Người Phật tử Việt Nam xưa nay thường
biết đến khái niệm Tịnh độ qua các kinh nói về Phật Di Đà (Amitàbhasutra
và Sukhavativyùhasutra) từ Hán tạng, vốn được phiên dịch từ kinh điển
Sanskrit. Ở đó, cõi Tịnh độ hay Cực lạc (Phạn ngữ Sukhavatì) được mô tả
là cảnh giới tuyệt vời với tất cả những sự thù thắng, trang nghiêm. Con
đường dẫn đến cõi này có thể chỉ gói gọn trong công phu trì niệm hồng
danh Phật Di Đà. Ngoài sự thanh tịnh có được từ việc nhất tâm niệm Phật
Di Đà, oai lực của Ngài cũng thừa sức tiếp dẫn vong linh người niệm Phật
vãng sinh về thế giới Tịnh độ để họ tiếp tục tu hành trong điều kiện
thuận lợi hơn xưa gấp triệu lần. Cõi ấy giữa người với người không hề
biết tương tranh, thù hận vì ở đó không có chuyện chiếm hữu lợi danh như
ở cõi Ta bà nhiều kiếp nạn này. Nhưng đó là theo kinh điển Hán tạng,
nguồn giáo lý chủ đạo của Phật giáo Bắc truyền.
Trong bài viết này ta thử tìm hiểu vấn
đề qua kinh điển Pàli, nguồn giáo lý căn bản của Phật giáo Nam truyền.
Dĩ nhiên, trong Tam tạng Pàli cũng có khái niệm Tịnh độ (nếu ta muốn gọi
thế) với những trình bày thật rõ ràng về cảnh giới này, những cư dân ở
đó và con đường dẫn đến cảnh giới Tịnh độ, tức phép cầu vãng sanh theo
kinh điển Nam truyền.
CÕI TỊNH ĐỘ THEO KINH ĐIỂN PÀLI
Trước hết, cõi Tịnh độ được biết đến
trong kinh điển Pàli qua danh từ Suddhàvàsa, còn được dịch là Tịnh cư,
theo lối chiết tự Suddha (thanh tịnh) và Àvàsa (chỗ ở). Vậy Suddhàvàsa
cũng có thể được dịch là Tịnh độ, Tịnh thổ. Thậm chí chữ Pàli này còn
gần gũi với chữ Tịnh độ, Tịnh thổ hơn là Sukhavati (chốn An lạc), một
chữ chỉ có thể xem là tương đương với từ Sugati (Lạc cảnh, Thiện thú)
trong kinh điển Pàli, chỉ chung cho các cõi nhân thiên.
Theo các chú sớ A Tỳ Đàm, có tất cả 5
cõi Tịnh độ, nằm trong 16 cõi Phạm thiên Hữu sắc, và là chỗ tái sanh của
các bậc Thinh văn Bất lai hay còn gọi là A na hàm (Anàgàmi người không
còn trở lại các cõi dục giới). Tuy cảnh giới này chỉ gồm toàn các vị Bất
lai và La hán (chứng A la hán sau khi sanh về đây), nhưng trên căn bản
vì vẫn là cõi Hữu sắc nên ở 5 cõi Tịnh độ này vẫn có những lâu đài, hoa
viên rất trang nghiêm, dĩ nhiên không phải là nơi chốn hưởng thụ, mà đó
chỉ là những dấu vết tối thiểu của một cõi Ngũ uẩn (1). Về tuổi thọ, chư
Thánh Bất lai ở cõi thấp nhất trong 5 cõi Tịnh độ là cõi Vô phiền
(Avihà) có thọ mạng 1.000 đại kiếp, kế đến là cõi Vô nhiệt (Àtappà) có
thọ mạng 2.000 đại kiếp, cõi thứ ba là Thiện hiện (Sudassà) có thọ mạng
4.000 đại kiếp, cõi thứ tư là Thiện kiến (Sudassì) có thọ mạng 8.000 đại
kiếp và cõi Sắc cứu cánh (Akanittha) có thọ mạng 16.000 đại kiếp.
Do có những lúc trải qua một thời gian
dài không có chư Phật ra đời độ sinh nên dân số trên 5 cõi Tịnh độ chỉ
có giảm mà không được bổ sung, do vậy cũng có những thời điểm 5 cõi này
không tiếp tục tồn tại.
CƯ DÂN TỊNH ĐỘ THEO KINH ĐIỂN PÀLI
Trước tiên là trình bày đại lược về 4
tầng Thánh trí làm nên 4 bậc Thánh nhân và chính Đức Phật cũng được kể
vào đó. Sơ quả hay Tu đà hoàn (Sotàpatti, Dự lưu), còn được gọi là Thất
lai, người không thể tái sanh quá 7 lần, là vị đã chấm dứt hoàn toàn 3
thứ phiền não thân kiến ( nôm na là chấp kiến trong 5 uẩn), hoài nghi
(nghi ngờ về Phật pháp nói chung) và giới cấm thủ (chấp trước các tín
điều mù quáng). Ở một số vị, thánh trí Sơ quả chỉ là một giai đoạn
thoáng qua trước khi hoàn tất các tầng thánh trí cao hơn. Như trường hợp
Đức Phật hoặc các vị Thanh văn tốc chứng. Nhưng cũng có lúc giai đoạn
này kéo dài trong nhiều giờ, nhiều ngày, nhiều năm hoặc vài kiếp sống
(dĩ nhiên không quá 7 kiếp). Sớ giải Trường Bộ ghi rằng Thiên vương Đế
Thích hiện nay là một vị Thánh Sơ quả. Khi hết tuổi thọ, ngài sẽ sinh
xuống nhân gian làm Chuyển luân vương và chứng đắc Nhị quả Tư đà hàm.
Sau đó sanh lên Đao Lợi thiên chứng Tam quả A na hàm và lần lượt tái
sanh ở đủ 5 cõi Tịnh độ, bắt đầu là cõi Vô phiền, cuối cùng ngài sẽ
chứng quả La hán và nhập diệt ở cõi Sắc cứu cánh.
Tầng Thánh trí thứ hai là Nhị quả Tư đà
hàm. Ngoài 3 phiền não đã chấm dứt ở tầng thánh trước, quả vị này còn
làm giảm nhẹ dục ái và sân hận. Do chỉ còn có thể tái sanh cõi Dục giới
một lần nữa thôi, nên quả vị này còn được gọi là Nhất lai (Sakadàgàmì).
Tầng Thánh thứ ba là Tam quả A na hàm
(Anàgàmi), nghĩa là bậc Bất lai, người không còn trở lui các cõi dục
giới nữa (có tất cả 11 cõi Dục giới). Theo A Tỳ Đàm tạng Pàli thì do đã
chấm dứt dục ái (niềm tham luyến trong ngũ trần) và sân hận nên vị Thánh
Tam quả trong trường hợp không thể chứng La hán rồi nhập diệt ngay đời
này thì có hai con đường để đi:
Nếu đã chứng đắc Ngũ thiền thì sẽ tùy
theo khả năng mạnh yếu của Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ mà sanh về một
trong năm cõi Tịnh độ. Tín nổi trội thì sanh về cõi Vô phiền, Tấn hùng
hậu thì về cõi Vô nhiệt, Niệm hùng hậu về cõi Thiện hiện, Định hùng hậu
thì về cõi Thiện kiến, Tuệ thâm hậu thì sanh về cõi Sắc cứu cánh (Pàli
gọi là Akanittha, Không thứ gì yếu kém). Ở cõi Tịnh độ thứ năm này toàn
bộ Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ đều được sung mãn; vì đây là nơi chốn sau
cùng để một vị Bất lai chứng quả La hán và nhập diệt.
Trong trường hợp vị Thánh Bất lai chưa
chứng qua một tầng thiền định nào, tức chỉ có trí tuệ Thiền quán
(Vipassanà) mà không từng tu tập Thiền chỉ (Samatha) thì lúc mạng chung,
vị này do khả năng ly dục vô sân tuyệt đối nên tối thiểu cũng thành tựu
Sơ thiền trước khi mạng chung ở cõi Dục giới và như vậy cũng đủ để sanh
về cõi Phạm thiên thấp nhất là Phạm thiên Sơ thiền.
Do túc duyên và trình độ tu chứng có
khác nhau nên giữa các bậc Thánh Tam quả cũng có vài sai biệt. Theo
Manorathapurani, Chú sớ Tăng Chi Bộ (phần Tika):
- Antaràparinibbàyì (Tiền bán Niết bàn): Vị Bất lai chứng La hán khi chưa sống hết phân nửa thọ mạng ở cõi Tịnh độ nào đó trong 5 cõi.
- Antaràparinibbàyì (Tiền bán Niết bàn): Vị Bất lai chứng La hán khi chưa sống hết phân nửa thọ mạng ở cõi Tịnh độ nào đó trong 5 cõi.
- Upahaccaparinibbàyì (Hậu bán Niết bàn): Chứng La hán sau khi sống hơn nửa thọ mạng ở cõi Tịnh độ nào đó.
- Uddhamsoto Akanitthagàmì (Luân lưu
Niết bàn): Do căn tánh không xuất sắc, có vị Bất lai phải lần lượt sanh
đủ 5 cõi Tịnh độ mới chứng quả La hán rồi nhập diệt ở cõi Tịnh độ cao
nhất.
- Asankhàraparinibbàyì (Bất lao Niết bàn): Vị Bất lai có thể chứng La hán mà không cần nhiều cố gắng.
- Sasankhàraparinibbàyì (Cần lao Niết bàn): Vị Bất lai phải nhiều nỗ lực mới có thể chứng La hán.
Tầng Thánh trí thứ tư chính là quả vị La
hán, người chấm dứt toàn bộ phiền não. Theo A Tỳ Đàm Pàli thì có 3 quả
vị La hán: Chư Phật Chánh Đẳng Giác (Sammàsambuddha hay Sabbannubuddha-
Toàn Giác) cũng là những vị La hán nhưng do tự mình chứng đắc và là đạo
sư hướng dẫn cho những người hữu duyên chứng đắc La hán. Những vị La hán
đệ tử này được gọi là Thanh văn giác (Sàvakabuddha). Quả vị La hán thứ
ba là Độc Giác Phật (Paccekabuddha), những vị tự mình chứng ngộ La hán
nhưng không thể hướng dẫn người khác chứng ngộ La hán. Kinh điển Hán
tạng còn gọi Độc Giác Phật là Duyên Giác Phật vì cho rằng các Ngài nhờ
liễu ngộ nguyên lý Duyên khởi mà giác ngộ (cách nghĩ này bắt nguồn từ
những giai thoại về chư Phật Độc Giác trong Chú sớ Tiểu Bộ Kinh, một
trong những bộ phận kinh điển làm nền tảng cho nhiều kinh luận hậu tác,
đọc kỹ các bộ A Hàm sẽ thấy rõ điều này). Kỳ thực, nếu đọc kinh Đại
Duyên trong Trường Bộ kinh, ta sẽ thấy lý Duyên khởi và lý Tứ đế (vẫn bị
hiểu lầm là dành riêng cho Thanh văn) vốn dĩ chỉ là một. Trong Trung Bộ
kinh, Đức Phật đã xác định ai thấy lý Duyên khởi chính là thấy Pháp và
ngược lại. Đồng thời, không hề có chuyện một người giác ngộ lý Tứ đế mà
lại mơ hồ về lý Duyên khởi hay ngược lại. Tất cả quả vị La hán vừa nêu
trên đây luôn giống nhau về khía cạnh giác ngộ các pháp cần yếu (như Tứ
đế, Duyên khởi...), chỉ khác ở hai điểm chính: Tự mình hiểu ra hay phải
nhờ thầy hướng dẫn và điểm thứ hai là ngoài trí tuệ giác ngộ còn có khả
năng hiểu biết sâu rộng những gì nằm ngoài lý tưởng giác ngộ hay không.
Xét về khía cạnh này, chỉ có chư Phật Chánh Đẳng Giác là viên mãn. Tuy
nhiên, trong bài viết này, chúng ta chỉ đặc biệt nhấn mạnh quả vị Bất
lai, vì đề tài ở đây là các cõi Tịnh độ.
PHÉP VÃNG SANH TỊNH ĐỘ THEO KINH ĐIỂN PÀLI
Vãng sanh vẫn được dùng song song với
chữ siêu sanh, nhưng theo tinh thần A Tỳ Đàm Pàli thì siêu sanh còn có
thể được hiểu là vượt thoát tái sanh, một điều chỉ thực hiện được bởi
một vị La hán. Như vậy trong trường hợp vị Bất lai sanh về các cõi Tịnh
độ chỉ có thể gọi là vãng sanh. Và nếu phải trả lời câu hỏi về con đường
vãng sanh Tịnh độ, thì như tất cả những gì vừa nêu trên, ta hoàn toàn
có thể nói rằng vãng sanh Tịnh độ chỉ là một phần đường trên hành trình
giải thoát của một vị Thanh văn, và như thế pháp môn Tịnh độ hay con
đường vãng sanh trong trường hợp này cũng đồng nghĩa với hành trình Tam
học, Tứ niệm xứ, Bát chánh đạo, nói chung là hành trình 37 Bồ đề phần.
Các pháp trong 37 Bồ đề phần đối với nhau chỉ là mối quan hệ tương tức;
cái này chính là cái kia, trong cái kia có cái này.
Như vậy, lời đáp cho câu hỏi về con
đường vãng sanh là toàn bộ những gì mà ta vẫn gọi là Phật pháp và theo
cách hiểu này, pháp môn Tịnh độ cần thiết cho tất cả mọi người. Đồng
thời, chiếu theo tinh thần căn bản của Phật giáo mà nói thì khi nhắc đến
pháp môn Tịnh độ, cầu vãng sanh không hề có nghĩa là chờ đợi sự tiếp
dẫn của bất cứ ai, mà phải là sự lên đường bằng chính đôi chân của mình.
Bản đồ 10 pháp giới
Mười nghiệp lành:
1. Không sát sinh: từ bi, không sát hại sẽ được khỏe mạnh trường thọ.
2. Không trộm cắp: Ngay thẳng, không lấy của người, sẽ được giàu sang, an ổn.
3. Không tà dâm: Trong sạch, không quan hệ bất chính, sẽ được xinh đẹp, hạnh phúc…
4. Không nói dối: Chân thật, không dối gạt, sẽ được uy thế, tiếng tăm.
5. Không thêu dệt: Trung thực, không xảo ngôn, sẽ được mọi người quý mến.
6. Không đâm thọc: Hòa hợp, không nói lời ly gián, sẽ được nhiều người ủng hộ.
7. Không nói thô ác: Hòa nhã, không cay nghiệt, không thô tục sẽ được cao sang.
8. Không san tham: Rộng rãi thí xả, sẽ được vô lượng phước báo.
9. Không sân hận: Từ hòa nhẫn nại sẽ được vô lượng duyên lành.
10. Không si mê: Sáng suốt, tỉnh giác sẽ được vô lượng trí tuệ.
Mười nghiệp lành:
1. Không sát sinh: từ bi, không sát hại sẽ được khỏe mạnh trường thọ.
2. Không trộm cắp: Ngay thẳng, không lấy của người, sẽ được giàu sang, an ổn.
3. Không tà dâm: Trong sạch, không quan hệ bất chính, sẽ được xinh đẹp, hạnh phúc…
4. Không nói dối: Chân thật, không dối gạt, sẽ được uy thế, tiếng tăm.
5. Không thêu dệt: Trung thực, không xảo ngôn, sẽ được mọi người quý mến.
6. Không đâm thọc: Hòa hợp, không nói lời ly gián, sẽ được nhiều người ủng hộ.
7. Không nói thô ác: Hòa nhã, không cay nghiệt, không thô tục sẽ được cao sang.
8. Không san tham: Rộng rãi thí xả, sẽ được vô lượng phước báo.
9. Không sân hận: Từ hòa nhẫn nại sẽ được vô lượng duyên lành.
10. Không si mê: Sáng suốt, tỉnh giác sẽ được vô lượng trí tuệ.
Mười pháp giới:
1. Phật : Tâm ngộ thật tướng, duyên khơi tánh không, tự giác, giác tha, từ bi, hỷ xả.
2. Duyên giác : Mười hai duyên khởi, không thầy tự ngộ, thanh tịnh tâm-nguyện, gương mẩu giữa đời.
3. Bồ Tát : Phát tâm bồ-đề, trên cầu thành phật, dưới độ chúng sanh, trải mình hành đạo.
4. Trời : Khéo tu thập thiện, tạo-phước, cúng-dường, sắc, vô, sắc-thiền, là cỏi chư thiên.
5. Thanh Văn : Biết đời đau khổ, tâm cầu diệu-pháp, theo phật học pháp, ruộng phước thế gian.
6. A Tu La : Phước báo như trời, đức lại kém vơi, sân-hận, tật-đố, tranh đấu mọi nơi.
7. Người : Giử gìn ngũ-giới, hoặc ít, hoặc nhiều, sang-hèn, thọ-yểu, theo nghiệp cảm-chiêu.
8. Ngạ Quỉ : Tham-lam, bỏn-xẻn, ích-kỷ, ghét-ganh, thấy lợi giành tranh, đói khổ hoành hành.
9. Súc Sanh : Ngu-si, biếng-lười, dối-gạt, móc-bươi, làm thân súc-vật, đền trả cho người.
10. Địa Ngục : Không tin nhân-quả, độc-ác hại nhau, chẳng kính tam-bảo, địa-ngục khổ đau.
1. Phật : Tâm ngộ thật tướng, duyên khơi tánh không, tự giác, giác tha, từ bi, hỷ xả.
2. Duyên giác : Mười hai duyên khởi, không thầy tự ngộ, thanh tịnh tâm-nguyện, gương mẩu giữa đời.
3. Bồ Tát : Phát tâm bồ-đề, trên cầu thành phật, dưới độ chúng sanh, trải mình hành đạo.
4. Trời : Khéo tu thập thiện, tạo-phước, cúng-dường, sắc, vô, sắc-thiền, là cỏi chư thiên.
5. Thanh Văn : Biết đời đau khổ, tâm cầu diệu-pháp, theo phật học pháp, ruộng phước thế gian.
6. A Tu La : Phước báo như trời, đức lại kém vơi, sân-hận, tật-đố, tranh đấu mọi nơi.
7. Người : Giử gìn ngũ-giới, hoặc ít, hoặc nhiều, sang-hèn, thọ-yểu, theo nghiệp cảm-chiêu.
8. Ngạ Quỉ : Tham-lam, bỏn-xẻn, ích-kỷ, ghét-ganh, thấy lợi giành tranh, đói khổ hoành hành.
9. Súc Sanh : Ngu-si, biếng-lười, dối-gạt, móc-bươi, làm thân súc-vật, đền trả cho người.
10. Địa Ngục : Không tin nhân-quả, độc-ác hại nhau, chẳng kính tam-bảo, địa-ngục khổ đau.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét