Chương 20
BÀN THÊM VỀ THIỀN ĐỐN NGỘ
Tôi muốn
bàn thêm cho rõ nghĩa về ít nhiều vấn đề đã bàn trong bài trước đây:
1. Trước là mục đích
cuộc đời
1a. Con người sinh ra
cốt để tiến hóa cho tới Chân, Thiện, Mỹ.
Đạo Phật
dạy ta TINH TIẾN. Như vậy Đạo Phật dạy ta Tiến Hóa. Con người sinh ra
đời cốt để Tiến Hóa cho tới Chân, Thiện, Mỹ. Mà Chân Thiện, Mỹ là Trời,
là Phật.
Luân Hồi
chính là định luật điều chỉnh sự tiến hóa con người, tùy căn cơ của họ
trong tiền kiếp.
Đạo
Khổng chủ trương con người phải tiến hóa về phía Tâm Linh, phải tiến tới
chỗ chí thiện. Đại Học viết:
Đại học có mục phiêu rõ rệt,
Đuốc lương tâm cương quyết phát huy.
Dạy dân lối sống tân kỳ,
Chưa nơi hoàn thiện, còn đi chưa ngừng.
Có mục phiêu rồi lòng sẽ định,
Lòng định rồi, nhẹ gánh lo toan,
Hết lo, lòng sẽ bình an,
Bình an, tâm trí rộng đàng xét suy,
Suy xét rộng, tinh vi thấu trọn,
Thấu sự đời, ngành ngọn, đầu đuôi,
Trước, sau đã rõ khúc nhôi,
Thế là gần Đạo, gần Trời còn chi.
Muốn đức sáng truyền đi thiên hạ,
Người xưa lo cải hóa dân mình,
Trị dân trước trị gia đình,
Gia đình muốn trị, sửa mình trước tiên,
Muốn sửa mình, tâm nên sửa trước,
Sửa tâm hồn, trước cốt ý hay,
Ý hay, phải học cho dày.
Dày công học vấn, sẽ hay KHUÔN TRỜI.
Hay KHUÔN TRỜI, ắt thôi thấu triệt.
Thấu triệt rồi, ý thiệt, lòng ngay,
Lòng ngay, ta sẽ hóa hay,
Ta hay, gia đạo mỗi ngày một yên.
Nhà dã yên, nước liền thịnh trị,
Nước trị bình, bốn bể bình an.
Từ vua cho tới dân gian,
Tu thân một mực lấy làm căn cơ.
(Đại Học, Chương I)
Như vậy, sự Tiến Hóa có chiều hướng: Ta
tiến từ Thô đến Tinh, từ Loạn đến trật tự, từ tăm tối đến ánh sáng, từ
phù sinh đến trường sinh, vĩnh cửu, từ khổ đến lạc v.v...
1b. Mục đích đời người
là tiến tới Tự nhiên.
Đạo Lão
lấy Tự Nhiên làm quí, và cho rằng sống Tự Nhiên là Đạt Đạo.
Bốn trọng đại ở trong Trời Đất,
Người nghiễm nhiên được ghé một vai.
Người khuôn theo phép ĐẤT ĐAI,
Khuôn TRỜI, ĐẤT lấy; ĐẠO cai quản Trời.
TỰ NHIÊN, ĐẠO cứ thảnh thơi.
(Đạo Đức Kinh, chương 25)
Mà tự nhiên chính là Chí giản, chí dị.
Nho gia Lục tượng Sơn nói: Giản dị nhi
Thiên Đia chi lý đắc.
Nhà thơ Lục Du nói: «Cái tận cùng của công
phu là sự bình dị.»
1c. Mục đích đời người
là Qui Nguyên Phản Bản, trở về với Lẽ Một.
Kinh
Dịch chủ trương Thuyết Thiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất Thể và cho rằng: Vũ
trụ này đã được hình hiện lên từ một Nguyên Thể, minh linh, viên dung,
toàn mãn, chẳng khác nào như từ một mặt trời đã tung tỏa ra muôn triệu
ánh sáng, hay từ một gốc cây, một thân cây đã sinh xuất ra vô số lá
cành. Ngưới Âu Châu gọi học thuyết này là Học Thuyết Phóng Phát (Theory
of Emanation).
Nguyên
thể ấy ở trong hai thế ẩn và hiện Khi ẩn, thì gọi là Vô Cực, hay là Hư,
Không, hay Hồng Mông, Hỗn Độn. Khi thoạt bắt đầu hiển dương, thì gọi là
Thái Cực. Thái cực sinh hóa ra vũ trụ bằng cách «phân cực» thành hai đối
lực Âm Dương, Cơ Ngẫu. Ngẫu lực Âm Dương tác động trên nhau mà sinh ra
mọi hiện tượng, mọi biến hóa.
Khi còn
là Vô Cực, Thái Cực, thì vũ trụ này còn ở trong thế đồng nhất, bất khả
phân, bình đẳng, vô gián cách. Khi đã hình hiện thành Âm Dương lưỡng
cực, thì sinh ra các hiện tượng bên ngoài.
Do đó,
hiện tượng bao giờ cũng mang sẵn trong mình một cặp mâu thuẫn. Mặt khác,
sau khi đã sinh hóa ra muôn ngàn hiện tượng, thì cái Đại thể, Thái Cực
vô biên đó vẫn hằng tiềm ẩn trong lòng sâu vạn hữu.
Thuyết
Thiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất Thể còn có những hệ luận sau đây:
1. Thể duy nhất, dụng vạn thù: Muôn vật
xét về Bản Thể thì đồng nhất; nhưng xét về hình thái, ứng dụng, thì khác
nhau muôn vàn.
2. Thể dụng nhất nguyên, hiển vi vô gián.
Nghĩa là:
Thể với Dụng đều
chung gốc rễ,
Hiển cùng Vi,
không thể rời nhau.
3. Nhất tán Vạn, Vạn qui nhất: Nhất tán ra
Vạn, vạn tụ về Nhất.
Thế là
Thủy chung như nhất, hay Nguyên thủy phản chung của Hệ Từ.
Nhìn
sang Phật giáo, ta cũng thấy Phật giáo chủ trương thuyết này với những
khẩu quyết như Bất Nhị, Bất Nhị Pháp Môn (Advaita, Advaya) (The Unity of
all things, the one reality, the Universal Buddha-nature...)
[1], Nhất tức
Nhất thiết, Nhất thiết tức Nhất (ib. tr. 4).
Các bậc
thiện trí thức Phật giáo như Cao Xuân Huy, Nguyễn Đăng Thục, Mai Thọ
Truyền, Vũ Văn Phường, Nghiêm Xuân Hồng v.v... đều cho rằng Thuyết Thiên
Địa Vạn Vật Đồng Nhất Thể là một học thuyết cốt cán của Phật giáo. (Xem
chương 7: Từ kinh Dịch đến Phật giáo).
1d. Mục đích đời người
là đi từ Biến Thiên trở về Bất Biến, Hằng Cửu.
Đối với
kinh Dịch, Bất Biến hay Hằng Cửu là Vô Cực hay Thái Cực. Biến thiên là
Âm Dương đối đãi, là các hào quái tượng trưng cho vạn hữu, và muôn vàn
hoàn cảnh do vạn hữu trong khi giao tiếp nhau gây nên.
Bà La Môn gọi:
Hằng là
Atman-Brahman.
Biến là
vọng tâm, vọng ngã
Chúng là những trạng thái mà con người gặp
hay làm khi thức,ngủ có mơ, hay ngủ không mơ.
Bà La Môn còn gọi những gì biến thiên là:
– Mê
vọng (Avidya).
– Luân
Hồi (Samsara).
– Ảo hóa
(Maya).
– Âm
chất (Prakriti).
Đối với Phật giáo, Hằng cửu, Thường, hay
Bất biến là:
– Hư
không.
– Chân
tâm, Chân Như.
– Viên
giác tính.
– Vô
niệm.
– Niết
Bàn.
Còn Biến thiên, hay Biến là:
– Mê
vọng (avidya).
– Huyễn
ảo.
– Vô
Ngã.
– Vô
Thường.
– Đau
khổ.
– Phù
sinh.
Tóm lại,
điểm đặc thù của Phật Giáo là thấy thêm rằng: Cái gì biến Thiên là đau
khổ, là Vọng Tâm, Vọng Ngã; cái gì vĩnh cửu mới là Chân Tâm, Chân Ngã.
Có nắm được chìa khóa này mới thấy Phật Giáo rất thực tế: Xả Vọng,Cầu
Chân.
Cho nên,
khi Phật giác ngộ, Ngài đã tỏ tường rằng: cái gì là thô thân, cái gì do
tứ đại giả hợp, cái gì do ngũ uẩn cấu thành, cái gì do nhân duyên tạo
tác, đều là những nghiệp chướng, đều là duyên do khiến con người sinh tử
luân hồi. Diệt tất cả nhũng cái đó đi, chỉ giữ nguyên Chân Tâm lại, là
con người sẽ giải thoát, sẽ lên Niết Bàn.
Tôi thích lời kinh Upanishads:
Từ ảo ảnh, xin đưa tôi về thực tại,
Từ tối tăm, xin đưa tôi về ánh sáng,
Từ tử vong, xin đưa tôi về bất tử.
(From the unrest lead me to the rest,
From the darkness lead me to the light,
From dead lead me to immortality.
Brihad aranyaka Upanishad)
2.
Chân tâm, vọng tâm
Tôi đã
bàn rất nhiều về Chân Tâm, Vọng Tâm. Thế nào là Chân Tâm?
Chân Tâm
là Tâm Niết Bàn Nguyên Thanh Tịnh Thể theo lời kinh Lăng Nghiêm;
hay Tâm Bên Kia mà kinh Bát Nha õđặc biệt gọi là Ba La Mật Đa
Tâm. Kinh Lăng Già gọi là Như Lai Tạng. Các kinh điển gọi nó bằng
nhiều danh từ đa đoan khác như: Như Lai Giới, Như Lai Tính, Phật Tính,
Tự Tính Thanh Tịnh Tâm, Phật giới, Như Lai Pháp giới Thân, Trừng Tịch
Thanh Tịnh Đích Tâm, Bát Nhã, Niết Bàn, Bản Lai Diện Mục... Kinh Hoa
Nghiêm còn gọi cái Tâm Siêu Việt này một cách bóng bảy là LẦU CÁC TÌ
LÔ. Nó cũng được Long Thọ Bồ Tát gọi là Trung Đạo. Pháp Tướng Tông gọi
nó là Duy Thức; Tam Luận Tông gọi là Bát Bất; Thiên Thai Tông gọi là
Thực Tướng; Hoa Nghiêm Tông gọi là Pháp Giới...
Chân Tâm
không lệ thuộc không gian, thời gian. Chân tâm là Niết Bàn, là Nhất.
Hòa
Thượng Thích Thanh Từ, trong Hoa Sen số 32, tr. 14-41, có viết bài Chân
Tâm trực thuyết, rất hay. Xin tìm đọc thêm.
Thế nào là Vọng Tâm?
Vọng tâm
lệ thuộc không gian thời gian. Vọng Tâm là Luân Hồi, là Huyễn Vọng, Hư
Ảo, là Vạn, là Biến Thiên, là Ngoại cảnh, là Ngũ Uẩn, Lục Trần.
Mục Đích Đạo Phật: Giữ Chân Tâm, bỏ Vọng
Tâm.
Khi con
người còn là chúng sinh, thì chỉ thấy mình là một Tiểu Ngã. Tuy sống
trong vũ trụ bao la mà vẫn chỉ ôm ấp được một bàu tâm sự riêng tư, nuôi
những ước mơ hạn hẹp của riêng mình, xa lạ với tha nhân, với quần sinh,
vũ trụ.
Khi con
người giác ngộ sẽ biết mình có Chân Như Phật Tính, có Bản Lai Diện Mục
là Bản Thể Bất Biến của mình, sẽ thoát ly được với những gì là hiện
tượng biến thiên, sẽ thấy mình đồng nhất với vũ trụ, sẽ thấy vũ trụ là
mình.
Tất cả
công trình tu trì, tinh tiến chỉ là một công chuyện chọn lựa giữa Chân
Tâm và Vọng Tâm, Chân Ngã và Vọng Ngã.
Mà Chân
Tâm thời quang minh, chính đại; vĩnh cửu, thường hằng; uy nghi, trang
trọng. Còn Vọng Tâm thời ám muội, tà khuất; biến thiên sinh tử; hèn hạ
thấp kém. Như vậy người tu học sẽ chọn bên nào ? Dĩ nhiên là ta phải
chọn Chân Tâm. Chọn Chân Tâm, tức là đi vào Bất Nhị Pháp Môn, đi vào
Trung Đạo. Đắc Đạo, thoát luân hồi là khi nhận chân được rằng: Vọng Tâm
thực ra chỉ là một ảo ảnh, một ngưng kết của Vô Minh, và lập tức phải
trút bỏ nó. Từ đó, chỉ sống bằng Chân Tâm, bằng Tâm Vô Lượng Chính Đẳng
Chính Giác, chứ không sống bằng các «tướng đoạn diệt» nữa. (Xem kinh
Kim Cương, chương 27, Vô Đoạn, Vô Diệt)
Trang Tử viết trong Nam Hoa Kinh:
Ta và trời đất cùng sinh,
Ta và muôn vật sự tình chẳng hai.
(Thiên
địa dữ Ngã tịnh sinh, nhi vạn vật dữ Ngã vi nhất, Nam Hoa Kinh,
Tề Vât Luận)
Ông còn
viết: Duy đạt giả tri thông vi nhất: Chỉ có người Đạt Đạo mới dung
thông, hòa hài, nên như một với vũ trụ. (Std, Tề vật luận). Người đạt
đạo có cảm nghiệm rằng cái Vọng Tâm riêng rẽ đã chết đi, chỉ còn có Đại
Ngã sống trong mình.
Đạo Phật
dạy thế là Diệt Ngã trở về với Chân Như.
Đạo Lão
gọi thế là Tâm tử Thần hoạt: Cái phàm tâm chết đi, cho cái Thần hoạt
động.
Công
Giáo gọi thế là Bỏ Mình (Mat. 16:24)
Thánh
Paul viết: Tôi sống chẳng phải là tôi sống, mà là Chúa sống trong tôi. (Galates,
2:20)
Kinh
Coran Hồi Giáo viết: «Chúa là đầu, là cuối, là trong, là ngoài. Ngài
hay biết mọi sự.» (Koran, LVII, Mecca). Nếu Chúa là trước, là sau,
là trong, là ngoài, thì dĩ nhiên đã chiếm hết chỗ của tôi rồi.
Kinh Áo Nghĩa Thư, Bà La Môn viết:
Kìa sông
đến biển thời tiêu,
Hết
danh, hết sắc, hết điều riêng tây.
Trở
thành biển cả từ đây,
Gọi là
biển cả từ nay khác gì?
Con
người nhìn lại cũng y,
Khi
«mười sáu bộ» đã qui về Ngài.
Còn đâu
danh tướng lôi thôi,
Rồi ra
cũng chỉ là ngôi Chân Thần,
Thế là
vĩnh cửu bất phân,
Chẳng
còn bộ phận, còn thuần tinh hoa.
Đã điều
qui tụ hiệp hòa,
Như đũa
liền trục, ắt là Chân Nhân.
Chân
Nhân là chính Chân Thần,
Tử sinh
thôi hết bận tâm lo lường.
(Prasna 6.5-6 - Brih. 4.4.
1-2).
Các kinh sách Phật Giáo chỉ có 2 mục
đích:
1. Một là chứng minh không
có Tiểu Ngã. Tưởng mình có Tiểu Ngã riêng tư là một cái nhìn sai lạc
điên đảo.
2. Hai là dạy con người tìm
cho ra Bản Thể, Bản Tính của mình.
Chủ yếu của Kinh Lăng Nghiêm là bàn
về Chân Tâm, Vọng Tâm.
Sống
theo Vọng Tâm là sống Luân Hồi.
Sống
theo Chân Tâm là sống Niết Bàn.
Chương Ba, kinh Lăng Nghiêm dạy:
«Ông nay muốn đặng Đạo Vô Thượng Bồ Đề, thì điều cần nhất là phải hiểu
Hai thứ Căn Bản.
1. Một là Căn Bản sinh tử Luân Hồi (Vọng
Tâm)
2. Hai là Căn Bản của Bồ Đề Niết Bàn (Chân
Tâm)
Nếu Ông nhận lần Căn bản sinh tử (Vọng
Tâm) làm nhân tu hành, thì không bao giờ giải thoát. Cũng như người nhận
giặc làm con, thì chỉ thêm bị phá hoại gia sản mình mà thôi. Và cũng như
người nấu cát thành cơm, dầu trải qua bao nhiêu năm cũng chẳng thành cơm
được.»
Cái gì
biến thiên, cái gì lệ thuộc vào ngoại cảnh, cái gì là suy nghĩ phân
biệt, cái gì là vọng tưởng phân biệt, tất cả những cái đó đều là Vọng
Tâm.
Phật dạy: Cái gì có co, có mở, có động, có
tĩnh, có sinh, có diệt, cái đó là «khách», là «Vọng».
Cái gì không có động tĩnh, không có co,
mở, không sinh, không sinh, không diệt, thì cái đó mới là «Chân» là
«Chủ», là «Chính Ông» (Lăng Nghiêm, chương 3)
Tại sao, từ hồi nào đến giờ, các ông cứ
nhận cái Vọng Thân, tứ đại giả hợp này, cho là thật thân mình; cái Vọng
tưởng sinh diệt này cho là thật tâm mình; cảnh vật giả tạm thì cho là
«thật cảnh» của mình, mà lại bỏ cái Chân tâm thường còn, bất sinh, bất
diệt của mình sẵn có kia đi? Bởi thế nên các Ông phải nhiều kiếp sinh
tử, luân hồi, thật rất oan uổng. (Lăng Nghiêm, chương 3).
Phật dạy thêm: Ta thường nói: «Các pháp do
nơi tâm biến hiện, cho đến Thân và Tâm ông ngày nay cũng đều là vật ở
trong Chân Tâm hiện ra». tại sao, các Ông lại vứt bỏ cái Bản thể Chân
Tâm đi? Các ông vẫn ở trong ngộ (Chân tâm) mà trở lại đành ôm lấy cái mê
vọng làm mình. Điên đảo là đó. Thật đáng buồn thương.(Lăng Nghiêm,
chương 4)
Lời khuyên then chốt của kinh Lăng Nghiêm
là: các Ông hãy xoay cái hư vọng sanh diệt trở lại Chân tâm thanh tịnh
không sanh diệt; phải lấy Chân tâm không sanh diệt này làm nhân địa tu
hành, thì sau mới chứng được Phật quả thường trụ. (Lăng Nghiêm, chương
10)
Tóm lại, sống bằng Vọng Tâm, tức là sống
bằng cái tâm phân biệt, có nhĩ ngã, có anh tôi, có tiểu, có đại, có
thân, có sơ. Sống bằng Vọng Tâm, tức là luân lạc trong vũ trụ hiện tượng
biến thiên, sinh tử, luân hồi. Sống bằng vọng tâm tức là sống trong vòng
hữu hạn của không gian, thời gian, tưởng chừng như có quá khứ, hiện tại,
tương lai, sống trong không gian, có đẹp, có xấu, có sướng, có khổ. Sống
bằng Vọng Tâm tức là sống trong những thế giới hư ảo, hão huyền, hư hư,
thực thực.
Đạt Chân Tâm, sống trong CHÂN TÂM, tức là
sống bằng Tâm Bát Nhã Ba La Mật Đa, bằng Tâm A lậu Đa Na, Tam Miệu Tam
Bồ Đề, theo thuật ngữ của kinh Kim Cương.
Sống trong Chân Tâm, tức là sống trong
Giải thoát: Thoát khổ, thoát chết, thoát già nua, bệnh hoạn, vì Chân Tâm
đã là trường sinh, vĩnh cửu, đã là nguồn sống vô tận của trời đất, thì
làm gì còn sinh diệt?... Sống trong Chân Tâm tức là sống trong cảnh giới
vô phân biệt, trong Bất Nhị Pháp Môn. Sống trong Chân Tâm tức là sống
trong vô cùng, vô tận.
Kinh Lăng Nghiêm viết: «Còn ta
(Phật) thì trái với vọng trần, hiệp với Chân Tâm thường trụ, bất sanh,
bất diệt, biến khắp các pháp giới. cho nên ta mới tự tại, vô ngại. Ở
trong Một ta hiện ra vô số lượng; vô số lượng hiệp làm một; trong nhỏ
hiện lớn, trong lớn hiện nhỏ; không rời đạo tràng mà hiện khắp mười
phương thế giới. Thân ta bao trùm mười phương hư không vô tận.Trên đầu
một mảy lông hiện ra các cõi nước; ngồi trong hạt bụi, mà chuyển đạt
pháp luân. Vì ta diệt hết vọng trần, trở lại với Bản Tâm thanh tịnh sáng
suốt, nên mới được như vậy.» (Kinh Lăng Nghiêm, ch. 8)
3. Đi tìm chân tâm
trong con người
Từ năm
tôi 40 tuổi, tôi đã tìm ra được Chân Tâm trong con người. Tôi lý luận
cái gì cũng phải có Tâm. Các tinh cầu đều là hình cầu, đều có Tâm điểm.
Vậy nơi con người cái gì có hình cầu? Thưa là đầu con người. Đã biết đầu
là hình cầu, thì đi tìm tâm điểm không khó khăn.
Nguyễn Mạnh Côn trong quyển Mối tình
mầu hoa đào, nơi trang 186 viết: «Về cơ thể học, người ta có thể
giải thích tác dụng của một khu vực «không có gì» ở trong đầu mỗi nguời.
Bác Sĩ Nguyễn Văn Thọ, là người tham bác cả y học Đông Tây, có cho chú
biết, nếu từ một điểm ở giữa hai đầu lông mày (mà chữ Trung Hoa gọi là
Lưỡng mi gian, hay Huyệt Ấn Đường), người ta kéo một nét ngang vào, và
từ đỉnh đầu, ta kéo một nét thẳng xuống, thì nơi mà hai nét kẻ ấy gặp
nhau, là một cái túi rỗng, mà y học Tây phương gọi là Troisième
Ventricule (Não Thất Ba)... »
Đạo Lão, đạo Phật gọi đó là Nê Hoàn Cung,
hay Niết Bàn.
[2]
Đạo Lão còn gọi nơi đó là Cốc Thần, Huyền
Quan Khiếu, Huyền Tẫn Môn, Kim Đơn v.v...
Vì Khổng Giáo coi đó là Trung Điểm con
người, nên gọi đó là Trung, Trung Dung, Trung Đạo, Vô Cực, Thái Cực, Đạo
Tâm, Thiên Tâm v.v...
Cao Đài định nghĩa Cao Đài là: Đỉnh đầu,
Nê hoàn cung.. Và cho ví dụ: Đầu thượng viết Cao Đài. Trên đầu gọi là
Cao Đài.
Như vậy, dưới lớp Nhân Tâm, phù phiếm,
biến thiên, còn có lớp Đạo tâm, Thiên Tâm làm khu nữu, làm tiêu chuẩn,
chủ chốt.
Mọi nơi,
mọi đời đều hướng về Chân Tâm ấy, như là quê thật của mình. Đó là Thiên
Địa chi tâm, đó là núi Côn Lôn với dân Trung Hoa, là núi Kailas của Tây
Tạng, là núi Tu Di của Ấn Độ và Phật Giáo, là núi Sion của Do Thái, là
Nhã Điển (Athenes), là Delphes, là nơi chôn nhau, cắt rốn đối với dân Hi
Lạp.
Muốn
tượng trưng Bản Thể hằng cửu, hay Thái Cực trong lòng vạn hữu biến
thiên, cổ nhân đã vẽ ra vòng Dịch, trong đó TÂM ĐIỂM tượng trưng cho
HẰNG CỬU, BẤT BIẾN, còn các vòng Hào, Quải bên ngoài tượng trưng cho VẠN
HỮU BIẾN THIÊN. Và nếu ta coi vòng Dịch như là một BÁNH XE BIẾN HÓA, thì
TÂM ĐIỂM bất biến hay THÁI CỰC, chính là cái Bầu, cái Trục ở giữa báng
xe, và VẠN HỮU chính là những cái găm, cái vòng bánh xe bên ngoài.
Trục
Bánh xe hay Tâm điểm bất biến chính là Thiên Tâm, là Chân Tâm sinh xuất
mọi biến thiên.
Lão Tử viết:
Bánh xe ba mươi tai hoa,
Cái bầu giữa trống, nó nhờ nó quay.
(Tam thập phúc cộng nhất cốc. Đương kỳ vô,
hữu xa chi dụng. Đạo Đức Kinh chương XI)
Văn Đạo Tử giảng luận như sau: Nhân đạo,
Thiên đạo đều có tác dụng nhiệm màu của Thái Cực. Và sự tác dụng huyền
diệu ấy và sự tuần hoàn vãng phục luân chuyển ấy tất phải có trục. Cổ
nhân gọi trục ấy là Trung Tâm Thiên Địa, là cùng cực của Thái Cực.
Thiên đạo cư trung, ngự cực, nên vận
chuyển muôn đời mà không sai thất, cũng như trong bánh xe, các vành xe
và tai hoa xe vận chuyển không ngừng là nhờ ở trục xe. Nếu ta giữ vững
được Trung điểm,tận dụng được Thái Cực, thì có thể chuyển vần với vạn
vật, mà vẫn có thể góp phần với trời đất trong công trình hóa dục.
Cho nên người quân tử tu Nhân đạo để hợp
Thiên Đạo. Hợp Thiên Đạo tức là vào được trục của Dịch, thoát ra ngoài
vòng kiềm chế của hiện tượng, hỗ trợ muôn vật mà không tơ vương, dính
bén muôn vật, xoay chuyển vòng biến dịch, mà chẳng chuyển dịch với bánh
xe biến thiên, luân lạc.
Hoàng Đế nói: Vũ Trụ ở trong tay, vạn hóa
sinh trong mình.
Phật nói: «Thu bể khơi vào trong sợi lông,
đem núi Tu Di lồng trong hạt cải, đâu phải là thuật lạ. Bất quá các Ngài
đã nắm được trục của Pháp luân. Ôi vi diệu thay trục của Pháp luân (trục
của vòng biến thiên, hay trục của Vạn Hữu), hỏi mấy ai đã biết. Chẳng rõ
được trục mà chỉ nói Pháp luân vận chuyển, thì chóng chày cũng bị vận
chuyển theo pháp luân, làm sao thoát vòng sinh tử được?»
[3]
Đầu sách Tính Mệnh Khuê Chỉ có hình
Lão Tử cầm vòng Thái Cực, ý nói học Dịch cốt là tìm ra được Thái Cực;
đắc đạo tức là đắc Thái Cực. Thế là cùng lý, trí tri nói trong sách Đại
Học vậy. Ở nơi con người thì cái trục, cái bất biến, bất dịch chính là
cốt cách tinh hoa, chính là lương năng, lương tri hằng cửu.
«Nhận ra cốt cách thần minh của mình, lướt
thắng được sự hỗn mang của các cảm giác, phân biệt được cái thần diệu
bất biến trong một thế giới biến thiên, đạt được tới Bản Thể qua các lớp
lang hiện tượng ảo hóa, đó mới là vấn đề chính yếu.»
[4]
Thánh kinh Công Giáo mô tả vườn địa đàng
như là một nơi có 4 con sông chảy vào (Gen. 2: 14 và 3:8-23). Sau
khi phạm tội, ông Adam và bà Eva bị đuổi ra khỏi vườn, và từ đó vườn
được canh bởi những thiên thần Cherubims. Như vậy, vườn chưa bị phá.
Riêng tôi, tôi suy nghĩ rằng: Nếu nay vườn
còn, thì nhân loại phải tìm ra được nó rồi. Nếu tìm bên ngoài mà không
thấy, tại sao ta không tìm nó ngay trong người chúng ta? Thực vậy, trong
óc não chúng ta có 4 con sông huyết quản chảy vào tâm điểm đầu não theo
hình chữ thập. Đó là:
1. Tiền não động mạch (Anterior cerebral
artery)
2. Hậu não động mạch (Posterior cerebral
artery)
3. Trung não động mạch tả (Left medial
cerebral artery)
4. Trung não động mạch hữu (Right medial
cerebral
Bốn con
sông Nhược Thủy này, lúc gặp nhau, lại tạo thành một vòng tròn huyết
quản (Polygon of Willys), xác định ra hẳn hoi một khu vực Bồng Lai, mà
hiện nay Trời Người vẫn thường xuyên gặp gỡ nhau, đối thoại với nhau,
qua tiếng Lương Tâm và tiếng Tư Tâm.
Nơi đó
cũng là nơi mọi thần kinh đầu hội tụ về, như trăm vạn ngón tay thần chỉ
cho ta thấy dấu vết của Hóa Công không dấu vết.
Upanishads viết:
Nơi nào mà mọi thần kinh,
Như đũa gặp trục trong vành bánh xe.
Nơi thần kinh hội tụ về,
Là nơi Tuyệt đối chưa hề hóa thân.
Cố tìm Tuyệt đối trong thân,
Rồi ra sẽ thóat biển trần hôn mê.
Ngài là toàn giác, toàn tri,
Trần hoàn vinh hiển ai bì, ai dương.
Ngài đang ngự giữa thiên đường (trong
thân xác con người)
Trời cao (lòng con người) là chính đế
hương của Ngài.
Chỉ huy thần xác con người,
Chính Ngài chi phối con nguời thường
xuyên.
Biết Ngài những bậc thánh hiền,
Biết Ngài nhờ áng tâm huyền phát huy...
(9 Mundaka Up. 2.2.6.7)
Phối hợp
quan niệm Tâm điểm và vòng tròn của tôi với các đồ bản Dịch kinh, với
các hình chụp về óc não con nguời trong Y Học hiện đại, tôi đi đến một
xác định rằng Não Thất Ba (Third Ventricule), một khoảng trống nhỏ trong
giữa đầu não con người là TRUNG TÂM NÃO BỘ CON NGƯỜI, một nơi không
tịch, không hề nhuốm trần ai, tục lụy.
Nhìn
sang phía Đạo Khổng ta thấy họ gọi Trung Tâm não bộ là Hoàng Trung; còn
đạo Lão, ta thấy họ gọi Trung Tâm não bộ là Nê Hoàn Cung, là Thiên Cốc,
là Cốc Thần, là Huỳnh Đình, là Côn Lôn hay Côn Lôn Đỉnh. Vì thế Huỳnh
Nguyên Kiết mới nói: Đầu người có chín cung, trong có một nơi gọi là
Thiên Cốc, thanh tĩnh không bụi bặm. Nếu có thể an Thần ở trong, không
cho rong ruổi ra ngoài,sẽ thành Chân, chứng Thánh.
Huỳnh
đình Kinh viết: Tử dục bất tử tu Côn Lôn. Đủ biết rằng trì thủ được ấy
là điều huyền diệu vô cùng vậy.
Đại đỗng
chân kinh viết: Đầu hữu cửu cung, Trung hữu Nê Hoàn.
Phật
Giáo cũng xác định rằng Tuyệt Đối đã ở sẵn giữa đầu não con người. Trong
quyển Cơ Sở Mật giáo Tây Tạng của Govinda Anagarika, Trần Ngọc
Anh dịch ra Việt Văn, một quyển sách viết ra để giải câu Thần Chú Um
mani Padme Hum (Án mani bát minh Hồng = Ôi ngọc châu viên giác nằm tại
liên hoa tâm) có một hình vẽ các luân xa trong con người, trên cùng có
một bông sen ngàn cánh; giữa bông sen có chữ Om (Aum). Sách chú rằng
Bông sen ngàn cánh là óc não con người, mà Aum là Tuyệt Đối. Như vậy,
Tuyệt đối hay Ngọc Châu Viên Giác đã nằm sẵn trong trung tâm đầu não con
người (Xem std, Trần Ngọc Anh, tr. 195).
Khi Phật
Giáo truyền sang Trung Hoa, Cưu Ma La Thập đã dùng chữ Nê Hoàn của Đạo
Lão để phiên dịch chữ Nirvana, Và Tự Điển Phật Giáo hiện nay dùng cả 2
chữ Niết Bàn và Nê Hoàn để dịch chữ Nirvana (Xem Phật học từ điển
Đoàn trong Còn). Phải chăng người xưa muốn nói: Muốn tìm Niết Bàn, phải
tìm trong Nê Hoàn (Trung tâm đầu não con người.)
Cao đài
giáo lý cũng cho thấy thực sự Đạo ở nơi đâu, Trời ở nơi đâu trong con
người.
Thánh
giáo Sưu Tập 1968-1969, nơi trang 5 đã cho biết chỗ cất giấu chìa khóa
thiêng để mở mọi cửa nhiệm huyền. «Bao nhiêu huyền bí thiêng liêng,
nhiệm màu, siêu việt, nhưng chìa khóa mở, Đức Chí Tôn đã đặt trong chỗ
cao nhất của mọi người; HÃY TÌM LẤY VÀ MỞ LẤY, hỡi chư hiền.»
Đọc câu
này xong, tôi tìm ngay được câu giải đáp: Chỗ cao nhất trong con người,
dĩ nhiên phải là Nê Hoàn Cung, nơi tâm điểm đầu não con người. Đại
Thừa Chân Giáo, nơi trang 61 viết: «Huyền Quan Nhất Khiếu là chi? Là
Thiên Nhãn vậy. Nó ở ngay Nê Hoàn Cung, gồm trọn Chân Dương Chính Đạo...
» Nơi trang 56 viết: «Chữ Cao Đài là gì? Là Côn Lôn Đỉnh, hay là Nê
Hoàn, thuộc về Thượng giới... Thiên Môn là cái gì? Là cái khiếu Nê Hoàn
Cung đó. Chừng nào linh hồn phá Thiên môn đặng là nhập vào Thượng Thanh
Cung... »
Trong quyển La Rencontre de
L’Hindouisme et du Christianisme (Sự gặp gỡ củaẤn Giáo và Công
Giáo), Linh Mục Henri Le Saux đã viết nơi chương dẫn nhập sách như sau:
«Những trang sách này với những khuyết điểm của nó, có thể giúp cho anh
em giáo hữu khác tìm ra được cho mình, và cho Giáo Hội, những kho tàng
vốn là của chính mình, tìm ra được những kho tàng trong các pho sách cổ
Ấn Giáo, hay nói đúng hơn, trong tâm khảm con người, nơi mà những pho
sách ấy được nghe đọc trước tiên. Cái Động Phủ mà các thánh thư Ấn giáo
tung tỏa ra như từ một ngọn suối trong lành, đó chính là Tâm khảm con
người, và đó chính là nơi, người Thiên Chúa giáo được mời môc vào, dưới
sự hướng dẫn của Thánh Linh, để tìm cho ra toàn thể huyền nhiệm Atman,
huyền nhiệm Đại Ngã, huyền nhiệm mà xưa kia các bậc thấu thị đã thấy ở
đó. Vả chăng đó cũng là nơi mà Thần người hợp nhất bất khả phân với Bản
thể, đã làm cho các nhà thấu thị Ấn Độ ngỡ ngàng, và chính cũng là sự
khế hợp tuôn ra từ lòng Đức Chúa Cha mà chúa Jesus đã chia sẻ với chúng
ta.»
[5]
Tôi tin chắc chắn rằng trước sau nhân loại
cũng phải công nhận Não Thất Ba hay Nê Hoàn Cung như là điểm gặp gỡ giữa
khoa học thực nghiệm, triết học và đạo giáo, và đồng thời cũng là điểm
hội tụ của muôn vạn nẻo đường suy tưởng.
Bác Sĩ Trần Văn Bảng nhận định về Não thất
Ba của tôi như sau: «Bác Sĩ NGUYỄN VĂN THỌ, hiện ở Hoa Kỳ, y văn sĩ kiêm
khảo cứu, so sánh trung não như vườn thượng uyển có trăm hoa. Vườn này
được vun tưới bởi 4 động mạch: 1-Vertébrale antérieure 2-Vertébrale
postérieure 3- Cérébrale antérieure 4-Cérébrale postérieure, kết thành
polygone de Willis dẫn máu tươi chảy vài trung não. Nơi đây xuất phát
cảm giác, tình cảm, dục cảm, mỹ cảm (Eùmotion esthétique).»
[6]
Trong quyển The Wheel of Life của
John Blofeld
[7] Hòa Thượng
Ninh Hải giải thích cho John Blofeld về Trung Tâm huyền diệu nơi sinh
xuất ra chân lý tuyệt đối và về Mật Tông như sau: «Có nhiều cách giải
thích khác nhau, để ta giải thích bằng biểu tượng cho dễ hiểu. Tất cả
thế gian này, có thể tượng trưng như một vòng xoáy mà trung tâm điểm là
Chân Lý tuyệt đối hay «Không», chung quanh đó là những sáo trộn luôn
luôn thay đổi, biến dịch hay «Vô Minh». Có người phân biệt mức độ cao
thấp của vòng xoáy này, như những bậc thang tiến hóa dần về trung tâm,
hay thoái hóa khi rời xa trung tâm. Có người còn coi đó là một vòng tròn
xoay chuyển không ngừng, không có khởi đầu mà cũng không có chấm dứt với
trung tâm điểm là chân lý tuyệt đối không hề xoay chuyển. Mọi vật ở tại
trung tâm vốn không có tự tính hay «Không», nhưng vì vô minh mà đâm ra
phân biệt và bị lôi cuớn vào vòng sinh tử luân hồi ở phía bên ngoài kia.
Theo Dịch Học thì Chân lý tuyệt đối là
Thái Cực hay Một, sau biến thành hai hay Lưỡng Nghi, rồi cứ thế sinh
bốn, sinh tám, sinh sáu mươi bốn, v.v... Tất cả chỉ là những biểu tượng,
hàm chứa một sự thay đổi biến dịch không ngừng. Cũng như thế, Kim Cương
Thừa sử dụng nhưng biẻư tượng gọi là Mandala để nói về sự thay đổi biến
dịch từ Chân lý tuyêt đối ở trung tâm chuyển biến ra phía ngoài, qua các
màu sắc của ngọn lửa như xanh đỏ, vàng và xanh lục. Càng đi xa trung
tâm, ngọn lửa càng chập chùng, biến thành đủ các màu sắc khác nhau,
trong khi gần Trung Tâm, ngọn lửa có màu sắc rõ rệt và ít thay dổi hơn.
Vấn đề chính là làm sao ý thức được sự kiện này, để quay về với Bản Thể,
trở về với cái Chân Lý tuyệt đối, với cái Trung Tâm Điểm kia.
Đối với người tu Thiền, thì phải công phu,
tập luyện làm sao, để một người đang đứng từ bên ngoài có thể nhảy vọt
vào Trung Tâm, trong chớp mắt có thể đốn ngộ, giải thoát. Hiển nhiên, đã
có người thành công trong việc này, nhưng điều này không dễ. Phải là
người có căn cơ thế nào mới có thể hoàn tất được điều trên. Trong khi
đó, thay vì trực chỉ Chân Tâm, giải thoát tức khắc, các bậc thày về Kim
Cương Thừa, đã nghiên cứu những động lực biến thiên, chuyển hóa và sử
dụng nó như phương tiện đưa người ta vào Trung Tâm. Bí mật của Kim Cang
Thừa hay Mật tông chính là sự hiểu biết rốt ráo về các động lực chuyển
hóa và sử dụng chúng để giải thoát khỏi vòng kiềm tỏa của Luân Hồi. Vì
các động lực này rất mãnh liệt và nguy hiểm, nên phương pháp này chỉ
thích hợp với căn cơ một số người, do đó các vị thày Kim Cương thừa rất
cẩn thận, và chỉ truyền dạy nó trong phạm vi bí mật hay khẩu truyền....
Phải chăng cái mà ta gọi là «trung tâm»
hay Chân Lý tuyệt đối đó thường được các tôn giáo khác gọi bằng «Thượng
đế» hay «Thần linh»... Danh từ thật ra không có ý nghĩa gì cả, vì mục
đích của con đường Đạo là giải thoát, là làm sao bước vào được cái Trung
Tâm, hay hòa nhập vào cái Chân Lý tuyệt đối kia.»
Ta có thể suốt ngày cảm thấy và nghe thấy
tiếng nói của Chân Lý tuyệt đối, hay Trung Tâm huyền diệu nói trên, vì
nó chính là LƯƠNG TÂM ta. Người Việt xưa viết:
Quan Âm nghìn mắt, nghìn tay,
Cũng do một điểm Linh Đài mà ra.
Thật là
chí lý vậy.
Tôi đã
dài dòng cùng quí vị đi tìm Tâm điểm con người, tìm Chân Tâm con người,
mong quí vị hiểu thâm ý tôi...
Ta cũng
nên biết: 7 luân xa trong con người được xếp theo tỉ trọng nặng nhẹ.
Khinh thanh ở trên, trọng trọc ở dưới. Ta có từ dưới lên trên:
1- Muladhara Chakra, tương đương với huyệt
Hội Âm. Đó là Thổ Đại.
2- Swadhisthava Chakra, tương đương với
huyệt Quan Nguyên hay Khí hải (Hạ Đơn Điền). Đó là Thủy Đại.
3- Manipura Chakra, tương đương với huyết
Trung Quản. Đó là Hỏa Đại.
4- Anahata chakra, tương đương với huyệt
Đản trung (Trung đan điền). Đó là Khí Đại.
5. Vishudha Chakra, tương đương với huyệt
Thiên Đột. Đó là Không Đại.
6. Ajna Chakra, tương đương với huyệt Ấn
Đường. Đó là Con mắt thứ ba. Đó là Thức đại.
7. Shahashara Chakra, tương đương với Nê
Hoàn cung (Bá Hội, Thượng đan điền). Đó là Kiến Đại. Đó là nơi Trời
Người gặp gỡ, kết hợp nên một. (Ici la vie individuelle et la vie
cosmique sont reconnue, comme ne faisant qu’une. -La Puissance du
Serpent, Arthur Avalon, p 278. Il réalise que lui et le Brahman sont
un, et que Brahman est seul réel (Sat) et tout le reste est irréel
(Asat). Il devient ainsi un Advaitavadi, qui réalise l’identité du soi
individuel et du Soi universel. Ibi. p.268. - Passant au Sahasrâra, le
texte dit: «Bien caché, et accessible seulement par un grand effort, est
ce Vide subtil (Shunya) qui est la profonde racine de la délivrance.
Ibi. 269.)
Ta thấy
Đất > Nước > Lửa > Khí > Không > Thức > Kiến. Như vậy, Tinh > Khí >Thần.
Mà Thần vì nhẹ nhất, nên sẽ ở chỗ cao nhất.
[8]
«Kiến»
tương đương với Lương Tâm. Âu Châu gọi Lương tâm là Sự Hiện Diện của
Thượng Đế trong con người, là Bản tính con người, là Tiếng Trời.
[9]
Los
Angeles Times, ngày thứ bảy, November 1, 1997, trong bài Brain could
affect Religious responses, researchers report của Robert Leehotz về
những cuộc thí nghiệm về óc não con người, các nhà bác học tại Đại Học
San Diego đã đi đến kết luận như sau: Họ theo dõi 1 số nguời bị bệnh
động kinh, và nhận thấy khi họ lên cơn, họ nói đã gặp Thượng Đế, và thấy
mình hòa nhập với vũ trụ, thấy mình đột nhiên giác ngộ, và thấy mình hợp
nhất với Thượng Đế («these are people who during seizures will say they
see God», Ramachandran said. «They will say that they feel a union with
the universe, a sudden sense of enlightenment or that they feel at one
with God. And between seizures, these people are more preoccupied with
abstract spiritual matters such as religion.»)
Các nhà
Bác Học cho rằng Thùy Thái Dương là Cơ Chế Thượng đế (The researchers
instead sought insight into the spiritual side of the brain by
investigating a group of patients suffering from an unusual form of
epilepsy that involves the brain’s Temporal Lobe, which the scientists
dubbed the «God Module».
Các nhà
khoa học còn nghĩ rằng có thể có những đường giây nối liền óc chất với
Thượng đế... (We like to suggest there may be neural circuits in that
temporal lobe that may be part of the machinery of the brain that is
involved in the mystical experience and God)
Tôi nhận định về bài trên như sau:
1. Cho
rằng đầu não con người có liên quan mật thiết đến Đạo, đến Trời là điều
rất đúng, miễn là ta hiểu Đạo và Trời là Bản Thể ta. (It is evident that
Kant’s metaphysical Ding-an-sich, therefore, is equivalent (as
far as it goes) to the Brahman of the Upanishads, the
Void (sunyata) of the Buddhists, and the «Nameless» of the
Tao Te Ching)
[10] («We
live in succession, in division in parts, in particle. Meantime within
man is the soul of the whole; the wise silence; the universal beauty, to
which every part and particle is equally related; the eternal One.»
Which is exactly, of course, Paul Tillich’s Ground of Being, and would
be India’s Brahman, too, as well as the Buddhist «body of truth»
(dharmakaya)...; as though to suggest that the place to recognize the
personality of God (so important to theology) is not in transcendence,
«out there», beyond thougth, beyond personality, but here in this life,
in the immanence, in the faces, personalities, loves, and lives
all around us, in our friends, our enemies and ourselves.)
[11]
2.
Trời, Phật, Bản Tính
con người ở ngay trong giữa đầu não con người, trong Nê Hoàn Cung,
như các nhà thấu thị Phật, Lão đã xác định tự ngàn xưa, chứ không thể
lệch về 1 bên, ở nơi Não Thùy Thái Dương.:
Thủ Lăng Nghiêm kinh quyển 3 viết:
Như nhứt chúng sinh vị thành Phật,
Chung bất ư thử thủ Nê Hoàn.
Như một chúng sinh chưa thành Phật,
3. Tuy
nhiên, đây mới là bước tiến sơ khởi của khoa học để tìm hiểu về đạo
giáo. Biết đâu sau này chẳng còn nhiều chuyện hay hơn.
Đến đây,
tôi xin chuyển sang một hướng khác là nói nói về Thiền Công Án, phái Lâm
Tế tại Nhật ngày nay.
Tôi đọc
quyển Ba Trụ Thiền của Philip Kapleau (The three Pillars of Zen), Đỗ
Đình Đồng dịch Việt Văn. Đó là một «tài liệu chân truyền những lời dạy
quí giá của các Thiền Sư Nhật Bản hiện đại, qua công phu 12 năm tu tập
và biên tập của một Thiền Sư người Mỹ và được ấn chứng tại Nhật... »
Sách viết thành khẩn, hay, được chỉ giáo bởi các Thiền Sư danh tiếng của
Nhật như Thiền Sư Bạch Vân, Thiền Sư Bạt Tụy v.v... Tuy nhiên sách có 3
điểm khiến tôi thắc mắc:
1. Phái
Lâm Tế luôn dạy tập trung vào Hạ Đơn Điền dưới rốn, và cho rằng đó là
Trung Tâm vũ trụ. Sách viết:
«Lão
Sư Đại Vân, một trong các Thiền Sư được ca ngợi nhiều nhất vào thời Ông,
để thúc giục con mắt tâm của họ (tức chú tâm, điểm tổng hợp của toàn bộ
con người) ở Đan Điền, đã tuyên bố: Các Ông phải nhận rõ – tức thực hiện
– rằng Trung Tâm của vũ trụ là cái hốc bụng của các Ông.»
[13] ... Hãy
nói Không từ đáy bụng, không phải từ phổi (std. tr. 354).
Như trên
tôi đã chứng minh: Trung tâm vũ trụ là Thượng đơn điền, là Nê Hoàn Cung,
trên đỉnh đầu.
Trong
quyển Hoa trôi trên sóng nước của Nguyên Phong, Ni Sư Satomi
Myodo (1896-1978) so sánh lợi hại giữa 2 cách tập trung tinh thần vào Hạ
Đơn Điền và Thượng Đơn Điền, và kết luận là tập trung vào Hạ Đơn Điền
thì hay hơn. Tôi không đồng ý như vậy. (Std, tr. 218-219).
Năm
1976, khi còn ở Việt Nam, tôi có dịch quyển Huỳnh Đình Nội cảnh kinh,
bàn về phương pháp tu tiên của Đạo Lão, trong đó tôi bàn rất nhiều về
Trung Tâm Vũ trụ, hay Huỳnh Đình trong con người, và xác nhận trong con
người có 3 Đơn điền:
1. Hạ đơn điền (Khí Hải) để luyện Tinh.
2. Trung Đơn điền (Giáng Cung) để luyện
Khí.
3. Thượng Đơn Điền (Nê Hoàn Cung, Huỳnh
Đình) để luyện Thần.
Sách
Tính Mệnh Khuê Chỉ viết: Ngô thân trung chi Huỳnh Đình, Thái Cực lập
yên (Tính Mệnh Khuê Chỉ, quyển Hanh, tr. 12b) (Thái Cực ở Huỳnh
Đình trong ta)
Thực ra
xưa nay, Á Đông không mấy biết về óc não con người, cho nên thường tưởng
thông minh con người hay tâm hay lương tâm con người nằm ngay trong
bụng, nên nói:
Sáng dạ,
tối dạ.
Tốt
bụng, xấu bụng.
Lòng
lang, dạ sói; lòng độc, miệng dữ v.v...
Có một
điều kỳ lạ là, thời Trung Cổ, bên Âu Châu, cũng có một môn phái tu luyện
chuyên nhìn Rốn, để cầu giải thoát, như bên Nhật vậy.
Tu sĩ Barlaam gọi họ là nhũng kẻ Nhìn Rốn
(Ombilicaires). Dân chúng gọi họ là những kẻ có hồn nơi Rốn
(Omphalopychoi).
[14]
2. Trong những tuần nhiếp tâm, nhất
là trong những ngày cuối, mọi người vận khí vào Đơn Điền, rồi tụng chữ
KHÔNG, mong nhờ thế mà chóng được giác ngộ. Sách Ba Trụ Thiền, Đỗ
Đình Đồng viết: «Sự la hét, đánh đập của người Godo (vị tăng đầu chúng)
và các trợ thủ Ông càng lúc càng dữ dội hơn. Sự ồn ào, huyên náo cũa ba
đêm cuối cùng không thể tin được. Tất cả cái nhóm hơn 50 người ngồi đều
rống lên: «KHÔNG» liên tục suốt nửa giờ cuối cùng, trong khi các vị tăng
chúng lớn tiếng quở họ, hét: «Hãy nói Không từ đáy bụng, không phải từ
phổi!» Và sau đó tiếng rống «KHÔ... Ô..NG» vang dội qua đêm trong nghĩa
trang và vùng đồi, tựa như tiếng kêu của súc vật đang chuẩn bị cho lò
sát sinh...» (Std, tr. 354)
Như thế mà gọi là Thiền hay sao? Làm sao
có thể thúc đẩy cho chóng giác ngộ được?
3. Thiền Lâm Tế còn có chuyện đánh những
người ngồi Thiền mà ngủ gật bằng kích trượng.
Sách viết (std. tr.317-319): «Trong đa số
các tuần nhiếp tâm ở tự viện và chùa, kích trượng giữ vai trò quan trọng
và thường có tính chất quyết định, nó đạt đến cực điểm của tấn kịch ngay
trước lúc độc tham... Song không một yếu tố huấn luyện Thiền nào bị
người Châu Á cũng như người phương Tây chỉ trích ầm ĩ bằng... Nó bị kết
án là một «biểu hiện bạo dâm của nền văn hóa Nhật Bản» và là một «phản
bội trắng trợn của Phật giáo».
Tôi không mấy ưa lối đánh đập như vậy...
Từ khi đọc quyển Ba Trụ Thiền, tôi
hết muốn tìm hiểu về các loại Thiền Lâm Tế, Tào Động, và tôi mới hiểu
tại sao Hòa Thượng Thích Thanh Từ cũng đã bỏ không nghiên cứu các loại
Thiền nói trên.
CHÚ THÍCH
[1] Soothill,
A dictionary of Chinese Buddhist terms, Trung-Anh Phật Học từ
điển, tr. 103.
[2] Xem Kim
Đơn Đại Thành, tập 4, Xem Phật học từ Điển, Đoàn Trung Còn,
tr. 322.
[3] Xem Nguyễn
Văn Thọ, Dịch kinh Đại Toàn, tập 1, tr. 94-95 và chú thích 24.
[4]
Reconnaitre cette parenté divine, vaincre le chaos des sensations,
discerner le divin ou le permanent dans un monde fluide, atteindre
l’être à travers le devenir, tel est le problème central. Xem std, tr.95
và Note 25.
[5] Henri le
Saux, La Rencontre de L’Hinduisme et du Christianisme, Editions
du Seuil, 1966, 229.
[6] Thư mục
y giới văn thi, nghệ sĩ, tr. 266.
[7] Nguyên
Phong dịch, Ngọc trắng trong Hoa Sen, tr. 223,225.
[8] Xem Thích
Trí Siêu, Đạo gì? tr. 107-109; Phương Dung, Những điều huyền
diệu của Kim Cang Thừa, tr. 312-316.
[9] «The
conscience has thus been called «God’s presence in man,» «our original
nature,»and even «the voice of God.» Conscience, a burden or
an asset, the Watchtower, announcing Jehovah’s Kingdom, August 1,
1997.
[10] Joseph
Campbell, Creative Mythology, p. 340.
[11] Joseph
Campbell, Creative Mythology, p. 578.
[12] Phật
học từ điển, Đoàn Trung Còn, tr. 322.
[13] Ba Trụ
Thiền , Đỗ Đình Đồng, tr. 126; trang 348.
[14] K.
Royston Pike, Dictionnaire des Religions, p. 179.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét