Đức Phật dạy rằng nguồn gốc của tất
cả khổ đau là vô minh. Đây là điều quan trọng khi chúng ta kiểm xét lại
những gì mà ngài thực sự định nghĩa về "vô minh". Hầu hết sự hiện hữu
của con người trong vũ trụ biểu hiện đa dạng, tương ứng với con người
chính là những thói quen, sự suy tư, cảm giác và ký ức của họ. Người ta
không dành chút thời gian hoặc cơ hội để nhìn lại đời sống của chính
mình, quan sát hoặc chú tâm đến muôn pháp khởi động.
Pháp là gì? Thân thể mà chúng ta đang
có, những tri giác và cảm xúc, những tri giác của tâm, những khái niệm
và ý thức xuyên qua những giác quan, đây là những nhân duyên. Một pháp
là điều gì đó được thêm vào và hòa hợp, là những gì sinh và diệt; nó
không tự tác tự sinh, không có mấu chốt cơ bản một cách chính xác.
Tôn giáo là những gì mà con người vận
dụng để cố gắng trở về với điểm cuối cùng bên kia chu kỳ của sống và
chết; sự hiểu biết ngoài thế gian hoặc lokutara Panna (trí tuệ siêu
việt); Nirvana hoặc Nibbana (Niết bàn) là kinh nghiệm siêu việt thực sự.
Đây là khi mà chúng ta đột nhiên hiểu biết chân lý, không qua sự nghiên
cứu kinh Pali hay sách thiền, nhưng xuyên qua kinh nghiệm trực tiếp.
Thông thường chúng ta diễn đạt chân lý
trong khi tâm chúng ta có sự hiện hữu vài điều gì đó, và Niết bàn khi có
vài sự an hòa của tâm hoặc những kinh nghiệm chợt nảy lên. Tất cả chúng
ta có được một vài thứ kinh nghiệm của hạnh phúc, rồi chúng ta thích
diễn đạt về chân lý không sinh, không tạo tác, không nguồn gốc như một
kinh nghiệm hạnh phúc. Nhưng đức Phật rất cẩn thận, chẳng bao giờ ngài
diễn đạt sự thật cuối cùng hay Nibbana-ngài chẳng bao giờ nói nhiều về
nó. Người ta muốn biết nó, viết sách bàn về nó và nghiên cứu sự tự nhiên
của nó-nhưng Niết bàn là sự chính xác với những gì mà đức Phật không
bàn đến.
Thay vì điều đó, đức Phật tập trung đến
sự nhận biết về những điều kiện thay đổi, những gì mà chúng ta biết được
xuyên qua những kinh nghiệm của chính mình ở giây phút bây giờ. Đây
không phải là một chủ đề về niềm tin đối với bất cứ ai. Nó là một đề tài
của sự giác ngộ ở phút giây hiện tại với bất kỳ điều gì đang xảy ra. Do
đó chúng ta tận dụng loại chú tâm này trong đời sống chúng ta-nhận diện
bất cứ điều gì xảy ra;bất kỳ trạng huống của thân và tâm-dù nó là một
cảm giác vui sướng hoặc đau đớn, cảm xúc hoặc ký ức, cái nhìn, âm thanh,
mùi vị hay sự xúc chạm ở trong hoặc ở ngoài, nó chỉ là một trạng thái.
Điều này rất quan trọng để phản ánh đúng
thực nghĩa của "vô minh" bên trong tri giác mà đức Phật đã đề cập đến
khi ngài gọi là nguồn gốc của tất cả khổ đau. "Vô minh hiện hữu" nghĩa
là chúng ta đồng nhất với những trạng thái bằng sự quan hệ với chúng như
"tôi" hay "của tôi." Chúng ta bám vào những khái niệm mà chúng ta đã
chấp chặt để tìm hạnh phúc vĩnh cửu, đạt được vài điều, đeo đuổi vài
điều mà chúng ta không có. Nhưng chúng ta không nhận ra rằng sự ham muốn
trong tâm là một sự thay đổi, nó là một sự mong cầu điều gì đó, và là
một tâm trạng thay đổi trong thế sinh và diệt, nó vốn vô ngã. Thành ngữ
not-self (anatta) không phải là thuộc loại của mantra (thần chú) mà
chúng ta dùng để từ bỏ mọi thứ, nhưng nó là một sự thâm nhập thực thể về
sự tự nhiên của tất cả ham muốn.
Khi bạn nhìn một cách cẩn thận, thật
nhẫn nại và khiêm tốn, bạn bắt đầu thấy rằng cái sinh xuất hiện bên
ngoài cái bất sinh rồi trở về với bất sinh. Nó biến mất và không để lại
gì cả. Nếu nó thực sự là bạn, nó đã ở lại, phải không? Nếu nó thực sự là
cái của bạn thì nó đã đi đâu-chỗ nào đó trong kho dự trữ của cá nhân
bạn? Nhưng khái niệm và bất cứ điều gì đó mà bạn suy nghĩ đó là một pháp
sinh và diệt. Bất kỳ lúc nào bạn cố gắng suy tư về chính mình, như khái
niệm hoặc ký ức về việc này hay việc kia thì chỉ là một pháp của tư
tưởng bạn. Nó không phải là những gì bạn đang là, bạn không phải là một
pháp của tư tưởng bạn. Vì vậy, sự buồn phiền, nỗi tuyệt vọng, tình yêu
và hạnh phúc là tất cả những tâm pháp và chúng không có tự ngã.
Nhận rõ đời sống của chính bạn khi bạn
đau khổ hoặc cảm giác thỏa mãn, tại sao như thế? Nguyên do vài sự cố
chấp, một số quan niệm của chính bạn hay ai đó. Người mà bạn yêu thương
đã chết và bạn cảm thấy buồn khổ với chính mình. Bạn suy nghĩ vế quá khứ
tốt đẹp mà bạn đã có và dừng lại ở đó và tạo thêm nhiều tâm pháp, có
thể bạn cảm thấy tội lỗi vì bạn đã không chan rãi hoặc yêu thương suốt
thời gian đó, đây cũng là một pháp của tâm, nó không phải là cá nhân đơn
độc, phải không? Bạn nhớ một ai đó đang còn sống và bạn mong ước gặp họ
ngay bây giờ, đó là một tâm pháp, hoặc bạn nhớ người nào đó đã chết mà
bạn chẳng bao giờ gặp lại, cái này cũng là môt tâm pháp.
Sự thiền định của Phật giáo là sự nhận
diện những trạng thái của tâm, quan sát và nhận ra những gì mà chúng nó
là, hơn là sự tin tưởng chúng. Người ta muốn tin tưởng-như khi một vài
người thân của bạn chết, vài người bảo với bạn: "Ồ, họ đã lên thiên
đường với chúa trời, họ đang sống trong những sự vui sướng của thiên
giới Tusita." Họ nói điều đó để bạn có sự nhận thức hài lòng đối với suy
nghĩ-"chà, tôi biết lúc này bà nội bạn đang hạnh phúc ở trên đó trong
những vương quốc thiên đường và nhảy múa với thiên sứ. Rồi một ai đó
nói, này bạn biết không, bà ta có một vài điều thật kinh khủng, bà ta có
thể đi xuống địa ngục, bị thiêu đốt trong những lò lửa không ngừng!"
Thế là bạn bắt đầu lo lắng, bạn sẽ bi kết thúc vào những điều này luôn,
nhưng đó là một tâm pháp, thiên đuờng , địa ngục và những hiện tượng tâm
lý. Vì vậy nếu bạn phản chiếu lại hình ảnh mười năm...đó là một tâm
pháp sinh diệt, và nguyên nhân mà nó sinh là như trên. Cho nên pháp đó
tùy thuộc vào pháp khác. Quá khứ là những gì mà chúng ta đã được kinh
nghiệm, và tương lai là điều chưa biết được.
Nhưng ai là người hiểu được tâm pháp
hiện hữu? Tôi không thể nhận ra nó, duy nhất là sự có mặt của hiểu biết,
và sự hiểu biết nhận ra bất kỳ điều gi xảy ra bây giờ, vui hoặc không
vui, những sự suy đoán về tương lai hoặc hồi tưởng về quá khứ, những sự
tạo thành chính bạn như điều này hoặc điều kia. Bạn tạo ra chính mình và
thế giới mà bạn đang sống, cho nên bạn không thể đổ lỗi cho thật sự cho
một người khác. Nếu bạn làm như thế, đó là bởi vì bạn vẫn còn vô minh.
Người giác ngộ thì chúng ta gọi là đức Phật-nhưng không có nghĩa "đức
Phật" là một pháp, đúng hơn "đức Phật" là sự giác ngộ, vì vậy sự thiền
định của Phật tử thực sự là sự tỉnh thức, là sự trở thành đức Phật.
Lý tưởng trở thành đức Phật được y cứ
vào những pháp, bạn nghĩ bạn là ai đó chứ không phải là đức phật bây
giờ, và để trở thành đức Phật bạn phải đọc sách, và tìm ra cách để trở
thành như ngài...Dĩ nhiên, với ý nghĩa này, bạn phải làm việc thực sự
khó khăn để từ bỏ các đặc tính không giống đức Phật; bạn không đạt được
kết quả, bạn trở nên giận dữ, tham lam, nghi ngờ và hoảng sợ, và dĩ
nhiên, chư Phật không có những tâm trạng này, bởi vì đức Phật là bậc
giác ngộ, do đó các ngài hiểu biết tốt hơn. Rồi, để trở thành đức Phật
bạn phải cố gắng tập hạnh giống như đức Phật, chẳng hạn như lòng từ bi
và tất cả các hạnh khác. Tất cả những điều này là tác phẩm của tư tưởng!
Thế là chúng ta tạo nên chư Phật, vì chúng ta tin vào sự tạo thành của
tâm. Nhưng chúng không phải là đức Phật thực sự, chúng chỉ là đức Phật
giả tạo, chúng không phải là đức Phật trí tuệ, chúng chỉ là những tâm
pháp.
Nếu bạn suy nghĩ về chính mình giống như là một ai đó phải làm một vài điều gì đó
để trở thành những gì khác hơn, bạn tiếp
tục bị lôi vào cạm bẫy, một tâm pháp như là cái "tôi", và bạn chẳng bao
giờ hoàn toàn thấu hiểu mọi thứ một cách chính xác. Nó không có ý nghĩa
gì cả dù nhiều năm bạn thực tập thiền định, bạn chẳng bao giờ thực sự
hiểu được giáo pháp; bạn sẽ luôn luôn đứng ngoài giáo pháp. Phương pháp
hiểu biết trực tiếp đối với các pháp là ngay Bây Giờ, là bất cứ điều gì
phát sinh và biến mất, không có nghĩa rằng bạn ném đi mọi thứ. Nó có
nghĩa rằng bạn đang nhìn với một cách mà bạn chẳng bao giờ bị chi phối
bằng cái nhìn xảy ra trước đó. Bạn đang quan sát từ sự phản chiếu của
những gì xảy ra Ở Đây và Bây Giờ hơn là sự quan sát với một vài sự kiện
mà nó là không ở ngay đây. Cho nên nếu bạn bước vào thiền đường và nghĩ,
"tôi đã xử dụng thời gian này để tìm kiếm đức Phật, cố gắng để trở
thành gì đó, cố gắng để từ bỏ những tư tưởng xấu này, ngồi và thực tập
kiên trì, cố gắng để trở nên những gì mà tôi cố gắng để trở thành, nên
tôi ngồi ở đây và cố gắng từ bỏ mọi thứ, cố gắng để đạt được mọi thứ,
tinh tấn để nắm bắt các pháp...với thái độ này, thiền định thực sự là sự
nỗ lực căng thẳng và luôn luôn là một sự thất bại.
Nhưng ngược lại bạn đi đến thiền đường
và nhận diện về trạng thái của tâm, bạn nhận ra sự phản chiếu của lòng
ham muốn để được trở thành, hoặc bạn từ bỏ nó, làm một vài động thái
hoặc cảm giác rằng bạn không thể mong cầu, hoặc bạn là một giám sát
viên-bất kỳ khi nào-bạn khởi đầu sự nhận biết rằng trong suốt thời gian
bạn đang kinh nghiệm là một trạng thái thay đổi và không có tự ngã, và
bạn đang quan sát một sự phản chiếu về đức Phật hiện hữu còn hơn là làm
gì đó để trở thành đức Phật. Khi chúng ta nói về Sati (sự tĩnh lặng), sự
chú tâm, đây là những gì chúng ta định nghĩa. Tôi thực sự sốc và ngạc
nhiên với nhiều người có tôn giáo-con chiên-phật tử hay các tín đồ khác,
họ dường như không quan tâm đến sự thực hành về tôn giáo của họ. Một số
người có vẻ đi xa học thuyết, sự tin tưởng và không tin tưởng đối với
tôn giáo, họ không chịu khó để tìm hiểu. Họ đang cố gắng diễn tả với
điều không thể diễn tả được, sự giới hạn và không giới hạn, biết và
không thể biết, với nhiều cách nhìn theo phương thức mà họ đang là. Họ
tin tưởng những gì mà người khác đã kể với họ.
Ngày nay, các tu sĩ Theravada (Nam Tông)
sẽ nói với bạn rằng, bạn không thể đạt được giác ngộ. Không có con
đường để bạn có thể ngay cả việc đạt tới sự nhập lưu (Tu Đà Hoàn), quả
vị thánh đầu tiên vào thời kỳ quá khứ. Họ tin rằng sự giác ngộ như một
khả năng xa xôi mà họ không thể đạt được ngay cả việc đầu tư nhiều sức
tinh tấn để liễu đạt các pháp sanh diệt. Vì vậy các vị tu sĩ có thể xử
dụng thời gian của mình để đọc sách và dịch thuật kinh điển, và cho rằng
sự giác ngộ thì không thể đạt được. Vậy điểm mấu chốt của tôn giáo là
gì? Tại sao lại rắc rối vậy? Nếu chân lý tối thượng thì quá xa xôi, như
một khả năng không có hứa hẹn, chúng ta chỉ trở nên những nhà nhân chủng
học, nhà xã hội học hay các triết gia trình diễn sự đối chiếu các tôn
giáo.
Đức Phật Gotama là một con người mà trí
tuệ của ngài bắt nguồn từ sự quán chiếu về hiện tượng tự nhiên, về hiện
tượng của thân và tâm. Bây giờ không ai trong chúng ta có khả năng làm
đìều đó. Chúng ta có đủ thân và tâm, và điều mà tất cả chúng ta phải làm
là quan sát chúng, không phải chúng ta phải có sức mạnh đặc biệt mới
làm được điều đó, hoặc cho rằng thời kỳ này là khác biệt với thời kỳ của
đức Gotama. Thời gian là một ảo tưởng bắt nguồn từ vô minh. Con người ở
trong giai đoạn của đức Phật Thích Ca thì không khác gì con người bây
giờ-họ cũng tham, sân, si, mạn, nghi và nhiều nỗi sợ hãi giống như bây
giờ. Nếu bạn bắt đầu suy nghĩ về học thuyết của đức phật với trình độ
khác biệt của sự nhận thức, ban sẽ rơi vào trạng thái nghi ngờ. Bạn đừng
kiểm tra chính mình với một bản liệt kê trong một quyển sách, bạn thể
hiện chính mình khi không còn trạng thái của thân hay tâm lừa bịp bạn.
Người ta nói với tôi, "tôi không thể làm
tất cả điều đó, tôi chỉ là người tầm thường, một con người bình thường;
khi tôi suy nghĩ về việc thực hành tất cả điều đó, tôi biết rằng tôi
không thể làm được, nó quá khó khăn đối với tôi." Tôi nói rằng, nếu bạn
suy nghĩ về việc thực hành tất cả điều đó, bạn không thể thực hành được,
đó là tất cả. Đừng suy nghĩ về nó, chỉ thực hành nó." Sự suy nghĩ là
điều duy nhất đẩy bạn đến sự hoài nghi. Những người suy nghĩ về đời sống
thì không thể làm được bất cứ điều gì. Nếu nó là việc làm có giá trị,
cứ làm nó. Khi bạn bị phiền muộn, quán chiếu từ sự phiền muộn đó, khi
bạn hạnh phúc, quán chiếu từ sự hạnh phúc đó. Có muôn vàn cơ hội để quán
chiếu trong thế giới này, duy trì sự lắng nghe và quán sát một cách sâu
lắng như một phương pháp của đời sống...rồi bạn bắt đầu hiểu thấu bản
chất sự vật, chẳng có gì để sợ hãi, chẳng có gì để bạn phải có được khi
bạn vốn không có, và cũng chẳng có gì để mà từ bỏ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét