Giảng giải
PHẨM PHỔ MÔN
KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA
PHẨM PHỔ MÔN
KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA
Giải thích đề kinh:Diệu pháp, chữ “Diệu” là bất khả tư nghì, pháp này không có thể dùng ý thức nghĩ ra được. Cho nên, lấy hoa sen để ví dụ, dù ở trong bùn sình sanh ra, nhưng không bị bùn sình làm ảnh hưởng ô nhiểm, lấy hoa sen để hình dung quyển kinh này.
Quán Thế Aâm, theo âm thinh của thế gian phải lấy tai nghe mới đúng, nhưng người ngộ triệt để thì lục căn hổ dụng, mắt nghe tai xem.
Chữ “Quán” phải dùng mắt để nhìn, mà dùng mắt để nghe âm thinh chỉ có tự tánh làm được. Ở đây là chỉ tự tánh của mình (Phật), Phật nghĩa là tự giác, giác ngộ cho chúng sanh và giác ngộ hoàn toàn đầy đủ. Bồ Tát cũng có nghĩa giác ngộ chúng sanh. Tự tánh của mình phổ biến cùng khắp hư không pháp giới, nên gọi là phổ môn hay phổ cập, phổ biến, chỗ nào cũng đến hết. Phẩm Phổ Môn là phẩm thứ 25 của kinh Pháp Hoa.
Dao Tần Pháp Sư Cưu Ma La Thập
Ở Trung Quốc, Tần Thủy Hoàng cũng gọi là Tần. Đến sau, thời ngũ đại có 16 nước, trong đó 1 nước Tần, vua là Phù Kiên, lấy quốc hiệu là Phù Tần (tiền Tần).
Vua Phù Kiên chết, Dao Trành kế vị, nên gọi là Dao Tần, lại xưng là Hậu Tần.
Vua Dao Trành chết, con là Dao Hưng kế vị, nhà vua cung nghinh pháp sư Cưu Ma La Thập về Trường An.
Tại sao gọi là Tam Tạng Pháp Sư?
Tam tạng là kinh, luật, luận. Nếu thông suốt kinh gọi là kinh sư, thông suốt luật gọi là luật sư, thông suốt luận gọi là luận sư. Cưu Ma La Thập thông suốt 3 tạng, cho nên gọi là Tam Tạng Pháp Sư. Cưu Ma La Thập ở trong nước Dao Tần, nhà vua rất kính trọng và ngài dịch nhiều kinh. Quyển kinh Diệu Pháp Liên Hoa này do ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập dịch rất hay và đúng nghĩa. Ngài nói rằng: “Nếu kinh của tôi dịch sai, khi tôi chết, đem đi thiêu thì cái lưỡi của tôi mất, nếu đúng thì lưỡi của tôi còn”.
Sau này ngài tịch rồi đem đi thiêu tất cả đều cháy hết, chỉ còn lại cái lưỡi không cháy, chứng tỏ kinh của ngài dịch không sai bản ý của Phật và hiện nay lưu hành rộng rãi nhất.
Chánh văn:
Lúc ấy, Vô Tận Ý Bồ Tát từ chỗ ngồi đứng dậy, quỳ gối chấp tay bạch Phật rằng: Quán Thế âm có nhân duyên gì gọi là Quán Thế Aâm?
Phật bảo: Nếu có vô lượng vô biên chúng sinh chịu tất cả khổ, nghe được Quán Thế âm Bồ Tát, nhất tâm xưng danh. Tức thời, Quán Thế âm Bồ Tát quán được âm thinh kia đều được giải thoát.
Nếu có người trì danh hiệu Quán Thế âm này, dầu vào lửa lớn, lửa chẳng cháy được, vì do sức oai thần lực của Bồ Tát vậy.
Nếu bị nước lớn làm trôi, xưng danh hiệu Bồ Tát này tức thời liền vào chỗ cạn.
Nếu có trăm ngàn vạn ức chúng sanh, vì tìm vàng, bạc, lưu ly, xa cừ, mã não, san hô, hổ phách, chơn châu các thứ báu, mà vào trong biển lớn; giả sử gió lớn thổi ghe thuyền kia trôi tấp nơi nước quỷ La Sát, trong đó nếu có đến một người xưng danh hiệu Quán Thế âm thì những người ấy đều giải thoát khỏi nạn La Sát. Do nhân duyên đó mà tên là Quán Thế âm.
Giảng giải:
Ở trên nói Quán Thế âm là tự tánh của mình, không phải thật có 1 Quán Thế âm nghe người ta xưng danh lại cứu, nếu có vậy thì cứu không kịp, không những chỉ có thế giới này, mà có tam thiên đại thiên thế giới, vi trần thế giới, vô lượng vô biên thế giới, bất cứ có chúng sinh nào cầu cứu thì cứu được!
Như đài phát thanh cực mạnh, nếu có radio nhỏ rà được làn sóng thì muôn triệu máy radio cũng rà được làn sóng đều thu được. Bởi vì, diệu dụng của tự tánh cùng khắp hư không pháp giới; nên bất cứ chỗ nào cũng có, tức là tự tánh mình tự cứu, chứ không phải người khác cứu hay Quán Thế âm cứu mình.
Nói đến nhất tâm là sự tu của mình quét sạch tất cả chấp trước, chỉ còn tâm trống rỗng, như ngũ uẩn giai không thì không tướng hiện ra gọi là nhất tâm, không có niệm khác thì diệu dụng của Tự tánh hiện ra.
Phải biết, Quán Thế âm dùng con mắt để nghe, mới gọi là Quán Thế âm. Nếu dùng con mắt nghe không được không gọi là Quán Thế âm. Cho nên đạt đến cảnh giới này thì tất cả chấp trước đều sạch hết, mới được giải thoát.
Quán Thế âm là tự tánh của mình, tự tánh mình có thần thông biến hóa, không kém hơn Phật một chút nào cả, nên gọi là Phật tánh, người nào cũng sẵn đầy đủ, mà Phật đã dùng ra hết, còn mình chưa được dùng ra, nếu có dùng ra chỉ được một chút.
Ví dụ như dùng hết là một triệu phần, còn mình dùng ra chỉ một phần triệu hay không đủ một phần triệu nữa. Nếu không dùng ra nó cũng biến vậy, nó chậm trở thành nghiệp lực, nhanh gọi là thần thông lực. Hiện giờ, đang biến hóa rất chậm nên mình không biết được.
Như tóc của mình dài mỗi giây phút mà không tự biết, hay móng tay đang ra dài mình không biết, tế bào mỗi giây phút thay đổi mình cũng không biết. Chính mình biến hóa mà tự không biết. Nó ngày đêm không ngừng biến nên có nhân quả tam thế, kiếp trước tạo thành kiếp này, kiếp này tạo thành kiếp sau.
Vì nhất thiết duy tâm tạo, tạo chậm gọi là nghiệp lực, ví như tâm lực một triệu độ, mình dùng ra chỉ có 1 độ nên nó biến chậm. Nếu tham thiền từ tâm lực 1 độ tiến lên 10 độ 100 độ đến phân nửa là 500.000 độ thì nó có thể biến nhanh. Như biến cái tách thành cái tách, biến mất cái tách thì cái tách mất, gọi là thần thông lực.
Kinh Hoa Nghiêm nói: “Tâm mình như họa sĩ rất hay”, họa ra đủ thứ ở trên thế gian, họa ra thiên đường thì mình mừng, họa ra ở địa ngục thì mình thấy sợ, đều do tâm mình họa ra mà thôi.
Ở trong này nói: “Nếu có người trì danh hiệu Quán Thế âm Bồ Tát”, chữ “trì” có người hiểu sai lầm tưởng là tụng, cũng như mỗi ngày tụng phẩm Phổ Môn, nói trì Phổ Môn là sai. Trì là theo kinh thực hành. Cũng như chúng tôi trì giới, nửa tháng bố tát tụng giới, tụng giới giống như tụng kinh vậy.
Nếu tụng là trì thì có phá giới cũng không sao, vì có trì rồi. Trì giới là theo giới thực hành, như theo kinh thực hành gọi là trì kinh. Tham thiền khởi lên nghi tình tự động quét tất cả chấp phàm phu, Tiểu thừa, Trung thừa và Phật thừa.
Tham thiền là trì kinh, nếu có trì mới đạt đến Quán Thế âm, đạt đến tự tánh được. Cái dụng của tự tánh không qua tác ý. Nhiều Phật tử tham thiền có sức dụng phần ít của tự tánh. Chứng tỏ túc cầu viên làm thủ môn, trong lúc đang tham thiền không để ý trái banh, nhưng trái banh nào bay vô cầu môn đều chụp được.
Tháng 6 năm 1979 chùa Từ ân mở thiền thất, Trương Quốc Anh dự đến cuối thiền thất. Anh là thủ môn hãng bột ngọt, đối phương là đội tuyển thủ rất mạnh, ai cũng tin chắc là đội bột ngọt sẽ thua, nhưng kết cuộc ngược lại đội bột ngọt thắng 4 – 0. Vì anh tham thiền không để ý trái banh, tức là không qua bộ óc để ý nên tác dụng rất nhanh, chụp không sót một trái banh nào.
Nếu để ý banh là trể thì không thể chụp banh được. Theo khoa học giải thích cho là vô lý, người ta để ý còn khó chụp được, mà không để ý lại chụp được!
Có một cô thợ may tên là Trì Hằng Thiền cũng đang tham thiền vừa cắt vải may quần áo nhưng không lộn, lại có năng suất nhiều hơn. Chứng tỏ công việc bộ óc không cần qua bộ óc mà làm xong công việc bằng óc. Như dùng con số để tính nếu không để ý thì dễ sai, mà tham thiền không để ý con số tính sổ không sai. Rõ ràng diệu dụng của tự tánh tự động không cần qua bộ óc.
Trì kinh là theo kinh thực hành mới đạt đến danh hiệu Quán Thế âm thì được diệu dụng tự tánh hiện ra. Nếu đạt đến chỗ này, vào lửa không thể cháy được, vì thần lực tự tánh hiện ra. Như nhiều người tham thiền chạy xe máy không để ý xe cộ, nhưng không bị xe đụng; nếu có đụng nhau, người tham thiền không bị gì.
Một vị chở vợ bằng xe máy, trong khi người chồng tham thiền, người vợ không tham thiền, khi xe khác đụng vào xe thì người vợ la lên, xe người khác hư và ngã, xe người tham thiền không ngã và không hư.
Lúc nhất tâm thì diệu dụng tự tánh hiện ra, chứng tỏ lửa không thể cháy, nước không thể làm chìm, mà muốn cái gì được cái nấy, tất cả tai nạn ma quỷ đều được giải thoát. Vì nhân duyên này gọi là Quán Thế âm là cái dụng tự tánh của mình.
Chánh văn:
Lại nữa, có người đang lúc bị hại, mà xưng danh hiệu Quán Thế âm Bồ Tát, thời dao gậy của người cầm liền gãy từng khúc, liền được thoát khỏi.
Nếu quỷ Dạ Xoa cùng La Sát đầu trong cõi tam thiên muốn đến hại người, nghe người xưng danh hiệu Quán Thế âm Bồ Tát thì các quỷ dữ đó còn không thể dùng mắt dữ để nhìn, huống lại làm hại được.
Dầu lại người có tội hoặc không tội, gông cùm xiềng xích trói buộc nơi thân, xưng danh hiệu Quán Thế Aâm Bồ Tát, thảy đều đứt rã, liền được thoát khỏi.
Nếu kẻ oán tặc đầy trong cõi tam thiên đại thiên, có một vị thương chủ dắt các người buôn đem theo nhiều của báu, trải qua đường hiểm trở, trong đó có một người xướng rằng: “Các thiện nam tử! Chớ nên sợ sệt, nên phải một lòng xưng danh Quán Thế âm Bồ Tát, vị Bồ Tát này hay đem pháp vô úy thí cho chúng sanh, các vị nên xưng danh hiệu thì thoát khỏi oán tặc kia”.
Các người buôn nghe rồi, đều lên tiếng xưng rằng: “Nam mô Quán Thế âm Bồ Tát”, vì xưng danh hiệu này đều được thoát khỏi.
Giảng giải:
Nếu theo kinh thực hành tức là tu theo 1 pháp môn nào, như pháp môn tu thiền; 1 người trước đó phạm tội tử hình, nếu được diệu dụng tự tánh hiện ra thì dao kiếm đụng tới thân, kiếm dao gãy từng đoạn, mà thân không hề gì.
Hồi trước tôi chưa hiểu nghĩa này, cho rằng chỉ gạt con nít, ai khó tin được! Nhưng người tham thiền hiện ra cái dụng tự tánh chút ít có thể tin được. Nếu giải thích ra vô lý, nhưng sự thật đúng vậy. Nói xưng đúng danh hiệu Quan Thế âm Bồ Tát chứ không phải tụng cái danh thôi. Tụng cái danh mà tâm nghỉ cái này nghỉ cái khác thì không có công hiệu.
Tức là lúc ấy không có niệm gì khác, mới hiện ra cái dụng của tự tánh, mà tất cả ma quỷ đầy tam thiên đại thiên thế giới muốn ăn thịt người hay muốn hút tinh khí người thì không thể được. Nếu dụng tự tánh Quan Thế âm Bồ Tát hiện ra thì những tai nạn đó không thể hại được, huống là lấy mắt ngó! Việc ấy trong Thiền tông có nhiều.
Như Hộ pháp thần muốn nhìn mặt vị trụ trì 30 năm của 1 ngôi chùa đã kiến tánh, nhưng không thấy được, vì vị trụ trì có hào quang. Hộ pháp thần không biết làm cách nào, rồi hỏi chủ sự chùa: Tôi muốn thấy mặt trụ trì phải làm thế nào?
Chủ sự nói: Dễ mà! Ngày mai, đại chúng đang ăn cơm ông lấy thùng cơm lật ngược lại.
Hộ pháp thần làm theo lời nói, khi thùng cơm bị lật ngược, vị trụ trì rầy: Cơm của thí chủ sao làm đổ như vậy!
Lúc đó, vị trụ trì không nhất tâm, thành ra hào quang hạ xuống, Hộ pháp thần thấy được rồi lại trước mặt đảnh lễ. Được một lúc, hào quang phục hồi thì Hộ pháp thần không thấy nữa.
Tất cả mọi người đều có hào quang, ai tu nhiều tâm lực mạnh thì có hào quang mạnh. Hộ pháp thần còn thấy không được, huống chi phàm phu làm sao thấy được! Thiền tông có chuyện tích khác.
Tổ Luật tông là Đạo Tuyên luật sư trì giới rất nghiêm chỉnh cảm ứng được thiên thần ở cõi trời, mỗi buổi trưa đem đồ ăn cúng dường trải qua thời gian tiếng tăm đồn khắp nơi. Thiền sư muốn gặp người cõi trời ra sao? Một hôm Thiền sư đến Đạo Tuyên, để chờ gặp người cõi trời, chờ đến qua giờ ngọ, Thiền sư thấy người cõi trời không đến, liền từ giả Đạo Tuyên về.
Vừa ra khỏi nhà thì Thiên thần vào, Đạo Tuyên nói: Tại sao hôm nay ông đến trể vậy? Biết tôi quá giờ ngọ không ăn!
Thiên thần đáp: Không phải đi trể, tôi vẫn đi như mỗi ngày vậy; nhưng có hào quang tỏa sáng khắp tòa nhà, nên tôi vào không được, bây giờ hào quang tan, tôi mới vào được.
Đạo Tuyên mới biết Thiền sư có hào quang, không phải như lúc đầu coi thường Thiền sư không có oai nghi. Nhưng Thiền sư trì giới siêu việt mà Đạo Tuyên không biết, không ngờ Luật sư trì giới không bằng.
Diệu dụng của tự tánh hiện ra không thể nghĩ bàn. Nếu có tội hay không có tội, xưng danh đúng Quán Thế Âm thì tất cả gông cùm xiềng xích được tan rã. Như đoàn người thương buôn gặp cướp tặc chỉ trong đó có người xưng đúng danh hiệu Quán Thế Âm thì cướp tặc không hại được.
Cho nên, gọi Quán Thế Âm ban cho cái không sợ. Tất cả khủng bố, khiếp sợ đều được thoát khỏi. Tức là nhất Tâm thì diệu dụng tự tánh được hiện ra, chứ không phải niệm suông một câu “Quán Thế Âm Bồ Tát” mà cứu được. Nếu như vậy thì người nào niệm cũng đều được cả! Nhưng lúc niệm phải niệm nhất tâm, muốn được nhất tâm nên ngày thường phải có sự tu tập.
Như tham thiền chỉ có nghi tình, không có niệm khác thì cái dụng tự tánh hiện ra; như có tài xế xe hơi đang tham thiền, không để ý xe, mà không đụng xe. Lúc chưa tham thiền bị cảnh sát giao thông thổi phạt, tham thiền rồi không còn bị thổi phạt.
Việc ấy chứng tỏ sức dụng của tự tánh tự động, không cần qua bộ óc. Nếu qua bộ óc thì không phải dụng tự tánh, đó đều là vọng. Cho nên, nói xưng đúng danh Quán Thế Âm, nghĩa là con mắt nghe được âm thanh, tức là không có phân biệt. Nếu có phân biệt thì chỉ mắt thấy tai nghe.
Chánh Văn:
Vô Tận Ý! Quán thế âm Đại Bồ Tát sức oai thần cao lớn như thế.
Nếu có chúng sanh nào nhiều lòng dâm dục, thường cung kính niệm Quán Thế âm Bồ Tát, liền được lìa dục.
Nếu người nhiều giận hờn, thường cung kính niệm Quán Thế âm Bồ Tát, liền được lìa lòng giận.
Nếu người nhiều ngu si, thường cung kính niệm Quán Thế âm Bồ Tát, liền được lìa ngu si.
Vô Tận Ý! Quán thế âm Đại Bồ Tát sức oai thần lớn, nhiều lợi ích như thế. Cho nên, chúng sanh phải thường tưởng nhớ.
Nếu có người nữ, giả sử muốn cầu con trai, lễ lạy cúng dường Quán Thế âm Bồ Tát, liền sanh con trai phước đức trí huệ; giả sử muốn cầu con gái, bèn sanh con gái có tướng xinh đẹp, vì trước đã trồng cội phước đức, mọi người đều kính mến.
Giảng giải:
Vô Tận Ý là đại diện đương cơ phẩm kinh này, thần lực tự tánh Quán Thế âm của mọi người rất oai thần. Nếu người ham dâm dục, ngu si, sân hận, mà niệm đúng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát thì ngu si, sân hận sẽ hết.
Có sự thật chứng tỏ, những người tham thiền, trước kia thích coi hát, mặc áo đẹp hay ăn uống, tham thiền một thời gian thì hết thích coi hát, mặc áo đẹp hay ăn uống. Tự nhiên hạ căn chuyển thành thượng căn, như ban đầu nghe tôi giảng không hiểu gì cả, có thể gọi ngu si, chỉ tin lời nói của tôi mà tham thiền vài tháng sau thình lình phát huệ; trước kia coi kinh không hiểu, bây giờ coi kinh thì hiểu.
Tự tánh mình đầy đủ, không kém hơn Phật. Không được dùng ra là do bị tham sân si che khuất, nên không hiện ra cái dụng. Như bụi che lấp mặt gương, nên gương không chiếu ra được. Nếu quét sạch bụi trên gương thì ánh sáng gương hiện ra.
Không phải do mình tu mà thành Phật, như không phải quét bụi mới thành gương, vì gương đã thành sẵn. Lúc quét trống ra được bao nhiêu thì cái dụng hiện ra bấy nhiêu. Bởi vì Phật pháp nói đến chữ không là hiện ra cái dụng tích cực, chứ không phải tiêu cực.
Như nhà này, chẳng có cái không thì chúng ta chẳng thể ngồi đây được. Cho nên, tất cả dùng đều phải nhờ cái không. Có cái không mới dùng được, chẳng có cái không chẳng dùng được. Vì vậy, Phật pháp nói đến cái không là hiện ra cái dùng.
Ví dụ cái tay là cái dụng của tự tánh, nó là hoạt bát vạn năng, muốn lấy cái khăn, cái dĩa,… đều được. Nếu cầm chặt cây bút thì không thể lấy thứ khác được nữa. Nếu cần lấy thứ khác thì phải buông cây viết ra mới lấy được mọi thứ.
Mà cây bút là pháp có, nếu chấp không tức là trong nắm tay không có gì hết, cũng làm mất cái dụng của cái tay. Như nắm tay “không” cần phải buông ra thì cái dùng của tay mới có. Như không còn chấp không thì cái dụng tự tánh được hiện ra.
Tự tánh luôn luôn hiện ra cái dụng hoạt bát vạn năng, nếu chấp nơi có thì trụ nơi có, chấp nơi không thì trụ nơi không đều có sở trụ, nên mất cái dụng hoạt bát vạn năng tự tánh. Cho nên, không trụ chỗ nào thì cái dụng hoạt bát vạn năng tự tánh có vô lượng vô biên.
Dụng của tự tánh có oai thần lực như thế, có lợi ích cho chúng sanh, nên tất cả chúng sinh đều hướng vào tự tánh mà ngộ. Phải theo kinh thực hành, quét sạch bệnh chấp thật. Lúc ấy, dụng Phật tánh hiện ra, mình không cần cầu nó vẫn được.
Phật tánh hiện ra thì được tự do tự tại, như muốn cầu nam được nam, muốn cầu nữ được nữ, muốn cái gì được cái nấy. Nếu còn một chút chướng ngại thì không được tự do tự tại hay còn một chút khổ cũng gọi là không tự do tự tại.
Vì vậy chúng sinh đều phải thọ trì. Thọ trì là lãnh thọ thực hành, chứ không phải chỉ có miệng nói, không thực hành. Nếu như thế ai làm chẳng được! Vậy đâu có công hiệu, tự tánh không hiện ra cái dụng để dùng. Cho nên, tin tự tánh mình là Phật, rồi mới lãnh thọ thực hành theo, được hiện ra cái dụng tự tánh, mới đúng danh Quán Thế Âm có lục căn hổ dụng.
Chánh văn:
Vô Tận Ý! Quán Thế Âm Bồ Tát có sức thần như thế.
Nếu có chúng sanh cung kính lễ lạy Quán Thế Âm Bồ Tát, thời phước đức chẳng luống mất. Cho nên, chúng sanh đều phải thọ trì danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát.
Vô Tận Ý! Nếu có người thọ trì danh tự của 62 hằng hà sa ức Bồ Tát, lại trọn đời cúng dường đồ ăn uống, y phục, giường nằm, thuốc thang. Ý ông nghĩ sao? Công đức của người thiện nam tín nữ có nhiều chăng?
Vô Tận Ý thưa: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều.
Phật nói: Nếu người thọ trì danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, nhẫn đến một thời lễ lạy cúng dường, thời phước của hai người đó bằng nhau không khác, trong trăm nghìn muôn ức kiếp không thể cùng tận.
Vô Tận Ý! Thọ trì danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát đặng vô lượng vô biên lợi ích như thế.
Ngài Vô Tận Ý Bồ Tát bạch Phật rằng: Thế Tôn! Quán Thế Âm Bồ Tát dạo đi trong cõi Ta Bà như thế nào? Nói pháp cho chúng sanh như thế nào? Sức phương tiện việc đó như thế nào?
Phật bảo Vô Tận Ý Bồ Tát: Thiện nam tử! Nếu có chúng sanh trong quốc độ nào đáng dùng thân Phật đặng độ thoát, thời Quán Thế Âm Bồ Tát liền hiện thân Phật mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Duyên Giác đặng độ thoát, liền hiện thân Duyên Giác mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Thanh Văn đặng độ thoát, liền hiện thân Thanh Văn mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Phạm Vương đặng độ thoát, liền hiện thân Phạm Vương mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Đế Thích đặng độ thoát, liền hiện thân Đế Thích mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Tự Tại Thiên đặng độ thoát, liền hiện thân Tự Tại Thiên mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Đại Tự Tại Thiên đặng độ thoát, liền hiện thân Đại Tự Tại Thiên mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Thiên Đại Tướng Quân đặng độ thoát, liền hiện thân Thiên Đại Tướng Quân mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Tỳ Sa Môn đặng độ thoát, liền hiện thân Tỳ Sa Môn mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Tiểu Vương đặng độ thoát, liền hiện thân Tiểu Vương mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Trưởng Giả đặng độ thoát, liền hiện thân Trưởng Giả mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Cư Sĩ đặng độ thoát, liền hiện thân Cư Sĩ mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Tể Quan đặng độ thoát, liền hiện thân Tể Quan mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Bà La Môn đặng độ thoát, liền hiện thân Bà La Môn mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di đặng độ thoát, liền hiện thân Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân phụ nữ của Trưởng Giả, Cư Sĩ, Tể Quan, Bà La Môn đặng độ thoát, liền hiện thân phụ nữ của Trưởng Giả, Cư Sĩ, Tể Quan, Bà La Môn mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân đồng nam, đồng nữ đặng độ thoát, liền hiện thân đồng nam, đồng nữ mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Trời, Rồng, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Ca Lâu La, Ma Hầu La Dà, nhơn cùng phi nhơn đặng độ thoát, liền đều hiện ra mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Chấp Kim Cang thần đăïng độ thoát, liền hiện thân Chấp Kim Cang thần mà vì đó nói pháp.
Vô Tận Ý! Quán Thế Âm Bồ Tát thành tựu công đức như thế, dùng mỗi thân hình dạo đi trong các cõi nước để độ thoát chúng sanh, cho nên các vị phải một lòng cúng dường Quán Thế Âm Bồ Tát.
Quán Thế Âm Đại Bồ Tát ở trong chỗ nạn gấp sợ sệt hay ban sự vô úy, cho nên cõi Ta Bà này đều gọi là vị Thí Vô Úy.
Giảng giải:
Phật nói: “Có người thọ trì 62 ức, hằng hà sa Bồ Tát”. Tại sao nói 62 ức? Không nói 60 hay 61? Vì kiến chấp của chúng simh có 62 thứ, cho nên có số 62 để đối trị kiến chấp. 62 thứ là gì? Gồm có tứ cú: Cú thứ nhất là “có”, cú thứ nhì là “không”, cú thứ 3 là”chẳng có chẳng không”, cú thứ tư là “cũng có cũng không”. Nếu chấp có lọt vào cú thứ nhất, chấp không lọt vào cú thứ nhì, chấp chẳng có chẳng không lọt vào cú thứ 3, chấp cũng có cũng không lọt vào cú thứ tư. Nhân cùng với ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) thành 20, rồi nhân với tam thế (quá khứ, hiện tại, vị lai) thành 60 và cộng nguồn gốc Có và Không thành 62:
(Tứ cú x ngũ uẩn x tam thế ) + Có & Không.
Cho nên, kiến chấp gồm 62 thứ, tất cả các pháp đều do kiến chấp này sanh ra. Vì thế, muốn trị bệnh của chúng sinh, mới nói có 62 ức số để trị bệnh chấp chúng sinh.
Thọ trì 62 ức hằng hà sa số Bồ Tát để đối trị 62 kiến chấp này, mình chỉ xưng đúng Quán Thế Âm là đầy đủ. Bởi vì, tự tánh của mình đầy đủ tất cả, tất cả không ngoài tự tánh.
Như hư không pháp giới không ở ngoài tự tánh. Nói tâm bao gồm hư không pháp giới thì tâm là tâm, hư không pháp giới là hư không pháp giới là 2 rồi. Vì tự tánh bất nhị, nên hư không pháp giới là tâm, tâm là hư không pháp giới, hư không pháp giới là tự tánh, chứ không phải là 2 cái, nếu là 2 thì không phải tự tánh.
Nói ra có 62 ức thì nhiều, nhưng gom lại là bất nhị, cũng là Quán Thế Âm. Vì vậy công đức bằng nhau không khác, tất cả dụng tự tánh hiện ra dùng không hết. Phước đức của thế gian tuy nhiều, nhưng dùng có ngày phải hết; còn công đức của tự tánh dùng không bao giờ hết, vì tự tánh không sanh thì không diệt.
Chư Phật muốn mình tu để tự tánh hiện ra cái dùng rốt ráo, như quét trống bao nhiêu thì cái dụng hiện ra bấy nhiêu. “Không” tích cực thì dụng tích cực. Thọ trì là quét chấp trước cho sạch, nếu quét chưa sạch thì còn năng lực gọi là tiềm năng, tiềm năng ẩn nơi tự tánh của mình.
Nếu quét sạch chấp trước hoàn toàn thì cái dụng bằng Phật. Lúc ấy được tự do tự tại, muốn dùng như thế nào đều được cả. Ở đây nói có 32 ứng thân của Quán Thế Aâm là chúng sanh nào cần thân Phân độ thì hiện thân Phật để độ, cần thân gì thì hiện thân ấy để độ. 32 thứ là tùy theo trình độ căn cơ của chúng sanh mà độ.
Như Lục Tổ nói: “Tự tánh tự độ”, Quán Thế Âm Bồ Tát cũng là tự tánh tự độ, mỗi mỗi chúng sanh cũng là tự tánh tự độ. Vì tự tánh là Quán Thế Âm Bồ Tát, tự tánh là Phật, chứ không phải người khác độ mình được. Nếu có người khác độ mình được, vậy Phật đại từ đại bi độ chúng sanh hết thì chúng sanh bây giờ không còn khổ!
Không thể kể ra chi tiết 32 thứ ứng thân, vì những thứ kia cũng như vậy.
Chánh văn:
Vô Tận Ý Bồ Tát bạch Phật: “Thế Tôn! Con nay cúng dường Quán Thế Âm Bồ Tát”. Liền mở chuỗi ngọc bằng các châu báu nơi cổ giá trị trăm nghìn lượng vàng, đem trao cho ngài Quán Thế Aâm mà nói rằng: “Xin Ngài nhận chuỗi trân bảo pháp thí này”.
Khi ấy Quán Thế Âm Bồ Tát chẳng chịu nhận chuỗi. Ngài Vô Tận Ý lại thưa cùng Quán Thế Âm Bồ Tát rằng: “Xin Ngài vì thương chúng tôi mà nhận chuỗi ngọc này”.
Bấy giờ, Phật bảo Quán Thế Âm Bồ Tát: “Ông nên thương Vô Tận Ý Bồ Tát và hàng tứ chúng cùng Trời, Rồng, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Ca Lâu La, Khẩn Na La, Ma Hầu La Dà, nhơn và phi nhơn, … mà nhận chuỗi ngọc đó”.
Tức thời Quán Thế Âm Bồ Tát thương hàng tứ chúng và Trời, Rồng, nhơn và phi nhơn,… mà nhận chuỗi ngọc đó chia làm hai phần: Một phần dưng Phật Thích Ca Mâu Ni, một phần dưng tháp của Phật Đa Bảo.
Vô Tận Ý! Quán Thế Âm Bồ Tát có sức thần tự tại như thế, dạo đi nơi cõi Ta Bà.
Giảng giải:
Đến đây, Vô Tận Ý Bồ Tát bạch Phật rằng: “Con muốn cúng dường xâu chuỗi ngọc cho Quán Thế Âm Bồ Tát”. Đây là hình dung trân trọng cung kính pháp. Nếu mình không được nghe pháp thì không biết cách tu hành, nên không được giải thoát và không hiện ra cái dụng Phật tánh.
Vô Tận Ý Bồ Tát muốn biểu thị cung kính Tam Bảo, mới lấy xâu chuỗi ngọc rất giá trị cúng dường. Ban đầu Quán Thế Âm Bồ Tát không chịu nhận. Vô Tận Ý Bồ Tát thưa cùng với Quán Thế Âm Bồ Tát rằng: “Xin Ngài vì thương chúng tôi mà nhận chuỗi ngọc này”.
Khi ấy, Phật bảo Quán Thế Âm Bồ Tát: “Phải thương xót Vô Tận Ý Bồ Tát”. Vì Vô Tận Ý Bồ Tát là đại diện cho đương cơ, thương Vô Tận Ý Bồ Tát là thương xót tất cả người đang nghe pháp gồm có: Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ, Thiên Long bát bộ,…
Quán Thế Âm Bồ Tát chịu nhận chuỗi ngọc anh lạc, rồi chia ra làm 2 phần: Một phần cúng dường Phật Thích Ca và còn một phần cúng dường tháp Phật Đa Bảo.
Phật nói với những người nghe pháp: Tự tánh Quán Thế Âm của mình có thần lực tự do tự tại, không những cùng khắp thế giới Ta Bà, mà cùng khắp vô lượng vô biên thế giới.
Chánh văn:
Lúc đó, Ngài Vô Tận Ý nói kệ hỏi Phật:
Thế Tôn đủ tướng tốt!
Con nay lại hỏi kia
Phât tử nhơn duyên gì
Tên là Quán Thế âm?
Đấng đầy đủ diệu tướng.
Giảng giải:
Nói đến chữ “diệu” thì bất khả tư nghì, nếu có tướng để thấy là suy nghĩ được, vậy không phải “diệu tướng”. Diệu tướng này có sẵn đầy đủ cái dụng của tự tánh, tất cả chúng sanh cũng đầy đủ diệu tướng.
“Nhân duyên gì tên là Quán Thế âm?” Ở trên nói Quán Thế Âm Bồ Tát là cái dụng của tự tánh được hiện ra, mới có lục căn hổ dụng, nên con mắt nghe âm thanh, vì vậy có tên là Quán Thế âm. Việc ấy không thể suy nghĩ được, gọi là đầy đủ diệu tướng. Cho nên, tất cả người thế gian tôn kính trân trọng.
Chánh văn:
Nói kệ đáp Vô Tận Ý:
Ông nghe hạnh Quan âm
Khéo ứng các nơi chỗ
Thệ rộng sâu như biển
Nhiều kiếp chẳng nghĩ bàn
Hầu nhiều nghìn ức Phật
Phát nguyện thanh tịnh lớn.
Ta vì ông lược nói
Nghe tên cùng thấy thân
Tâm niệm chẳng luống qua
Hay diệt khổ các cõi.
Giả sử sanh lòng hại
Xô rớt hầm lửa lớn
Do sức niệm Quán âm
Hầm lửa biến thành ao.
Hoặc trôi dạt biển lớn
Các nạn quỷ, cá, rồng
Do sức niệm Quan âm
Sóng mòi chẳng chìm đặng.
Hoặc ở chót Tu Di
Bị người xô rớt xuống
Do sức niệm Quan âm
Như mặt trời trên không.
Hoặc bị người dữ rượt
Rớt xuống núi Kim Cang
Do sức niệm Quan âm
Chẳng tổn đến mảy lông.
Hoặc gặp oán tặc vây
Đều cầm dao làm hại
Do sức niệm Quan Âm
Đều liền sanh lòng lành.
Hoặc bị khổ nạn vua
Khi hành hình sắp chết
Do sức niệm Quan âm
Dao liền gãy từng đọan.
Hoặc tù cấm xiềng xích
Tay chân bị gông cùm
Do sức niệm Quan âm
Tháo rã được giải thoát
Nguyền rủa các thuốc độc
Muốn hại đến thân đó
Do sức niệm Quan âm
Trở hại nơi bổn nhơn.
Hoặc gặp La Sát dữ
Rồng độc các loài quỷ
Do sức niệm Quan âm
Liền đều không dám hại.
Hoặc thú dữ vây quanh
Nanh vút nhọn đáng sợ
Do sức niệm Quan âm
Vội vàng bỏ chạy thẳng.
Rắn độc cùng bò cạp
Hơi độc khói lửa đốt
Do sức niệm Quan âm
Theo tiếng tự bỏ đi.
Mây sấm nổ sét đánh
Tuông giá xối mưa lớn
Do sức niệm Quan âm
Liền đặng tiêu tan cả.
Chúng sanh bị khổ ách
Vô lượng khổ bức thân
Quán âm sức trí diệu
Hay cứu khổ thế gian
Đầy đủ sức thần thông
Rộng tu trí phương tiện
Các cõi nước mười phương
Không cõi nào chẳng hiện.
Các loài trong đường dữ:
Địa ngục quỷ, súc sanh
Sanh, già, bệnh, chết, khổ
Lần đều khiến dứt hết.
Chơn quán thanh tịnh quán
Trí huệ quán rộng lớn
Bi quán và từ quán,
Thường nguyện thường chiêm ngưỡng
Sáng thanh tịnh không nhơ
Huệ nhật phá các tối
Hay tiêu tai khói lửa
Khắp soi sáng thế gian.
Lòng bi răn như sấm
Ý từ diệu dường mây
Xối mưa pháp cam lồ
Dứt trừ lửa phiền não
Cãi kiện qua chỗ quan
Trong quân trận sợ sệt
Do sức niệm Quan âm
Cừu oán đều lui tan.
Diệu âm, Quán thế âm
Phạm âm, hải triều âm
Tiếng hơn thế gian kia,
Cho nên thường phải niệm.
Niệm niệm chớ sanh nghi
Quán âm bực Tịnh Thánh
Nơi khổ não nạn chết
Hay vì làm nương cậy.
Đủ tất cả công đức
Mắt lành trông chúng sanh
Biển phước lớn không lường
Cho nên phải đảnh lễ.
Giảng giải:
Phật nói: “Nay nghe hạnh Quán Thế âm”, tức là cái dụng của tự tánh khắp mười phương. Tất cả Phật và Bồ Tát đều có thệ nguyện rộng sâu như biển, không bị thời gian, số lượng hạn chế nên gọi là nhiều kiếp không nghĩ bàn.
Đại thanh tịnh là không sạch và không dơ. Chữ “đại” là siêu việt số lượng, siêu việt hiện tướng, lìa tương đối. Nếu có sạch có dơ thì chẳng phải là “đại”. Cho nên, phải quét luôn cả thanh tịnh, mới được đại thanh tịnh.
“Ta vì ông lược nói, nghe tên cùng thấy thân, tâm không bỏ qua trống rỗng”. Như tham thiền không để lọt vào vô ký không, phải có nghi tình; nếu không có vọng tưởng không có nghi tình thì lọt vào vô ký không, đối với việc tu hành kiến tánh là vô ích.
Nhưng đây “nghe danh thấy thân” không phải thật mình nghe danh thấy thân. Như Kinh Lăng Nghiêm nói: “Nghe là phản văn (nghe)” là nghe tự tánh của mình. Tự tánh không có hình tướng, không có thân. Kinh Kim Cang nói: “Không có thân mới là đại thân”. Nếu có thân thì không phải đại thân, có hình tướng cũng không phải là đại thân.
Lúc tự tánh hiện ra thì tất cả khổ đều tiêu mất, giả sử có người muốn hại mình, muốn xô xuống hầm lửa, niệm đúng danh Quán Thế Aâm thì sức dụng tự tánh biến hầm lửa thành ao mát trong xanh cho mình tắm. Đoạn dưới nói nạn rồng, cá, quỷ,… nếu niệm được đúng danh Quán Thế Aâm thì tất cả nạn kia không thể hại được.
Ở đây nói nhiều thứ, nhưng ý nghĩa giống nhau, chỉ cần hiểu một ý nghĩa là đủ.
“Quán âm diệu trí lực” cũng là cái dụng của tự tánh cứu tất cả khổ thế gian. “Đầy đủ sức thần thông”, vì thần thông biến hóa tự tánh mình không kém thua Phật một chút nào; Phật hiện ra dùng hết, còn mình hiện ra một phần nào thôi.
Lúc mình thọ trì theo lời Phật dạy, cuối cùng cũng hiện ra hết cái dụng như Phật, gọi là kiến tánh thành Phật. Sức dụng tự tánh được dùng ra hết gọi là Quan Thế Aâm diệu trí lực thì tất cả khổ đều hết, nên đầy đủ tất cả thần thông.
Vậy 10 phương quốc độ đều có thần thông lực. Nếu có thần túc thông (biết bay) cũng không được tự do tự tại. Ngoại đạo tà ma đều có 5 thứ thần thông, trong đó có thần túc thông. Nếu muốn bay qua Pháp phải có không gian thời gian thì bị không gian thời gian hạn chế, nên không được tự do tự tại.
Nếu thật tự do tự tại thì không cần bay, chỉ nổi niệm thì đã qua Pháp rồi hay nuốn hiện thân ở cõi nào, chỉ khởi niệm là thân ở cõi đó. Cho nên khỏi cần bay, cần bay thì không được tự do tự tại.
Nếu được tự do tự tại thì các khổ ác thú, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, sanh lão bệnh tử đều tiêu diệt. Sau khi tiêu diệt thì cái quán đó gọi là chơn quán. Ở đây có 5 thứ quán là cái dụng của tự tánh:
Chơn quán là quán sát không hư vọng, không dính líu gì cả, nó rất trong sạch, luôn cả thanh tịnh cũng không có, mới là thanh tịnh quán. Lúc ấy không phải trí huệ của thế gian qua tác ý, nếu có tác ý thì không được quãng đại. Trí huệ này là Bát Nhã mới được quãng đại, không bị số lượng hạn chế, vì khắp 10 phương thế giới gọi là quãng đại trí huệ.
Bi quán và từ quán: Bi là cứu khổ chúng sanh, từ là ban vui. Tự tánh sẵn có từ bi.
Từ là vô duyên từ, tức là không thấy ta ban vui cho chúng sanh, cũng không thấy chúng sanh thọ vui của ta, không có đối đãi ta và người.
Bi là đồng thể bi, tức là ta và chúng sanh đồng một bản thể không khác, cho nên gọi là bất nhị.
Người ta thường cho từ bi và bác ái giống nhau, nhưng khác nhau như trời với đất.
Bác ái là chấp ngã, tức là tất cả của ta được, rồi ta yêu đại chúng, ta cho đại chúng. Còn từ bi thì không có ngã, không có ta cho đại chúng, không có đại chúng thọ cái từ bi của ta.
Từ bi là cái dụng của tự tánh, không có ngã, không có tự, không có tha, không có tương đối.
Nếu chúng ta chưa đạt đến từ bi thì phải thường nguyện thường chiêm ngưỡng, tức là tu tập ngày đêm không gián đọan. Tu tập theo Giáo môn thì tu thiền quán, tu Tổ Sư thiền thì hỏi câu thoại đầu, khởi nghi tình lên liên tục thì đúng “thường nguyện thường chiêm ngưỡng”. Quét sạch tâm chấp thì ánh sáng thanh tịnh hiện ra.
Ánh sáng thanh tịnh tự tánh hiện ra cũng như trí huệ mặt chiếu soi thì mây mù đen tối tiêu tan. Aùnh sáng tự tánh hiện ra thì gió, lửa, tai nạn đều tiêu hết, thế gian được sáng tỏ, các khổ không còn.
Dụng tự tánh hiện ra thì không thể suy nghĩ được, phổ biến khắp nơi, cho nên tất cả chúng sanh đều thọ nhận cam lồ. Như trời mưa xuống chỗ nào thì chỗ ấy được thắm ướt.
Nay tôi giảng phẩm Phổ Môn này các vị đều nghe hiểu, như trời mưa mà các vị thọ nhận được cam lồ. Trước kia có lửa phiền não thì nay được dập tắt. Nếu sức dụng tự tánh hiện ra thì những oán ghét tranh chấp với nhau đều tan rã hết.
Phạm âm và hải triều âm là sức dụng của tự tánh. Chữ “phạm” là thanh tịnh, hải triều âm là tiếng kêu của biển ngày đêm liên tiếp không gián đọan. Cũng như sức dụng của tự tánh không gián đoạn, mặc dầu thân này vào thai trâu bụng ngựa,…
Nếu tự tánh hiện ra thì âm thanh cùng khắp nơi hơn các âm thanh thế gian, cho nên mình phải luôn luôn nhớ quán tự tánh của mình. Tham thiền là hỏi câu thoại đầu khởi lên nghi tình, để tự tánh của mình được hiện ra, dùng hết cái dụng tiềm ẩn bằng như dụng tự tánh của Phật.
Các vị nghe tôi giảng rồi không còn nghi ngờ nữa. Tự tánh của mình là Quán Thế Aâm, cũng là Phật, có sức lực bằng Phật, không kém hơn Phật. Tự tánh của mình thanh tịnh, vì thế tất cả khổ nạn,… chỉ cần tự tánh được hiện ra thì được yên ổn.
Chỉ nhờ tự tánh của mình, chứ không nhờ ngoài tự tánh. Cho nên, Phật và Tổ nói: “Tin tự tâm là Phật gọi là chánh tín, tin ngoài tâm có Phật gọi là tà tín”. Nhờ chính mình chứ không nhờ người khác, nếu nhờ người khác là ỷ lại thì không được tự do tự tại.
Mình phải làm chủ cho mình, mà hiện nay không biết mình là cái gì! Vì vậy, không làm chủ mình thì không được tự do tự tại, nếu được tự do tự tại thì hết các khổ. Chư Phật chư Tổ muốn mình giác ngộ, chữ “Phật” nghĩa là giác ngộ.
Giác ngộ cái gì? Giác ngộ là biết là cái gì, chưa giác ngộ nên không làm chủ được. Vì vậy, mình không muốn già nhưng nó vẫn già, không muốn bệnh mà nó cũng bệnh, không muốn chết thì nó lại chết. Giác ngộ biết mình là cái gì thì làm chủ mình mới được tự do tự tại, tiềm năng của mình dùng ra bằng Phật.
Tự tánh của mình đầy đủ tất cả công đức, không phải do mình làm ra. Cho nên, lấy “từ nhãn” mà xem chúng sanh thì thấy phước đức của chúng sanh có vô lượng vô biên.
Đảnh lễ Phật không phải đảnh lễ tượng Phật gỗ hay tượng Phật đất, mà đảnh lễ tự tánh của mình và hướng vào tự tánh của mình mà ngộ. Nếu có đảnh lễ thì không nên quên tự tánh, vì vậy đảnh lễ là như thế!
Chánh văn:
Lúc ấy, Trì Địa Bồ Tát từ chỗ ngồi đứng dậy đến trước Phật bạch rằng: “Thế Tôn! Nếu có chúng sanh nào nghe phẩm Quán Thế Âm Bồ Tát đạo nghiệp tự tại, phổ môn thị hiện sức thần thông, nên biết công đức người đó chẳng ít”.
Khi Phật nói phẩm Phổ Môn này, trong chúng có tám muôn bốn ngàn chúng sanh đều phát tâm vô đẳng vô thượng chánh đẳng chánh giác.
Giảng giải:
Phật thuyết phẩm Phổ Môn đến đây có Trì Địa Bồ Tát bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Nếu có chúng sanh nào nghe phẩm Quán Thế Âm Bồ Tát đạo nghiệp tự tại, Phổ Môn thị hiện sức thần thông, nên biết công đức người đó chẳng ít”. Nghĩa là tự tánh mình hiện ra cùng khắp, thần thông lực cũng hiện ra cùng khắp thì công đức không chỗ nào thiếu sót.
Lúc ấy, Phật thuyết phẩm Phổ Môn này, trong chúng hội có 84000 người đều phát tâm vô thượng bồ đề, tức là phát tâm giác ngộ. Tâm giác ngộ ở trong Thiền tông gọi là phát tâm vô sở đắc.
Phát tâm vô sở đắc là phát tâm cao nhất, nếu còn có sở đắc thì còn chấp ngã thì không phải tâm giác ngộ cao nhất. Cho nên, tôi dạy các vị tham thiền, căn bản là vô sở đắc, vô sở cầu, vô sở sợ.
Nếu giữ được vô sở đắc, vô sở cầu, vô sở sợ thì tâm bồ đề luôn luôn được giữ, luôn luôn được phát. Nếu có sở đắc thì không phải tâm bồ đề, nên không được giác ngộ, vì còn có ngã chấp.
Hỏi:
Các vị kiến tánh rồi như những trường hợp quả báo của Sư Tử tôn giả, Tổ Huệ Khả, Tổ Nam Đầu,… mà thầy đã giảng có sức dụng tự tánh hiện ra thì những đao trượng gãy từng khúc. Nhưng đao trượng đến các vị đó không gãy từng khúc, mà ngược lại làm cho thân thể các vị phải bị tan nát rất thê thảm, tại sao?
Đáp:
Câu hỏi này rất hay, chư Phật chư Tổ độ chúng sanh có thuận độ và có nghịch độ. Có việc Bồ Tát làm ra hiện tượng ác rồi đọa địa ngục, để cho chúng sanh thấy sợ mà không dám làm. Chứng Đạo Ca nói: “liễu tức nghiệp chướng bổn lai không”, liễu là ngộ triệt để thì nghiệp chướng sẽ tiêu hết.
Như trong chiêm bao có người tạo tội, bị chính phủ chiêm bắt khảo đánh, ở tù; lúc ấy rất khổ sở, nhưng khi tỉnh thức thì thấy chiêm bao ở đâu? Luôn cả thân chiêm bao cũng không có. Vậy ai phải chịu khổ, bị bắt khảo ở tù! Nhưng vì độ chúng sanh, nên chư Tổ thị hiện cho chúng sanh sợ.
Thấy rằng nhân quả không sai, như Phật nói: Dân tộc Phật Thích Ca bị Lưu Ly Vương đem quân bao vây đều giết hết lớn nhỏ. Lúc ấy, Tôn giả Mục Kiền Liên có thần thông thấy vậy chịu không nổi, rồi lấy bát cứu 500 người đem lên hư không để khỏi bị giết.
Khi quân Lưu Ly Vương giết xong rồi kéo quân về, Tôn giả Mục Kiền Liên đem bát xuống thấy trong bát toàn là máu. Rồi Tôn giả Mục Kiền Liên hỏi Phật: Con đã cứu 500 người, mà tại sao vậy?
Phật nói: Đó là nhân quả.
Tôn giả Mục Kiền Liên hỏi: Nhân quả như thế nào?
Phật nói: Dân tộc Thích Ca sống nghề bắt cá, Lưu Ly Vương cùng quân lính là cá ở trong một cái ao. Dân tộc này lấy hết nước rồi bắt hết cá để ăn. Nhưng chỉ có một con nít không bắt và không ăn cá. Con nít đó là ai? Là ta. Bây giờ thành Phật rồi còn nhức đầu 3 ngày.
Vì độ chúng sanh nên nói nhức đầu 3 ngày, nhưng ở trong kinh khác nói: “Phật vì chúng sanh nên nói nhức đầu 3 ngày, chứ Phật đâu có nhức đầu”. Bởi thế, Phật từ bi phải nói như vậy, chỗ này nói như thế này thì chúng sanh mới tin, chỗ khác nói khác thì chúng sanh mới tin. Nếu không biết ý của Phật thì thấy rất mâu thuẫn, nhưng sự thật không mâu thuẫn.
Phật vì chúng sanh muốn thoát khổ, mà tùy theo căn cơ để thuyết pháp, chứ không phải Phật có ý gạt chúng sanh. Chư Phật chư Tổ nói: “Chư Phật chư Tổ không có ý gạt chúng sanh, vì chúng sanh không thấu qua ý của chư Phật chư Tổ, nên bị Phật, Tổ gạt”.
Như nước sông, nước biển không có ý làm chướng ngại người, tại người đi qua không được, nên bị sông biển làm chướng ngại. Cho nên, trong Thiền tông nói: “Về sau tôi không bị Phật, Tổ gạt nữa”. Có nhiều người theo mặt chữ giải thích phẩm Phổ Môn thì nghịch ý Phật. Vì kinh Pháp Hoa là kinh liễu nghĩa phá chấp thật.
Phật thuyết 2 thứ kinh: Kinh liễu nghĩa là phá chấp thật và tùy theo căn cơ chấp thật nên nói kinh bất liễu nghĩa.
Trong kinh Duy Ma Cật, Phật dạy: “Phải y kinh liễu nghĩa, chứ không y kinh bất liễu nghĩa”. Câu này ở trong pháp tứ y:
1- Y pháp bất y nhân.
2- Y nghĩa bất y ngữ.
3- Y liễu nghĩa, bất y bất liễu nghĩa. 4- Y trí bất y thức.
Quán Thế Aâm, theo âm thinh của thế gian phải lấy tai nghe mới đúng, nhưng người ngộ triệt để thì lục căn hổ dụng, mắt nghe tai xem.
Chữ “Quán” phải dùng mắt để nhìn, mà dùng mắt để nghe âm thinh chỉ có tự tánh làm được. Ở đây là chỉ tự tánh của mình (Phật), Phật nghĩa là tự giác, giác ngộ cho chúng sanh và giác ngộ hoàn toàn đầy đủ. Bồ Tát cũng có nghĩa giác ngộ chúng sanh. Tự tánh của mình phổ biến cùng khắp hư không pháp giới, nên gọi là phổ môn hay phổ cập, phổ biến, chỗ nào cũng đến hết. Phẩm Phổ Môn là phẩm thứ 25 của kinh Pháp Hoa.
Dao Tần Pháp Sư Cưu Ma La Thập
Ở Trung Quốc, Tần Thủy Hoàng cũng gọi là Tần. Đến sau, thời ngũ đại có 16 nước, trong đó 1 nước Tần, vua là Phù Kiên, lấy quốc hiệu là Phù Tần (tiền Tần).
Vua Phù Kiên chết, Dao Trành kế vị, nên gọi là Dao Tần, lại xưng là Hậu Tần.
Vua Dao Trành chết, con là Dao Hưng kế vị, nhà vua cung nghinh pháp sư Cưu Ma La Thập về Trường An.
Tại sao gọi là Tam Tạng Pháp Sư?
Tam tạng là kinh, luật, luận. Nếu thông suốt kinh gọi là kinh sư, thông suốt luật gọi là luật sư, thông suốt luận gọi là luận sư. Cưu Ma La Thập thông suốt 3 tạng, cho nên gọi là Tam Tạng Pháp Sư. Cưu Ma La Thập ở trong nước Dao Tần, nhà vua rất kính trọng và ngài dịch nhiều kinh. Quyển kinh Diệu Pháp Liên Hoa này do ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập dịch rất hay và đúng nghĩa. Ngài nói rằng: “Nếu kinh của tôi dịch sai, khi tôi chết, đem đi thiêu thì cái lưỡi của tôi mất, nếu đúng thì lưỡi của tôi còn”.
Sau này ngài tịch rồi đem đi thiêu tất cả đều cháy hết, chỉ còn lại cái lưỡi không cháy, chứng tỏ kinh của ngài dịch không sai bản ý của Phật và hiện nay lưu hành rộng rãi nhất.
Chánh văn:
Lúc ấy, Vô Tận Ý Bồ Tát từ chỗ ngồi đứng dậy, quỳ gối chấp tay bạch Phật rằng: Quán Thế âm có nhân duyên gì gọi là Quán Thế Aâm?
Phật bảo: Nếu có vô lượng vô biên chúng sinh chịu tất cả khổ, nghe được Quán Thế âm Bồ Tát, nhất tâm xưng danh. Tức thời, Quán Thế âm Bồ Tát quán được âm thinh kia đều được giải thoát.
Nếu có người trì danh hiệu Quán Thế âm này, dầu vào lửa lớn, lửa chẳng cháy được, vì do sức oai thần lực của Bồ Tát vậy.
Nếu bị nước lớn làm trôi, xưng danh hiệu Bồ Tát này tức thời liền vào chỗ cạn.
Nếu có trăm ngàn vạn ức chúng sanh, vì tìm vàng, bạc, lưu ly, xa cừ, mã não, san hô, hổ phách, chơn châu các thứ báu, mà vào trong biển lớn; giả sử gió lớn thổi ghe thuyền kia trôi tấp nơi nước quỷ La Sát, trong đó nếu có đến một người xưng danh hiệu Quán Thế âm thì những người ấy đều giải thoát khỏi nạn La Sát. Do nhân duyên đó mà tên là Quán Thế âm.
Giảng giải:
Ở trên nói Quán Thế âm là tự tánh của mình, không phải thật có 1 Quán Thế âm nghe người ta xưng danh lại cứu, nếu có vậy thì cứu không kịp, không những chỉ có thế giới này, mà có tam thiên đại thiên thế giới, vi trần thế giới, vô lượng vô biên thế giới, bất cứ có chúng sinh nào cầu cứu thì cứu được!
Như đài phát thanh cực mạnh, nếu có radio nhỏ rà được làn sóng thì muôn triệu máy radio cũng rà được làn sóng đều thu được. Bởi vì, diệu dụng của tự tánh cùng khắp hư không pháp giới; nên bất cứ chỗ nào cũng có, tức là tự tánh mình tự cứu, chứ không phải người khác cứu hay Quán Thế âm cứu mình.
Nói đến nhất tâm là sự tu của mình quét sạch tất cả chấp trước, chỉ còn tâm trống rỗng, như ngũ uẩn giai không thì không tướng hiện ra gọi là nhất tâm, không có niệm khác thì diệu dụng của Tự tánh hiện ra.
Phải biết, Quán Thế âm dùng con mắt để nghe, mới gọi là Quán Thế âm. Nếu dùng con mắt nghe không được không gọi là Quán Thế âm. Cho nên đạt đến cảnh giới này thì tất cả chấp trước đều sạch hết, mới được giải thoát.
Quán Thế âm là tự tánh của mình, tự tánh mình có thần thông biến hóa, không kém hơn Phật một chút nào cả, nên gọi là Phật tánh, người nào cũng sẵn đầy đủ, mà Phật đã dùng ra hết, còn mình chưa được dùng ra, nếu có dùng ra chỉ được một chút.
Ví dụ như dùng hết là một triệu phần, còn mình dùng ra chỉ một phần triệu hay không đủ một phần triệu nữa. Nếu không dùng ra nó cũng biến vậy, nó chậm trở thành nghiệp lực, nhanh gọi là thần thông lực. Hiện giờ, đang biến hóa rất chậm nên mình không biết được.
Như tóc của mình dài mỗi giây phút mà không tự biết, hay móng tay đang ra dài mình không biết, tế bào mỗi giây phút thay đổi mình cũng không biết. Chính mình biến hóa mà tự không biết. Nó ngày đêm không ngừng biến nên có nhân quả tam thế, kiếp trước tạo thành kiếp này, kiếp này tạo thành kiếp sau.
Vì nhất thiết duy tâm tạo, tạo chậm gọi là nghiệp lực, ví như tâm lực một triệu độ, mình dùng ra chỉ có 1 độ nên nó biến chậm. Nếu tham thiền từ tâm lực 1 độ tiến lên 10 độ 100 độ đến phân nửa là 500.000 độ thì nó có thể biến nhanh. Như biến cái tách thành cái tách, biến mất cái tách thì cái tách mất, gọi là thần thông lực.
Kinh Hoa Nghiêm nói: “Tâm mình như họa sĩ rất hay”, họa ra đủ thứ ở trên thế gian, họa ra thiên đường thì mình mừng, họa ra ở địa ngục thì mình thấy sợ, đều do tâm mình họa ra mà thôi.
Ở trong này nói: “Nếu có người trì danh hiệu Quán Thế âm Bồ Tát”, chữ “trì” có người hiểu sai lầm tưởng là tụng, cũng như mỗi ngày tụng phẩm Phổ Môn, nói trì Phổ Môn là sai. Trì là theo kinh thực hành. Cũng như chúng tôi trì giới, nửa tháng bố tát tụng giới, tụng giới giống như tụng kinh vậy.
Nếu tụng là trì thì có phá giới cũng không sao, vì có trì rồi. Trì giới là theo giới thực hành, như theo kinh thực hành gọi là trì kinh. Tham thiền khởi lên nghi tình tự động quét tất cả chấp phàm phu, Tiểu thừa, Trung thừa và Phật thừa.
Tham thiền là trì kinh, nếu có trì mới đạt đến Quán Thế âm, đạt đến tự tánh được. Cái dụng của tự tánh không qua tác ý. Nhiều Phật tử tham thiền có sức dụng phần ít của tự tánh. Chứng tỏ túc cầu viên làm thủ môn, trong lúc đang tham thiền không để ý trái banh, nhưng trái banh nào bay vô cầu môn đều chụp được.
Tháng 6 năm 1979 chùa Từ ân mở thiền thất, Trương Quốc Anh dự đến cuối thiền thất. Anh là thủ môn hãng bột ngọt, đối phương là đội tuyển thủ rất mạnh, ai cũng tin chắc là đội bột ngọt sẽ thua, nhưng kết cuộc ngược lại đội bột ngọt thắng 4 – 0. Vì anh tham thiền không để ý trái banh, tức là không qua bộ óc để ý nên tác dụng rất nhanh, chụp không sót một trái banh nào.
Nếu để ý banh là trể thì không thể chụp banh được. Theo khoa học giải thích cho là vô lý, người ta để ý còn khó chụp được, mà không để ý lại chụp được!
Có một cô thợ may tên là Trì Hằng Thiền cũng đang tham thiền vừa cắt vải may quần áo nhưng không lộn, lại có năng suất nhiều hơn. Chứng tỏ công việc bộ óc không cần qua bộ óc mà làm xong công việc bằng óc. Như dùng con số để tính nếu không để ý thì dễ sai, mà tham thiền không để ý con số tính sổ không sai. Rõ ràng diệu dụng của tự tánh tự động không cần qua bộ óc.
Trì kinh là theo kinh thực hành mới đạt đến danh hiệu Quán Thế âm thì được diệu dụng tự tánh hiện ra. Nếu đạt đến chỗ này, vào lửa không thể cháy được, vì thần lực tự tánh hiện ra. Như nhiều người tham thiền chạy xe máy không để ý xe cộ, nhưng không bị xe đụng; nếu có đụng nhau, người tham thiền không bị gì.
Một vị chở vợ bằng xe máy, trong khi người chồng tham thiền, người vợ không tham thiền, khi xe khác đụng vào xe thì người vợ la lên, xe người khác hư và ngã, xe người tham thiền không ngã và không hư.
Lúc nhất tâm thì diệu dụng tự tánh hiện ra, chứng tỏ lửa không thể cháy, nước không thể làm chìm, mà muốn cái gì được cái nấy, tất cả tai nạn ma quỷ đều được giải thoát. Vì nhân duyên này gọi là Quán Thế âm là cái dụng tự tánh của mình.
Chánh văn:
Lại nữa, có người đang lúc bị hại, mà xưng danh hiệu Quán Thế âm Bồ Tát, thời dao gậy của người cầm liền gãy từng khúc, liền được thoát khỏi.
Nếu quỷ Dạ Xoa cùng La Sát đầu trong cõi tam thiên muốn đến hại người, nghe người xưng danh hiệu Quán Thế âm Bồ Tát thì các quỷ dữ đó còn không thể dùng mắt dữ để nhìn, huống lại làm hại được.
Dầu lại người có tội hoặc không tội, gông cùm xiềng xích trói buộc nơi thân, xưng danh hiệu Quán Thế Aâm Bồ Tát, thảy đều đứt rã, liền được thoát khỏi.
Nếu kẻ oán tặc đầy trong cõi tam thiên đại thiên, có một vị thương chủ dắt các người buôn đem theo nhiều của báu, trải qua đường hiểm trở, trong đó có một người xướng rằng: “Các thiện nam tử! Chớ nên sợ sệt, nên phải một lòng xưng danh Quán Thế âm Bồ Tát, vị Bồ Tát này hay đem pháp vô úy thí cho chúng sanh, các vị nên xưng danh hiệu thì thoát khỏi oán tặc kia”.
Các người buôn nghe rồi, đều lên tiếng xưng rằng: “Nam mô Quán Thế âm Bồ Tát”, vì xưng danh hiệu này đều được thoát khỏi.
Giảng giải:
Nếu theo kinh thực hành tức là tu theo 1 pháp môn nào, như pháp môn tu thiền; 1 người trước đó phạm tội tử hình, nếu được diệu dụng tự tánh hiện ra thì dao kiếm đụng tới thân, kiếm dao gãy từng đoạn, mà thân không hề gì.
Hồi trước tôi chưa hiểu nghĩa này, cho rằng chỉ gạt con nít, ai khó tin được! Nhưng người tham thiền hiện ra cái dụng tự tánh chút ít có thể tin được. Nếu giải thích ra vô lý, nhưng sự thật đúng vậy. Nói xưng đúng danh hiệu Quan Thế âm Bồ Tát chứ không phải tụng cái danh thôi. Tụng cái danh mà tâm nghỉ cái này nghỉ cái khác thì không có công hiệu.
Tức là lúc ấy không có niệm gì khác, mới hiện ra cái dụng của tự tánh, mà tất cả ma quỷ đầy tam thiên đại thiên thế giới muốn ăn thịt người hay muốn hút tinh khí người thì không thể được. Nếu dụng tự tánh Quan Thế âm Bồ Tát hiện ra thì những tai nạn đó không thể hại được, huống là lấy mắt ngó! Việc ấy trong Thiền tông có nhiều.
Như Hộ pháp thần muốn nhìn mặt vị trụ trì 30 năm của 1 ngôi chùa đã kiến tánh, nhưng không thấy được, vì vị trụ trì có hào quang. Hộ pháp thần không biết làm cách nào, rồi hỏi chủ sự chùa: Tôi muốn thấy mặt trụ trì phải làm thế nào?
Chủ sự nói: Dễ mà! Ngày mai, đại chúng đang ăn cơm ông lấy thùng cơm lật ngược lại.
Hộ pháp thần làm theo lời nói, khi thùng cơm bị lật ngược, vị trụ trì rầy: Cơm của thí chủ sao làm đổ như vậy!
Lúc đó, vị trụ trì không nhất tâm, thành ra hào quang hạ xuống, Hộ pháp thần thấy được rồi lại trước mặt đảnh lễ. Được một lúc, hào quang phục hồi thì Hộ pháp thần không thấy nữa.
Tất cả mọi người đều có hào quang, ai tu nhiều tâm lực mạnh thì có hào quang mạnh. Hộ pháp thần còn thấy không được, huống chi phàm phu làm sao thấy được! Thiền tông có chuyện tích khác.
Tổ Luật tông là Đạo Tuyên luật sư trì giới rất nghiêm chỉnh cảm ứng được thiên thần ở cõi trời, mỗi buổi trưa đem đồ ăn cúng dường trải qua thời gian tiếng tăm đồn khắp nơi. Thiền sư muốn gặp người cõi trời ra sao? Một hôm Thiền sư đến Đạo Tuyên, để chờ gặp người cõi trời, chờ đến qua giờ ngọ, Thiền sư thấy người cõi trời không đến, liền từ giả Đạo Tuyên về.
Vừa ra khỏi nhà thì Thiên thần vào, Đạo Tuyên nói: Tại sao hôm nay ông đến trể vậy? Biết tôi quá giờ ngọ không ăn!
Thiên thần đáp: Không phải đi trể, tôi vẫn đi như mỗi ngày vậy; nhưng có hào quang tỏa sáng khắp tòa nhà, nên tôi vào không được, bây giờ hào quang tan, tôi mới vào được.
Đạo Tuyên mới biết Thiền sư có hào quang, không phải như lúc đầu coi thường Thiền sư không có oai nghi. Nhưng Thiền sư trì giới siêu việt mà Đạo Tuyên không biết, không ngờ Luật sư trì giới không bằng.
Diệu dụng của tự tánh hiện ra không thể nghĩ bàn. Nếu có tội hay không có tội, xưng danh đúng Quán Thế Âm thì tất cả gông cùm xiềng xích được tan rã. Như đoàn người thương buôn gặp cướp tặc chỉ trong đó có người xưng đúng danh hiệu Quán Thế Âm thì cướp tặc không hại được.
Cho nên, gọi Quán Thế Âm ban cho cái không sợ. Tất cả khủng bố, khiếp sợ đều được thoát khỏi. Tức là nhất Tâm thì diệu dụng tự tánh được hiện ra, chứ không phải niệm suông một câu “Quán Thế Âm Bồ Tát” mà cứu được. Nếu như vậy thì người nào niệm cũng đều được cả! Nhưng lúc niệm phải niệm nhất tâm, muốn được nhất tâm nên ngày thường phải có sự tu tập.
Như tham thiền chỉ có nghi tình, không có niệm khác thì cái dụng tự tánh hiện ra; như có tài xế xe hơi đang tham thiền, không để ý xe, mà không đụng xe. Lúc chưa tham thiền bị cảnh sát giao thông thổi phạt, tham thiền rồi không còn bị thổi phạt.
Việc ấy chứng tỏ sức dụng của tự tánh tự động, không cần qua bộ óc. Nếu qua bộ óc thì không phải dụng tự tánh, đó đều là vọng. Cho nên, nói xưng đúng danh Quán Thế Âm, nghĩa là con mắt nghe được âm thanh, tức là không có phân biệt. Nếu có phân biệt thì chỉ mắt thấy tai nghe.
Chánh Văn:
Vô Tận Ý! Quán thế âm Đại Bồ Tát sức oai thần cao lớn như thế.
Nếu có chúng sanh nào nhiều lòng dâm dục, thường cung kính niệm Quán Thế âm Bồ Tát, liền được lìa dục.
Nếu người nhiều giận hờn, thường cung kính niệm Quán Thế âm Bồ Tát, liền được lìa lòng giận.
Nếu người nhiều ngu si, thường cung kính niệm Quán Thế âm Bồ Tát, liền được lìa ngu si.
Vô Tận Ý! Quán thế âm Đại Bồ Tát sức oai thần lớn, nhiều lợi ích như thế. Cho nên, chúng sanh phải thường tưởng nhớ.
Nếu có người nữ, giả sử muốn cầu con trai, lễ lạy cúng dường Quán Thế âm Bồ Tát, liền sanh con trai phước đức trí huệ; giả sử muốn cầu con gái, bèn sanh con gái có tướng xinh đẹp, vì trước đã trồng cội phước đức, mọi người đều kính mến.
Giảng giải:
Vô Tận Ý là đại diện đương cơ phẩm kinh này, thần lực tự tánh Quán Thế âm của mọi người rất oai thần. Nếu người ham dâm dục, ngu si, sân hận, mà niệm đúng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát thì ngu si, sân hận sẽ hết.
Có sự thật chứng tỏ, những người tham thiền, trước kia thích coi hát, mặc áo đẹp hay ăn uống, tham thiền một thời gian thì hết thích coi hát, mặc áo đẹp hay ăn uống. Tự nhiên hạ căn chuyển thành thượng căn, như ban đầu nghe tôi giảng không hiểu gì cả, có thể gọi ngu si, chỉ tin lời nói của tôi mà tham thiền vài tháng sau thình lình phát huệ; trước kia coi kinh không hiểu, bây giờ coi kinh thì hiểu.
Tự tánh mình đầy đủ, không kém hơn Phật. Không được dùng ra là do bị tham sân si che khuất, nên không hiện ra cái dụng. Như bụi che lấp mặt gương, nên gương không chiếu ra được. Nếu quét sạch bụi trên gương thì ánh sáng gương hiện ra.
Không phải do mình tu mà thành Phật, như không phải quét bụi mới thành gương, vì gương đã thành sẵn. Lúc quét trống ra được bao nhiêu thì cái dụng hiện ra bấy nhiêu. Bởi vì Phật pháp nói đến chữ không là hiện ra cái dụng tích cực, chứ không phải tiêu cực.
Như nhà này, chẳng có cái không thì chúng ta chẳng thể ngồi đây được. Cho nên, tất cả dùng đều phải nhờ cái không. Có cái không mới dùng được, chẳng có cái không chẳng dùng được. Vì vậy, Phật pháp nói đến cái không là hiện ra cái dùng.
Ví dụ cái tay là cái dụng của tự tánh, nó là hoạt bát vạn năng, muốn lấy cái khăn, cái dĩa,… đều được. Nếu cầm chặt cây bút thì không thể lấy thứ khác được nữa. Nếu cần lấy thứ khác thì phải buông cây viết ra mới lấy được mọi thứ.
Mà cây bút là pháp có, nếu chấp không tức là trong nắm tay không có gì hết, cũng làm mất cái dụng của cái tay. Như nắm tay “không” cần phải buông ra thì cái dùng của tay mới có. Như không còn chấp không thì cái dụng tự tánh được hiện ra.
Tự tánh luôn luôn hiện ra cái dụng hoạt bát vạn năng, nếu chấp nơi có thì trụ nơi có, chấp nơi không thì trụ nơi không đều có sở trụ, nên mất cái dụng hoạt bát vạn năng tự tánh. Cho nên, không trụ chỗ nào thì cái dụng hoạt bát vạn năng tự tánh có vô lượng vô biên.
Dụng của tự tánh có oai thần lực như thế, có lợi ích cho chúng sanh, nên tất cả chúng sinh đều hướng vào tự tánh mà ngộ. Phải theo kinh thực hành, quét sạch bệnh chấp thật. Lúc ấy, dụng Phật tánh hiện ra, mình không cần cầu nó vẫn được.
Phật tánh hiện ra thì được tự do tự tại, như muốn cầu nam được nam, muốn cầu nữ được nữ, muốn cái gì được cái nấy. Nếu còn một chút chướng ngại thì không được tự do tự tại hay còn một chút khổ cũng gọi là không tự do tự tại.
Vì vậy chúng sinh đều phải thọ trì. Thọ trì là lãnh thọ thực hành, chứ không phải chỉ có miệng nói, không thực hành. Nếu như thế ai làm chẳng được! Vậy đâu có công hiệu, tự tánh không hiện ra cái dụng để dùng. Cho nên, tin tự tánh mình là Phật, rồi mới lãnh thọ thực hành theo, được hiện ra cái dụng tự tánh, mới đúng danh Quán Thế Âm có lục căn hổ dụng.
Chánh văn:
Vô Tận Ý! Quán Thế Âm Bồ Tát có sức thần như thế.
Nếu có chúng sanh cung kính lễ lạy Quán Thế Âm Bồ Tát, thời phước đức chẳng luống mất. Cho nên, chúng sanh đều phải thọ trì danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát.
Vô Tận Ý! Nếu có người thọ trì danh tự của 62 hằng hà sa ức Bồ Tát, lại trọn đời cúng dường đồ ăn uống, y phục, giường nằm, thuốc thang. Ý ông nghĩ sao? Công đức của người thiện nam tín nữ có nhiều chăng?
Vô Tận Ý thưa: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều.
Phật nói: Nếu người thọ trì danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, nhẫn đến một thời lễ lạy cúng dường, thời phước của hai người đó bằng nhau không khác, trong trăm nghìn muôn ức kiếp không thể cùng tận.
Vô Tận Ý! Thọ trì danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát đặng vô lượng vô biên lợi ích như thế.
Ngài Vô Tận Ý Bồ Tát bạch Phật rằng: Thế Tôn! Quán Thế Âm Bồ Tát dạo đi trong cõi Ta Bà như thế nào? Nói pháp cho chúng sanh như thế nào? Sức phương tiện việc đó như thế nào?
Phật bảo Vô Tận Ý Bồ Tát: Thiện nam tử! Nếu có chúng sanh trong quốc độ nào đáng dùng thân Phật đặng độ thoát, thời Quán Thế Âm Bồ Tát liền hiện thân Phật mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Duyên Giác đặng độ thoát, liền hiện thân Duyên Giác mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Thanh Văn đặng độ thoát, liền hiện thân Thanh Văn mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Phạm Vương đặng độ thoát, liền hiện thân Phạm Vương mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Đế Thích đặng độ thoát, liền hiện thân Đế Thích mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Tự Tại Thiên đặng độ thoát, liền hiện thân Tự Tại Thiên mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Đại Tự Tại Thiên đặng độ thoát, liền hiện thân Đại Tự Tại Thiên mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Thiên Đại Tướng Quân đặng độ thoát, liền hiện thân Thiên Đại Tướng Quân mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Tỳ Sa Môn đặng độ thoát, liền hiện thân Tỳ Sa Môn mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Tiểu Vương đặng độ thoát, liền hiện thân Tiểu Vương mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Trưởng Giả đặng độ thoát, liền hiện thân Trưởng Giả mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Cư Sĩ đặng độ thoát, liền hiện thân Cư Sĩ mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Tể Quan đặng độ thoát, liền hiện thân Tể Quan mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Bà La Môn đặng độ thoát, liền hiện thân Bà La Môn mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di đặng độ thoát, liền hiện thân Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân phụ nữ của Trưởng Giả, Cư Sĩ, Tể Quan, Bà La Môn đặng độ thoát, liền hiện thân phụ nữ của Trưởng Giả, Cư Sĩ, Tể Quan, Bà La Môn mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân đồng nam, đồng nữ đặng độ thoát, liền hiện thân đồng nam, đồng nữ mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Trời, Rồng, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Ca Lâu La, Ma Hầu La Dà, nhơn cùng phi nhơn đặng độ thoát, liền đều hiện ra mà vì đó nói pháp.
Người đáng dùng thân Chấp Kim Cang thần đăïng độ thoát, liền hiện thân Chấp Kim Cang thần mà vì đó nói pháp.
Vô Tận Ý! Quán Thế Âm Bồ Tát thành tựu công đức như thế, dùng mỗi thân hình dạo đi trong các cõi nước để độ thoát chúng sanh, cho nên các vị phải một lòng cúng dường Quán Thế Âm Bồ Tát.
Quán Thế Âm Đại Bồ Tát ở trong chỗ nạn gấp sợ sệt hay ban sự vô úy, cho nên cõi Ta Bà này đều gọi là vị Thí Vô Úy.
Giảng giải:
Phật nói: “Có người thọ trì 62 ức, hằng hà sa Bồ Tát”. Tại sao nói 62 ức? Không nói 60 hay 61? Vì kiến chấp của chúng simh có 62 thứ, cho nên có số 62 để đối trị kiến chấp. 62 thứ là gì? Gồm có tứ cú: Cú thứ nhất là “có”, cú thứ nhì là “không”, cú thứ 3 là”chẳng có chẳng không”, cú thứ tư là “cũng có cũng không”. Nếu chấp có lọt vào cú thứ nhất, chấp không lọt vào cú thứ nhì, chấp chẳng có chẳng không lọt vào cú thứ 3, chấp cũng có cũng không lọt vào cú thứ tư. Nhân cùng với ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) thành 20, rồi nhân với tam thế (quá khứ, hiện tại, vị lai) thành 60 và cộng nguồn gốc Có và Không thành 62:
(Tứ cú x ngũ uẩn x tam thế ) + Có & Không.
Cho nên, kiến chấp gồm 62 thứ, tất cả các pháp đều do kiến chấp này sanh ra. Vì thế, muốn trị bệnh của chúng sinh, mới nói có 62 ức số để trị bệnh chấp chúng sinh.
Thọ trì 62 ức hằng hà sa số Bồ Tát để đối trị 62 kiến chấp này, mình chỉ xưng đúng Quán Thế Âm là đầy đủ. Bởi vì, tự tánh của mình đầy đủ tất cả, tất cả không ngoài tự tánh.
Như hư không pháp giới không ở ngoài tự tánh. Nói tâm bao gồm hư không pháp giới thì tâm là tâm, hư không pháp giới là hư không pháp giới là 2 rồi. Vì tự tánh bất nhị, nên hư không pháp giới là tâm, tâm là hư không pháp giới, hư không pháp giới là tự tánh, chứ không phải là 2 cái, nếu là 2 thì không phải tự tánh.
Nói ra có 62 ức thì nhiều, nhưng gom lại là bất nhị, cũng là Quán Thế Âm. Vì vậy công đức bằng nhau không khác, tất cả dụng tự tánh hiện ra dùng không hết. Phước đức của thế gian tuy nhiều, nhưng dùng có ngày phải hết; còn công đức của tự tánh dùng không bao giờ hết, vì tự tánh không sanh thì không diệt.
Chư Phật muốn mình tu để tự tánh hiện ra cái dùng rốt ráo, như quét trống bao nhiêu thì cái dụng hiện ra bấy nhiêu. “Không” tích cực thì dụng tích cực. Thọ trì là quét chấp trước cho sạch, nếu quét chưa sạch thì còn năng lực gọi là tiềm năng, tiềm năng ẩn nơi tự tánh của mình.
Nếu quét sạch chấp trước hoàn toàn thì cái dụng bằng Phật. Lúc ấy được tự do tự tại, muốn dùng như thế nào đều được cả. Ở đây nói có 32 ứng thân của Quán Thế Aâm là chúng sanh nào cần thân Phân độ thì hiện thân Phật để độ, cần thân gì thì hiện thân ấy để độ. 32 thứ là tùy theo trình độ căn cơ của chúng sanh mà độ.
Như Lục Tổ nói: “Tự tánh tự độ”, Quán Thế Âm Bồ Tát cũng là tự tánh tự độ, mỗi mỗi chúng sanh cũng là tự tánh tự độ. Vì tự tánh là Quán Thế Âm Bồ Tát, tự tánh là Phật, chứ không phải người khác độ mình được. Nếu có người khác độ mình được, vậy Phật đại từ đại bi độ chúng sanh hết thì chúng sanh bây giờ không còn khổ!
Không thể kể ra chi tiết 32 thứ ứng thân, vì những thứ kia cũng như vậy.
Chánh văn:
Vô Tận Ý Bồ Tát bạch Phật: “Thế Tôn! Con nay cúng dường Quán Thế Âm Bồ Tát”. Liền mở chuỗi ngọc bằng các châu báu nơi cổ giá trị trăm nghìn lượng vàng, đem trao cho ngài Quán Thế Aâm mà nói rằng: “Xin Ngài nhận chuỗi trân bảo pháp thí này”.
Khi ấy Quán Thế Âm Bồ Tát chẳng chịu nhận chuỗi. Ngài Vô Tận Ý lại thưa cùng Quán Thế Âm Bồ Tát rằng: “Xin Ngài vì thương chúng tôi mà nhận chuỗi ngọc này”.
Bấy giờ, Phật bảo Quán Thế Âm Bồ Tát: “Ông nên thương Vô Tận Ý Bồ Tát và hàng tứ chúng cùng Trời, Rồng, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Ca Lâu La, Khẩn Na La, Ma Hầu La Dà, nhơn và phi nhơn, … mà nhận chuỗi ngọc đó”.
Tức thời Quán Thế Âm Bồ Tát thương hàng tứ chúng và Trời, Rồng, nhơn và phi nhơn,… mà nhận chuỗi ngọc đó chia làm hai phần: Một phần dưng Phật Thích Ca Mâu Ni, một phần dưng tháp của Phật Đa Bảo.
Vô Tận Ý! Quán Thế Âm Bồ Tát có sức thần tự tại như thế, dạo đi nơi cõi Ta Bà.
Giảng giải:
Đến đây, Vô Tận Ý Bồ Tát bạch Phật rằng: “Con muốn cúng dường xâu chuỗi ngọc cho Quán Thế Âm Bồ Tát”. Đây là hình dung trân trọng cung kính pháp. Nếu mình không được nghe pháp thì không biết cách tu hành, nên không được giải thoát và không hiện ra cái dụng Phật tánh.
Vô Tận Ý Bồ Tát muốn biểu thị cung kính Tam Bảo, mới lấy xâu chuỗi ngọc rất giá trị cúng dường. Ban đầu Quán Thế Âm Bồ Tát không chịu nhận. Vô Tận Ý Bồ Tát thưa cùng với Quán Thế Âm Bồ Tát rằng: “Xin Ngài vì thương chúng tôi mà nhận chuỗi ngọc này”.
Khi ấy, Phật bảo Quán Thế Âm Bồ Tát: “Phải thương xót Vô Tận Ý Bồ Tát”. Vì Vô Tận Ý Bồ Tát là đại diện cho đương cơ, thương Vô Tận Ý Bồ Tát là thương xót tất cả người đang nghe pháp gồm có: Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ, Thiên Long bát bộ,…
Quán Thế Âm Bồ Tát chịu nhận chuỗi ngọc anh lạc, rồi chia ra làm 2 phần: Một phần cúng dường Phật Thích Ca và còn một phần cúng dường tháp Phật Đa Bảo.
Phật nói với những người nghe pháp: Tự tánh Quán Thế Âm của mình có thần lực tự do tự tại, không những cùng khắp thế giới Ta Bà, mà cùng khắp vô lượng vô biên thế giới.
Chánh văn:
Lúc đó, Ngài Vô Tận Ý nói kệ hỏi Phật:
Thế Tôn đủ tướng tốt!
Con nay lại hỏi kia
Phât tử nhơn duyên gì
Tên là Quán Thế âm?
Đấng đầy đủ diệu tướng.
Giảng giải:
Nói đến chữ “diệu” thì bất khả tư nghì, nếu có tướng để thấy là suy nghĩ được, vậy không phải “diệu tướng”. Diệu tướng này có sẵn đầy đủ cái dụng của tự tánh, tất cả chúng sanh cũng đầy đủ diệu tướng.
“Nhân duyên gì tên là Quán Thế âm?” Ở trên nói Quán Thế Âm Bồ Tát là cái dụng của tự tánh được hiện ra, mới có lục căn hổ dụng, nên con mắt nghe âm thanh, vì vậy có tên là Quán Thế âm. Việc ấy không thể suy nghĩ được, gọi là đầy đủ diệu tướng. Cho nên, tất cả người thế gian tôn kính trân trọng.
Chánh văn:
Nói kệ đáp Vô Tận Ý:
Ông nghe hạnh Quan âm
Khéo ứng các nơi chỗ
Thệ rộng sâu như biển
Nhiều kiếp chẳng nghĩ bàn
Hầu nhiều nghìn ức Phật
Phát nguyện thanh tịnh lớn.
Ta vì ông lược nói
Nghe tên cùng thấy thân
Tâm niệm chẳng luống qua
Hay diệt khổ các cõi.
Giả sử sanh lòng hại
Xô rớt hầm lửa lớn
Do sức niệm Quán âm
Hầm lửa biến thành ao.
Hoặc trôi dạt biển lớn
Các nạn quỷ, cá, rồng
Do sức niệm Quan âm
Sóng mòi chẳng chìm đặng.
Hoặc ở chót Tu Di
Bị người xô rớt xuống
Do sức niệm Quan âm
Như mặt trời trên không.
Hoặc bị người dữ rượt
Rớt xuống núi Kim Cang
Do sức niệm Quan âm
Chẳng tổn đến mảy lông.
Hoặc gặp oán tặc vây
Đều cầm dao làm hại
Do sức niệm Quan Âm
Đều liền sanh lòng lành.
Hoặc bị khổ nạn vua
Khi hành hình sắp chết
Do sức niệm Quan âm
Dao liền gãy từng đọan.
Hoặc tù cấm xiềng xích
Tay chân bị gông cùm
Do sức niệm Quan âm
Tháo rã được giải thoát
Nguyền rủa các thuốc độc
Muốn hại đến thân đó
Do sức niệm Quan âm
Trở hại nơi bổn nhơn.
Hoặc gặp La Sát dữ
Rồng độc các loài quỷ
Do sức niệm Quan âm
Liền đều không dám hại.
Hoặc thú dữ vây quanh
Nanh vút nhọn đáng sợ
Do sức niệm Quan âm
Vội vàng bỏ chạy thẳng.
Rắn độc cùng bò cạp
Hơi độc khói lửa đốt
Do sức niệm Quan âm
Theo tiếng tự bỏ đi.
Mây sấm nổ sét đánh
Tuông giá xối mưa lớn
Do sức niệm Quan âm
Liền đặng tiêu tan cả.
Chúng sanh bị khổ ách
Vô lượng khổ bức thân
Quán âm sức trí diệu
Hay cứu khổ thế gian
Đầy đủ sức thần thông
Rộng tu trí phương tiện
Các cõi nước mười phương
Không cõi nào chẳng hiện.
Các loài trong đường dữ:
Địa ngục quỷ, súc sanh
Sanh, già, bệnh, chết, khổ
Lần đều khiến dứt hết.
Chơn quán thanh tịnh quán
Trí huệ quán rộng lớn
Bi quán và từ quán,
Thường nguyện thường chiêm ngưỡng
Sáng thanh tịnh không nhơ
Huệ nhật phá các tối
Hay tiêu tai khói lửa
Khắp soi sáng thế gian.
Lòng bi răn như sấm
Ý từ diệu dường mây
Xối mưa pháp cam lồ
Dứt trừ lửa phiền não
Cãi kiện qua chỗ quan
Trong quân trận sợ sệt
Do sức niệm Quan âm
Cừu oán đều lui tan.
Diệu âm, Quán thế âm
Phạm âm, hải triều âm
Tiếng hơn thế gian kia,
Cho nên thường phải niệm.
Niệm niệm chớ sanh nghi
Quán âm bực Tịnh Thánh
Nơi khổ não nạn chết
Hay vì làm nương cậy.
Đủ tất cả công đức
Mắt lành trông chúng sanh
Biển phước lớn không lường
Cho nên phải đảnh lễ.
Giảng giải:
Phật nói: “Nay nghe hạnh Quán Thế âm”, tức là cái dụng của tự tánh khắp mười phương. Tất cả Phật và Bồ Tát đều có thệ nguyện rộng sâu như biển, không bị thời gian, số lượng hạn chế nên gọi là nhiều kiếp không nghĩ bàn.
Đại thanh tịnh là không sạch và không dơ. Chữ “đại” là siêu việt số lượng, siêu việt hiện tướng, lìa tương đối. Nếu có sạch có dơ thì chẳng phải là “đại”. Cho nên, phải quét luôn cả thanh tịnh, mới được đại thanh tịnh.
“Ta vì ông lược nói, nghe tên cùng thấy thân, tâm không bỏ qua trống rỗng”. Như tham thiền không để lọt vào vô ký không, phải có nghi tình; nếu không có vọng tưởng không có nghi tình thì lọt vào vô ký không, đối với việc tu hành kiến tánh là vô ích.
Nhưng đây “nghe danh thấy thân” không phải thật mình nghe danh thấy thân. Như Kinh Lăng Nghiêm nói: “Nghe là phản văn (nghe)” là nghe tự tánh của mình. Tự tánh không có hình tướng, không có thân. Kinh Kim Cang nói: “Không có thân mới là đại thân”. Nếu có thân thì không phải đại thân, có hình tướng cũng không phải là đại thân.
Lúc tự tánh hiện ra thì tất cả khổ đều tiêu mất, giả sử có người muốn hại mình, muốn xô xuống hầm lửa, niệm đúng danh Quán Thế Aâm thì sức dụng tự tánh biến hầm lửa thành ao mát trong xanh cho mình tắm. Đoạn dưới nói nạn rồng, cá, quỷ,… nếu niệm được đúng danh Quán Thế Aâm thì tất cả nạn kia không thể hại được.
Ở đây nói nhiều thứ, nhưng ý nghĩa giống nhau, chỉ cần hiểu một ý nghĩa là đủ.
“Quán âm diệu trí lực” cũng là cái dụng của tự tánh cứu tất cả khổ thế gian. “Đầy đủ sức thần thông”, vì thần thông biến hóa tự tánh mình không kém thua Phật một chút nào; Phật hiện ra dùng hết, còn mình hiện ra một phần nào thôi.
Lúc mình thọ trì theo lời Phật dạy, cuối cùng cũng hiện ra hết cái dụng như Phật, gọi là kiến tánh thành Phật. Sức dụng tự tánh được dùng ra hết gọi là Quan Thế Aâm diệu trí lực thì tất cả khổ đều hết, nên đầy đủ tất cả thần thông.
Vậy 10 phương quốc độ đều có thần thông lực. Nếu có thần túc thông (biết bay) cũng không được tự do tự tại. Ngoại đạo tà ma đều có 5 thứ thần thông, trong đó có thần túc thông. Nếu muốn bay qua Pháp phải có không gian thời gian thì bị không gian thời gian hạn chế, nên không được tự do tự tại.
Nếu thật tự do tự tại thì không cần bay, chỉ nổi niệm thì đã qua Pháp rồi hay nuốn hiện thân ở cõi nào, chỉ khởi niệm là thân ở cõi đó. Cho nên khỏi cần bay, cần bay thì không được tự do tự tại.
Nếu được tự do tự tại thì các khổ ác thú, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, sanh lão bệnh tử đều tiêu diệt. Sau khi tiêu diệt thì cái quán đó gọi là chơn quán. Ở đây có 5 thứ quán là cái dụng của tự tánh:
Chơn quán là quán sát không hư vọng, không dính líu gì cả, nó rất trong sạch, luôn cả thanh tịnh cũng không có, mới là thanh tịnh quán. Lúc ấy không phải trí huệ của thế gian qua tác ý, nếu có tác ý thì không được quãng đại. Trí huệ này là Bát Nhã mới được quãng đại, không bị số lượng hạn chế, vì khắp 10 phương thế giới gọi là quãng đại trí huệ.
Bi quán và từ quán: Bi là cứu khổ chúng sanh, từ là ban vui. Tự tánh sẵn có từ bi.
Từ là vô duyên từ, tức là không thấy ta ban vui cho chúng sanh, cũng không thấy chúng sanh thọ vui của ta, không có đối đãi ta và người.
Bi là đồng thể bi, tức là ta và chúng sanh đồng một bản thể không khác, cho nên gọi là bất nhị.
Người ta thường cho từ bi và bác ái giống nhau, nhưng khác nhau như trời với đất.
Bác ái là chấp ngã, tức là tất cả của ta được, rồi ta yêu đại chúng, ta cho đại chúng. Còn từ bi thì không có ngã, không có ta cho đại chúng, không có đại chúng thọ cái từ bi của ta.
Từ bi là cái dụng của tự tánh, không có ngã, không có tự, không có tha, không có tương đối.
Nếu chúng ta chưa đạt đến từ bi thì phải thường nguyện thường chiêm ngưỡng, tức là tu tập ngày đêm không gián đọan. Tu tập theo Giáo môn thì tu thiền quán, tu Tổ Sư thiền thì hỏi câu thoại đầu, khởi nghi tình lên liên tục thì đúng “thường nguyện thường chiêm ngưỡng”. Quét sạch tâm chấp thì ánh sáng thanh tịnh hiện ra.
Ánh sáng thanh tịnh tự tánh hiện ra cũng như trí huệ mặt chiếu soi thì mây mù đen tối tiêu tan. Aùnh sáng tự tánh hiện ra thì gió, lửa, tai nạn đều tiêu hết, thế gian được sáng tỏ, các khổ không còn.
Dụng tự tánh hiện ra thì không thể suy nghĩ được, phổ biến khắp nơi, cho nên tất cả chúng sanh đều thọ nhận cam lồ. Như trời mưa xuống chỗ nào thì chỗ ấy được thắm ướt.
Nay tôi giảng phẩm Phổ Môn này các vị đều nghe hiểu, như trời mưa mà các vị thọ nhận được cam lồ. Trước kia có lửa phiền não thì nay được dập tắt. Nếu sức dụng tự tánh hiện ra thì những oán ghét tranh chấp với nhau đều tan rã hết.
Phạm âm và hải triều âm là sức dụng của tự tánh. Chữ “phạm” là thanh tịnh, hải triều âm là tiếng kêu của biển ngày đêm liên tiếp không gián đọan. Cũng như sức dụng của tự tánh không gián đoạn, mặc dầu thân này vào thai trâu bụng ngựa,…
Nếu tự tánh hiện ra thì âm thanh cùng khắp nơi hơn các âm thanh thế gian, cho nên mình phải luôn luôn nhớ quán tự tánh của mình. Tham thiền là hỏi câu thoại đầu khởi lên nghi tình, để tự tánh của mình được hiện ra, dùng hết cái dụng tiềm ẩn bằng như dụng tự tánh của Phật.
Các vị nghe tôi giảng rồi không còn nghi ngờ nữa. Tự tánh của mình là Quán Thế Aâm, cũng là Phật, có sức lực bằng Phật, không kém hơn Phật. Tự tánh của mình thanh tịnh, vì thế tất cả khổ nạn,… chỉ cần tự tánh được hiện ra thì được yên ổn.
Chỉ nhờ tự tánh của mình, chứ không nhờ ngoài tự tánh. Cho nên, Phật và Tổ nói: “Tin tự tâm là Phật gọi là chánh tín, tin ngoài tâm có Phật gọi là tà tín”. Nhờ chính mình chứ không nhờ người khác, nếu nhờ người khác là ỷ lại thì không được tự do tự tại.
Mình phải làm chủ cho mình, mà hiện nay không biết mình là cái gì! Vì vậy, không làm chủ mình thì không được tự do tự tại, nếu được tự do tự tại thì hết các khổ. Chư Phật chư Tổ muốn mình giác ngộ, chữ “Phật” nghĩa là giác ngộ.
Giác ngộ cái gì? Giác ngộ là biết là cái gì, chưa giác ngộ nên không làm chủ được. Vì vậy, mình không muốn già nhưng nó vẫn già, không muốn bệnh mà nó cũng bệnh, không muốn chết thì nó lại chết. Giác ngộ biết mình là cái gì thì làm chủ mình mới được tự do tự tại, tiềm năng của mình dùng ra bằng Phật.
Tự tánh của mình đầy đủ tất cả công đức, không phải do mình làm ra. Cho nên, lấy “từ nhãn” mà xem chúng sanh thì thấy phước đức của chúng sanh có vô lượng vô biên.
Đảnh lễ Phật không phải đảnh lễ tượng Phật gỗ hay tượng Phật đất, mà đảnh lễ tự tánh của mình và hướng vào tự tánh của mình mà ngộ. Nếu có đảnh lễ thì không nên quên tự tánh, vì vậy đảnh lễ là như thế!
Chánh văn:
Lúc ấy, Trì Địa Bồ Tát từ chỗ ngồi đứng dậy đến trước Phật bạch rằng: “Thế Tôn! Nếu có chúng sanh nào nghe phẩm Quán Thế Âm Bồ Tát đạo nghiệp tự tại, phổ môn thị hiện sức thần thông, nên biết công đức người đó chẳng ít”.
Khi Phật nói phẩm Phổ Môn này, trong chúng có tám muôn bốn ngàn chúng sanh đều phát tâm vô đẳng vô thượng chánh đẳng chánh giác.
Giảng giải:
Phật thuyết phẩm Phổ Môn đến đây có Trì Địa Bồ Tát bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Nếu có chúng sanh nào nghe phẩm Quán Thế Âm Bồ Tát đạo nghiệp tự tại, Phổ Môn thị hiện sức thần thông, nên biết công đức người đó chẳng ít”. Nghĩa là tự tánh mình hiện ra cùng khắp, thần thông lực cũng hiện ra cùng khắp thì công đức không chỗ nào thiếu sót.
Lúc ấy, Phật thuyết phẩm Phổ Môn này, trong chúng hội có 84000 người đều phát tâm vô thượng bồ đề, tức là phát tâm giác ngộ. Tâm giác ngộ ở trong Thiền tông gọi là phát tâm vô sở đắc.
Phát tâm vô sở đắc là phát tâm cao nhất, nếu còn có sở đắc thì còn chấp ngã thì không phải tâm giác ngộ cao nhất. Cho nên, tôi dạy các vị tham thiền, căn bản là vô sở đắc, vô sở cầu, vô sở sợ.
Nếu giữ được vô sở đắc, vô sở cầu, vô sở sợ thì tâm bồ đề luôn luôn được giữ, luôn luôn được phát. Nếu có sở đắc thì không phải tâm bồ đề, nên không được giác ngộ, vì còn có ngã chấp.
Hỏi:
Các vị kiến tánh rồi như những trường hợp quả báo của Sư Tử tôn giả, Tổ Huệ Khả, Tổ Nam Đầu,… mà thầy đã giảng có sức dụng tự tánh hiện ra thì những đao trượng gãy từng khúc. Nhưng đao trượng đến các vị đó không gãy từng khúc, mà ngược lại làm cho thân thể các vị phải bị tan nát rất thê thảm, tại sao?
Đáp:
Câu hỏi này rất hay, chư Phật chư Tổ độ chúng sanh có thuận độ và có nghịch độ. Có việc Bồ Tát làm ra hiện tượng ác rồi đọa địa ngục, để cho chúng sanh thấy sợ mà không dám làm. Chứng Đạo Ca nói: “liễu tức nghiệp chướng bổn lai không”, liễu là ngộ triệt để thì nghiệp chướng sẽ tiêu hết.
Như trong chiêm bao có người tạo tội, bị chính phủ chiêm bắt khảo đánh, ở tù; lúc ấy rất khổ sở, nhưng khi tỉnh thức thì thấy chiêm bao ở đâu? Luôn cả thân chiêm bao cũng không có. Vậy ai phải chịu khổ, bị bắt khảo ở tù! Nhưng vì độ chúng sanh, nên chư Tổ thị hiện cho chúng sanh sợ.
Thấy rằng nhân quả không sai, như Phật nói: Dân tộc Phật Thích Ca bị Lưu Ly Vương đem quân bao vây đều giết hết lớn nhỏ. Lúc ấy, Tôn giả Mục Kiền Liên có thần thông thấy vậy chịu không nổi, rồi lấy bát cứu 500 người đem lên hư không để khỏi bị giết.
Khi quân Lưu Ly Vương giết xong rồi kéo quân về, Tôn giả Mục Kiền Liên đem bát xuống thấy trong bát toàn là máu. Rồi Tôn giả Mục Kiền Liên hỏi Phật: Con đã cứu 500 người, mà tại sao vậy?
Phật nói: Đó là nhân quả.
Tôn giả Mục Kiền Liên hỏi: Nhân quả như thế nào?
Phật nói: Dân tộc Thích Ca sống nghề bắt cá, Lưu Ly Vương cùng quân lính là cá ở trong một cái ao. Dân tộc này lấy hết nước rồi bắt hết cá để ăn. Nhưng chỉ có một con nít không bắt và không ăn cá. Con nít đó là ai? Là ta. Bây giờ thành Phật rồi còn nhức đầu 3 ngày.
Vì độ chúng sanh nên nói nhức đầu 3 ngày, nhưng ở trong kinh khác nói: “Phật vì chúng sanh nên nói nhức đầu 3 ngày, chứ Phật đâu có nhức đầu”. Bởi thế, Phật từ bi phải nói như vậy, chỗ này nói như thế này thì chúng sanh mới tin, chỗ khác nói khác thì chúng sanh mới tin. Nếu không biết ý của Phật thì thấy rất mâu thuẫn, nhưng sự thật không mâu thuẫn.
Phật vì chúng sanh muốn thoát khổ, mà tùy theo căn cơ để thuyết pháp, chứ không phải Phật có ý gạt chúng sanh. Chư Phật chư Tổ nói: “Chư Phật chư Tổ không có ý gạt chúng sanh, vì chúng sanh không thấu qua ý của chư Phật chư Tổ, nên bị Phật, Tổ gạt”.
Như nước sông, nước biển không có ý làm chướng ngại người, tại người đi qua không được, nên bị sông biển làm chướng ngại. Cho nên, trong Thiền tông nói: “Về sau tôi không bị Phật, Tổ gạt nữa”. Có nhiều người theo mặt chữ giải thích phẩm Phổ Môn thì nghịch ý Phật. Vì kinh Pháp Hoa là kinh liễu nghĩa phá chấp thật.
Phật thuyết 2 thứ kinh: Kinh liễu nghĩa là phá chấp thật và tùy theo căn cơ chấp thật nên nói kinh bất liễu nghĩa.
Trong kinh Duy Ma Cật, Phật dạy: “Phải y kinh liễu nghĩa, chứ không y kinh bất liễu nghĩa”. Câu này ở trong pháp tứ y:
1- Y pháp bất y nhân.
2- Y nghĩa bất y ngữ.
3- Y liễu nghĩa, bất y bất liễu nghĩa. 4- Y trí bất y thức.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét