LUẬT NHÂN QUẢ và LUẬT LUÂN HỒI
UẬT LUÂN HỒI
Luật Nhân Quả trong lý thuyết hay triết lý giáo lý Phật học, nay lại là một định luật dưới sự phân tích khoa học thật
thú vị. Luật Nhân quả cho dù các bạn không tin, nhưng nó vẫn ảnh hưởng
đến trong mỗi mọi người theo một quy luật nghiêm ngặt của vũ trụ.
Nguyên nhân và hậu quả luôn luôn chính xác chứ không sai lệnh.
Nếu
chỉ chứng minh trong hiện tại hay trong một kiếp người thì có khi sai
biệt, không đúng và còn sai nữa. Không có Luật Luân Hồi thì Luật Nhân
quả cũng không giá trị theo tinh thần khoa học.
Đức
Phật Thích Ca khi tu luyện đắc quả Phật tại thế thì ngài có lục thông
và chi tiết hóa hai Luật chính nầy bằng những nhân duyên.
Có 12 Nhân duyên liên kết chặc chẽ với nhau như dây xích.
Trong
Cẩm nang Phật Học của sách, trang Web và bài viết về Thập Nhi Nhân
Duyên, chúng ta dẫn chứng như vòng xích nhân và quả trong một kiếp thì
đúng có một phần, nhưng liên kết với ba hay nhiều đời hay kiếp sống của
một linh hồn thì sự chính xác của hai định luật nầy như bài toán không
sai chạy chút nào.
Diễn đàn xin trích phần "Thập Nhị Nhân Duyên " (Mười hai duyên) trong tác phẩm The Buddha and His Teachings (Đức Phật và Phật Pháp) của Tổ sư Hòa Thượng Narada (Narada Thera). Hòa thượng Narada Thera cũng là Nhị Tổ của phương pháp môn Thiền Nhân điện (Energy Human and Spirituality).
Đức Phật và Phật Pháp
(The Buddha and His Teachings)
Hòa thượng Narada, 1980
Đã được Phạm Kim Khánh dịch Việt, 1998
---o0o---
Thập Nhị Nhân Duyên
"Không
thể tìm ra một Tạo Hóa, một Brahma, hay một vị nào khác, làm
chủ vòng luân chuyển của đời sống (Thập Nhị Nhân Duyên). Chỉ
có những hiện tượng diễn tiến tùy duyên!" -- Thanh Tịnh Đạo
"Tiến trình của hiện tượng tái sanh được Đức Phật giải thích đầy đủ trong Thập Nhị Nhân Duyên (Paticca Samuppada).
Paticca là “bởi vì” hay,”bởi”, hay “tùy thuộc nơi”. Samuppada là “phát sanh”, hay “khởi đầu”.
Chiếu y theo ngữ nguyên, danh từ ấy là “phát sanh bởi vì”, hay “phát sanh tùy thuộc”, Paticca Samuppada áp dụng cho trọn công thức nhân quả gồm tất cả 12 nhân và quả liên quan với nhau,
Phạn ngữ gọi là Paccaya và Paccayuppanna, nhân tạo duyên cho quả trổ sanh.
Nên hiểu phương pháp tương quan của Paticca Samuppada (Thập Nhị Nhân Duyên) như sau:
- Bởi vì có A nên B phát sanh, bởi vì có B nên C phát sanh.
- Khi nào không có A tất nhiên không có B.
- Khi nào không có B thì C cũng không có.
Nói cách khác, cái nầy như vầy thì có cái kia; cái nầy không phải như vầy thì cái kia không có (imasmim sati, idam hoti; imasmim asati, idam natthi hoti).
Thập Nhị Nhân Duyên [1] là một bài pháp giảng về tiến trình của hiện tượng sanh-tử chớ không
phải là một lý thuyết triết học về sự tiến hóa của vũ trụ. Giáo lý nầy
chỉ đề cập đến vấn đề nguồn gốc của vòng sanh tử luân hồi, nguyên nhân
của sự đau khổ, và chỉ nhằm mục đích giúp chúng sanh thoát ra khỏi mọi
đau khổ của đời sống, chớ không tìm giải thích những bí ẩn liên quan đến
nguồn gốc cùng tột của vũ trụ.
Pháp Thập Nhị Nhân Duyên chỉ giải thích “sự phát sanh của một trạng thái tùy thuộc nơi trạng thái trước kế đó”. [2]
Vô Minh
(avijja) – tức không nhận thức chân lý về đau khổ, nguồn gốc của đau
khổ, sự chấm dứt đau khổ, và con đường dẫn đến sự chấm dứt đau khổ – là
nguyên nhân chánh làm động lực thúc đẩy, chuyển động bánh xe đời sống.
Nói
cách khác, Vô Minh là không nhận thức thực tướng của vạn pháp, hay không
thấu đáo hiểu biết chân tướng của chính mình. Chính màng Vô Minh như
lớp mây mù bao phủ, che lấp mọi sự hiểu biết chân chánh (Chánh Kiến).
Đức Phật dạy rằng:
“Vô Minh là lớp ảo kiến mịt mù dày đặc trong ấy chúng sanh quây quần quanh lộn.” [3] (Sutta Nikaya, câu 730).
Đến khi
lớp Vô Minh bị phá tan để trở thành tri kiến, như trường hợp của chư
Phật và chư vị A La Hán thì mọi vấn đề nhân và quả cũng chấm dứt.
Trong kinh Itivuttaka [4], Đức Phật dạy:
“Người
đã tiêu trừ ảo kiến và phá tan lớp tối tăm dầy đặc sẽ không còn thênh
thang đi mãi nữa. Đối với người ấy không còn vấn đề nhân và quả.”(Sutta Nikaya, trang 14)
Tùy
thuộc nơi Vô Minh, Hành (samkhara) phát sanh. Phạn ngữ “samkhara” có rất
nhiều ý nghĩa. Vì thế ta nên tùy trường hợp mà định nghĩa danh từ nầy. Ở
đây samkhara là những tác ý (cetana) thiện (kusala), bất thiện
(akusala), và không lay chuyển (anenja), tạo nghiệp (kamma) đưa đi Tái
Sanh.
Tác ý bất thiện nằm trong 12 loại tâm vương bất thiện.
Tác ý thiện nằm trong 8 loại tâm đẹp (sobhana) và 5 loại tâm thiện trong thiền Sắc Giới (rupajhana).
Tác ý không lay chuyển nằm trong bốn loại tâm thiện trong thiền Vô Sắc Giới (arupajhana).
Trong Ngũ uẩn, samkhara là danh từ gọi chung 50 trong 52 tâm sở. Hai tâm sở còn lại là Thọ và Tưởng.
Những
tác ý (cetana) của bốn loại thánh đạo tâm (lokuttara maggacitta), hay
tâm siêu thế, được coi như không phải là samkhara (hành), bởi vì những
lọai tâm nầy hướng về sự tận diệt Vô Minh.
Trí tuệ (panna) là thành phần chánh yếu trong các loại thánh đạo tâm.
Trái lại, trong các loại tâm tại thế, yếu tố quan trọng là tác ý (cetana).
Tất cả những tư tưởng, lời nói và việc làm, thiện và bất thiện, đều được bao gồm trong Hành (samkhara).
Những
hành động tốt hay xấu – trực tiếp phát sanh từ Vô Minh hay bị Vô Minh
gián tiếp làm động cơ thúc đẩy – đều nhất định phải tạo nghiệp, nghĩa là
có tác động kéo dài thêm cuộc hành trình xa xôi của vòng luân hồi.
Ngược
lại, những hành động (bằng thân, khẩu hay ý) hoàn toàn trong sạch, tuyệt
đối không xuất phát từ tham, sân, si, nhất định phải thoát ra khỏi vòng
phiền não của đời sống.
Do đó
Đức Phật so sánh Giáo Pháp của Ngài như một chiếc bè mà chúng sanh có
thể nương theo để cố gắng vượt qua đại dương của cuộc sống. Những hành
động của chư Phật và chư vị A La Hán không thể gọi là Hành (samkhara) vì
các Ngài đã hoàn toàn tận diệt Vô Minh.
Vô Minh chiếm một phần quan trọng trong những hành động bất thiện và vẫn có tiềm tàng ngủ ngầm trong những hành động thiện. Như vậy cả hai hành động, thiện và bất thiện, đều được coi là bắt nguồn từ Vô Minh.
Tùy thuộc nơi Hành, tức hành động thiện và bất thiện trong kiếp vừa qua, “Thức-Tái-Sanh” (patisandhi vinnana), hay Thức-Nối-Liền, phát sanh trong kiếp kế.
Gọi là
Thức-Tái-Sanh hay Thức-Nối-Liền vì thức ấy nối liền kiếp quá khứ với
kiếp hiện tại. Chính đây là thức đầu tiên trong một kiếp sống của chúng
sanh.
Trong
trường hợp là người thì đó là thức đầu tiên của một chúng sanh khi bà mẹ
thọ thai. Hiểu một cách chính xác, Thức, trong Thập Nhị Nhân Duyên là
19 loại Thức-Tái-Sanh được mô tả trong Vi Diệu Pháp (Abhidhamma). Tất cả
ba mươi hai loại tâm quả (vipakacitta) kinh nghiệm trong kiếp sống vừa
qua cũng được hàm xúc trong danh từ ấy.
Bào
thai trong bụng mẹ được cấu tạo do sự phối hợp của thức-tái-sanh với
tinh trùng và minh châu của cha mẹ. Trong thức ấy có ngủ ngầm tất cả
những cảm giác đã thọ, những đặc tính và những khuynh hướng riêng biệt
trong dòng đời đã qua của một cá nhân.
Thức-tái-sanh
được coi là tinh khiết [5] vì không bắt nguồn từ tham, sân, si [6],
cũng không xuất phát từ không-tham, không-sân, không-si [7].
Danh-Sắc (nama-rupa) phát sanh cùng một lúc với thức-tái-sanh.
Hành và
Thức (samkhara và vinnana) thuộc về hai kiếp, quá khứ và hiện tại, của
một chúng sanh. Thức và Danh-Sắc trái lại, cùng phát sanh trong một kiếp
sống.
Danh từ
kép Danh-Sắc (nama-rupa) gồm hai hợp tổ: “Danh” (nama), phần vô hình,
và “Sắc” (rupa), phần hữu hình, của một chúng sanh. Ta nên phân biệt
Danh-Sắc trong trường hợp “Danh” riêng biệt và “Sắc” riêng biệt, và
trường hợp “Danh-Sắc” hợp chung.
Trong
cảnh Vô Sắc Giới (arupa), chỉ có Danh mà không có Sắc. Trong cảnh giới
Vô Tưởng Thiên (asanna), chỉ có Sắc mà không có Danh. Trong Dục Giới
(kamma) và Sắc Giới (rupa), cả Danh và Sắc đồng phát sanh một lượt, cùng
một lúc.
Danh ở đây là ba Uẩn: Thọ, Tưởng và Hành, cả ba cùng phát sanh một lượt với “thức-tái-sanh”.
Sắc là ba lần “mười-thành-phần”:
1. “mười-thành-phần” của thân,
2. “mười-thành-phần” của giống (nam nữ), và
3. “mười-thành-phần” của ý căn, cũng cùng khởi sanh một lượt với thức-tái-sanh, do nghiệp quá khứ tạo nên.
2. “mười-thành-phần” của giống (nam nữ), và
3. “mười-thành-phần” của ý căn, cũng cùng khởi sanh một lượt với thức-tái-sanh, do nghiệp quá khứ tạo nên.
Mười thành phần của thân gồm có bốn nguyên tố gọi là Tứ Đại:
1. Nguyên tố có đặc tánh duỗi ra (pathavi), đất;
2. Nguyên tố có đặc tánh làm dính liền, hay kết hợp lại (apo), nước;
3. Nguyên tố có đặc tánh làm nóng (tejo), lửa;
4. Nguyên tố có đặc tánh là chuyển động (vajo), gió;
2. Nguyên tố có đặc tánh làm dính liền, hay kết hợp lại (apo), nước;
3. Nguyên tố có đặc tánh làm nóng (tejo), lửa;
4. Nguyên tố có đặc tánh là chuyển động (vajo), gió;
Và sáu chuyển hóa (upada rupa) của bốn nguyên tố ấy là;
5. Màu sắc (vanna)
6. Mùi(gandha)
7. Vị (rasa)
8. Bản chất dinh dưỡng (oja)
9. Sinh khí (jivitindriya) và
10. Thân (kaya)
6. Mùi(gandha)
7. Vị (rasa)
8. Bản chất dinh dưỡng (oja)
9. Sinh khí (jivitindriya) và
10. Thân (kaya)
Mười-thành-phần
của giống và mười-thành-phần của ý căn gồm 9 thành phần đầu (tức từ
nguyên tố một đến nguyên tố 9), và thứ 10 là giống (nam hay nữ), hoặc ý
căn (vatthu), tức căn cứ, hay nơi mà từ đó tâm phát sanh.
Như vậy
ta thấy hiển nhiên rằng ngay từ lúc bà mẹ thọ thai, chúng sanh đã có
nam tanh hay nữ tánh rồi. Và chính nghiệp quá khứ là nguyên nhân.
Phạn ngữ “kaya” ở đây có nghĩa là phần nhạy, khả năng “xúc” của thân (pasada).
Về
giống (Nam tánh hay Nữ tánh), ngay lúc bà mẹ thọ thai, tuy chưa nở nang
đầy đủ để hiển lộ ra hình thức, những khả năng trở thành nam hay nữ vẫn
còn tiềm tàng. Cũng như ý căn, căn nguyên xuất phát ra ý, hay nơi trú
ngụ, trụ sở của ý mà ta giả định là tim hay não, chưa hình thành lúc thọ
thai. Tuy nhiên khả năng trở thành của ý căn vẫn còn tiềm tàng.
Về điểm
nầy nên ghi nhận rằng Đức Phật không có chỉ rỏ nhất định phần nào trong
thân là ý căn. Vào thời Ngài còn tại tiền, phần đông chủ trương, như
kinh Upanishads, rằng tim là căn nguyên xuất phát ra ý. Trong kinh
Patthana, Nhân Quả Tương Quan, khi đề cập đến căn ý, Đức Phật dùng những
danh từ gián tiếp như “yam rupam nissaya – tùy thuộc nơi phần vật chất
ấy”, mà không chỉ rõ phần vật chất ấy có phải là tim hay não.
Tuy nhiên những nhà chú giải, như Đức Buddhaghosa và Anurudha, quả quyết rằng ý căn là tim. Nên biết rằng Đức Phật không chấp nhận cũng không bác bỏ chủ trương phổ thông thời bấy giờ cho rằng ý căn là tim.
Trong
thời ký thai ghén, Lục Căn (salayatana) của thai bào dần dần phát triển
từ những hiện tượng tâm-vật-lý gồm tiềm lực vi tế vô tận trở thành guồng
máy lục căn vô cùng phức tạp. Rất giản dị lúc ban sơ, guồng máy con
người dần dần trở thành vô cùng phức tạp.
Những
máy móc thường thì trái lại, phức tạp lúc mới phát minh rồi dần dần trở
nên giản dị, đến đổi lắm khi chỉ dùng sức của một ngón tay cũng đủ làm
chuyểu động một bộ máy vĩ đại. Guồng máy lục căn của con người vận
chuyển tự nhiên một cách tự động, gần như máy móc, không cần phải có một
tác nhân nào tương tợ như một linh hồn để điều khiển.
Mỗi căn
(nhãn, nhĩ, tỷ, nhiệt, thân, ý) đều có những đối tượng và những sinh
hoạt riêng biệt. Mỗi đối tượng của lục căn, tức lục trần-sắc, thinh,
hương vị, xúc, pháp – tiếp xúc với mỗi căn liên hệ, làm phát sanh một
loại “thức” . Như sắc tiếp xúc với nhãn làm phát sanh nhãn thức, thinh
xúc với nhĩ làm phát sanh nhĩ thức v.v… Điểm giao hợp liên quan của ba
yếu tố “căn” (giác quan), “trần” (đối tượng của giác quan), và “thức” là
Xúc (phassa). Xúc hoàn toàn khách quan.
Đức Phật dạy:
“Vì
có mắt (nhãn) và hình thể ( sắc) nên nhãn thức phát sanh, xúc là điểm
giao hợp của ba yếu tố ấy. Vì có tai (nhĩ) và âm thanh (thinh) nên nhĩ
thức phát sanh. Vì có mũi (tỷ) và mùi (hương ) nên tỷ thức phát sanh. Vì
có lưỡi (thiệt) và vị (vị) nên thiệt thức phát sanh. Vì có thân (thân)
và vật có thể sờ đụng (xúc) nên thân thức phát sanh. Vì có tâm (ý) và
đối tượng của tâm (pháp) nên ý thức phát sanh. Điểm giao hợp của ba yếu
tố ấy là Xúc (phassa). [8]
Vậy nên
hiểu rằng sự đụng chạm suông không phải là xúc (phassa), vì muốn có xúc
(phassa) phải có đủ ba yếu tố: đối tượng, giác quan và thức (na
sangatimatto eva phasso).
Tùy thuộc nơi Xúc, Thọ (vevada) phát sanh.
Một
cách chính xác, chính Thọ cảm giác một đối tượng ấy tiếp xúc với giác
quan. Chính Thọ thâu nhận quả lành hay quả dữ của những hành động trong
hiện tại hay trong quá khứ. Ngoài tâm sở Thọ không có một linh hồn hay
một bản ngã nào thọ hưởng quả lành hay gặt hái quả dữ.
Trong
tất cả những loại tâm vương đều có tâm sở Thọ. Đại khái có ba loại Thọ
là: thọ lạc (somanassa) hay cảm giác vui, hạnh phúc; thọ khổ (domanassa)
hay cảm giác buồn, phiền não; và thọ vô ký (adukkhamasukha), không hạnh
phúc cũng không phiền não.
Hợp với
cảm giác đau đớn (dukkha) và sung sướng (sukha) về vật chất, thì có tất
cả năm loại cảm giác (thọ). Thọ vô ký, không vui sướng, hạnh phúc, cũng
không đau khổ, phiền não, còn có tên là upekkha mà ta không nên lầm lẫn
với tâm xả, hay trạng thái tâm bình thản.
Theo Vi
Diệu Pháp (Abhidhamma), chỉ có cảm giác đau đớn trong một loại tâm
vương, và chỉ có một cảm giác sung sướng trong một loại tâm vương khác.
Hai loại tâm vương có liên quan đến cảm giác phiền não. Ngoài ra, trong
tám mươi lăm loại tâm vương (89 – 4 = 85) còn lại, đều có cảm giác hạnh
phúc hay vô ký.
Nên ghi
nhận rằng Đạo Quả Niết Bàn là hạnh phúc không có liên quan gì đến Thọ
(vedana). Đức Phật dạy rằng Đạo Quả Niết Bàn là hạnh phúc cao thượng
nhất trong các hạnh phúc, nhưng đó không phải là trạng thái thọ hưởng
những cảm giác sung sướng hay hạnh phúc.
Đạo Quả Niết Bàn là hạnh phúc giải thoát ra khỏi mọi hình thức đau khổ.
Tùy
thuộc nơi Thọ, Ái phát sanh. Cũng như Vô Minh, Ái hay Dục (tanha) rất
quan trọng. Luyến ái, khao khát, bám níu, là một vài danh từ thường dùng
để phiên dịch Phạn ngữ “tanha”.
Có ba loại ái dục là:
1. Ái Dục duyên theo nhục dục ngũ trần( kammatanha).
2.
Ái Dục duyên theo những khoái lạc vật chất có liên quan đến chủ trương
thường kiến (bhava tanha). Trong lúc thọ hưởng, nghĩ rằng vạn vật là
trường tồn vĩnh cửu, và những khoái lạc nầy sẽ mãi mãi tồn tại.
3.
Ái Dục duyên theo những khoái lạc vật chất có liên quan đến chủ trương
đoạn kiến (vibhava tanha). Trong lúc thọ hưởng, nghĩ rằng tất cả đều
tiêu diệt sau khi chết. Chết là hết.
Bhava-tanha
có khi được giải thích là sự luyến ái đeo níu trong Sắc Giới, và
Vibhava-tanha là sự luyến ái đeo níu trong Vô Sắc Giới. Hai Phạn ngữ ấy
thường được dịch là ái dục đeo níu theo sự sống và ái dục đeo níu theo
sự không-sống, không-sinh-tồn. [9]
Có sáu
loại ái dục liên quan đến lục trần (sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp).
Nếu tính có sáu ái dục liên quan đến lục căn và sáu ái dục liên quan đến
lục trần thì tất cả là mười hai. Nếu tính luôn ái dục trong quá khứ ,
hiện tại, và tương lai thì có tất cả 36. Và nếu tính cả ba loại ái dục
kể trên thí có 108.
Đối với
người thường trong thế gian, loại aí dục đeo níu theo nhục dục ngũ trần
phát triển một cách rất là tự nhiên. Chế ngự sự khao khát của lục căn
thật khó khăn vô cùng. Hai yếu tố quan trọng và hùng mạnh nhất trong
Thập Nhị Nhân Duyên là Vô Minh và Ái Dục, hai nguyên nhân chánh làm
chuyển động bánh xe luân hồi. Vô Minh là nguyên nhân trong quá khứ, tạo
điều kiện cho hiện tại, tạo điều kiện cho tương lai. Ái Dục là nguyên
nhân trong hiện tại, tạo điều kiện cho tương lai.
Tùy
thuộc nơi Ái, phát sanh Thủ (Upadana), cố bám lấy vật ham muốn. Thủ là
Ái Dục tăng trưởng đến mức cao độ. Ái Dục như đi mò trong đêm tối để lấy
trộm một vật. Thủ như chính sự trộm cắp. Nguyên nhân của Thủ là cả hai,
luyến ái và lầm lạc. Do Thủ phát sanh ý thức sai lầm”Tôi” và “Của tôi”.
Thủ có bốn: nhục dục, tà kiến, thân kiến và chủ trương sai lầm cho rằng có một linh hồn trường cửu.
Thân kiến và chủ trương lầm lạc về linh hồn trường cửu cũng được coi là tà kiến.
Tùy
thuộc nơi Thủ, Hữu (Bhava) phát sanh. Theo căn nguyên của danh từ, bhava
có nghĩa là “đang trở thành”. Hữu (bhava) là cả hai, hành động tạo
nghiệp (kammabhava) thiện và bất thiện (tiến trình tích cực của sự trở
thành), và những cảnh giới của chúng sanh (tiến trình tiêu cực của sự
trở thành).
Có sự
khác biệt tế nhị giữa Hành (samkhara) và Hữu (kammabhava). Hành là hành
động trong quá khứ. Hữu là hành động trong hiện tại. Cả hai đều là hành
động tạo nghiệp. hữu (kammabhava) tạo điều kiện cho sự tái sanh sắp đến.
Tùy
thuộc nơi Hữu có sự Sanh (jati) trong kiếp kế. Một cách chính xác, Sanh
là sự khởi phát của những hiện tượng tâm-vật-lý (khandanam patubhavo).
Lão và Tử (Jaramarana) là hậu quả hiển nhiên của Sanh.
Quả phát sanh vì có nhân. Vậy, nếu không có Nhân tức không có Quả. Nếu Nhân chấm dứt, tức nhiên Quả cũng chấm dứt.
Vấn đề được rỏ ràng hơn nếu ta suy nghiệm Thập Nhị Nhân Duyên theo chiều ngược như thế nầy:
Lão và
Tử chỉ có thể hiện hữu trong một cơ thể tâm-vật-lý, tức trong một guồng
máy lục căn. Một cơ thể tương tợ cần phải được “sanh” ra. Mà Sanh là hậu
quả dĩ nhiên của nghiệp quá khứ (tức những hành động trong thời gian
trước đó), phát sanh do Thủ và Ái tạo duyên. Ái chỉ phát sanh khi có
Thọ, và Thọ là hậu quả của sự xúc chạm giữa Lục Căn và Lục Trần.
Như
vậy, tức phải có Lục Căn. Mà không thể có Lục Căn nếu không có Danh-Sắc,
tâm và cơ thể vật chất. Tâm phát sanh do Thức Tái-sanh tạo duyên. Thức
Tái-sanh do sinh hoạt tâm linh trong quá khứ (Hành), và Hành bắt nguồn
từ Vô Minh, nghĩa là không nhận thức được thực tướng của vạn hữu.
Toàn thể phương thức có thể tóm tắt như sau:
Tùy thuộc nơi Vô Minh phát sanh Hành.
Tùy thuộc nơi Hành phát sanh Thức.
Tùy thuộc nơi Thức phát sanh Danh-Sắc
Tùy thuộc nơi Danh-Sắc phát sanh Lục Căn.
Tùy thuộc nơi Lục Căn phát sanh Xúc.
Tùy thuộc nơi Xúc phát sanh Thọ.
Tùy thuộc nơi Thọ phát sanh Ái.
Tùy thuộc nơi Ái phát sanh Thủ.
Tùy thuộc nơi Thủ phát sanh Hữu.
Tùy thuộc nơi Hữu có Sanh.
Tùy thuộc nơi Sanh có Lão, Tử, Sầu Muộn, Ta Thán, Đau Khổ, Buồn Rầu, và Thất Vọng.
Tùy thuộc nơi Hành phát sanh Thức.
Tùy thuộc nơi Thức phát sanh Danh-Sắc
Tùy thuộc nơi Danh-Sắc phát sanh Lục Căn.
Tùy thuộc nơi Lục Căn phát sanh Xúc.
Tùy thuộc nơi Xúc phát sanh Thọ.
Tùy thuộc nơi Thọ phát sanh Ái.
Tùy thuộc nơi Ái phát sanh Thủ.
Tùy thuộc nơi Thủ phát sanh Hữu.
Tùy thuộc nơi Hữu có Sanh.
Tùy thuộc nơi Sanh có Lão, Tử, Sầu Muộn, Ta Thán, Đau Khổ, Buồn Rầu, và Thất Vọng.
Đó là trọn vẹn các yếu tố cấu thành đau khổ.
Tận diệt Vô Minh dẫn đến chấm dứt Hành.
Chấm dứt Hành dẫn đến chấm dứt Thức.
Chấm dứt Thức dẫn đến chấm dứt Danh-Sắc.
Chấm dứt Danh-Sắc dẫn đến chấm dứt Lục Căn.
Chấm dứt Lục Căn dẫn đến chấm dứt Xúc.
Chấm dứt Xúc dẫn đến chấm dứt Thọ.
Chấm dứt Thọ dẫn đến chấm dứt Ái.
Chấm dứt Ái dẫn đến chấm dứt Thủ.
Chấm dứt Thủ dẫn đến chấm dứt Hữu.
Chấm dứt Hữu dẫn đến chấm dứt Sanh.
Chấm dứt Sanh dẫn đến chấm dứt Lão, Tử, Sầu Muộn, Ta Thán, Đau Khổ, Buồn Rầu, và Thất Vọng.
Chấm dứt Hành dẫn đến chấm dứt Thức.
Chấm dứt Thức dẫn đến chấm dứt Danh-Sắc.
Chấm dứt Danh-Sắc dẫn đến chấm dứt Lục Căn.
Chấm dứt Lục Căn dẫn đến chấm dứt Xúc.
Chấm dứt Xúc dẫn đến chấm dứt Thọ.
Chấm dứt Thọ dẫn đến chấm dứt Ái.
Chấm dứt Ái dẫn đến chấm dứt Thủ.
Chấm dứt Thủ dẫn đến chấm dứt Hữu.
Chấm dứt Hữu dẫn đến chấm dứt Sanh.
Chấm dứt Sanh dẫn đến chấm dứt Lão, Tử, Sầu Muộn, Ta Thán, Đau Khổ, Buồn Rầu, và Thất Vọng.
Đó là chấm dứt hậu quả của các yếu tố cấu thành Đau Khổ.
Hai yếu
tố đầu tiên của Thập Nhị Nhân Duyên (Vô Minh, Hành) thuộc về quá khứ.
Tám yếu tố giữa thuộc về hiện tại. Và hai yếu tố cuối cùng thuộc về vị
lai.
Cả hai,
Hành (samkhara), thiện và bất thiện, và Hữu (bhava), đều được xem là
nghiệp (kamma). Vô Minh (avijja), Ái (tanha) và Thủ (upadana) là khát
vọng hay ô nhiễm (kilesa). Thức, Danh-Sắc, Lục Căn, Xúc, Thọ, Sanh, Lão,
Tử đều là quả (vipaka).
Như vậy
Vô Minh, Hành, Ái,Thủ và Hữu là năm nguyên nhân trong quá khứ tạo duyên
(điều kiện) cho năm quả trong hiện tại là Thức, Danh-Sắc, Lục Căn, Xúc
và Thọ phát sanh. Cùng thế ấy Ái, Thủ, Hữu, Vô Minh và Hạnh trong hiện
tại tạo duyên cho năm quả kế trên phát sanh trong tương lai.
Tiến
trình Nhân và Quả liên tục diễn tiến vô cùng tận. Không thể nhận ra khởi
điểm của tiến trình ấy vì ta không quan niệm được lúc nào trong dòng
thời gian vô tận, luồng sống của ta không bị màng Vô Minh bao phủ. Tuy
nhiên, giờ phút nào mà trí tuệ thay thế Vô Minh và luồng sống chứng
nghiệm được bản chất của Niết Bàn (Nibbana dhatu) thì, chỉ đến chừng ấy,
tiến trình sanh tử mới chấm dứt.
“Chính Vô Minh dẫn dắt ta đi vòng quanh ảm đạm
Rầy đây mai đó của chuỗi dài sanh-tử, tử-sanh vô cùng tận.” [10]
Chú thích: Rầy đây mai đó của chuỗi dài sanh-tử, tử-sanh vô cùng tận.” [10]
[1] Pháp Thập Nhị Nhân Duyên cũng được gọi là Thập Nhị Nhân Duyên Khởi hay Tùy Thuộc Phát Sanh .
[2] Tabbhavabhavibhavakaramatta - Abhidhammattha Sangaha. Xem "A Manual of Abhidhamma" của tác giả Narada Thera, trang 360.
[3] Sutta Nikaya, câu 730.
[4] Suuta Nipatta, trang 14.
[5] "Thức nầy là tinh khiết", pabhassaram idam cittam, Đức Phật dạy như vậy trong Anguttara Nikaya, Tăng Nhứt A Hàm, tập 1, trang 10. Theo chú giải, Đức Phật nói vậy khi đề cập đến thức-tái-sanh.
[6] Trong trường hợp "Quả Vô Nhân" (Ahetuka vipaka).
[7] Trong trường hợp "Quả Vô Nhân"(Sahetuka vipaka).
[8] Samyutta Nikaya, Tạp A Hàm, phần ii, trang 70. Kindred Sayings, phần ii, trang 50.
[9] Xem Chương 6.
[10] Chalmers, "Buddha's Teachings", câu 729-730.
Linh
hồn trường tồn và phải sống rất hiều kiếp để tiến hóa, trong đó ý chí
của linh hồn rất cần thiết để chính mỗi chơn linh quyết định phải tu học
thế nào, thực hành bửu pháp nào thì mới có thể thoát ra được cái chu kỳ
kín kéo dài vô tận trong muôn ngàn kiếp của linh hồn.
Nếu chỉ
giải thích riêng về hành động tốt hay xấu để biết hậu quả hay cái
nghiệp thì chưa chính xác mấy, vì theo Luật Thiên Điều thì tư tưởng, lời
nói phat1 ra, mà chưa có hành động thì cũng đã mang cái nghiệp như đã
làm. Như vậy tội ác khi chưa thi hành thì có bất công không?
Theo
Luật của người đời thì khác với Luật của Thiên Điều chỗ nầy: Tư tưởng
cũng có hình ảnh như ảo ảnh, hình bóng như hình trên màn hình điện tử
của máy tính điện tử, vậy mà cũng có tội như đã làm ác.
Để
chứng minh điều nầy, chúng ta thử đọc thánh giáo sau đây của một Chôn
Tiên tu hành đắc Đạo, giáng cơ cho biết sự thật về một viên Toàn Quyền
Đông Dương la Pasquier, chỉ mới nghĩ trong trí trong lúc máy bay đang
bay trên dãy Alphes chưa đáp xuống Paris mà chư Thần cho nổ banh phi cô
khi ông ta nghỉ cách tiêu diệt Đạo Cao Đài là tôn giáo của chính Đức
Thượng Đế. Đó là thánh giáo:
ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ TƯỞNG
Như
vậy tư tưởng ác, lời nói ác dù chưa hành động ác cũng bị hồ sơ
Karmaregister của Thiên Đình thâu hình và thâu băng hết ở phim Akasha (
Tiên Thiên Di Ảnh) hết cả rồi.
Hai
luật Nhân Quả và Luân Hồi như sợi dây xích dài buộc chặc Tội và Pphước
của Linh hồn không cho thoát khỏi, không thể trốn đâu cho khỏi.
Tội
và phước trên cán cân hay hai dĩa cân bằng, lúc nào linh hồn con người
cũng có thể chỉnh sửa cán cân lại theo ý chí, hành động, tư tưởng và lời
nói tốt hơn hay bố thì, làm phước, giúp đỡ người khác, thả cá, thả chim
để trả nợ đã ăn thịt chúng, ăn chay là tránh nhận chất độc do loài thú
bị giết trả thù bằng điển xấu của chúng như dục, hận thù, tham, tàn
ác.... và những người ăn mặn, nhậu nhẹt rượu thịt thì tánh không khác
loài thú vì có những phản ứng do chất độc gây ra bệnh ung thư do sự trả
thù của chúng.
So sánh những người ăn rau cải với người nhậu rượu thịt thì mói thấy rỏ tánh tình hai người khác nhau rất xa.
Trong
thân phàm thi con người còn có 3 hồn, chín vía mà Truyện tây Du là cuốn
sách dạy về công phu thiền định mà ít ai hiểu nỗi. Xác thân hữu hình
thuộc vật lý (Anatomy mà y khoa học các bộ phận, ngũ tạng) thì giuống
nhu con heo hay trư Bát Giái, thích ăn ngon, dâm dục, tam ăn tham uống,
thích dâm dục vô độ; Một phần tình cảm của con người gọi là cái Vía là
thất tình, lục dục sai khiến xác thân làm theo;
Phần
trí tuệ là Tề Thiên Đại Thánh thích thích cao ngạo, cho mình tài giỏi,
suy nghĩ mới lạ, sáng tạo, dám lên đánh cà trời trên Thiên Đình, đánh cả
Phật, nhưng thua Phật Bà Quan Âm là bị vòng kim cô xiết cho nhức đầ:
Đó là pháp thiền định tưởng trên Nê-huờn-cung thì Tâm mói hoàn KHÔNG và
dù có Lương Tâm hay Tam Tạng, mà Tam Tạng thường dễ dãi, thây kệ, cứ để
quyền của cái trí là Tề Thiên lo, cuối cùng tam Tạng phải nhờ Phật dùng
Ngũ Hành Sơn đè Tề Thiên hay dùng Ngũ Khí cho Tề Thiên triều nguơn hay
Tứ Tổ qui gia thì mới yên để ba thầy trò đi thỉnh Kinh được. Nhưng thỉnh
kinh mà về tay không. Đó là KINH VÔ TỰ.
Muốn
thoát khỏi vòng Luân Hồi là phải tu luyện hay thiền định, mà muốn thiền
định là phải hiểu tánh tình của ba tên dằy tớ là Trư bát Giái xác thân
lười biếng ham ăn ngủ, tánh hay Vía bi 6 con ma và 7 con quỉ phá rối.
Không
thoát khỏi Luân Hồi thì cứ bị nghiệp xấu lôi cuốn mãi. Muốn tiến hóa
thăng hoa lên hàng Thánh, Tiên, Phật thì phải luyện Đạo.
Pháp
thiền của Đức Phật bị thất truyền trên 500 năm nay và giáo lý cũng bị
phàm nhơn cải cách, vì Đức Phật có nói ngài truyến Pháp chứ không truyền
Tăng hay sư. Phật giáo là một khoa học, chính mỗi học giả phải tự đốt
đuốc lên mà đi, chứ ngón tay của Đức Phật là hướng nhìn về mặt trăng chứ
không phải mặt trăng. Vì chư tăng phủ nhận Độc Thần nên Thiên Chúa Giáo
coi Phật Giáo chỉ là một triết học chứ không phải tôn giáo như Ấn Độ
giáo.
Làm
thế nào để chứng minh được sự thoát khỏi Luận Hồi? hay là tu theo Phật
giáo phải chịu luân hồi bao nhiêu kiếp nữa mới thoát Luân Hồi?
Hiện
nay, kỷ nguyên Tâm Linh của nhơn loại, cũng là lúc trái đất sắp bị tai
học thiên nhiên gọi là Tận Thế thì trong tất cả tôn giáo, tôn giáo nào
có bửu pháp để tu nội kiếp nầy mà trở về Niết Bàn được?
Luật Nhân Quả trong cuộc sống xã hội và khoa học
Luật Nhân quả là một cuộc cách mạng tâm linh.
Khi không hiểu luật nhân quả, con người sống trong sự sợ hãi mê tín mù
mờ. Họ giải thích những hiện tượng thiên nhiên qua sự mê tín dị đoan.
Thí
dụ khi hạn hán mất mùa, họ nghĩ là vì ông thần đất đai giận nên phải
hối lộ ông ta bằng cách cúng kiến mới có được trời mưa. Mới đầu thì tế
lễ bằng con gà không có hiệu quả, rồi đến con bò, đến khi sự cuồng tín
lên cao có thể dẫn đến giết một em bé hay một trinh nữ để tế thần như
dân tộc Incas đã từng làm.
Ngoài
ra trong cuộc sống hàng ngày đi đứng làm cái gì quan trọng thì phải coi
ngày giờ tốt như vậy để tránh cái sợ hãi của những điều xấu xảy ra bất
thần chớ không hẳn là tránh được những điều xấu. Nếu quả thật có như
vậy thì thế giới này không có sự đau khổ vì mọi sự đều như ý con người
muốn.
Ông vua
dù có mướn thầy địa lý giỏi nhất nước để xây cung điện nhưng nếu không
thương dân, lấy thuế cắt cổ, lúc hết thời thì ngai vàng vẫn bị mất như
thường.
Nói về hành động cá nhân, nếu không nhận thức có luật nhân quả thì không có gì ngăn cản con người làm việc ác miễn
sao trốn tránh được cặp mắt của luật pháp là được, cho nên xã hội rất
bấp bênh. Nếu vua và dân hiểu được luật nhân quả thì đất nước dễ thanh
bình và dân sẽ được hạnh phúc.
Khi Đức Phật giác ngộ thì Ngài nhận ra luật nhân quả là nền tảng của thế giới tâm linh và vật chất. Mọi hiện tượng từ tâm lý đến vật chất đều có những sự liên quan vô hình rất chặt chẽ, đó là luật nhân quả. Luật nhân quả là sợi dây vô hình nối liền hai biến cố xuyên qua thời gian và không gian.
Khi Đức Phật giác ngộ thì Ngài nhận ra luật nhân quả là nền tảng của thế giới tâm linh và vật chất. Mọi hiện tượng từ tâm lý đến vật chất đều có những sự liên quan vô hình rất chặt chẽ, đó là luật nhân quả. Luật nhân quả là sợi dây vô hình nối liền hai biến cố xuyên qua thời gian và không gian.
Cho nên
khi hiểu luật nhân quả, ta có thể thay đổi biến cố đó theo chiều thuận
cho ta, thay vì phải lo sợ hối lộ hoặc cầu khẩn một vị thần linh tưởng
tượng nào đó phù hộ cho ta hoặc thỏa mãn điều ta mong ước. Sự mê tín
cuối cùng sẽ đưa đến sự thất vọng và mặc cảm tội lỗi(ta có tội nặng quá
vị thần không giúp được).
Luật nhân quả rất đơn giản, nếu muốn có một kết quả tốt thì ta phải tạo nhân lành.
Thí dụ
như khi ta nuôi dưỡng một ý nghĩ hận thù thì ta không thể vui cười hồn
nhiên được. Khi ta gạt gẫm người khác thì tối về ngủ không yên giấc vì
sợ bị phát hiện. Khi ta gieo hạt lúa thì không bao giờ được cây cổ thụ.
Khi con người bắt đầu hiểu được như vậy thì họ lấy về được một phần sức mạnh của những vị thần linh.
Họ bắt
đầu làm chủ được tương lai của họ và lấy lại định mệnh của họ từ tay
các vị thần. Hiểu và tin được luật nhân quả là một cuộc cách mạng tâm
linh (spiritual revolution) vì sự nhận thức đó sẽ phá tan gông cùm của
sự mê tín và giúp con người làm chủ được cuộc sống của họ.
Luật Nhân quả và khái niệm không gian thời gian.
Khi đi từ thế giới tâm linh qua thế giới vật chất thì sự thể hiện của luật nhân quả thay đổi từ rõ đến mờ. Sự thể nghiệm ở thế giới tâm linh rất nhanh và rõ nhưng khi qua cái màn nặng nề của thế giới vật chất thì luật nhân quả bị loãng ra vì phải trải qua nhiều thời gian mới hiện ra rõ được. Cũng vì thế mà khi con mắt bị vậït chất làm mờ rồi rất khó mà nhận thức luật nhân quả.
Luật Nhân quả và khái niệm không gian thời gian.
Khi đi từ thế giới tâm linh qua thế giới vật chất thì sự thể hiện của luật nhân quả thay đổi từ rõ đến mờ. Sự thể nghiệm ở thế giới tâm linh rất nhanh và rõ nhưng khi qua cái màn nặng nề của thế giới vật chất thì luật nhân quả bị loãng ra vì phải trải qua nhiều thời gian mới hiện ra rõ được. Cũng vì thế mà khi con mắt bị vậït chất làm mờ rồi rất khó mà nhận thức luật nhân quả.
Thí dụ
như kẻ trộm thành công một vài lần rất khó nhận thức rằng mình sớm muộn
gì sẽ vào tù. Nếu kẻ trộm đó nhận thức rằng mình cần phải thay đổi
lòng tham của mình (thế giới tâm lý) thì trong tức khắc có khả năng
thay đổi được chiều hướng cuộc sống mình bằng cách học nghề và làm ăn
lương thiện.
Ngược
lại nếu anh ta cứ tiếp tục hành nghề bất lương, lòng tham càng lớn và
ăn trộm càng táo bạo hơn, thì một thời gian sau đó anh bị bắt vào tù và
sẽ hối hận (thế giới vật chất). Như vậy khi nhận thức ở tâm linh thì
chuyển nghiệp (karma) rất nhanh, đợi khi nó thể hiện ở cõi vật chất rồi
thì cái thời gian thay đổi rất chặm chạp, khó khăn, phức tạp và khổ
sở.
Với
đời sống con người có giới hạn thời gian, sự nhận thức có được khi
hoàn cảnh xấu xảy ra đôi lúc quá trễ. Con người có thể không còn đủ
thời giờ để cải thiện. Ngoài ra khi họ tiến quá sâu trong hoàn cảnh
xấu, trở lại điểm ban đầu rất là gian nan.
Thí dụ
như anh trộm khi ra tù muốn học lại thì tuổi cao, kiến thức đổi khác
nhiều, bạn bè cùng lứa đã có sự nghiệp thành công hết. Anh ta phải
khuất phục sự chậm chạp của tuổi cao và lòng mặc cảm để đi học lại. Mặc
dù như thế, anh ta sẽ khó mà ngang hàng với các bạn được vì mất khoảng
thời gian quá lâu trong tù.
Khi hiểu được luật nhân quả thì câu hỏi có định mệnh (destiny) hay không là tùy nơi con người. Định mệnh có thật khi ta để lực (force) nhân quả lôi cuốn và thụ động để cái nhân ở tâm lý biến thành cái quả ở thế giới vật chất. Định mệnh không có khi ta chủ động biến chuyển những tư tưởng (nhân) xấu thành tốt và theo đó diễn biến (quả) tốt lành sẽ đến với ta.
Khi hiểu được luật nhân quả thì câu hỏi có định mệnh (destiny) hay không là tùy nơi con người. Định mệnh có thật khi ta để lực (force) nhân quả lôi cuốn và thụ động để cái nhân ở tâm lý biến thành cái quả ở thế giới vật chất. Định mệnh không có khi ta chủ động biến chuyển những tư tưởng (nhân) xấu thành tốt và theo đó diễn biến (quả) tốt lành sẽ đến với ta.
Đôi lúc
cái nhận thức nhân quả ở thế giới vật chất rất khó khăn vì có người
làm lành mà sao lại gặp ác, rồi họ đâm ra chán nản và cho rằng không có
luật nhân quả.
Sở dĩ
như vậy vì con mắt phàm không thể nhìn thấu được quá khứ và không hiểu
được những khúc mắc của nghiệp. Nhưng nếu có người nào đó giữ được tâm
hồn tha thứ buông xả thì mặc dù biến cố xấu đến với họ đó, nhưng cái
tác động trên tâm lý tạo sự đau khổ giảm đi rất nhiều. Thì đó chẳng qua
là một điều lành trong một biến cố dữ. Hiểu được luật nhân quả ở tâm
thì ta nhận thức rõ hơn và ta sẽ thấy sự thay đổi nhanh hơn.
Nhân-duyên-quả
Nghiệp (karma) là những biến cố vui buồn xảy ra trong đời người. Nghiệp, dòng sông nhân quả trong cuộc đời con người, rất là phức tạp. Nghiêäp không phải đơn giản như một cái máy, ta bấm nút (nhân) thì máy hoạt động (quả).
Nhân-duyên-quả
Nghiệp (karma) là những biến cố vui buồn xảy ra trong đời người. Nghiệp, dòng sông nhân quả trong cuộc đời con người, rất là phức tạp. Nghiêäp không phải đơn giản như một cái máy, ta bấm nút (nhân) thì máy hoạt động (quả).
Nghiệp có thể ví như một dòng sông và nhân quả là những phân tử
(molecule) nước lưu chuyển, tác động lẫn nhau trong dòng sông đó.
Ngoài nhân-quả ra còn yếu tố duyên nửa. Duyên là những yếu tố ở không
gian và thời gian giúp nhân trở thành quả hoặc ngược lại ngăn cảng hoặc
đình trệ sự nối liền của nhân quả, làm giảm sức mạnh của quả. Sự sống
đa dạng và sáng tạo là nhờ duyên.
Như vậy duyên đóng vai trò điều chỉnh (modulation) nhân-quả. Thí dụ dễ hiểu là khi ta gieo hạt lúa (nhân) trong đồng ruộng ẩm ướt phì nhiêu
(duyên)
vài tháng ta sẽ có những cọng lúa xanh mượt (quả). Nếu có người lữ
hành băng qua sa mạc và làm rơi một hạt lúa thì ngàn năm sau hạt lúa đó
vẫn là hạt lúa (nghịch duyên).
Nếu hạt
lúa đó được gió thổi rơi vào một nơi ẩm ướt trên sa mạc thì hạt lúa sẽ
mọc thành cọng lúa nhưng rất yếu ớt vì thiếu phân bón. Như thế ta thấy
rằng cùng một nhân, qua nhiều duyên khác nhau sẽ cho ta kết quả khác
nhau. Thực tế nhân quả không đơn giản như trên mà hoạt động như một
mạng lưới nhện (web).
Một nhân có thể là khởi đầu của một chuỗi phản ứng (chain of events).
Những yếu tố duyên tác động lên chuổi phản ứng đó để cho ra nhiều kết quả ở nhiều từng lớp khác nhau.
Thí dụ: Có một người vì lòng tham (nhân) phá rừng bán gỗ làm lợi nhuận cho riêng mình.
Trời mưa, không có rễ cây hút nước (duyên) nên tạo thành lụt (quả), loài chim mất môi sinh (duyên) dời đi nơi khác (quả).
Không
có chim ăn (duyên) nên sâu bọ lan tràn đồng ruộng (quả). Không có cây
hút thán khí (CO²) nên từ đó khí hậu bị ô nhiễm. Một nhân thiếu sáng
suốt sẽ gây ra rất nhiều hậu quả tai hại về sau mà ta khó có thể lường
trước được.
Giới luật là nhằm biến đổi cái duyên để cho cái nhân tham, sân và si không có cơ hội để biến thành quả dữ (tham-ăn trộm, sân-giết chóc, si-đau khổ). Xuất gia là tránh xa những duyên có thể dẫn đếøn quả dữ và gần gũi với những duyên khuyến khích quả lành được biểu hiện. Tuy nhiên thay đổi duyên ở thế giới vật chất không bền vững lắm.
Giới luật là nhằm biến đổi cái duyên để cho cái nhân tham, sân và si không có cơ hội để biến thành quả dữ (tham-ăn trộm, sân-giết chóc, si-đau khổ). Xuất gia là tránh xa những duyên có thể dẫn đếøn quả dữ và gần gũi với những duyên khuyến khích quả lành được biểu hiện. Tuy nhiên thay đổi duyên ở thế giới vật chất không bền vững lắm.
Thí dụ
lòng tham tiền có thể biến thành tham chùa mình được đẹp nhứt, sân
(giận) có thể biến thành bực bội khi đệ tử quên chấp tay xá mình, và si
là chấp vào thời gian tụng kinh mà không hiểu ý kinh tạo ra sự tranh
chấp hơn thua. Cho nên vào cảnh tịnh mà còn giữ mầm mống tham, sân, si
thì cảnh tịnh đó sẽ trở nện cảnh ưu phiền.
Thiền tông chú trọng đến cái duyên ở tâm là tư tưởng. Tham, sân, si mà không có tư tưởng để nuôi dưỡng chúng thì dần dần sẽ tự tiêu mòn. Cho nên giữ giới nơi tâm thì hiệu nghiệm hơn là giữ ở thân hay cảnh.
Thiền tông chú trọng đến cái duyên ở tâm là tư tưởng. Tham, sân, si mà không có tư tưởng để nuôi dưỡng chúng thì dần dần sẽ tự tiêu mòn. Cho nên giữ giới nơi tâm thì hiệu nghiệm hơn là giữ ở thân hay cảnh.
Nếu tâm
ta nuôi dưởng sự bực dọc mà miệng thì tụng kinh thì khó có thể mà ta
có được hạnh phúc vì càng tụng kinh, càng mệt mỏi thì sự bực dọc càng
nhiều hơn nữa. Một trong những phương pháp thiền là ta nhận thức sự bực
bội và từ bi hỷ xả phóng sanh nó ra theo từng hơi thở nhẹ nhàng rồi dần
dần sự bực bội đó sẽ tan biến.
Đó là
một cách “tụng kinh sống” hữu hiệu nhứt. Tung kinh sống là tụng ý (thay
vì chữ) kinh trong từng hơi thở, trong lúc đi, đứng, nằm và ngồi. Nói
một cách khác, thiền hay tụng kinh sống làkhi ta ý thức không tạo cái
duyên nuôi dưỡng tham, sân, si trong tâm ta.
Nếu ta không nuôi chúng thì tự động chúng sẽ rời bỏ ta. Rồi ta sẽ trở về sống với con người hạnh phúc của ta.
Nhân quả và Thiên Chúa giáo.
Mặc dù Thiên Chúa giáo không đề cập nhân quả một cách trực tiếp nhưng tất cả những câu chuyện trong Thánh kinh đều khuyên răng con chiên hãy củng cố lòng tin Chúa, thương người, giúp đỡ xã hội thì sẽ được cuộc sống hạnh phúc trong vĩnh cửu.
Nhân quả và Thiên Chúa giáo.
Mặc dù Thiên Chúa giáo không đề cập nhân quả một cách trực tiếp nhưng tất cả những câu chuyện trong Thánh kinh đều khuyên răng con chiên hãy củng cố lòng tin Chúa, thương người, giúp đỡ xã hội thì sẽ được cuộc sống hạnh phúc trong vĩnh cửu.
Nói một
cách khác Chúa khuyên con chiên tạo nhân lành (lòng tin, thương người,
tha thứ), tạo duyên lành (xây dựng một xã hội lấy nền tảng là sự yêu
thương đùm bọc lẩn nhau, truyền đạo cho nhiều người được nhận thức) thì
kết quả cuộc sống hạnh phúc sẽ dễ được thực hiện trên thế gian này và
nếu tất cả mọi người làm được thì sẽ được hạnh phúc trong vĩnh cửu.
Tuy nhiên có nhiều con chiên quá cuồng tín dùng sức mạnh áp đặt niềm tin lên kẻ khác và kết quả là hận thù và chiến tranh. Điều dễ hiểu là vì cái nhân là tham (muốn cá nhân mình được nhiều phước khi dẫn người khác vào đạo), sân (bực tức khi người ta không theo đạo mình) và si mê (ngạo mạn coi đạo mình trên tất cả các đạo khác) thì kết quả sẽ là chiến tranh và đau khổ.
Tuy nhiên có nhiều con chiên quá cuồng tín dùng sức mạnh áp đặt niềm tin lên kẻ khác và kết quả là hận thù và chiến tranh. Điều dễ hiểu là vì cái nhân là tham (muốn cá nhân mình được nhiều phước khi dẫn người khác vào đạo), sân (bực tức khi người ta không theo đạo mình) và si mê (ngạo mạn coi đạo mình trên tất cả các đạo khác) thì kết quả sẽ là chiến tranh và đau khổ.
Vấn đề
này không hẳn xảy ra ở đạo Chúa mà còn gặp ở nhiều tôn giáo khác hoặc
ngay cả ở đạo Phật (phái này chê bai phái khác). Đó là vì con người mê
lầm không chữa trị cái tham, sân si nơi chính mình mà muốn thay đổi thế
gian.
Muốn
cái quả khác cái nhân thì không bao giờ có được. Nếu có kẻ nào nói làm
được hẳn là họ tự gạt chính họ, sống trong ảo tưởng u mê. Tôn giáo cũng
như thuốc, trị đúng bịnh thì thuốc hay, dù có thuốc quý mà dùng sai
bịnh thì thuốc quý có thể thành độc dược.
Vì thế
không thể nói thuốc này hay hơn thuốc kia được. Đạo Phật có thí dụ ngón
tay (phương tiện) chỉ mặt trăng, nếu ta ở nhiều nơi khác nhau thì ngón
tay sẽ chỉ nhiều hướng khác nhau, nhưng khi nhìn thấy mặt trăng (cứu
cánh) thì chỉ có một.
Tác động trên tâm lý của Thiên Chúa giáo là dùng tình thương người và sự tha thứ tạo cái duyên lành làm giảm bớt ảnh hưởng của hoàn cảnh xấu (quả). Nếu ta tin vào một Thượng Đế công bằng bác ái ở bất cứ mọi nơi và mọi lúc, thì ta giao phó cho Ngài xử phạt những bất công trong cuộc đời ta. Như thế ta không mất ngủ bực tức tìm cách trả thù hay tìm những lời nói đâm thọc xỏ xiêng.
Tác động trên tâm lý của Thiên Chúa giáo là dùng tình thương người và sự tha thứ tạo cái duyên lành làm giảm bớt ảnh hưởng của hoàn cảnh xấu (quả). Nếu ta tin vào một Thượng Đế công bằng bác ái ở bất cứ mọi nơi và mọi lúc, thì ta giao phó cho Ngài xử phạt những bất công trong cuộc đời ta. Như thế ta không mất ngủ bực tức tìm cách trả thù hay tìm những lời nói đâm thọc xỏ xiêng.
Với
lòng tin đó ta sẵn sàng tha thứ kẻ muốn ám hại ta, tâm ta được an ổn và
ta gieo rắc sự an ổn đó cho những người chung quanh ta. Làm được như
vậy, mặc dù ta không mở miệng truyền giáo nhưng sẽ có rất nhiều người
theo vì họ mến ta.
Như thế
lời cầu nguyện hữu hiệu nhứt phát xuất từ tư tưởng tha thứ thương yêu
chớ không phải từ miệng nói tiếng thương yêu trống rỗng. Giáo đường
chân thật của một linh mục hay mục sư là sự an ổn của con chiên khi họ
cảm nhận được tình thương và sự tha thứ chân tình qua hành động của vị
mục sư đó, chớ không phải cái giáo đường bằng ngói, bằng gạch.
Cái
giáo đường vật chất không bao giờ làm ấm được lòng người. Ta không thể
nào gieo rắc sự an lành chung quanh ta nếâu ta không có cái nhân của sự
an lành đó trong tâm ta. Ta có thể dối chính ta chớ không thể dối với
Thượng Đế và luật nhân quả được.
Nhân quả và y khoa.
Tuy nhân quả xuất xứ từ Phật giáo nhưng không hạn chế ở phạm vi tôn giáo. Hiểu được nhân quả giúp ta rất nhiều trong việc phòng ngừa bịnh tật. Trong Đông Y có câu người y sĩ giỏi trị bịnh lúc mà bịnh chưa phát triển.
Nhân quả và y khoa.
Tuy nhân quả xuất xứ từ Phật giáo nhưng không hạn chế ở phạm vi tôn giáo. Hiểu được nhân quả giúp ta rất nhiều trong việc phòng ngừa bịnh tật. Trong Đông Y có câu người y sĩ giỏi trị bịnh lúc mà bịnh chưa phát triển.
Y khoa
hiện đại cũng đồng ý với vấn đề ngưà bịnh hơn là chữa bịnh. Cách tốt
nhứt cho con người về vấn đề sức khỏe và xã hội về vấn đề tài chánh là
thay đổi cuộc sống để ngừa bịnh. Muốn ngừa bịnh (quả) ta phải hiểu cho
ra lẽ những yếu tố gây ra bịnh (nhân), tìm cách làm suy giảm những
nguyên nhân gây ra bịnh, tìm cách không tạo duyên xấu để cho hậu quả
bịnh dễ xảy ra và củng cố những duyên lành để ngăn ngừa bịnh.
Bây giờ ta hiểu nguyên nhân của nhiều chứng bịnh là do vi trùng (bacteria) và vi khuẩn (virus) có kích thước nhỏ hơn vi trùng gây ra. Để làm suy giảm những nguyên nhân tạo ra bịnh, những nhà thuốc sáng chế ra các loại thuốc trụ sinh.
Sự ỷ y
có thuốc trụ sinh để trị bịnh mà không cần phòng ngừa hoặc dùng thuốc
trụ sinh một cách không phân biệt đưa đến sự ra đời của những siêu vi
trùng (“super bugs”) có sức kháng trụ sinh.
Về
phần bịnh nhân phải ráng ăn ở vệ sinh để không tạo cái duyên cho những
loại vi trùng xâm chiếm cơ thể họ. Vaccine (chích ngừa) là cách phòng
ngừa bịnh bằng cách dùng bộ kháng nhiễm (immune system) để chống lại
bịnh.
Vaccine
là một cách thay đổi duyên làm cơ thể không thuận cho sự phát triển
của bịnh. Một cách ngừa bịnh khác nữa làta ăn ở vệ sinh, tìm cách tránh
những nơi dễ gây ra bịnh tật là góp phần vào sự củng cố những duyên
không thích hợp cho bịnh phát triển. Thực tế, ta không thể nào diệt trừ
được tất cả những nhân tạo bịnh mà cách dễ dàng nhất là biến đổi cái
duyên không thuận cho bịnh-quả phát triển.
Con
đường trị bịnh bằng cách diệt trừ nhân một cách hoàn toàn rất nguy hiểm
vì có thể đưa đến sự mất cân bằng môi sinh và có thể tạo nhiều mối
hiểm nguy khác. Thí dụ như khi ta đi du lịch ở những nước khác dễ bịnh
tiêu chảy vì ở điều kiện ta sống không có loại vi trùng đó (nhân bị
diệt) nên cơ thể ta không có chất miễn nhiễm, dễ sanh ra bịnh.
Đứng
trên phương diện năng lượng (sức lực, thời gian, tài chánh), dùng duyên
để phòng ngừa quả là áp dụng năng lượng một cách hữu hiệu nhứt.
Nhân quả và tâm lý học.
Stress, sự căng thẳng tinh thần, là vấn đề lớn của thời đại. Stress có thể coi như cái cửa mở cho nhiều bịnh tật vào thân thể ta. Những triệu chứng khởi đầu của stress là lo âu, bực bội và mất ngủ .
Nhân quả và tâm lý học.
Stress, sự căng thẳng tinh thần, là vấn đề lớn của thời đại. Stress có thể coi như cái cửa mở cho nhiều bịnh tật vào thân thể ta. Những triệu chứng khởi đầu của stress là lo âu, bực bội và mất ngủ .
Ngoài
ra nhức đầu, buồn nôn, mất ăn, cao máu với nhịp tim đập nhanh cũng có
thể là một triệu chứng của stress nửûa. Thuở xưa, Đức Phật có cho một
thí dụ rất thích hợp với stress ngày nay. Thí dụ rằng có một người bị
mũi tên bắn bi thương.
Người
đó lo âu muốn biết mũi tên này từ đâu tới, ai bắn, lý do nào bắn, rồi
lo sợ cho tính mạng, không biết vết thương như thế nào...người đó cứ
mải lo mà quên tìm cách tháo gỡ mũi tên ra.
Tính
chất của lo âu là nó không bao giờ chịu dừng ở hiện tại mà lại có chiều
hướng lẩn quẩn ở quá khứ hoặc tương lai. Chính vì vậy mà sự lo âu ngày
càng tăng vì khi tư tưởng lẩn quẩn ở quá khứ và tương lai thì ta sẽ
không giải quyết được vấn đề và tình trạng vô định đó tạo nên cái duyên
làm cho lo âu càng lớn dần.
Một khoa tâm lý trị liệu (psychotherapy) trị stress là Cognitive behavioral psychotherapy, tạm dịch là tâm lý trị liệu qua nhận thức. Ta nhận thức ta có những tư tưởng sai lầm dẫn đến sự lo âu đau khổ (1), quán xét kỹ càng rằng những tư tưởng đó không có liên hệ ở thực tế (2), sau cùng thay thế vào đó những tư tưởng thích hợp với thực tại hơn (3).
Một khoa tâm lý trị liệu (psychotherapy) trị stress là Cognitive behavioral psychotherapy, tạm dịch là tâm lý trị liệu qua nhận thức. Ta nhận thức ta có những tư tưởng sai lầm dẫn đến sự lo âu đau khổ (1), quán xét kỹ càng rằng những tư tưởng đó không có liên hệ ở thực tế (2), sau cùng thay thế vào đó những tư tưởng thích hợp với thực tại hơn (3).
Khi
nhận thức thích hợp với thực tại thì ta sẽ tìm được biêän pháp giải
quyết vấn đề một cách hữu hiệu và từ đó nhẹ gánh lo âu. Thí dụ anh A có
triệu chứng hay lo (general anxiety disorder). Khi bị chủ sở phê bình,
anh về ngủ không được, liên tưởng đến ngày mai mình sẽ mất việc, không
có tiền trả tiền nhà, vợ anh sẽ bực bội bỏ anh (1)...
Qua
khâu tâm lý trị liệu, anh kiểm duyệt lại thực tế thì không thấy có dấu
hiệu nào chủ sở sẽ đuổi anh, chủ anh chỉ muốn anh sửa khuyết điểm nhỏ
mà thôi, vợ chồng lúc nào cũng hòa thuận(2)... Khi nhận thức như vậy,
anh cảm thấy yên tâm và hiểu rằng mình có phản ứng quá đáng (3).
Khi
nhìn ở khía cạnh nhân duyên quả, thì khi anh nhận thức rằng cái nhân
sai lầm không quan trọng lắm, không để những tư tưởng lo âu thổi phồng
sự thật ( nghịch duyên), và anh tìm cách học hỏi trao giồi nghề nghiệp
thì kết quả sẽ tốt đẹp. Như thế hiểu được nhân quả thì cuộc sống ta sẽ
nhẹ gánh lo âu.
Tóm lại
Nhân quả không phải là một khái niệm tôn giáo (dogma) mà là một quy luật thiên nhiên (natural law) ảnh hưởng thế giới nội tâm và thế giới vật chất. Nhân quả còn là một lực (force) gắn liền hai biến cố với nhau qua không gian và thời gian.
Ta khó có thể thay đổi nhân ở quá khứ, nhưng điều dễ làm là thay đổi duyên ở hiện tại để quả dữ khó có thể biểu hiện được. Ở thế giới vật chất, duyên lành là bạn tốt, nơi chốn yên tịnh (chùa, nhà thờ, hoc đường...).
Tóm lại
Nhân quả không phải là một khái niệm tôn giáo (dogma) mà là một quy luật thiên nhiên (natural law) ảnh hưởng thế giới nội tâm và thế giới vật chất. Nhân quả còn là một lực (force) gắn liền hai biến cố với nhau qua không gian và thời gian.
Ta khó có thể thay đổi nhân ở quá khứ, nhưng điều dễ làm là thay đổi duyên ở hiện tại để quả dữ khó có thể biểu hiện được. Ở thế giới vật chất, duyên lành là bạn tốt, nơi chốn yên tịnh (chùa, nhà thờ, hoc đường...).
Ở thế
giới tâm lý, duyên lành là ý muốn học hỏi, trao giồi trí tuệ, cố giữ
lòng nhân từ, bác ái và tha thứ. Gần duyên lành thì quả xấu khó thể
hiện hoặc thể hiện một cách yếu ớt hơn.
Nếu ta còn giữ tâm tham, sân, si làm nhân và nuôi dưỡng những tư tưởng tham,sân, si (ác duyên) thì không bao giờ biến đổi được cuộc sống hay xã hội một cách tốt lành được (quả). Cảnh lúc nào cũng hiện theo tâm. Người mang tâm xấu lên thiên đàng sớm muộn gì cũng biến cảnh thiên đàng thành địa ngục.
Hiểu được nhân quả thì ta nắm giữ được chìa khóa mở cửa tự do trong đời ta và giúp ta làm chủ lấy cuộc đời. Không hiểu nhân quả thì ta sẽ sống trong mê tín dị đoan hay trong sự lo âu của cuộc sống vô định, bắp bênh.
Hiểu được nhân quả giúp ta định hướng dễ dàng và có một hướng đi và một quan niệm sống vững chắc trước mọi hoàn cảnh khó khăn.
Nếu ta còn giữ tâm tham, sân, si làm nhân và nuôi dưỡng những tư tưởng tham,sân, si (ác duyên) thì không bao giờ biến đổi được cuộc sống hay xã hội một cách tốt lành được (quả). Cảnh lúc nào cũng hiện theo tâm. Người mang tâm xấu lên thiên đàng sớm muộn gì cũng biến cảnh thiên đàng thành địa ngục.
Hiểu được nhân quả thì ta nắm giữ được chìa khóa mở cửa tự do trong đời ta và giúp ta làm chủ lấy cuộc đời. Không hiểu nhân quả thì ta sẽ sống trong mê tín dị đoan hay trong sự lo âu của cuộc sống vô định, bắp bênh.
Hiểu được nhân quả giúp ta định hướng dễ dàng và có một hướng đi và một quan niệm sống vững chắc trước mọi hoàn cảnh khó khăn.
Những câu chuyện Nhân Quả Báo Ứng
Xưa
nay, việc tu nhân tích đức cho bản thân và con cháu ngày sau bằng cách
làm lành, tránh dữ là đạo lý sống căn bản của người Phật tử và người
Việt nói chung. Không làm ác hay không dám làm ác vì sợ quả báo hoặc sợ
sự trừng phạt của thánh thần là nét văn hóa dân tộc cần được bảo tồn
và phát huy để nâng cao phẩm chất đạo đức cá nhân và góp phần duy trì
ổn định xã hội.
Những
câu chuyện kể về người làm ác bị quả báo nhãn tiền hay bị “trời đánh,
thánh vật” vẫn luôn xảy ra và lan truyền trong đời sống xã hội từ ngàn
xưa cho đến tận ngày nay. Gieo gió gặt bão hay làm ác bị quả báo chẳng
lành là chuyện dễ hiểu.
Riêng
chuyện “thánh thần trừng phạt” dù chưa được kiểm chứng một cách rõ ràng
về tính hư thực của vấn đề nhưng vẫn có tác dụng khiến cho người ta
chùn tay, sợ hãi trước những điều xấu ác.
Theo tuệ giác của Đức Phật, khi một người làm ác thể hiện qua ba phương diện “suy nghĩ, lời nói và hành động” trong hiện tại thì chắc chắn sẽ chiêu cảm quả báo xấu ở ngay trong hiện tại và tương lai. Tiến trình nhân-duyên-quả vận hành rất sâu kín, phức tạp.
Theo tuệ giác của Đức Phật, khi một người làm ác thể hiện qua ba phương diện “suy nghĩ, lời nói và hành động” trong hiện tại thì chắc chắn sẽ chiêu cảm quả báo xấu ở ngay trong hiện tại và tương lai. Tiến trình nhân-duyên-quả vận hành rất sâu kín, phức tạp.
Có thể
sau khi gieo nhân thì trỗ quả liền (hiện báo), dài lắm cũng chỉ trong
đời này và có thể thấy được, nên thường gọi là quả báo nhãn tiền. Nhưng
có khi gieo nhân trong đời này, phải đợi đến đời sau mới trỗ quả (sanh
báo), hoặc có thể phải đợi đến nhiều đời sau nữa mới hình thành quả
(hậu báo). Nhân quả của sanh báo và hậu báo thì mắt thường của chúng ta
không thấy được. Chỉ có các bậc Thánh có thiên nhãn minh mới thấy biết
rõ ràng.
Tuy
vậy, không thấy quả báo trong đời này không có nghĩa là không có báo
ứng. Một số người chưa hiểu hết nguyên lý này nên gây tạo nhiều điều ác
và cố ý che dấu, tìm cách “hạ cánh an toàn”. Dẫu không ai phát hiện ra
nhưng ác nghiệp và ác báo của người ấy vẫn còn đó, không thể trốn
thoát. Cho nên, “Bồ tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả” là vì vậy.
Tích Truyện Pháp Cú kể rằng: “Lúc Thế Tôn cùng các Tỷ-kheo ở tại tinh xá Trúc Lâm, cách đó không xa, có đồ tể Cunda sống bằng nghề mổ heo.
Tích Truyện Pháp Cú kể rằng: “Lúc Thế Tôn cùng các Tỷ-kheo ở tại tinh xá Trúc Lâm, cách đó không xa, có đồ tể Cunda sống bằng nghề mổ heo.
Mỗi
lần giết heo, ông ta trói heo thật chặt vào cột và nện nó bằng một cây
chày vuông. Rồi banh hàm và rót nước sôi vào họng, kế đến đổ nước sôi
lên lưng heo, làm tuột lớp da đen và thui lớp lông cứng bằng một bó
đuốc.
Cuối
cùng ông cắt đầu heo bằng một thanh kiếm nhọn rồi xẻ thịt, lột da… Và
Cunda đã sinh sống bằng nghề mổ heo và bán thịt như thế gần hai mươi
năm.
Dù đức Ðạo Sư ở tinh xá cách đó không xa mà chẳng khi nào Cunda cúng dường Ngài, dù là một cành hoa hay một nắm cơm, cũng không làm một việc công đức nào cả.
Một hôm ông mắc bệnh, và dù ông ta vẫn còn sống nhưng lửa của địa ngục A-tỳ đã bốc cháy trước mặt. Khi cực hình địa ngục giáng xuống đồ tể Cunda, ông ta bắt đầu kêu eng éc và bò bằng tay và đầu gối. Người nhà rất kinh khiếp tìm mọi cách bịt miệng ông ta, chặn các cửa và nhốt ông ở trong nhà. Suốt bảy ngày, chịu sự đau khổ cùng cực của địa ngục, ông luôn mồm rống eng éc như heo.
Vài Tỷ-kheo đi ngang qua cửa nhà ông, nghe tiếng heo kêu eng éc ồn ào, khi về tinh xá, bạch với Đạo Sư:
- Bạch Thế Tôn, trong bảy ngày qua cửa nhà đồ tể Cunda đóng kín và ông ấy vẫn tiếp tục giết heo. Thế Tôn nghĩ xem, biết bao nhiêu heo bị giết. Thật từ trước tới nay chưa thấy ai độc ác và dã man như thế!
Đức Đạo Sư nói:
- Này các Tỷ-kheo! Ông ta không giết heo trong bảy ngày qua. Sự trừng phạt phù hợp với việc làm ác đã xảy đến đối với ông ta. Ngay khi ông ta còn sống, cực hình của địa ngục A-tỳ đã hiển hiện. Vì cực hình này, ông ta bò tới bò lui trong nhà, kêu la eng éc như một con heo suốt bảy ngày. Hôm nay ông ta đã chết và bị đọa vào địa ngục A-tỳ.
Nói xong, Thế Tôn đọc pháp cú:
Nay sầu, đời sau sầu
Kẻ ác hai đời sầu
Nó sầu, nó ưu não
Thấy nghiệp uế mình làm”.
Chuyện đồ tể Cunda bị trả báo, chịu cực hình suốt bảy ngày lúc cuối đời, được ghi lại trong kinh tạng là một điển hình của quả báo nhãn tiền. Không chỉ chuyện ngày xưa, ngay hiện tại đây, hãy bình tâm nhìn ra xung quanh chúng ta để nhận thấy kết cục thảm hại của những người, những gia đình sống ác, làm các điều bất thiện.
Dù đức Ðạo Sư ở tinh xá cách đó không xa mà chẳng khi nào Cunda cúng dường Ngài, dù là một cành hoa hay một nắm cơm, cũng không làm một việc công đức nào cả.
Một hôm ông mắc bệnh, và dù ông ta vẫn còn sống nhưng lửa của địa ngục A-tỳ đã bốc cháy trước mặt. Khi cực hình địa ngục giáng xuống đồ tể Cunda, ông ta bắt đầu kêu eng éc và bò bằng tay và đầu gối. Người nhà rất kinh khiếp tìm mọi cách bịt miệng ông ta, chặn các cửa và nhốt ông ở trong nhà. Suốt bảy ngày, chịu sự đau khổ cùng cực của địa ngục, ông luôn mồm rống eng éc như heo.
Vài Tỷ-kheo đi ngang qua cửa nhà ông, nghe tiếng heo kêu eng éc ồn ào, khi về tinh xá, bạch với Đạo Sư:
- Bạch Thế Tôn, trong bảy ngày qua cửa nhà đồ tể Cunda đóng kín và ông ấy vẫn tiếp tục giết heo. Thế Tôn nghĩ xem, biết bao nhiêu heo bị giết. Thật từ trước tới nay chưa thấy ai độc ác và dã man như thế!
Đức Đạo Sư nói:
- Này các Tỷ-kheo! Ông ta không giết heo trong bảy ngày qua. Sự trừng phạt phù hợp với việc làm ác đã xảy đến đối với ông ta. Ngay khi ông ta còn sống, cực hình của địa ngục A-tỳ đã hiển hiện. Vì cực hình này, ông ta bò tới bò lui trong nhà, kêu la eng éc như một con heo suốt bảy ngày. Hôm nay ông ta đã chết và bị đọa vào địa ngục A-tỳ.
Nói xong, Thế Tôn đọc pháp cú:
Nay sầu, đời sau sầu
Kẻ ác hai đời sầu
Nó sầu, nó ưu não
Thấy nghiệp uế mình làm”.
Chuyện đồ tể Cunda bị trả báo, chịu cực hình suốt bảy ngày lúc cuối đời, được ghi lại trong kinh tạng là một điển hình của quả báo nhãn tiền. Không chỉ chuyện ngày xưa, ngay hiện tại đây, hãy bình tâm nhìn ra xung quanh chúng ta để nhận thấy kết cục thảm hại của những người, những gia đình sống ác, làm các điều bất thiện.
Không
kể họ là ai, nếu không biết phục thiện, chạy theo cái ác thì chắc chắn
sẽ bị quả báo xấu. Và không cần đợi xem những quả báo ở kiếp sau, ngay
trong đời kiếp này thì chúng ta cũng có thể thấy quả báo nhãn tiền của
nhiều người. Chính những cái thấy về nhân quả một cách chân xác, xảy ra
ngay trước mắt ấy sẽ thức tỉnh chúng ta hướng về điều thiện, bỏ ác làm
lành để bản thân, gia đình và xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. (thichquangtanh@yahoo.com)
Nhiều
người trong chúng ta, phần đông ai cũng biết gièo cây nào gặt quả đó,
mỗi một hành động tốt xấu của chúng ta đều sẽ để lại hậu quả Nhãn tiền
báo ứng hay báo ứng sau khi chết, thậm chí sẽ báo ứng ngay trong đời
này.
Hy vọng
những câu chuyện Nhân Quả Báo Ứng sẽ giúp chúng ta nhìn lại mình và
hy vọng những hành động tốt sẽ xuất hiện ngày càng nhiều.
1. Làm quan mà biết thương dân, công đức rất lớn.
Triều
đại nhà Tần có một vị quan tên là Lâm Hạo, người tỉnh Phúc Kiến. Lần
nọ, ông ta phụng mệnh vua đến tỉnh Thiểm Tây để xem xét công trình
nạo vét lòng sông và ông đã tận mắt chứng kiến mấy vạn dân phu ngày
đêm bị cưỡng bức nạo vét. Vì làm việc quá sức, một số dân phu phải
bỏ mạng tại công trường, còn số người bị thương thì nhiều không kể
xiết.
Tần Thuỷ Hoàng là một bạo chúa thời bấy giờ, nhưng Lâm Hạo không hề sợ hãi. Vì quan tâm đến những người dân lành, ông đã dũng cảm lên kinh đô để tường trình với hy vọng vua có thể cho phép các dân phu thay phiên nhau nghỉ ngơi và mời thầy thuốc đến chữa trị bệnh tật cho họ. Song Tần Thuỷ Hoàng ngu muội, không những không phê chuẩn mà còn định xử trị Lâm Hạo.
Lâm Hạo tuy là vị quan tốt thương dân như con đẻ nhưng cũng đành phải bó tay ngồi nhìn dân chịu khổ. Vì thế, lòng ông sinh ra phiền muộn, lâu ngày thành bệnh rồi chết.
Sau khi chết, hồn ông được đưa đến âm phủ. Vua Diêm La bảo ông rằng: “Nhờ sự cầu xin cứu mạng cho hàng vạn dân phu của ngươi nên ta cho ngươi được thọ thêm 50 tuổi.”
Nói xong liền ra lệnh bọn tiểu quỷ dẫn hồn ông trở lại dương thế. Lâm Hạo nhờ vậy mà được sống lại. Sau đó ông xin nghỉ hưu về quê sống ẩn dật cho đến lúc mất.
Lâm Hạo thương lo cho dân, việc dầu khó khăn đến đâu ông cũng cố gắng làm cho được, khiến cho hàng quỷ thần cũng phải kính phục. Nhân đó mà ông được tăng thêm tuổi thọ.
Cho dù mạng sống đã hết nhưng nhờ làm thiện có thể được sống lâu hơn, có thể chuyển nghèo thành giàu, mạng yểu thành trường thọ chỉ trong nháy mắt. Mới biết tất cả sự thưởng phạt của tạo hoá thật ra cũng đều do việc làm thiện ác của ta mà ra cả!
Tần Thuỷ Hoàng là một bạo chúa thời bấy giờ, nhưng Lâm Hạo không hề sợ hãi. Vì quan tâm đến những người dân lành, ông đã dũng cảm lên kinh đô để tường trình với hy vọng vua có thể cho phép các dân phu thay phiên nhau nghỉ ngơi và mời thầy thuốc đến chữa trị bệnh tật cho họ. Song Tần Thuỷ Hoàng ngu muội, không những không phê chuẩn mà còn định xử trị Lâm Hạo.
Lâm Hạo tuy là vị quan tốt thương dân như con đẻ nhưng cũng đành phải bó tay ngồi nhìn dân chịu khổ. Vì thế, lòng ông sinh ra phiền muộn, lâu ngày thành bệnh rồi chết.
Sau khi chết, hồn ông được đưa đến âm phủ. Vua Diêm La bảo ông rằng: “Nhờ sự cầu xin cứu mạng cho hàng vạn dân phu của ngươi nên ta cho ngươi được thọ thêm 50 tuổi.”
Nói xong liền ra lệnh bọn tiểu quỷ dẫn hồn ông trở lại dương thế. Lâm Hạo nhờ vậy mà được sống lại. Sau đó ông xin nghỉ hưu về quê sống ẩn dật cho đến lúc mất.
Lâm Hạo thương lo cho dân, việc dầu khó khăn đến đâu ông cũng cố gắng làm cho được, khiến cho hàng quỷ thần cũng phải kính phục. Nhân đó mà ông được tăng thêm tuổi thọ.
Cho dù mạng sống đã hết nhưng nhờ làm thiện có thể được sống lâu hơn, có thể chuyển nghèo thành giàu, mạng yểu thành trường thọ chỉ trong nháy mắt. Mới biết tất cả sự thưởng phạt của tạo hoá thật ra cũng đều do việc làm thiện ác của ta mà ra cả!
2. NGƯỢC ĐÃI CÔNG DỊCH, ÁC BÁO NHÃN TIỀN
Vào đời Lương Vũ Đế, ở huyện Vũ Xướng tỉnh Hồ Bắc có một vị quan huyện tên là Trương Huyền. Thường ngày ông ta rất ưa tác oai tác quái, mặc ý đánh đập, giết hại những người phu dịch. Chẳng hạn, ông ta thường đi thuyền tuần tra trên sông. Trong mỗi lần ấy, nếu chẳng may gặp phải sóng lớn thuyền bị chao đảo hoặc đi chậm lại, ông ta liền mắng những người phu thuyền là lơ đễnh, biếng nhác. Số người bị ông ta nhẫn tâm giết hại rồi quẳng xác xuống sông chỉ vì một chuyện nhỏ như vậy thật không sao tính hết.
Về sau, có một lần đang đi trên thuyền, sự cố tương tự lại xảy ra và ông ta lại giết thêm một số phu thuyền nữa. Trong lúc chuẩn bị rượu thịt để ăn uống, bỗng nhiên ông nhìn thấy một con quỷ dữ, tóc tai bê bết máu me nổi lên từ giữa sông rồi lao tới chộp lấy ông ta, kéo ra giữa dòng sông và dìm chết. Mọi người trên thuyền cũng đều nhìn thấy cảnh tượng ấy, bảo nhau rằng: “Đây quả là sự báo ứng về tội ngang ngược giết hại những người phu dịch hằng ngày của ông ta.”
Không có gió làm sao có sóng?
Không gieo nhân làm sao gặt quả?
Thân làm quan phụ mẫu, đã không nghĩ đến sự khổ cực của người dân, lại còn bạo ngược gây nhiều oán hận thì tránh sao được ác báo nhãn tiền?
Vào đời Lương Vũ Đế, ở huyện Vũ Xướng tỉnh Hồ Bắc có một vị quan huyện tên là Trương Huyền. Thường ngày ông ta rất ưa tác oai tác quái, mặc ý đánh đập, giết hại những người phu dịch. Chẳng hạn, ông ta thường đi thuyền tuần tra trên sông. Trong mỗi lần ấy, nếu chẳng may gặp phải sóng lớn thuyền bị chao đảo hoặc đi chậm lại, ông ta liền mắng những người phu thuyền là lơ đễnh, biếng nhác. Số người bị ông ta nhẫn tâm giết hại rồi quẳng xác xuống sông chỉ vì một chuyện nhỏ như vậy thật không sao tính hết.
Về sau, có một lần đang đi trên thuyền, sự cố tương tự lại xảy ra và ông ta lại giết thêm một số phu thuyền nữa. Trong lúc chuẩn bị rượu thịt để ăn uống, bỗng nhiên ông nhìn thấy một con quỷ dữ, tóc tai bê bết máu me nổi lên từ giữa sông rồi lao tới chộp lấy ông ta, kéo ra giữa dòng sông và dìm chết. Mọi người trên thuyền cũng đều nhìn thấy cảnh tượng ấy, bảo nhau rằng: “Đây quả là sự báo ứng về tội ngang ngược giết hại những người phu dịch hằng ngày của ông ta.”
Không có gió làm sao có sóng?
Không gieo nhân làm sao gặt quả?
Thân làm quan phụ mẫu, đã không nghĩ đến sự khổ cực của người dân, lại còn bạo ngược gây nhiều oán hận thì tránh sao được ác báo nhãn tiền?
3.Thông cảm, tha thứ ắt được phước báo
Vào
thời nhà Minh, có vị đại thần tên là Hạ Nguyên Cát. Hôm nọ, ông ta
thấy một viên quan do bất cẩn làm mực bắn vào tờ thánh chỉ của vua.
Hạ Nguyên Cát biết anh ta quá sợ tội nên có thể tự sát, liền vội an
ủi: “Anh đừng quá sợ hãi, tôi sẽ nghĩ cách giúp anh.”
Hôm sau, Hạ Nguyên Cát vào triều tâu rằng: “Muôn tâu Thánh thượng, hạ thần sơ ý đã làm bẩn thánh chỉ, tội thần thật đáng chết.”
Hoàng thượng cười và nói: “Vậy ta phạt khanh chép lại một lần.”
Về sau, Hoàng thượng biết được sự tình, khen ông ta là người biết thông cảm, tha thứ cho thuộc hạ. Không bao lâu, Hạ Nguyên Cát lại được thăng làm Hữu thừa tướng. Thật là có lòng tốt cứu người ắt được phước báo.
Làm một người chủ, một người có quyền, nếu thường xuyên quan tâm giúp đỡ những kẻ thuộc hạ, biết dùng các phương tiện để khoan dung và tha thứ cho những lỗi lầm của họ thì vị ấy tất sẽ được mọi người kính mến, dầu có gặp việc xấu cũng sẽ được hoá giải trở nên an lành. Đó chính là nhờ phước đức mà họ đã tạo vậy.
Hôm sau, Hạ Nguyên Cát vào triều tâu rằng: “Muôn tâu Thánh thượng, hạ thần sơ ý đã làm bẩn thánh chỉ, tội thần thật đáng chết.”
Hoàng thượng cười và nói: “Vậy ta phạt khanh chép lại một lần.”
Về sau, Hoàng thượng biết được sự tình, khen ông ta là người biết thông cảm, tha thứ cho thuộc hạ. Không bao lâu, Hạ Nguyên Cát lại được thăng làm Hữu thừa tướng. Thật là có lòng tốt cứu người ắt được phước báo.
Làm một người chủ, một người có quyền, nếu thường xuyên quan tâm giúp đỡ những kẻ thuộc hạ, biết dùng các phương tiện để khoan dung và tha thứ cho những lỗi lầm của họ thì vị ấy tất sẽ được mọi người kính mến, dầu có gặp việc xấu cũng sẽ được hoá giải trở nên an lành. Đó chính là nhờ phước đức mà họ đã tạo vậy.
4. TRẢ LẠI TRÂM VÀNG, CỨU ĐƯỢC HAI NGƯỜI
Vào đời nhà Minh, có một thư sinh người ở Tô Châu tên là La Luân. Một hôm, anh ta cưỡi ngựa và dẫn theo một tiểu đồng cùng lên Nam kinh dự thi. Trên đường di, tiểu đồng cười nói rằng: “Hôm qua thật là vận may, con đã nhặt được chiếc trâm vàng ở trong rãnh nước trước nhà người kia.”
Sau khi La Luân hỏi rõ sự việc, lập tức lấy chiếc trâm vàng cưỡi ngựa quay trở lại để trả cho người bị mất. Khi đến nơi thì trời đã tối, từ ngoài đã nghe trong nhà có tiếng nhiều người khóc lóc. Đứa tớ gái vừa khóc vừa nói: “Con không có lấy chiếc trâm vàng đó.” Cô ta muốn nhảy xuống giếng tự tử để chứng minh sự trong sạch của mình. Bà chủ cũng khóc lóc mà bảo: “Tôi không có dính líu trong vụ mất cắp này.” Rồi bà cũng đòi treo cổ tự tử để chứng minh mình vô tội. Sau đó, La Luân nghe tiếng đánh đập, chửi rủa của một người đàn ông nên liền lớn tiếng kêu cửa.
Người đàn ông ấy liền mở cửa bước ra. La Luân kể rõ cho ông ta nghe việc tiểu đồng của mình bắt được chiếc trâm trong rãnh nước. Người chủ bây giờ mới vỡ lẽ mọi chuyện và ăn năn nói rằng: “Cám ơn công tử đã kịp thời quay lại, nhờ vậy mà tánh mạng của vợ tôi và đứa hầu gái mới được bảo toàn.”
Hoá ra chiếc trâm bị rơi vào bồn rửa rồi theo dòng nước chảy đến bờ rãnh và tiểu đồng nhân đó lượm được. Do đó nên mới tạo ra sự nghi ngờ và hiểu lầm.
Sau đó La Luân tiếp tục đến Nam kinh dự thi và đã đậu trạng nguyên. Anh ta nhờ trả lại trâm vàng mà cứu được hai mạng người nên phước báo rất lớn. Đây quả là một sự khích lệ lớn lao cho những ai đã và đang làm việc thiện vậy.
Vào đời nhà Minh, có một thư sinh người ở Tô Châu tên là La Luân. Một hôm, anh ta cưỡi ngựa và dẫn theo một tiểu đồng cùng lên Nam kinh dự thi. Trên đường di, tiểu đồng cười nói rằng: “Hôm qua thật là vận may, con đã nhặt được chiếc trâm vàng ở trong rãnh nước trước nhà người kia.”
Sau khi La Luân hỏi rõ sự việc, lập tức lấy chiếc trâm vàng cưỡi ngựa quay trở lại để trả cho người bị mất. Khi đến nơi thì trời đã tối, từ ngoài đã nghe trong nhà có tiếng nhiều người khóc lóc. Đứa tớ gái vừa khóc vừa nói: “Con không có lấy chiếc trâm vàng đó.” Cô ta muốn nhảy xuống giếng tự tử để chứng minh sự trong sạch của mình. Bà chủ cũng khóc lóc mà bảo: “Tôi không có dính líu trong vụ mất cắp này.” Rồi bà cũng đòi treo cổ tự tử để chứng minh mình vô tội. Sau đó, La Luân nghe tiếng đánh đập, chửi rủa của một người đàn ông nên liền lớn tiếng kêu cửa.
Người đàn ông ấy liền mở cửa bước ra. La Luân kể rõ cho ông ta nghe việc tiểu đồng của mình bắt được chiếc trâm trong rãnh nước. Người chủ bây giờ mới vỡ lẽ mọi chuyện và ăn năn nói rằng: “Cám ơn công tử đã kịp thời quay lại, nhờ vậy mà tánh mạng của vợ tôi và đứa hầu gái mới được bảo toàn.”
Hoá ra chiếc trâm bị rơi vào bồn rửa rồi theo dòng nước chảy đến bờ rãnh và tiểu đồng nhân đó lượm được. Do đó nên mới tạo ra sự nghi ngờ và hiểu lầm.
Sau đó La Luân tiếp tục đến Nam kinh dự thi và đã đậu trạng nguyên. Anh ta nhờ trả lại trâm vàng mà cứu được hai mạng người nên phước báo rất lớn. Đây quả là một sự khích lệ lớn lao cho những ai đã và đang làm việc thiện vậy.
5. HẠI NGƯỜI HÓA RA HẠI MÌNH
Vào đời nhà Minh, niên hiệu Chánh Đức, ở đảo Sùng Minh thuộc tỉnh Giang Tô, bốn mặt toàn là nước, Vương Đại là người chèo thuyền ở trên đảo.
Có một năm vào tháng bảy bỗng nhiên gió bão thổi đến.
Vào đời nhà Minh, niên hiệu Chánh Đức, ở đảo Sùng Minh thuộc tỉnh Giang Tô, bốn mặt toàn là nước, Vương Đại là người chèo thuyền ở trên đảo.
Có một năm vào tháng bảy bỗng nhiên gió bão thổi đến.
Do gió
mạnh và kèm theo những đợt sóng lớn nên dân cư sống ở ven biển chết
đuối rất nhiều, còn trên mặt biển các vật trôi nổi vô số. Vương Đại
liền chèo thuyền ngược xuôi trên dòng nước dữ, nhưng mục đích của anh
ta không phải là để cứu người mà để lo vớt các đồ vật quý giá, nên
khi nhìn thấy một người con gái nổi trên mặt nước trong tình trạng
hấp hối, tay ôm một chiếc rương nhỏ màu đỏ.
Vương
Đại nhìn thấy chiếc rương, nghĩ là vàng bạc ở trong đó nên liền nổi
máu tham. Anh ta cho thuyền áp sát vào cô ta và đưa tay đoạt lấy
chiếc rương mang về, mặc cho cô gái phải bị chết đuối.
Nhưng khi Vương Đại mở rương ra xem bỗng thấy bên trong chỉ có một tờ hôn ước giữa mình với cô ta. Lúc này Vương Đại mới biết người con gái đó chính là vợ chưa cưới của mình.
Về sau Vương Đại nhân chuyện này mà bị sự gièm pha của mọi người, từ đó sanh bệnh.
Vương Đại tham lam tài vật, thấy người sắp chết mà không cứu, vì thế vô tình đánh mất người con gái đã đính hôn với mình để rồi một thân côi cút buồn phiền, thiếu thốn mà chết.
Đây là sự báo ứng rõ ràng về đạo lý nhân quả, không thể sai khác.
Nhưng khi Vương Đại mở rương ra xem bỗng thấy bên trong chỉ có một tờ hôn ước giữa mình với cô ta. Lúc này Vương Đại mới biết người con gái đó chính là vợ chưa cưới của mình.
Về sau Vương Đại nhân chuyện này mà bị sự gièm pha của mọi người, từ đó sanh bệnh.
Vương Đại tham lam tài vật, thấy người sắp chết mà không cứu, vì thế vô tình đánh mất người con gái đã đính hôn với mình để rồi một thân côi cút buồn phiền, thiếu thốn mà chết.
Đây là sự báo ứng rõ ràng về đạo lý nhân quả, không thể sai khác.
6. LÀM THIỆN THÌ CON CHÁU ĐƯỢC HƯỞNG
Vào thời nhà Minh, tại huyện Duyên Bình tỉnh Phúc Kiến có một thương nhân họ Chúc lên Nhiễm, là người rất thành đạt trên đường kinh doanh và rất rộng lượng. Hễ người nào gặp phải khó khăn, cực khổ là ông la tận tuỵ giúp đỡ.
Có những năm mất mùa, người dân rơi vào tình trạng cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, thế là ông ta liền bỏ tiền của ra để cứu giúp mọi người.
Một năm nọ, trong khi con trai ông ta lên kinh dự thi thì ở nhà những người hàng xóm đều nằm mộng thấy cậu ta đỗ trạng nguyên. Và quả đúng như điềm mộng của mọi người, về sau con trai ông ta đã đỗ trạng nguyên. Do vậy ai ai cũng đều cho rằng: Người có lòng tốt chắc chắn sẽ có phước báo.
Ông Chúc Nhiễm cả đời dùng đức để làm thiện, con ông lại được thi đỗ trạng nguyên. Thế mới biết, người làm thiện được hưởng phước báo chẳng phải là chuyện hoang đường vậy.
Vào thời nhà Minh, tại huyện Duyên Bình tỉnh Phúc Kiến có một thương nhân họ Chúc lên Nhiễm, là người rất thành đạt trên đường kinh doanh và rất rộng lượng. Hễ người nào gặp phải khó khăn, cực khổ là ông la tận tuỵ giúp đỡ.
Có những năm mất mùa, người dân rơi vào tình trạng cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, thế là ông ta liền bỏ tiền của ra để cứu giúp mọi người.
Một năm nọ, trong khi con trai ông ta lên kinh dự thi thì ở nhà những người hàng xóm đều nằm mộng thấy cậu ta đỗ trạng nguyên. Và quả đúng như điềm mộng của mọi người, về sau con trai ông ta đã đỗ trạng nguyên. Do vậy ai ai cũng đều cho rằng: Người có lòng tốt chắc chắn sẽ có phước báo.
Ông Chúc Nhiễm cả đời dùng đức để làm thiện, con ông lại được thi đỗ trạng nguyên. Thế mới biết, người làm thiện được hưởng phước báo chẳng phải là chuyện hoang đường vậy.
7. Chiếm gia sản của người, chết không được yên
Ở huyện Tính Dương tỉnh Hà Nam có một người đang lâm trọng bệnh tên là Lưu Quân Tường. Khi biết mình sắp chết, anh ta liền gọi cậu em tên là Lưu Quân Kỳ đến và buồn bã trăn trối: “Vợ anh mất sớm mà con anh thì lại còn thơ dại, nên anh nhờ em giữ hộ gia sản và nuôi dạy cháu giúp anh. Dù anh có làm ma làm quỷ đi nữa cũng không bao giờ quên báo đáp ơn này.”
Nhưng ai ngờ Lưu Quân Kỳ đã không làm đúng theo lời phó thác của người anh mà lại còn bỏ bê cháu của mình đi lang thang ngoài các phố huyện, rồi một mình chiếm trọn toàn bộ gia tài của anh.
Năm năm sau, có người hàng xóm tên là Trương Thiện Tường trong khi đang làm việc vào ban đêm bỗng thấy Lưu Quân Tường hiện ra trước mặt đưa một bức thư và nhờ trao lại cho Lưu Quân Kỳ.
Trương Thiện Tường ngỡ mình gặp quỷ, sợ quá nên bất tỉnh Sau khi tỉnh lại, ông vội đem bức thư trao lại cho Lưu Quân Kỳ. Ba ngày sau chỉ thấy Lưu Quân Kỳ vừa luôn miệng kêu lớn “Mong anh tha tội chết” vừa đập đầu vào tường đến nỗi vỡ não mà chết. Vì thế những người hàng xóm mới biết: Đây là ác báo của sự vong tình bội nghĩa, quên mất tình thâm cốt nhục chỉ vì lòng tham.
Thật là một bài học đích đáng cho những kẻ bất nhân bất nghĩa.
Ở huyện Tính Dương tỉnh Hà Nam có một người đang lâm trọng bệnh tên là Lưu Quân Tường. Khi biết mình sắp chết, anh ta liền gọi cậu em tên là Lưu Quân Kỳ đến và buồn bã trăn trối: “Vợ anh mất sớm mà con anh thì lại còn thơ dại, nên anh nhờ em giữ hộ gia sản và nuôi dạy cháu giúp anh. Dù anh có làm ma làm quỷ đi nữa cũng không bao giờ quên báo đáp ơn này.”
Nhưng ai ngờ Lưu Quân Kỳ đã không làm đúng theo lời phó thác của người anh mà lại còn bỏ bê cháu của mình đi lang thang ngoài các phố huyện, rồi một mình chiếm trọn toàn bộ gia tài của anh.
Năm năm sau, có người hàng xóm tên là Trương Thiện Tường trong khi đang làm việc vào ban đêm bỗng thấy Lưu Quân Tường hiện ra trước mặt đưa một bức thư và nhờ trao lại cho Lưu Quân Kỳ.
Trương Thiện Tường ngỡ mình gặp quỷ, sợ quá nên bất tỉnh Sau khi tỉnh lại, ông vội đem bức thư trao lại cho Lưu Quân Kỳ. Ba ngày sau chỉ thấy Lưu Quân Kỳ vừa luôn miệng kêu lớn “Mong anh tha tội chết” vừa đập đầu vào tường đến nỗi vỡ não mà chết. Vì thế những người hàng xóm mới biết: Đây là ác báo của sự vong tình bội nghĩa, quên mất tình thâm cốt nhục chỉ vì lòng tham.
Thật là một bài học đích đáng cho những kẻ bất nhân bất nghĩa.
8. NGƯỜI NHẪN NHỤC SẼ ĐƯỢC TRƯỜNG THỌ
Huyện Chuẩn An tỉnh Giang Tô có một người họ Cường tên Phú. Ông ta là một người hiền từ nhân hậu, đối đãi với mọi người rất ư độ lượng khoan dung.
Năm nọ, vào đêm giao thừa, bỗng ngoài cửa có một người lớn tiếng chửi mắng ông ta. Gia nhân thấy vậy rất tức giận toan mở cửa ra đánh nhưng ông ta ngăn lại và dạy rằng: “Do mừng năm mới, anh ta quá chén nên không tự chủ được bản thân. Vì vậy anh ta chưởi mắng người khác là chuyện bình thường, các ngươi không nên tranh cãi làm gì.”
Mặc dầu nghe theo lời dạy của chủ nhưng bọn gia nhân vẫn thấy tức giận và bất bình.
Ngay đêm hôm đó, ông Cường Phú nằm mộng thấy một vị thần đến trước mặt mình khen rằng: “Giao thừa là đêm quan trọng mà ngươi nhẫn được việc người khác khó có thể nhẫn. Vì thế trên trời rất tán dương, đặc biệt ban thêm phước thọ cho ngươi.”
Ông Cường Phú nhờ thường thực hành hạnh nhẫn nhục, biết khiêm nhường trong mọi việc, tuy trước mắt thấy bị thiệt thòi, song trên thực tế thì được lợi vô cùng. Về sau, ông ta hưởng tuổi thọ rất cao và con cháu cũng được giàu có. Đây thật là phước báo của người có hạnh nhẫn nhục vậy.
Huyện Chuẩn An tỉnh Giang Tô có một người họ Cường tên Phú. Ông ta là một người hiền từ nhân hậu, đối đãi với mọi người rất ư độ lượng khoan dung.
Năm nọ, vào đêm giao thừa, bỗng ngoài cửa có một người lớn tiếng chửi mắng ông ta. Gia nhân thấy vậy rất tức giận toan mở cửa ra đánh nhưng ông ta ngăn lại và dạy rằng: “Do mừng năm mới, anh ta quá chén nên không tự chủ được bản thân. Vì vậy anh ta chưởi mắng người khác là chuyện bình thường, các ngươi không nên tranh cãi làm gì.”
Mặc dầu nghe theo lời dạy của chủ nhưng bọn gia nhân vẫn thấy tức giận và bất bình.
Ngay đêm hôm đó, ông Cường Phú nằm mộng thấy một vị thần đến trước mặt mình khen rằng: “Giao thừa là đêm quan trọng mà ngươi nhẫn được việc người khác khó có thể nhẫn. Vì thế trên trời rất tán dương, đặc biệt ban thêm phước thọ cho ngươi.”
Ông Cường Phú nhờ thường thực hành hạnh nhẫn nhục, biết khiêm nhường trong mọi việc, tuy trước mắt thấy bị thiệt thòi, song trên thực tế thì được lợi vô cùng. Về sau, ông ta hưởng tuổi thọ rất cao và con cháu cũng được giàu có. Đây thật là phước báo của người có hạnh nhẫn nhục vậy.
9. BÁN RUỘNG CỨU NGƯỜI ĐƯỢC LÀM QUAN THƯỢNG THƯ
Triều đại nhà Minh có một tú tài người huyện Lâm Hải, tỉnh Triết Giang, tên là Ưng Chí Nhân. Vào lúc nửa đêm, trong khi anh ta đang ngồi đọc sách, bỗng nghe bên ngoài cửa sổ có hai con quỷ nữ nói chuyện với nhau. Trong đó có một con nói rằng: “Nhà họ Châu ở phố trước có một nàng dâu, nhân vì người chồng đi xa đã 5 năm mà vẫn chưa về nên nàng bị bố chồng ép phải tái giá. Vì vậy, 10 ngày sau cô ta sẽ treo cổ tự tử. Tôi sẽ đến đó dẫn oan hồn của cô ta đi.”
Ưng tú tài tuy không tin, nhưng khi tìm hiểu liền thấy phù hợp với sự thật. Anh ta liền bán số ruộng của mình được 10 lạng bạc, lại viết thêm một bức thư đem qua đưa cho nhà họ Châu bảo là của người con gởi về. Ông bố thấy số bạc và lá thư tin là của con mình nên không còn ép nàng dâu tái giá nữa. Sau hơn một năm thì con trai ông ta trở về thật.
Ưng tú tài là người có lòng nhân hậu nên đã cứu sống dược một mạng người. Nhờ phước đức này mà về sau anh ta được nhà vua phong cho làm quan đến chức thượng thư.
Vậy kính khuyên mọi người chớ nên cho rằng hoạ phước là không có chứng cứ. Ưng tú tài mới làm một việc thiện mà đã cảm được phước báo như thế huống hồ là người hay làm thiện. Nên biết rằng mình làm thiện tất sẽ được trời cao ban phước.
Triều đại nhà Minh có một tú tài người huyện Lâm Hải, tỉnh Triết Giang, tên là Ưng Chí Nhân. Vào lúc nửa đêm, trong khi anh ta đang ngồi đọc sách, bỗng nghe bên ngoài cửa sổ có hai con quỷ nữ nói chuyện với nhau. Trong đó có một con nói rằng: “Nhà họ Châu ở phố trước có một nàng dâu, nhân vì người chồng đi xa đã 5 năm mà vẫn chưa về nên nàng bị bố chồng ép phải tái giá. Vì vậy, 10 ngày sau cô ta sẽ treo cổ tự tử. Tôi sẽ đến đó dẫn oan hồn của cô ta đi.”
Ưng tú tài tuy không tin, nhưng khi tìm hiểu liền thấy phù hợp với sự thật. Anh ta liền bán số ruộng của mình được 10 lạng bạc, lại viết thêm một bức thư đem qua đưa cho nhà họ Châu bảo là của người con gởi về. Ông bố thấy số bạc và lá thư tin là của con mình nên không còn ép nàng dâu tái giá nữa. Sau hơn một năm thì con trai ông ta trở về thật.
Ưng tú tài là người có lòng nhân hậu nên đã cứu sống dược một mạng người. Nhờ phước đức này mà về sau anh ta được nhà vua phong cho làm quan đến chức thượng thư.
Vậy kính khuyên mọi người chớ nên cho rằng hoạ phước là không có chứng cứ. Ưng tú tài mới làm một việc thiện mà đã cảm được phước báo như thế huống hồ là người hay làm thiện. Nên biết rằng mình làm thiện tất sẽ được trời cao ban phước.
10. LÀM THIỆN THAM DANH, DIÊM VƯƠNG KHÔNG THA
Ở Thượng Hải có anh chàng tên là Chu Tử Doãn. Hằng ngày, anh ta chỉ thích làm ra vẻ ta đây là người nhân hậu và rất ưa danh tiếng. Hễ có dịp làm việc thiện là anh ta đứng ra làm người đề xướng, còn mọi người thì luôn tin tưởng làm theo anh ta.
Nhưng sau đó, Chu Tử Doãn đột ngột bị bệnh rồi chết một cách đau đớn. Hai má của anh ta bị sưng tấy lên bầm tím trông rất đáng sợ. Mọi người thấy như vậy đều bàn tán xôn xao rằng: “Tại sao người thường làm thiện lại bị mắc quả báo đau đớn như vậy?”
Một lúc sau, bỗng thấy anh ta sống lại mà bảo với mọi người rằng: “Thật ra, hàng ngày tôi làm việc thiện chỉ vì hư danh chứ tôi chưa bao giờ thật lòng làm thiện cả. Nhân đấy mà Diêm Vương trách tôi giả mạo người thiện, tâm tham danh lợi, rồi sai bọn đầu trâu mặt ngựa đánh vào má tôi, tát vào má tôi, đến nổi khiến cho hai má của tôi bị sưng lên như vậy, lại còn phạt tôi sau khi trở về dương thế phải tự mình công khai nhận những tội lỗi mới có thể miễn đọa địa ngục và phải khuyên với mọi người rằng: Ở âm phủ quả thực có điện Diêm la.” Nói xong, anh ta liền chết trở lại.
Chúng ta ở trên dương gian thì có thể che dấu tội lỗi của mình, nhưng khi chết xuống âm phủ thì không thể nào trốn tránh. Vì thế, chúng ta phải nên thận trọng, chớ vì tham tiếng tốt mà không thật lòng làm thiện.
Ở Thượng Hải có anh chàng tên là Chu Tử Doãn. Hằng ngày, anh ta chỉ thích làm ra vẻ ta đây là người nhân hậu và rất ưa danh tiếng. Hễ có dịp làm việc thiện là anh ta đứng ra làm người đề xướng, còn mọi người thì luôn tin tưởng làm theo anh ta.
Nhưng sau đó, Chu Tử Doãn đột ngột bị bệnh rồi chết một cách đau đớn. Hai má của anh ta bị sưng tấy lên bầm tím trông rất đáng sợ. Mọi người thấy như vậy đều bàn tán xôn xao rằng: “Tại sao người thường làm thiện lại bị mắc quả báo đau đớn như vậy?”
Một lúc sau, bỗng thấy anh ta sống lại mà bảo với mọi người rằng: “Thật ra, hàng ngày tôi làm việc thiện chỉ vì hư danh chứ tôi chưa bao giờ thật lòng làm thiện cả. Nhân đấy mà Diêm Vương trách tôi giả mạo người thiện, tâm tham danh lợi, rồi sai bọn đầu trâu mặt ngựa đánh vào má tôi, tát vào má tôi, đến nổi khiến cho hai má của tôi bị sưng lên như vậy, lại còn phạt tôi sau khi trở về dương thế phải tự mình công khai nhận những tội lỗi mới có thể miễn đọa địa ngục và phải khuyên với mọi người rằng: Ở âm phủ quả thực có điện Diêm la.” Nói xong, anh ta liền chết trở lại.
Chúng ta ở trên dương gian thì có thể che dấu tội lỗi của mình, nhưng khi chết xuống âm phủ thì không thể nào trốn tránh. Vì thế, chúng ta phải nên thận trọng, chớ vì tham tiếng tốt mà không thật lòng làm thiện.
11. Mặt thiện tâm ác chết không được yên
Ở huyện Hội Khê thuộc tỉnh Triết Giang có một người tên là Ngô Tế Hữu. Cung cách cử chỉ hằng ngày của ông ta rất là nghiêm trang đạo mạo, vì thế mọi người đều cho rằng ông ta là một hiền nhân quân tử. Nhưng cả đời ông ta rất khốn khổ và thiếu thốn, nhất là lúc về già. Một hôm, ông ta đến hỏi một đạo sĩ rằng: “Cả đời của tôi chưa từng tạo tội lỗi, vậy tại sao ông trời lại bất công đối với tôi, hành hạ tôi suốt đời phải chịu khốn khổ như vậy?”
Đạo sĩ bèn đáp: “Cả đời của ông bên ngoài thì lúc nào cũng làm ra vẻ ta đây là người hiền lương nhân hậu nhưng bên trong chỉ toàn là tâm niệm hiểm ác. Tuy mọi người không biết nhưng trời biết, ông trời đang và sẽ tiếp tục trừng trị về những tội lỗi của ông. Nếu như ông rộng làm phước đức với một tấm lòng chân chính thì trời mới có thể miễn bớt hình phạt cho ông.”
Nhưng Ngô Tế Hữu đã không nghe theo lời khuyên của đạo sĩ mà vẫn ngoan cố giả dạng là một hiền nhân và âm thầm làm các việc xấu ác. Cuối cùng mọi người cũng phát hiện ra ông ta là kẻ giả dối nên đã xa lánh. Thế rồi Ngô Tế Hữu xấu hổ, uất ức mà chết.
Vậy kính khuyên những người làm thiện chớ nên dối lòng, bởi vì đạo trời rất công bằng, báo ứng rất phân minh, không nên cho rằng hoạ phước, báo ứng là chuyện mờ mịt để rồi phô bày điều thiện mà che đậy những điều xấu ác. Nếu làm như vậy thì sẽ không tránh khỏi sự trừng trị của luật nhân quả.
Ở huyện Hội Khê thuộc tỉnh Triết Giang có một người tên là Ngô Tế Hữu. Cung cách cử chỉ hằng ngày của ông ta rất là nghiêm trang đạo mạo, vì thế mọi người đều cho rằng ông ta là một hiền nhân quân tử. Nhưng cả đời ông ta rất khốn khổ và thiếu thốn, nhất là lúc về già. Một hôm, ông ta đến hỏi một đạo sĩ rằng: “Cả đời của tôi chưa từng tạo tội lỗi, vậy tại sao ông trời lại bất công đối với tôi, hành hạ tôi suốt đời phải chịu khốn khổ như vậy?”
Đạo sĩ bèn đáp: “Cả đời của ông bên ngoài thì lúc nào cũng làm ra vẻ ta đây là người hiền lương nhân hậu nhưng bên trong chỉ toàn là tâm niệm hiểm ác. Tuy mọi người không biết nhưng trời biết, ông trời đang và sẽ tiếp tục trừng trị về những tội lỗi của ông. Nếu như ông rộng làm phước đức với một tấm lòng chân chính thì trời mới có thể miễn bớt hình phạt cho ông.”
Nhưng Ngô Tế Hữu đã không nghe theo lời khuyên của đạo sĩ mà vẫn ngoan cố giả dạng là một hiền nhân và âm thầm làm các việc xấu ác. Cuối cùng mọi người cũng phát hiện ra ông ta là kẻ giả dối nên đã xa lánh. Thế rồi Ngô Tế Hữu xấu hổ, uất ức mà chết.
Vậy kính khuyên những người làm thiện chớ nên dối lòng, bởi vì đạo trời rất công bằng, báo ứng rất phân minh, không nên cho rằng hoạ phước, báo ứng là chuyện mờ mịt để rồi phô bày điều thiện mà che đậy những điều xấu ác. Nếu làm như vậy thì sẽ không tránh khỏi sự trừng trị của luật nhân quả.
Một câu chuyện nhỏ về Quả báo nhãn tiền
Tôi
rất ít khi mời ai tới nhà chơi, và cũng rất ít khi đến nhà ai. Chẳng
phải là vì vấn đề gì to tát lắm. Chỉ tại trước đây mỗi tuần làm việc 5
ngày, cuối tuần lại bận đi châm cứu thiện nguyện trên Chùa, nên không
có thời gian rảnh rỗi. Cứ vậy kéo dài hơn cả 10 năm trời nên thành thói
quen. Sau này thời gian làm việc ở công sở ít đi, cuối tuần rảnh cả
thứ bảy chủ nhật, nhưng vì cái thói quen ấy nên không còn giữ được cái
nếp lễ nghĩa bạn bè thăm viếng nhau trong các dịp lễ tết.
Bây giờ, nếu tôi đến nhà ai đó trong số người quen biết, ắt nhà ấy có chuyện, và chắc chắn là chuyện có liên quan sức khoẻ của gia chủ. Bởi vì ngoài lý do khó có thể từ chối ấy, thì không có một lý do nào khác có thể ép tôi phá vỡ cái thói quen cố cựu của mình.
Và đương nhiên khi tôi mời ai đến nhà, thì cũng ắt có một lý do gì đó khá hệ trọng.
Cuối tuần vừa rồi cùng một lúc tôi mời bốn gã bằng hữu đến nhà. Cả bốn gã đều tỏ ra rất kinh ngạc.
Lão Tú Xỉn tay vân vê bộ ria cánh kiến gật gù, khi tôi ra mở cửa, hắn nhe răng hề hề nói:
Bây giờ, nếu tôi đến nhà ai đó trong số người quen biết, ắt nhà ấy có chuyện, và chắc chắn là chuyện có liên quan sức khoẻ của gia chủ. Bởi vì ngoài lý do khó có thể từ chối ấy, thì không có một lý do nào khác có thể ép tôi phá vỡ cái thói quen cố cựu của mình.
Và đương nhiên khi tôi mời ai đến nhà, thì cũng ắt có một lý do gì đó khá hệ trọng.
Cuối tuần vừa rồi cùng một lúc tôi mời bốn gã bằng hữu đến nhà. Cả bốn gã đều tỏ ra rất kinh ngạc.
Lão Tú Xỉn tay vân vê bộ ria cánh kiến gật gù, khi tôi ra mở cửa, hắn nhe răng hề hề nói:
-Trời sập, trời sập.
Tú Xỉn là biệt danh của lão bạn trà khá thân, thằng này giống tôi, không bao giờ nhấp một hớp bia hớp rượu nào, nhưng nghiện trà đến bệnh hoạn, cả tôi và hắn đều thuộc hệ trà mộc, có nghĩa là chỉ thích uống trà mạn, sao nguyên, không ướp hương. Gu trà của hắn cũng tầm tầm như tôi.
Thằng Quân chủ nhà hàng, là đứa bạn quen thân từ hồi đang lông bông lang bang ở trại tỵ nạn.
Thằng Tú và thằng Lân là một cặp bài trùng, đi đâu cũng có nhau. Thằng Tú là đầu bếp xịn, thằng Lân là bồi xịn, trôi nổi hết nhà hàng này đến nhà hàng khác, từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam gì cũng luôn làm với nhau.
Cả 4 gã đến đúng giờ, không đứa nào đến sớm hơn hay muộn hơn quá 10 phút. Cũng chẳng tốt lành gì đâu, chỉ tại cả bốn thằng đều biết tôi rất khó tính trong việc giờ giấc.
Thay cho câu chào hầu như cả bốn gã đều có một câu hỏi tương tự nhau: "Có chuyện gì quan trọng mà tôi lại triệu hồi tụi nó đến vậy"
Không cần để bọn nó chờ sốt ruột, tôi vào tủ lạnh lôi hai con cá mập con, to bằng cổ chân, mà một bệnh nhân câu được đầu vụ, mới biếu tôi, vứt lên bàn nói với thằng Tú:
Tú Xỉn là biệt danh của lão bạn trà khá thân, thằng này giống tôi, không bao giờ nhấp một hớp bia hớp rượu nào, nhưng nghiện trà đến bệnh hoạn, cả tôi và hắn đều thuộc hệ trà mộc, có nghĩa là chỉ thích uống trà mạn, sao nguyên, không ướp hương. Gu trà của hắn cũng tầm tầm như tôi.
Thằng Quân chủ nhà hàng, là đứa bạn quen thân từ hồi đang lông bông lang bang ở trại tỵ nạn.
Thằng Tú và thằng Lân là một cặp bài trùng, đi đâu cũng có nhau. Thằng Tú là đầu bếp xịn, thằng Lân là bồi xịn, trôi nổi hết nhà hàng này đến nhà hàng khác, từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam gì cũng luôn làm với nhau.
Cả 4 gã đến đúng giờ, không đứa nào đến sớm hơn hay muộn hơn quá 10 phút. Cũng chẳng tốt lành gì đâu, chỉ tại cả bốn thằng đều biết tôi rất khó tính trong việc giờ giấc.
Thay cho câu chào hầu như cả bốn gã đều có một câu hỏi tương tự nhau: "Có chuyện gì quan trọng mà tôi lại triệu hồi tụi nó đến vậy"
Không cần để bọn nó chờ sốt ruột, tôi vào tủ lạnh lôi hai con cá mập con, to bằng cổ chân, mà một bệnh nhân câu được đầu vụ, mới biếu tôi, vứt lên bàn nói với thằng Tú:
- Có người biếu hai con cá mập con, tao không biết làm, nên đã chuẩn bị hết rau cỏ nồi niêu, mày coi làm bữa lẩu ăn chơi.
Đồng thời tôi mở tủ lôi gói trà của một người quen ở Kiel, hôm trước xuống khám bệnh mang theo biếu, đưa cho gã Tú Xỉn nói:
Đồng thời tôi mở tủ lôi gói trà của một người quen ở Kiel, hôm trước xuống khám bệnh mang theo biếu, đưa cho gã Tú Xỉn nói:
-
Có gói trà rất lạ, ngon dở rất khó định đoạt, chát ngầm, hương nhẹ mà
trầm quyện đầu lưỡi, uống thấy hay hay, mà vẫn không xác định được là
loại trà vùng nào. Tay biếu trà là dân trà amate, là fan của Bọ Lập,
chắc cũng là dân rượu, nên khi hỏi xuất xứ trà, cha cứ u u ơ ơ, không
biết từ đâu mà có, mày pha một ấm uống coi là thứ trà gì vậy.
Thằng Quân ậm ờ nói:
Thằng Quân ậm ờ nói:
-
Có thế mà làm em cuống cả lên, tưởng có chuyện gì hệ trọng, bác mới
triệu hồi em đến, làm em đang có chuyện ở Hannover phải bắn về gấp.
Tôi thủng thẳng đến kéo cánh của phòng tranh chỉ cho tụi nó xem bức "Khúc Xạ" đang dán dở nói:
- Bà Bang-Cho vừa giới thiệu tao với Kunst Haus Hamburg (Nhà triển lãm nghệ thuật Hamburg), có thể tao sẽ được triển lãm tranh ở đó. Vì vậy phải làm gấp mấy bức "ăn nói". Có bức tranh đang làm dở, nhưng còn lấn cấn mấy chỗ, kêu bọn bay tới cho ý kiến xem ra sao.
Xem tranh, mỗi thằng có mỗi ý kiến khác nhau, ý kiến nào nghe cũng có lý, tôi ghi nhận hết.
Cả bốn thằng này tuy là dân làm ăn, nhưng đều là dân có gốc gác nghệ thuật cả. Ví dụ như gã Tú Xỉn, vốn là một bậc thầy trong nghề nhiếp ảnh. Học trò hắn có mấy đứa có ảnh nghệ thuật đoạt rất nhiều giải thưởng Quốc Tế, như Lý Hoàng Long, Vũ Khiêm chẳng hạn....
Thằng Tú đúng là một đầu bếp có hạng có khác, quay đi quẩn lại, mới có mấy tuần trà, hắn đã làm xong nồi lẩu. Cả bọn vừa xì xụp vừa tán chuyện tào lao.
Tôi vốn ăn ít, mà lại ăn nhanh. Tướng số nói đó là tướng khổ. Bọn kia chưa kịp qua phần khai cuộc, thì tôi đã ưỡn vai đứng dậy vỗ bụng kêu no rồi.
Kệ chúng nó lai rai với nhau, tôi lại lôi đồ nghề ra ngồi dán tranh.
Bọn này đã quá quen với phong cách tiếp khách "bạc đãi" của tôi rồi, nên chúng chẳng quan tâm. Hơn nữa bọn chúng biết tôi có cách làm việc đa hệ, nên thấy tôi ngồi dán tranh, nhưng không có nghĩa là tách rời ra khỏi bàn tiệc.
Tôi vừa dán tranh, vừa tham gia nổ chuyện với tụi nó, thỉnh thoảng lại vươn vai thư giãn bằng cách gõ bàn phím làm thơ hay trả lời tư vấn qua chat.
Câu chuyện quanh nồi lẩu đến hồi cao trào nhất là chuyện vợ thằng Tú.
Tôi thủng thẳng đến kéo cánh của phòng tranh chỉ cho tụi nó xem bức "Khúc Xạ" đang dán dở nói:
- Bà Bang-Cho vừa giới thiệu tao với Kunst Haus Hamburg (Nhà triển lãm nghệ thuật Hamburg), có thể tao sẽ được triển lãm tranh ở đó. Vì vậy phải làm gấp mấy bức "ăn nói". Có bức tranh đang làm dở, nhưng còn lấn cấn mấy chỗ, kêu bọn bay tới cho ý kiến xem ra sao.
Xem tranh, mỗi thằng có mỗi ý kiến khác nhau, ý kiến nào nghe cũng có lý, tôi ghi nhận hết.
Cả bốn thằng này tuy là dân làm ăn, nhưng đều là dân có gốc gác nghệ thuật cả. Ví dụ như gã Tú Xỉn, vốn là một bậc thầy trong nghề nhiếp ảnh. Học trò hắn có mấy đứa có ảnh nghệ thuật đoạt rất nhiều giải thưởng Quốc Tế, như Lý Hoàng Long, Vũ Khiêm chẳng hạn....
Thằng Tú đúng là một đầu bếp có hạng có khác, quay đi quẩn lại, mới có mấy tuần trà, hắn đã làm xong nồi lẩu. Cả bọn vừa xì xụp vừa tán chuyện tào lao.
Tôi vốn ăn ít, mà lại ăn nhanh. Tướng số nói đó là tướng khổ. Bọn kia chưa kịp qua phần khai cuộc, thì tôi đã ưỡn vai đứng dậy vỗ bụng kêu no rồi.
Kệ chúng nó lai rai với nhau, tôi lại lôi đồ nghề ra ngồi dán tranh.
Bọn này đã quá quen với phong cách tiếp khách "bạc đãi" của tôi rồi, nên chúng chẳng quan tâm. Hơn nữa bọn chúng biết tôi có cách làm việc đa hệ, nên thấy tôi ngồi dán tranh, nhưng không có nghĩa là tách rời ra khỏi bàn tiệc.
Tôi vừa dán tranh, vừa tham gia nổ chuyện với tụi nó, thỉnh thoảng lại vươn vai thư giãn bằng cách gõ bàn phím làm thơ hay trả lời tư vấn qua chat.
Câu chuyện quanh nồi lẩu đến hồi cao trào nhất là chuyện vợ thằng Tú.
Nhắc đến vợ thằng Tú là thằng Lân lồng lộn lên, mặt hắn đỏ gay, tay vung xa xả chửi thằng Tú:
-
Tao không thể nào tưởng tượng là có ngày mày ra nông nỗi này Tú ạ,
phải chi con vợ mày nó đẹp, nó trẻ, hay nó là Chị Tài gì cho cam, đằng
này là một bà osin giữ trẻ thuê, xấu không chừa chỗ cho ai xấu, già hơn
mày 4 tuổi, là dân nhà quê, quê một cục từ cái tên gọi Địu của bà ấy,
cho đến phong cách giao tiếp, xấu người mà xấu cả tính nết, giấy tờ lại
ăn theo mày. Ngồi ở nhà không đi làm gì cả, thế mà tất cả việc nhà
cũng một tay mày- Quay sang bên cạnh hắn nói như trút hận cho bạn hắn-
Các bác nghĩ coi, bà ta ở nhà làm gì, mà đi chợ nấu ăn đều một tay
thằng Tú. Thằng
Tú
đi làm, đến giờ nghỉ trưa, bà ấy réo thằng Tú về đón con. Đầu tháng,
bà ta đến thẳng nhà hàng, gặp chủ đòi lương thằng Tú cầm về, bà ta coi
thằng Tú như rơm như rác..- Quay sang thằng Tú, hắn chắp tay vái- Tao
lạy mày Tú ơi, mày để cho tao ngẩng đầu nhìn thiên hạ với chứ, vì ai
cũng biết tao là bạn chí cốt của mày.Tôi chưa gặp bà vợ này của thằng Tú. Mấy người vợ trước của hắn thì tôi biết, còn bà này thì tôi chỉ nghe nói chứ chưa gặp bao giờ.
Thằng Tú đã qua hai đời vợ, nếu kể cả cô gái Tiệp có con với hắn, hồi hắn còn học nghề bên ấy nữa thì coi như là ba đời. Mấy bà vợ trước của hắn bà nào cũng đẹp, cũng đàng hoàng lắm, chỉ tội thằng Tú lăng nhăng, hay hám của lạ nên mới đổ vỡ.
Thằng Tú đẹp trai, tướng tá ngon lành, ăn nói có duyên cho nên trong khi thiên hạ kiếm không ra vợ, thì hắn đã cưới hết vợ này đến vợ khác. Mà bà nào cũng là thứ đàng hoàng ngon lành hết.
Nghe thằng Lân "hạch tội" xấu người xấu nết của vợ thằng Tú, thằng Quân quay sang hỏi thằng Tú:
- Coi chừng bà ta bỏ bùa bỏ ngải gì đó đấy Tú ạ
Nghe nói thế thằng Lân lại đong đỏng lên:
- Bùa ngải gì bà nhà quê ấy, các bác có biết quê bà ta ở đâu không, ở miệt biển hẻo lánh nhất của tỉnh Thái Bình đấy, vừa rồi thằng Tú trúng sổ số được 8 chục ngàn Euro, đưa bà ấy về thăm quê, nghe thằng Tú kể, về quê bà, muốn kiếm tờ báo đọc cũng không có, không có một sạp hàng xén nào bán báo cả, ở chỗ đó lại chẳng có gì giải trí, một tháng về phép Việt nam của thằng Tú như một tháng ngồi tù vậy.
- Có thật không Tú- Thằng Quân hỏi
- Thật đấy, buồn quá, em phải chạy lên thị xã, mua một lúc mấy trăm ngàn tiền báo về đọc dần đấy- Thằng Tú nãy giờ ngồi im lặng nghe thằng Lân xỉa xói giờ mới lên tiếng.
Tôi ngồi nghe chuyện thằng Tú, không tham gia, nhưng trong đầu tôi nảy sinh ra rất nhiều giả thiết, để lý giải cho cuộc hôn nhân kỳ lạ này của thằng Tú. Thằng Lân không nói ngoa, chuyện thằng Tú lấy bà vợ xấu tướng thì đã nghe nhiều rồi, dù chưa gặp vợ hắn, nhưng thiên hạ xì xào bàn tán dữ lắm, không phải là họ so sánh với cái tốt mã của thằng Tú để giảm điểm bà ấy, mà nghe nói rằng, bà ấy xấu thật, xấu lắm, xấu không tưởng tượng nổi.
Tại sao? là vì tình yêu ư. Không thể thế được, vì thằng Tú là một đứa dạn dày kinh nghiệm trong tình trường, hắn là đứa xem tình yêu trai gái, xem hôn nhân như trò đùa, hắn không thể vì tình yêu mà ngã gục qui lụy như vậy được.
Vì tiền tài thì càng không phải, vì thằng Tú là cái máy kiếm tiền, hắn là đầu bếp xịn, lương cao không nói làm gì, thằng này lại rất may mắn trong những trò chơi đỏ đen. Còn vợ hắn thì chẳng làm gì ra tiền, tiền có ăn có tiêu là tiền thằng Tú làm ra.
Vì giấy tờ cũng không đúng, vì bà ta ăn theo thằng Tú mới có quyền lưu trú.
Nếu lý giải là bùa mê thuốc lú cũng sai, vì chuyện này hư thực không biết, mà nếu có chuyện bùa mê đi nữa, thì thằng Tú cũng không phải là loại nhẹ vía để dễ bị mồi chài, lăn lộn giang hồ như hắn, lại là dân cờ bạc, coi trời bằng vung, ngoài cái bàn quay 36 số ra họa chăng mới có thể chài được hắn thôi, chứ bùa yêu thì quên đi.
Vậy thì vì cái gì? Đầu tôi bắt đầu ong ong lên vì chưa định hướng được cho câu lý giải.
Bên kia thằng Lân lại rền rĩ cái điệp khúc bôi bác vợ thằng Tú:
- Mày nói đi, mày không cần nói nhiều, mày không cần giải thích gì cả, mày chỉ cần giải thích một chuyện rất nhỏ cho tao biết. Là tại sao bà ta ở nhà mà không đi đón con từ nhà trẻ về, còn mày đứng xốc chảo cả buổi rã rời tay chân, được một tiếng nghỉ trưa, không được nghỉ lấy sức, bà ta gọi một cái là mày tức tốc chạy đi ngay là sao?
Thằng Tú ngập ngừng và đột nhiên gục xuống như sụm xuống bàn trả lời trong rũ rượi:
- Nếu tao không về đón con, bà ấy sẽ đập đầu vào tường ngay tức khắc!
Nghe đến đấy, tôi đứng bật dậy đột ngột như một tiếng nổ, vung tay hét lên mừng rỡ:
- Đúng rồi, có thế chứ, chỉ có thế mới lý giải được chuyện này.
Thằng Lân trố mắt, lên kinh ngạc, hồi lâu hắn vung tay hùng hổ nói với thằng Tú:
- Thì mày đừng về xem sao, xem bà ấy có dám đập đầu vào tường không, mày kém quá, nghe bà ấy dọa thế mà cũng sợ.
Nghe thằng Lân nói vậy, tôi vội vàng can ngay:
- Lân, không được nói bậy, có thể bà ta đã đập đầu nhiều lần rồi đấy. Bà này khá, chỉ có cách này mới khuất phục được thằng Tú thôi, bà này hay, bà này nắm được gót chân Asin của thằng Tú rồi.
Nghe tôi nói vậy, mặt thằng Tú rạng sáng lên một tia hy vọng, hắn vồ lấy tôi hỏi dồn dập:
- Bác hiểu em, bác hiểu em, còn có cách gì thoát hiểm được cú này không bác.
Tôi cau mày, nhìn thằng Tú từ đầu đến chân, nhìn thật kỹ, xem cái tướng số của hắn có nét dịch chuyển gì không, nhìn một lúc rồi tôi chậm rãi nói với nó:
- Thôi, chấp số phận đi chú, chấp nhận số phận mà trả cái nghiệp báo cho sự ngược đãi của chú với những người đàn bà trước đây thôi.
Mặt thằng Tú buồn tênh, một cái buồn tênh của sự an phận.
Không ai nói ra, nhưng cả tôi và hắn đều biết, cuộc đời còn lại của hắn sẽ mãi mãi phải chịu làm kiếp nô lệ trong cuộc hôn nhân địa ngục với người đàn bà xấu người, xấu tính, xấu nết và tham lam này.
Quả báo nhãn tiền mà!
______
*Trừ Tú Xỉn là vẫn giữ nguyên hỗn danh, còn tên nhân vật trong câu chuyện đã thay chữ cái đầu và đổi dấu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét