Chủ Nhật, 27 tháng 4, 2014
Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2014
Thứ Tư, 23 tháng 4, 2014
Giáo lý Phật giáo về sự Tái Sanh
Ðại Ðức Narada Maha Thera
Bác sĩ Nguyễn Trạch Thiện dịch
PL 2546 - TL 2002
Bác sĩ Nguyễn Trạch Thiện dịch
PL 2546 - TL 2002
-ooOoo-
Từ đây ta sẽ đi về đâu ?... nào biết!
Chừng nào đi ?... nào biết! Ta chỉ biết một điều và biết chắc như vậy, là ngày nào đây nhất định ta phải ra đi.
1. Quan niệm về tái-sanhGiáo
lý về sự Tái-Sanh chẳng phải là một lý thuyết, người Phật-tử xem nó như
là một sự thật, không chối cãi được. Nó là căn-bản của Phật-Giáo.Hạnh nguyện của chư vị Bồ-Tát và chủ trương tự do tiến hóa đến nơi tận thiện, tận mỹ đều căn cứ trên giáo lý Tái-Sanh này.Sách
vở có ghi chép rằng Chúa Jésus, nhiều bậc hiền triết như Pythagore,
Platon, nhiều thi-sĩ như Shelly, Tennyton, Wordsworth và một số người
Âu-Châu, Á-Châu đều thừa nhận và tin tưởng có sự Luân-Hồi, hoặc có
linh-hồn đi đầu thai.Giáo
lý về sự Tái-Sanh của Phật-Giáo khác hẳn với quan niệm Luân-Hồi và đầu
thai của linh-hồn bởi Phật-Giáo không nhìn nhận có một linh-hồn trường
tồn bất diệt để chuyển sanh từ kiếp này qua kiếp khác, dầu là linh-hồn
do Thượng Ðế sanh ra, hay từ trong cái Ðại-Hồn (Paramàtama) tách ra.Chỉ
có nghiệp quả mới cấu tạo được sự Tái-Sanh. Do nghiệp quá khứ mới có sự
Tái-Sanh hiện tại. Do nghiệp hiện tại hiệp với nghiệp quá khứ mới có sự
Tái-Sanh vị lai. Hiện tại là con đẻ của quá khứ và trở thành thân sinh
của vị lai.Hiện hữu của hiện tại không cần có bằng chứng vì nó rất rõ rệt.Hiện hữu của quá khứ căn cứ trên trí nhớ và tục truyền.Hiện hữu của vị lai căn cứ trên tiên đoán và suy luận.Nếu có sự sống quá khứ, hiện tại và vị lai, thì tức nhiên phải đương đầu với một nan đề: Ðâu là nguồn cội của sự sống? Có
tôn giáo cho rằng sự sống sanh ra bởi một bản nguyên, một năng lực
thiêng liêng hay một đấng Toàn-Năng. Có tôn giáo khác thì lại nói rằng
trong vòng nhân sanh quả, quả sanh nhân, không thể biết được nhân nào là
nhân đầu tiên.Theo
giới hạn hiện thời của khoa-học, con người sanh ra do tinh trùng và noãn
bào của cha mẹ; nhưng khoa học lại không giải rõ rệt được sự phát triển
của tinh thần, là phần quan-trọng hơn thể-xác. Các nhà khoa học vừa nói
rằng sự sống sanh ra bởi sự sống mà cũng vừa xác nhận rằng tinh thần và
sự sống sanh ra từ chỗ không có sự sống. Khoa-học chỉ biết nội cái
giới-hạn cha mẹ sanh ra con, nghĩa là trước phải có sự sống của cha mẹ
rồi sau mới có sự sống của con. Khoa-học chưa tìm ra cái khởi thủy của
sự sống.Vài tôn-giáo
khác cho rằng bản chất của con người là linh-hồn sanh ra bởi Ông Trời.
Cha mẹ chỉ giúp phần cấu tạo cái bọc thô sơ bên ngoài cho linh-hồn mà
thôi.Theo Phật-Giáo thì chúng ta sanh ra từ cái khuôn đúc (kammayoni) của
các hành động của chúng ta, cha mẹ chỉ cho ta cái nền tảng vật chất mà
thôi. Như thế ấy thì trước phải có chúng sanh (cha mẹ), rồi sau mới có
chúng sanh (con). Lúc thọ thai, nghiệp tạo ra cái thức đầu tiên, thức
tái sanh, để dưỡng sanh thai bào. Năng lực vô hình của nghiệp đã tạo ra
trong kiếp quá khứ sanh ra một hiện tượng tinh thần kết hợp hiện tượng
sinh khí trong một hiện tượng thể xác đã sẵn có, để có đủ ba yếu tố
Thức, Sinh-Khí và Thai. Chính ba yếu tố này tạo thành con người.Nói đến quan niệm về chúng sanh, Ðức Phật có thuyết trong bộ Kinh MAJJHIMA NIKAYA, quyểnAHATANHAKHAYA,
số 38, như vầy: ở nơi nào Tam-Nguyên được cấu tạo chung thì mầm sống
được gieo trồng nơi ấy. Trong sự giao hợp của cha mẹ, nếu không nhằm lúc
thọ thai của người mẹ, và không có chúng sanh đầu thai (Gandhabba),
thì mầm sống không thể gieo trồng được. Nếu nhằm lúc thọ thai của người
mẹ mà không có chúng sanh đầu thai thì mầm sống cũng không gieo trồng
được. Nếu nhằm lúc thọ thai của người mẹ và chúng sanh đi đầu thai cũng
có mặt trong lúc giao hợp, nếu hội đủ ba nhân: tinh-trùng, noãn bào và
thức, thì mầm sống được gieo trồng.Danh từ Gandhabba hay Gantabba không
phải tên của Mụ Bà hay Ðức Thầy chi chi đó có phận sự bảo hộ thai bào,
theo sự tin tưởng của nhiều người. Ðây chỉ nói về một chúng sanh đủ điều
kiện, sẵn sàng đến thọ sanh trong bụng của một chúng sanh. Danh từ Gandhabba chỉ dùng trong trường hợp đặc biệt này thôi, chớ nên lầm tưởng là một linh hồn bất diệt.Nếu
có một chúng sanh sắp thọ sanh nơi đây, thì phải có một chúng sanh sắp
chết ở một nơi nào khác. Sự sanh của một chúng sanh, tức là sự kết hợp (Khandaman Patubhavo)
hai cái hiện tượng về tinh thần và vật lý, tương hợp với sự diệt của
một chúng sanh trong quá khứ, giống như sự xuất hiện của mặt trời vậy.
Mặt trời mọc một nơi nào, có nghĩa là mặt trời lặn một chốn khác. Muốn
cho dễ hiểu hơn, chúng ta tưởng tượng đời sống như một lượn sóng. Sanh
và diệt là hai giai đoạn của sự diễn tiến sống chết, chết sống. Sự liên
tục tiếp nối mãi của sống chết, chết sống và nguồn sinh lực của mỗi cá
nhân, được gọi là Luân-Hồi (samsàra).
2. Ðâu là nguồn gốc tường tận của sự sống?
Ðức Phật đã nói rằng: Luân-Hồi ở bên ngoài ranh giới cuối cùng của sự hiểu biết.Chúng
ta không thể biết được cái khởi thủy của chúng sanh, vì vô-minh và
phiền-não của lòng ham muốn làm lôi kéo luân chuyển triền miên.Triều
lưu của sự sống cuộn chảy mãi mãi, do các dòng nước nhơ đục của vô-minh
và ái-dục bồi dưỡng không ngừng nghỉ. Khi nào hai nhân này bị cắt đứt,
thì triều lưu của sự sống mới ngưng chảy, sự tái sanh sẽ chấm dứt, y như
trường hợp của Chư Phật và Chư A-La-Hán. Khởi thủy của triều lưu sự
sống không thể biết được vì nó phát sanh do một mãnh lực đầy vô-minh và
ái-dục.Nơi đây Ðức
Phật chỉ nói về triều lưu sơ khởi của sự sống loài người thôi và không
đề cập đến những huyền học hay đạo-lý nào có thể làm cho con người hoang
mang, luôn cả những lý thuyết không có tánh cách xây dựng hay giải
thoát, nhứt là những nghiên cứu biện luận về nguồn gốc và sự tiến triển
của vũ trụ. Ðức Phật cũng không bắt buộc môn đệ Ngài phải tin tưởng một
cách mù quáng về những gì liên quan đến nhân khởi thủy. Ngài đặc biệt
chú trọng vấn đề Khổ và Diệt Khổ thôi, ngoài mục đích xác thực duy nhứt
ấy, Ngài không muốn đá động đến vấn đề nào khác.
3. Do đâu chúng ta tin có sự tái-sanh?
Ðức
Phật là bậc thông suốt về vấn đề Tái-Sanh. Chính trong đêm chứng đạo
quả Niết-Bàn, trọn canh đầu, Ngài dùng tuệ-giác rọi xem trở lại các đời
dĩ vãng của Ngài, từ một, hai, ba đến trăm ngàn muôn kiếp quá khứ. Trong
canh hai, Ðức Phật dùng thiên nhãn, xem thấy chúng sanh chết ở kiếp
này, tái sanh lại kiếp khác, kẻ hèn người sang, kẻ đẹp người xấu, kẻ
được hạnh phúc, người bị khốn khổ, tùy theo hành vi của họ (Majjhima Nikàya, Maha Accaka Sutta, 36)Các
đoạn kinh giải về thuyết Tái-Sanh cho chúng ta biết rằng Ðức Phật không
dựa vào một nguồn gốc nào đã sẵn có để giải thích vấn đề ấy. Ngài chỉ
nói theo nhận thức siêu phàm của chính Ngài mà chúng ta cũng có thể đạt
được nếu biết trau giồi đúng mức.Trong kinh DHAMMAPÀDA (Pháp Cú), Ðức Phật có nói: " Trải qua vô lượng kiếp Luân Hồi(Anekajàti),
Như Lai đã phải đi lạc đường, trong khi muốn tìm cho ra người thợ cất
nhà này; khốn khổ thay, Như Lai đã phải sanh đi, sanh lại triền miên (Dukkha jàti puna punam) ".Trong kinh DHAMMACAKKA SUTTA có ghi lời giảng đầu tiên của Ðức Phật về cái chân lý thứ hai như vầy:"Yàyam Tanhà Ponobhavikà", nghiã là sự ham muốn quá-độ (Ái-Dục) đem lại sự Tái-Sanh; và câu kết-luận:"Ayamantimà jàti Natthidam Punhabavo" , nghiã là kiếp này là kiếp sống cuối cùng của Như-Lai.Trong kinh Majjhima Nikàya
có ghi rằng vì lòng Từ-Bi Bác-Ái đối với chúng sanh, Ðức Phật thường
rọi thiên-nhãn tìm người hữu duyên để tế-độ. Ngài thấy chúng sanh đương
tạo nhiều tội lỗi có ảnh hưởng đến kiếp vị-lai của họ. (Paraloka Vajja Bhaya Dassàvino).Trong nhiều thời pháp, Ðức Phật thường nói rằng chúng sanh nào làm dữ, sau khi chết(Parammarana) sẽ tái sanh trong cảnh khổ; chúng sanh nào làm lành sẽ tái sanh trong cảnh vui.Trong kinh GHANTIKARA SUTTA , Ðức Phật thuật lại cho Ðại-đức ANANDA biết rằng vào thời-kỳ Phật-Tổ KASSAPA (Ca-Diếp), Ngài sanh làm một vị Bà-La-Môn, tên Jotipãla , thông suốt ba bộ kinh Phệ-Ðà. Khi vào xuất-gia theo Phật-Tổ KASSAPA, Ngài siêng năng thọ trì Tam-Học, thuộc nằm lòng trọn bộ Tam-Tạng, và được Phật-Tổ KASSAPA thọ ký.Trong kinh ANÀTHAPINDIKAVADA SUTTA có ghi truyện nhà trưởng giả Cấp-Cô-Ðộc, sau khi chết liền tái sanh vào cảnh Trời, có về viếng thăm Ðức Phật trong đêm sau.Trong kinh Anguttara Nikàya , Ðức Phật có nói đến kiếp quá khứ của Ngài, khi Ngài sanh lên làmPACETANA.Trong kinh PARANIBBÀNA SUTTA, Ðại đức ANANDA có xin Ðức Phật cho biết kiếp vị-lai của vài người vừa chết trong làng nọ. Ðức Phật đã cắt nghiã rõ rệt cho Ngài ÀNANDA biết những người ấy đã đi tái-sanh nơi đâu.Còn
rất nhiều sự tích trong Tam-tạng chỉ cho mọi người biết rằng Ðức Phật
đã xác-nhận sự Tái-Sanh là một sự thật không thể chối cãi được.Thực
hành đúng theo giáo-lý của Ðức Phật, các đệ-tử Ngài có thể mở mang sự
hiểu biết về quá-khứ và có thể biết ít nhiều về tiền kiếp của họ. Riêng
về Ðức Phật , Ngài thấu rõ vô số kiếp quá khứ của Ngài.Trước thời Ðức Phật ra đời, một số người Ấn-độ Rishis được nổi tiếng nhờ họ có thần thông về thiên-nhãn, thiên-nhĩ, thần giao cách cảm, viên giác, v.v....Mặc
dầu khoa học chưa tiến tới mức ấy, nhưng trong Phật-Giáo, người ta có
thể đạt được các pháp thần-thông bằng cách chuyên tu về thiền-định,
minh-sát. Năng-lực thiền định không xuyên qua ngũ căn, có thể đem lại sự
giao cảm bằng tư-tưởng và tri giác với các cảnh giới khác.Cũng
có nhiều người khác thường, nhất là các trẻ em, do luật phối hợp bất
ngờ, sực nhớ lại kiếp quá khứ, hoặc vài chi-tiết về đời trước của họ.
Các trường hợp ít có này, đủ làm cho người học-giả tin nơi kiếp quá-khứ.
Người ta thuật lại rằng ông PYTHAGORE đã nhớ lại tường tận một cái
thuẫn trong một đền thờ Hy-Lạp, là vật mà ông đã dùng trong một tiền
kiếp lúc vây hãm thành TROIE.Do
thí-nghiệm của các nhà tâm-linh-học, những hiện tượng ma quỉ, những
giao cảm tư tưởng giữa hai cảnh âm dương, những thiên tư khác thường đã
đem lại ít nhiều sáng tỏ trong vấn đề Tái-Sanh.Có
lúc tình cờ, chúng ta gặp những người xa lạ, mà chúng ta lại có cảm
giác như quen biết họ từ lâu. Ðôi khi trước những cảnh vật xa lạ, thình
lình chúng ta có cảm tưởng đã quen thuộc với cảnh vật ấy. Những sự khêu
gợi bất ngờ này không ngoài chứng tích đã kinh nghiệm trong thời gian
quá khứ.Sự thông suốt
mọi lẽ của các bậc Siêu Phàm, các bậc Toàn Giác như Ðức Phật chẳng phải
là chuyện phi thường tình cờ, cũng chẳng phải là kết quả của những kinh
nghiệm trong một kiếp sống mà thôi.Ngoài
các lý do kể trên, chúng ta không thể giải thích cách nào về thiên tài
xuất chúng của các ông Homère, Platon, Shakespeare, của những thần đồng
như Pascal, Mozart, Beethoven, v.v ...Vài
bác-sĩ cho rằng sự thông minh của các thần đồng là kết quả của những
hạch tuyến khác thường, nhứt là hạch màng mũi, tùng quả tuyếnvà thận
tuyến.Nếu không tin sự
giải thích theo nghiệp quả mà chỉ căn cứ nơi sự phát triển khác thường
của các thứ hạch nói trên, thì không biết khoa học giải thích thế nào về
trường hợp của ông Christian Heinecken. Vài giờ sau khi ông ra đời, ông
đã nói chuyện được; khi ông được một tuổi, ông trả thuộc lòng vài đoạn
Thánh-Giáo trong cuốn Sấm-truyền; đến hai tuổi, ông trả lời tất cả những
câu hỏi về địa-dư; đến ba tuổi, ông nói tiếng Pháp, tiếng La-tinh; đến
bốn tuổi, ông có thể theo học các lớp triết-học.Ông
Stuart Mill vừa ba tuổi đã đọc chữ Hy-lạp. Ông Macaulay, lúc sáu tuổi,
viết sử-ký thế-giới. Ông William James Sidis vừa mới lên hai đã đọc và
viết chữ mẹ đẻ (Hoa Kỳ), đến tám tuổi đã nói các thứ tiếng Pháp, Nga,
Anh, Ðức và chút ít tiếng La-tinh và Hy-lạp.Khoa
học không thể giải thích tại sao các hạch tuyến chỉ phát triển trong
một vài người, mà không trổ sanh cho tất cả. Vấn đề chánh này không thể
giải quyết được. Cũng không thể đổ cho sự di-truyền, bởi các thần đồng
nói trên không phải người thừa hưởng nơi ông cha và cũng không thể nối
truyền lại cho con cháu được. Cũng không thể nói rằng những kết quả tốt
đẹp ấy do nơi công trình thu thập trong thời gian đôi ba chục năm, trong
đời sống hiện tại ngắn ngủi này. Mà đó là bao nhiêu cố gắng, tập sự
trong nhiều kiếp người, để tiến lần hồi đến sự tận-thiện, tận-mỹ trong
những kiếp sau.Nếu ta
tin tưởng nơi hiện tại và vị lai, lẽ tất nhiên ta không thể không nhìn
nhận có quá khứ. Và nếu có đủ lý lẽ cho ta tin rằng ta đã có sống trong
quá khứ, thì không lý do nào ta không tin rằng ta sẽ còn phải sống trong
vị-lai sau khi hiện tại này chấm dứt.
4. Nghiệp-báo và tái-sanh biện minh những chi?
1) Vấn đề khổ mà chính ta phải chịu trách-nhiệm;2) Sự chênh lệch gần như bất công giữa nhân loại;3) Tại sao có những vĩ nhân và thần đồng;4) Sự khác nhau về tinh-thần tính nết của hai trẻ sanh đôi, mặc dầu giống nhau y hệt về thể xác và được nuôi dưỡng y như nhau;5) Sự khác nhau về tánh-tình, xu-hướng của các trẻ trong một gia-đình;6) Sự khác nhau về đạo-đức và trí-huệ giữa cha mẹ và con cái;7) Tật xấu tự nhiên của trẻ thơ, như tham lam, sân hận và ganh ghét;8) Mối thiện cảm hoặc ác cảm của chúng sanh đối với nhau trong khi gặp gỡ lần đầu-tiên;9) Ðiều lành và điều dữ đã sẵn có trong mỗi người;10) Sự thay đổi bất ngờ của một người thiện trí thức ra một kẻ tầm thường, hoặc một kẻ sát nhân thành bực thánh-nhân;
11) Cha mẹ đạo-đức sanh con hung ác, cha mẹ hung ác sanh con hiền từ;
12)
Tại sao có khi ta là kết quả của hành vi quá khứ và sẽ là kết quả của
hành vi hiện tại, hoặc có khi ta không phải là kết quả hoàn toàn của
hành vi quá khứ, mà cũng sẽ không phải là kết quả nguyên vẹn của hành vi
hiện tại;13) Tại sao có những cái chết bất đắc kỳ tử và sự thay đổi tài sản sự nghiệp một cách bất ngờ;14) Những đặc tính xuất chúng, tinh thần đạo đức trí tuệ viên mãn của các bậc toàn giác như Ðức Phật.
5. Triều-lưu diễn tiến của sự tái-sanh
Bài pháp PATICCA SAMUPPÀDA đã giải thích đầy đủ cách diễn tiến của sự Tái-Sanh. Paticcanghĩa là do nơi hay vì lẽ. Samuppàda nghĩa là phát sanh hay nguồn gốc. Paticca Samuppàda là "sự phát sanh tùy thuộc" hay "nguồn gốc liên quan" hay "nhân quả tương quan".Pháp Paticca Samuppàda
chỉ giải thích về sanh-tử-khổ và không đề cập đến sự tiến triển vũ trụ
từ thể chất nguyên thủy, cùng những bí ẩn về nguồn gốc tuyệt đối của sự
sống.Vô-Minh (Avijjà)
là không hiểu biết thật tướng của sự vật, là mối dây đầu tiên, hay là
nhân khởi thủy của bánh xe luân-hồi. Nó che đậy tất cả sự hiểu biết chân
chánh.Do nơi Vô-Minh mới phát sanh hành vi tạo-tác (Sankhàrà),
gồm cả tư-tưởng, lời nói và việc làm, lành dữ. Các hành-động phát khởi
từ Vô-Minh hay nhuộm mầu sắc Vô-Minh, sớm muộn sẽ đem lại kết quả để cột
trói ta trong vòng luân-hồi. Những việc lành dầu không do lòng tham sân
si, cũng phải dứt tuyệt bợn nhơ, mới mong giải thoát luân-hồi. Vì thế
nên Ðức Phật ví Pháp-Bảo của Ngài như con thuyền bát-nhã chở đưa khách
lữ-hành qua khỏi sông mê biển khổ.Hành động của Chư Phật và Chư A-La-Hán không được coi như là Sankhàrà , vì nó không bị Vô-Minh chi phối.Do nơi Hành mới phát sanh cái Thức (Patisandi Vinnàna). Người ta gọi là thức Tái-Sanh vì nó nối liền quá khứ với hiện tại. Chính nó đã phát sanh trong lúc thọ thai.Danh Sắc hay Tinh-Thần và Vật-Chất (Nàma-Rùpa) cũng đồng thời phát sanh một lượt với cái Thức.Lục Căn (Salàyatana) phát sanh do hiện tượng thuộc về tinh thần vật lý.Do Lục Căn mà có sự Tiếp Xúc (Phassa).Sự Tiếp Xúc đem lại cảm giác, tức là Thọ (Vedanà).Do sự cảm giác mới phát sanh sự ham muốn ái Dục (Tanhà).Ham muốn sinh ra sự bám víu, tức là Thủ (Upàdàna).Thủ gây ra Nghiệp Quả, tức là Hữu (Bhava).Nghiệp Quả gây ra kiếp vị lai , tức là SANH (Jàti)Già và chết (Jàti-marana) là kết quả không tránh được của sự Sanh.Do một nhân có một quả phát sanh. Nhân dứt thì quả cũng dứt. Muốn dễ hiểu nên diễn ngược lại pháp PATICCA SAMUPPÀDA.Sự
già và chết chỉ có thể có được trong một bộ máy có lục căn, gọi là thân
thể. Thân thể ấy có do nơi sự Sanh. Sự Sanh sản lại là cái quả của
những hành vi quá khứ. Hành vi được sanh ra bởi sự bám víu, đã phát sanh
do sự Tham Muốn. Những Tham Muốn có do nơi cảm giác. Cảm giác có do sự
Tiếp Xúc giữa Giác quan và Sự vật. Giác quan này có không ngoài tâm và
thân thể. Thân Tâm lại phát sanh do nơi Thức. Thức phát sanh do nơi
không hiểu biết tánh chất thiệt thọ của sự vật.Sự
diễn tiến của Sống và Chết cứ xảy ra mãi mãi không cùng tận. Manh mối
đầu tiên của sự diễn tiến ấy không thể biết được; cũng như ta không thể
biết đến lúc nào sự tiến triển ấy hết bị Vô Minh chi phối. Chừng nào sự
mê lầm của ta đuợc thay thế bằng sự sáng suốt thấu rõ Niết Bàn; chừng ấy
sự diễn tiến của Tái Sanh mới chấm dứt.
6. Hình thức của sanh-tử
Dùng
những danh từ riêng biệt tinh tế giải thích sơ lược diễn tiến của sự
Tái Sanh, Phật Giáo cho rằng cái chết là do một trong bốn nguyên nhân
sau đây:
1) Tận Nghiệp (Kammakhaya):
sự suy kiệt năng lực tái tạo của Nghiệp (hết Nghiệp). Theo Phật Giáo,
cái tư tưởng, tác ý hoặc ái dục, là một năng lực vô cùng mạnh mẽ trong
lúc sinh thời; đến lúc chết, năng lực lại còn mạnh hơn muôn phần. Chính
tư tưởng cuối cùng ấy định đoạt điều kiện cho kiếp sống vị lai. Ðến lúc
lâm chung, tư tưởng biểu xuất một tiềm lực đặc biệt. Khi tiềm lực của
Tận Nghiệp này (của kiếp hiện tại) tắt mất, thì những hoạt động của cơ
thể và nguồn sinh khí liền chấm dứt trước phút cuối cùng ấy. Ðiều này
thường xảy đến cho những chúng sanh trong cảnh khổ (Apàya), nhưng cũng có khi xảy đến cho những người thuộc cảnh giới khác.2) Mãn Kỳ Hạn của Kiếp Sống (Àyukhaya), kỳ hạn này khác nhau tùy cảnh giới, như trường hợp của người chết vì tuổi già, hết tuổi thọ.3) Năng lực tái tạo của Nghiệp và kỳ hạn kiếp Sống đồng chấm dứt một lượt (Ubhayakhaya), vừa hết nghiệp, vừa hết tuổi thọ.4)
Sự phát động đối ứng c?a một nghiệp lực khác mạnh hơn, làm cắt đứt
thình lình triều lưu của nghiệp Tái tạo, trước kỳ hạn của kiếp Sóng.
Chết bất đắc kỳ tử hay chết yểu đều do nhân này.
Chết do ba nhân đầu, thường gọi chung là chết hợp thời (Kàlamarana). Chết do nhân thứ tư gọi là chết không hợp thời (Akàlamarana).Tử có bốn nhân, Sanh cũng có bốn cách:
1) Sanh từ trong trứng (Andaja: noãn sanh);2) Sanh từ trong thai (Jalapuja: thai sanh);3) Sanh từ chỗ ẩm thấp (Samsadeja: thấp sanh);4) Sanh từ sự đột biến (Upapatika: hóa sanh).
Những
ấu trùng lấy nơi ẩm thấp làm tổ để nảy nở, như nhiều loại vi sinh vật
gọi là thấp sanh. Những chúng sanh tự hóa sanh, thường mắt phàm tục
không nhìn thấy được. Do điều kiện của nghiệp quá khứ, chúng sanh ấy tự
nhiên xuất hiện, không phải đi ngang qua giai đoạn phát triển trong phôi
thai. Hạng chúng sanh như Ngạ Quỉ (Preta), Trời (Deva) và Phạm Thiên (Brahma) đều thuộc giới hóa sanh.
-ooOoo- |
Thứ Ba, 22 tháng 4, 2014
Phép ăn chay và huyền bí học
C. W. LEADBEATER
Tháng 11 năm 1913
Nhà xuất bản Thông Thiên Học
Adyar, Chennai (Madras) Ấn Độ
Khi nói về mối quan hệ giữa ăn chay và huyền bí học, chúng ta bắt đầu bằng cách định nghĩa những thuật ngữ. Tất cả chúng ta đều biết ăn chay có nghĩa là gì; và mặc dù có nhiều biến dạng của phép ăn chay ta cũng không cần bàn tới chúng. Người ăn chay là kẻ kiêng ăn thực phẩm có thịt. Có một số người chấp nhận sản phẩm của động vật mà người ta thu được khi không phải sát sinh động vật, chẳng hạn như sữa, bơ và phó mát. Có những người khác chỉ hạn chế trong một vài loại thực vật: có lẽ là trái cây và hạt quả; cũng có những người khác chỉ dùng thực phẩm chưa qua nấu nướng chế biến; những người khác không ăn thực phẩm nào được trồng dưới đất chẳng hạn như khoai tây, củ cải, cà rốt v. v. . . Chúng ta không cần quan tâm tới những cách phân chia đó, nhưng chỉ định nghĩa người ăn chay là người sẽ kiêng bất kỳ thực phẩm nào có được do sát sinh động vật – dĩ nhiên kể cả loài chim chóc và loài cá.
Chúng ta sẽ định nghĩa huyền bí học như thế nào ? Từ này bắt nguồn từ tiếng La tinh occultus, tức là ẩn tàng; sao cho đó là việc nghiên cứu những định luật ẩn tàng của thiên nhiên. Vì mọi định luật lớn trong thiên nhiên thực ra đều tác động trong cõi vô hình nhiều hơn hẳn so với cõi hữu hình, cho nên huyền bí học đòi hỏi phải chấp nhận một quan niệm rộng lớn hơn về thiên nhiên so với mức người ta thường chấp nhận. Vậy thì huyền bí gia là một người nghiên cứu mọi định luật của thiên nhiên mà mình có thể với tới hoặc có thể nghe nói tới, và do kết quả của việc nghiên cứu này, y tự đồng nhất hóa mình với mọi định luật này và hiến trọn cuộc đời để phụng sự cho cơ tiến hóa.Huyền bí học coi phép ăn chay ra sao ? Nó đánh giá phép ăn chay rất thuận lợi vì nhiều lý do. Ta có thể chia các lý do này ra làm hai lớp – lý do có tính chất thông thường và thuộc về cõi trần, và những lý do có tính chất huyền bí hoặc ẩn tàng.
Có nhiều lý do để ủng hộ việc ăn chay vốn có ở dưới đây trên cõi trần và đập vào mắt bất cứ người nào chịu mất công khảo sát đề tài này; và có những lý do sẽ tác động lên môn sinh huyền bí học nhiều hơn so với người thường. Thêm vào những lý do này và hoàn toàn vượt quá chúng, còn có những lý do khác mà môn sinh huyền bí học có biết tới do nghiên cứu những định luật ẩn tàng mà cho đến nay đại đa số nhân loại ít ai hiểu biết tới.Do đó chúng ta phải chia việc xem xét những lý do này ra làm hai phần, trước tiên là xét tới những lý do thông thường trên cõi trần.Ngay cả những lý do thông thường cũng có thể được chia nhỏ ra thành hai lớp: lớp đầu tiên bao gồm những lý do thuộc cõi trần và có thể nói là ích kỷ, còn lớp thứ nhì bao gồm những lý do mà người ta có thể mô tả là những cân nhắc vị tha về mặt đạo đức.Vậy thì trước hết ta hãy xét những lý do ủng hộ cho việc ăn chay vốn chỉ có liên quan tới chính con người và hoàn toàn dựa trên cõi trần.
Trong lúc này, chúng ta sẽ dẹp qua một bên việc xét tới tác động lên những người khác – điều này vô cùng quan trọng hơn – và chỉ nghĩ tới những kết quả dành cho chính con người thôi. Ta cần làm như thế, vì một trong những sự chống đối mà người ta thường đưa ra với phép ăn chay là như sau: đây là một thuyết đẹp tuyệt vời nhưng không thể thực hiện được, vì người ta giả sử rằng con người không thể sống được nếu không ăn thịt con vật đã chết. Sự phản đối đó thật là phi lý và dựa vào sự vô minh hoặc việc bóp méo sự thật. Bản thân tôi là một minh chứng cho sự sai trái đó; vì tôi đã sống mà không bị ô nhiễm bởi thực phẩm có thịt – không ăn thịt, cá hoặc gia cầm – trong suốt 38 năm vừa qua, chẳng những tôi vẫn còn sống sót mà có sức khỏe rất tốt trong suốt thời gian đó. Tôi tuyệt nhiên cũng chẳng đặc biệt gì trong trường hợp này, vì tôi biết có cả ngàn người khác vốn cũng làm giống như vậy. Tôi biết một số người còn trẻ vốn rất là sung sướng khi không bị ô nhiễm do ăn thịt trong trọn cả cuộc đời của mình; và họ rõ ràng là ít bị bệnh tật hơn những người ăn thịt. Chắc chắn là có nhiều lý do ủng hộ cho việc ăn chay xét theo quan điểm hoàn toàn ích kỷ; và tôi sẽ nêu điều này ra trước hết, vì tôi biết rằng những cân nhắc ích kỷ sẽ có sức hấp dẫn mạnh mẽ nhất đối với đại đa số mọi người, mặc dù tôi hi vọng rằng trong trường hợp những người đang nghiên cứu Thông Thiên Học, thì chúng tôi có thể giả sử rằng những cân nhắc về mặt đạo đức mà sau này tôi sẽ viện dẫn ra còn lôi cuốn họ mạnh mẽ hơn nữa.
CHÚNG TÔI MUỐN ĐIỀU TỐT NHẤT
Tôi chủ trương rằng về mặt thực phẩm cũng như về mọi điều khác, tất cả chúng ta đều muốn điều tốt nhất trong tầm tay của mình. Chúng ta muốn cuộc đời của mình (và do đó thức ăn hằng ngày của mình coi như một bộ phận quan trọng trong cuộc đời mình) được hài hòa với các hoài bão, hài hòa với những điều cao siêu nhất mà chúng ta biết tới. Chúng ta rất vui mừng khi chấp nhận điều gì thực sự tốt nhất; và nếu chúng ta còn chưa biết đủ để có thể đánh giá cao điều gì là tốt nhất thì chúng ta xin vui lòng học cách làm như thế. Nếu suy nghĩ về điều đó chúng ta ắt sẽ thấy rằng theo nhiều đường lối khác (chẳng hạn như trong âm nhạc, nghệ thuật hoặc văn chương) thì trường hợp này cũng như vậy. Ngay từ khi còn nhỏ, chúng ta đã được dạy dỗ theo đó nếu chúng ta muốn cho thị hiếu âm nhạc của mình phát triển theo những đường lối tốt nhất thì chúng ta chỉ phải tuyển lựa âm nhạc tốt nhất, và nếu thoạt tiên chúng ta không đánh giá trọn vẹn được hoặc hiểu rốt ráo được nó, thì chúng ta phải sẵn lòng kiên nhẫn chờ đợi và lắng nghe cho tới khi về lâu về dài một điều gì đó có vẻ đẹp mỹ lệ và dịu dàng chớm nở trong tâm hồn chúng ta, thì lúc đó chúng ta mới đạt đến mức thấu hiểu được điều mà thoạt tiên không khởi dậy được sự đáp ứng nào trong tâm hồn chúng ta. Nếu chúng ta muốn đánh giá được điều gì tốt đẹp nhất về nghệ thuật, thì chúng ta không được mãn nhãn với những tờ quảng cáo giựt gân theo thông tin của cảnh sát, hoặc những điều bê bối ghê tởm mà người ta gọi lầm là những bức tranh hí họa, song le chúng ta phải đều đều xem xét và học hỏi cho tới khi bí nhiệm về tác phẩm của Turner bắt đầu bộc lộ ra cho chúng ta chiêm ngưỡng một cách kiên nhẫn, hoặc sự rộng lớn trong tác phẩm của Velasquez đạt tới tầm hiểu biết của chúng ta. Xét về văn chương thì cũng như vậy. Có kinh nghiệm buồn của nhiều người mà hầu hết những gì tốt đẹp nhất lại bị mất mát đi đối với những kẻ nào mà món ăn tinh thần chỉ bao gồm tờ báo giựt gân hoặc tiểu thuyết rẻ tiền hoặc một đống phế liệu sủi bọt vốn bị đào bới lên giống như lớp váng xỉ trên bề mặt của kim loại bị nóng chảy trong cuộc sống – đó là những tiểu thuyết ngắn, tiểu thuyết đăng nhiều kỳ và những mảnh vụn thuộc loại chẳng dạy được điều gì cho kẻ ngu dốt, chẳng củng cố được điều gì cho kẻ yếu ớt, chẳng phát triển được điều gì cho kẻ chưa trưởng thành.
Nếu chúng ta muốn phát triển tâm trí của đám con của chúng ta thì chúng ta không được bỏ mặc chúng cho những thị hiếu riêng kém văn hóa về tất cả mọi thứ này, mà chúng ta phải cố gắng giúp cho chúng rèn luyện cái thị hiếu đó cho dù trong nghệ thuật, âm nhạc hoặc văn chương.Vậy thì chắc chắn là chúng ta có thể ra sức tìm thấy điều tốt nhất trong thức ăn vật chất cũng như là món ăn tinh thần, và chắc chắn là chúng ta tìm thấy điều này không phải chỉ do bản năng mù quáng thôi, mà do học cách suy nghĩ và lý luận ra vấn đề đó theo một quan điểm cao siêu hơn.
Trên thế giới có thể có những người không muốn điều tốt nhất, họ sẵn lòng ở những mức thấp hơn và cố ý kiến tạo vào trong chính mình điều gì thô trược và gây thoái hóa; nhưng chắc chắn là có những người muốn vươn lên trên mức đó. Họ vui lòng và nôn nóng muốn có được điều tốt nhất miễn là họ biết điều tốt nhất đó là gì hoặc nếu họ hướng chú tâm về đó. Có những người nam và nữ thuộc lớp người đạo đức cao nhất, thế nhưng họ thích ăn thịt linh cẩu và những con chó sói vì đã được dạy rằng chế độ ăn uống cần thiết của mình là xác chết của một con vật bị sát sinh. Chỉ cần suy nghĩ một chút cũng chứng tỏ cho ta thấy rằng điều khủng khiếp này không thể là điều cao siêu nhất và trong sạch nhất; và nếu chúng ta muốn tự nâng mình lên trong giai bậc của thiên nhiên, nếu chúng ta muốn cơ thể của mình thanh khiết và trong sạch như những đền thờ của Chơn sư, thì chúng ta phải bỏ đi cái thói quen ghê tởm đó và xếp vào hàng ngũ những người khách vương giả đang phấn đấu vì cơ tiến hóa của loài người – phấn đấu cho điều cao siêu nhất và trong sạch nhất nơi vạn vật đối với chính họ cũng như đối với đồng loại. Ta hãy thử xem xét tỉ mỉ tại sao một chế độ ăn chay lại đặc biệt là thanh khiết nhất và tốt nhất
.1. CÓ NHIỀU CHẤT DINH DƯỠNG HƠN
Một là: Bởi vì loài thực vật có chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn so với một số lượng tương đương của thịt thú đã chết. Điều này nghe có vẻ là một phát biểu đáng ngạc nhiên và không thể tin được đối với nhiều người, vì người ta đã dẫn dụ họ để tin rằng họ không thể tồn tại được nếu họ không làm cho mình ô uế bằng cách ăn thịt, và điều hão huyền này phổ biến rộng rãi đến nỗi mà thật khó lòng làm cho kẻ phàm phu thức tỉnh được với điều đó. Ta phải hiểu rõ rằng đây không chỉ là một vấn đề thói quen, tình cảm hoặc thành kiến; đó chỉ là một vấn đề sự thật hiển nhiên và đối với những sự thật này thì không có và chưa bao giờ có nghi vấn nhỏ nhất nào. Trong thực phẩm có bốn yếu tố cần thiết, tất cả đều cốt yếu cho việc tu bổ và kiến tạo cơ thể. (a) thực phẩm có chất đạm, (b) thực phẩm có chất bột và có đường, (c) thực phẩm có chứa dầu mỡ, (d) muối. Đây là phép phân loại thường được các nhà sinh lý học chấp nhận mặc dù một số khảo cứu gần đây có khuynh hướng biến đổi nó trong một chừng mực nào đó.Thế mà chắc chắn là tất cả những yếu tố này đều tồn tại dồi dào trong loài thực vật hơn là trong thịt con thú đã chết. Chẳng hạn như sữa, kem, phó mát, hạt quả, hạt đậu và đậu ve đều có chứa một tỉ lệ phần trăm lớn lao chất đạm. Lúa mì, lúa mạch, lúa gạo và các loại ngũ cốc khác, trái cây và hầu hết rau cải (có lẽ ngoại trừ hạt đậu, đậu ve và đậu lăn tin) chủ yếu là bao gồm carbohydrates, nghĩa là tinh bột và đường.
Ta thấy dầu mỡ trong hầu hết mọi loại thực phẩm có chất đạm và ta có thể tiêu dùng nó dưới dạng bơ hoặc dầu thực vật. Muối có mặt hầu như trong mọi loại thực phẩm ở một mức độ ít nhiều nào đó. Những thứ nêu trên là cực kỳ quan trọng trong việc bồi dưỡng các mô của cơ thể, và điều được gọi là thiếu muối ắt gây ra nhiều bệnh tật.Đôi khi, người ta quả quyết rằng thịt tươi có chứa một số yếu tố nêu trên ở mức độ lớn lao hơn loài thực vật, và người ta có lập nên một số bảng biểu theo kiểu gợi ý cho điều này; nhưng một lần nữa, đây là vấn đề sự thật và ta phải đương đầu với nó. Nguồn năng lượng duy nhất trong thịt của thú đã chết là loại chất đạm chứa trong đó cũng như là mỡ; và vì mỡ có trong đó chắc chắn là cũng chẳng có giá trị gì hơn các loại dầu mỡ khác, cho nên điều duy nhất mà ta phải xét tới là chất đạm. Thế mà ta phải nhớ rằng chất đạm chỉ có một nguồn gốc; chúng được tổ chức ở trong loài thực vật chứ không ở đâu khác nữa. Hạt quả, hạt đậu, đậu ve và đậu lăn tin vốn giàu chất đạm hơn bất kỳ loại thịt nào, và các loại đậu này có ưu điểm rất lớn là chất đạm của nó thuần khiết, và vì vậy chứa đủ mọi năng lượng thoạt tiên được tích trữ trong đó trong khi được tổ chức.
Trong cơ thể động vật, các chất đạm này (mà con thú đã hấp thu được từ giới thực vật trong buổi sinh thời thường xuyên được dị hóa để rồi bị giải thể, trong khi bị dị hóa như thế năng lượng được tích lũy nguyên thủy trong đó bèn được phóng thích. Do đó, điều mà một con thú đã sử dụng rồi thì con thú khác không thể sử dụng được nữa. Những chất đạm được ước tính trong một số bảng biểu dựa vào số lượng ni tơ có chứa trong đó, nhưng trong thịt tươi có nhiều sản phẩm do biến đổi mô chẳng hạn như urê, axit nitric và creatine, tất cả đều có chứa ni tơ và vì vậy được ước tính là chất đạm mặc dù chúng không có giá trị dinh dưỡng gì cả.Đây không phải đã hết điều tồi tệ, đó là vì việc biến đổi mô tất yếu có kèm theo việc tạo ra đủ thứ chất độc mà ta luôn luôn tìm thấy trong bất kỳ loại thịt nào; và trong nhiều trường hợp sự độc hại của những chất độc này là rất lớn. Như vậy, bạn sẽ nhận thấy rằng nếu bạn được dinh dưỡng bằng cách ăn thịt con thú đã chết thì bạn có được chất đạm chẳng qua vì trong khi còn sống con thú đã tiêu dùng loại thực vật. Bạn sẽ có được chất dinh dưỡng này ít hơn mức lẽ ra bạn có được, vì con thú đã ngốn hết một nửa chất đạm rồi, và cùng với chất đạm động vật bạn phải hấp thụ thêm đủ thứ chất bất hảo và ngay cả một số chất độc có hoạt tính vốn dĩ nhiên là rõ rệt có hại. Tôi biết rằng có nhiều bác sĩ sẽ qui định chế độ ăn uống thịt ghê tởm để tăng cường sức khỏe cho mọi người và họ thường đạt được một mức độ thành công nào đó; mặc dù ngay cả về mặt này thì họ cũng tuyệt nhiên không được tán thành, vì bác sĩ Milner Fothergill có viết rằng: “Mọi sự đổ máu cho bẩm tính hiếu chiến của Napoleon thì cũng chẳng có nghĩa lý gì so với sự mất mạng của vô số người đã bị chôn vùi vào nghĩa địa do tin tưởng không đúng đắn vào giá trị giả định của nước ép thịt bò. Dù sao đi nữa, ta có thể thu được kết quả tăng sức dễ dàng hơn nhờ vào giới thực vật khi ta hiểu đúng được khoa học tiết thực và ta có thể đạt được những kết quả này mà không có sự ô nhiễm ghê tởm và không có mọi sự tương liên bất hảo của hệ thống kia. Tôi xin chỉ cho bạn thấy rằng tôi đưa ra điều này không phải dựa vào bất kỳ lời quả quyết vô căn cứ nào khác, tôi xin trích dẫn cho bạn thấy ý kiến của các y sĩ, của những người lừng danh trên thế giới y học sao cho bạn có thể thấy tôi có biết bao nhiêu thẩm quyền ủng hộ cho tất cả những gì mà mình nói ra
.Chúng ta thấy ngài Henry Thompson, F. K. C. S., có bảo rằng: “Thật là một sai lầm bình dân khi coi thịt dưới bất kỳ dạng nào là cần thiết cho sự sống. Mọi thứ cần thết cho cơ thể con người đều có thể được giới thực vật cung cấp . . . Người ăn chay có thể rút ra từ thực phẩm của mình mọi nguyên khí cần thiết cho sự tăng trưởng và bảo dưỡng cơ thể cũng như để tạo ra nhiệt và sức lực. Ta phải thừa nhận một sự kiện không chối cãi được là có một số người mạnh khỏe hơn những người sống bằng loại thực phẩm đó. Tôi biết rằng chế độ ăn uống chủ yếu là thịt không chỉ là một sự hoang phí quá đáng mà còn là một nguồn ác độc cho người tiêu dùng”. Đó là một lời phát biểu dứt khoát của một nhà y học trứ danh.Thế rồi chúng ta có thể quay sang lời lẽ của một hội viên Hội Hoàng gia, ngài bác sĩ Benjamin Ward Richardson, ông nói: “ Ta phải thẳng thắn thừa nhận rằng khi tính theo trọng lượng thì trọng lượng chất thực vật đã được tuyển lựa kỹ lưỡng có những ưu điểm nổi bật so với thực phẩm động vật xét về giá trị dinh dưỡng. Tôi muốn thấy có một kế hoạch ăn chay và sống bằng hoa quả được đưa ra áp dụng cho đại chúng, và tôi tin rằng nó có thể áp dụng được”
.Y sĩ nổi tiếng, bác sĩ William S. Playfair, C. B., cũng nói rõ rệt rằng: “Chế độ ăn uống bằng thực phẩm động vật không thiết yếu cho con người”; và ta thấy bác sĩ F. J. Sykes, Cử nhân khoa học, viên chức y khoa ở Saint Pancras có viết rằng: “Hóa học không chống đối việc ăn chay cũng giống như sinh học vậy. Thực phẩm có thịt chắc chắn là không cần thiết để cung cấp chất đạm cần cho việc sửa chữa các mô; do đó để dinh dưỡng cho con người thì một chế độ ăn uống được tuyển lựa kỹ lưỡng từ giới thực vật là hoàn toàn đúng đắn xét theo quan điểm hóa học”.Bác sĩ Francis Vacher, hội viên Hội Phẫu thuật gia Hoàng gia có nhận xét rằng: “Tôi không tin rằng một người ăn thực phẩm có thịt thì sẽ tốt hơn về mặt thể chất hoặc trí tuệ”.Bác sĩ Alexander Haig, hội viên Hội Y sĩ Anh quốc, y sĩ trưởng của một trong những bệnh viện lớn ở Luân đôn đã viết rằng: “Thật là dễ dàng có thể duy trì sự sống dựa vào những sản phẩm của giới thực vật, điều này không cần được các nhà sinh lý học chứng minh, cho dù đa số loài người không thường xuyên dấn thân vào việc chứng tỏ điều đó, và công trình của tôi cho thấy rằng chẳng những điều này có thể xảy ra mà nó vô cùng nên làm về mọi phương diện và tạo ra được những quyền năng siêu đẳng cả về tâm trí và thể xác”.Trong Tạp chí nhà Thực hành Mỹ và Tin tức số ra tháng 7 năm 1902, bác sĩ M. F. Coomes có kết luận một bài báo khoa học như sau: “Trước hết tôi xin nêu rõ rằng, thịt của những động vật máu nóng không thiết yếu để dùng làm thực phẩm với mục đích duy trì được sức khỏe hoàn toàn cho cơ thể con người”. Ông tiếp tục đưa ra thêm những nhận xét nữa mà chúng tôi sẽ trích dẫn trong phần tựa đề kế tiếp.Khoa trưởng của khoa Y, Đại học Gefferson ở Philadelphia có nói rằng: “Có một sự kiện trứ danh là ngũ cốc dùng làm thực phẩm hằng ngày đóng một vai trò quan trọng trong cơ cấu tổ chức của con người; chúng có chứa những thành phần cấu tạo rất đủ để cấp dưỡng cho cuộc sống dưới dạng cao nhất.
Nếu người ta biết rõ hơn giá trị của những thực phẩm dùng ngũ cốc thì đây là một điều rất tốt cho loài người. Các quốc gia sinh hoạt và thịnh vượng chỉ dựa vào ngũ cốc mà thôi, và người ta đã chứng tỏ rõ rệt rằng thịt là không cần thiết”.Vậy là bạn đã có một số những phát biểu rành mạch, và tất cả đều được rút ra từ tài liệu của những người nổi tiếng vốn đã nghiên cứu rất nhiều về hóa học thực phẩm. Ta không thể chối cãi rằng con người có thể tồn tại mà không có chế độ ăn uống thịt ghê tởm này, hơn nữa, trong một lượng tương đương thực vật có nhiều chất dinh dưỡng hơn so với thịt của con thú đã chết. Tôi có thể cung cấp cho bạn nhiều điều trích dẫn khác, nhưng những điều nêu trên cũng đủ rồi và đó là những mẫu mực cho phần còn lạ
2. ÍT BỆNH TẬT HƠN
Hai là: Bởi vì có nhiều bệnh nặng bắt nguồn từ thói quen ghê tởm là ăn thịt của con thú đã chết. Ở đây tôi cũng lại có thể dễ dàng cung cấp cho bạn một danh sách dài những điều trích dẫn, nhưng cũng như trước, tôi chỉ cần đưa ra một vài trích dẫn thôi. Bác sĩ Josiah Oldfield, M.E.C.S., L.R.C.P., có viết rằng: “Thịt là một thực phẩm không tự nhiên và do đó có khuynh hướng tạo ra những rối loạn chức năng. Theo như ta thấy trong những nền văn minh hiện đại, nó bị ô nhiễm do những bệnh khủng khiếp (sẵn sàng truyền được sang cho người) chẳng hạn như ung thư, lao, sốt, giun sán v. v. . . ở một mức độ lớn lao. Ta cũng chẳng lấy gì làm lạ khi thấy việc ăn thịt là một trong những nguyên nhân nghiêm trọng nhất của những bệnh tật đã giết chết 99% những người nào đã được sinh ra đời.Ngài Edward Saunders có bảo cho ta biết rằng: “Bất kỳ cố gắng nào nhằm dạy cho loài người biết rằng thịt bò và bia không cần thiết cho sức khỏe, và hiệu suất ắt phải là tốt và phải đưa tới sự tiết kiệm cũng như hạnh phúc; và khi điều này tiếp diễn tôi tin rằng chúng ta sẽ ít nghe nói tới bệnh thống phong, bệnh Brai và bệnh gan thận ở người ăn thịt bò, cũng như ít thú tính, ít việc đánh vợ và chém giết người khác nơi kẻ uống rượu bia. Tôi tin rằng khuynh hướng ăn chay sẽ được công nhận là thích hợp và thỏa đáng, và sẽ không còn xa nữa khi đến lúc người văn minh sẽ cảm thấy dội đối với ý tưởng ăn thịt thú vật”.
Bác sĩ A. Kingsford ở trường Đại học Paris có nói rằng: “Thịt thú vật có thể trực tiếp gây ra nhiều bệnh ghê tởm và gây đau đớn bản thân. Bệnh tràng nhạc (scrofula) là một nguồn phong phú gây ra đau đớn và chết chóc, rất có thể là bắt nguồn từ thói quen ăn thịt. Thịt là sự kiện kỳ lạ khi từ ngữ tràng nhạc lại có từ nguyên là scrofa, một con heo nái. Bảo rằng một người bị bệnh tràng nhạc có nghĩa là y gặp phải điều tồi tệ của con heo nái”.Trong báo cáo thứ năm gởi cho Hội đồng Tư vấn nước Anh, ta thấy Giáo sư Gamgee phát biểu rằng: “Một phần năm toàn thể lượng thịt được tiêu dùng vốn bắt nguồn từ những con thú bị giết chết trong trạng thái mắc bệnh ác tính”. Trong khi đó Giáo sư A. Winter Blyth, hội viên Hội Phẫu thuật gia Hoàng gia có viết rằng:“Nói về mặt kinh tế thì thực phẩm có chứa thịt không cần thiết và thịt của con thú bị bệnh nặng có thể được chế biến sao cho nó giống như thịt còn tốt. Nhiều con thú bị bệnh phổi nặng thì trông bằng mắt thường tỏ ra không có vẻ gì khác với con thú bình thường xét về thịt của nó”.Trong bài báo vừa trích dẫn nêu trên,
Bác sĩ M. P. Coornes có nhận xét rằng: “Chúng ta có nhiều chất thay thế cho thịt vốn không có tác dụng độc hại của loại thực phẩm dựa vào thú vật nghĩa là tác dụng gây ra bệnh thấp khớp, thống phong và mọi loại bệnh tương cận khác, chứ đừng nói tới bệnh xung huyết não thường kết thúc bằng cơn đột quị và một loại bệnh độc hại nào đó, nhức nửa đầu và nhiều dạng nhức đầu khác, do kết quả của việc ăn quá nhiều thịt và thường được tạo ra khi bội thực thịt”.
Bác sĩ J. H. Kellogg có nhận xét rằng: “Thật thú vị mà nhận thấy rằng các nhà khoa học trên khắp thế giới đều tỉnh ngộ với sự thật là thịt thú vật dùng làm thực phẩm không phải là một chất dinh dưỡng thanh khiết mà có trộn lẫn với nhiều chất độc có tính cách bài tiết vốn là kết quả tự nhiên của đời sống động vật. Loài thực vật dự trữ được năng lượng. Chính từ thế giới thực vật (than và gỗ), ta rút ra được năng lượng để chạy các máy hơi nước, kéo xe lửa, đẩy cho tàu chạy và sinh ra công việc trong nền văn minh này. Mọi con thú vật đều trực tiếp hoặc gián tiếp rút ra năng lượng từ thế giới thực vật vốn biểu lộ thành công của cơ bắp và trí năng trong sinh hoạt của loài thú. Giới thực vật kiến tạo, còn giới động vật thì phá hủy. Giới thực vật tích trữ năng lượng, giới động vật tiêu tiêu phí năng lượng. Có nhiều chất phế thải và độc hại là hậu quả của việc biểu lộ năng lượng, cho dù đó là của cái đầu máy xe lửa hoặc của con thú. Mô hoạt động của con thú chỉ có thể tiếp tục hoạt động do sự thật là chúng liên tục được dòng máu thấm ướt, một luồng máu không ngưng nghỉ chảy qua và chảy xung quanh chúng mang đi những chất độc do chúng làm việc với tốc độ nhanh bằng tốc độ hình thành tốc độ đó. Máu của tĩnh mạch mang tính chất của những chất độc này để rồi bị thảy độc qua đường thận, phổi, da và ruột. Thịt của một con thú đã chết có chứa một số lớn những chất độc này, vào lúc chết thì không còn bài tiết được những chất đó nữa, mặc dù sau khi chết một thời gian chúng vẫn còn tiếp tục được tạo ra. Một bác sĩ giải phẫu lỗi lạc người Pháp mới đây có nhận xét rằng ‘nước ép thịt bò quả thật là một dung dịch chất độc’. Những y sĩ thông minh ở khắp nơi đều đang đạt tới mức nhận ra được những sự kiện này và ứng dụng chúng một cách thực tế”.
Ở đây bạn lại thấy chúng ta không thiếu bằng chứng; và nhiều điều trích dẫn liên quan tới việc du nhập các chất độc vào trong hệ thống thông qua thực phẩm có thịt không phải là trích dẫn của những bác sĩ ăn chay, mà trích dẫn của những bác sĩ vẫn còn chủ trương ăn chút ít thịt của con thú đã chết, nhưng họ đã nghiên cứu khoa học về vật chất đến một chừng mực nào đó. Ta nên nhớ rằng thịt của thú đã chết không bao giờ ở tình trạng mạnh khỏe vì sự phân rã bắt đầu ngay lúc tạo vật này bị giết chết. Đủ thứ sản phẩm tạo ra trong quá trình dị hóa thoái biến này; tất cả những sản phẩm đó đều vô dụng, và nhiều thứ chắc chắn là nguy hiểm và độc hại. Trong những kinh điển cổ truyền của người Ấn Độ chúng ta thấy có một đoạn rất đáng chú ý, vốn đề cập tới sự thật là ngay cả ở Ấn Độ một số giai cấp thấp vào thời kỳ sơ khai đó đã bắt đầu ăn thịt. Người ta có phát biểu là thời xưa chỉ có ba bệnh thôi, trong đó một bệnh là tuổi già; nhưng vì thời nay từ khi con người bắt đầu ăn thịt đã có tới 78 bệnh mới phát sinh ra. Điều này cho chúng ta thấy rằng cách đây hàng ngàn năm người ta đã nhận ra ý tưởng bệnh tật có thể bắt nguồn từ việc ăn thịt thú đã chết.
3. TỰ NHIÊN HƠN ĐỐI VỚI CON NGƯỜI
Ba là: Bởi vì con người tự nhiên là không được sinh ra để ăn thịt, do đó thực phẩm dễ sợ này không thích hợp đối với y. Ở đây tôi lại xin đưa ra một vài điều trích dẫn cho thấy những vị có thẩm quyền nào đã đứng vào hàng ngũ chúng ta về vấn đề này. Chính Nam tước Cuvier có viết rằng: “Xét theo cấu trúc của con người thì thực phẩm tự nhiên của y bao gồm trái cây, rễ cây và rau cải”. Còn Giáo sư Eay có bảo cho ta biết rằng: “Chắc chắn là con người chưa bao giờ được sinh ra để trở thành một con thú ăn thịt”. Ngài Richard Owen, hội viên Hội Y sĩ Giải phẫu Hoàng gia có viết rằng: “Loài khỉ giống như người và mọi loài thú bốn chân đều dùng thực phẩm là trái cây, ngũ cốc và những chất bổ dưỡng khác thuộc giới thực vật; sự tương tự nghiêm xác giữa cấu trúc của những con thú này và cấu trúc của con người đã chứng tỏ rõ rệt bản chất ăn rau quả của con người”.Một hội viên khác của Hội Hoàng gia, Giáo sư William Lawrence có viết rằng: “Răng con người tuyệt nhiên không giống với răng của con thú ăn thịt, và cho dù chúng ta xét tới răng, hàm hoặc cơ quan tiêu hóa thì cấu trúc của con người vẫn gần giống như cấu trúc của con thú ăn rau quả”.Một lần nữa, Bác sĩ Spencer Thompson có nhận xét rằng: “Không một nhà sinh lý học nào cãi lại việc con người nên sống theo chế độ ăn uống thực vật”; còn Bác sĩ Sylvester Graham có viết rằng: “Khoa giải phẫu cơ thể đối chiếu chứng tỏ rằng con người tự nhiên là một con thú ăn rau quả, được tạo ra để sinh tồn dựa vào trái cây, hạt giống và loài thực vật có chất bột”.Dĩ nhiên việc nên ăn chay cũng không cần thiết được luận bàn đối với bất cứ kẻ nào tin theo sự linh hứng trong kinh điển, vì ta nên nhớ rằng khi ngỏ lời với Adam lúc ở trong vườn Địa đàng, Đức Chúa Trời có phán rằng: “Xem này, ta đã ban cho con mọi loài rau cỏ có hạt giống mọc trên bề mặt trái đất, và mọi cây có trái sinh ra hạt, con sẽ dùng nó thay cho thịt”. Chỉ sau khi con người sa đọa, khi thần chết đã đến viếng thế gian thì một ý tưởng thoái hóa hơn về việc dinh dưỡng mới đi kèm với sự kiện đó; và nếu giờ đây chúng ta hi vọng rằng sẽ lại vươn lên tới tình trạng Địa đàng, thì chúng ta chắc chắn là phải bắt đầu bằng cách thủ tiêu việc sát sinh không cần thiết nhằm cung cấp cho ta loại thực phẩm ghê tởm và thoái hóa.
4. SỨC MẠNH NHIỀU HƠN
Bốn là: Bởi vì con người sẽ mạnh khỏe hơn và tốt hơn khi ăn chay. Tôi biết rằng người ta sẽ nói: “Bạn sẽ yếu xiết bao nếu bạn không ăn thịt con thú đã chết”. Thật ra thì điều này không đúng. Tôi cũng chẳng biết liệu có thể có bất kỳ người nào thấy mình yếu hơn khi ăn chay; nhưng tôi có biết điều này đó là trong nhiều cuộc thi đấu điền kinh mới đây, những vận động viên ăn chay đã tỏ ra là khỏe mạnh nhất và có sức bền bĩ nhất; chẳng hạn như trong cuộc đua xe đạp mới đây ở Đức, khi tất cả những người chiếm vị trí cao trong cuộc này đều ăn chay. Đã có nhiều cuộc thử thách như thế và tất cả đều chứng tỏ rằng nếu xét về mọi phương diện khác đều giống nhau thì kẻ nào ăn thực phẩm tinh khiết ắt thành công nhiều hơn. Chúng ta phải giáp mặt với những sự thật và trong trường hợp này, mọi sự thật đều đứng về một phía đối lập với phía kia là những thành kiến điên rồ và lòng tham dục ghê tởm. Bác sĩ J. D. Craig trình bày rõ rệt lý do bằng cách viết như sau:“Những người ăn thịt thường khoe khoang là mình tràn đầy nhựa sống, nhất là khi họ sống hầu như ở ngoài trời; nhưng họ có một đặc điểm là không có sức bền bĩ như người ăn chay. Lý do của điều này là việc thịt tươi đã bước vào con đường dị hóa thoái biến và kết quả là nó chỉ tồn tại trong các mô một thời gian ngắn thôi. Xung lực ban cho nó trong cơ thể của con thú bị giết thịt được tăng cường bởi xung lực khác của con thú thứ nhì và vì lý do đó năng lượng của nó bao hàm chẳng bao lâu sau sẽ bị tiêu hao hết và có nhu cầu khẩn cấp có thêm năng lượng thay thế. Do đó người ăn thịt nếu được cấp dưỡng đầy đủ có thể làm việc hùng hục trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên chẳng bao lâu sau y sẽ bị đói và lúc đó lại đâm ra yếu ớt. Mặt khác, sản phẩm thực vật chậm tiêu hóa, chúng có chứa mọi dự trữ năng lượng nguyên thủy và không có chất độc. Sự thoái biến của chúng chậm hơn thịt cho nên chỉ vừa mới bắt đầu; vì vậy sức lực của chúng được phóng thích chậm hơn và ít bị tiêu hao hơn, người nào được nuôi dưỡng bằng thực vật có thể làm việc lâu hơn mà không cần có thêm thực phẩm và không bị khó chịu. Người nào ở Âu châu mà kiêng được thịt thì sẽ thuộc lớp người tốt hơn và thông minh hơn; họ đã khảo cứu rốt ráo và tiếp cận với đề tài sức chịu đựng bền bĩ. Ở Đức và Anh, người ta đã tổ chức một số cuộc thi đấu điền kinh đáng chú ý cần có sức chịu đựng bền bĩ diễn ra giữa những người ăn thịt và những ngưới ăn chay; kết quả là người ăn chay bao giờ cũng thành công chiến thắng”.Nếu chịu khó nghiên cứu ta sẽ thấy rằng sự kiện này đã được biết từ lâu rồi, vì ngay cả trong lịch sử thời xưa chúng ta cũng thấy những dấu vết của nó. Ta nên nhớ lại rằng tất cả những bộ lạc ở Hi Lạp được cả thế giới công nhận và lừng danh là khỏe mạnh nhất và có sức chịu đựng bền bĩ nhất đều là người Spartans, và mọi người đều biết rằng chế độ ăn uống của họ đơn giản là ăn chay. Ta cũng nên nghĩ tới những lực sĩ Hi Lạp, những người đã dọn mình kỹ lưỡng để tham dự vào các cuộc thi đấu ở Olympia và eo biển Corinth.Nếu bạn đọc tài liệu cổ điển, bạn sẽ thấy những người này (theo dòng dõi của mình, họ đã vượt quá mọi dòng dõi còn lại trên thế giới) sống nhờ vào trái sung (fig), hạt quả, phó mát và bắp. Thế rồi lại có những võ sĩ giác đấu La Mã, những người mà cụôc đời và danh vọng của mình tùy thuộc vào sức khỏe; thế mà bạn thấy rằng chế độ ăn uống của họ gồm toàn là bánh đại mạch và dầu thực vật; họ biết rõ rằng đây là thực phẩm mang lại sức mạnh nhiều nhất.Tất cả những ví dụ này cho chúng ta thấy rằng cái quan niệm sai lầm thông thường và dai dẳng mà theo đó ngưới ta phải ăn thịt mới khỏe mạnh được thật ra thì chẳng có cơ sở nào cả; quả thực thì điều ngược lại là đúng hơn.
Charles Darwin có nhận xét ở một trong những bức thư của mình như sau: “Những người công nhân phi thường nhất mà tôi đã từng trông thấy, những người phu mỏ ở Chili sống hoàn toàn dựa vào thực phẩm rau quả, bao gồm cả nhiều loại hạt của các cây rau cỏ”. Ngài Francis Head có viết về chính những người thợ mỏ đó như sau: “Những người thợ mỏ đồng ở Trung Chili thường mang những gánh nặng quặng mỏ tới 200 pounds đi một khoảng cách 80 yards mười hai lần mỗi ngày; và họ hoàn toàn ăn chay: bữa điểm tâm là trái sung và những ổ bánh mì nhỏ, bữa chiều là đậu luộc, còn bữa khuya là lúa mì nướng”.
Trong tác phẩm Những khám phá ở Ephesus ông F. T. Wood có viết rằng: “Những người phu khuân vác Thổ Nhĩ Kỳ ở Smyrna thường vác trên lưng mình từ 400 tới 600 pounds, và một ngày kia vị thuyền trưởng có chỉ cho tôi thấy một người vác một kiện hàng to tướng cân nặng 800 pounds leo lên một cái dốc đi vào một nhà kho ở phía trên; sức mạnh của họ thật là lớn phi thường trong khi họ ăn uống đạm bạc như thế”.
Ngài William Fairbairn cũng đã nói về những người Thổ Nhĩ Kỳ đó như sau: “Người Thổ Nhĩ Kỳ có thể sống và chiến đấu ở nơi mà các chiến sĩ thuộc bất kỳ quốc tịch nào khác đều bị chết đói. Thói quen giản dị của y với việc kiêng uống rượu độc và thường thường là ăn chay khiến cho y có thể chịu đựng được những sự hà khắc lớn lao nhất và sống còn với thực phẩm ít ỏi và đơn giản nhất”.Bản thân tôi cũng có thể làm chứng cho sức mạnh phi thường mà những người cu li Tamil ăn chay ở miền Nam Ấn Độ bộc lộ ra, vì tôi đã thường thấy họ mang những gánh nặng khiến cho tôi phải sửng sốt. Tôi nhớ có một trường hợp mình đứng trên bong tàu quan sát một trong những ngưới cu li vác trên lưng mình một cái thùng to tướng và bước chầm chậm nhưng vững chắc xuống một tấm ván để đi lên bờ và đặt cái thùng vào trong kho hàng. Người thuyền trưởng đứng cạnh tôi ngạc nhiên nhận xét: “Tại sao thế nhỉ ? Ở Luân Đôn thì phải mất tới bốn người công nhân Anh mới mang được cái thùng đó lên bờ đặt vào bến bãi !”. Tôi cũng đã thấy một người cu li khác sau khi đặt một chiếc dương cầm lớn lên trên lưng mình bèn khuân nó mà không được ai giúp đỡ đi xa một khoảng cách đáng kể; thế mà những người này lại ăn trường chay, vì họ sống chủ yếu nhờ vào lúa gạo và nước, có lẽ đôi khi có một chút me cho có mùi vị.Cũng về đề tài này, Bác sĩ Alexander Haig (người mà chúng ta đã trích dẫn rồi) có viết như sau: “Tác dụng làm cho thoát khỏi axit uric khiến cho sức lực của cơ thể tôi cũng cường tráng như cách đây 15 năm; tôi khó lòng mà tin được rằng ngay cả cách đây 15 năm tôi lại có thể thực hiện được những thao tác mà giờ đây tôi tha hồ thực hiện một cách hoàn toàn vô hại mà lúc đó không hề bị mệt mỏi hoặc căng thẳng và bị cứng đơ vào ngày hôm sau. Thật vậy, tôi thường bào rằng giờ đây không điều gì có thể làm tôi mệt mỏi nữa, và tôi tương đối tin rằng điều này là đúng sự thật”. Vị y sĩ lỗi lạc này trở thành một người ăn chay vì ông đã nghiên cứu những bệnh mà nguyên nhân là sự hiện diện của axit uric trong cơ thể, cho nên ông mới phát hiện ra rằng việc ăn thịt là nguồn gốc chính của chất độc chết người này. Có một điều thú vị khác mà ông có đề cập tới, đó là việc ông thay đổi chế độ ăn uống đã khiến cho ông thay đổi rõ ràng bẩm tính của mình: trước kia ông thấy mình thường xuyên nóng nảy và bực bội, giờ đây ông trở nên kiên cường hơn, bình tĩnh hơn và ít nóng giận hơn; ông thừa hiểu rằng điều này là do ông thay đổi thực phẩm.Nếu cần có thêm bằng chứng nữa, thì ta có thể xét bằng chứng cụ thể trong tầm tay nơi giới động vật. Chúng ta sẽ quan sát thấy rằng loài ăn thịt không phải là loài mạnh nhất, mà mọi công việc trên thế giới đều do loài ăn cỏ thực hiện, chẳng hạn như ngựa, la, trâu bò, voi và lạc đà. Chúng ta không thấy con người có thể sử dụng con sư tử hoặc con cọp, hoặc là sức mạnh của những con thú hoang ăn thịt này lại bằng được với những con trực tiếp đồng hóa được giới thực vật.
5. ÍT CÓ SỰ ĐAM MÊ THÚ TÍNH HƠN
Năm là: Bởi vì việc ăn thịt thú chết khiến cho ta sa đà vào việc uống rượu và gia tăng những đam mê thú tính nơi con người. Ông H. B. Fowler (vốn đã nghiên cứu và diễn thuyết về chứng thèm uống rượu trong 40 năm) tuyên bố rằng việc ăn thịt do tác dụng kích thích lên hệ thần kinh, ắt dọn đường cho những thói quen không điều độ về mọi thứ; và người ta càng ăn nhiều thịt thì nguy cơ nghiện rượu thâm căn cố đế lại càng nghiêm trọng. Có nhiều y sĩ lão luyện đã thí nghiệm tương tự như vậy và khôn ngoan tác động lên những những cuộc thí nghiệm đó để chữa trị những người thèm rượu. Phần thấp hèn của bản chất con người chắc chắn là sẽ được tăng cường do thói quen ăn thịt thú chết. Ngay cả sau khi ăn thỏa thuê thịt của loại vật liệu dễ sợ như thế, con người vẫn cảm thấy không thỏa mãn, vì y vẫn còn có ý thức về một cảm giác mơ hồ thiếu thốn không thỏa mãn, và do đó y lại căng thẳng thần kinh rất nhiều. Sự thèm khát này là cơn háu đói của các mô trong cơ thể, chúng không thể được đổi mới bằng cái loại vật liệu tồi tàn mà người ta dâng lên cho chúng để làm thực phẩm. Để thỏa mãn được cái sự thèm khát mơ hồ này hoặc nói cho đúng hơn là để xoa dịu những dây thần kinh bức rức này sao cho người ta không còn cảm thấy thèm khát nữa mà thiên hạ thường cầu cứu tới chất kích thích. Đôi khi người ta uống rượu, đôi khi người ta thử xoa dịu những cảm giác này bằng cà phê đen và có khi người ta dùng thuốc lá nặng để nỗ lực xoa dịu những dây thần kinh bị kích thích đến kiệt sức.
Ở đây chúng ta bắt đầu không còn tiết độ nữa vì trong đa số trường hợp sự không tiết độ bắt đầu bằng việc dùng chất kích thích là rượu để xoa dịu cái cảm giác thiếu thốn mơ hồ không thỏa mãn vốn đi kèm theo việc ăn thực phẩm nghèo chất dinh dưỡng – thực phẩm không đáng ăn.Chắc chắn là ta thường có thể truy nguyên sự nghiện rượu (và mọi sự nghèo đói, khốn khổ, bệnh tật và tội ác liên kết với nó) tới những sai lầm về dinh dưỡng. Chúng ta có thể đi theo đường lối tư tưởng này một cách vô hạn. Chúng ta có thể nói về sự cáu kỉnh, đôi khi đạt tột đỉnh nơi sự điên cuồng mà giờ đây mọi người có thẩm quyền đều công nhận rằng đó thường là kết quả của việc dinh dưỡng sai lầm. Chúng ta có thể đề cập tới một trăm triệu chứng quen thuộc của sự khó tiêu và giải thích rằng sự khó tiêu luôn luôn là kết quả của việc dinh dưỡng không đúng đắn. Tuy nhiên, chắc chắn là ta đã nói đủ để biểu thị tầm quan trọng và ảnh hưởng sâu rộng của một chế độ ăn uống thanh khiết đối với phúc lợi của cá nhân và nhân loại.
Ông Brarnwell Booth, thủ lĩnh của Đạo quân Cứu thế, đã đưa ra một bản tuyên ngôn về đề tài ăn chay này. Trong đó ông mạnh mẽ lên tiếng dứt khoát ủng hộ nó và đưa ra một danh sách không ít hơn 19 lý do chính đáng tại sao con người nên kiêng ăn thịt.Ông nhấn mạnh rằng việc ăn chay là cần thiết cho sự thanh khiết, sự trinh bạch và sự kiểm soát hoàn toàn những điều khao khát đam mê vốn thường là nguồn gốc của sự cám dỗ lớn lao. Ông nhận xét rằng việc người ta gia tăng ăn thịt là một trong những nguyên nhân của sự gia tăng nghiện rượu, và nó cũng gây thuận lợi cho sự lười biếng, buồn ngủ, uể oải, khó tiêu, táo bón, cùng với những điều khốn khổ và suy thoái khác tương tự như vậy. Ông cũng phát biểu rằng bệnh chàm da, bệnh trĩ, bệnh giun sán, bệnh kiết lỵ và nhức đầu như búa bổ thường là do ăn thịt, và ông tin rằng việc tăng gia rất nhiều bệnh lao và bệnh ung thư trong vòng 100 năm vừa qua có nguyên nhân là do sự gia tăng tương ứng của việc ăn thịt thú
6. TIẾT KIỆM
Sáu là: Bởi vì ăn chay xét về mọi phương diện là rẻ hơn và tốt hơn ăn thịt. Trong bức thông tư vừa nêu, ông Booth có đưa ra một trong những lý do để ủng hộ việc ăn chay đó là: “Một chế độ ăn chay bao gồm lúa mì, lúa mạch, bắp và các ngũ cốc khác, đậu lăn tin, đậu ve, hạt quả và những thực phẩm tương tự thì kinh tế hơn chế độ ăn thịt gấp mười lần. Thịt có chứa một nửa trọng lượng là nước mà ta vẫn phải trả tiền như thể nước cũng là thịt. Ngay cả khi ta dùng phó mát, bơ và sữa thì chế độ ăn chay cũng chỉ tốn vào khoảng một phần tư so với chế độ hỗn hợp rau và thịt. Cả chục ngàn người nghèo của chúng ta giờ đây rất khó khăn mới đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của mình nếu phải mua thịt để ăn; bằng cách thay thế thịt bởi rau quả và những thực phẩm tiết kiệm khác, họ có thể sống lai rai một cách thoải mái”.Cũng có một khía cạnh tiết kiệm khác đối với vấn đề này mà ta không được quyền lờ đi. Ta hãy lưu ý có thêm được bao nhiêu người nữa có thể được cấp dưỡng qua một số công đất được dành cho việc trồng lúa mì hơn là được qui hoạch làm đồng cỏ chăn nuôi. Ta cũng nên nghĩ xem sẽ có thêm được bao nhiêu người làm việc mạnh khỏe trên số công đất đó nếu nó được dùng để trồng lúa hơn là dùng làm đồng cỏ chăn nuôi; và tôi nghĩ rằng bạn sẽ bắt đầu thấy rằng có rất nhiều điều phải nói khi xét theo quan điểm này.
TỘI SÁT SINH
Cho đến nay, chúng ta chỉ nói đến điều mà chúng ta đã gọi là những cân nhắc ích kỷ trên cõi trần khiến cho con người nên từ bỏ việc ăn thịt và quay sang chế độ ăn uống tinh khiết hơn cho dù đó chỉ vì lợi ích của riêng mình. Bây giờ chúng ta hãy dành một vài phút để nghĩ tới những điều cân nhắc vị tha về mặt đạo đức có liên quan tới bổn phận của y đối với những người khác. Điều cân nhắc đầu tiên – đối với tôi điều này dường như là một chuyện khủng khiếp nhất – là tội lỗi dễ sợ vì đã sát sinh thú vật không cần thiết. Những người nào sống ở Chicago đều thừa biết cái sự sát sinh ma quái này không ngừng tiếp diễn ngay bên cạnh họ, họ đã cấp dưỡng cho phần lớn thế giới nhờ vào việc sát sinh hàng loạt và tiền bạc làm ra qua cái công việc ghê tởm này đã nhuộm đầy máu, mỗi đồng tiền đều dính máu. Tôi đã nêu rõ bằng chứng không thể chối cãi được rằng tất cả mọi điều này là không cần thiết và nếu nó không cần thiết thì đó là một tội ác.Việc hủy diệt sự sống bao giờ cũng là một tội ác. Có thể có một vài trường hợp trong đó nó ít ác độc hơn trong số hai điều ác độc; nhưng ở đây nó lại không cần thiết và chẳng có một chút gì để biện minh cho nó vì nó xảy ra chỉ vì lòng tham lam ích kỷ, tán tận lương tâm của những kẻ kiếm ra tiền từ sự quằn quại của giới động vật ngõ hầu cung phụng cho những thị hiếu bại hoại của những kẻ đã đủ đồi bại đến mức muốn ăn những thực phẩm ghê tởm như thế. Nên nhớ rằng đó không chỉ là những kẻ làm công việc bỉ ổi mà những kẻ khi ăn thịt của những con thú đã chết cũng khích lệ người ta phạm tội ác để kiếm ra tiền, họ đã mắc tội đối với Thượng Đế vì cái chuyện kinh khủng này. Mọi người tham gia ăn cái loại thực phẩm không trong sạch đó đều góp phần vào cái tội lỗi khôn tả này và gây ra sự đau khổ do muốn có được thực phẩm đó. Thiên hạ ở khắp mọi nước đều thừa nhận trong luật pháp rằng bất cứ kẻ nào làm việc gì mà mượn tay người khác thì chính y cũng làm chuyện đó vậy.Người ta thường bảo rằng: “Nhưng mọi điều khủng khiếp đó cũng có suy xuyển gì đâu nếu chỉ một mình tôi ngừng ăn thịt”. Điều này là không đúng và chỉ giả vờ. Một là phải có chút ít sự suy xuyển, vì mỗi ngày bạn chỉ ăn một hoặc hai pounds thịt thì sớm muộn gì số lượng đó cũng cân nặng tới một con thú. Hai là, đâu phải chỉ là số lượng mà là vấn đề đồng lỏa trong một tội ác và nếu bạn tham gia vào kết quả của một tội ác thì bạn đang góp phần vào việc làm cho nó kiếm ra tiền và như vậy bạn cũng chia xẻ tội lỗi đó. Không một kẻ ngay thẳng nào mà không thấy như vậy. Nhưng khi xét tới những lòng tham dục thấp hèn của con người thì con người thường có quan điểm không ngay thẳng và từ chối giáp mặt với những sự kiện rành rành. Chắc chắn là không có thể có sự bất đồng ý kiến nào về phát biểu theo đó mọi sự sát sinh khủng khiếp không cần thiết này quả thực là một tội ác dễ sợ.Có một điều khác mà ta cần nhớ đó là sự ác độc dễ sợ liên quan tới việc vận chuyển những con thú khốn khổ này cả theo đường bộ lẫn đường biển, và khi sát sinh thì cũng có sự độc ác dễ sợ đó. Những người nào tìm cách biện minh cho những tội ác ghê tởm này ắt bảo bạn rằng có thể cố gắng giết những con thú này càng nhanh và càng ít đau đớn càng tốt; nhưng bạn chỉ cần đọc những bài báo cáo thì cũng thấy rằng trong nhiều trường hợp những dự tính này không hề được thực hiện và kết quả là có sự đau đớn khiếp đảm.
SỰ ĐỒI BẠI CỦA KẺ SÁT SINH
Vẫn còn có một điều khác mà ta phải xét tới đó là sự độc ác khi gây ra sự đồi bại và tội lỗi nơi những người khác. Nếu chính bạn phải dùng con dao hay cái rìu để giết con thú trước khi ăn thịt nó thì bạn ắt nhận ra cái bản chất bệnh hoạn của công việc này và chẳng bao lâu bạn sẽ từ chối không chịu làm công việc đó. Liệu những bà mệnh phụ phu nhân nõn nường (vốn thích ăn thịt bò bít tết ứa máu) có ưa thấy con của mình làm việc đồ tễ chăng ? Nếu họ không thích thì họ không có quyền đùn nhiệm vụ đó cho con cái của những người phụ nữa khác. Chúng ta không có quyền áp đặt lên đồng bào của mình cái công việc mà bản thân chúng ta từ chối không chịu làm. Người ta có thể bảo rằng chúng ta đâu có ép buộc ai đảm nhiệm cái phương tiện mưu sinh ghê tởm đó; nhưng nói thế chỉ là nói loanh quanh thôi, vì khi ăn cái thực phẩm khủng khiếp đó chúng ta đã tạo ra một nhu cầu khiến cho một người nào đó phải tự biến mình thành kẻ tàn bạo và làm cho mình bại hoại đi dưới mức của con người. Bạn biết rằng có một lớp người đã được tạo ra do có nhu cầu loại thực phẩm này, đây là một lớp người vô cùng khét tiếng xấu. Dĩ nhiên là những người nào trở nên tàn bạo do công việc kém trong sạch như thế thì cũng tỏ ra tàn bạo trong những mối quan hệ khác. Họ có bẩm tính rất dã man và cãi lộn rất khát máu; tôi đã nghe người ta nói rằng trong nhiều vụ sát nhân có bằng chứng là kẻ tội phạm đã dùng con dao xoắn đặc biệt vốn đặc trưng cho người đồ tễ. Chắc chắn bạn phải nhận ra rằng đây là một việc khủng khiếp khôn tả, và nếu bạn tham gia vào cái công việc khủng khiếp đó – cho dù là góp phần ủng hộ nó – thì bạn đang đặt một người khác vào vị thế phải làm cái việc mà chẳng bao giờ bạn đồng ý cho mình làm chỉ vì muốn thỏa mãn lòng tham dục và đam mê chứ đừng nói tới là nhu cầu.Vậy thì chắc chắn là ta nên nhớ rằng tất cả chúng ta đều hi vọng là có một thời gian thế giới được hòa bình và tử tế - một thời đại hoàng kim không còn có chiến tranh nữa, một thời kỳ mà con người không còn đấu tranh và giận dữ đến nỗi mà trọn cả hoàn cảnh sống trên thế giới sẽ khác với hoàn cảnh giờ đây đang thịnh hành. Chẳng lẽ bạn lại không nghĩ rằng giới động vật cũng được chia xẻ cái thời kỳ tốt đẹp đó khi cơn ác mộng khủng khiếp sát sinh hàng loạt sẽ không còn nữa ? Những quốc gia thực sự văn minh trên thế giới hẳn thừa biết về điều này; chỉ có điều là cho đến nay những người phương Tây chúng ta còn là một giống dân non trẻ và vẫn còn có nhiều điều thô tục của tuổi trẻ; bằng không thì chúng ta chẳng thể chịu nỗi những sự việc này cho dù chỉ một ngày. Không còn nghi ngờ gì nữa, tương lai thuộc về những người ăn chay. Dường như chắc chắn là trong tương lai (và tôi hi vọng rằng đó là một tương lai gần) chúng ta sẽ không nhìn lại thời kỳ này với ghê tởm và khủng khiếp đó nữa. Mặc dù nó có những phát minh kỳ diệu, mặc dù máy móc của nó thật là mầu nhiệm, mặc dù nó đã tạo ra những tài sản kết xù, nhưng tôi chắc chắn là con cháu chúng ta sẽ nhìn lại thời đại này coi đó chỉ là một nền văn minh riêng phần, và thật ra chưa thoát được bao nhiêu khỏi tình trạng dã man. Một trong những lập luận mà họ dùng để chứng tỏ điều này chắc chắn sẽ là việc chúng ta cho phép sát sinh không cần thiết hàng loạt những con thú vô tội và chúng ta thực sự vinh thân phì gia và kiếm ra tiền nhờ vào việc đó; thậm chí chúng ta đã tạo ra một lớp người làm cái công việc bẩn thỉu đó cho chúng ta, cái công việc khô khan mà chúng ta cũng chẳng lấy làm mắc cỡ khi trục lợi được do kết quả suy đồi của họ.Tất cả những điều trên chỉ là những điều cân nhắc liên quan tới cõi trần. Giờ đây tôi xin bảo cho bạn biết một điều gì đó về khía cạnh huyền bí của mọi điều này. Mãi cho đến nay, tôi đã đưa cho bạn nhiều phát biểu mạnh mẽ và dứt khoát (hi vọng là như vậy) nhưng mọi phát biểu này đều có thể được bạn tự chứng minh lấy. Bạn có thể đọc lời chứng của các bác sĩ và nhà khoa học nổi tiếng; bạn có thể tự trắc nghiệm lấy khía cạnh tiết kiệm của vấn đề này; nếu muốn, bạn có thể đi xem bằng cách nào mà đủ thứ người lại phấn đấu sống thoải mái như thế dựa vào chế độ ăn chay. Vậy là tất cả những gì mà tôi nói cho đến nay đang nằm trong tầm tay của bạn. Nhưng bây giờ tôi xin rời bỏ cái lãnh vực lý luận bình thường trên cõi trần để đưa bạn lên tới mức mà bạn tự nhiên là phải xét tới lời lẽ của những người đã thăm dò được các cõi cao siêu này. Vậy là giờ đây ta sẽ chuyển sang khía cạnh ẩn tàng của mọi điều đó, tức là khía cạnh huyền bí học.
NHỮNG LÝ DO HUYỀN BÍ
Bên dưới tựa đề này ta cũng sẽ có hai lớp lý luận: một lớp đề cập tới bản thân chúng ta và sự phát triển của chính chúng ta, còn lớp kia đề cập tới cơ tiến hóa vĩ đại và bổn phận của chúng ta đối với nó; sao cho một lần nữa chúng ta có thể phân loại chúng thành ra những lý do ích kỷ và vị tha, mặc dù ở một mức độ cao hơn hẳn so với trước kia. Tôi hi vọng rằng trong phần trước kia của bài thuyết trình này, tôi đã trình bày rõ ràng là không có chỗ để thảo luận về vấn đề ăn chay này; toàn bộ bằng chứng và những cân nhắc đều hoàn toàn đứng về một bên và tuyệt nhiên người ta chẳng nói được gì để chống lại việc ăn chay. Trường hợp này thậm chí còn nổi bật hơn nữa khi chúng ta xét tới khía cạnh huyền bí trong lập luận của mình. Có một số môn sinh chỉ học phất phơ về huiyền bí học nên chưa sẵn lòng nghiêm chỉnh tuân thủ những huấn lệnh của nó, vì vậy họ không chấp nhận giáo huấn của nó khi nó can thiệp vào những ham muốn và thói quen cá nhân của họ. Một số người như thế đã cố gằng quả quyết rằng xét theo quan điểm huyền bí học thì vấn đề thực phẩm cũng chẳng khác gì mấy; nhưng phán quyết đồng thuận của mọi trường phái lớn về huyền bí học (cả cổ truyền lẫn hiện đại) đều dứt khoát về vấn đề này và quả quyết rằng muốn có được sự tiến bộ thực sự thì cần phải có sự thanh khiết ngay cả trên cõi trần về vấn đề chế độ ăn uống cũng như những vấn đề cao siêu hơn hẳn.Trong nhiều quyển sách và bài thuyết trình, tôi đã giải thích sự tồn tại của các cõi khác nhau trong thiên nhiên và cái thế giới rộng lớn vô hình xung quanh chúng ta; tôi cũng đã thường có dịp đề cập tới sự kiện con người có bên trong mình vật chất thuộc về mọi cõi cao này sao cho y được cung cấp một hiện thể tương ứng với mỗi cõi đó; y có thể nhận được ấn tượng và hành động thông qua hiện thể này. Liệu những thể cao của con người có bị ảnh hưởng bằng một cách nào đó do thực phẩm nhập vào thể xác mà chúng có liên hệ mật thiết với nó ? Chắc chắn là có thể và vì lý do sau đây. Vật chất hồng trần nơi con người có tiếp xúc mật thiết với vật chất cõi trung giới và cõi thượng giới đến nỗi mà mỗi loại vật chất này phần lớn là đối thể của loại vật chất kia. Chẳng hạn như có nhiều loại và nhiều mức độ trọng trược của vật chất cõi trung giới sao cho một người có thể có một thể vía được kiến tạo bằng các hạt thô trược, còn một người khác có thể có một thể vía được kiến tạo bằng các hạt tinh vi hơn. Vì thể vía là hiện thể của các xúc động, đam mê và cảm giác, cho nên suy ra rằng người nào mà có thể vía thuộc loại thô trược thì chủ yếu là sẽ tùy thuộc vào các biến thể thô trược của cơn đam mê và xúc động; còn người nào có một thể vía thanh bai hơn ắt thấy rằng các hạt của thể vía này dễ dàng rung động đáp ứng với những xúc động và hoài bão tinh vi, và cao siêu hơn. Vì vậy người nào kiến tạo vật chất thô trược và bất hảo vào trong thể xác của mình thì do đó cũng thu hút vào thể vía của mình một loại vật chất thô trược và khó chịu hơn được dùng làm đối thể của vật chất thô trược của thể xác.Chúng ta đều biết rằng trên cõi hồng trần, tác dụng của việc quá buông thả theo thói ăn thịt xác chết ắt tạo ra một dáng vẻ thô trược cho con người. Điều này không có nghĩa là chỉ thể xác mới ở trong tình trạng khó thương; nó cũng có nghĩa là những bộ phận nào trong con người mà mắt thường của ta không thấy được (tức là thể vía và thể trí) cũng không ở trong tình trạng tốt đẹp. Như vậy một con người nào kiến tạo cho mình một thể xác thô trược thì đồng thời cũng xây dựng cho mình các thể vía và thể trí thô trược. Điều này đập ngay vào mắt kẻ nào đã phát triển được thần nhãn. Người nào học cách thấy được những thể cao siêu đó ắt thấy ngay sự thô trược của thể thấp tạo ra những tác dụng nào đối với các thể cao; y thấy ngay sự khác nhau giữa người cấp dưỡng cho thể xác của mình bằng thực phẩm thanh khiết và người cấp dưỡng cho thể xác loại thịt đang phân hủy ghê tởm. Ta hãy xem sự khác nhau này ảnh hưởng như thế nào tới sự tiến hóa của con người.
CÁC HIỆN THỂ KHÔNG TINH KHIẾT
Ta ắt thấy rõ rằng bổn phận của con người đối với bản thân chính là việc phát triển đủ loại hiện thể đến mức tối đa, khiến cho chúng trở thành những công cụ hoàn chỉnh để cho linh hồn sử dụng. Có một giai đoạn còn cao siêu hơn nữa khi chính linh hồn được rèn luyện để trở thành một công cụ thích hợp cho Đấng Thiêng Liêng vận dụng, là một phương tiện hoàn hảo cho hồng ân của Thượng Đế; nhưng bước đầu tiên hướng về mục tiêu cao cả này chính là việc bản thân linh hồn phải học được cách hoàn toàn kiểm soát được các hạ thể sao cho chúng không còn có tư tưởng hoặc xúc cảm nào mà linh hồn không cho phép. Vì vậy tất cả những hiện thể này phải ở tình trạng hữu hiệu nhất; tất cả phải tinh khiết, trong sạch, không có tì vết; hiển nhiên là điều này chẳng bao giờ có thể đạt được chừng nào con người còn hấp thụ vào trong thể xác của mình những thành phần cấu tạo bất hảo như thế. Ngay cả thể xác và nhận thức giác quan của nó cũng chẳng bao giờ đạt được mức tốt nhất nếu thực phẩm không tinh khiết. Bất kỳ người nào chọn dùng phép ăn chay đều nhanh chóng bắt đầu nhận thấy rằng vị giác và khứu giác của y sắc xảo hơn hẳn so với khi y ăn thịt, và giờ đây y có thể phân biệt được một sự khác nhau tế nhị về mùi vị trong thực phẩm mà trước kia y cứ nghĩ rằng nó là vô vị, chẳng hạn như lúa gạo, lúa mì.Điều này còn đúng ở một mức độ lớn lao hơn nữa khi ta xét tới các thể cao siêu. Các giác quan của chúng không thể minh bạch nếu vật chất thô trược bị cuốn hút vào các thể này; bất cứ điều gì có tính chất thô trược đều làm các thể cao bị ứ nghẹt và đờ đẫn khiến cho linh hồn càng khó sử dụng chúng. Đây là một sự thật mà môn sinh huyền bí học luôn luôn nhận ra được; bạn ắt thấy rằng tất cả những người nào thời xưa nhập vào các Bí pháp đều là những người thanh khiết nhất và dĩ nhiên là ăn trường chay. Chế độ ăn thịt thật là tai hại cho bất kỳ điều gì giống như sự phát triển chân chính và những người nào chọn dùng phép ăn thịt đều gây ra những khó khăn nghiêm trọng không cần thiết cản đường tiến bộ của mình.Tôi cũng biết rằng còn có những cân nhắc khác cao siêu hơn nữa vốn quan trọng hơn hẳn so với bất cứ điều gì trên cõi trần, đó là: sự thanh khiết của tâm hồn và linh hồn đối với một con người còn quan trọng hơn sự thanh khiết của thể xác. Thế nhưng chắc chắn là chẳng có lý do tại sao chúng ta lại không thể có được cả hai; thật vậy, sự thanh khiết này gợi ra sự thanh khiết kia, và sự thanh khiết cao siêu ắt bao gồm sự thanh khiết thấp thỏi. Đã có quá đủ sự khó khăn cản đường ta đạt được sự tự chủ và tự phát triển; chắc chắn là còn tồi tệ hơn cả sự điên rồ khi đi lệch ra khỏi đường lối đó để thêm vào một khó khăn khác còn lớn lao hơn nữa ghi thêm vào danh sách nêu trên. Mặc dù quả thật là một tâm hồn thanh khiết sẽ giúp ích cho ta nhiều hơn một thể xác thanh khiết, thế nhưng thể xác thanh khiết cũng chắc chắn có thể giúp ta được nhiều điều, và đâu có ai trong chúng ta đã tiến xa trên con đường dẫn tới tính linh đến mức mà chúng ta có thể tự cho phép mình bỏ qua cái ưu điểm lớn dành sẵn cho ta. Bất cứ điều gì khiến cho đường tiến của ta khó khăn hơn mức cần thiết đều dĩ nhiên là cần phải tránh. Dù sao đi nữa thì việc ăn thịt này chắc chắn là làm cho thể xác trở thành một công cụ tồi tệ hơn và gây khó khăn cản đường linh hồn bằng cách làm tăng cường mọi yếu tố và cơn đam mê bất hảo thuộc về các cõi thấp.Cái tác dụng nghiêm trọng đối với cuộc sống trên cõi trần này đâu phải là tác dụng duy nhất mà ta phải nghĩ tới. Khi đưa những thứ thô trược ghê tởm vào trong thể xác thì con người đã kiến tạo cho mình một thể vía thô trược, và ta cần phải nhớ rằng con người cần phải trải qua giai đoạn đầu trong cuộc sống sau khi chết ở trong cái hiện thể bị bại hoại đó. Vì y đã kiến tạo vào đó loại vật chất thô trược, cho nên mọi loại thực thể bất hảo sẽ bị thu hút tới quây quần xung quanh y, xâm chiếm hiện thể của y và tìm được một sự đáp ứng dễ dàng của y đối với những cơn đam mê thấp thỏi của chúng. Chẳng những các cơn đam mê thú tính của y dễ dàng bị kích động trên trần thế hơn, mà thêm vào đó y còn phải chịu đau khổ sâu sắc hơn khi thanh toán những ham muốn này sau khi chết. Ở đây lại xem xét vấn đề theo quan điểm ích kỷ thì ta cũng thấy rằng những cân nhắc của huyền bí học củng cố cho lập luận trực tiếp dựa vào óc suy xét phải trái trên cõi trần. Khi ta dùng khả năng thấu thị cao siêu để xem xét vấn đề này, thì nó cho ta thấy rõ hơn việc ăn thịt là bất hảo biết chừng nào, vì việc ăn thịt làm tăng cường trong bản thể ta điều mà ta rất cần giải thoát khỏi nó, và vì vậy xét theo quan điểm tiến bộ thì thói quen ăn thịt là một điều mà ta phải dứt bỏ ngay và mãi mãi
.BỔN PHẬN CỦA CON NGƯỜI ĐỐI VỚI THIÊN NHIÊN
Thế rồi còn có một khía cạnh quan trọng và vị tha hơn nữa của vấn đề này, đó là bổn phận của con người đối với thiên nhiên. Mọi tôn giáo đều dạy rằng con người nên luôn luôn đứng về phía Thiên ý dành cho thế gian, đứng về phía điều thiện chống lại điều ác, đứng về phía tiến hóa chống lại sự thoái hóa. Người nào đứng về phía sự tiến hóa ắt nhận ra được sự độc ác của việc sát sinh, vì y biết rằng cũng giống như mình ở đây trong thể xác để học những bài học của cõi trần, cũng vậy con thú ở trong thể xác cũng vì lý do đó để cho nó có thể thu lượm được kinh nghiệm ở giai đoạn thấp thỏi. Y biết rằng sự sống ẩn sau lưng con thú là Sự Sống Thiêng Liêng, mọi sự sống trên thế gian đều của Đấng Thiêng Liêng; vì vậy những con thú quả thật là em út của chúng ta cho dù chúng có thể còn non trẻ hơn và chúng ta không có quyền cướp đi mạng sống của chúng để thỏa mãn những thị hiếu đồi bại của mình, không có quyền gây cho chúng vô vàn thống khổ và đau đớn chỉ để thỏa mãn lòng tham dục và suy đồi đáng ghét của ta
.Chúng ta đã gây ra những sự việc mà ta ngụy biện là “thể thao” và chính sự sát sinh hàng loạt của ta đã khiến cho loài thú hoang phải chạy trốn chúng ta. Liệu địều đó có giống như tình huynh đệ đại đồng của các tạo vật do Thượng Đế sinh ra ? Phải chăng ý niệm của bạn về thời đại hoàng kim khi cả thế giới đều tử tế với nhau lại là một tình huống khi mọi sinh linh đều chạy trốn con người vì y có bản năng tàn sát ? Có một tác dụng dội ngược lên chúng ta, tác dụng mà bạn khó lòng nhận ra được trừ khi bạn có thể thấy nó xuất hiện như thế nào khi được xem xét qua khả năng thấu thị của cõi cao. Mọi tạo vật mà bạn đã tàn nhẫn chém giết theo kiểu này đều có những xúc cảm và tư tưởng của riêng mình đối với chuyện chém giết đó; nó có sự khiếp sợ, đau đớn và phẩn uất, một cảm xúc mạnh mẽ khôn tả về điều bất công bỉ ổi đối với mình. Trọn cả bầu khí quyển xung quanh ta đều thấm nhuần xúc cảm đó. Mới đây, tôi đã nghe hai lần những người thông linh nói rằng họ cảm thấy bầu hào quang dễ sợ xung quanh Chicago ngay cả ở cách xa nó cả dặm đường.
Cách đây nhiều năm, chính bà Besant cũng có nói với tôi chuyện giống như thế ở nước Anh; điều đó xảy ra rất lâu trước khi bà đến viếng Chicago thì bà cảm thấy rất ghê sợ nó cùng với cái khăn phủ quan tài chết người u buồn chụp lên người bà, và bà tự hỏi: “Chúng ta đang ở đâu đây, tại sao trong bầu không khí lại có cái cảm giác khủng khiếp như thế ?” Việc cảm thấy rõ được tác dụng này là vượt ngoài tầm của kẻ nào chưa tiến hóa; nhưng mặc dù mọi người dân có thể không trực tiếp ý thức về điều đó và nhận ra được nó giống như bà Besant, thì họ cũng có thể chắc chắn rằng họ đang đau khổ về điều này một cách vô ý thức, và cái rung động khủng khiếp đầy sự khiếp sợ và bất công đang tác động lên mỗi người trong chúng ta cho dù họ không hề biết tới nó
NHỮNG HẬU QUẢ VÔ HÌNH MA QUÁI
Cảm giác nóng nảy và xuống tinh thần trầm trọng vốn rất thường có ở đó phần lớn là do tác dụng dễ sợ rải rác trên khắp thành phố giống như đám mây dịch bệnh. Tôi chẳng biết mỗi ngày có bao nhiêu ngàn con thú bị giết, nhưng con số này là rất lớn. Nên nhớ rằng mỗi một trong những sinh linh này đều là một thực thể nhất định, không phải là một cá thể thường tồn luân hồi như bạn và tôi, nhưng vẫn còn là một thực thể sinh hoạt trên cõi trung giới và sống dai dẳng ở đó trong một thời gian đáng kể. Nên nhớ rằng mỗi một trong những tàn tích này đều tuôn ra cảm giác phẩn uất, khiếp sợ trước những bất công và đau khổ trút lên đầu nó. Bạn hãy tự mình nhận ra cái bầu không khí khủng khiếp bao quanh các lò sát sinh; nên nhớ rằng một nhà thần nhãn có thể thấy hàng đoàn các hồn thú mà y biết rằng cảm xúc khủng khiếp và hờn oán của chúng mạnh biết chừng nào, chúng dội biết chừng nào đối với loài người. Chúng tác động hầu hết lên những kẻ nào ít có khả năng chống lại chúng, nghĩa là tác động lên trẻ con vốn tinh tế và nhạy cảm hơn người lớn đã bị chai đá. Thành phố này là một nơi chốn khủng khiếp để nuôi dạy trẻ con, một nơi mà trọn bầu khí quyển cả về mặt thể chất lẫn thông linh đều chứa đầy các ám khí huyết nhục cùng với tất cả những gì hàm ý trong đó.Có một ngày tôi đọc một bài báo trong đó người ta giải thích rằng cái mùi hôi thúi bốc lên nơi cái lò sát sinh ở Chicago và kết thụ thành ra một chướng khí chết người bên trên thành phố, tuyệt nhiên không phải là ảnh hưởng độc hại nhất bắt nguồn từ cái địa ngục theo Ki tô giáo này đối với loài vật mặc dù nó làm ngạt thở gây ra vài sự chết chóc cho nhiều đứa trẻ cưng của bà mẹ. Các lò sát sinh chẳng những là ổ dịch bệnh lây truyền cho cơ thể con nít mà còn là ổ dịch bệnh cho linh hồn của chúng nữa. Chẳng những người ta dùng trẻ con vào cái việc ghê tởm và độc hại này, mà trọn cả khuynh hướng tư tưởng của chúng cũng đều bị hướng về việc giết chóc. Đôi khi người ta thấy mình quá nhạy cảm không thể chịu nỗi cảnh tượng và âm thanh của cuộc chiến đấu dễ sợ không ngừng giữa lòng tham dục độc ác của con người và cái quyền không thể nhân nhượng của mọi sinh linh muốn bảo tồn mạng sống của mình. Tôi có đọc thấy trường hợp một đứa trẻ được một vị mục sư tìm việc làm trong lò sát sinh; hết ngày này qua ngày khác nó trở về nhà xanh xao ốm yếu, không ăn, không ngủ được; cuối cùng nó tìm đến vị mục sư rao giảng phúc âm về lòng bác ái của đấng Ki tô và bảo với ông ta rằng nếu cần nó sẵn lòng chịu chết đói chứ không thể đắm mình trong máu thêm một ngày nào nữa. Những điều khủng khiếp ở lò sát sinh đã ảnh hưởng tới nó đến mức mà nó không ngủ được nữa. Thế nhưng đây chính là điều mà nhiều đứa trẻ đang làm và đang chứng kiến từ ngày này sang ngày khác cho đến khi nó trở nên chai đá khi nhúng tay vào việc sát sinh; thế rồi đến một ngày nào đó thay vì cắt cổ họng một con chiên hoặc một con heo thì nó lại giết chết một con người. Thế là ngay tức khắc đến lượt chúng ta trút cái lòng tham muốn sát sinh lên trên chính nó và nghĩ rằng chúng ta đã làm điều công bằng.Tôi có đọc thấy trường hợp một phụ nữ trẻ làm được nhiều công việc nhân ái ở lân cận những bệnh viện dịch tễ tuyên bố rằng điều gây ấn tượng nhiều nhất cho bà về những đứa trẻ này đó là việc dường như chúng chẳng biết chơi cái gì ngoại trừ chơi trò giết chóc, chúng chẳng có quan niệm nào về mối liên hệ với loài thú ngoại trừ mối liên hệ sát sinh đối với nạn nhân của mình. Đây là nền giáo dục mà cái gọi là các Ki tô hữu đang dành cho những đứa trẻ ở lò sát sinh ngày nào cũng được giáo dục về sự giết chóc, và rồi họ lại tỏ ra ngạc nhiên trước con số người bị giết chết một cách tàn bạo ở trong quận đó. Thế mà công chúng theo Ki tô giáo của ta cứ tiếp tục thanh thản đọc lời cầu nguyện, hát bài Thánh Vịnh và lắng nghe lời giảng kinh như thể không có một điều xúc phạm nào chống lại những đứa con của Thượng Đế bên trong cái lỗ cống dịch bệnh và tội ác đó. Chắc chắn là thói quen ăn thịt thú đã chết tạo ra một sự vô cảm về đạo đức trong chúng ta. Liệu bạn có nghĩ rằng mình đang làm một việc tốt khi nuôi dạy các công dân tương lai xung quanh một sự tàn bạo cùng cực như thế này ? Ngay cả trên cõi trần thì đây cũng là một vấn đề vô cùng nghiêm trọng và xét theo quan điểm huyền bí học thì tiếc thay nó còn nghiêm trọng hơn nữa; vì huyền bí gia thấy được kết quả thông linh của mọi chuyện này, thấy được các lực này đang tác động lên thiên hạ như thế nào để làm tăng cường sự tàn bạo và tán tận lương tâm của họ. Y thấy rằng bạn đã tạo ra một trung tâm thói xấu và tội ác, và bằng cách nào mà từ đó sự ô nhiễm đã lan tỏa dần dần cho đến khi nó ảnh hưởng tới toàn quốc và thậm chí ảnh hưởng tới trọn cả điều mà ta gọi là loài người văn minh.Nó ảnh hưởng tới thế giới về nhiều mặt mà hầu hết mọi người tuyệt nhiên không nhận thức được. Thường xuyên có những cảm xúc khủng khiếp vô nguyên cớ lồng lộng trên trời. Nhiều con cái của ta đâm ra sợ sệt một cách không cần thiết và không giải thích được; chúng cảm thấy e sợ điều mà chúng chẳng biết: sợ bóng tối hoặc sợ ở một mình trong một lúc nào đó.
Có những thế lực mạnh mẽ đang tác động lên chúng ta mà bạn không giải thích được, và bạn không nhận thấy rằng tất cả mọi điều đó đều bắt nguồn từ sự thật là trọn cả bầu khí quyển đều chất chứa lòng oán thù của những sinh linh đã bị sát hại này. Những giai đoạn tiến hóa có liên quan mật thiết với nhau và bạn không thể tàn sát hàng loạt các em út còn non trẻ của mình theo cách này mà không cảm thấy được tác dụng khủng khiếp đối với đám con trẻ vô tội của chính chúng ta. Chắc chắn là sẽ có một thời đại tốt đẹp hơn khi ta thoát khỏi được cái vết nhơ khủng khiếp này đối với nền văn minh của mình, cái sự quở trách dễ sợ này đối với lòng từ bi và thiện cảm của ta, và khi thời đại đó đến ta sẽ thấy có một sự cải tiến lớn lao về những vấn đề này, và tất cả chúng ta sẽ từng bước vươn lên tới một mức độ cao siêu hơn, thoát khỏi mọi sự khủng khiếp và oán thù theo bản năng đó.
THỜI ĐẠI TỐT ĐẸP HƠN SẮP TỚI
Chỉ cần suy nghĩ chút ít thôi thì các thiện nam tín nữ của chúng ta cũng thấy rằng chẳng bao lâu nữa chúng ta có thể thoát khỏi được điều đó; vì xét cho cùng thì một phàm phu đâu phải là một con thú, mà luôn luôn có ý định tốt đẹp tử tế miễn là y biết cách. Y đâu có chịu suy nghĩ; y cứ tiếp tục từ ngày này sang ngày khác và không nhận thức được rằng lúc nào mình cũng tham dự vào một tội ác dễ sợ. Nhưng sự thật vẫn là sự thật và ta không thể thoát được chúng; mọi người nào đang tham dự vào cái điều khả ố này đều góp phần làm cho sự việc khiếp đảm đó có thể xảy ra được, và chắc chắn là phải liên đới chịu trách nhiệm về điều đó. Bạn biết rằng sự thật là như thế, và bạn có thể thấy đó là một điều khủng khiếp xiết bao nhưng bạn lại bảo rằng: “Tôi biết làm gì đây để cải thiện vấn đề này, tôi chỉ là một đơn vị nhỏ nhoi trong cái đại khối nhân loại lúc nhúc hùng mạnh như thế?” Chính nhờ những đơn vị vượt lên trên đại chúng và trở nên văn minh hơn thì cuối cùng ta mới đạt được một nền văn minh cao siêu dành cho nhân loại xét chung. Sẽ có một Thời đại Hoàng kim chẳng những cho con người mà còn cho các giới hạ đẳng, một thời đại mà loài người sẽ nhận thức được bổn phận của mình đối với đám em út non trẻ hơn: không tiêu diệt chúng mà lại giúp đỡ chúng và huấn luyện chúng sao cho ta có thể nhận được từ chúng không phải là sự khủng khiếp và lòng oán thù mà là sự yêu thương, tận tụy, lòng thân hữu và sự hợp tác hữu lý. Sẽ có lúc mà mọi lực trong Thiên nhiên cùng nhau hoạt động một cách thông minh hướng về cứu cánh tối hậu, không phải thường xuyên nghi ngờ và thù ghét nhau mà là nói chung đều công nhận cái Tình Huynh Đệ vốn dĩ của chúng ta, vì tất cả chúng ta đều là con của một Đấng Cha Lành Toàn Năng.Ít ra chúng ta cũng phải thí nghiệm; chúng ta phải thoát khỏi sự đồng lỏa với những tội ác dễ sợ này, chúng ta phải tự mình cố gắng (mỗi người trong phạm vi bé nhỏ của mình) làm cho cái thời đại hoàng kim hòa bình và yêu thương đó đến gần hơn, vì đó là ước mơ và lòng mong muốn thành khẩn của mọi người chân chính về tâm hồn và tư tưởng. Ít ra chúng ta nên sẵn lòng làm một việc nhỏ bé như thế để giúp cho thế giới tiến bước về phía tương lai huy hoàng đó; chúng ta phải tẩy trược mình kể cả về tư tưởng, hành động cũng như thực phẩm sao cho bằng cách nêu gương cũng như rao giảng, chúng ta có thể làm hết sức mình nhằm truyền bá cái phúc âm bác ái và từ bi để kết liễu sự hoành hành của lòng tàn bạo và khủng khiếp, để cho buổi bình minh của cái vương quốc to lớn chính chắn và yêu thương đến gần hơn khi thiên ý của Đấng Cha Lành sẽ được thực thi trên trần thế chẳng khác nào ở trên thiên đường ./.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)