong pháp hữu lậu mà bảo thủ cái ta
và sở hữu của ta, trong vô lượng đời, luôn luôn sanh tâm chấp giữ, so đo
về bản ngã và những gì thuộc bản ngã. Đó gọi là cái lầm về ngã và ngã
sở.(Kinh Bồ Tát Thiện Giới)
5. Vô Ngã là gì?
Vô tự ngã là tiến trình thanh lọc hay
đoạn tận gốc rể lậu hoặc vốn che mờ tâm giác ngộ. Trong kinh Căn Bản
Phật dạy rất rõ, tri kiến phàm phu dùng tưởng tri dể nhận thức sư việc
theo sở tri và tự ngã của minh nên hệ lụy đến ái thủ hữu là gốc của sanh
tử luân hồi. Còn vô ngã là cái vô hình núp dưới bóng của cái ngã. Ðó là
cái ngã chơn thật.
a). Theo Kinh Sáu Xứ:
Tính Vô Ngả.
Tự ngã thì thường hằng, không sanh
không diệt hay không thay đổi. Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân, Ý có sanh diệt
đã được thấy. Lục căn không phải là tự ngã. Cho nên lục căn vô ngã. Lục
Trần cũng sanh diệt, nên lục trần vô ngã. Lục thức cũng sanh diệt, nên
lục thức vô ngã. Nói khác đi nhân không có thực thể, duyên cũng vậy,
không có thực thể, do đó quả cũng không có thực thể. Lục căn, lục trần,
lục thức đã thấy, không có thực thể, tức là chúng vô ngã. Từ đó, có thể
nói, do sự gặp gở của ba pháp căn trần thức là xúc ; duyên xúc là thọ;
duyên thọ là ái. Vậy các ngã pháp đều không có tự ngã. Chủ thể là mắt là
vô ngã, sắc là khách thể cũng vô ngã, thì nhãn thức hay tâm thức làm
sao có được tự ngã. Nói chung, chủ thể tức lục căn là nhân duyên với lục
trần là duyên hay môi trường tiếp xúc mới khởi sanh lục thức hay tâm
thức hay ngã thức. Vì lục căn, lục trần, lục thức, xúc, thọ, và ái đều
có sanh diệt như đã thấy, nên chúng hay thay đổi, sai lầm và không có
thật thể hay là không có tự ngã. Vậy các ngã pháp đều không (vô ngã).
b). Quan niệm vô ngã theo lý duyên hợp
Theo điều giác ngộ 1 trong Bát Ðại Nhân Giác thì:
· Bốn Ðại Khô Không.
“Tứ Ðại Giai Không” là tư tưởng nói đến bản chất và hiện tượng của mọi vật và con người.
Tứ Đại: Catudhatuvavatthana
(p)—Mahabhuta (skt)— Four tanmatra(theo TÐVA)—Bốn yếu tố lớn cấu tạo nên
vạn hữu. Bốn thành phần nầy không tách rời nhau mà liên quan chặt chẽ
lẫn nhau. Tuy nhiên, thành phần nầy có thể có ưu thế hơn thành phần kia.
Chúng luôn thay đổi chứ không bao giờ đứng yên một chỗ trong hai khoảnh
khắc liên tiếp. Theo Phật giáo thì vật chất chỉ tồn tại được trong
khoảng thời gian của 17 chập tư tưởng, trong khi các khoa học gia thì
cho rằng vật chất chỉ chịu đựng được 10 phần 27 của một giây. Nói gì thì
nói, thân thể của chúng ta chỉ là tạm bợ, chỉ do nơi tứ đại hòa hợp giả
tạm lại mà hành, nên một khi chết đi rồi thì thân tan về cát bụi, các
chất nước thì từ từ khô cạn để trả về cho thủy đại, hơi nóng tắt mất, và
hơi thở hoàn lại cho gió. Chừng đó thì thần thức sẽ phải theo các
nghiệp lực đã gây tạo lúc còn sanh tiền mà chuyển vào trong sáu nẻo, cải
hình, đổi xác, tiếp tục luân hồi không dứt. Vì nó do nhân duyên hoà
hợp, nên giả tạm, như huyễn, không chân thật. Trong cái hư giả ấy, con
người lại phải chịu hành hạ bởi tám thứ khổ: Sinh, già, bệnh, chết, ân
ái chia lìa, oán thù gặp gỡ, ước muốn không thành, thân tâm đều khổ. Cho
nên nói: Bốn đại khổ không là vậy.
· Ngũ Ấm Vô Ngã
Theo giáo lý Phật, vạn pháp cấu tạo
hình thành theo quy luật DUYÊN SANH, Y THA KHỞI. Dù hình dạng của sự
vật sai khác, nhưng căn bản do ngũ uẩn hay ng ũ ấm hợp thành..Chính đức
Phật đã xác định trong các kinh điển rằng ngũ ấm hay ngũ uẩn tuy khác
nhau về mặt hình thức như uẩn thì thuộc loại trược khí , ấm thì thuộc
loại thanh khí (như sắc ấm là thân trung ấm), nhưng chúng giống nhau về
tánh chất.
Trong kinh A-hàm, Phật dạy ngũ ấm là
vô ngã.Phật phân tích cho thấy thân này có năm phần, gọi là năm ấm. Năm
ấm luôn luôn phủ che Phật tánh có sẵn nơi mọi người.
1- Sắc ấm: là phần thể xác con người do bốn chất đất, nước, gió, lửa hợp thành.
2- Thọ ấm: là phần cảm giác khổ vui,
gặp cảnh thuận thì thân tâm cảm thấy thoải mái, vui thích đắm trước; gặp
cảnh nghịch thì thân tâm cảm thấy bực bội buồn bã sân hận. Khi vui thì
nói tôi vui, khi buồn thì nói tôi buồn. Chấp cái vui cái buồn đó là tâm
ta.
3- Tưởng ấm: là nhớ tưởng về chuyện quá khứ, mơ ước những chuyện tương lai, rồi chấp chặt cái nhớ tưởng đó là tâm ta.
4- Hành ấm: là sự nghĩ suy tính toán phát ra hành nghiệp, rồi chấp chặt cái suy nghĩ tính toán đó là tâm ta.
5- Thức ấm: là sự phân biệt cái này tốt cái kia xấu, cái này hay cái kia dở… rồi chấp cái phân biệt đó là tâm ta.
Như thế, chấp sắc là thân ta, chấp thọ
là tâm ta, chấp tưởng là tâm ta, chấp hành là tâm ta, chấp thức là tâm
ta. Chấp như vậy thì một người có năm cái ta. Một người mà có năm cái ta
có hợp lý không? Sắc thân có đây rồi sẽ hoại diệt tan rã. Thọ, tưởng,
hành, thức cũng là pháp sanh diệt, chợt hiện chợt mất, không thường
không thật, lại mê chấp là thường là thật là ta. Vì vậy mà bị nó kéo đi
mãi trong vòng sanh tử không dừng.
Giờ đây nghe Phật nói sắc, thọ, tưởng,
hành, thức là cái không thật, không thường hằng, có đó rồi mất đó, là
cái sanh diệt không thật là ta, là vô ngã. Thấy biết rõ như vậy là giác
ngộ. Trong kinh Thủ Lăng Nghiêm, Phật dụ những cái sanh diệt có rồi mất
là khách, vì nó đến rồi đi, nên không phải là chủ. Nếu là chủ thì không
mất, lúc nào cũng hằng hữu. Thế mà chúng ta nhận cái chợt có chợt không
đó là mình, tức là nhận khách làm chủ; do mê lầm như thế nên trầm luân
sanh tử. Chúng ta thấy rõ sắc, thọ, tưởng, hành, thức không phải là ta,
nó là tạm bợ, có rồi mất, đó là chúng ta đã thấu suốt được lý vô ngã mà
Phật đã dạy.
c). Quan niệm vô ngã theo tư tưởng giải thoát
Thực Tại Luận và Giải Thoát Luận của
Duy Thức dựa trên nhận thức về thực tại. Nói cách khác, đối với các tư
tưởng gia Duy Thức, liên hệ của chúng ta (bản ngã) với thực tại là một
liên hệ nhận thức (và giải thích). Do đó, trong Thực Tại Luận Duy Thức
bản tính của Phật (tức là một sinh linh giác ngộ) và bản tính của chúng
sanh hay con người bình thường tức là (những sinh linh chưa giác ngộ)
cũng như dị biệt giữa Phật và con người, cốt yếu được qui định bằng
những phạm trù nhận thức. Sự dị biệt giữa Phật và con người chính yếu là
sự dị biệt giữa hai thể cách tri nhận thực tại.
Tri thức của Phật được định nghĩa là
vô phân biệt trí, một thể cách nhận thức vượt trên dự kiến, nằm ngoài sự
qui kỹ (nonegocentric), tri nhận thực tại như chính nó, nghĩa là trong
thực tính của nó. Do đó, Phật - tính -- hay từ một viễn cảnh tri thức
luận, Phật- Tâm (hay Phật- Trí tức là thể cách nhận thức của sinh linh
đã giác ngộ) - cũng được đề cập đến như là Tâm [nhận thức] thực tại chân
thực. Trong hầu hết các kinh luận Ðại Thừa, Tâm (Phật) được mô tả là
thanh tịnh và trong sáng tự bản tánh (cittaprakrtiprabhasvara).
Tri giác thực tại của con người, trái
lại, là một thể cách nhận thức qui kỹ và do đó bị giới hạn. Thể cách
nhận thức nầy có xu hướng tri nhận thực tại như là gồm có một chủ thể
nhận thức tự hữu (pudgala) và các thành tố cấu tạo thực tại -- tức là
các đối tượng -- cũng hiện hữu một cách độc lập (dharma). Trong ngôn ngữ
của Duy Thức, đây chính là sự áp đặt tự tính (svabhava) lên pudgala
(chủ thể, tức là phương diện chủ thể)
và dharma (các hiện tượng, tức là phương diện khách thể) mà Duy Thức xem
là một tiến trình kiến lập giả tưởng. Thứ Duy Thực Luận Phác Tố (naĩve
realism) này tự căn bản đã mâu thuẩn với giáo lý nền tảng của Phật Giáo
về duyên khởi, theo đó thì thực tại thuần túy tức là cái thực tại trước
khi có sự áp đặt của bất cứ những ý nghĩa giới hạn nào đó, là một sản
phẩm của một màng lưới của những tác động hỗ tương (có tính cách liên
hệ) nhân của những thành tố tâm lý và vật lý. Nói cách khác, tất cả mọi
hiện tượng đều hiện hữu một cách hổ tương hệ thuộc và do đó không có tự
tính hay không (sunya) trong thuật ngữ của Phật Giáo.
Theo Duy Thức, chỉ có Phật- Tâm hiện
hữu trên mặt cứu cánh (ultimately), bởi vì đó là thể cách nhận thức thực
tại một cách chân thực. Tri giác của con người thì sai lầm bởi vì được
dựa trên sự kiến lập giả tưởng, và do đó chỉ có một hiện hữu tạm thời.
Tri giác sai lầm nầy có thể nhận ra một cách trung thực, và cái thực tại
mà tri giác nầy kiến lập có thể được giải kiến. Ðây là điều có thể thực
hiện được bởi vì theo Duy Thức tất cả con người đều có tiềm năng tri
nhận chân lý. Trong ngôn ngữ Duy Thức, tất cả con người đều có sẵn Phật
Tính hay Phật- Tâm. Lý do mà họ chưa nhận ra được điều nầy là bởi vì họ
bị cản trở bởi một quan điểm qui kỹ (egocentric) dựa trên thái độ duy
thực phác tố cố hữu áp đặt tự tính lên chủ thể nhận thức(pudgala) và đối
tượng (pháp). (TT&CÐ))
d). Vô ngã là hình thức ẩn dấu cái ngã.
Vô ngã là hình thức đối nghịch với cái
ngã. Cái ngã thì sanh lão bệnh tử, biến dị, khổ ưu, vô thường. Trái lại
vô ngã được quan niệm như là bất sanh bất diệt, bất biến, thường hằng,
tức là thường, lạc, ngã, tịnh. Có thể hiểu vô ngã là hình thức nhận thức
vượt khỏi vô minh. Kinh bất tử là pháp học trì giới rèn luyện phạm
hạnh, đồng thời Phật dạy tu tập giải thoát khỏi cái ngã để vượt dòng tâm
thức luôn sanh diệt. Giải thoát khỏi cái ngã sanh diệt, có nghĩa là
khôi phục lại cái thực tính của nó là sự hiểu biết chân thật trở về chân
như pháp tánh..Vượt thoát khỏi đối tượng và biết tìm đến tự tính của nó
là đường về chân nguyên. Lột xác cái ngã giả lập để thể hiện vô ng ã
tức là Tri thức đúng hay hiểu biết chân thật tức là đoạn tận các nhân
sanh diệt. Quán sát tướng không của vạn hữu hay tự ngã không của cái ngã
hay tâm hòa nhập tánh không của chân như pháp tánh, cõi thường hằng bất
biến, đó là sự bất sanh bất tử .
Từ đó chúng ta mới có thể mở ra tuệ
giác vượt khỏi thời gian và không gian đến bờ Giác Ngộ Giải Thoát để
Sống Đời Tự DoTự Tại, trong cõi vô cùng hằng hữu của trạng thái vô ngã
thường hằng.
6. Vô ngã là không tướng các pháp theo tinh thần bát nhã
Theo “Bát Nhã Tâm Kinh Qua Lăng Kính
Thời Không: Quán Tự Tại hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Ða thời, chiếu kiến
ngũ uẩn giai không, độ nhất thế khổ ách.
Quán Tự Tại Bồ Tát, chủ thể quan sát,
hay hành giả, trong quá trình tư duy sâu sắc (Trí quan sát) mới thấy
được ngũ uẩn đều không, nên vượt qua mọi khổ ách.
Khi hành thâm: tức qua một thời gian
thực hành nghiền ngẫm với Trí rộng khắp nhiều phương diện, lúc ấy mới
thấy được ngũ uẩn đều không. Không ở đây là hai giai tầng thực tại của
Tánh Không. Tánh Không thứ nhất là Tướng Không của ngũ uẩn (dung thể
Không của ngũ uẩn chiếm trong không gian: Tướng không của Sắc và Sắc là
Một, tức Sắc không khác Không và Không không khác Sắc) tức là Tự tính
Tuyệt đối; còn Tánh Không thứ hai là không thật là nó nữa (như Sắc tức
thị không nghĩa là Sắc trong 1 sát-na đã biến thành không thật là Sắc
nguyên thủy: Sắc 0 tuổi và Sắc +1sát-na tuổi) là thực tại giả lập do
lịch trình huyễn hóa ngũ uẩn. Cho nên suy xét kỹ thì thấy rõ mọi khổ ách
(là quá khứ: Sắc tức thị không= Sắc qua 1 sát-na thì không còn thật Sắc
nguyên thuỷ nữa) -- khi ở thể không tuyệt đối (hư không) -- không thể
chạm vào hư không được dù hiện tại hay quá khứ. Còn ở thực tại giả lập,
khổ ách quá khứ thì hiện tại không còn nữa. Sự đau khổ đã qua đi,chúng
ta chỉ còn vương vấn trong ký ức và luôn lập lại bằng ảo giác âm vang
trong tâm thức mà thôi.
Cái Ngã có hiện hữu trong ngũ ấm của
chúng ta hay không? Ngũ ấm có thể chia ra thành những tư tưởng về Sắc
Thọ Tưởng Hành Thức,Quá khứ, Hiện tại và Vị lai. Cái Ngã không thể là
tổng số các thời liệu đó, vì lẽ nó không hề có vào bất cứ đ ịa h ạt vào
thời điểm đặc biệt nào. Ngũ ấm giai không nên không thể là năm cái tôi.
Quá khứ đã qua không còn nữa, làm sao cái tôi thuộc về Ký ức. Tương lai
chưa đến, thì làm sao có cái Tôi được. Chỉ còn hiện tại. Để tồn tại, cái
tôi cần phải có đặc tánh rõ ràng, phải thường hằng bất biến chứ không
phải chợt có chợt không . Nhưng nó không có hình thể, màu sắc nơi chốn
,nhất đ ịnh. Càng tìm, càng không tìm ra nó. Cái Tôi chỉ là một cái nhãn
hiệu dán lên ng ũ ấm một sự hiện hữu liên tục. Nhận định như vậy giúp
con người giảm nhẹ đi ý niệm xem "cái Tôi" như là một thực thể tối
thượng bắt buộc chúng muốn những gì chúng ta thích và ghét bỏ những gì
chúng ta không ưa. Cảm giác về cái Tôi đó khiến cho con người tách rời
ra khỏi thiên hạ. Và cũng chính từ những tình cảm yêu ghét sai lạc đó,
dấy lên những tư tưởng và tình cảm khởi điểm cho những lời nói và hành
động đưa đến Đau Khổ. Khám phá bằng kinh nghiệm trực tiếp, bằng phân
tích, bằng thiền định rằng cái "Ngã" không thật có (hay cái vô ng ã), sẽ
là một diẽn trình đi đến giải thoát. Như giải thích trong kinh Bát Nhã
thì ngữ uẩn hay ng ũ ấm đều có tánh không hay ngũ ấm vô ngã.
7. Vô ngã là thực tính của cái ngã,
Vô ngã hay tự tánh không, hay vô tự tướng: Không có thể tánh: Tất cả các sự vật trong tam giới đều không phải là thật
Trung Quán Luận là Pháp Học cũng như
Pháp Hành đều được quán sát sâu sắc con người, vạn vật cùng thuộc tính,
với Chánh Kiến Chánh Tư Duy và phân tách hệ quả của các hành thức trên
mà Bát Chánh Đạo trong Giáo Lý Phật đã soi rọi và hư không hóa mọi hữu
tồn dù tâm hay vật.. BT Long Thọ dùng phủ định tính (dòng duyên khởi:
dòng tâm thức con người với tất cả mọi phiền trược nghiệp thức kể cả sự
biến dị của thời không) để hướng dẫn dần đến sau cùng không còn gì phủ
định nữa tức là tiến đến khẳng định tánh không là Trung Đạo.Tựu trung
diệu dụng của người thực hành Trung Đạo là nhận ra tánh giác của chính
mình, tánh giác nầy không sanh không diệt không tướng mạo mà hằng giác.
Bởi hằng giác nên chẳng phải không, không tướng mạo nên chẳng phải có.
Sống được với tánh giác là thoát ly sanh tử, tuổi thọ tánh giác đồng với
hư không. Cho nên trong kinh nói tuổi thọ của Phật không biết bao nhiêu
tính kể. Đạt được tuổi thọ vô lượng vô biên ấy, còn gì hạnh phúc bằng,
còn gì quí bằng. Sống với cái vĩnh cữu chẳng sanh chẳng diệt nầy, mới
thực là đến chỗ chân thật tuyệt đối hay Trung Đạo. Còn có gì ở thế gian
có thể so sánh với tánh giác. Tánh giác nầy mới thực ta (Chơn Ngả), tánh
giác không bao giờ mất (Chơn thường), tánh giác là chơn thực hạnh phúc
(Chơn lạc), tánh giác không có gì ô nhiễm được (Chơn tịnh). Sống đến chỗ
chơn ngã, chơn thường, chơn lạc, chơn tịnh nầy, mới là điểm cứu cánh
của Trung Luận cũng như đích đến của thiền tông. (Xem Nhất Nguyên Luận,
Phổ Nguyệt) Vô Vi Pháp: Nghĩa của Vô Vi Pháp là Pháp xa lìa nhân duyên
tạo tác hay không còn chịu ảnh hưởng của nhân duyên;Pháp thường hằng,
không thay đổi, vượt thời gian và siêu việt:. Niết Bàn và hư không. Sống
trung dung là phương cách tốt Không chấp thủ ít ham muốn hay không tánh
thì chúng ta cảm thấy tự do ung dung và an tịnh.
8. Vô Ngã được tu tập bởi tri kiến hữu học (trí tuệ)
Vị hữu học
Những vị có học, thì tri kiến được
chính xác hơn, cái biết sáng suốt như suy nghĩ rõ ràng, không đối chiếu
lệch lạch mà nhìn thẳng vào sự vật. Thắng tri hay liễu tri sự vật mà
không so đo, không suy nghĩ vẩn vơ, tưởng tượng và không dục hỷ mà dùng
chơn trí bằng pháp chánh tri kiến. “Cái này không phải là ta, cái này
không phải của ta, cái này không phải tự ngã của ta”
Này các Tỷ-kheo, có Tỷ-kheo, hữu học
tâm chưa thành tựu, đang sống cần cầu vô thượng an ổn khỏi khổ ách. Vị
ấy thắng tri địa đại là địa đại. Vì thắng tri địa đại là địa đại, vị ấy
đã không nghĩ đến địa đại, đã không nghĩ (tự ngã) đối chiếu với địa đại,
đã không nghĩ (tự ngã) như là địa đại, đã không nghĩ: "Ðịa đại là của
ta", - không dục hỷ địa đại. Vì sao vậy? Ta nói vị ấy có thể liễu tri
địa đại.
Vị ấy thắng tri thủy đại... hỏa đại...
phong đại... Sanh vật... chư Thiên... Sanh chủ... Phạm thiên... Quang
âm thiên... Biến tịnh thiên... Quảng quả thiên... Abhibhù (Thắng Giả)...
Không vô biên xứ... Thức vô biên xứ... Vô sở hữu xứ... Phi tưởng phi
phi tưởng xứ... sở kiến... sở văn... sở tư niệm... sở tri... đồng
nhất... sai biệt... tất cả...
Vị ấy thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn;
vì thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn, vị ấy đã không nghĩ đến Niết-bàn, đã
không nghĩ (tự ngã) đối chiếu với Niết-bàn, đã không nghĩ (tự ngã) như
là Niết-bàn, đã không nghĩ: "Niết-bàn là của ta" - không dục hỷ
Niết-bàn. Vì sao vậy? Ta nói vị ấy có thể liễu tri Niết-bàn.
Bậc A-La-Hán.
Bậc A-la-hán là những vị dùng pháp
thắng tri để liễu tri sự vật (pháp chánh tri kiến) không dục hỷ và đoạn
trừ được tam độc. Bậc I biết pháp liễu tri sự vật mà không dục hỷ. Bậc
ÌI biết pháp liễu tri sự vật, không dục hỷ và đã đoạn trừ được tham dục.
Bậc III biết pháp liễu tri sự vật, không dục hỷ, đoạn trừ được sân
hận.Bậc IV biết pháp liễu tri sự vật, không dục hỷ, đoạn trừ được si mê.
* Bậc A-la-hán - I. Lại nữa, này các
Tỷ-kheo, có Tỷ-kheo là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã tận, tu hành thành
mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý
tưởng, đã tận trừ hữu kiết sử, chánh trí giải thoát. Vị ấy thắng tri địa
đại là địa đại. Vì thắng tri địa đại là địa đại, vị ấy không nghĩ đến
địa đại, không nghĩ (tự ngã) đối chiếu với địa đại, không nghĩ đến (tự
ngã) như là địa đại, không nghĩ: "Ðịa đại là của ta" - không dục hỷ địa
đại. Vì sao vậy? Ta nói vị ấy đã liễu tri địa đại.
Vị ấy thắng tri thủy đại... hỏa đại...
phong đại... sanh vật... chư Thiên... Sanh chủ... Phạm thiên... Quang
âm thiên... Biến tịnh thiên... Quảng quả thiên... Abhibhù (Thắng Giả)...
Không vô biên xứ... Thức vô biên xứ... Vô sở hữu xứ... Phi tưởng phi
phi tưởng xứ... sở kiến... sở văn... sở tư niệm... sở tri... đồng
nhất... sai biệt... tất cả... Vị ấy thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn. Vì
thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn, vị ấy không nghĩ đến Niết-bàn, vị ấy
không nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với Niết-bàn, không nghĩ đến (tự ngã)
như là Niết-bàn, không nghĩ: "Niết-bàn là của ta" - không dục hỷ
Niết-bàn. Vì sao vậy? Ta nói vị ấy đã liễu tri Niết-bàn".
* Bậc A-la-hán - II: Cũng như thế,
Vị ấy thắng tri thủy đại... hỏa đại...
Vị ấy thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn. Vì thắng tri Niết-bàn là
Niết-bàn, vị ấy không nghĩ đến Niết-bàn, không nghĩ đến (tự ngã) đối
chiếu với Niết-bàn, không nghĩ đến (tự ngã) như là Niết-bàn, không nghĩ:
"Niết-bàn là của ta" - không dục hỷ Niết-bàn. Vì sao vậy? Vì vị ấy
không có tham dục, nhờ tham dục đã được đoạn trừ.
* Bậc A-la-hán - III và IV
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có Tỷ-kheo
là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên
làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng, đã tận trừ
hữu kiết sử, chánh trí giải thoát. Vị ấy thắng tri địa đại là địa đại.
Vì thắng tri địa đại là địa đại, vị ấy không nghĩ đến địa đại, không
nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với địa đại, không nghĩ đến (tự ngã) như là
địa đại, không nghĩ: "Ðịa đại là của ta" - không dục hỷ địa đại. Vì sao
vậy? Vì vị ấy không có sân hận, nhờ sân hận đã được đoạn trừ.
Vị ấy thắng tri thủy đại... hỏa đại...
Vị ấy thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn. Vì thắng tri Niết-bàn là
Niết-bàn, vị ấy không nghĩ đến Niết-bàn, không nghĩ đến (tự ngã) đối
chiếu với Niết-bàn, không nghĩ đến (tự ngã) như là Niết-bàn, không nghĩ:
"Niết-bàn là của ta" - không dục hỷ Niết-bàn. Vì sao vậy? Vì vị ấy
không có sân hận, nhờ sân hận đã được đoạn trừ va vì vị ấy không có si
mê, nhờ si mê đã được đoạn trừ.
Đấng Như Lai
Như Lai là bậc A-la-hán, chánh đẳng
chánh giác, dùng pháp thắng tri hay pháp chánh tri kiến để liễu tri sự
vật, không dục hỷ, hoàn toàn diệt trừ các ái, sự ly tham sân si, đã chơn
chánh giác ngộ vô thượng chánh đẳng chánh giác.
* Ðấng Như Lai - I
Này các Tỷ-kheo, Như Lai là bậc
A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, thắng tri địa đại là địa đại. Vì thắng tri
địa đại là địa đại, Ngài không nghĩ đến địa đại, không nghĩ đến (tự ngã)
đối chiếu với địa đại, không nghĩ đến (tự ngã) như là địa đại, không
nghĩ: "Ðịa đại là của ta" - không dục hỷ địa đại. Vì sao vậy? Ta nói vì
Như Lai đã liễu tri địa đại.
Như Lai thắng tri thủy đại... hỏa
đại... Như Lai thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn. Vì thắng tri Niết-bàn là
Niết-bàn, Như Lai không nghĩ đến Niết-bàn, không nghĩ đến (tự ngã) đối
chiếu với Niết-bàn, không nghĩ đến (tự ngã) như là Niết-bàn, không nghĩ
đến (tự ngã) như là Niết-bàn, không nghĩ: "Niết-bàn là của ta" - không
dục hỷ Niết-bàn. Vì sao vậy? Ta nói vì Như Lai đã liễu tri Niết-bàn.
* Ðấng Như Lai - II
Này các Tỷ-kheo, Như Lai là bậc
A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, thắng tri địa đại là địa đại. Vì thắng tri
địa đại là địa đại, Như Lai không nghĩ đến địa đại, không nghĩ đến (tự
ngã) đối chiếu với địa đại, không nghĩ đến (tự ngã) như là địa đại,
không nghĩ: "Ðịa đại là của ta" - không dục hỷ địa đại. Vì sao vậy? Vì
Như Lai biết rằng: "Dục hỷ là căn bản của đau khổ, từ hữu, sanh khởi
lên, và già và chết đến với loài sinh vật". Do vậy, này các Tỷ-kheo, Ta
nói vì Như Lai, với sự diệt trừ hoàn toàn các ái, sự ly tham, sự đoạn
diệt, sự xả ly, sự từ bỏ hoàn toàn các ái, đã chơn chánh giác ngộ vô
thượng chánh đẳng chánh giác.
Như Lai thắng tri thủy đại... hỏa
đại... Như Lai thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn. Vì thắng tri Niết-bàn là
Niết-bàn, Như Lai không nghĩ đến Niết-bàn, không nghĩ đến (tự ngã) đối
chiếu với Niết-bàn, không nghĩ đến (tự ngã) như là Niết-bàn, không nghĩ:
"Niết-bàn là của Ta" -- không dục hỷ Niết-bàn. Vì sao vậy? Vì Như Lai
biết rằng: "Dục hỷ là căn bản của đau khổ, từ hữu, sanh khởi lên, và già
chết đến với loài sinh vật". Do vậy, này các Tỷ-kheo, Ta nói vì Như
Lai, với sự diệt trừ hoàn toàn các ái, sự ly tham, sự đoạn diệt, sự xả
ly, sự trừ bỏ hoàn toàn các ái, đã chơn chánh giác ngộ vô thượng chánh
đẳng chánh giác."
9. Pháp tu vô ngã là tiến trình nắm bắt vô tướng của tâm
Quán chiếu vạn hữu giai không hay
không tướng của ngã pháp. Lục Tổ dạy, "Vô tướng là như thế nào? Ngay nơi
tướng mà lìa tướng đó gọi là vô tướng. Tổ lại định nghĩa thế nào lấy vô
tướng làm thể, ngoài lìa tất cả tướng gọi là vô tướng, hay lìa nơi
tướng tức là pháp thể thanh tịnh. Ngay các tướng chúng ta không dính mắc
các tướng thì đó là pháp thể của mình lúc nào cũng thanh tịnh."
Phàm những gì có tướng đều là hư vọng,
giả lập hay duyên khởi, nên không thể thấy các pháp bằng thân tướng
được. Thân tướng thật không phải thân tướng, vì khi nhận thức thân tướng
của đối tượng nào, ta chỉ thấy thể không của nó ở lục căn mà thôi. Khi
tri nhận thể không của các pháp (Biết được, Tánh Giác), thể không của
thân tướng đã hòa nhập vào hư không, nên thấy các thân tướng không phải
là tướng nữa mà là tướng hư không là thật tướng không của ngã pháp
· Pháp tu tập vô ngã, phát triển trí tuệ
Nhờ sự chứng ngộ Bồ Đề tâm, những
thánh nhân - những vị Bồ Tát – sẽ hoàn toàn từ bỏ bản thân mình vì người
khác. Các ngài không nghĩ tưởng gì về hạnh phúc của riêng mình mà thay
vào đó dùng mỗi giây phút để tìm kiếm hạnh phúc cho những người khác.
Như thế điều gì sẽ xảy ra? Với Bồ Đề tâm, các ngài có thể phát triển trí
tuệ tối thượng nhận ra bản tánh đích thực của cái tôi – bản ngã và
những uẩn, sự kết hợp của thân và tâm là căn bản của cái được quy gán
cho là cái tôi – và mọi hiện tượng khác.
Nhờ phát triển Bồ Đề tâm và trí tuệ
tối thượng, các ngài có thể tiệt trừ mọi lỗi lầm của tâm thức, nguyên
nhân của mọi đau khổ – những ô nhiễm thô sơ, những lầm lạc của tham, sân
và si, và những ô nhiễm vi tế, là những gì có tính chất của những dấu
vết để lại trong dòng tương tục của tâm thức do những mê lầm.
Như vậy, đây là điểm đặc biệt của Bồ
Đề tâm, bởi với sự hỗ trợ của nó, bạn có thể phát triển không chỉ trí
tuệ chứng ngộ tánh Không mà còn có thể ngăn cản những ô nhiễm vi tế và
nhờ đó trở nên hoàn toàn giác ngộ, đạt được trạng thái toàn trí, tâm
toàn giác, thấu suốt trực tiếp và không chút lỗi lầm, không chỉ nghiệp
thô nặng mà cả mỗi nghiệp vi tế duy nhất của từng người trong vô số
chúng sinh. Bạn sẽ nhận ra mọi đặc tính dị biệt, những ước muốn và mức
độ thông tuệ của họ; thấu hiểu từng phương pháp độc nhất thích hợp với
tâm thức của tất cả những chúng sinh khác biệt này vào những lúc khác
nhau; và khám phá phương pháp thích ứng phù hợp với tâm của mỗi cá nhân
chúng sinh vào những thời điểm khác nhau để dẫn dắt chúng sinh đó từ
hạnh phúc này sang hạnh phúc khác, bằng đủ mọi cách để đạt được giác
ngộ.
Như thế, Bồ Đề tâm khiến cho trí tuệ
của bạn hoạt động khiến nó có thể chiến thắng ngay cả những ô nhiễm vi
tế, làm cho tâm bạn hoàn toàn giác ngộ.
Theo cách này, Bồ Đề tâm khiến bạn trở
thành một người dẫn đường hoàn toàn có phẩm tính, một bậc giác ngộ toàn
hảo, và nhờ đó giải thoát vô số chúng sinh khỏi luân hồi sinh tử, đại
dương của đau khổ, và mang họ tới hạnh phúc vô song của sự Toàn Giác.(Bồ
đề tâm và Lòng bi mẫn)
· Vô ngã là cái tôi được giải thoát
Phật giải rõ ràng pháp giải thoát,
"Này các Tỷ-kheo, do thấy vậy, vị Ða văn Thánh đệ tử yếm ly mắt, yếm ly
các sắc, yếm ly nhãn thức; yếm ly nhãn xúc, yếm ly thọ, yếm ly ái. Vị ấy
yếm ly tai, yếm ly các tiếng, yếm ly mũi, yếm ly các hương; yếm ly
lưỡi, yếm ly các vị; yếm ly thân, yếm ly các xúc; yếm ly ý, yếm ly các
pháp; yếm ly ý thức, yếm ly ý xúc, yếm ly thọ, yếm ly ái.
Do yếm ly, vị ấy ly tham. Do ly tham
vị ấy giải thoát. Trong sự giải thoát là sự hiểu biết: "Ta đã được giải
thoát". Và vị ấy tuệ tri: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, các việc nên
làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa".
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các
Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy. Trong khi sự thuyết giảng
này được nói lên, tâm của sáu mươi Tỷ-kheo ấy được giải thoát khỏi các
lậu hoặc không có chấp thủ." (HT. Thích Minh Châu Việt dịch)
Vô ngã là sự giải thóat, tức là xa lìa
mọi sai lầm của các pháp của tâm thức, không bị xúc thọ ái ràng
buộc."trong sự giải thoát là sự hiểu biết." Thật vậy, sự hiểu biết sáng
suốt, là tuệ tri, là cái biết vô thời không, trong sát na hiện tiền. Khi
hành giả tuệ tri (biết của Trí) về lục căn, lục trần, hay lục thức,
Tâm thức và không có thời gian, thì xúc, thọ, ái không có kẻ hở để khởi
sanh. Như hành giả quán, " tuệ tri ' Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành,
các việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa" thì dòng
tâm thức ngừng chảy (vô thời không), tức là không suy nghĩ thêm quan
niệm , hay tư tưởng gì về tâm thức đó. Khi xúc, thọ, ái không khởi sanh
trong tâm, thì đoạn được thân kiến cũng như chúng không ràng buộc và gây
ba độc, thì lúc ấy được giải thoát khỏi các lậu hoặc không có chấp thủ.
Kết Luân
Quan niệm vô ngã trong tư tưởng Phật
giáo chỉ để lột xác cái ngã dẫy đầy tham sân si ngã kiến và dục vọng, hệ
lụy đến khổ ưu, sanh tử luân hồi của kiếp người, nguyên ủy là vô minh,
vốn che lấp cái tâm trong sáng tự bản tính. Vô ngã có thể là pháp trong
sạch hóa cái tâm, để tâm trống rổng (tâm không), không chấp thủ mọi lậu
hoặc kiết sử. Có thể vô ngã là hình thức vô tự tính sự vật và hư không
hóa mọi hữu tồn trong tâm. Khi tâm được trong sáng là lúc trí tuệ hiện
ra. Tuệ giác là cái biết sát-na hiện tiền, là cái biết vô thời không thì
làm gì có cái ngã xen vào (sở tri). Phật đã giải rõ trong kinh Pháp Môn
Căn Bản, “trong sự hiểu biết là sự giải thoát”. Vô ngã là sự giải thoát
khỏi cái ngã, hay cái thân là rừng tội nghiệp. Quan niệm vô ngã chỉ là
sự nhận thức của tâm. “Sự thật là tâm vốn luôn luôn thanh tịnh tư bản
tính kia (vô ngã) nhuóm bởi những tạp nhiễm ngoại lai (cái ngã). Thật rà
không có tâm nào khác ngoài tâm [tri nhận] thực tại chân thật luôn luôn
trong sáng tự bản tính”.(Maitreyanatha, Thực Tại và Chí Ðạo)
Phổ Nguyệt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét